Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu bệnh đốm nâu (alternaria sp ) gây hại trên cây chanh leo và biện pháp quản lý bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 206 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM NÂU (Alternaria sp.) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CHANH LEO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH
TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM NÂU (Alternaria sp.) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CHANH LEO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH
TẠI TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9 62 01 12

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN
2. TS. HÀ MINH THANH

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam tồn bộ số liệu của luận án là cơng trình khoa học của tơi. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng được dùng để bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào.

Người cam đoan


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Vũ
Triệu Mân và TS. Hà Minh Thanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn khoa học để tôi
thực hiện luận án này trong suốt thời gian làm đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Hà Viết Cường đã giúp đỡ định danh

lồi Alternaria sesami qua hình thái và sinh học phân tử.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật, Ban thông tin và đào tạo - Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm bệnh cây nhiệt đới - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới anh chị em trong Bộ môn Bệnh cây & Miễn dịch thực
vật - Viện Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm thí nghiệm.
Xin cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học
Kinh tế Nghệ An đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học
tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, anh chị em kỹ thuật viên, công nhân Cơng ty
Nafood, các gia đình ở Huyện Quế Phong và Tương Dương đã hỗ trợ tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, lấy mẫu, bố thí nghiệm ở Nghệ An.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ln đồng hành,
động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận án này.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2021


iii

MỤC LỤC
STT

Trang

Lời cam đoan.............................................................................................................. i

Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................vii
Danh mục bảng.........................................................................................................ix
Danh mục hình.......................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1

2.

Mục đích và yêu cầu.....................................................................................2

2.1.

Mục đích.......................................................................................................2

2.2.

Yêu cầu.........................................................................................................2

3.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu.....................................................................3

3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3


3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................3

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................3

5.

Những đóng góp mới của luận án................................................................4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................5
1.1.

Tổng quan về cây chanh leo.........................................................................5

1.1.1.

Nguồn gốc và xuất xứ...................................................................................5

1.1.2.

Vị trí phân loại (CABI, 2007).......................................................................5

1.1.3.


Đặc điểm thực vật học..................................................................................6

1.1.4.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của chanh leo..................................................7

1.1.5.

Tình hình sản xuất chanh leo trên thế giới....................................................8

1.1.6.

Tình hình sản xuất chanh leo ở Việt Nam...................................................10

1.2.

Những nghiên cứu về bệnh hại chanh leo...................................................13

1.2.1.

Tầm quan trọng của một số bệnh hại chanh leo..........................................13


iv

1.2.2.

Một số bệnh hại chính trên chanh leo.........................................................14


1.2.3.

Những nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại chanh leo....................................27

1.3.

Một số tồn tại về nghiên cứu và phòng trừ bệnh đốm nâu chanh leo tại
Nghệ An và hường giải quyết của đề tài.....................................................39

CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................... 41
2.1.

Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................41

2.2.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................41

2.2.2.

Thời gian nghiên cứu..................................................................................42

2.3.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................42

2.3.1.

Điều tra thực trạng sản xuất chanh leo, mức độ phổ biến của bệnh đốm

gây hại chanh leo tại Nghệ An....................................................................42

2.3.2.

Định danh loài, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm
Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu trên cây chanh leo..................................42

2.3.3.

Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây chanh leo
do nấm Alternaria sp. gây ra......................................................................42

2.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................42

2.4.1.

Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất chanh leo ở Nghệ An, mức
độ phổ biến của bệnh đốm gây hại chanh leo.............................................42

2.4.2.

Phương pháp định danh loài Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu trên cây
chanh leo....................................................................................................44

2.4.3.

Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm
Alternaria sesami gây bệnh đốm nâu trên cây chanh leo............................49


2.4.4.

Phương pháp nghiên cứu biện pháp quản lý bệnh đốm nâu trên chanh
leo do nấm A. sesami gây ra.......................................................................53

2.5.

Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu.......................................................67

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................68
3.1.

Thực trạng sản xuất chanh leo, mức độ phổ biến của bệnh đốm nâu tại
Nghệ An......................................................................................................68

3.1.1.

Thực trạng sản xuất chanh leo tại Nghệ An................................................68


v

3.1.2.

Mức độ phổ biến của bệnh đốm nâu tại Nghệ An.......................................70

3.2.

Định danh loài, nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Alternaria sp.

gây bệnh đốm nâu trên cây chanh leo.........................................................75

3.2.1.

Triệu chứng bệnh đốm nâu trên chanh leo..................................................75

3.2.2.

Phân lập mẫu bệnh, đặc điểm hình thái nấm Alternaria sp. gây bệnh
đốm nâu trên chanh leo...............................................................................76

3.2.3.

Kết quả lây bệnh nhân tạo trên chanh leo và tái phân lập tác nhân gây
bệnh trên cây chanh leo..............................................................................79

3.2.4.

Khả năng lây nhiễm chéo của nấm Alternaria sp. trên chanh leo đối
với các cây trồng khác nhau........................................................................81

3.2.5.

Định danh loài Alternaria sp. trên chanh leo..............................................82

3.3.

Đặc điểm sinh học, sinh thái của Alternaria sesami gây bệnh đốm nâu
chanh leo....................................................................................................93


3.3.1.

Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy với nấm A. sesami...............................93

3.3.2.

Khả năng gây bệnh của nấm Alternaria sesami..........................................99

3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của bệnh đốm nâu trên
đồng ruộng................................................................................................103

3.4.1.

Diễn biến của bệnh đốm nâu hại chanh leo tại Nghệ An..........................103

3.4.2.

Ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh đốm nâu (Alternaria sesami) trên
chanh leo tại Nghệ An..............................................................................107

3.4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh đốm nâu (Alternaria sesami)
trên chanh leo tại Nghệ An.......................................................................107

3.4.3.

Ảnh hưởng của phân bón đến bệnh đốm nâu (A. sesami) trên chanh

leo tại Nghệ An.........................................................................................110

3.5.

Nghiên cứu biện pháp quản lý bệnh đốm nâu (A. sesami) gây hại trên
cây chanh leo............................................................................................114

3.5.1.

Nghiên cứu khả năng phòng chống bệnh đốm nâu trên cây chanh leo
bằng biện pháp sinh học............................................................................114

3.5.2.

Nghiên cứu khả năng phòng chống bệnh đốm nâu trên cây chanh leo
bằng biện pháp hóa học............................................................................125


vi

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................141
1.

Kết luận....................................................................................................142

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
.................................................................................................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................161



vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Bạc hà-CT
Bạch đàn-CT
bt/ml
BVTV
CS
CSB
CRD
CT
DNA
ĐC
ha
HB
HT
HQ
HQPT
KC
µM
NA
FAO
PCA
PCR
PDA
PSA
QB
QP
TD

TH
Thì là-CT
TLB
TT
VSV
WA

Chữ viết đầy đủ
Bạc hà chiết tươi
Bạch đàn chiết tươi
Bào tử/mililiter
Bảo vệ thực vật
Cộng sự
Chỉ số bệnh
Completely randomized design (Thiết kế hồn tồn
ngẫu nhiên)
Cơng thức
Deoxy nucleic acid
Đối chứng
Hecta
Hịa Bình
Hà Tĩnh
Hiệu quả
Hiệu quả phịng chống
Khuyến cáo
Micromol
Nghệ An
Food and agriculture organization
(Tổ chức Nơng nghiệp và Lương thực Liên hiệp Quốc)
Potato carrot agar

Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)
Potato dextrose agar
Potato sucrose agar
Quảng Bình
Quế Phong
Tương Dương
Thanh Hóa
Thì là chiết tươi
Tỷ lệ bệnh
Thứ tự
Vi sinh vật
Water – Agar


viii

DANH MỤC BẢNG
TT

Trang

Thành phần dinh dưỡng của quả chanh leo tím trong 100g thịt quả..............................7
Thành phần bệnh hại trên cây chanh leo tại Nghệ An...................................................... 69
Mức độ phổ biến của đốm nâu trên chanh leo tại Nghệ An............................................71
Ảnh hưởng của bệnh đốm nâu đến năng suất chanh leo ở vườn cây 1 năm
tuổi ở Nghệ An.................................................................................................................72
Ảnh hưởng của bệnh đốm nâu đến năng suất chanh leo ở vườn cây 2 năm tuổi
ở Nghệ An..........................................................................................................................74
Kết quả phân lập nấm Alternaria sp. từ các mẫu bệnh khác nhau.................................76
Nguồn gốc các mẫu nấm Alternaria sp. phân lập được từ lá, quả chanh leo bị

bệnh đốm nâu....................................................................................................................77
Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nguồn nấm Alternaria sp. phân lập được trên
chanh leo (Viện BVTV, 2016 - 2017)......................................................................... 79
Khả năng gây bệnh của nấm Alternaria sp. đối với các cây trồng trong và
xung quanh vườn chanh leo (Viện BVTV-2017).....................................................80
Nguồn gốc và kết quả giải trình tự vùng ITS của 11 mẫu nấm Alternaria sp.
phân lập từ vết bệnh đốm nâu chanh leo ở Việt Nam.............................................82
Tìm kiếm Cơ sở dữ liệu MYCOBANK xác định loài gần gũi dựa trên trình tự
vùng ITS của các mẫu Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leo...................83
So sánh trình tự vùng ITS của 11 mẫu Alternaria gây bệnh đốm nâu chanh leo
với các lồi Alternaria thuộc Section Porri1.............................................................84
Đặc điểm hình thái và sinh học của loài Alternaria gây bệnh đốm nâu chanh
leo và 3 lồi Alternaria thuộc Section Porri có mức đồng nhất trình tự
100 % trên gen ITS......................................................................................................... 89
Kết quả lây nhiễm nhân nguốn nấm Alternaria sp. trên chanh leo lên cây
vừng, thầu dầu, tai tượng xanh.....................................................................................90
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng tới sự phát triển của nấm A. sesami
(Viện BVTV, 2016).........................................................................................................93


ix

Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy tới sự phát triển của nấm A. sesami (Viện
Bảo vệ thực vật năm 2016)............................................................................................95
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm và phát triển ống mầm của bào tử
nấm A. sesami (Viện BVTV, 2016 - 2017)................................................................96
Ảnh hưởng của pH nuôi cấy đến sự phát triển của nấm A. sesami (Viện
BVTV, 2016 - 2017).......................................................................................................97
Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến sự phát triển của nấm A. sesami...............98
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nồng độ bào tử đến khả năng gây bệnh của A.

sesami với phương thức lây bệnh có vết thương..................................................... 99
Ảnh hưởng của nồng độ bào tử đến khả năng gây bệnh của A. sesami với
phương thức lây bệnh không tạo vết thương..........................................................100
Khả năng xâm nhiễm gây bệnh của nấm A. sesami trên lá, quả chanh leo ở các
độ tuổi khác nhau (Viện BVTV, năm 2017)............................................................101
Ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh đốm nâu trên chanh leo tại Nghệ An (2016
- 2018)..............................................................................................................................106
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu (A.
sesami) trên cây chanh leo tại huyện Quế Phong.................................................108
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu (A.
sesami) trên cây chanh leo tại huyện Tương Dương...........................................109
Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ bệnh đốm nâu (A. sesami) vườn chanh
leo 1 năm tuổi.................................................................................................................111
Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ bệnh đốm nâu (A. sesami) vườn chanh
leo 2 năm tuổi.................................................................................................................112
Ảnh hưởng của dịch chiết đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm A. Sesami
(Viện BVTV, 2017).......................................................................................................116
Ảnh hưởng của dịch chiết từ thực vật đến khả năng phát triển của nấm A.
sesami trên môi trường PDA ( Viện BVTV- 2017)...............................................118
Ảnh hưởng của dịch Bạc hà-CT đến khả năng gây bệnh của nấm A. sesami
trong điều kiện invitro (Viện BVTV - 2017)...........................................................119
Ảnh hưởng của dịch Bạch đàn-CT đến khả năng gây bệnh của nấm A. sesami


x

trong điều kiện invitro (Viện BVTV, 2017)............................................................121
Hiệu lực phòng chống bệnh đốm nâu trên cây chanh leo của dịch chiết Bạc hà
và Bạch đàn trong điều kiện nhà lưới (Viện BVTV, 2017).................................122
Hiệu lực của dịch Bạc hà-CT đối với nấm A. sesami gây bệnh đốm nâu trên

cây chanh leo ngoài sản xuất (Nghệ An 2017-2018)...........................................124
Hiệu lực của dịch Bạch đàn-CT đối với nấm A. sesami gây bệnh đốm nâu trên
cây chanh leo ngoài sản xuất (Nghệ An 2017-2018)...........................................125
Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm A.
sesami (Viện BVTV, 2016).........................................................................................127
Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến khả năng phát triển của nấm Alternaria
sesami trên môi trường PDA (Viện BVTV- 2017)................................................128
Ảnh hưởng của thuốc Dithane M-45 80WP đến khả năng gây bệnh của nấm
Alternaria sesami trong điều kiện invitro (Viện BVTV, 2017)..............................131
Ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến khả năng gây bệnh của nấm
Alternaria sesami trong điều kiện invitro (Viện BVTV, 2017)..........................132
Ảnh hưởng của thuốc Metaxyl 500WP đến khả năng gây bệnh của nấm
Alternaria sesami trong điều kiện invitro (Viện BVTV, 2017)..........................133
Hiệu lực phòng chống nấm A. sesami gây bệnh đốm nâu chanh leo của thuốc
hóa học trong điều kiện nhà lưới (Viên BVTV- 2017).........................................135
Hiệu lực của thuốc Antracol 70WP trong phòng chống nấm Alternaria sesami
gây bệnh đốm nâu chanh leo ngoài sản xuất...........................................................137
Hiệu lực của thuốc Dithane M-45 80WP trong phòng chống nấm Alternaria
sesami gây bệnh đốm nâu chanh leo ngoài sản xuất.............................................138
Hiệu lực của thuốc Metaxyl 500WP trong phòng chống nấm A. sesami gây
bệnh đốm nâu chanh leo ngoài sản xuất (Nghệ An 2017-2018).......................139


xi

DANH MỤC HÌNH
TT

Trang


Sản lượng chanh leo tồn cầu năm 2018................................................................................8
Vịng đời của nấm (A) Alternaria passiflorae, (B) Alternaria alternata.....................34
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên lá và quả chanh leo.........................................................76
Đặc điểm hình thái nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ
An, trong đó A: Cành bào tử mọc từ sợi nấm, B: Bào tử non, C: Bào tử
trưởng thành, D: Cách sinh bào tử của nấm trên bề mặt môi trường PDA,
E: Tản nấm trên môi trường nhân tạo.........................................................................79
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên lá, quả sau lây nhiễm nấm Alternaria sp. (mẫu
nấm dùng lây nhiễm NA3)............................................................................................81
Đoạn trình tự thuộc vùng ITS2 chứa 1 nucleotide (G, được đánh dấu bằng hình
tam giác) của A. sesami, A. ricini và A. acalyphicola và 11 mẫu nấm
Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ An khác biệt duy nhất
so với 60 lồi Alternaria cịn lại của Section Porri....................................................87
Phân tích phả hệ dựa trên tồn bộ trình tự vùng ITS của 11 mẫu nấm
Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leovà tất cả 63 loài Alternaria
thuộc Section Porri theo Woudenberg et al.(2014).................................................88
Hình thái nấm Aletnaria sp. và triệu chứng bệnh trên cây vừng sau lây nhiễm
nấm Alternaria sp. (mẫu NA3 )...................................................................................92
Các ngưỡng nhiệt độ nuôi cấy nấm A. sesami....................................................................97
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên lá thuần thục (A), lá non (B), quả chín (C),
quả xanh (D) sau lây nhiễm nấm Alternaria sp. (mẫu nấm dùng lây
nhiễm NA3).....................................................................................................................103
Diễn biến bệnh đốm nâu trên chanh leo tại Nghệ An (2015 - 2017), trong đó
A: Diễn biến tỷ lệ bệnh, B: Diễn biến chỉ số bệnh................................................104
Tương quan giữa lượng mưa và TLB tại Quế Phong.....................................................106
Tương quan giữa ẩm độ và TLB tại Quế Phong..............................................................106
Tương quan giữa lượng mưa và CSB tại Quế Phong.....................................................106


xii


Tương quan giữa ẩm độ và CSB tại Quế Phong..............................................................106
Tương quan giữa lượng mưa và TLB tại Tương Dương................................................106
Tương quan giữa ẩm độ và TLB tại Tương Dương.........................................................106
Tương quan giữa lượng mưa và CSB tại Tương Dương................................................106
Tương quan giữa ẩm độ và CSB tại Tương Dương........................................................106


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chanh leo có tên khoa học Passiflora edulis Sims thuộc họ lạc tiên
Passifloraceae, bộ Violales, có nguồn gốc từ miền Nam Brazil, Paraguay và
miền Bắc Argentina là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới
các nước trồng nhiều chanh leo như: Ấn Độ, Brazil, Colombia, vùng Caribe,
New Zealand, Nam Phi, Peru, Srilanca và Israel. Ở Việt Nam chanh leo là cây
trồng mới phát triển có giá trị kinh tế và xuất khẩu, tính đến năm 2019 chanh leo
được trồng ở 36 tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng diện tích trồng chanh leo đạt
khoảng 10,5 nghìn ha. tổng sản lượng quả tươi ước đạt 222,3 nghìn tấn, năng suất
bình qn cả nước đạt 20,32 tấn/ha, có những vùng đạt 26,1 tấn/ha. Chanh leo hiện
đang giữ vị trí thứ 17 trong số các lồi cây ăn quả có quy mơ diện tích sản xuất lớn
trên 10 nghìn ha ở Việt Nam.
Những năm gần đây tỉnh Nghệ An đã đưa cây chanh leo vào danh sách cơ cấu
cây trồng, chanh leo khơng những đang mang lại niềm hy vọng thốt nghèo bền vững
cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới tỉnh Nghệ An mà còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, nhưng hiện nay người trồng
chanh leo ở Nghệ An đang phải đối mặt với vấn đề dịch hại trong đó các bệnh hại
phổ biến trên cây chanh leo như thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), đốm
nâu (Alternaria sp.), phình thân (Fusarium solani), thối rễ thối thân (Phytophthora

spp., Fusarium oxysporum, (Rhizoctonia solani, Pythium sp.), virus Papaya leaf
curl Guangdong virus (PaLCuGDV), Euphorbia leaf curl virus (EAPV). Theo điều
tra của Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An và Trung tâm BVTV vùng khu 4, năm 2013 tại
Nghệ An tỷ lệ cây chanh leo bị bệnh do tập đồn nấm gây ra trung bình khoảng 5 10%, có vườn bị bệnh tới 40 - 50% ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng
quả, trong đó bệnh đốm nâu do nấm Alternaria sp. gây ra được xem là bệnh phổ
biến nguy hiểm trên cây chanh leo, bệnh gây hại trên cây ở tất cả các giai đoạn sinh
trưởng của cây, từ trong vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản và vườn kinh doanh. Tác
hại của bệnh rất nghiêm trọng, làm giảm năng suất và chất lượng quả thương phẩm,


2
giảm tuổi thọ nhiều vườn chanh leo.
Theo CABI (2016), thành phần dịch hại trên cây chanh leo khá đa dạng và
phong phú gồm 45 loài dịch hại như 01 loài nhện, 27 lồi thuộc nhóm cơn trùng, 13
lồi thuộc nhóm bệnh, 01 loài chuột và 03 loài cỏ dại. Trong đó bệnh đốm nâu hại
trên lá và quả chanh leo do nấm Alternaria sp. gây ra được xem là một trong những
bệnh trong hại quan trọng trên chanh leo. Đây là một trong số những bệnh rất phổ
biến, gây thiệt hại nặng tại một số vùng trồng chanh leo trên thế giới. Trong những
năm qua kỹ thuật canh tác cũng như kỹ thuật bảo vệ thực vật chưa được được quan
tâm nhiều, tổn thất toàn cầu do các bệnh hại trên chanh leo hàng năm xấp xỉ ở 29,7
triệu USD (CABI, 2015).
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu và hệ thống về
bệnh đốm nâu do nấm Alternaria sp. gây ra trên cây chanh leo, các nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở mức điều tra nên việc phòng chống bệnh hại trên cây chanh leo cịn
có nhiều hạn chế nhất định. Để phịng chống bệnh người dân chủ yếu sử dụng các
loại thuốc hóa học thông thường để phun. Tuy nhiên biện pháp này đạt được hiệu
quả thấp do chưa biết chính xác nguyên nhân và quy luật phát sinh, phát triển của
bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học đã gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu bệnh đốm nâu (Alternaria sp.) gây hại trên cây

chanh leo và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Nghệ An” được thực hiện nhằm xác
định chính xác tác nhân gây bệnh, đặc điểm, quy luật phát sinh gây hại của bệnh
trên cây chanh leo, từ đó xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý
bệnh có hiệu quả, góp phần đảm bảo sản xuất chanh leo bền vững.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được nguyên nhân, đặc điểm sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh
gây hại của bệnh đốm nâu trên chanh leo và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu
quả, an tồn đối với mơi trường.
2.2. u cầu
- Định danh được loài Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ An.
- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh đốm nâu


3
chanh leo và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của bệnh.
- Đề xuất được các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả và an tồn với mơi
trường.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu trên cây chanh leo.
- Bệnh đốm nâu gây hại chanh leo
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra đánh giá mức độ gây hại của bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ An
- Định danh loài Alternaria sp. gây bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ An.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, tính gây bệnh, phổ ký chủ của nấm
Alternaria sp. và các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu chanh leo tại Nghệ An.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá mức độ gây hại của bệnh đốm nâu hại chanh leo tại Nghệ An.
- Mẫu bệnh được thu thập tại tỉnh Nghệ An và một số tỉnh phụ cận như Hịa

Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Các thí nghiệm phân tích, nghiên cứu trong phịng được thực hiện tại phịng
thí nghiệm Bộ môn Bệnh cây & Miễn dịch thực vật, Viện Bảo vệ thực vật và Trung
tâm Bệnh cây nhiệt đới, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
- Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại tỉnh Nghệ An.
- Đề tài được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào khoa học về xác định loài
Alternaria sesami mới gây bệnh đốm nâu trên chanh chanh leo tại Nghệ An bằng
đặc điểm hình thái, giải trình tự vùng ITS và tính gây bệnh trên cây ký chủ.

- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát sinh và gây hại của bệnh đốm nâu trong điều kiện tự nhiên, làm cơ sở
khoa học để đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh.
Ý nghĩa thực tiễn


4
- Đề tài đã đánh giá được mức độ phổ biến, tầm quan trọng của bệnh đốm nâu
do nấm Alternaria sesami gây ra, đồng thời đề xuất được các biện pháp phịng
chống bệnh hiệu quả và an tồn trong điều kiện sản xuất;
- Việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đã giúp hạn chế đến mức tối
đa những thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra, góp phần tăng năng suất và tuổi thọ của
cây, đảm bảo phát triển sản xuất chanh leo bền vững.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên xác định được loài Alternaria sesami gây bệnh đốm nâu trên
cây chanh leo tại Việt Nam dựa vào các đặc điểm hình thái, giải trình tự vùng ITS
và tính gây bệnh trên cây ký chủ của 11 mẫu nấm thu thập tại các vùng trồng chanh

leo ở Nghệ An và một số tỉnh phụ cận;
- Bổ sung dẫn liệu khoa học mới về triệu chứng, đặc điểm sinh học, sinh thái,
diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của nấm A. sesami
gây bệnh đốm nâu chanh leo;
- Xác định được hoạt chất hóa học (Metalaxyl, Mancozeb, Propineb) và dịch
chiết thực vật (Bạc hà, Bạch đàn) có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm A.
sesami và sử dụng chúng để xử lý bệnh trên đồng ruộng.


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây chanh leo
1.1.1. Nguồn gốc và xuất xứ
Chanh leo còn gọi là lạc tiên, chanh dây, mát mát, dây mát,... Tên khoa học là
Passiflora edulis Sims. Thuộc họ Passifloraceae, Chi Passiflora, Bộ Violales hiện
có khoảng 520 lồi (Watson, L., 1992 ; MacDougal, J.M. và cs,2004) đến 700 loài
(Feuilet, C. và cs, 2004), trong đó có khoảng 60 lồi cho trái ăn được. Có 03 lồi
chanh leo được trồng phổ biến nhất trên thế giới là chanh leo tím (Passiflora
edulis), chanh leo vàng (Passiflora edulis f. Flavicarpa Deg.) và chanh leo khổng lồ
(Passiflora quadrangularis).
Nhà nghiên cứu nông học Chandler (1967) cho biết: Chi Passiflora chỉ có 1
lồi duy nhất Passiflora edulis nguồn gốc từ Brazil là lồi có giá trị sử dụng trong
lĩnh vực chế biến thực phẩm và nuớc giải khát. Còn lại các loài khác được trồng
dưới dạng cây cảnh hoặc vườn thực vật ở một số nước vùng Trung Mỹ (HCDA,
2008, Farr et al., 2013). Quả của một số loài khác cũng được trồng với mục đích lấy
hương liệu hoặc làm cảnh như P. mollissima hoặc để ăn quả.
Trong sản xuất cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học người ta chủ yếu
quan tâm đến 2 giống: Chanh leo vỏ vàng Passiflora edulis f. Flavicarpa Deg. và

chanh leo vỏ tím Passiflora edulis.
Theo Acland (1971) và Morton (1987) giống chanh leo vỏ tím có nguồn gốc
từ các vùng nam Brazil kéo dài tới Paraguay và Bắc Argentiana, trong khi đó giống
chanh leo vỏ vàng được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Amazon của Brazil, sau đó
được đem trồng nhiều trong các vườn nhà, trang trại.
Theo Menzel et al.(1996) nước sản xuất nhiều chanh leo là Brazil, Colombia,
Ecuador, Peru, Venezuela, Kenya, Nam Phi, Sri Lanka, Australia, New Zealand,
Kenya và Hawaii.
1.1.2. Vị trí phân loại (CABI, 2007)
Giới (Kingdom): Viridiplantae
Ngành (Phylum): Spermatophyta


6
Ngành phụ (Subphylum): Angiospermae
Lớp (Class): Dicotyledonae
Bộ (Order): Violales
Họ (Family): Passifloraceae
Tên khoa học: Passiflora edulis Sims
Tên tiếng Anh: Passion fruit hoặc Purple granadilla
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Cây chanh leo rất dễ trồng, ưa đất khơ, cần ít nước, sống được trên đất sỏi đá
hoặc đất cát. Cây đạt độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, có thể dài đến 15m, bắt đầu
cho quả sau 4 tháng tuổi và cho thu hoạch tốt trong vịng 5 - 6 năm. Chỉ có cây
chanh leo tím (Passiflora edulis) và chanh leo vàng (Passiflora edulis f. Flavicarpa
Deg.) mới được coi là có giá trị cho ngành sản xuất. Chanh leo tím phát triển tốt tại
các vùng có cao độ cao, có khí hậu mát mẻ; chanh leo vàng thì thích hợp với những
vùng có cao độ thấp hơn và có khí hậu nóng hơn. Quả chanh leo tím quả thường
nhỏ hơn và năng suất thấp hơn loại quả màu vàng. Tuy nhiên, hương vị của quả
màu tím ngọt hơn, thơm hơn và ngon hơn quả màu vàng (Akamine et al., 1974)

Chanh leo là loại cây leo, thân gỗ, lâu năm, lá màu xanh và có màu hơi đỏ hoặc
hơi hồng; lá xẻ ba thùy, rìa lá mịn, hình tim. Hoa đơn tính, mọc từ nách lá. Mỗi hoa
mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính với nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao
phấn. Hoa của giống chanh leo quả màu tím nở vào buổi sáng sớm, thường là lúc
bình minh và đóng vào buổi trưa; hoa của giống chanh leo màu vàng nở vào buổi trưa
và đóng vào khoảng 9 - 10 giờ đêm. Hai giống chanh leo quả màu tím và màu vàng
khơng có khả năng thụ phấn chéo (Akamine et al., 1974). Quả chanh leo hình cầu
hoặc bầu dục, kích thước 4,5 - 7cm, màu tím đến tím sậm hay vàng chanh, tự rụng
khi chín, vỏ quả trơn và láng bóng. Quả mang nhiều hạt, hạt đen, xung quanh hạt là
cơm hạt, mềm, màu vàng và mùi thơm rất quyến rũ.
Cây chanh leo sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18 - 30°C, độ
ẩm khơng khí trung bình 75 - 80%, trong đó tốt nhất là các vùng có khí hậu ơn hồ, mát
mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 18 - 22°C. Chanh leo địi hỏi khí hậu ấm và ẩm,
lựợng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít
mưa bão. Chanh leo sinh trưởng kém ở nhiệt dộ thấp dưới 12°C và trên 38°C, không


7
chịu được những nơi có nhiều sương muối, gió bão. Cây chanh leo ưa các loại đất thịt
nhẹ, đất cát pha, đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nuớc. Chanh leo không ưa các loại đất
thấp, đất cát, đất dễ bị úng ngập, đất bị chua phèn, khó thốt nước.
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của chanh leo
Quả chanh leo là sản phẩm có giá trị kinh tế, giàu giá trị dinh dưỡng hầu hết
các chất dinh dưỡng của quả tập trung ở ruột chanh (áo hạt). Quả chanh
leo giàu beta caroten, kali và chất xơ tiêu hóa. Nước quả giàu vitamin C, tốt cho
người bị huyết áp cao, khơng gây béo phì và bất lợi cho người tiểu đường. Hạt
chanh leo là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm
cho chanh leo có mùi thơm đặc biệt. Hạt của loại quả này giúp nhuận trường và
chữa táo bón. Ngồi quả, thì các bộ phận khác của chanh leo như hoa, lá, cành,…
còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ở trên thế giới chanh leo được sử dụng rộng rãi không chỉ cơm quả dùng
làm sinh tố, nước giải khát, hạt có thể ép dầu để làm dầu ăn hoặc chế dầu sơn, mà
chanh leo còn được làm cảnh. Tại một số khu vực, tồn bộ cây chanh leo tươi hay
khơ đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng
mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn
với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản
xuất từ chanh leo.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả chanh leo tím trong 100g thịt quả
Thành phần
Năng lượng
Nước
Protein
Chất béo
Carbohydrat
Tro
Canxi
Chất xơ

Trong 100 g thịt quả
90 Kcal
75,1 g
2,2 g
0,7 g
21,2 g
0,8 g
13 mg
?

Thành phần
Acid Ascorbic

Phospho
Sắt
Natri
Kali
Vitamin A
Thiamin
Riboflavin

Trong 100 g thịt quả
30 mg
64 mg
1,6 mg
28 mg
348 mg
700 IU
Vết
0,13 mg
(Morton, 1987)


8
1.1.5. Tình hình sản xuất chanh leo trên thế giới
Theo báo cáo của FAO công bố vào năm 2013: sản lượng quả chanh leo cả thế
giới đã tăng từ khoảng 1,05 triệu tấn năm 2005 lên 1,15 triệu tấn trong năm 2009.
FAO dự báo rằng sản lượng toàn cầu sẽ là 2,39 triệu tấn trong năm 2020. Fintrac đã
tính tốn và dự đoán rằng sản lượng chanh leo của thế giới có thể đạt 2,78 triệu tấn
quả tươi vào năm 2020.
Brazil là nước sản xuất chanh leo lớn nhất thế giới (Amata et al., 2009), chủ
yếu là giống chanh leo vàng (Passiflora edulis f. flavicarpa Deg.) chiếm 97% và
chanh leo ngọt (Passiflora alata) chiếm 3%, với diện tích canh tác ước tính 56.856

ha và sản lượng hàng năm 834.286 tấn (FNP 2015).

Hình 1.1. Sản lượng chanh leo tồn cầu năm 2018
Nguồn: Fintrac (2018)

Năm 2015, Brazil là nước sản xuất chanh leo lớn nhất với 834.286 tấn (chiếm
59,41% sản lượng toàn cầu), tiếp đến là Indonexia 161.190 tấn (chiếm 10% sản
lượng) và Ấn Độ 162.630 tấn (chiếm 9% sản lượng). Sản lượng chanh leo ở Brazil
giảm dần từ 834.286 vào năm 2015 xuống còn 602.651 tấn vào năm 2018.
Ecuador là nước sản xuất chanh leo lớn thứ hai trên thế giới trong năm 2010,
nhưng đến năm 2018 rơi xuống vị trí thứ 6 trên toàn cầu, sự suy giảm này bắt đầu


9
vào giai đoạn 2011 - 2013 khi nông dân quyết định không trồng lại chanh leo làm
giảm đáng kể về sản lượng của chanh leo, năm vào năm 2015 chỉ đạt 46.309 tấn
đến năm 2017 đạt 52.373 tấn. Một số nước cũng sản xuất chanh leo như Kenya,
Việt Nam, Thái Lan, Venezuela, Malaysia, Zimbabwe, Israel, Nam Phi, Philippines,
Sri Lanka, Pakistan, Suriname và New Zealand với tổng sản lượng khoảng 102.000
tấn (dựa trên dữ liệu FAO năm 2015 đến năm 2018).
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Địa lý và Thống kê (Instituto Brasileiro de
Geografiae Estatística Brazil - IGBE), năm 2007 sản lượng chanh leo của cả nước
là 664.286 tấn quả tươi, năm 2009 sản lượng tăng lên 718.798 tấn trong đó bang
Bahia đạt 322.755 tấn (chiếm 45% tổng sản lượng) và Ceara Đông Bắc đạt 129.001
tấn (chiếm 18% tổng sản lượng), năm 2013 sản lượng của chanh leo đã lên đến
834.749 tấn quả tươi trong đó bang Bahia State chiếm 42% tổng sản lượng của cả
nước. Theo cơ sở dữ liệu thống kê faostats ở Indonesia, năm 2015 sản lượng chanh
leo của cả nước đạt 204.625,9 tấn quả và 253.349 tấn quả trong năm 2018.
Ở Indonesia chanh leo chủ yếu được trồng ở Nam Sulawesi, miền trung
Indonesia ở đây có hai thời điểm trồng chanh leo chính là từ tháng 7 đến tháng 8 và

từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Hầu hết tất cả các sản phẩm chanh leo của
Indonesia đều dành cho ngành chế biến nước ép.
Sản xuất chanh leo sau Indonesia là Ấn Độ, theo Hiệp hội trồng trọt quốc gia
Ấn Độ trong giai đoạn 2017 - 2018 chanh leo đạt sản lượng 152.730 tấn quả tươi,
tăng so với các năm 2013 - 2014 (122.630 tấn) và 2011 - 2012 (97.396 tấn).
Colombia cũng là nước sản xuất và cung cấp chanh leo tím và chanh leo
vàng cho thị trường EU. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của
Colombia, cả nước đã sản xuất được 121.132 tấn trong năm 2007 và 94.014 tấn
trong năm 2009, đến năm 2018 sản lượng chanh leo đạt 629.090 tấn, trong năm
2007 xuất khẩu quả tươi sang thị trường châu Âu với 1.338 tấn trị giá 6,6 triệu
USD đến năm 2017 xuất khẩu lên đến 4.027 tấn.
Theo Viện thống kê và dữ liệu tổng điều tra quốc gia Ecuador, sản lượng
chanh leo trong năm 2007 ở Ecuador là 96.319 tấn nhưng đến năm 2017 chỉ đạt
52.376 tấn và 55.049 tấnvào năm 2018. Phần lớn sản lượng chanh leo của Ecuador


10
tập trung vào chế biến nước ép và xuất khẩu, năm 2007 sản phẩm chanh leo đi vào
chế biến nước ép đạt 60,4 triệu USD trong khi xuất khẩu trái cây tươi chỉ là
100.000 USD.
Năm 2015 ở Ecuador sản xuất chanh leo chỉ đạt 46.309 tấn quả tươi, sản
lượng chanh leo thấp nhất trong hơn 15 năm và giảm đáng kể so với các năm trước.
Trong năm 2011 có 240.000 tấn chanh leo được dùng cho chế biến nước ép đáp ứng
thị trường xuất khẩu, 60.000 tấn còn lại được bán trong thị trường nội địa.
Kenya là một nước sản xuất nhỏ nhưng theo tiêu chuẩn toàn cầu, sản phẩm
quả tươi chủ yếu xuất khẩu trái sang châu Âu và các thị trường khác. Sản lượng
chanh leo của cả nước được báo cáo là 39.800 tấn trong năm 2009 (Bộ Nơng
nghiệp Kenya) trong đó chanh leo tím chiếm tỷ lệ hơn 90% (Fintrac). Theo Cơ quan
thuế Kenya, từ năm 2006 đến năm 2010, lượng xuất khẩu trái chanh leo tăng từ
1.651 tấn lên 2.634 tấn, trong khi giá trị (FOB) tăng từ 1,66 triệu USD lên 1,84 triệu

USD.
Ở Kenya, năm 2005 diện tích sản xuất chanh leo là 5.450 ha với sản lượng
xuất khẩu hàng năm khoảng 1.335 tấn (Njuguna et al., 2005). Giống chanh leo tím
(Passiflora edulis) là giống quan trọng nhất trong cả nước và được trồng để xuất
khẩu nước ép và quả tươi (HCDA, 2011; HCDA, 2012). Các giống khác cũng được
trồng ở Kenya bao gồm chanh leo vàng (Passiflora edulis f. flavicarpa Deg.), chanh
leo ngọt hay còn gọi là sweet granadilla (Passiflora Ligularis) và chanh leo khổng lồ
hay giant granadilla (Passiflora quadrangularis) (HCDA, 2008). Vào năm 2007 ở
Kenya diện tích trồng chanh leo ước tính là 5.193 ha, năng suất khoảng 71.000 tấn
quả và diện tích chanh leo giảm xuống còn 3.966 ha vào năm 2015và 4.076 ha vào
năm 2018 nguyên nhân do sâu và bệnh gây hại trên chanh leo quá nhiều.
1.1.6. Tình hình sản xuất chanh leo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chanh leo được trồng phổ biến là chanh leo Đài Nơng1. Lồi cây
này được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ hai mươi, trồng ở Lâm Ðồng, Kon
Tum, Gia Lai, Ðắk Lắk… để lấy quả làm nuớc giải khát, làm cảnh và che bóng mát.
Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam nhưng cây chanh leo đã có sức hấp dẫn rất lớn
nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt và theo Ðơng y thì các hợp chất trong chanh dây


11
có tính hàn, giúp bổ dưỡng cho tim mạch, lưu thơng khí huyết, hạ thân nhiệt… Với
các đặc tính trên mà ngày càng có nhiều sản phẩm được chế biến từ lồi quả này,
chính vì vậy mà chanh leo ngày càng được chú ý khai thác và nhân rộng, hướng tới
canh tác theo quy mô công nghiệp, điều này đã tạo thêm một giống cây trồng mới
cho bà con nông dân. Nhiều nơng dân khơng ít vùng đã chuyển đổi quy mô sản xuất
truyền thống sang ở quy mô công nghiệp trên diện tích lớn.
Tính đến hết năm 2013, tổng diện tích trồng chanh leo ở Việt Nam khoảng
2.900 ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng (500 ha), Đắk-Nông (1500 ha),
Nghệ An (900 ha) và một số địa phương khác như Gia Lai, Phú Thọ, Sơn La... Cùng
với việc gia tăng diện tích trồng, số lượng và chủng loại giống cây chanh leo được

nhập khẩu cũng gia tăng trong những năm gần đây, theo số liệu thống kê của Cục
Bảo vệ thực vật, từ năm 2010 - 2015, đã có 58.600 cây giống chanh leo được nhập
khẩu vào miền Bắc và Bắc Trung bộ của nước ta.
Theo Báo Nông nghiệp ngày 12/01/2016, nhiều năm nay hàng ngàn bà con nông
dân một số tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông… trồng chanh leo cho thu nhập
“siêu lợi nhuận”. Với giống chanh leo Đài Nông 1 sau khi trừ chi phí bà con lãi 500700 triệu/ha/năm. Đây là mức lợi nhuận cao hơn nhiều loại cây trồng khác đã và đang
được trồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên như cao su, cà phê.
Tại Ðồng Bằng Sông Cửu Long cây chanh leo được trồng tại: Hậu Giang, Cần
Thơ, Tịnh Biên (An Giang), Hòn Ðất (Kiên Giang). Ở khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, tại trại giống Cây Trồng Ðồng Tiến dạng trái vàng cũng cho năng suất cao và bắt
đầu phát triển trồng chanh leo để lấy quả cung ứng cho nhu cầu thị trường. Sản phẩm
cung ứng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tại huyện Quế Phong Nghệ An, công
ty cổ phần chanh leo NaFoods cung cấp giống chanh leo Đài Nông 1 cho người nơng
dân trong vùng với diện tích hàng trăm ha.
Năm 2015 một số huyện như Kbang, Đak Pơ, Mang Yang, Đak Đoa, Chơ
Prông, Ia Grai và thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai đã trồng chanh leo với diện
tích khoảng 250 ha (trong đó diện tích thu hoạch khoảng 140 ha), sản lượng
khoảng 4.850 tấn quả/năm, còn ở huyện Đăk R’Lấp, Đăk Glong, TX Gia Nghĩa,
Đăk Song và Đăk Mil của Đăk Nơng diện tích trồng đã lên tới 658 ha chanh leo,


×