Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giai phap huu ich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.07 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CẤU TRÚC ĐỀ TÀI I-PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài 2/ Mục đích của đề tài II-THỰC TRẠNG 1/ Thuận lợi 2/ Khó khăn III- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG IV- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1/ Nhiệm vụ của cô 2/Làm đồ dùng- đồ chơi và tổ chức trò chơi 3 / Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời: -Phương pháp làm mẫu -Phương pháp dùng lời -Phương pháp bắt chước, luyện tập -Phương pháp thường xuyên tiếp xúc 4/Một số hình thức tổ chức thực hiện -Bước 1: Làm quen -Bước 2:Luyện tập -Bước 3: Ôn tập 5/GV phối kết hợp với phụ huynh VI- KẾT QUẢ VII-BÀI HỌC KINH NGHIỆM VIII-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận 2/Kiến nghị IX-XẾP LOẠI X-TÀI LIỆU THAM KHẢO.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/ PHẦN MỞ ĐẦU : 1 / Cơ sở lý luận và lý do lựa chọn đề tài : Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: giai điệu âm sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo hình thức…bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, day dứt, suy tư, ước vọng…đối với các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Múa là một bộ môn nghệ thuật dùng động tác, tư thế của thân thể con người, có tính tiết tấu và tạo hình để biểu hiện tư tưởng tình cảm. Múa phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội: Từ động tác giã gạo, chèo đò…cho đến việc diễn tả tâm tư, tình cảm. Múa không thể tách rời âm nhạc được. Ngay trong bản thân động tác múa đã phải chứa đựng tiết tấu âm nhạc và bao giờ cũng phải có âm nhạc đi kèm. Âm nhạc dùng cho múa có thể đơn giản là những âm hình tiết tấu của vỗ tay, gõ đập. Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Trẻ 5-6 tuổi đã thể hiện được sự vận động sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, biết di chuyển trong đội hình, định hướng trong không gian. Trẻ đã biết phối hợp vận động với tính chất âm nhạc hơn. Các bài hát múa được trẻ tiến hành tự động, diễn cảm và có yếu tố sáng tạo ở một mức độ nhất định. Trẻ mẫu giáo các cơ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, các động tác trẻ múa mềm dẻo, dể uốn nắn cần học múa ngay từ nhỏ, rèn cho trẻ một số động tác múa cơ bản như nhún, uốn tay, hái đào (một tay, hai tay…) để trẻ vận dụng trong khi thực hành múa. Đối với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh. Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.Tôi nhận thấy rằng dạy cho trẻ 5-6 tuổi múa theo nhạc có lời là việc rất cần thiết, âm nhạc là một bộ phận cấu thành múa. Tôi đã suy nghĩ , mình phải làm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> một việc gì đó để phát huy năng khiếu âm nhạc cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt .Vì tất cả những lí do trên tơi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc cĩ lời” làm giải pháp hữu ích . 2/ Mục đích của đề tài: Như chúng ta đều biết, trẻ có tính hiếu động, thích cái mới, trẻ tiếp nhận chủ yếu là tình cảm. ở trẻ ngôn ngữ với tư cách là tín hiệu thứ hai chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn thiện. Do đó, đối với trẻ múa là tín hiệu thông báo đặc trưng tâm lý lứa tuổi. Đã là trẻ em thì không thể không có múa hát và trò chơi. Múa làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thông qua múa, trẻ bộc lộ cảm xúc, để giao tiếp với thế giới xung quanh và dường như để giải phóng năng lượng. Múa là một phương tiện góp phần giáo dục và tạo cơ sở hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trẻ tham gia múa sẽ vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạn và tự tin hơn. Múa đặc biệt giúp trẻ cảm giác nhịp điệu. Động tác múa được sử dụng như là một phương tiện đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, giúp trẻ nhạy cảm hơn với âm nhạc, là cơ sở cho những năng lực âm nhạc của trẻ được phát triển. Hệ thống các động tác múa, bài múa đưa vào chương trình giáo dục không chỉ giúp trẻ có những tri thức về múa mà còn làm cho tâm hồn trẻ vốn đã ngây thơ càng trong sáng hơn và có hình thể, phong thái, dáng dấp đẹp. Múa giúp trẻ diễn đạt cảm xúc trong lòng bằng hình thể, bằng cử chỉ hành vi và thái độ. Thông qua đó trẻ bước đầu làm quen với sự so sánh, lựa chọn cái hay, cái đẹp của vận động múa. Hoạt động âm nhạc giúp trẻ hát đúng giai điệu và vận động múa nhịp nhàng theo các bài hát đã đựơc học trong chương trình . Phát triển năng khiếu âm nhạc và nghệ thuật sáng tạo thẩm mĩ cho trẻ. Gây hứng thú cho trẻ tham gia vào các dạng hoạt động âm nhạc và ngày hội , ngày lễ trong trường mầm non. Từ những mục đích nêu trên tôi đã nghiên cứu tìm ra “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời”. II/ THỰC TRẠNG : Trường mầm non Đạ Tông là một trường vùng sâu, vùng xa, trường có 13 lớp. Trong đó có 5 lớp ở điểm chính và 8 lớp ở điểm lẻ. Đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Năm học 2012-2013, bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp lá 7 thuộc phân trường Đa Kao 2, với tổng số học sinh là 25 cháu, trong đó có: 14 cháu nam, 11 cháu nữ, 100% là con em người dân tộc thiểu số, đời sống của các em cịn nhiều khó khăn , trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin để tham gia vào hoạt động âm nhạc. Hoïc sinh 5 - 6 tuoåi coù 11 chaùu, hoïc sinh 4 - 5 tuoåi coù 14 chaùu. Trẻ được tiếp cận với chương trình kidsmart , có nhiều trò chơi âm nhạc tạo sự hứng thú cho trẻ học tập. Khi dạy cho trẻ vận động múa theo nhạc có lời, những bài múa của trẻ rất đơn giản có khi chỉ một động tác nhưng trình bày trên 2 hoặc 3 đội hình góc độ khác nhau. Thông thường khi dạy trẻ múa tôi chỉ có thể cung cấp khoảng 3-4 động tác. Những bài múa vui chơi đội hình đơn giản hơn những bài múa biểu diễn trong các ngày lễ hội, các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất và nhịp điệu của các bài hát. Đương nhiên không phải bài hát nào cũng có thể xây dựng những điệu múa. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học bản thân tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1/ Thuận lợi: Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về mặt chuyện môn của ban giám hiệu nhà trường , trường lớp được xây cấp 4 cĩ nền gạch bơng khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học tương đối đảm bảo, đáp ứng đựơc yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp . Bản thân có điều kiện dự giờ để học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, thường xuyên được trao đổi với chị em đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ. Bản thân tôi được đào tạo qua chương trình Cao Đẳng mầm non hệ chính quy nên đã nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non và những yêu cầu kiến thức về nhạc lý cơ bản, biết chơi đàn ocgan, nắm vững kiến thức về một số động tác múa cơ bản để minh họa nội dung bài hát. Đã tham gia các buổi chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức vả lại tôi đã trực tiếp lên nhiều chuyên đề cho trường, phòng về bộ môn giáo dục âm nhạc đề tài vận động múa cho trẻ mẫu giáo, tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc và được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi dự giờ các chị em đồng nghiệp. Đối với bộ môn âm nhạc học sinh lớp tôi chủ nhiệm trẻ mẫu giáo rất thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Hơn nữa tôi phát hiện ra có một số cháu có năng khiếu về âm nhạc và rất hứng thú tham gia trong hoạt động âm nhạc, đặc biệt là vận động múa. Một số phụ huynh đã có sự quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của lớp. Bản thân tơi là một giáo viên người địa phương, trẻ đến lớp chưa nĩi được tiếng Việt mà nói tiếng địa phương thì tôi cũng dễ dàng giao tiếp và dạy cho trẻ nói tiếng Việt trong quá trình dạy vận động múa theo nhạc có lời. 2/ Khoù khaên: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, lớp tôi còn gặp một số khó khăn như: - Lớp có 14/25 cháu chiếm 56% chưa qua chương trình mẫu giáo 3 - 4 tuổi và chương trình mẫu giáo 4 - 5 tuổi vì vậy trẻ còn bỡ ngỡ, nhút nhát, thụ động. -100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình còn hạn chế - không đồng đều. việc học của trẻ còn phó thác cho nhà trường, chưa thực sự hiểu biết về tầm quan trọng của bậc học mầm non. -Việc đi học của các cháu còn thất thường, trẻ phải giữ em, theo bố mẹ lên ruộng, rẫy. -Sự giao tiếp của trẻ bằng tiếng Việt còn hạn chế để dạy cho trẻ một bài hát mới tương đối khó khăn. -Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị (máy caset, đầu đĩa, băng đĩa nhạc…) chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. -Một số bài múa mà không có nhạc chỉ hát thôi trẻ không cảm nhận được hết khả năng hiểu biết về âm nhạc. -Trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện ngôn ngữ nên trẻ hát còn chưa rõ lời bài hát, khả năng vận động múa của trẻ còn cứng, chưa múa được những động tác khó. -Bên cạnh những trẻ có năng khiếu về âm nhạc vẫn có một số trẻ khả năng về âm nhạc còn hạn chế. -Sân khấu riêng có đầy đủ trang thiết bị, trang phục cho trẻ hoạt động âm nhạc chưa có..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Baûn thaân toâi khả năng sáng tạo động tác múa đẹp còn hạn chế. - Nhạc cụ và trang phục biểu diễn của lớp còn nghèo nàn, đơn điệu dẫn đến các tiết vận động múa theo nhạc thường cứng nhắc, khô khan. Từ thực trạng về những thuận lợi và khó khăn trên là một giáo viên công tác gần 5 năm trong trường mầm non với tình hình thực tế của hoạt động âm nhạc tôi rất ban khoan và trăn trở tôi phải làm sao để tìm ra những giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời đạt kết quả tốt hơn. Tôi tiến hành khảo sát về khả năng vận động múa theo nhạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thời gian tiến hành khảo sát là ngày 10 tháng 9 năm 2012. Kết quả khảo sát như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15. HỌ VÀ TÊN TRẺ Rơ Ông K’ Chel Kơ Să Ha Khang Rơ Ông Ha Luyn Rơ Ông K’ Phót Liêng Hót JaMin Rơ Ông Ha Miên Cil Ha Huân Rơ Ông K’ Hoài Kơ Să Ha Gim Liêng Hót Lê Win Rơ Ông K’ Thuận Rơ Ông Kim Trúc Rơ Ông Ha Liên Klong Trà My Liêng Hót Ny Sa TỔNG CỘNG. RẤT TỐT. MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TỐT KHÁ ĐYC x x x x. CĐYC. x x x x x x x x x x 2. 2. 4. 4. x 3. Từ phiếu khảo sát trên, để dạy múa cho trẻ tốt hơn tôi đã thực hiện chương trình như sau: III / XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: Tôi bám sát vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của tổ để xây dựng kế hoạch cụ thể trong cả năm, từng tháng , tuần và từng cách vận động phù hợp với tình hình chung của địa phương, trường và đặc biệt là phù hợp với trẻ mình dạy. Giai đoạn Giai đoạn 1 Từ tháng 9 đến thaùng 11/2012. Noäi dung - Tạo môi trường âm nhaïc , chuaån bò nơ tay, mũ múa, trang phuïc cho trẻ vận động múa theo nhaïc .. Bieän phaùp cuï theå - Giaùo vieân söu taàm caùc baøi haùt coù trong chöông trình theo 10 chuû ñề quy ñònh . - Vận động phụ huynh ủng hộ một số nguyên vật liệu như : len, vải vụn… để làm các loại nhạc cụ như : lục lạc, xắc xô, nơ múa, mũ múa ….. phục vụ cho tiết vận động múa theo nhạc thêm sinh động . - Vào đầu năm học với các chủ đề :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Dạy cho trẻ hát những baøi haùt trong chöông trình theo chủ đề kết hợp với những vận động múa ñôn giaûn, deã hieåu.. Trường Mầm non, bản thân, gia đình, ngày 20/11 tôi cho trẻ tập các bài hát phù hợp với chủ đề, đây là gai đoạn đầu nên tôi lựa chọn những vận động múa đơn giản để dạy treû nhö : cuộn tay, hái đào, muùa moät soá động tác đơn giản kết hợp nhún nhảy, lắc lư theo bài hát , ở giia đoạn này tôi còn chú trọng nội dung cho trẻ hát đúng nhịp điệu kết hợp với vận động múa để sau khi chuyển sang những bài khó hơn trẻ có thói quen hát múa đúng nhạc. Giai đoạn 2 - Tiếp tục bổ sung nhạc - Cô làm và hướng dẩn trẻ cùng tham gia cụ , tham mưu với nhà laøm caùc động tác múa ñôn giaûn, trang trí Từ tháng goùc ngheä thuật, trang trí nô muùa… 12/2012 đến trường cấp phát một số tháng 2/2013 trang phục văn nghệ cho - Giáo viên tham mưu với nhà trường để treû bieåu dieãn . xin cấp phát trang phục, phối hợp với phụ huynh để vận động phụ huynh ủng hộ thêm những nhạc cụ, dụng cụ âm nhạc và đóng goùp moät soá trang phuïc caàn thieát nhö : muõ múa, áo tứ thân, áo dài … - Tổ chức dạy vận động - Giáo viên bắt đầu tổ chức dạy vận động múa theo nhạc cho trẻ múa theo nhạc cho trẻ dưới nhiều hình thức với mức độ cao hơn . phong phú và đa dạng hơn giai đoạn 1 nhằm giúp trẻ nắm được các phương pháp vận động múa cơ bản như : vận động múa với các động tác khó hơn . Giáo viên chia trẻ thành từng nhón nhỏ để dạy vận động , lựa chọn những trẻ nhanh nhẹn nắm vững các loại hình tiết tấu làm nhóm trưởng để hướng dẫn lại cho các bạn trong nhóm . - Dạy trẻ múa một số bài hát kết hợp với Giai đoạn 3 - Dạy vận động múa theo nhạc đến mức độ voøng, nô, giaûi luïa, taäp nhòp ñieäu theo baøi Từ tháng haùt. 3/2013 đến kĩ xảo - Chuẩn bị trang phục, nhạc cụ, đạo cụ để thaùng 5/2013 tổ chức các buổi biễu diễn tổng hợp gây hứng thú cho cả lớp tham gia vào hoạt động âm nhạc. - Tổ chức biễu diễn văn - Giáo viên tổng hợp lại kết quả của cả 3 ngheä . giai đoạn và tiến hành đáng giá, khảo sát veà khaû naêng aâm nhaïc cuûa treû thoâng qua các bài tập cô đề ra cho trẻ vận động múa. IV / XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Để đưa trẻ vào việc dạy trẻ vào vận động múa theo nhạc có lời tôi xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động như sau: -Đối với vận động múa theo nhạc có lời trước hết cần bố trí môi trường học tập cho trẻ, môi trường học tập có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số còn nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trong hoạt động múa, vì thế nhất thiết phải gần gũi với trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cơ với trẻ, động viên khích lệ trẻ. Trang trí lớp đẹp mắt, sáng tạo với nội dung phong phú, phù hợp với chủ đề, chủ điểm để gây sự chú ý, thu hút trẻ vào các hoạt động học tập và vui chơi… - Trang bị đầy đủ ĐDĐC với nhiều chủng loại, mẫu mã… đặc biệt là dụng cụ âm nhạc tự tạo như: nơ đeo tay múa từ vải vụn, trang phục bằng giấy, hoa cài trên đầu… tham mưu với nhà trường và phối hợp với phụ huynh để trang bị một số trang phục biểu diễn cho trẻ như : áo tứ thân, áo dài, váy múa, nơ, mũ múa, vòng, các loại đồ dùng để phụ họa như hoa , gùi, giải lụa….Vì ĐDĐC phục vụ cho bộ môn âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ, kích thích sự hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập của trẻ cùng các bạn một cách chủ động. Qua đây giúp cô cung cấp, truyền đạt kiến thức , kỉ năng về âm nhạc một cách nhẹ nhàng, trẻ dễ dàng lĩnh hội tri thức, mặc dù kiến thức chỉ là khái niệm về âm nhạc, giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái hay qua tác phẩm aâm nhaïc moät caùch troïn veïn nhaát. -Giáo viên theo dõi thường xuyên nhịp điệu, khả năng tiếp thu các động tác múa của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai cho trẻ kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về khả năng múa theo nhạc ở vị trí thuận lợi cho cô dễ quan sát để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập. Bản thân giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng về lĩnh vực âm nhạc, rèn luyện các động tác múa cơ bản như tư thế tay, tư thế chân, các động tác múa như hái đào một tay, hai tay, động tác cánh tay nhún mềm dẻo…một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động múa theo nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong việc dạy trẻ múa theo nhạc có lời minh họa nội dung từng bài hát. -Trong quá trình dạy âm nhạc ngoài việc cô gần gũi trẻ, giáo viên cần chuẩn bị tốt học cụ theo hướng tự tạo các trang phục đạo cụ cho cô và trẻ hoạt động múa minh họa cho nội dung bài hát thật đa dạng và phong phú. -Mỗi bài hát đều có những động tác múa minh họa theo nội dung lời ca bài hát, khi dạy trẻ múa theo nhạc có lời động tác tư thế múa bao giờ cũng phải đẹp, phải bộc lộ cảm xúc nào đó hoặc diễn đạt nội dung nhất định, động tác tư thế múa phải chuyển tải được nội dung tính chất và phong cách chung của âm nhạc. Múa còn có thể diễn tả chi tiết đường nét giai điệu, âm hình, tiết tấu, cường độ của âm nhạc. -Dạy múa theo nhạc có lời trong hoạt động chung, hoạt động góc, lồng ghép tích hợp vào hoạt động khác. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư dãn, gây sự chú ý cho trẻ. Bên cạnh đó , giáo dục âm nhạc luôn được thự hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng…Nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1 /Nhiệm vụ của giáo viên: - Nghiên cứu kỹ bài soạn, sáng tác những động tác múa đẹp, sáng tạo phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ, chú ý đến sự tiếp thu kiến thức của trẻ. -Chuẩn bị đầy đủ những học cụ: Mũ múa, dây nơ, trang phục… -Tham khảo tài liệu giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo. -Thực hiện đúng chương trình, vận dụng linh hoạt về tích hợp lồng ghép một số nội dung vào tiết dạy để gây sự hứng thú tích cực hoạt động của trẻ. -Nắm chắc được những phương pháp, cách truyền đạt đến trẻ cho trẻ dễ tiếp thu. -Tham gia các buổi chuyên đề do chuyên môn phòng và nhà trường tổ chức để kịp thời tiếp thu những cái mới, cái hay nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. -Nắm chắc các vận động múa cơ bản, kiến thức về âm nhạc cho trẻ mầm non. 2/ Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi và tổ chức các trò chơi: Ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo, trẻ “Học mà chơichơi mà học”, qua chơi trẻ tiếp thu kiến thức có hiệu quả hơn tránh sự nhàm chán cho trẻ, trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển năng khiếu, ôn luyện những kỹ năng âm nhạc. Trò chơi còn là nguồn cảm hứng đem đến cho trẻ niềm vui trong hoạt động nghệ thuật. Muốn lồng ghép được trò chơi âm nhạc vào trong tiết dạy múa theo nhạc yêu cầu cô phải đầu tư làm đồ dùng - đồ chơi đẹp có thẩm mỹ cao, phù hợp với trẻ, đảm bảo tính sư phạm, có óc sáng tạo trong việc sáng tác những trò chơi mới, hấp dẫn… Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy, ngoài các quy định chung của trò chơi, cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu âm nhạc, cô hướng dẫn trẻ chơi… Từ luật chơi và làm mẫu để trẻ biết cách chơi. Trò chơi âm nhạc thực hiện trong tiết dạy trẻ múa theo nhạc, tạo cho chương trình nghệ thuật cho trẻ thêm sinh động, vì vậy cô cần xem tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi hứng thú, có tác dụng giáo dục âm nhạc… 3 / Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời: Trong quá trình dạy trẻ, qua thực tế, qua nghiên cứu tìm tòi và tôi đã tìm ra một số phương pháp sau: Phương pháp dạy trẻ múa theo nhạc có lời được xây trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của trẻ mẫu giáo vùng dân tộc và những nghiên cứu, lý luận dạy học hiện đại, múa theo nhạc cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn còn căn cứ theo đặc trưng của nghệ thuật múa những nguyên tác và những luật động trong múa. Để giúp trẻ vận động múa theo nhạc cĩ lời có hiệu quả, tôi tiến hành dạy trẻ nhảy múa, thực hiện các động tác phối hợp của thân thể với nhịp điệu và nội dung của tác phẩm âm nhạc, tạo ra hình tượng nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho treû bằng những phương pháp cụ thể như sau: *Phương pháp làm mẫu: Làm mẫu có vai trò quan trọng trong quá trình dạy trẻ múa. Các động tác tư thế múa không thể chỉ nói mà học được cô cần làm mẫu nhiều lần. VD: Khi dạy trẻ múa theo nhạc bài “Múa cho mẹ xem” của Xuân Giao, cô múa mẫu 1 hoặc 2 lần cho lớp quan sát và sau đó dạy trẻ múa. Trong thực tế khi dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn ở vùng dân tộc có những động tác không khó lắm cô hướng dẫn cho trẻ nhưng trẻ không làm được song cũng những động tác đó cô làm mẫu nhiều lần trong hoàn cảnh khác nhau trẻ lại làm được. Vì vậy khi dạy trẻ múa tôi theo dõi nắm bắt mức độ nhận biết của từng trẻ để cũng cố nhiều.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> lần cho trẻ múa được, đặc biệt những trẻ còn nhút nhát, tiếp thu chậm tôi làm mẫu rõ ràng, đúng tính chất phải tạo dáng cho đường nét đẹp để dạy cho trẻ múa. *Phương pháp dùng lời: Dùng lời không phải là phương pháp chủ yếu nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình dạy trẻ múa theo nhạc nhất là trẻ vùng dân tộc tiếng Việt của trẻ còn diễn đạt chưa mạch lạc, khi thực hiện phương pháp này tôi đã sử dụng một số từ địa phương để nói cho trẻ hiểu sau đó diễn đạt lại bằng tiếng Việt, tôi dùng lời nói giải thích những yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác bài múa, nhưng tôi không dạy theo kiểu song ngữ. Ngoài ra, biện pháp dùng lời còn để động viên, khuyến khích giúp trẻ tưởng tượng làm động tác và tạo xúc cảm cho trẻ. *Phương pháp bắt chước và luyện tập: Làm mẫu và và dùng lời là tiền đề chất xúc tác để trẻ thực hiện các động tác múa, bắt chước và luyện tập là trọng tâm trong quá trình múa và thuộc bài múa. Cô múa trước và trẻ bắt chước múa theo cô từ đầu bài đến cuối bài (bài ngắn) hoặc từng đoạn rồi từng động tác riêng lẻ (động tác khó) cô múa nhiều lần trẻ bắt chước làm đi làm lại nhiều lần, cần tạo sự hứng thú cho trẻ múa, vì thế cô cần linh hoạt tổ chức cho trẻ học múa theo các hình thức (lớp -> tổ-> nhóm-> cá nhân…). Trước khi dạy trẻ múa theo các hình thức khác nhau, trẻ phải biết bài hát bản nhạc đó. Nếu là bài hát trẻ chưa thuộc cô cho trẻ nghe nhiều lần và cho trẻ thuộc lời ca. Khi tập cô dùng lời giải thích rõ rằng lời ca này làm động tác gì và động tác này đến lời ca nào thì dừng, chuyển động tác khác… VD: Daïy muùa “ Muùa cho meï xem” - Cô hát kết hợp múa minh họa mẫu cho trẻ xem 1 lần. - Cô hát múa lần 2 , phân tích các động tác múa từng câu cho trẻ hiểu và quan saùt. Câu 1: “ Hai bàn tay ……….mẹ xem” . Hai tay vẫy theo nhịp, hơi vặn người sang beân traùi . Câu 2 : “Hai bàn tay ………..con bướm xinh xinh” . Thực hiện như câu một nhưng hơi vặn người sang bên phải. Caâu 3 : “Khi em ñöa …………..bay muùa: . Cuoän coå tay ñöa sang beân phaûi, chaân phải làm trụ, vươn người theo tay . Caâu 4 : “Khi em ñöa ……………caønh hoàng” . Cuoän coå tay vöôn sang beân traùi chaân trái làm trụ, vươn người theo tay . Cô vừa nói vừa vận động để trẻ nhìn thấy và quan sát. Ngồi ra khi dạy trẻ những động tác nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc minh họa bằng hình thức trò chơi, tôi luôn động viên nhiều cháu tham gia , tạo không khí vui tươi với cả tập thể lớp . Ngoài ra tôi linh động nếu những bài múa hay hình thức vận động chỉ hợp với các cháu khác giới ( nam, nữ ) như : Múa với bạn Tây Nguyên thì tôi cho trẻ múa xen kẻ bạn trai, bạn gái, còn những bài cùng giới thì cho trẻ nam, nữ múa, vận động riêng, sau đó phối hợp thành một bài múa chung cho cả lớp . Với những bài múa có tính nghệ thuật cao tôi chọn những cháu có năng khiếu múa, vận động khá nhất lớp để múa riêng và khuyến khích trẻ cả lớp múa, vận động phụ họa theo. *Phương pháp thường xuyên tiếp:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Khi cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với múa có hiệu quả tốt về mặt giáo dục. Vì thế, không chỉ bó hẹp hoạt động trong giờ dạy âm nhạc. Trẻ phải được xem múa, tự múa trong mọi sinh hoạt hàng ngày như xem cô múa, xem băng đĩa, các chương trình văn nghệ. Trẻ ở độ tuổi này hay bắt chước, khi cho trẻ tiếp xúc với hoạt động múa nói trên thì sẽ làm cho trẻ ghi nhớ, hình dung ra những động tác múa để trẻ bắt chước. 4/ Một số hình thức tổ chức thực hiện: Căn cứ vào các phương pháp dạy trẻ múa có thể chia tiến trình dạy múa làm 3 bước: -Bước 1: Làm quen Cô cho trẻ làm quen với múa bằng biện pháp thường xuyên tiếp xúc, gây cho trẻ sự ham thích múa và tạo ra những ấn tượng về múa. Tôi múa mẫu cho trẻ xem, tôi múa những động tác đẹp và có sức truyền cảm để thu hút hấp dẫn trẻ. -Bước 2: Luyện tập Dạy múa cho trẻ được thể hiện trong các tiết âm nhạc – tiết học trọng tâm là múa. Khi tổ chức luyện tập tôi cùng múa với trẻ nhiều lần từ đầu bài đến cuối bài, khi trẻ múa được cô không cùng múa với trẻ nữa mà cô quan sát, dùng lời nhắc nhở trẻ làm theo các yêu cầu. Cô tiến hành cho trẻ làm luyện tập với tổ, nhóm, cá nhân trẻ…Trong quá trình trẻ luyện tập cô động viên, khích lệ trẻ và kết hợp sửa sai cho trẻ, cô không quát mắng trẻ... -Bước 3: Ôn tập Cô tổ chức cho trẻ múa ở mọi nơi, mọi lúc thông qua các trò chơi âm nhạc, biểu diễn cho các bạn xem trong trong hoạt động ngoài chiều, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc. Nhắc trẻ về nhà hát múa cho ông bà, bố mẹ, anh chị xem…Khi dạy trẻ múa đòi hỏi cô phải kiên trì, tỉ mỉ, cô luôn bám sát vào mục đích và đề ra những yêu cầu cụ thể cho mỗi lần hoạt động múa. Chính vì những điều đó, nên mỗi lần tôi dạy múa cho trẻ tôi tự hỏi dạy trẻ múa để làm gì? Và dạy trẻ múa như thế nào? Kết quả việc dạy múa hoàn toàn phụ thuộc vào niềm say mê múa và cách làm việc của cô với trẻ. 5/ Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh: Trong thời gian trẻ đến lớp tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí và kết quả học tập của từng trẻ để trao đổi với phụ huynh, qua đây phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình ở lớp, ở trường từ đó sẽ có hướng rèn luyện thêm ở nhà, phụ huynh bồi dưỡng cho trẻ phát huy năng khiếu múa sẵn cĩ và dạy những cháu múa chưa tốt, tuyên truyền cho phụ huynh nắm được vai trò của việc cho con em đến lớp mẫu giáo, vai trò của việc dạy cho trẻ múa theo nhạc và khuyên họ về nhà dạy trẻ múa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ năng khiếu âm nhạc ở gia đình, đồng thời tôi có thể vận động phụ huynh ủng hộ, giúp đỡ một số phế liệu thải như: Vải vụn, trang phục dân tộc, gùi .…để giáo viên tự tạo ra một số nhạc cụ đơn giản cho trẻ như: Mũ múa, nơ múa, dụng cụ, trang phục, hóa trang phuïc vuï cho tieát daïy vaän động múa theo nhạc đạt hiệu quả cao hơn. Hàng ngày cô tổ chức hoạt động cho trẻ múa theo nhạc có lời tôi luôn nhắc trẻ về nhà múa cho bố mẹ, anh chị…xem, phối hợp tốt với phụ huynh rèn luyện cho các cháu ở nhà. Ngoài ra tôi tận dụng lợi thế của một số phụ huynh có trẻ học tại lớp nhưng ở nhà có mở các điểm giao lưu văn hóa cồng chiêng để nhờ phụ huynh phối hợp đề ra một biện pháp dạy vận động múa theo nhạc cĩ lời cho trẻ sáng tạo và mang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> VI/ KẾT QUẢ: Sau khi tiến hành thực hiện những phương pháp dạy múa theo nhạc nêu trên, tôi đã thu được kết quả hết sức đáng mừng. Trong thời gian giữa học kỳ I năm học 2012-2013 các cháu lớp tôi 90% thể hiện những vận động múa theo nhạc nhịp nhàng, múa được những động tác rất đẹp, mềm dẻo, trẻ rất hứng thú tham gia trong vận động múa theo nhạc, 90% trẻ tiếp thu những động tác múa cô truyền đạt đến trẻ, đa số trẻ trong lớp lên múa theo nhạc rất mạnh dạn, tự tin với các bạn trong lớp, còn 10% trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, động tác múa còn cứng đó là số trẻ không có năng khiếu múa, trẻ khó hiểu khi cô giải thích động tác múa nhưng trong thời gian tháng 1112 năm học 2012-2013 những trẻ đó có bước tiến bộ rõ nét trẻ thể hiện những động tác múa đẹp hơn, khi cô dạy trẻ múa theo nhạc trẻ rất hứng thú tham gia một cách say mê, nhiệt tình trong tiết dạy múa theo nhạc. Tôi để ý thấy trong hoạt động múa theo nhạc có lời các cháu tự đánh giá, trao đổi với nhau những động tác múa đúng hơn, đẹp hơn. Tôi đã lập thành một đội văn nghệ riêng của lớp và tiếp đó sẽ thành lập một đội văn nghệ của trường. Bên cạnh đó phụ huynh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc cho con em đến trường lớp mầm non, không còn bắt các cháu chăn trâu, giữ em và cũng tích cực dạy trẻ múa theo nhạc có lời ở gia đình. Kết quả được thể hiện qua bảng khảo sát khả năng vận động múa theo nhạc giai đoạn học kỳ I năm học 2012-2013 của trẻ lớp Lá 7, thời gian khảo sát ngày 23 tháng 11 năm 2012. Kết quả khảo sát như sau :. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15. HỌ VÀ TÊN TRẺ Rơ Ông K’ Chel Kơ Să Ha Khang Rơ Ông Ha Luyn Rơ Ông K’ Phót Liêng Hót JaMin Rơ Ông Ha Miên Cil Ha Huân Rơ Ông K’ Hoài Kơ Să Ha Gim Liêng Hót Lê Win Rơ Ông K’ Thuận Rơ Ông Kim Trúc Rơ Ông Ha Liên Klong Trà My Liêng Hót Ny Sa TỔNG CỘNG. RẤT TỐT x. MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ TỐT KHÁ ĐYC. CĐYC. x x x x x x x x x x x x x 5. 7. x 2. 1. 0. *Như vậy ta có thể so sánh trước và sau khi thực hiện “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời” thể hiện qua bảng sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Kết quả đạt được mức độ đánh giá.. Trứơc khi thực hiện đề tài Soá chaùu Tyû leä Rất tốt 2 13% Tốt 2 13% Khá 4 27% Đạt yêu cầu 4 27% Chưa đạt yêu cầu 3 20%. Sau khi thực hiện đề taøi nghiên cứu Soá chaùu Tyû leä 5 33% 7 47% 2 13% 1 7% 0 0%. So saùnh ( + taêng) ; ( giaûm ) +20% +34% 40% -20% -0%. VII/ BAØI HOÏC KINH NGHIEÄM: Sau khi aùp duïng “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời” baûn thaân toâi ruùt ra moät soá baøi hoïc kinh nghieäm nhö sau : - Cần phải cho trẻ đến trường mầm non khi trẻ đã đủ tuổi . -Gia đình và người thân là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, vì vậy gia đình cần quan tâm, trò chuyện, chăm sóc về nhiều mặt để giúp bé thoả mãn tính tò mò, óc phán đoán, và sự khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh… đặc biệt là tạo cơ hội tốt nhất để giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt cũng như phát triển năng khiếu múa theo nhạc cho trẻ . - Cô giáo là người phải thật sự yêu nghề, mến trẻ , gần gũi , tận tình với trẻ, tăng cường tự học, tự rèn, tự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật nhanh nhạy những cái hay, cái mới về đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục mầm non mới đại trà như hiện nay, cần phải nghiên cứu kĩ tài liệu để nắm vững yêu cầu, nội dung, kiến thức, kĩ năng, phương pháp về âm nhạc để truyền đạt, cung cấp bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. - Tăng cường công tác làm ĐDDH – ĐC đảm bảo các yếu tố sau: Đẹp, bền, phong phú về chủng loại, màu sắc, đảm bảo tính giáo dục, tiện sử dụng cho mọi hoạt động. Tiết dạy phải đầy đủ đồ dùng dạy học như đàn ocgan, băng đĩa nhạc, trang phục, lời bài hát, đồ dùng đúng với yêu cầu nội dung. -GV dạy ở lớp mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số phải dạy cho trẻ tỉ mỉ, rõ rằng từng chi tiết, trong quá trình dạy múa cho trẻ mà trẻ không hiểu động tác múa đó cô có thể diễn đạt, giải thích cho trẻ bằng tiếng dân tộc để trẻ dễ hình dung nhưng không nên trình bày tất cả các ý bằng ngôn từ tiếng Việt. -Lồng ghép tích hợp múa theo nhạc trong các hoạt động của môn học nhưng không quá làm dụng. -Cô nghiên cứu dạy trẻ múa dưới nhiều hình thức: Một trẻ, hay nhiều trẻ múa, vận động múa theo nhạc hay múa vui chơi cho phù hợp. Ngoài ra cô cũng xác định đội hình múa: Vòng tròn ( vui chơi, quây quần), hàng ngang ( mạnh mẽ, áp đảo, ổn định), hàng dọc ( trình bày, giao lưu)… -Vấn đề quan trọng của múa là làm sao động tác múa phải đúng nhạc, diễn tả được nội dung đẹp, hấp dẫn trẻ và có nét riêng biệt, độc đáo. Vì vậy khi dạy múa cho trẻ cô cần nghiên cứu, tìm tòi những động tác múa đẹp truyền đạt đến trẻ - trẻ dễ tiếp thu, động tác múa phải có yếu tố múa, đặc biệt là sự tạo dáng đẹp. -Trong quá trình luyện tập cho trẻ múa giáo viên cần điều chỉnh, sửa đổi cho trẻ múa hoàn thiện hơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Cô gần gũi, động viên, khích lệ trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong tiết múa theo nhạc. - Sưu tầm, tìm kiếm, sáng tạo những trò chơi để vận dụng phương pháp chuyển tiếp trong bài dạy linh hoạt và phù hợp với đề tài bài dạy. VIII/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1/Kết luận: Vieäc thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời laø không thể thiếu ở trường mầm non và không được xem nhẹ, coi thường nó và nó cũng là một điều vô cùng khó khăn cho những giáo viên không chịu tìm tòi, học hỏi, tự học, tự rèn, đầu tư, nghiên cứu về cách soạn giảng, tổ chức tiết dạy, cách làm đồ dùng đồ chơi… thì khó mà có thể đạt được những kết quả nhất định theo yêu caàu chung veà chaêm soùc giaùo duïc treû. Vì vậy đã là một người giáo viên và mà là giáo viên mầm non cần phải xác định đúng mục tiêu, lí tưởng mà mình đã lựa chọn, đầu tư nhiều thời gian vào công tác giảng dạy, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tổ chức các hoạt động linh hoạt, vận dụng những cái hay, cái mới vào giảng dạy hàng ngày, không ngại khó khăn, gian khổ trong bất cứ hoàn cảnh nào… thì mới thu lại được nhiều kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó việc động viên, khuyến khích trẻ trong các hoạt động hàng ngày để phát huy tính tích cực ở trẻ là một điều vô cùng cần thiết. Vì trẻ ở lứa tuổi này vốn hồn nhiên và nhí nhảnh rất dễ hoà nhập thế nhưng nếu trẻ bị mất đi hưng phấn thì mọi cố gắng của chúng ta là vô hiệu hoá. Làm được như vậy thì chúng ta rất dễ dàng lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục âm nhạc và đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Vì đây là điều kiện, là tiền đề để bồi dưỡng,giúp trẻ phát triển năng khiếu về âm nhạc cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện. Góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người của trẻ sau này và tạo điều kiện để trẻ có thể trở thành những cô, cậu nhạc sĩ, ca sĩ, vũ cơng nổi danh mà trong đó có công lao của mỗi chúng ta và ñaëc bieät laø coâng lao nhoû beù cuûa coâ giaùo maàm non maø ñieàu naøy khoâng ai coù theå phuû nhận được. Trong cả quá trình gần 5 năm học hỏi, phấn đấu, đầu tư, nghiên cứu “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời”, với những kết quả đạt được trong dạy và học. Tôi mong rằng những bài học kinh nghiệm trên không chỉ áp dụng với bản thân tôi mà còn áp dụng được với tất cả các giáo iên hiện đang dạy ở vùng dân tộc thiểu số và tôi tin rằng với việc vận dụng nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ dân tộc. Một vấn đề quan trọng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đưa âm nhạc vào trong đời sống của trẻ, khi trẻ hát múa tốt có thể đưa trẻ lên biểu diễn trong những ngày lễ hội lớn của trường, của ngành…Vì vậy, cô không chỉ dạy cho trẻ múa hát mà còn rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin để trẻ lên biểu diễn tốt hơn. 2/Kiến nghị: Qua nghiên cứu tôi nhận thấy “Một số giải pháp thực hiện dạy trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số múa theo nhạc có lời” có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận âm nhạc của trẻ, múa giúp trẻ diễn đạt cảm xúc trong lòng bằng hình thể, cử chỉ, hành vi, thái độ, âm nhạc múa ở trẻ mẫu giáo là mầm mống cho trẻ hoạt động vào thế giới nghệ thuật âm nhạc sau này. Vì vậy, khi dạy trẻ múa cô phải nghiên cứu tìm ra phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động múa theo nhạc là việc rất cần thiết..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Để tạo cho trẻ có một hoạt động múa theo nhạc có lời tốt, nhà trường và giáo viên cần tuyên truyền với các bậc phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động múa theo nhạc có lời đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non nói chung và của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Cần đầu tư kinh phí, mua sắm đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là nhà trường, gia đình và các ban ngành liên quan đến bậc học mầm non ở vùng dân tộc cần chú ý quan tâm hơn trong hoạt động múa theo nhạc của trẻ. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên không ngừng học hỏi các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho mình, nâng cao trình độ về âm nhạc về mọi mặt và rèn luyện tay nghề. Cần phải có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tự giác cao, yêu nghề mến trẻ, tạo được niềm tin đối với các cháu. Để trẻ cảm thấy ở trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của mình. Cần tổ chức hoạt động âm nhạc ở trường lớp mầm non như là một sân khấu múa thực sự, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ hết những năng khiếu về âm nhạc của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Để đáp ứng nhu cầu cảm thụ âm nhạc của trẻ, âm nhạc là một bộ phận cấu thành múa, khi hiểu về âm nhạc tốt thì dạy cho trẻ múa theo nhạc tốt. Qua đây tôi rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đạ Tông, ngày 28 tháng 01 năm 2013 Người viết. Kơ Să K’ Yên. IX/ XẾP LOẠI.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. .

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1.Quang Hiển –Tuyển tập bài hát Mầm non. Nguyễn Đức Thanh- Nhà xuất bản âm nhạc năm 1997. 2.TS. Lê Thị Ánh Tuyết – Vụ giáo dục Mầm non. TS Phạm Mai Chi – Trung Tâm nghiên cứu giáo dục Mầm non. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2003-2004. 3.Nguyễn Ánh Tuyết - Đào Thanh Âm – Đinh Văn Vang –Giáo dục học giáo trình đào tạo giáo viên trung học sư phạm Mầm non hệ 12+2- Nhà xuất bản giáo dục 1998. 4.Trần Thị Sinh – Điền Thị Sinh –Giáo dục học Mầm non –Giáo trình đào tạo giáo viên C ĐSPMN hệ 12+3 trường C ĐSP NT – MG TWI. 5. Chương trình GDMN Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/ TT –BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6.Vụ giáo dục Mầm non. Nhà xuất bản âm nhạc trung tâm âm nhạc Lê Vũ Mùa xuân năm 1997. 7. Nguyễn Ánh Tuyết - Tâm lý học trẻ em –Giáo trình đào tạo giáo viên trung học sư phạm Mầm non hệ 12+2 nhà xuất bản giáo dục 1998. 8.Nguyễn Ánh Tuyết – Bài tập thực hành tâm lý học và giáo dục học .Nhà xuất bản giáo dục 1998. 9.Nguyễn Quang Uẩn – Hữu Luyến – Trần Quốc Thành – Tâm lý học đại cương – Dùng cho các trường Đại học và Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội 1996. 10.Phạm Viết Vượng – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục –Nhà xuất bản giáo dục 1996. 11.Tủ sách đại học sư phạm – Tâm lý học (tập 2) – Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1970. 12.Hoàng Văn Yến - Biên soạn tuyển tập bài hát nhà trẻ, mẫu giáo. Vụ giáo dục Mầm non nhà xuất bản âm nhạc. 13.Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu (đồng chủ biên) và nhiều tác giả biên soạn chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 5-6 tuổi (Tái bản lần thứ sáu). Nhà xuất bản giáo dục. 14.Trung tâm nghiên cứu Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non Giáo trình dùng cho các trường Đại học và Cao Đẳng Sư Phạm Mầm non . Nhà xuất bản giáo dục 1995..

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×