Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Lý luận hình thái kinh tế xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trà My
MSSV: 2012450027
Lớp: Anh 3 - CLC, Khoa: KTQT, Khóa: 59
Lớp tín chỉ: TRIE114CLC.2
Số thứ tự: 72
Giảng viên hướng dẫn: Trần Huy Quang

Hà Nội - 03/2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 2
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 4
1. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT...................................................................................................................... 6
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 3.0
VÀ 4.0................................................................................................................................................. 10
3. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ VAI TRỊ CỦA KHOA HỌC VÀ PHÁN ĐỐN KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP ĐƯỢC HIỂU Ở NHỮNG KHÍA CẠNH SAU:...............................................12
4. CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 3.0, 4.0 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI
........................................................................................................................................................... 14
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 26




DANH MỤC VIẾT TẮT


MỞ ĐẦU
Xã hội loài người tồn tại và phát triển được là nhờ có sản xuất vật
chất. Lịch sử lồi người trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật
chất, là lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong các giai
đoạn phát triển của xã hội. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu
được quy luật chung nhất của sự phát triển lịch sử.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để tồn tại, để sống, trước hết con người
cần phải có cái ăn, cái mặc, cái ở; rồi sau đó mới nói đến làm chính trị,
khoa học, nghệ thuật, ... . Muốn có cái ăn, cái mặc, cái ở thì con người
buộc phải tiến hành lao động, đặc biệt là lao động sản xuất ra của cải vật
chất. Muốn sản xuất ra của cải vật chất, một mặt, con người phải kết hợp
với tư liệu sản xuất, dùng công cụ lao động, bằng sức lực của mình tác
động vào đối tượng sản xuất, đối tượng lao động nhằm cải tạo, biến đổi
giới tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người; sự kết hợp đó tạo nên lực
lượng sản xuất; mặt khác, con người phải kết hợp với nhau, bởi lẽ, riêng
lẻ từng cá nhân thì khơng thể sản xuất được, khơng chinh phục, cải tạo
được giới tự nhiên; và sự kết hợp thứ hai này hình thành nên quan hệ sản
xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nằm trong mối liên hệ mật
thiết, khăng khít với nhau, khơng tách rời nhau và thống nhất với nhau
trong phương thức sản xuất. Đó là một sự thật hiển nhiên, và chừng nào
sự thật hiển nhiên đó cịn tồn tại thì quan niệm duy vật về lịch sử của
C.Mác còn tồn tại.
Trong Hệ tư tưởng Đức, theo C.Mác, phương thức sản xuất vật chất
không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sự tồn tại thể xác của cá nhân, mà nó

cịn là phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một
phương thức sống nhất định của họ. Với các phương thức trên thì phương


thức mà con người tiến hành trong quá trình sản xuất là quan trọng nhất.
Như vậy, thực chất, phương thức sản xuất biểu thị cách thức, phương thức
mà con người thực hiện, tiến hành trong quá trình sản xuất ở những giai
đoạn nhất định của lịch sử xã hội; nó qui định tính chất, kết cấu, đặc điểm
của xã hội. Về điều này, C.Mác cho rằng những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản
xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.


1. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, nó thể hiện năng lực của con người trong việc chinh phục giới tự
nhiên, là nội dung của phương thức sản xuất. Lực lượng sản xuất bao
gồm người lao động, tư liệu sản xuất. Trong lực lượng sản xuất, người lao
động là yếu tố quan trọng nhất. Nhưng người lao động không phải là cái
gì đó nhất thành bất biến mà trong mỗi thời đại kinh tế, với tư cách là yếu
tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất nó cũng luôn thay đổi. Chẳng
hạn, trong thời kỳ công trường thủ công, lao động cơ bắp (lao động chân
tay) là đặc trưng cơ bản của người lao động; trong thời kỳ sản xuất dựa
trên cơ sở cơng cụ cơ khí thì khía cạnh năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm
điều hành máy móc lại nổi trội hơn (lao động chân tay kết hợp với lao
động trí óc); cịn trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay (hàm lượng tri
thức trong sản phẩm chiếm đến 70%) thì khía cạnh tri thức lại nổi trội.
Như vậy, cái quan trọng có tính chất quyết định trong lực lượng sản xuất
hiện nay không phải là lao động cơ bắp, không phải là kỹ năng, kinh
nghiệm sử dụng, vận hành máy móc, mà là tri thức của người sản xuất

(lao động trí óc). Từ đó, đối với các nước trên thế giới hiện nay, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư có tính chất chiến lược, vô cùng quan trọng. Ở
nước ta hiện nay, Đảng ta chủ trương giáo dục, khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một yếu tố nữa của lực lượng sản xuất là tư liệu sản xuất, bao gồm
công cụ sản xuất (công cụ lao động), đối tượng sản xuất (đối tượng lao
động), phương tiện sản xuất (phương tiện lao động). Trong lực lượng sản
xuất, nếu con người là yếu tố quan trọng nhất thì cơng cụ sản xuất (cơng
cụ lao động) là yếu tố động nhất. Trình độ phát triển của công cụ sản xuất
(công cụ lao động) thể hiện trình độ hay thước đo trình độ chinh phục
giới tự nhiên của con người. Sự thay đổi một cách căn bản công cụ lao


động theo nghĩa nào đó nó sẽ kéo theo sự thay đổi của các thời đại kinh
tế. Theo nghĩa này, C.Mác cho rằng cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã
hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư
bản cơng nghiệp. Chính vì quan trọng như vậy, nên người ta cịn phân
thời đại theo cơng cụ lao động như thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời
đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước, … .Trong lịch sử, trình độ của
cơng cụ lao động nhìn chung đã trải qua ba giai đoạn chủ yếu: thủ cơng,
cơ khí máy móc và tự động hóa. Cái cối xay hiện nay không phải quay
bằng tay, không phải chạy băng hơi nước mà là tự động hóa.
Ngay đối tượng sản xuất hiện nay cũng khác trước rất xa. Nếu trong
nền văn minh nông nghiệp, đối tượng sản xuất chủ yếu là ruộng đất; trong
nền văn minh cơ khí, đối tượng sản xuất lại được mở rộng ra, ngồi ruộng
đất thì đối tượng sản xuất chủ yếu của thời kỳ này là các nguyên vật liệu
như than đá, chất đốt, dầu khí, các nguyên liệu hóa thạch, các hầm mỏ,
sắt, thép, sợi, … nói chung là các nguyên vật liệu cần cho các ngành cơng
nghiệp, các nhà máy, cơng xưởng; Cịn trong thời đại ngày nay ngoài
những yếu tố trên, đối tượng sản xuất chủ yếu lại là thông tin. Hiện nay

thông tin cũng là của cải.
Trong tư liệu sản xuất còn bao gồm cả phương tiện sản xuất như
đường xá, cầu cống, xe cộ, bến cảng, kho chứa, …
Hiện nay khoa học, đặc biệt là khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng
trở thành lực lượng sản xuất, vì nó là ngun nhân trực tiếp của nhiều
biến đổi trong sản xuất và trở thành một nhân tố không thể thiếu được của
quá trình sản xuất; nó thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất,
đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất; nó ngày càng được áp
dụng rộng rãi trong sản xuất, nó làm cho quá trình sản xuất chính là q
trình ứng dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật; do đó, nó có ý nghĩa sống cịn
đối với nhiều q trình sản xuất. Theo dự báo, với sự phát triển của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 (như kỹ thuật in 3D, sự hoàn thiện của rô bốt,


... ) sắp tới lực lượng sản xuất sẽ có những phát triển mạnh mẽ, vượt lên
trên trí tưởng tượng của nhiều người.
Theo đà phát triển của sản xuất, khối lượng và chất lượng của cải xã
hội sẽ được quyết định bởi việc ứng dụng khoa học vào sản xuất. Từ đó
một số học thuyết của các nhà tư tưởng tư sản đã đi đến chỗ tuyệt đối
hóa, thổi phồng, khuyếch đại vai trò của khoa học kỹ thuật, chẳng hạn
như học thuyết các nền văn minh, học thuyết xã hội hậu công nghiệp, xã
hội thông tin, học thuyết kỹ trị, ... . Các học thuyết này nhằm mục đích
phủ nhận và thay thế học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác.
Nhưng như chúng ta đã biết, dù có trở thành lực lượng sản xuất quan
trọng, khoa học kỹ thuật cũng chỉ là một bộ phận của lực lượng sản xuất.
Trong lực lượng sản xuất, yếu tố quyết định vẫn là con người, mặc dù
khoa học kỹ thuật nâng cao địa vị, vị thế, vai trò, sức mạnh của con
người. Máy vi tính có thể tính nhanh và chính xác gấp triệu lần con
người; rơbốt, người máy có thể làm được những việc mà con người
khơng thể làm nổi, nhưng những cái đó suy cho cùng đều do con người

chế tạo ra, con người điều khiển chúng, nếu thiếu con người, thì tự bản
thân chúng cũng khơng thể phát huy tác dụng. Khoa học kỹ thuật chỉ thực
sự phát huy vai trị to lớn khi thơng qua con người, chịu sự chi phối của
con người.
Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, bởi lẽ, theo C.Mác,
người ta không được tự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình, vì mọi
lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạt được, tức là một sản phẩm của một
hoạt động đã qua, không phải do họ tạo ra, mà do thế hệ trước tạo ra
(chẳng hạn như đối tượng lao động, phương tiện sản xuất). Mỗi thế hệ
sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước xây dựng
lên và được thế hệ mới dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất mới
(Thư C.Mác gửi P.V.Annencốp 28.1.1846). Do đó lực lượng sản xuất là
vật chất dưới dạng xã hội.


Lực lượng sản xuất trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế hiện nay, nó
khơng chỉ được xã hội hóa như trước kia, mà nó ngày càng được tồn cầu
hố, quốc tế hố. Tồn cầu hóa, trước hết là tồn cầu hóa lực lượng sản
xuất, tồn cầu hóa cơng cụ lao động, phương tiện sản xuất.
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ của những yếu tố
cấu thành nó như trình độ của cơng cụ lao động, trình độ khoa học kỹ
thuật, trình độ của người lao động (kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức, trình
độ tổ chức, quản lý, phân cơng, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật,
cách thức mà con người tiến hành trong quá trình sản xuất).


2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 3.0 VÀ 4.0.
Lực lượng sản xuất hiện đại là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp
giữa người lao động ở trình độ cao với tư liệu sản xuất tiên tiến, dựa trên

hệ thống công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng
lớn, có tính bền vững và thân thiện với môi trường sinh thái. Lực lượng
sản xuất hiện đại là cụm từ được nhắc đến nhiều trong giai đoạn hiện nay,
nhằm chỉ trình độ phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong bối
cảnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Theo lẽ đó,
khoa học - cơng nghệ hiện đại đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Điều này đã từng được C.Mác chỉ rõ ngay từ
thế kỷ XIX.
Theo quan điểm của C.Mác, sự phát triển của khoa học đóng vai trị
to lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bằng những nghiên
cứu một cách khoa học, C.Mác đã đưa ra một phán đoán: “Sự phát triển
của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen
knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của quá trình
sống của xã hội đã phục tùng đến một mức độ nào sự kiểm sốt của trí tuệ
phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào không những dưới hình thức
tri thức mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ
quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực” 1. Theo luận điểm trên của
C.Mác, tri thức khoa học đã làm cho tư bản cố định như: nhà xưởng, máy
móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến một mức độ nhất định nào
đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nghĩa là, tri thức khoa học
được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành cơng cụ sản xuất của
con người và được người lao động sử dụng trong q trình sản xuất. Do
đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện để tri thức khoa
1

C.Mác và Ph.Ăngghen (1998), Toàn tập, t.46, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.372.


học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được C.Mác khẳng định như

sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu
khi nền đại cơng nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất
cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống
máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở
thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học
vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính
chất quyết định và kích thích”2.
Luận điểm trên của C.Mác cho thấy khoa học chỉ trở thành lực
lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động
được vật hóa thành máy móc. Điều đó cũng có nghĩa là khoa học tự bản
thân nó khơng thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự vận
dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát
huy được tác dụng của nó. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định lại khi bàn đến tư tưởng, lý luận nói chung: “Vũ khí của sự
phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực
lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý
luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần
chúng”3 và “Tư tưởng căn bản khơng thể thực hiện được cái gì hết. Muốn
thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực
tiễn”4. Trong bài Điếu văn đọc tại lễ an táng của C.Mác, khi đề cao vai trò
của C.Mác trong việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, Ph.Ăngghen
đã khẳng định: “Đối với Mác, khoa học là một động lực lịch sử, một lực
lượng cách mạng”5. Quan điểm trên thống nhất với nhận định của C.Mác
về vai trò của khoa học trong sự phát triển của sản xuất vật chất và của xã
hội.
2

C.Mác và Ph.Ăngghen (1998), Tồn tập, t.46, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.367.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.580.
4

C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.181.
5
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, t.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.500.
3


3. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ
PHÁN ĐOÁN KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT TRỰC TIẾP ĐƯỢC HIỂU Ở NHỮNG KHÍA CẠNH SAU:
Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được tích lũy
trong q trình lịch sử, đã được con người vận dụng vào hoạt động sản
xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem lại những
hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa
học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật, trở thành cơ
sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thơng qua đó,
khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản
xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật, công nghệ là một xu
thế tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học
muốn phát triển nhanh chóng cần phải có sự trợ giúp của công nghệ hiện
đại; đồng thời, muốn sản xuất ra cơng nghệ mới địi hỏi con người phải
dựa trên những phát minh khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học
gắn bó chặt chẽ và là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, gần đây, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản
xuất ngày càng được rút ngắn lại. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ
phịng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất lâu nhưng từ cuối thế
kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại,
quá trình trên đã được rút ngắn rất nhiều.

Thứ tư, khoa học được thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của
lực lượng sản xuất. Nhờ có khoa học, con người ngày càng tạo ra được
nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian
sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên; những
đối tượng nhân tạo này cũng thân thiện với môi trường. Cũng nhờ có


khoa học mà công cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của
con người được giải phóng. Cũng nhờ đó mà trình độ, tay nghề, kỹ năng,
kỹ xảo của người lao động không ngừng được nâng cao. Do đó, trong rất
nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia trực tiếp
vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội hơn hẳn so với
số lượng lao động làm việc cơ bắp thơng thường. Đội ngũ cơng nhân trí
thức xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất
lượng. Khoa học cũng đã thâm nhập vào các lĩnh vực khác, khơng chỉ có
khoa học cơng nghệ - kỹ thuật (phần cứng) mà cịn có những ngành khoa
học quản lý, khoa học nhân văn… (phần mềm). Nhờ có khoa học, hoạt
động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu
quả hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động,
chất lượng và hiệu quả sản xuất. Như vậy, khoa học không phải là một
lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người mà khoa học chỉ có
thể tạo ra những biến đổi trong q trình sản xuất thông qua hoạt động
của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của q
trình sản xuất, góp phần cải tiến cơng cụ lao động, tạo ra những đối tượng
lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao
kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do đó, có thể nói trong
thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của lực lượng sản xuất hiện đại.
Như vậy, có thể hiểu khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa
là khoa học tham gia vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ,

đề ra và xây dựng phương pháp tổ chức và quản lý để phát triển lực lượng
sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của sản
xuất. Vì thế, khoa học chính là một trong những nhân tố cấu thành không
thể thiếu của lực lượng sản xuất hiện đại.


4. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3.0, 4.0 VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI
Cho đến nay, lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách
mạng công nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ
XVIII, đẩu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lẩn thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan
tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là
Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền
sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công
giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các
phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng
chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp. Sau những bước khởi đầu ở
nước Anh, cách mạng cơng nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi
thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối
với tất cả các quốc gia tư bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ
XIX đến đầu thế ký XX và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, trong đó
nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những
phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vơ tuyến điện
và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện,.. Do sự kết hợp giữa khoa
học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng
sản. Xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ

lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và cơng
nghệ. Các phương tiện truyền thơng như điện tín và điện thoại ra đời vào
năm 1880, Liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp
thế giới. Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là
điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện


khí hóa, thúc đây sự phát triển các ngành cơng nghiệp khác như luyện
kim, chế tạo máy, đóng tàu, cơng nghiệp qn sự; giao thơng vận tải,
cơng nghiệp hóa chất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào thập niên 1960
của thế kỷ XX. Đặc điểm của cuộc cách mạng này là lần đầu tiên con
người đã sáng tạo ra một loại máy có thể thay thế một phần quan trọng
của lao động trí óc - đó là máy tính (khơng như các loại máy cơ khí và
điện khí chỉ thay thế lao động cơ bắp). Từ đó dẫn đến sự ra đời của công
nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp quang, rô-bốt công nghiệp,
công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu
lớn, vật liệu siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, cơng nghệ di truyền, cơng
nghệ năng lượng nguyên tử.
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ và tồn diện cuộc cách mạng cơng
nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là các công nghệ số với phần cứng máy tính,
phần mềm và hệ thống mạng trở nên ngày càng phổ biến, được tích hợp
cả về tính năng lẫn phạm vi ứng dụng, từ đó làm biến đổi sâu sắc đời
sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Đó cũng là cơ sở ra đời của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR). Thuật ngữ “cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2012 trong Bản Kế
hoạch hành động chiến lược của Chính phủ Đức. Từ đó đến nay, nội dung
của cuộc cách mạng này tiếp tục là đề tài nghiên cứu, tranh luận sôi nổi
của nhiều diễn đàn khoa học trên khắp thế giới. Ngày 20/01/2016, Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành

phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn
2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia. Tại Diễn đàn này, thuật ngữ “cách
mạng công nghiệp lần thứ tư” cũng tiếp tục được tranh luận.
So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách
mạng công nghiệp thứ tư phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không


phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở
mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự
biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Đặc trưng
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là khoa học - công nghệ sẽ
biến những điều tưởng chừng không thể trở thành có thể. Năng suất, chất
lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng; chi phí thương mại giảm
sẽ làm tăng doanh thu toàn cầu, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng
kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và sẽ tác động mạnh mẽ
đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức “thông minh”. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng
dụng để tối ưu hóa q trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và
quản lý, quản trị... Từ góc độ cơ cấu ngành kinh tế, cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang làm “mờ dần” tính chất giữa cơng nghiệp, dịch vụ
và nơng nghiệp. Từ góc độ tiêu dùng, người dân được hưởng lợi nhờ tiếp
cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí
thấp hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dù mới bắt đầu nhưng
nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc
gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và
quản trị. Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ hình dựa
vào tài ngun, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức.
Như vậy, có thể khái quát đặc trưng cơ bản của cách mạng công

nghiệp lần thứ tư là “cuộc cách mạng số hóa, thơng qua các cơng nghệ
như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương
tác thực tại - ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân
tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa tồn bộ thế giới thực thành thế
giới số với tốc độ rất nhanh, quy mơ rất lớn, tích hợp nhiều lĩnh vực,


tương tác đa chiều”6.
Những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại đã tác động trực
tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở tất cả những yếu tố cấu
thành của nó là trình độ của tư liệu sản xuất, trình độ của người lao động.
Do đó, so với thời đại của C.Mác, dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.9 hiện nay, lực lượng sản xuất hiện đại có những đặc điểm
khác biệt như sau:
Một là, khoa học được thẩm thấu vào tất cả các yếu tố cấu thành lực
lượng sản xuất, làm thay đổi đáng kể trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đặc biệt là trình độ của tư liệu sản xuất.
Nếu trước đây, C.Mác đã từng chỉ ra rằng tất cả cơng cụ lao động
(như máy móc, đường sắt, điện báo, máy sợi con rọc di động…) đều là
sản phẩm lao động của con người, do “bàn tay con người tạo ra” nên đều
là “sức mạnh vật hóa của tri thức”… C.Mác “coi khoa học trước hết như
cái đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, như một lực lượng cách mạng" 7 thì đến
trình độ phát triển của nền sản xuất hiện nay, tri thức khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. So với lực lượng sản xuất trước đây,
lực lượng sản xuất hiện đại có khác biệt lớn ở sự gắn kết các khâu, các
giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu như trước đây, các máy móc, nhà
xưởng hầu như tách rời với phịng thí nghiệm, với các cơ quan nghiên
cứu khoa học thì ngày nay rất khó phân biệt hệ thống thiết bị khoa học,
các phịng thí nghiệm với hệ thống máy móc của dây chuyền sản xuất và
các xí nghiệp sản xuất cơng nghệ cao. Thậm chí, các máy móc khoa học

tối tân nhất cũng được đưa ngay vào ứng dụng thực tế gần như ở dạng
nguyên mẫu. Từ thời gian tạo ra sản phẩm ở phịng thí nghiệm đến thời
gian tạo ra sản phẩm đem ra thị trường được rút ngắn chưa từng thấy.
Doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu tích hợp với nhau ngày
6

Nguyễn Hữu Thắng, “Đặc điểm và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển
kinh tế - xã hội”, trong sách: Cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư - thời cơ và thách thức đối với Việt
Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2017, tr.45.
7
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.497.


càng chặt chẽ. Hơn nữa, ngày nay khoa học trong lực lượng sản xuất hiện
đại không chỉ là khoa học - cơng nghệ mà cịn cả khoa học xã hội, những
tri thức về kinh tế học, khoa học quản lý, quy trình sản xuất, tài chính ngân hàng, quảng cáo - tiếp thị, tâm lý học, mỹ học, ngôn ngữ học…
ngày càng trở thành yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất mới 8. Như
vậy, khoa học đã không còn là những tri thức đơn thuần mà được thẩm
thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất vật chất. Đây là đặc điểm
nổi bật dễ nhận thấy của lực lượng sản xuất hiện đại.
Ngồi cơng cụ lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nhấn mạnh đến
những điều kiện vật chất cần thiết của quá trình lao động. Sự phát triển
của nó cũng là biểu hiện cho trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các
phương tiện giao thơng, đường sắt… bởi nó đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, bên cạnh
những phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, các phương tiện giao
thơng đường khơng, đường biển cũng góp phần quan trọng trong việc
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại nhất là việc đẩy nhanh q trình lưu
thơng hàng hóa, thúc đẩy q trình tồn cầu hóa sản xuất giữa các quốc

gia trên thế giới. Phương tiện lao động hiện đại đã rút ngắn các quy trình
sản xuất - trao đổi, giảm đáng kể chi phí sản xuất. Có thể nhận thấy, nhờ
những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại, tư liệu sản xuất, đặc
biệt là công cụ lao động, phương tiện lao động có những bước tiến vượt
bậc, góp phần nâng cao năng lực thực tiễn của con người trong việc cải
tạo giới tự nhiên.
Hai là, khoa học - cơng nghệ hiện đại làm cho trình độ, tri thức trở
thành yếu tố quan trọng nhất của người lao động.
Trong bất cứ thời đại nào, khi tham gia vào quá trình sản xuất vật
chất, người lao động phải có cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ. Tuy
8

Xem: Vũ Đình Cự, Trần Xn Sầm, Lực lượng sản xuất và kinh tế tri thức, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2006, tr.145-150.


nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, yêu cầu của những yếu tố này
cũng khác nhau. Nếu trong giai đoạn sản xuất thủ công, sức mạnh cơ bắp,
kinh nghiệm của người lao động là yếu tố quan trọng nhất; trong giai
đoạn sản xuất cơ khí, động cơ, máy móc là yếu tố quyết định thì trong
nền sản xuất hiện đại, tồn bộ q trình sản xuất biểu hiện ra khơng phải
như một q trình phụ thuộc vào sức khỏe, thể chất hay kinh nghiệm, kỹ
năng của người lao động mà với tư cách là sự ứng dụng những thành tựu
của khoa học - công nghệ vào sản xuất. Sự ứng dụng đó có được là do tri
thức, trí tuệ của người lao động mang lại. Do đó, việc tạo ra của cải vật
chất ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng
lao động đã hao phí mà phụ thuộc vào trình độ ứng dụng khoa học - công
nghệ vào sản xuất. Sự thay đổi đó là xu thế khách quan, mang tính tiến bộ
và ngày càng mở rộng. Nó làm cho tài nguyên thiên nhiên mặc dù vẫn là
những thứ không thể thiếu trong nền sản xuất xã hội, nhưng khơng cịn

đóng vai trị quan trọng nhất. Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật, công
nghệ đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trị và vị trí của tri
thức trong nhân tố người lao động ngày càng cao nên cơ cấu đầu tư để
phát triển lực lượng sản xuất có những thay đổi đáng kể. Nếu như trước
đây, người ta ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy
móc, trang thiết bị kỹ thuật thì ngày nay, trong nền sản xuất hiện đại, tri
thức, trí tuệ, kỹ năng của người lao động được đầu tư bởi những yếu tố đó
được thẩm thấu vào tất cả các quy trình sản xuất, vào việc ứng dụng, cải
tiến công cụ lao động… Như vậy, dưới tác động của khoa học - công
nghệ hiện đại; để phát triển lực lượng sản xuất tuy vẫn cần nguồn vốn và
tài nguyên là những yếu tố cơ bản không thể thiếu nhưng của cải tạo ra
dựa vào tri thức nhiều hơn là dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao
động cơ bắp. Tri thức, trí tuệ là yếu tố chiếm ưu thế nổi bật, đánh dấu sự
khác biệt về chất của người lao động hiện đại với người lao động trước
kia. Chính sự gia tăng đáng kể của yếu tố tri thức, trí tuệ của người lao


động đã làm thay đổi mạnh mẽ trình độ của lực lượng sản xuất. Vì vậy,
việc gia tăng tri thức của người lao động càng nhanh và có hiệu quả bao
nhiêu thì lực lượng sản xuất càng phát triển bấy nhiêu.
Khoa học - cơng nghệ hiện đại khơng chỉ có mặt ở trong các ngành
sản xuất mới xuất hiện mà nó cịn lan tỏa, cải tạo, đổi mới các ngành sản
xuất cũ của nền kinh tế. Điều này đặt ra một thách thức nếu người lao
động không tự đổi mới, không ứng dụng được những thành tựu khoa học
- công nghệ hiện đại vào sản xuất, nghĩa là không gia tăng được tri thức,
trí tuệ của mình trong mỗi sản phẩm lao động thì tất yếu sẽ khơng thúc
đẩy được sự phát triển của lực lượng sản xuất, không tạo ra sự đồng bộ
giữa tư liệu sản xuất hiện đại với trình độ của chính mình.
Ba là, khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra sự phân công lao động
xã hội ngày càng hợp lý và khoa học hơn.

Thực tiễn cho thấy, sự thay đổi của công cụ lao động dẫn đến sự thay
đổi của của phân công lao động xã hội. Trong tác phẩm “Chống
Đuyrinh”, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng khi lực lượng sản xuất ở trình độ
thủ cơng thì nó mang tính cá nhân, cịn khi đã đạt đến trình độ cơ khí hóa,
nó mang tính xã hội. Tính chất cá nhân của lực lượng sản xuất theo
Ph.Ăngghen tương ứng với những giai đoạn trước của xã hội tư bản với
nền sản xuất manh mún, mang tính tự cấp, tự túc. Ph.Ăngghen viết:
“Trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là trong thời trung cổ, khắp nơi
đều có nền sản xuất nhỏ mà cơ sở của nó là chế độ sở hữu tư nhân của
những người lao động đối với những tư liệu sản xuất của họ: nông nghiệp
của những tiểu nông, tự do hay nông nô, thủ công nghiệp ở thành thị.
Những tư liệu lao động - đất đai, nông cụ, dụng cụ thủ công - là những tư
liệu lao động của cá nhân, chỉ nhằm cho việc sử dụng của cá nhân, do đó
chúng nhất định phải nhỏ bé, tí hon, có hạn. Cũng chính vì thế mà thường
thường chúng thuộc về bản thân người sản xuất” 9. Như vậy, tư liệu sản
9

C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tồn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.373.


xuất cá nhân gắn với nền sản xuất nhỏ, ứng với những giai đoạn mà lực
lượng sản xuất còn ở trình độ thủ cơng với quy mơ nhỏ và phân tán. Theo
Ph.Ăngghen, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã biến những
tư liệu sản xuất nhỏ, phân tán thành những tư liệu sản xuất hùng mạnh;
biến những tư liệu sản xuất của cá nhân thành những tư liệu sản xuất xã
hội: “Thay cho guồng quay sợi, khung cửi dệt tay, búa thợ rèn là máy xe
sợi, máy dệt, búa chạy bằng hơi nước; thay cho xưởng thợ cá thể là cơng
xưởng địi hỏi lao động chung của hàng trăm, hàng nghìn cơng nhân.
Cũng như tư liệu sản xuất, bản thân sự sản xuất cũng biến đổi từ chỗ là
một loạt động tác phân tán thành một loạt động tác xã hội và sản phẩm

cũng từ sản phẩm cá nhân biến thành sản phẩm xã hội”10.
Sự phân công lao động tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng ngày càng hợp lý hơn trong nền sản xuất hiện đại. Nếu
như trước đây, khi lực lượng sản xuất cịn ở trình độ thấp, chưa phát triển,
số lượng “công nhân cổ xanh” (là những công nhân chủ yếu sử dụng sức
lực cơ bắp và thực hiện một số thao tác vận hành máy móc khi lao động)
chiếm đa số thì ngày nay, khi khoa học - công nghệ đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sản xuất, số lượng nhân lực khoa
học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất được gọi là “công nhân cổ
trắng” (là những công nhân tri thức, có trình độ cao) chiếm tỷ lệ ngày
càng cao, vượt trội hơn hẳn “công nhân cổ xanh”. Thông qua họ cùng với
những công cụ sản xuất hiện đại (vật hóa của tri thức), tri thức khoa học
đã trực tiếp đi vào dịng sản xuất. Vì vậy, ở kết quả đầu ra của lực lượng
sản xuất trước đây, hàm lượng tri thức, chất xám của người lao động
tương đối thấp thì ngày nay, hàm lượng tri thức của người lao động kết
tinh trong các sản phẩm ngày một gia tăng. Do đó, sản phẩm của lực
lượng sản xuất hiện đại thường có giá trị gia tăng rất lớn.
Bốn là, khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra sự thay đổi nhanh
10

C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.373.


chóng cơng nghệ sản xuất làm xuất hiện ngày càng nhiều những đối
tượng lao động mới. C.Mác đặc biệt đề cao vai trị của khoa học khi các
ơng phân tích lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Theo C.Mác, nền đại
công nghiệp đã đánh dấu bước phát triển về chất của lực lượng sản xuất,
trong đó khoa học đóng vai trị rất quan trọng: “Sự phát triển của hệ
thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại cơng nghiệp đã
đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều

được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có
những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt
và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp
tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích
thích”11. Trong xã hội tư bản, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ
thuật, trở thành cơ sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ
mà thơng qua đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của
lực lượng sản xuất. Ngày nay, sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ
thuật, công nghệ là một xu thế tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh chóng cần phải có sự trợ
giúp của công nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản xuất ra cơng nghệ mới
địi hỏi con người phải dựa trên những phát minh khoa học mới. Do vậy,
tính hiện đại của lực lượng sản xuất được thể hiện qua mức độ chuyển
hóa cao và trực tiếp của tri thức xã hội phổ biến thành lực lượng sản xuất
trực tiếp của nền sản xuất xã hội cùng sự đồng bộ, hiện đại của các yếu tố
trên. Nếu như trước đây, cần đến hàng chục năm hoặc vài chục năm để
ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất thì ngày nay, q trình
đó ngày càng được rút ngắn, thậm chí, với sự kết hợp của nhà khoa học
và người sản xuất, người ta có thể vừa nghiên cứu, vừa ứng dụng. Do đó,
những thành tựu khoa học - cơng nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh
chóng vào sản xuất, góp phần tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả lớn.
11

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.46, phần 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.367.


Bên cạnh đó, khoa học - cơng nghệ hiện đại cũng làm xuất hiện ngày
càng nhiều những đối tượng lao động nhân tạo có khả năng đem lại hiệu
quả kinh tế cao, ít gây tổn hại đến mơi trường sinh thái. Những đối tượng
lao động nhân tạo được tạo ra bởi công nghệ vật liệu tiên tiến. Trong nền

sản xuất hiện đại, mỗi đơn vị sản phẩm có hàm lượng tri thức ngày càng
tăng lên, hàm lượng vật liệu và năng lượng đầu vào ngày càng giảm đi
đáng kể. Do đó, tác động của khí thải trong sản xuất năng lượng sẽ ít đi,
làm giảm nguy cơ gây biến đổi khí hậu tồn cầu. Hơn nữa, việc sử dụng
cơng nghệ cao làm cho lượng chất thải của sản xuất giảm mạnh, làm giảm
tốc độ cạn kiệt tài nguyên, hơn nữa còn tiến tới triệt để tái chế chất thải,
hướng tới nền sản xuất ít hoặc khơng có chất thải. Việc áp dụng các thành
tựu mới của công nghệ sinh học sẽ hạn chế dùng phân bón hố học và
thuốc trừ sâu hóa chất, do đó làm giảm ơ nhiễm nguồn nước và suy thối
đất nơng nghiệp, bảo tồn được đa dạng sinh học, giữ được cân bằng các
hệ sinh thái …10. Có thể nói, để phát triển lực lượng sản xuất trước đây,
người lao động chủ yếu chỉ biết sử dụng, tiêu dùng những đối tượng lao
động sẵn có trong tự nhiên nên các đối tượng lao động đều có xu hướng
cạn kiệt dần nhưng lực lượng sản xuất hiện đại lại hướng đến sự tái tạo
khi tạo ra “giới tự nhiên thứ hai” thay thế dần cho “giới tự nhiên thứ
nhất”. Bằng việc sử dụng những vật liệu mới bằng công nghệ sinh học,
công nghệ nano, công nghệ năng lượng... lực lượng sản xuất hiện đại đã
tạo ra những sản phẩm tiêu hao ngày càng ít năng lượng tự nhiên, ít gây
tổn hại đến mơi trường sinh thái, góp phần quan trọng trong việc phát
triển bền vững. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật của lực lượng sản
xuất hiện đại so với lực lượng sản xuất trong những giai đoạn trước kia.
Năm là, khoa học - công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất
có tính tồn cầu hố. Nhờ sự phát triển mạnh của cơng nghệ thơng tin,
nhất là mạng internet, khoa học nói riêng và tri thức nói chung được phổ
biến nhanh chóng, hầu như tức thời (online) với nhiều sự kiện khoa học


trên tồn thế giới. Dịng tri thức, dịng cơng nghệ cùng với dịng vốn được
lưu thơng với tốc độ chưa từng có trên tồn thế giới. Người ta có thể sản
xuất từng bộ phận cấu thành của một sản phẩm ở nhiều nơi trên thế giới,

sau đó lắp ráp và lưu thông ở các nước khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao
nhất. Vì vậy, đầu ra của lực lượng sản xuất hiện đại khơng cịn là sản
phẩm riêng của lao động ở một quốc gia nữa mà là sản phẩm mang tính
tồn cầu. Do đó, lực lượng sản xuất hiện đại trở thành một yếu tố quan
trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh q trình tồn cầu hóa. Đây là đặc
điểm mới chỉ riêng có ở lực lượng sản xuất hiện đại mà lực lượng sản
xuất ở các giai đoạn trước kia chưa có hoặc mới ở trong một phạm vi hẹp.


KẾT LUẬN


×