Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SKKN thu vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.39 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): Thư viện trường học gắn liền với chất lượng giáo dục như bóng với hình. Thư viện trường học là nơi chứa đựng kho tàng kiến thức, giúp cho học sinh tiếp thu những tinh hoa văn hóa, mở rộng kiến thức phục vụ học tập. Thế nhưng, thời đại ngày nay ở nhiều trường học của các nước Châu Á và khu vực, người ta xây dựng mô hình thư viện điện tử, thì ở ta, nhiều trường học vẫn còn loay hoay thoát ra khỏi cái khái niệm "kho sách". Trên thực tế ở nước ta trong những trường có thư viện thì nhiều thư viện trong số đó cũng chưa phát huy hết tác dụng. Hoạt động của thư viện hầu như tách biệt với hoạt động dạy và tập trong nhà trường. Đó là lí do tôi trình bày SKKN này để góp phần giúp cho thư viện trường học hoạt động hiệu quả hơn, để thư viện không còn nằm bên lề hoạt động giảng dạy và học tập. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: * Phạm vi: Nghiên cứu tại trường THCS Phong Thạnh Tây B. * Đối tượng: Học sinh và giáo viên trường THCS Phong. Thạnh Tây B. 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bằng phương pháp quan sát, phong trào tổng kết kinh nghiệm, phương pháp đúc rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân.. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Sự cần thiết phải xây dựng thư viện trường học thì đã rõ. Nhưng để xây dựng thư viện đạt chuẩn và phục vụ hiệu quả nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm và tính năng động của mỗi trường học. Thực tế hiện nay có khá nhiều học sinh thờ ơ với thư viện, thậm chí có em suốt cả năm học chưa hề bước chân vào thư viện trường học. Phải chăng sách ở thư viện trường học quá nghèo nàn nên không thu hút học sinh đến với thư viện? Một trong những lí do học sinh thờ ơ với thư viện là do các em lười đọc và.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> "mê" chơi hơn đọc sách. Ngày nay, những trò chơi điện tử đã mê hoặc các em, khiến các em không còn thời gian nghĩ tới thói quen đọc sách mà đáng lẽ bất cứ học sinh phổ thông nào cũng phải đam mê. Ngoài lí do không thích thú đọc sách học sinh không có thời gian trống vì lịch học của các em luôn chật kín. Chính vì vậy để thư viện trường học phát huy hiệu quả thì ngoài số lượng đầu sách, báo, tạp chí… phong phú, cần phải có cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ chứ không đơn thuần là một người giữ kho, biết giới thiệu sách cũng như hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách, ghi chép , định hướng học sinh ở lứa tuổi nào cần đọc những loại sách gì… để dần xây dựng "văn hóa đọc" cho tuổi trẻ, trở thành thói quen không thể thiếu trong đời sống, trong nếp sinh hoạt, học tập ở nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn. a. Thuận lợi : Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên hàng năm thư viện trường vẫn nhận được một số lượng sách cấp phát nhất định. b. Khó khăn: * Thực trạng của thư viện trường học như sau : - Thư viện hiện vẫn chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng vật chất cơ bản như bàn, ghế, giá sách, phòng đọc, và đặc biệt đầu sách chưa phong phú. - Chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động trong thư viện còn hạn chế. - Học sinh ít đến với thư viện. * Nguyên nhân: - Do nhận thức về vai trò của thư viện trường học chưa đầy đủ, còn phiến diện dẫn tới sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng. - Do cán bộ phụ trách thư viện chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và đầy đủ. - Do thư viện trường học ít mở cửa, hoạt động không thường nhật, học sinh đọc sách một cách bị động. Hoạt động thư viện trường học sơ sài, chưa thu hút, hấp dẫn. Và học sinh cho rằng thư viện là của thủ thư, của giáo viên, của nhà trường không phải dành cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Một số biện pháp và kinh nghiệm bước đầu nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường học. Để thư viện không chỉ tồn tại dưới hình thức như một "kho chứa sách" cần thay đổi hình thức hoạt động để thư viện gần gũi và thân thiện với học sinh hơn. Tức là tạo ra một không gian học tập mở (với nguyên tắc bất cứ lúc nào học sinh vào thư viện cũng có thể tìm đọc sách, không bị gò bó vào khuôn mẫu như trước đây). Và : - Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện - Đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả - Hỗ trợ cho việc dạy và học tích cực - Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa thủ thư và học sinh, giáo viên- học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên và giáo viên, thủ thư và giáo viên - Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng * Có nhiều hình thức để tổ chức thư viện mở, ví dụ: - Thư viện góc lớp: Đơn giản chỉ là một giá sách, tủ sách nhỏ, thậm chí chỉ là các thùng đựng sách nhằm đảm bảo tất cả các lớp ở các khối đều có góc thư viện của lớp mình. - Thư viện ngoài trời : Không gian đọc sách là dưới những tán cây xanh, thậm chí là ở hành lang lớp học, gầm cầu thang (nếu đủ rộng). - Thư viện thường xuyên mở cửa để giờ giải lao học sinh có thể vào mượn sách. 4. Kết quả đạt được. Các em học sinh đã thích thú hơn với việc đến thư viện trường. Số lượt độc giả trong thời gian qua tăng lên đáng kể. Một số em học sinh đã có thói quen thường xuyên đến thư viện và "mê" đọc sách hơn.. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Dựa vào cơ sở lí luận thực tế cùng các biện pháp ứng dụng về cách tổ chức hoạt động thư viện, thì thư viện trường học đã phục vụ hiệu quả hơn hoạt động giảng dạy và học tập. Trên đây tôi đã cố gắng khái quát thành những bài học kinh nghiệm về công tác này. Song, đây cũng chỉ là những kinh nghiệm bước đầu còn ít ỏi, chắc chắn còn nhiều vấn đề tồn tại. Kính mong quý Lãnh đạo xem xét và có những đóng góp để SKKN của tôi hoàn thiện hơn. * Kiến nghị: Lãnh đạo các cấp, các ngành cần tăng cường cơ sở vật chất đầy đủ, hợp lý hơn. Xin chân thành cảm ơn! PTTB, ngày 27 tháng 09 năm 2013 DUYỆT CỦA BGH. Người thực hiện. Huỳnh Út Mười. MỤC LỤC.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nội dung. Trang. Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn SKKN……………………………………………………………1 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………………………….1 3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..1 Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………..1 2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………..2 3. Một số biện pháp và kinh nghiệm bước đầu nâng cao chất lượng hoạ ……....3 4. Kết quả đạt được……………………………………………………………...3 Phần III: Kết luận và kiến nghị……………………………………………….4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×