Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.39 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: Vai trị của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát
triển kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến nay
Họ và tên: Vương Thủy Quỳnh
Lớp: Anh 13 – K59
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Vinh

QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.

Khái niệm
1.1.

Khái niệm doanh nghiệp

1.2.

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân


2.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
2.1.

Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn

2.2.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

2.3.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ duy nhất một cá nhân làm chủ………………………3

2.4.

Chủ doanh nghiệp được bán và cho thuê doanh nghiệp tư nhân…………………3

2.5.

Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần và công ty TNHH….4

3. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân……………………………………………5
3.1.

Ưu điểm……………………………………………………………………………5

3.2.


Nhược điểm………………………………………………………………………….5

Chương II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN
NAY
1.

Thực trạng

2.

Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân từ năm 2006 đến nay………………………

7
2.1.

Giai đoạn 2006 -2010.................................................................................................

2.2.

Giai đoạn 2010-2018

2.3.

Giai

đoạn

2018

đến


nay……………………………………………………………..9
Chương III: VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY……………………………………………11
Chương IV: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN…………………13
1. Đối với Nhà nước……………………………………………………………………13
2. Đối với doanh nghiệp tư nhân


KẾT LUẬN…


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đang
trên đà phát triển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại hình doanh nghiệp
này đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế, trở thành động
lực quan trọng trong phát triển kinh tế nước Việt Nam.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà đổi mới mạnh mẽ để vươn tới nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự đổi mới đó, Nhà
nước vẫn giữ vai trị chủ đạo điều tiết nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đóng góp cho q trình đó là sự tham gia tích
cực của các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động với
nhiều loại hình và hình thức rất đa dạng, linh hoạt, góp phần giải quyết các
vấn đề cịn tồn đọng trong thực tiễn. Doanh nghiệp tư nhân đang dần phát
triển với phạm vi ngày càng rộng lớn trong mọi lĩnh vực như nơng nghiệp,
cơng nghiệp, thương mại,…. Loại hình doanh nghiệp tư nhân dần khẳng
định vai trị của mình trong nền kinh tế. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện với
chính sách của Nhà nước, thành phần kinh tế này đã tạo ra những tác động
vô cùng rõ rang, dứt khốt, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.

Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Vai trị của doanh nghiệp tư nhân
đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến nay” để chỉ ra những
tác động của doanh nghiệp tư nhân đến nền kinh tế Việt Nam qua các năm,
qua đó đưa ra các biện pháp góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển hơn
trong tương lai.

1


I.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1. Khái niệm
1.1. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tài sản và tên riêng, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
Ở Việt Nam hiên nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp với hình
thức kinh doanh khác nhau và doanh nghiệp tư nhân là một trong số đó.
1.2.

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra làm

chủ, quảng lý, chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản và giám sát, điều hành mọi
hoạt động của doanh nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh phổ biến, được
phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua với quy mô, mức độ khác
nhau.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

2.1. Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vơ hạn:
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký mà phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký khơng đủ.
2.2.

Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một

tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân,
pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

2


Loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm là tài sản cá nhân không tách
biệt với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân khơng đáp
ứng đủ điều kiện để được coi là pháp nhân.
2.3.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ duy nhất một cá nhân làm chủ
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư

nhân chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ.
Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp
danh của cơng ty hợp danh.
Ngồi ra, chủ doanh nghiệp tư nhân khơng được qun góp vốn thành

lập hay mua cổ phần, phần góp vốn trong cơng ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với việc điều hành và quản lý cơng ty, chủ doanh nghiệp tư nhân
có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý hoạt động công ty.
2.4.

Chủ doanh nghiệp được bán và cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 191, 192 Luật Doanh nghiệp 2020, khi có nhu cầu, chủ

doanh nghiệp tư nhân có quyền bán và cho thuê doanh nghiệp tư nhân.
Để việc bán và cho thuê doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, chủ doanh
nghiệp cần lưu ý:
- Bán doanh nghiệp:
+ Hai bên phải lập hợp đồng mua bán (không bắt buộc công chứng);
+ Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh
trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp.

3


- Cho thuê doanh nghiệp:
+ Phải lập hợp đồng cho thuê (không bắt buộc phải công chứng. Tuy
nhiên khi nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp
phải nộp bản sao hợp đồng có cơng chứng, chứng thực).
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
2.5.

Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần và công ty

TNHH
Theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ cho phép chuyển đổi

doanh nghiệp tư nhân trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH. Nếu doanh
nghiệp tư nhân muốn chuyển thành công ty cổ phần thì phải chuyển thành
cơng ty TNHH trước, sau đó chuyển đổi loại hình thành cơng ty cổ phần.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
- Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ
doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định
tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá
nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán
và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của
hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp
tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận
bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng
lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
4


Như vậy, từ 01/01/2021, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi loại
hình trực tiếp lên thành cơng ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
3. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
3.1. Ưu điểm
- Do chỉ có một chủ sở hữu, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn
toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh

nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho
người khác;
- Do chế độ trách nhiệm vơ hạn, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân
ít bị ràng buộc hơn;
- Cơ cấu tổ chức đơn giản;
- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh
nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động
vốn và hợp tác kinh doanh.
3.2. Nhược điểm
- Đây là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân;
- Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình;
- Quy mơ thường nhỏ do hạn chế vốn;
- Việc quản trị, điều hành dễ mắc sai lầm do chỉ có một người ra quyết
định;
- Các doanh nghiệp tư nhân chưa thật sự quan tâm đến môi trường;
- Nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu trách nhiệm với Nhà nước và
người lao động;
5


II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
1. Thực trạng
Trong nền kinh tế những năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân đã trở thành
một bộ phận có đóng quan trọng trong việc mở rộng nền kinh tế định hướng xã
hội chủ nghĩa, góp phần tăng ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống xã hội.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã có đóng góp vơ cùng lớn lao, tham gia vào đầu

tư, xây dựng các cơng trình lớn, tạo điều kiện thay đổi đáng kể diện mạo nước
nhà.
Tuy nhiên, có một thực tế là, dù số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam ngày càng nhiều nhưng đóng góp chủ yếu vẫn đến từ số ít các doanh
nghiệp tư nhân lớn mà chưa phải đến từ sự phát triển, đóng góp đồng đều của cả
nhóm doanh nghiệp tư nhân. Lí do là bởi đa phần các doanh nghiệp tư nhân này
vẫn là các doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ nguồn vốn đầu tư cũng như năng lực để
mở rộng quy mô hoạt động.
Việc doanh nghiệp tư nhân chưa thể phát triển lớn mạnh cũng là do tư
duy kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó. Họ chưa chú trọng đổi mới sáng
tạo, chưa đầu tư vào công nghệ hiện đại và không thật sự chú trọng vào chất
lượng nguồn nhân lực. Môi trường kinh doanh thiếu thuận lợi cũng là một trở
ngại, ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, dù trải qua rất nhiều thăng trầm,
doanh nghiệp tư nhân đã để lại rất nhiều thành tựu cho nền kinh tế Việt Nam.

2. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân từ năm 2006 đến nay
6


2.1.

Giai đoạn 2006 – 2010

Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, quy mô hoạt động, các doanh
nghiệp tư nhân nhỏ và vừa đã có đóng góp to lớn trong việc tăng trưởng,
thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung và phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói
riêng.
Cụ thể, trong khoảng từ 2005 – 2007, tỷ trọng doanh thu của các
doanh nghiệp tư nhân có chiều hướng tăng, từ 11% năm 2005 lên 13% năm

2007.
Năm 2007, Công ty Việt Nam Report đã bình chọn ra Top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam. Trong 500 doanh nghiệp đó có sự xuất hiện của
103 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 21% tổng số các doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam. Các doanh nghiệp tư nhân này hoạt động kinh doanh, sản xuất với
các ngành nghề đa dạng. Cũng trong năm này, các doanh nghiệp tư nhân
trong danh sách này đã đóng góp trực tiếp cho ngân hàng trên 10.000 tỷ
đồng, thu hút được hơn 100.000 lao động.
Năm 2008, doanh nghiệp tư nhân cùng với Công ty TNHH đã chiếm
khoảng 80% tổng số doanh nghiệp trong cả nước.
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân đã có tác động vơ cùng mạnh
mẽ, tích cực đến khu vực kinh tế tư nhân. GDP của khu vực kinh tế tư nhân
trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 45,6% tổng GDP năm 2006
đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo
ra 50,2% việc làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực
này đạt trên 10%, cao hơn của cả nền kinh tế ở giai đoạn 2006 – 2010.
Các doanh nghiệp tư nhân có vai trị quan trọng trong phát triển kinh
tế và giải quyết lao động xã hội, đóng góp 48% vào GDP năm 2010.
Mặc dù doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhanh với hơn 500.000
đơn vị được thành lập trong giai đoạn 2006 – 2010, những nhà đầu tư của
7


các doanh nghiệp này mới chỉ tập trung ở việc xây dựng chính sách. Các
doanh nghiệp tư nhân cần sự trợ giúp thiết thực và hiệu quả hơn để có thể
phát triển ngày càng lớn mạnh.
2.2.

Giai đoạn 2010 – 2018


Từ năm 2010 – 2018, tỷ trọng giá trị trong GDP của khối doanh
nghiệp tư nhân tuy có tăng nhưng vẫn khơng vượt q 10% GDP của thời kì
trước mà dừng ở mức GDP 9,1%.
Xu hướng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP thời gian
này có chiều hướng giảm nhẹ, từ 45% giai đoạn 2010-2012 giảm xuống cịn
trung bình 42% giai đoạn 2012-2018.
Năm 2001, số doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và lớn (sử dụng từ
100 lao động trở lên) chiếm 6% nhưng đến năm 2013 chỉ còn 3%. Năng suất
lao động của các doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm vừa và lớn thậm chí cịn
thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp tư nhân trong GDP chỉ tăng 2,2 điểm
phần trăm trong giai đoạn 2010 – 2018. Điều này một phần là do trong số
doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, chưa tới 80% có kết quả sản xuất
kinh doanh (năm 2017 là 77%, năm 2018 là 78%).
Doanh nghiệp tư nhân vẫn là khu vực dễ gặp nhiều thiệt hại hơn so
với các loại hình doanh nghiệp khác. Số doanh nghiệp giải thể trong giai
đoạn này khá lớn. Bình quân 60 – 80 nghìn doanh nghiệp giải thể mỗi năm;
năm 2018, số lượng doanh nghiệp tư nhân giải thể là hơn 90 nghìn.
Doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ và chưa
có tác động mạnh mẽ vào khu vực kinh tế tư nhân và nền kinh tế nói chung
của Việt Nam trong giai đoạn này.
2.3.

Giai đoạn 2018 đến nay

8


Cuối năm 2018, Bảng xếp hạng TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam được nghiên cứu và công bố. Bảng xếp hạng ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng

kép hàng năm doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam tăng đáng kể theo
thời gian, trong đó năm ngành đứng đầu đóng góp về doanh thu trong năm
2018 là Tài chính, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; Xây dựng, vật liệu xây
dựng, bất động sản; Thép và Viễn thông, tin học, công nghệ thông tin. Riêng
năm ngành này đã chiếm 64,4% doanh thu và 75,5% lợi nhuận sau thuế của
các doanh nghiệp tư nhân. Các nhóm ngành nghề cũng có những biểu hiện
chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ doanh nghiệp lớn trong bảng xếp hạng nhóm
ngành Dịch vụ và Cơng nghiệp tăng đáng kể, hai nhóm ngành này chiếm
98,4% doanh thu năm 2018.
Đến năm 2019, theo Sách trắng Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân trong
nước tạo ra khoảng 42% GDP, đóng góp khoảng 30% thu ngân sách Nhà
nước. Đây là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp tư nhân trong tìm kiếm thị
trường, tạo thời cơ cho doanh nghiệp phát triển, tạo ra diện mạo mới cho nền
kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát, bắt nguồn
từ Vũ Hán, Trung Quốc và lan nhanh ra phạm vi tồn cầu từ đầu năm 2020.
Việt Nam có trường hợp mắc bệnh đầu tiên vào tháng 1 năm 2020. Kể từ đó
đến nay, trải qua bốn lần bùng phát nghiêm trọng, Nhà nước Việt Nam đã cơ
bản kiểm soát được dịch COVID-19 nhưng tác động của nó đến nền kinh tế,
nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân còn khá nặng nề. Đại dịch làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới một số ngành nghề (du lịch, may mặc, hàng không,
…); làm các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận khách hàng, làm gián
đoạn việc xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp; các doanh nghiệp phải cắt
giảm lao động, nhân cơng; cộng thêm nhiều chi phí nảy sinh làm cho năng
suất lao động, sản xuất suy giảm đáng kể. Thậm chí làm cho nhiều doanh
9


nghiệp tư nhân phải dừng hoạt động, đứng trước bờ vực phá sản bởi thị
trường cầu giảm đột ngột. Một số doanh nghiệp phải trì hỗn tiến độ đầu tư

hay hủy bỏ các dự án dự định thực hiện.
COVID-19 đã gây ra những gián đoạn và thách thức chưa từng có với
doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Khả năng khôi phục và vươn lên sau
đại dịch là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tương lai không chỉ bản thân
doanh nghiệp mà cịn những người đang trơng cậy vào doanh nghiệp. Đại
dịch COVID đã gây ra những tổn thất nặng nề, nhưng đây cũng chính là thời
điểm các doanh nghiệp tư nhân cần đoàn kết, hợp sức cùng cố gắng vượt
qua.
Sau quãng thời gian điêu đứng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi
phục, doanh nghiệp tư nhân nên tận dụng tốt những bài học đã rút ra từ
khủng hoảng để trở thành đòn bẩy giúp doanh nghiệp tư nhân tăng lợi thế
cạnh tranh, phát triển trong tương lai.

10


III. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT
NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
Doanh nghiệp tư nhân đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách để đạt
được sự phát triển lớn mạnh và thành cơng, dần khẳng định vị trí của mình
trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân có một vai trị vô cùng quan
trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Tham gia vào các hoạt động kinh tế với tư cách một chủ thể kinh
doanh độc lập, được nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Phát huy được quyền tự do kinh doanh của cá nhân cơng dân, khuyến
khích nền kinh tế phát triển một cách tích cực;
- Góp phần trong phát triển quy mơ, mở rộng nền kinh tế, giúp khám

phá, phát huy tài năng của các doanh nghiệp trong việc kinh doanh;
- Việc số lượng doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng lên chứng minh
rằng mọi cơng dân đều có quyền tự do kinh doanh những loại hình,
ngành nghề mà pháp luật khơng cấm;
- Cung cấp lượng cơng ăn việc làm lớn, góp phần tích cực trong cơng
tác xóa đói giảm nghèo;
- Cung cấp cho xã hội lượng hàng hóa phong phú, đa dạng
Như vậy, ta có thể khẳng định, doanh nghiệp tư nhân đã có những
đóng góp vơ cùng quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt
Nam. Trải qua quá trình hoạt động, phát triển đặc biệt từ năm 2006 đến nay,
thành phần doanh nghiệp tư nhân đã tạo động lực làm giàu cho xã hội bằng
cách huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng
suất của xã hội, tạo việc làm, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động,
11


tăng của cải vật chất, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể kinh tế,
tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Những thành quả mà doanh nghiệp tư nhân mang lại cũng khẳng định
sự tồn tại, phát triển của loại hình kinh tế này là tất yếu khách quan trong
nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cơng nhận loại hình
doanh nghiệp tư nhân là một việc làm đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn. Chính doanh nghiệp tư nhân đã khơi dậy, phát huy những tiềm
năng chưa được khám phá của chủ thể doanh nghiệp và đưa những tiềm
năng đó vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

12


IV. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

TƯ NHÂN
Để doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực sự trở
thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế, cần có các biện pháp cụ
thể như sau:
1. Đối với Nhà nước
- Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách Nhà nước về phát
triển kinh tế tư nhân;
- Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp tư nhân;
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế;
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân;
2. Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh;
- Áp dụng mơ hình kinh doanh bền vững, ứng dụng khoa học công
nghệ sản xuất hiện đại, bảo vệ môi trường;
- Thúc đẩy sức sáng tạo, thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ của Nhà
nước;
- Nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực
quản trị doanh nghiệp;
- Cần cơ cấu lại doanh nghiệp và phát triển hiệu quả tài chính;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ góp phần giảm thiểu rủi ro,
tổn thất cũng như ổn định việc kinh doanh và đời sống của doanh
nghiệp và người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

13



Từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp tư nhân đã có những phát triển
nhất định, góp phần vào tăng trưởng, phát triển nền kinh tế định hướng xã
hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu mà doanh nghiệp tư nhân đã gặt
hái được, các doanh nghiệp cũng gặp vô vàn khó khăn, trắc trở để có thể
khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp
tư nhân được thể hiện chủ yếu ở việc tăng trưởng GDP, tăng tỷ trọng doanh
thu nhưng vẫn còn các doanh nghiệp tư nhân giải thể do khơng có đủ vốn
đầu tư hay việc kinh doanh gặp trục trặc.
Do đó, trong thời gian tới đây, để phát huy thế mạnh của doanh nghiệp
tư nhân, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách nhằm hỗ trợ cho
doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, chính bản thân doanh nghiệp cũng cần
có sự đổi mới, hồn thiện mình cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng nỗ lực nâng cao năng suất lao
động; nâng cao hiệu quả, chất lượng trong kinh doanh; đảm bảo sự uy tín, có
chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho
người tiêu dùng và vì lợi ích chung của nền kinh tế đất nước Việt Nam.

14



×