Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận Bản chất chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản và giá trị của học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế tri thức hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.67 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: Bản chất chiếm đoạt giá trị thặng dư của
chủ nghĩa tư bản và giá trị của học thuyết giá trị thặng dư
trong nền kinh tế tri thức hiện nay
Họ và tên: Lê Đức Thuận
Khóa K59
Chuyên ngành: Kế tốn kiểm tốn
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồng Văn Vinh

Quảng Ninh – THÁNG 6 NĂM 2021

MỤC LỤ


LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
Chương I: Bản chất chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản......2
1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư.................................................................2
1.2. Phương pháp thu giá trị thặng dư của tư bản............................................3
1.2.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối...................................................................3
1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối...............................4
1.2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch............................6
1.3. Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản......................................................6
Chương II: Vận dụng giá trị thặng dư vào nền kinh tế tri thức hiện nay....8
2.1. Tổng quan về nền kinh tế tri thức.............................................................8
2.1.1. Nền kinh tế tri thức ở Việt Nam........................................................9
2.2. Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào nền kinh tế tri thức..............10
Kết luận..............................................................................................................13




LỜI NĨI ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản vốn giàu có và đầy sức mạnh. Điều đó có được do đâu
mà ra? Nếu trước đây chưa có sự xuất hiện những học thuyết của Các Mác thì
lí giải là một điều rất khó khăn mà đơi khi là nhiều nhà triết gia muốn giấu
nhẹm đi cái bản chất của chủ nghĩa tư bản.Nhưng đến Các Mác thì ơng đã lý
giải "hịn đá tảng" trong con đường làm sáng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa
tư bản với học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư có những
điều rất hay mà càng phân tích ta càng thấy rõ sự vượt bậc của tư tưởng Mác.
Thêm vào đó,đã rất nhiều thế kỉ trôi qua từ khi học thuyết giá trị thặng dư của
Mác ra đời nhưng nó vẫn đúng với mọi nền kinh tế và đến nay giá trị vẫn còn
nguyên vẹn. Điều này khiến em rất tò mò và muốn đi sâu vào phân tích ,vì thế
mà em đã lựa chọn đề tài :"Bản chất chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ
nghĩa tư bản và giá trị của học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế tri
thức"

1


Chương I: Bản chất chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản
1.1.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Học thuyết giá trị thặng dư được coi là một trong những đóng góp lớn lao
của Các Mác với lịch sử loài người. Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành
trên cơ sở phát hiện ra hai tính chất cơ bản của lao động sản xuất hàng hóa là:
lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Vậy giá trị thặng dư do đâu mà có?

Nguồn gốc giá trị thặng dư sẽ được lý giải bắt đầu từ mâu thuẫn của cơng
thức chung của tư bản: T-H-T’ trong đó T’= T+ T. Như vậy trong công thức
chung của tư bản đã xuất hiện lượng tiền dôi ra là T. T này được tạo ra bởi tư
bản khi phát hiện ra hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động.Khi sức lao
động trở thành hàng hóa thì xuất hiện thêm khái niệm là tiền công: là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động,là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tiền
cơng mang hình thái biểu hiện của tư bản và cùng với nó là mới quan hệ sản
xuất tư bản giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê.Nhà tư bản đưa vào một
lượng đầu vào trong q trình sản xuất sức lao động của cơng nhân làm thuê đã
tạo ra một lượng lớn hơn lượng ban đầu và nhà tư bản chiếm dụng phần dôi ra
đó.Như vậy thì nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là việc tư bản đã phát hiện
ra loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động.
Ví dụ về giá trị thặng dư như sau:
Giả định sản xuất 10kg sợi cần 10kg bông , giá 10kg bông là 10 đơ. Cơng nhân
lao động 6h và hao mịn máy móc là 2h để tạo sợi thành bơng.Giá trị sức lao
động trong 1 ngày của công nhân là 3 đô: trong 1 giờ người công nhân sẽ tạo ra
0.5 đô.
Nếu như quá trình lao động kéo dài đến điểm mà ở đó bù đắp được giá trị lao
động là 6h thì giá trị thặng dư chưa được tạo ra.Trong thực tế thì tất nhiên sẽ
khơng dừng lại ở đó, khi mua sức lao động các nhà tư bản đã tính tốnlàm sao
để tạo ra lượng dơi ra để thu về cho mình.Việc sử dụng sức lao động trong ngày
thuộc về tư bản và tư bản sẽ sử dụng sức lao động để đạt được mục đích của
mình. Chẳng hạn tư bản bắt công nhân lao động 1 ngày:
2


Chi phí sản xuất
- Tiền mua bơng là 20 đơ la

Giá trị của sản phẩm mới

- Giá trị bông chuyển vào sợi là 20 đơ

- Hao phí máy móc là 4 đô la

la

-Tiền mua sức lao động trong 1 ngày - Giá trị máy móc chuyển vào sợi là 4
là 3 đô la

đô
-Giá trị công nhân tạo ra trong 12 h



Tổng 27 đô

lao động là 6 đô la


Tổng 30 đô la
Như vậy so với 27 đơ la thì giá trị tạo ra là 30 đơ la,dư ra 3 đơ la.Đây
chính là phần giá trị thặng dư mà tư bản có được.
Từ đó khái niệm giá trị thặng dư được hiểu là giá trị mới dơi ra ngồi giá
trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị tư bản chiếm không.
1.2.

Phương pháp thu giá trị thặng dư của tư bản

1.2.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối
Khái niệm: giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra do kéo dài ngày lao động

trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Phương pháp này được sử dụng trong thời kì đầu của tư bản khi mà kĩ
thuật thấp, tư tưởng chưa tiến bộ như sau này.Các nhà tư bản chỉ có phương
pháp kéo dài thời gian lao động một ngày của các công nhân.
Giả sử một ngày lao động 8h trong đó 4h là thời gian lao động tất yếu, 4h
là thời gian lao động thặng dư
4h thời gian lao động cần thiết

4h thời gian lao động thặng dư

Tỉ suất thặng dư trong trường hợp này: m’= x 100%= 100%
Khi các nhà tư bản áp dụng phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối thì họ đã tăng
giờ lao động của cơng nhân ví dụ như sau: kéo dài thời gian lao động thêm 2h
mà vẫn giữ nguyên 4h thời gian lao động cần thiết.
4h thời gian lao động cần thiết

6h thời gian lao động thặng dư

Tỉ suất thặng dư khi tư bản tăng thời gian lao động của công nhân:
m’= x100%=150%
3


Rõ ràng khi kéo dài thời gian lao động trong khi thời gian lao động cần
thiết khơng đổi thì đã tạo ra tỉ suất thặng dư mới lớn hơn tỉ suất thặng dư cũ.
Tuy nhiên, phương pháp tăng giá trị thặng dư tuyệt đối này của tư bản bị
vấp phải một hạn chế đó là: thời gian trong ngày có hạn và thể chất,tinh thân của
người lao động cũng có giới hạn.Nếu cứ kéo dài giờ lao động thị người lao động
sẽ bị kiệt quệ sức lực khi khơng có thời gian nghỉ ngơi dành cho chính mình, là
thời gian dành cho gia đình hoặc nhu cầu khác.Vì vậy mặc dù các nhà tư bản

muốn tạo giá trị thặng dư theo phương pháp kéo dài thời gian này nhưng bị phản
đối bởi công nhân
Trong phạm vi giới hạn thời gian, độ dài của ngày lao động là một đại
lượng không cố định tuy nhiên nó phải đảm bảo: thời gian lao động cần thiết <
thời gian lao động < 24h.Và cuối cùng thời gian lao động được các cơng nhân
địi lại là chỉ 8h/ngày.
1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Phương pháp này ra đời vào thời kì sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển
hơn.Việc hạn chế về thời gian của phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và sự
phát triển hơn của kĩ thuật,công nghiệp cơ khí làm cho năng suất lao động tăng
lên.Các nhà tư bản đã nghĩ tới việc bóc lột năng suất lao động để tạo giá trị
thặng dư thay vì tăng thời gian như phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối:thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài
ngày lao động không thay đổi.
Giả sử một ngày lao động là 8h trong đó thời gian lao động cần thiết là 4h,
thời gian lao động thặng dư là 4h:
4h thời gian lao động cần thiết

4h thời gian lao động thặng dư

Tỉ suất giá trị thặng dư: m’= x100=100%
Trong trường hợp ngày lao động không đổi nhưng chỉ cần 3h lao động cần thiết
công nhân đã tạo ra được lượng giá trị mới bằng giá trị lao động của mình.Do đó
4


thời gian lao động sẽ được phân bổ: 3h thời gian lao động cầm thiết, 5h thời gian
lao động thặng dư.
3h lao động cần thiết


5h thời gian lao động thặng dư

Tỉ suất giá trị thặng dư: m’= x100%= 166%
Rõ ràng tỉ suất thặng dư đã tăng lên
Nhưng làm thế nào để giảm thời gian lao động cần thiết? Tăng năng suất
lao động sẽ trả lời cho câu hỏi này.Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá
trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức
lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh
hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng năng suất lao động
trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội.
Hai phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được các nhà tư
bản sử dụng kết hợp để nâng cao khả năng bóc lột cơng nhân làm th.Dưới chủ
nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc khơng phải là để giảm nhẹ cường độ lao
động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày
nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới
hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ
bắp.
1.2.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch:
Là phần giá trị thặng dư thu thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hóa
nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình
thức biến tứơng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và
giá trị thặng dư tương đối dều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù
một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng
năng suất lao động xã hội).
5



Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản
xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám
giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu
được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối

Phương pháp giá trị thặng dư siêu ngạch

- Do tăng NSLĐ XH;
- Toàn bộ các nhà TB thu;
- Biểu hiện quan hệ giữa công nhân và tư
bản.

- Do tăng NSLĐ cá biệt;
- Từng nhà TB thu;
- Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư
bản, tư bản với tư bản

Dù là phương pháp nào thì mục tiêu nhất quán của nhà tư bản là tạo ra giá
trị thặng dư bằng việc bóc lột cơng nhân làm th
1.3.

Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, vì: Quy luật này khơng những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ phương thức
mà các nhà tư bản sử dụng để kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động và
tăng năng suất lao động để tăng cường bóc lột cơng nhân làm th.

Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Quy luật này quyết định tồn bộ q trình phát sinh, phát triển của chủ
nghĩa tư bản, đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản và
nói chung toàn bộ mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn
đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua bán
các hàng hóa thơng thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua vừa bán” đó
là sự bóc lột tinh vi của nhà tư bản đối với người cơng nhân. Do đó, “sản xuất
6


giá trị thặng dư” chỉ là sự bóc lột lao động không công của công nhân một cách
tinh vi của nhà tư bản.

7


Chương II: Vận dụng giá trị thặng dư vào nền kinh tế tri thức
hiện nay.
1.

Tổng quan về nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là một khái niệm ra đời lần đầu tiên vào năm 1960 khi

công nghệ thơng tin tồn cầu phát triển mạnh mẽ. Nó nhấn mạnh vào một dạng
kinh tế mà trong đó lấy tri thức làm cốt lõi. Theo tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) định nghĩa: "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng,

tạo của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế".
Định nghĩa này cho thấy rằng, nền kinh tế tri thức là cấu trúc của nền kinh tế
mới,quan hệ kinh tế mới.Trong đó cơ sở căn bản để phát triển nền kinh tế này là
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cũng chính cơng nghệ thơng tin
trong định nghĩa của kinh tế tri thức là cơ sở để có những kiểu kinh tế như: kinh
tế số, kinh tế mạng,..
Kinh tế số có những đặc điểm sau:
 Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp;
cơ cấu nền kinh tế tri thức có sự biến đổi sâu sắc theo hướng các ngành
kinh tế dựa vào tri thức ngày càng tăng và chiếm ưu thế; công nghệ thông
tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực; nguồn nhân lực nhanh
chóng được tri thức hố; mọi hoạt động trong nền kinh tế tri thức đều liên
quan đến vấn đề tồn cầu hố kinh tế.
 Đáp ứng các tiêu chí: cơ cấu GDP hơn 70% có sự đóng góp của ngành sản
xuất dịch vụ và cơng nghệ cao; cơ cấu giá trị gia tăng do hơn 70% lao
động trí óc mang lại; cơ cấu lao động hơn 70% là công nhân tri thức; cơ
cấu tư bản hơn 70% là yếu tố con người.
Nói tóm lại kinh tế tri thức cốt lõi là công nghệ thông tin, đề cao các yếu tố phi
vật chất như: tri thức, sức sáng tạo của con người.Nó là sự kết hợp của bộ óc con
người và cơng cụ mạng thơng tin tồn cầu.

8


1. Nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam mang đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.Cùng với xu thế của thế giới, kinh tế tri thức bắt đầu
được chú ý và có bước phát triển tại Việt Nam:
 TPHCM đã hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội
ngũ trí thức đơng đảo, đơ thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm

khởi nghiệp sáng tạo, các tập đồn lớn về cơng nghệ, các trung tâm
nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G.
 TPHCM thành lập và phát triển chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung,
Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm ươm
tạo chun về trí tuệ nhân tạo, Cơng viên Khoa học và công nghệ tại Khu
Công nghệ cao, Viện Khoa học và Cơng nghệ tính tốn… Riêng Khu
Cơng nghệ cao đến nay đã thu hút 162 dự án với tổng mức đầu tư hơn
7,65 tỷ USD, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt hơn
20 tỷ USD, năng suất lao động bình quân gấp 20 lần bình quân của Thành
phố và hơn 60 lần bình quân cả nước, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia
mạnh về công nghệ như Intel, Samsung, Nidec…
 TPHCM là địa phương đầu tiên ban hành Chương trình chuyển đổi số
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.
Có thể nói đó là những bước đầu đạt được trong việc tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam
Tuy nhiên cho đến nay khi các nước trên thế giới đã và đang phát triển
mạnh kinh tế tri thức thì Việt Nam mơi sở bước tiếp cận và cónhiều khó khăn:
Nền kinh tế về cơ bản vẫn là kinh tế gia công, bán tài nguyên, nhập công nghệ
mà phần lớn là cơng nghệ cũ từ nước ngồi, chưa phát huy được năng lực
KH&CN của quốc gia:
 Trong tổng giá trị xuất khẩu, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao chiếm chưa
đến 5%; trong FDI, công nghệ mới cũng chỉ chiếm khoảng 5%. Thế giới
coi FDI là kênh chuyển giao tri thức, nhưng ở ta thì chuyển giao tri thức
rất ít, mà chủ yếu là thuê đất đai, nhân công rẻ, sử dụng cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ với nhiều ưu đãi.
9


 Theo báo cáo về Chỉ số đổi mới toàn cầu (The Global Innovation Index GII), do WIPO, Đại học Cornell (Mỹ) và Viện INSEAD hợp tác thực hiện
hàng năm từ năm 2009, năm 2011 Việt Nam đứng thứ 51/125 nước; đến

năm 2012 tụt sâu xuống thứ 76/141 nước. Năm 2013, Việt Nam vẫn chỉ
giữ nguyên vị trí thứ 76 và xếp thứ 5 trong khối các nước ASEAN. Đó chỉ
là nói về năng lực khoa học và cơng nghệ.
 Tình trạng chảy máu chất xám cũng là một vấn đề cản trở phát triển kinh
tế tri thức ở Việt Nam.
Như vậy kinh tế tri thức đã được Việt Nam tiếp cận và có những thành tựu đáng
kể tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều những khó khăn để phát triển mạnh mẽ.
2.

Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức như đã trình bày ở trên là mới xuất hiện kể từ khi có

sự phát triển của cơng nghệ thơng tin.Cịn học thuyết gia trị thặng dư là một
trong ba công trinhg vĩ đại của Các Mác đã xuất hiện từ rất lâu trong tư tưởng
của laoì người.Thế nhưng tầm nhìn của Mác vượt thợi đại khi mà đến nay thì
học thuyết giá trị thặng dư vẫn đúng vẫn là kim chỉ nam cho nhiều lĩnh vực.Đặc
biệt kinh tế tri thức là một phạm trù mới nhưng học thuyết giá trị thặng dư vẫn
có giá trị đối với kinh tế tri thức.Cụ thể ở những điểm sau
Thứ nhất, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi
Chủ nghĩa tư bản ngày nay có thể coi là rất phát triển, luôn là người tiên phong
trong lĩnh vực khoa học công nghệ và cũng là những người mở đường của nền
kinh tế tri thức.chủ nghĩa tư bản ngày nay khơng cịn bộc lộ ra ngồi bản chất
bóc lột của mình nữa mà đã có sự thay đổi phù hợp hơn với thời đại.Tiêu biểu là
việc người lao động được đóng góp vào các vị trí quản lí trong doanh nghiệp,
được phép sở hữu về tư liệu sản xuất.Người lao động có những đóng góp khơng
chỉ là sức lao động chân tay nữa mà hơn thế là những sáng kiến vượt bậc,mang
tính đột phá và sáng tạo.Mối quan hệ của tư bản và người lao động có vẻ như đã
được cải thiên
Tuy nhiên nó chỉ là vỏ bọc bên ngồi cong bản chất của tư bản vẫn không hề
thay đổi, được trá hình ở mức có thể tạm gọi là tinh vi hơn.người lao động có

quyền sở hữu tư liệu sản xuất( tạm gọi là cổ đông) nhưng sở hữu bao nhiêu
10


chính là vấn đề. Giả sử tư liệu sản xuất là 100% thì tư bản chiếm 99% cịn 1%
cịn lại là chia cho người lao động, 1% cũng được gọi là sở hữu, là cổ đông. Khi
được sở hữu tức là người lao động cảm thấy mình có quyền thì đi liền với nó là
trách nhiệm.Họ nghĩ rằng cơng sức lao động giờ đây không phải cho tư bản nữa
mà là vì bản thân họ.Do đó mà hiệu quả tăng lên, năng suất lao động cũng
tăng,và tư bản vẫn bóc lột trá hình được giá trị thặng dư mà cơng nhân tạo
ra.Thậm trí cịn bóc lột được nhiều hơn trước.Một cách làm hữu hiệu , khôn
khéo mà như tục ngữ Việt Nam là “ thả con cá săn sắt, bắt con cá rô ’’. Những
người lao động ở đây là người có tri thức và trình độ,chính họ đóng góp vào
kinh tế tri thức.Nhà tư bản hiện nay đầu tư vào trình độ cho người lao động
nhưng thực chất của việc đầu tư đó là để đổi lấy phần giá trị thặng dư .Nếu thời
xưa là giá trị thặng dư là sức lao động chân tay thì đói với kinh tế tri thức như
ngày nay nó là chất xám của người lao động th mà hơn thế cịn xóa bỏ sự đối
kháng tốn tại bấy lâu của gia cấp này.
Thứ hai, giá trị thặng dư siêu ngạch – biểu hiện đơn sơ của nền kinh tế có
sự đóng góp của khoa học kĩ thuật( kinh tế tri thức ngày nay)
Như đã nói, giá trị thặng dư siêu ngạch đề cập đến việc áp dụng phương pháp
sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm
giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó
thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Phương pháp sản xuất tốt nhất nhắc trong giá trị thặng dư siêu ngạch cho đến
thời điểm này ở trên thế giới chính là khoa học công nghệ và sức sáng tạo vô
hạn của con người. Đó cũng địng thời là hai nhân tố cốt lõi của nền kinh tế tri
thức.Chuyển đổi nền kinh tế từ công nghiệp sang nền kinh tế tri thức không làm
mất đi giá trị của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác mà thậm chí, mục tiêu
của các nhà tư bản khi chuyển đối tượng kinh tế sang đầu tư các loại hàng hóa

chiếm hàm lượng tri thức cao cũng đều phục vụ nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng
dư và lợi nhuận siêu ngạch.

11


Thứ ba, những phan tích về lý luận cơ bản của học thuyết giá trị nói chung
và đặc biệt là giá trị thặng dư siêu ngạch nói riêng là cơ sở để Việt Nam phát
triển kinh tế tri thức.
Tại Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam” (Hà Nội, ngày 31/3/2015) các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Việt Nam
cần ưu tiên phát triển nền kinh tế tri thức như một điều kiện sống còn trong thế
giới đang vận động rất mau lẹ. Kinh tế tri thức còn là điều kiện để Việt Nam tồn
tại, cạnh tranh và thoát khỏi cái rốn nghèo của khu vực vốn đeo đuổi bấy lâu.
Việt Nam chưa có nền kinh tế tri thức hay cụ thể hơn là chỉ một vài doanh
nghiệp, ngành đã và đang đi sâu vào kinh tế tri thức bằng cách đi tắt đón đầu và
ngang bằng với trình độ của thế giới, như: điện tử viễn thơng, hóa dược và vật
liệu xây dựng”.
Học thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử phản ánh mâu thuẫn
cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong chủ nghĩa tư bản, vạch rõ
tính tất yếu của sự ra đời một xã hội mới thay thế cho chủ nghĩa tư bản. Ở Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, học thuyết này có ý
nghĩa hiện thực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế hướng đến nền kinh tế tri
thức. Cần vận dụng học thuyết một cách thông minh, sáng tạo nhưng đảm bảo
tính khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Việt Nam cần đầu tư cho khoa học công nghệ và giá dục
hiệu quả.Sở dĩ nói đến giáo dục vì chỉ có khi giáo dục đúng thì con người mới
có thể có mơi trường ni dưỡng, phát huy sức sáng tạo. Hơn thế nữa, Việt Nam
là quốc gia đang phát triển, để có bước nhảy vọt thì đi tắt đón đầu trong cơng
nghệ là rất cần thiết. Với bản tính ham học của người Việt, việc học tập chịu khó

tìm tịi và ứng dụng chuyển giao cơng nghệ của các nước tiên tiên là điều mà
chúng ta hồn tồn có thể hi vọng để phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam.

12


Kết luận
Như vậy thì việc phân tích học thuyết giá trị thặng dư chính là một trong
những cách chỉ rõ bản chất bóc lột chiếm đoạt của chủ nghĩa tư bản.Chính giá trị
thặng dư được tạo ra từ hàng hóa sức lao động lí giải cho mẫu thuẫn trong cơng
thức chung của tư bản.Phải khẳng định, tư tưởng của Mác là một cái nhìn vượt
thời đại.Tư tưởng ấy khơng chỉ vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản điều mà
các nhà tư tưởng trước chưa thể lí giải mà còn đúng đắn tới tận thời đại ngày
nay.Kinh tế tri thức là một phạm trù mới của thế giới hiện đại nhưng khi soi xét
vào học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác thì giá trị của học thuyết vẫn đúng
với nền kinh tế tri thức.Bản chất tư bản không đổi và để tạo ra giá trị thặng dư
nhiều hơn thì phải áp dụng phương pháp sản xuất tối ưu nhất: khoa học công
nghệ và sức sáng tạo của con người.
Trên đây là bài tiểu luận của em trình bày về: :"Bản chất chiếm đoạt giá trị
thặng dư của chủ nghĩa tư bản và giá trị của học thuyết giá trị thặng dư
trong nền kinh tế tri thức".Do còn nhiều hạn chế về kiến thức,nên bài tiểu
luận của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong thầy cơ và các
bạn đóng góp bổ sung để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.Em xin cảm ơn!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

2. Tạp chí cơng thương: />3. Tài liệu của tailieu123.doc
4. Trang báo điện tự kinh doanh và kinh tế Cafebiz.vn
5. Báo chính phủ gov.vn
6. Đỗ Lộc Diệp, (2003), Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học
7.

xã hội, Hà Nội
Và một số tài liệu tham khảo khác

14



×