Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm bảo long sở giao dịch miền bắc luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 65 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------

BÙI THỊ LINH GIANG
Lớp : CQ54/03.03

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BẢO LONG SỞ GIAO DỊCH MIỀN BẮC

Chuyên ngành: Tài chính Bảo hiểm
Mã số

: 03

Giáo viên hướng dẫn: THS. Đoàn Thị Thu Hương

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực , xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Người cam đoan
BÙI THỊ LINH GIANG

i




Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ............................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM TRONG KINH

DOANH BẢO HIỂM ..................................................................................... 4
1.1.

Tổng quan về sản phẩm trong kinh doanh bảo hiểm ........................... 4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm .................................. 4
1.1.2. Các nhóm sản phẩm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ

........................................................................................................... 6

1.2.

Mối quan hệ giữa việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm và năng lực


cạnh tranh ..................................................................................................... 11
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu hoàn thiện sản phẩm của các
doanh nghiệp bảo hiểm................................................................................. 11
1.2.2. Mối quan hệ giữa việc hoàn thiện sản phẩm với năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ...................................................... 13
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM

BẢO LONG - SỞ GIAO DỊCH MIỀN BẮC

GIAI ĐOẠN 2017-2019 ............................................................................... 18
2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch
miền Bắc ...................................................................................................... 18
2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh bảo hiểm của Tổng Công ty
Cổ phần Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc ................................................. 20
2.3. Hệ thống sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở
giao dịch miền Bắc ....................................................................................... 23

SV : Bùi Thị Linh Giang

ii

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính


2.3.1. Sản phẩm dành cho doanh nghiệp ....................................................... 24
2.3.2. Sản phẩm dành cho cá nhân ................................................................ 35
2.4. Đánh giá chung về hệ thống bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tại
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc.................... 39
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 39
Đơn vị: triệu đồng ........................................................................................ 42
2.4.2. Hạn chế trong sản phẩm của Bảo Long ............................................... 43
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM BẢO LONG - SỞGIAO DỊCH MIỀN BẮC ...................................... 46
3.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở
giao dịch miền Bắc ....................................................................................... 46
3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm trong kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công
ty Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc ........................................................... 47
3.3. Giải pháp hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc .......... 48
3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện sản phẩm ...................................................... 48
3.3.2. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm ........................................... 49
3.3.3. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới. Đa dạng hóa sản phẩm . 50
3.3.4. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 52
3.4. Kiến nghị cho việc hoàn thiện sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc ...................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 57

SV : Bùi Thị Linh Giang

iii

Lơp CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ thay thế

Cụm từ viết tắt

BH PNT

Bảo hiểm Phi nhân thọ

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

SGDMB

Sở giao dịch miền Bắc

DNBH

SV : Bùi Thị Linh Giang

Doanh nghiệp bảo hiểm

iv


Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty ........................................................ 19
Bảng 2.1. Bảng kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo
Long - Sở giao dịch miền Bắc giai đoạn từ năm 2017 - 2019 ....................... 42

SV : Bùi Thị Linh Giang

v

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hội nhập thị trường tài chính nói
chung và thị trường bảo hiểm nói riêng là một xu thế tất yếu khách quan trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước ngưỡng cửa hội nhập, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những hoạch định chiến lược phát

triển kinh doanh, chiến lược thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Trong đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quyết định
đối với mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã
có những bước tăng trưởng nhất định. Những thành tựu kinh tế này đã có tác
động tích cực dến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Nghị Định
100/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ vào năm 1993 và đặc biệt là luật kinh
doanh bảo hiểm 4/2001 được Quốc Hội thơng qua và có hiệu lực đã đánh dấu
sự ra đời của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam. Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ nói riêng ngày càng sơi động và khởi sắc.Ở Việt Nam, sự góp mặt của các
cơng ty bảo hiểm nước ngồi và các cơng ty bảo hiểm nhiều thành phần trong
nước đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên sôi động hơn. Để khai
thác thị trường hiệu quả nhất, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều có biện pháp
cạnh tranh riêng, tùy thuộc vào khả năng của mỗi doanh nghiệp.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam được đánh giá là một
trong những thị trường tiền năm của các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên,
trước sức ép cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên thị trường ngày càng gay gắt,
muốn khẳng định vị thế trên thị trường để khơng bị thua thiệt trong q trình
cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình. Trong đó, hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng. Là
một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng Công ty

SV : Bùi Thị Linh Giang

1

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc cũng rất chú trọng
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Qua thời gian tìm hiểu
thực tế tại cơng ty, em nhận thấy hệ thống sản phẩm của công ty ngồi những
kết quả đạt được thì vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế. Vì vậy, em đã quyết
định chọn đề tài: “ Hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền
Bắc” làm đề tài nghiên cứu trong đợt thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứ của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực
trạng hệ thống sản phẩm của Bảo Long, đề xuất giải pháp khả thi để hoàn
thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc. Cụ thể:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm bảo hiểm trong kinh doanh bảo
hiểm, lợi thế của sản phẩm nhằm định hướng cho việc hoàn thiện sản phẩm để
nâng cao năng lực cạnh tranh cho Bảo Long
- Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược phát triển sản phẩm tại cơng ty,
qua đó đánh giá về năng lực cạnh tranh của sản phẩm của Bảo Long miền Bắc
- Đề xuất giải pháp cho việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
của Bảo Long để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hệ thống sản phẩm bảo hiểm phi nhân
thọ tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hệ thống sản phẩm bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc
+ Phạm vi không gian: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở
giao dịch miền Bắc


SV : Bùi Thị Linh Giang

2

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

+ Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập tổng hợp từ năm 2017- 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tài liệu đã được công bố trên các nguồn như báo, tạp chí,
các báo cáo xác định kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của
Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc
Đề tài sử dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp tổng hợp, phân
tích trong nghiên cứu tổng quan tài liệu. Từ đó, rút ra kết luận, giải pháp cho
việc hồn thiện sản phẩm của Bảo Long trong thời gian tới.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm trong kinh doanh bảo hiểm
Chương 2: Thực trạng hệ thống sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc giai đoạn từ năm 2017 đến
năm 2019
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch
miền Bắc


SV : Bùi Thị Linh Giang

3

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM TRONG KINH
DOANH BẢO HIỂM
1.1. Tổng quan về sản phẩm trong kinh doanh bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm
 Khái niệm.
- Khái niệm sản phẩm bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm trong tiếng anh được gọi là insurance products. Như
một thành tố của thị trường, sản phẩm bảo hiểm là “thứ” mà các doanh nghiệp
bảo hiểm bán trên thị trường. Đó là cam kết, lời hứa của doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ đảm bảo quyền lợi được chi trả hay bồi thường cho khách hàng bảo
hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Phân tích ở phạm vi hẹp: Sản phẩm bảo hiểm chính những bảo đảm,
những lợi ích cơ bản mà khách hàng có thể nhận được khi mua bảo hiểm.
Phân tích ở phạm vi rộng hơn: Sản phẩm bảo hiểm phải bao gồm tất cả
những quyền lợi mà người mua có thể nhận được trong q trình marketing
chứ khơng đơn thuần chỉ là những gì nhận được từ doanh nghiệp bảo hiểm, kể
cả những lợi ích khơng cam kết trong hợp đồng bảo hiểm, chẳng hạn như các
dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Dù ở phạm vi rộng hay hẹp, sản phẩm bảo hiểm trong nền kinh tế là một

sản phẩm dịch vụ.
 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm
- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm khơng định hình, việc nắm bắt giá trị,
giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm là khó khăn đối với số động cơng chúng,
khách hàng bảo hiểm.
Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua
các giác quan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra màu sắc, hình
dáng, kích thước hay mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận

SV : Bùi Thị Linh Giang

4

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

được bằng các giác quan như cầm, nắm, sờ, nếm thử…
- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “chu trình kinh doanh đảo ngược”
với vịng đời dài. Khách hàng mua bảo hiểm khơng nhận được ngay tức thì
“giá trị sử dụng” cơ bản của sản phẩm bảo hiểm sau khi mua.
Nếu như trong các lĩnh vực khác, giá cả sản phẩm được xác định trên
cơ sở chi phí thực tế phát sinh, thì trong lĩnh vực bảo hiểm, chi phí bảo hiểm giá cả của sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính
về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường( trả tiền bảo
hiểm), chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm,…Trong đó, khoản chi chiếm tỉ trọng
lớn nhất là chi bồi thường(trả tiền bảo hiểm). Khoản chi này được xác định
chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần

suất và quy mơ tổn thất.
-Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm bán hàng loạt
-Sản phẩm bảo hiểm còn là sản phẩm dễ bắt chước
- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”: nếu như trong
các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có thể xác định khá chính
xác ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, thì trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm, hiệu quả kin doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm sản
phẩm được bán ra.
Thật vậy, trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm. Sau
đó, nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu
khơng có hoặc có ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn
dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc quy mô lớn hơn dự
kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ.

SV : Bùi Thị Linh Giang

5

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

1.1.2. Các nhóm sản phẩm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có
tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con

người. Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm). Bảo hiểm
phi nhân thọ được chia thành các nhóm sau:
 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm tài sản gồm: Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp.
Đối tượng bảo hiểm tài sản gồm: Nhà cửa, cơng trình kiến trúc, các
trang thiết bị đi kèm; Máy móc và thiết bị; Hàng hóa ,vật tư và tài sản khác.
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh: Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nhằm
khơi phục tình trạng tài chính của người được bảo hiểm như trước khi xẩy ra
tổn thất trong một thời gian nhất định. Đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
chỉ có thể cấp kèm hoặc cấp sau đơn thiệt hại vật chất.
Đối tượng bảo hiểm: Lợi nhuận và các khoản chi phí cố định và chi phí khác
do gián đoạn hoạt động inh doanh của người được bảo hiểm gây ra bời các rủi ro
được bảo hiểm gây ra bời các rủi ro được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất.
- Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm kỹ thuật (Engineering) là loại bảo hiểm phổ biến có nhiều
loại bảo hiểm như: Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (CAR); Bảo hiểm mọi rủi ro lắp
đặt (EAR); Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu (CPM); Bảo hiểm đổ vỡ máy
móc (MB); Bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI); Bảo hiểm mất thu nhập theo
CAR/EAR; Bảo hiểm mất thu nhập đổ vỡ máy móc (MLOP); Bảo hiểm thiệt hại
kho lạnh (DOS); Bảo hiểm cơng trình dân dụng đã hồn thành (CECR)…
Tuy nhiên, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ
được triển khai nhiều nhất là bảo hiểm Mọi rủi ro xây dựng - lắp đặt
(CAR/EAR) và Máy móc thiết bị chủ thầu (CPM), các loại nghiệp vụ khác

SV : Bùi Thị Linh Giang

6

Lơp CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chưa phổ biến trên thị trường.
 Bảo hiểm hàng hóa
Gồm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (A, B, C);
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng (A); Bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển nội địa (C).
Đối tượng bảo hiểm: Là hàng hóa, tài sản, vật thể được vận chuyển từ
địa điểm này đến địa điểm khác bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường hàng không, bao gồm: Thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận
chuyển, trung chuyển, chờ chủ hàng nhận lại hàng và theo quuy định của từng
điều kiện bảo hiểm cụ thể.
 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
Gồm:
- Bảo hiểm thân tàu cá
Đối tượng bảo hiểm: Toàn bộ con tàu bao gồm thân vỏ, hệ thống máy
móc và các trang thiết bị hàng hải trên tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu sông, ven biển
Đối tượng bảo hiểm: Không chỉ bảo hiểm cho chủ tàu thuyền về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng mà cịn bảo hhieemr cho cả một số
loại rách nhiệm bồi thường thiệt hai theo hợp đồng như trách nhiệm đối với
thuyền viên, thủy thủ, hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu.
 Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm bắt bộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời xuất
phát từ lợi ích chung của cộng đồng cũng như lợi ích riêng của từng người

dân. Vì khi xảy ra tai nạn, chủ phương tiện có thể lâm vào tình trạng khơng có
hoặc khơng đủ khả năng tài chính để khắc phục hậu quả cho bản thân và
người không may gặp tai nạn. Nhưng khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo

SV : Bùi Thị Linh Giang

7

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

hiểm sẽ đứng a thay mặt chủ phương tiện giải quyết hậu quả bằng việc bồi
thường cho người tai nạn, tổn thất.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển
trên xe
Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của chủ xe có Gi ấy
phepps kinh doanh vận tải hàng hóa đối với thiệt hại hàng hóa chuyên chở
trên xe theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe và chủ hàng.
- Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe, người ngồi trên xe
Đối tượng bảo hiểm là lái xe, phụ xe và những người khác được chở
trên xe nhưng không phải với tư cách là hành khách.
- Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước
Đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức hỏe của hành khách được chuyên
chở trên các phương tiện vận tải công cộng được Nhà nước cho phép kinh doanh
vận tải hành khách. Người tham gia bảo hiểm là các tổ chức, doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách bằng các phương tiện như: ô tô ca, ô tô buýt, tàu hỏa,

máy bay, ca nô, tàu thủy, phà, cáp treo. Người được bảo hiểm là hành khách được
đơn vị vận tải tiếp nhận chuyên chở trên các phương tiện kể trên.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe cơ giới có tham gia giao thơng,
gồm: Thân vỏ xe và máy móc thiết bị trên xe. Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi
tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau như: Động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ
thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận
thân vỏ, lốp,…Với đặc thù đối tượng như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa
ra nhiều dạng sản phẩm đa dạng, thơng thường có 2 loại sản phẩm là: Bảo hiểm
toàn bộ xe hoặc toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
 Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

SV : Bùi Thị Linh Giang

8

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đối tượng bảo hiểm: Các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ hay
cung cấp hàng hóa đều có thể chịu trách nhiệm đối với thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe và tài sản mà sản phẩm của họ gây ra cho người tiêu dùng. Ví dụ:
Nhà sản xuất, phân phối mặt hàng thực phẩm bị khách hàng khiếu nại do sản
phẩm của họ gây ngộ độc thực phẩm hoăc nhà sản xuất, phân phối bếp và
bình gas bị khách hàng khiếu nại do sản phẩm của họ gây thiệt hại về người

và tài sản khi bình gas nổ.
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Đối tượng bảo hiểm: Các cá nhân, tổ chức khi tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh đều có thể gây ra trách nhiệm đối với bên thứ ba.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Đối tượng bảo hiểm: Tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề
chuyên môn chịu trtachs nhiệm pháp lý phát sinhh từ việc hành nghề chun
mơn, có thể do hành động thiếu sót của người chịu trách nhiệm chun mơn
chính hoặc nhân viên của họ gồm: Kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng; Cơng ty mơi
giới chứng khốn, mơi giới bảo hiểm; Cơng ty kế tốn, kiểm tốn và tư vấn
tài chính; Luật sư, bác sĩ, y tá; Công chứng viên, giám định viên…
 Bảo hiểm tín dụng
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là bảo hiểm các tổn thất của các nhà xuất khẩu
khi gặp phải các rủi ro phát sinh trong hoạt động xuất khẩu với nhà nhập khẩu.
Các rủi ro thường gặp là rủi ro chính trị như: Chiến tranh, nội chiến, thiên tai, hủy
giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán hàng hóa mất hiệu lực,…Các rủi ro
thương mại như: Mất khả năng thanh tốn, trì hỗn thanh tốn.
Đối tượng tham gia gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm, nhà xuất khẩu, nhà
nhập khẩu, người thụ hưởng và cả ngân hàng bảo lãnh.
 Bảo hiểm nông nghiệp

SV : Bùi Thị Linh Giang

9

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

- Bảo hiểm cây trồng
Đối tượng bảo hiểm là bản thân cây trồng trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển hoặc là sản phẩm do cây trồng đem lại tùy theo mục đích
trồng trọt. Đối tượng bảo hiểm cây trồng, tùy vào từng trường hợp có thể
được chia ra:
+ Đối với cây hàng năm: Đối tượng bảo hiểm là sản lượng thu hoạch
+ Đối với cây lâu năm: Đối tượng bảo hiểm là giá trị của các loại cây
trồng đó hoặc sản lượng từng năm của mỗi loại cây
+ Đối với vườn ươm: Đối tượng bảo hiểm là giá trị cây giống trong suốt
thời gian ươm giống đến khi nhổ đi trồng nơi khác
- Bảo hiểm chăn nuôi
Đối tượng bảo hiểm là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật nuôi. Đối
với vật nuôi là tài sản cố định thường được bảo hiểm đến từng con, cịn đối
với vật ni là tài sản lưu động có thể bảo hiểm cả đàn. Vật nuôi là tài sản lưu
động là những vật nuôi được ni dưỡng trong thời gian ngắn, q trình thu
sản phẩm gắn liền với quá trình giết mổ hoặc chuyển chúng sang làm chức
năng tài sản cố định. Thời hạn bảo hiểm của loại này từ khi con giống tách mẹ
nuôi độc lập đến khi vật nuôi xuất chuồng.
 Bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tai nạn con người là nghiệp vụ bảo hiểm trong đó người bảo
hiểm cam kết thanh toán cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo
hiểm các khoản tiền theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra tai nạn
bất ngờ làm người được bảo hiểm bị tử vong hoặc thương tật thân thể.
- Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là loai nghiệp vụ bảo hiểm nhằm bảo đảm chi trả một
phần hoặc tồn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi họ


SV : Bùi Thị Linh Giang

10

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

bị ốm đau, bệnh tật, thai sản,…phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật. Đơn
bảo hiểm này cịn có thể mở rộng trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm
bị tử vong và thanh tốn các chi phí y tế cả trong trường hợp người được bảo
hiểm bị tai nạn phải điều trị. Bảo hiểm này có thể được các doanh nghiệp bảo
hiểm triển khai kết hợp với bảo hiểm tai nạn trong cùng một đơn bảo hiểm.
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
Bảo hiểm chăm sóc sức hỏe là một chương trình kết hợp giữa doanh nghiệp
bảo hiểm với các tổ chức, đơn vị liên quan ( các cơ sở khám chữa bệnh, ngân
hàng, tổ chức, doanh nghiệp,..) có mục đích thanh tốn các chi phí khám bệnh,
đảm bảo sự an tồn về tính mạng và sức khỏe của người được bảo hiểm. Ở nhiều
nước, bảo hiểm này được triển khai nhằm bổ trợ cho bảo hiểm y tế.
1.2. Mối quan hệ giữa việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm và năng lực
cạnh tranh
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu hoàn thiện sản phẩm của các
doanh nghiệp bảo hiểm
Trong xu thế tồn cầu, các cơng ty thuộc mọi quốc gia trên thế giới,
muốn tồn tại, phát triển và thu hút khách hàng thì địi hỏi doanh nghiệp cần có
những chiến lược phù hợp và ổn định. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân

thọ cũng khơng nằm ngồi vịng xốy cạnh tranh này. Thực tế thì cũng chỉ có
từng ấy loại rủi ro và các doanh nghiệp đều bảo hiểm các loại rủi ro đó. Vì
vậy, để tạo được sự khác biệt và thu hút khách hàng thì buộc doanh nghiệp
cần phải hồn thiện hơn các sản phẩm của mình. Và nhu cầu hoàn thiện sản
phẩm cũng ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:
Thứ nhất, đó là sự phát triển của kinh tế - xã hội: Kinh tế - xã hội càng
phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm càng trở nên đa dạng với những đòi hỏi cao
hơn. Ngày nay bảo hiểm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã
hội. Hầu hết các nước đã thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập thị trường

SV : Bùi Thị Linh Giang

11

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

bảo hiểm trong nước với thế giới nhằm tạo điều kiện cho hoạt động bảo hiểm
phát triển. Thị trường bảo hiểm đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nền
kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. Những nước có
doanh số bảo hiểm đứng đầu là Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Pháp. Ở những nước
này, doanh số hoạt động bảo hiểm có thể cao hơn hoặc tương đương với
những ngành công nghiệp quan trọng như chế tạo ô tô, điện lực, điện tử,...Sự
phát triển kinh tế mang đến cho đa số người dân khả năng tài chính tốt hơn,
tạo ý thức tiết kiệm dành một phần tiền để đóng phí bảo hiểm phịng ngừa rủi
ro cho tương lai. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, con

người ngày càng có nhu cầu hướng đến sự an toàn và đảm bảo trước những
rủi ro hơn đòi hỏi những sản phẩm bảo hiểm ưu việt hơn. Do đó, các doanh
nghiệp bảo hiểm cần tập trung hoàn thiện, nâng cao sản phẩm bảo hiểm hơn
để thu hút khách hàng.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến nhu cầu hồn thiện sản phẩm đó là sự phát
triển của ngành bảo hiểm thế giới: hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp
bảo hiểm xuất hiện khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thị
trường bảo hiểm thế giới hoạt động ngày càng sơi động cùng với đó là các
cơng ty bảo hiểm nước ngồi đầu tư vào Việt Nam với các sản phẩm bảo
hiểm đa dạng và ưu việt. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải
nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm tốt hơn để có thể
tồn tại và phát triển. Đi đơi với đó là tính cạnh tranh trong kinh doanh: trên thị
trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động mn hình mn vẻ, địi hỏi các
doanh nghiệp phải cạnh tranh để chiếm lấy thị phần trong thị trường thuộc
lĩnh vực mà mình hoạt động. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng
động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải
tiến kỹ thuật, áp dũng những tiến bộ vào trong những sản phẩm của mình để
nâng cao chất lương và hiệu quả kinh tế.

SV : Bùi Thị Linh Giang

12

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính


Một yếu tố nữa đó là qúa trình hội nhập hóa: nước ta đang trong q
trình hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể đứng vững trên thị trường thì các
doanh nghiệp cần đòi hỏi một hệ thống sản phẩm chất lượng, thu hút khách
hàng . Nếu cơng ty có những sản phẩm kém thì chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi
thị trường. Vì vậy, việc tìm ra những thiếu sót trong sản phẩm và hoàn thiện
chúng là một việc hết sức quan trọng
Cuối cùng là nhu cầu dân trí về bảo hiểm: 5 năm trở lại đây, ý thức về
bảo hiểm của người dân ngày càng tăng lên. Con số về tai nạn giao thơng
hằng năm vẫn cịn lớn, bệnh tật đe dọa hàng ngày, từ những dịch bệnh có tính
chất như dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, Covid-19,…khiến cho nhu cầu
tìm hiểu bảo hiểm và tham gia được tăng lên đáng kể. Trước tình hình đó, địi
hỏi doannh nghiệp bảo hiểm phải hồn thiện hơn nữa sản phẩm của mình để
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2.2. Mối quan hệ giữa việc hoàn thiện sản phẩm với năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc là đơn
vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long. Là một công ty đời
đầu nhưng cho đến nay vị trí của cơng ty trên thị trường còn khá khiêm tốn
cho thấy năng lực cạnh tranh của cơng ty cịn chưa mạnh. Năng lực cạnh
tranh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể do năng lực tài chính của cơng ty,
hay là do nguồn nhân lực, và khả năng không thể không nói đến có thể là do
hệ thống sản phẩm của cơng ty chưa đủ mạnh và chất lượng để có thể cạnh
tranh trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh trong bảo hiểm: Đó là thực lực và lợi thế mà doanh
nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích
ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.

SV : Bùi Thị Linh Giang


13

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Lí thuyết thương mại truyền thống đã
xem xét năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về
chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh
của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm trên thị trường. Cạnh tranh
sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Các
chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm giá thành và giá cả sản phẩm, chất lượng
sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín doanh nghiệp. Trong đo chất lượng
sản phẩm là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất. Vì thế việc hồn thiện sản
phẩm, nhất là về chất lượng là vô cùng quan trọng.
Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Đầu tiên phải kể đến là năng lực tài chính: Năng lực tài chính đóng vai trị
quyết định trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể
nói, điều kiện tài chính là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
xem xét đến khi xây dựng, lựa chọn và quyết định một chiến lược dài hạn của
doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực KDBH nói chung KDBH phi nhân thọ nói riêng thì năng
lực tài chính là điều kiện tiền đề vô cùng quan trọng, cho phép các DNBH nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực tài chính của DNBH phi nhân thọ thì
sẽ đề cập thơng qua một số chỉ tiêu: khả năng về vốn, quỹ dự phòng nghiệp vụ và

mức giữ lại của DNBH thể hiện qua hoạt động tái bảo hiểm.
Tiếp theo, một yếu tố khơng thể khơng nói đến đó là hệ thống sản
phẩm và chất lượng dịch vụ: Sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vơ hình, do
đó ngay khi trả tiền mua, khách hàng sẽ không cảm nhận được và thấy được
sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua
sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Nắm bắt được đặc điểm này, DNBH đã

SV : Bùi Thị Linh Giang

14

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thơng qua các dịch vụ đi kèm, đặc
biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng đa dạng
hoá sản phẩm và liên tục đổi mới sản phẩm bắt nhịp với nhu cầu thay đổi của
khách hàng. Khâu giám định, bồi thường tổn thất cũng là khâu hết sức quan
trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. DNBH với công
tác giám định và giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời sẽ tạo ấn tượng
tốt đối với khách hàng, để khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là thương hiệu của
doanh nghiệp: Thương hiệu đuợc định nghĩa là cái tên gắn liền với sản phẩm,
với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó, dùng để phân biệt sản phẩm này
và sản phẩm cạnh tranh khác trên cùng một thị trường. Nó là một chỉ tiêu
mang tính định tính dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh

nghiệp.
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vơ hình, người mua bảo hiểm chỉ nhận
được tiền bảo hiểm khi có sự kịên bảo hiểm xảy ra, khi khách hàng đóng tiền
mua sản phẩm bảo hiểm chỉ nhận được lời cam kết sẽ được bồi thường hay trả
tiền bảo hiểm từ phía DNBH. Vì vậy, khi quyết định tham gia mua bảo hiểm,
khách hàng thường coi trọng tên tuổi, uy tín của các DNBH. Ngồi ra, sản
phẩm bảo hiểm rất dễ bắt chước do khơng có sự độc quyền về cơng nghệ hay
kỹ thuật. Khi đó, với những sản phẩm như nhau, DNBH nào có thương hiệu
mạnh hơn có thể định mức phí cao hơn, nhưng vẫn có nhiều khách hàng lựa
chọn vì họ tin rằng, họ sẽ được đảm bảo an toàn và phục vụ tốt hơn.
Yếu tố thứ tư là nguồn lực con người: Nguồn lực con người là nhân tố
cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của DNBH và cũng là nguồn lực vô tận, là lợi thế cạnh tranh bền vững
của doanh nghiệp. Con người là khởi nguồn của mọi sự sáng tạo, đồng thời là
người quản lý mọi nguồn tri thức, đóng vai trị quyết định tới sự phát triển

SV : Bùi Thị Linh Giang

15

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

kinh tế của một đất nước, cũng như các doanh nghiệp nói chung và DNBH
nói riêng.
Thứ năm là hệ thống phân phối: Phát triển được mạng lưới chi nhánh,

đại lý rộng khắp sẽ tạo cơ hội tốt cho DNBH khai thác được nhiều hợp đồng
bảo hiểm, bởi tính linh hoạt và tiện lợi sẽ tạo tâm lý cho khách hàng là đựoc
phục vụ chu đáo hơn. Khách hàng sẽ ưa thích và an tâm hơn khi tham gia bảo
hiểm tại một doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh, đại lý lớn khắp các tỉnh
thành, phục vụ khách hàng được tại nhiều khu vực khác nhau. Hơn thế nữa,
hệ thống chi nhánh, đại lý nhiều sẽ góp phần quảng bá tên tuổi và thương hiệu
cho doanh nghiệp, giúp hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với khách hàng
hơn nữa.
Cuối cùng là kinh nghiệm hoạt động: Kinh nghiệm hoạt động của DNBH chỉ
có được khi có bề dày hoạt động trong thực tiễn, thông qua quá trình cọ xát
với mơi trường, đối phó với nhiều tình huống kinh doanh để tồn tại và phát
triển. Kinh nghiệm là tài sản vơ hình được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh
như: kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm khai thác sản phẩm, kinh nghiệm
trong hoạt động đầu tư, kinh nghiệm đối phó với các tình thế cạnh tranh…
 Ý nghĩa của việc hoàn thiện sản phẩm trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh:Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh
trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, ta thấy có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Trong đó sản phẩm là một trong
những yếu tố quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bởi trong bảo hiểm phi nhân thọ từ trước đến nay vẫn có ngần ấy rủi ro cố
định, đi với đó là các sản phẩm bảo hiểm cho từng loại rủi ro. Và hầu như các
doanh nghiệp bảo hiểm đều có các sản phẩm giống nhau. Điều đó tồn tại

SV : Bùi Thị Linh Giang

16

Lơp CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nhiều năm và gây nên sự nhàm chán cho khách hàng. Do đó, việc tìm ra
những thiếu sót trong hệ thống sản phẩm và đưa ra giải pháp hồn thiện sản
phẩm là điều vơcùng cần thiết. Hoàn thiện sản phẩm về chất lượng sẽ tạo ra
sức hấp dẫn, thu hút khách hàng, làm tăng uy tín cũng như hình ảnh của cơng
ty, là cơ sở để duy trì hoạt động, mở rộng thị trường. Từ đó, nâng cao được
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, thấy được việc
hồn thiện sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh, khẳng
định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay .

SV : Bùi Thị Linh Giang

17

Lơp CQ54/03.03


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BẢO LONG - SỞ GIAO DỊCH
MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 2017-2019
2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao

dịch miền Bắc
 Giới thiệu tổng quát về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo
Long - Sở giao dịch miền Bắc
Địa chỉ: Tầng 5,6 số 6, Ngõ 75 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội
Mã số thuế: 0301458065-044
Người đại diện pháp luật: Cung Trọng Toàn
Ngày hoạt động: 01/03/2017
Giấy phép kinh doanh: 71/GPĐC17/KDBH
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc
là công ty thành viên trực thuộc của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo
Long( tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng) . Được thành lập
và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/03/ 2017 theo số đăng ký kinh
doanh 2600604751 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp. Tự hào là
thành viên trực thuộc của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long đã
có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường Việt Nam đã khẳng
định là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường bảo hiểm,
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc nối
tiếp những thành quả của công ty “mẹ” là một trong những doanh nghiệp
bảo hiểm chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quy chế của Hiệp hội
Bảo hiểm Việt Nam, chống cạnh tranh không lành mạnh, chống trục lợi
bảo hiểm và sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong cộng
đồng thông qua các hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm,

SV : Bùi Thị Linh Giang

18

Lơp CQ54/03.03



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

chia sẻ thơng tin, xây dựng quy tắc điều khoản bảo hiểm thống nhất. Với
nhiều năm kinh nghiệm về dòng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ từ Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Long - Sở giao dịch miền Bắc luôn tự tin đem đến
cho khách hàng sự an tâm khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm của mình.
 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Ban giám đốc

Phịng
tài sản
- hàng
hóa

Phịng
xe cơ
giới con
người

Phịng
kế
tốn

Phịng
bồi
thường


Phịng
kinh
doanh
1

Phịng
kinh
doanh
2

Phịng
kinh
doanh
3

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty
Công ty sử dụng mơ hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Theo kiểu cơ
cấu này, nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các
chức năng quản lý, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng biệt.
- Ban giám đốc:
+ Đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của chi nhánh thống nhất
với chiến lược và các kế hoạch kinh doanh chung của toàn hệ thống Bảo Long.
+ Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy trình và hướng dẫn do
Tổng cơng ty xây dựng và các chế độ quy định của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát và phát triển nhân sự tại chi nhánh
+ Chị trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

SV : Bùi Thị Linh Giang

19


Lơp CQ54/03.03


×