Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đề tài giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Mã số:ĐTSV.2020.08

Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam
Lớp: Đại học Chính trị học 18A
Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngơ Văn Hùng

Hà Nội, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Mã số: ĐTSV.2020.08
Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam
Thành viên tham gia: Phạm Mai Linh


Nguyễn Thị Kim Dung
Nguyễn Vũ Hoa Thiên
Lớp: 1805CTHA & 1805CSCA
Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngô Văn Hùng
Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm tơi. Các số
liệu, biểu đồ, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Trần Bá Nam


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài: “Giáo dục đạo đức cho sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy,
cơ giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để hồn thành cơng trình nghiên cứu
khoa học này.
Với tình cảm chân thành, nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Khoa
Khoa học Chính trị– Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã
tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ nhóm trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu.
Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy giáo, Ths. Ngô Văn
Hùng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương
pháp để nhóm chúng em hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực của nhóm nghiên cứu cịn hạn chế,

chun đề nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và những
nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Trần Bá Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7
Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm Đạo đức ............................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức ............................................................ 10
1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ................ 11
1.2. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................................................ 12

1.2.1. Hồn cảnh ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.............. 12
1.2.2. Nội dung bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................... 15
1.3. Giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.......................................................................................................... 18
1.3.1. Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên .......................... 18
1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân ........................................ 21
1.3.3. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai ............................ 23
1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ....................................................... 27


1.4.1. Góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ văn hóa,
có năng lực nhằm đáp ứng nhhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Việt Nam hiện nay. ...................................................................................... 27
1.4.2. Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền
thống cho sinh viên...................................................................................... 29
1.4.3. Giáo dục cho thế hệ sinh viên có nhận thức đúng và tin tưởng sâu
sắc vào sự lãnh đạo của Đảng .................................................................... 42
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 44
Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN.................................................... 45
2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.................................................. 45
2.1.1. Một số kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................................................... 55
2.1.2. Hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ....................................................................................... 60
2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế của công tác giáo
dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................... 62

2.2.1. Nguyên nhân của các kết quả đạt được trong việc giáo dục tư tưởng
đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ............................. 62
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục tư tưởng đạo đức
cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ........................................... 63
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 66
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ
HÀ NỘI .............................................................................................................. 67
3.1. Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội. ................................................................................................ 67


3.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập .............................. 70
3.3. Giáo dục bằng việc nêu cao tấm gương người tốt việc tốt. .................... 77
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 84
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 87
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 91


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
......................................................................................................................... 46
Biểu đồ 2.2. Những phẩm chất sinh viên cần rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 47
Biều đồ 2.3. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức ......................... 52
Biểu đồ 2.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay ................................................ 54



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

NQ-TW

Nghị quyết Trung ương

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

TCN

Trước công nguyên

QĐ-BGD&ĐT

Quyết định- Bộ Giáo dục và đào tạo

BNV-TCCB

Bộ Nội vụ-Tổ chức cán bộ

CĐNV

Cao đẳng Nội Vụ

HCTC


Hành chính tổ chức

CLB

Câu lạc bộ

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

TNCS

Sinh viên cộng sản

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

TSVM

trong sạch vững mạnh


VMTD

vững mạnh toàn diện


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn
luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trị của thế hệ trẻ
đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám năm 1945, Bác Hồ viết: Non
sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là
nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em. Chính vì thế, trong “Di chúc”,
Người không quên căn dặn Đảng ta: bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Đối với thế hệ trẻ, lực lượng sinh viên sinh viên đóng một vai trị rất quan
trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hồi bão, ln khát khao vươn
tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt
thế hệ đi sau. Sự chuyển đổi từ mơ hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang mơ hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở
rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có
đạo đức, nhân cách của sinh viên sinh viên. Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị
đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá trị đạo đức truyền
thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Vì vậy, cùng
với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác
quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và giáo đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, là chiến
lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng

tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở thành những người
vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Năm 2019 là năm thực hiện phát động phong trào thực hiện 50 năm Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là một trong
những ngôi trường đi tiên phong. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội chuyên đào
1


tạo ra các nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã,
phường, huyện, tỉnh, trung ương và một số làm việc trong các doanh nghiệp
trong và ngồi nước. Trường ln tạo và hình thành tiếp cận những giá trị văn
hóa lành mạnh theo định hướng, đường lối bắt kịp xu hướng của thời đại để góp
phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự phát triển của thời đại làm
nhiều giá trị truyền thống bị lu mờ lạc hậu khơng cịn phù hợp trở thành bước
cản đối với sự phát triển của sinh viên. Theo thực trạng của Trường thì trong
giai đoạn hiện nay giới trẻ nói chung của trường và một phần giới trẻ của cả
nước có 2 đặc điểm nổi bật đó là tính năng động , tính hướng ngoại. Tính hướng
ngoại được hiểu là dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai.
Hướng ngoại trong giai đoạn mở cửa hội nhập , ở giới trẻ xuất hiện nhiều
hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn “gây sốc” cho xã hội được xem là
xói mịn những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống như xăm trổ thời trang
sành điệu thay cho những mái tóc dài đen nhánh. Mặt khác ảnh hưởng của nền
văn hóa ngoại lai gây ảnh hưởng không đến việc tu dưỡng đạo đức của sinh viên
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Họ sống thờ ơ, sống bng thả và tiếp cận
nhanh cá văn hóa phẩm độc hại, những tư tưởng đạo đức sai lệch chính điều này
là một bất lợi lớn cho sinh viên đang sống và học tập rèn luyện tại Trường.
Thêm vào đó cịn một số ngun nhân ngồi tác động như những vấn đề bất ổn
về kinh tế, chính trị khiến cho phàn lớn sinh viên khơng có động lực phấn đấu,
thiếu cảm hứng sống, thiếu sựu tự tin, thiếu kiến thức.

Xuất phát từ những nguyên nhân , lý do trên nhóm sinh viên chúng tơi lựa
chọn đề tài : “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam nói chung và cho đối tượng
sinh viên các trường Đại học nói riêng là cơng tác được Đảng và Nhà nước hết
sức quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, luận văn luận án,
hội thảo về giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Có thể dẫn ra một số cơng trình tiêu biểu như:
2


2.1. Về sách
- Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh
(2019): 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Nxb
Thông Tấn, Hà Nội.
- Vũ Khiêu (1974): Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (06/2008): Giá Trị Cơ Bản Về Tư
Tưởng, Đạo Đức Hồ Chí Minh, Nxb Cơng an nhân dân, Thăng Long.
- Bùi Cơng Đính (2009): Nguồn sáng Hồ Chí Minh, Nxb Sinh viên,Hà
Nội.
- Nguyễn Văn Tùng(1999): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
sinh viên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- TS. Đoàn Nam Đàn (2008): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh
viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu vô cùng phong phú cung
cấp luận cứ khoa học xoay quanh vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh
viên. Đó khơng chỉ là những cơ sở lý luận phù hợp cho hoạt động NCKH mà
còn cung cấp cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu học tập và làm theo Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.2. Về báo, tạp chí, bài viết trên Internet
- PGS Trần Thành – Lê Quang Hoan (số 1/2000): Hồ Chí Minh với vấn đề
nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Tạp chí nghiên cứu lý luận. Các
tác giả đã khái quát một số nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí
Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xây dựng
CNXH, đạo đức cách mạng,…
- Trương Gia Long (2003): Định hướng giá trị giáo dục trong sinh viên
hiện nay,Tạp chí Cộng sản.
- TS. Nguyễn Thị Thanh ( số 3/2010): Tư tưởng hồ Chí Minh về sinh viên
và cơng tác sinh viên, Tạp chí Lý luận chính trị.
- Song Thành (2005): Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức-một
nguyên trắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,Tạp chí cộng sản.
3


Các bài viết trên đã luận bàn một số vấn đề xoay quanh việc giáo dục đạo
đức cho sinh viên ở nước ta. Qua đó, các bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của việc
suy thoái đạo đức trong sinh viên và chỉ ra định hướng giáo dục đạo đức sinh viên
theo các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
2.3. Về luận văn, luận án,đề tài khoa học
Trần Minh Đoàn (2002): Giáo dục đạo đức cho sinh viên học sinh theo tư
tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hồng Thị Ngọc Minh (2014): Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh
viên thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học.
Đinh Ngọc Quý (2006): Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học.
Trần Thị Phúc An (2006): Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách tiếp cận
chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ Hồ Chí Minh học.
Nguyễn Ngọc Long (2001): Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
Lương Thị Thúy Nga (2019): Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
PGS.TS Phạm Hồng Chương (2009): Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh cho sinh viên, thiếu niên, đề tài khoa học cấp Bộ (B09-20), Viện Hồ
Chí Minh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài này đi sâu nghiên
cứu, làm rõ nội dung, phương thức, phương châm giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh cho sinh viên , thiếu niên và từ đó đã đưa ra những phương thức cụ thể về
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên hiện nay.
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Giang ( 2008): Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh với việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ở nước ta hiện nay,
Hà Nội.
Các luận văn, luận án trên đã cung cấp cơ sở lý luận phong phú, toàn diện
4


về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho luận văn. Tuy nhiên, các luận văn,
luận án trên chưa nghiên cứu việc giáo dục đạo đức gắn liền với thực hiện cuộc
vận động “50 năm thực hiện Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu:
Đề tài đặt trên cơ sở làm rõ lý luận về giáo dục đạo đức, khảo sát, đánh
giá nhận thức về đạo đức lối sống của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,
để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ Chí
Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, chỉ ra những vấn đề đã

được nghiên cứu và những vấn đề đề tài cần tiếp tục nghiên cứu.
Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu, hệ
thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh.
Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho sinh viên, từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức theo Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên.
Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên theo Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra.
Dự báo những nhân tố tác động đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên
và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh .
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
5


Đối tượng nghiên cứu của đề tài “ giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” là: sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2020.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Cơng trình nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức
nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình triển khai, cơng trình nghiên cứu cịn sử dụng các nhóm
phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic,
lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa...
Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
gồm: phương pháp tiếp cận lịch sử và logic, phương pháp phỏng vấn,điều tra
bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý thơng tin,…
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên dựa trên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội hiện nay.
Đánh giá nhứng tác động của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
với điều chỉnh nhận thức, hành vi của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho
sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay.
Đưa ra nguyên nhân của các thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại.
6


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên hay thanh thiếu niên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Một số cơ sở lý luận khoa học cho việc đổi mới giáo dục đạo đức cho
thanh thiếu niên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu

tham khảo , đề tài gồm 3 chương 10 tiết:
Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI
CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI

7


Chƣơng 1.
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp cổ đại.
Theo Phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos
(moris) - lề thói, ( moralis) nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Cịn
“ln lý” thường xem như đồng nghĩa với “ đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là
ạthicos nghĩa là lề thói, tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo
đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ giữa người
với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân
biệt hai khái niệm moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học. Theo Phương
Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ
cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất

của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau
khái niệm đạo đức vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo
cịn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm Đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ
đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến
nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là
nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói, đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
chính là những u cầu, những ngun tắc đó cuộc sống đặt ra mà mỗi người
phải tuân theo[17, tr.7,8] .
Theo Giáo trình đạo đức học Mác Lênin, ngày nay đạo đức được định
nghĩa rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của
con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi
8


niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức được hiểu là: Những tiêu chuẩn, yêu
cầu được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người
đối với nhau và đối với xã hội; Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng
theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có .
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: “Đạo đức” có thể hiểu theo ba
nghĩa: rộng, hẹp và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó cịn người tự
giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu bản chất,
giá trị của con người trong các mối quan hệ xã hội.
Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh
hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống.
Theo nghĩa rất hẹp: Đạo đức là những hành vi, hành động cá nhân thể
hiện quan niệm của cá nhân đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương

tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hồn cảnh đặc thù khơng lặp lại. Trên
cơ sở đó khai thác từ ba khía cạnh trên. Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo
đức theo nghĩa hẹp với ba mối quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với
người, với việc).
Từ những phân tích trên, có thể khái qt: Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được
xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong
quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích
của con người và sự tiến bộ của xã hội. [54]
Như vậy, đạo đức khơng phải có sẵn mà được hình thành từ khi có xã hội
lồi người và tồn tại cùng lồi người.Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội luôn luôn vận động và phát
triển nên hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo đức có tính lịch sử. Tuy nhiên,
nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức như chân, thiện, mỹ có ý nghĩa nhân loại và
tồn tại phổ biến trong nhiều xã hội khác nhau. [38, tr.28]

9


1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức
Để hiểu được nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức”, trước hết cần hiểu
khái niệm “Giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt:Giáo dục là hoạt động nhằm tác
động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối
tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng
lực như yêu cầu đề ra.
Giáo trình Giáo dục học đại cương cho rằng: “Giáo dục là hiện tượng xã
hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế
hệ loài người…” [53,tr.9].
Qua các định nghĩa trên, cho ta thấy: Xét về bản chất, giáo dục là quá
trình tổ chức, tác động vào đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng,

xây dựng tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn
minh trong cuộc sống, phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Xét
về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau: Giáo dục theo
nghĩa rộng là giáo dục xã hội, là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực
lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành
những phẩm chất nhân cách; theo nghĩa hẹp, giáo dục là giáo dục trong nhà
trường, là q trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ
của các nhà sư phạm trong nhà trường nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng và thái độ, xây dựng nhân cách theo mong muốn của xã hội; theo nghĩa rất
hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất
cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu. [38, tr.31]
Có nhiều yếu tố tác động đến q trình phát triển và hồn thiện của mỗi
con người, nhưng có thể khẳng định, giáo dục là yếu tố chủ yếu nhất. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo
dục mà nên” [21, tr.413]
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là một q trình tác động vào con
người để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người. Người
đã từng nói về việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là “Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
10


dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” ” [34, tr.612].
Bản chất của giáo dục đạo đức là một q trình tổ chức, hướng dẫn, kích
thích hoạt động tích cực của người được giáo dục, giúp họ nhận thức được nội
dung của các giá trị đạo đức, từ đó, hình thành nên hệ thống thái độ và hành vi
của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội.
Giáo dục đạo đức góp phần nâng cao khả năng nhận thức các giá trị, chuẩn mực
đạo đức cho mỗi người thông qua việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát
sang tự giác, từ bị động sang chủ động. Giáo dục đạo đức nhằm giữ gìn, phát

huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống và góp phần tạo ra những
giá trị, chuẩn mực đạo đức mới. Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực
vào việc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, các hiện
tượng phi đạo đức, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, quan niệm đạo đức lạc
hậu đang diễn ra trong đời sống, xã hội. Giáo dục đạo đức còn góp phần vào
việc truyền lại cho thế hệ sau những chuẩn mực, giá trịđạo đức truyền thống mà
các thế hệ đi trước đã dày cơng xây dựng và gìn giữ.
Bằng con đường giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng sẽ góp
phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người. Như vậy,
giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động một cách tích cực của chủ thể đến đối
tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo
đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự
hồn thiện những phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp yêu cầu đề ra. [38, tr.32]
1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Sinh viên là những người đang học tập trong các trường đại học, cao
đẳng, là lứa tuổi có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học, tâm lý và xã
hội.Việc giáo dục cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức nhằm hình thành
nhân cách và chí hướng cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở
phân tích nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức” và “Đạo đức theo tư tưởng Hồ
Chí Minh”, nhóm tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên là q trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư
tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các
11


chủ thể giáo dục trong nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức,
kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng và xã
hội; đồng thời thơng qua q trình này sinh viên tự hồn thiện bản thân, từng
bước hình thànhnhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong q
trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, các chủ thể giáo dục, đặc

biệt là các chủ thể giáo dục trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc
xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
Trong q trình này, sinh viên khơng chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể
tự giáo dục. Quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là một hệ
thống toàn diện, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Một là, mục đích của q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên nhằm hình thành những con người mới cho xã hội có phẩm chất, có nhân
cách, có năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Hai là, nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là giáo dục
vị trí, vai trò đạo đức, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Ba là, phương pháp giáo dục là cách thức để các chủ thể giáo dục từng
bước giúp sinh viên dần chuyển hóa những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành tình cảm, niềm tin, hành động có đạo
đức trong cuộc sống.
Bốn là, chủ thể giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là các tổ
chức, đoàn thể, cán bộ, giảng viên trong trường, gia đình, xã hội và sinh viên chủ thể tự giáo dục. Năm là, hiệu quả của q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên được biểu hiện bằng sự thay đổi nhận thức và hành vi của
sinh viên. [38, tr.33, 34]
1.2. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.1. Hồn cảnh ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Một con người, một sự nghiệp, một dân tộc, một thời đại, bốn nhân tố ấy
kết hợp và hòa nhập vào nhau tạo thành sự vận động của lịch sử. Bắt đầu từ một
con người, thông qua một dân tộc và một thời đại, cuối cùng đưa đến một sự
12


nghiệp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là điều
Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm kiếm từ khi ra đi tìm đường cứu nước, ấp ủ lúc trở về,
tâm niệm suốt cuộc đời, cho đến những lời trong Di chúc.

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của giai cấp công
nhân và nhân dân Việt Nam, là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Trải qua
hơn 60 năm đấu tranh cách mạng bất khuất kiên cường, đầy gian khổ, hy sinh,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cơng nhân và giải phóng lồi người; sự
nghiệp đấu tranh vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Trong mỗi bước đi lên của nhân dân ta, của Đảng ta đều in trọn dấu ấn
của Người - với tư cách là người dẫn đường, lãnh đạo và là linh hồn của cách
mạng Việt Nam. Đúng như đồng chí Lê Duẩn đã nói trong tác phẩm “dưới lá cờ
vẻ vang” năm 1976: “Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta trong 40 năm
qua đều gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sơi nổi đẹp đẽ của Hồ Chủ
tịch. Tồn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và Đảng
ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam”.
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản
tinh thần vô cùng quý giá hội tụ những tinh hoa, đạo đức nhân văn, nội dung tư
tưởng cốt yếu định hướng phát triển lâu dài cho cách mạng Việt Nam, thể hiện
những tình cảm thắm thiết và niềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại
tiến bộ, đối với Đảng, với nhân dân và thế hệ mai sau qua “mấy lời để lại”.
Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn cam go ác
liệt “lửa cháy hai đầu” Nam-Bắc, ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” Bác biết rằng
cuộc sống của mình cũng khơng cịn dài, sức khỏe khơng cịn được như xưa
nhưng Người vẫn luôn đau đáu nỗi đau của dân tộc và tin tưởng vào ngày mai
toàn thắng của đất nước. Đây cũng là khoảng thời gian Bác bắt đầu đặt bút viết
Di chúc với niềm mong mỏi là nước nhà được thống nhất Bắc - Nam được sum
họp một nhà, non sơng nối liền một dải.
Bác bình n viết Di chúc ngay giữa ngày sinh nhật: “Khi non sông đang
chúc thọ Người/ Dẫu ra đi cũng là ngày gieo hạt/ Giấu niềm đau dưới một ngày
13



vui”. Hà Nội, 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 một ngày đẹp trời, nắng ngập tràn khu
vườn Bác ở, trong phòng làm việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắp bút viết những
dòng đầu tiên của một tài liệu với tiêu đề “Tuyệt đối bí mật”, gồm 3 trang do
chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965.
Đây là bản Di chúc hồn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký
của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mở
đầu tập tài liệu, Người viết: “Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Độc lập - Tự do Hạnh phúc”. Cho đến tấn bây giờ 3 mục tiêu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
vẫn là đích đến của tồn thể dân tộc Việt Nam.
Ngay sau tiêu đề Người viết: “Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc
đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng: “nhân sinh thất thập cổ lai hy”.
Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.
Năm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe.
Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Các năm 1966, 1967, Bác khơng có những bản viết riêng.
Bước sang năm 1968, Bác đã yếu đi nhiều, các bác sĩ không để Người
đánh máy chữ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên Bác viết tay 6 trang
nhằm bổ sung một số đoạn. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về
việc riêng” đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn. Đó là những
đoạn nói về những cơng việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia
đình liệt sĩ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân,
miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại
thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hố, củng cố quốc
phịng, chuẩn bị thống nhất đất nước.
Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một
trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục
sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ, ngày
19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả
các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…
14



Một sáng mùa thu tháng 9 “đời tuôn nước mắt, trời tn mưa” trên cả hai
miền Nam – Bắc lịng người Việt Nam quặn đau khi nghe tin Bác mất. Ngày
9/9/1969, tại lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung chủ yếu
trong tài liệu “Tuyệt đối bí mật” đã được cơng bố với tên gọi là “Di chúc Chủ
tịch Hồ Chí Minh”, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x 22 cm.
Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cơng bố tồn bộ
các bản viết Di chúc của Người. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận
định về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bản Di chúc tuy rất ngắn gọn song
nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt
động cách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta,
đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau...”.
Cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro từng đưa ra nhận xét vô cùng sâu sắc về
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc về một lớp người đặc biệt
mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống đời đời bất diệt, thể xác có thể hữu hạn, sự
sống sinh học là giới hạn, nhưng nhân cách, trí tuệ ảnh hưởng đến muôn đời”.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Di chúc khơng viết lên đá, khắc lên vàng chói
lọi mà trên bản tin hàng ngày, lật lại”. Bản Di chúc được Bác viết để lại cho
nhân dân ta như “ngọn đuốc soi đường”, “Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong quá trình
lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung, tư tưởng của Di chúc phản ánh
giá trị văn hóa sâu sắc, có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc Việt
Nam, trong đời sống của mỗi con người nước Việt.[55]
1.2.2. Nội dung bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí ln nhấn mạnh vai trị và vị trí
của Đảng và Nhân dân, cụ thể nội dung bản Di chúc đã được Bác viết như sau:
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào vai trị, vị trí và tính
tiên phong của Đảng cầm quyền, một chính Đảng cần phải lấy đạo đức cách
mạng làm nền tảng, có nhiệm vụ làm cho dân giàu nước mạnh và người đảng

viên luôn xác định phải trung thành tận tụy phục vụ đất nước, phục vụ Đảng,
phục vụ nhân dân.
15


Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln giữ vững tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định về tư
cách của Đảng cầm quyền, trong đó nền tảng là đạo đức của đảng viên. Người
đã nói rõ cách mạng muốn thành cơng trước hết phải có “Đảng Cách mệnh”, tuy
nhiên: Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
Muốn gánh vác được trách nhiệm nặng nề đó, đảng viên cần có đạo đức cách
mạng, đó là: Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước
lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì
dân mà đấu tranh qn mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thường xuyên nhắc
nhở: “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách
mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người
đảng viên”. Và trong Di chúc, Người cũng vẫn nhấn mạnh những vấn đề cơ bản,
quyết định đến sự tồn vong của Đảng cầm quyền, đó là: đồn kết, tự phê bình và
phê bình, đạo đức cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Như Tổng Bí thư Lê
Duẩn đã khẳng định: “Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta đều gắn liền
với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch. Toàn
bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và của Đảng ta là
một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam”.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sâu sắc tinh thần
yêu nước thương dân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc nhân dân của một vị lãnh
tụ lập quốc vĩ đại, mà còn tỏa sáng lòng bao dung, nhân ái của một vị thánh
Cộng sản đối với tất cả con người, niềm tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân. Trong
suốt cuộc đời cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân của mình, Chủ tịch Hồ Chí

Minh chỉ có một mục tiêu duy nhất để hướng tới, đó là giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người, để nhân dân có quyền làm chủ đất nước.
Vì thế, Người ln tâm niệm rằng: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do
dân, vì dân và Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ của nhân dân nên bất
16


×