Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 20 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MẦM NON THỊNH LIỆT

------

LOGO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 3- 4 TUỔI

Lĩnh vực

: Giáo dục mẫu giáo

Cấp học

: Mầm non

Tên tác giả

: Nghiêm Thị Hoa

Đơn vị công tác: Trường mầm non Thịnh Liệt
Chức vụ

: Giáo viên

.
Năm học 2019-2020


1


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2
1. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................2-3
2. Thực trạng..............................................................................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................3
I. Cơ sở lý luận........................................................................................................3-4
II. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................4
1. Thuận lợi............................................................................................................4-5
2. Khó khăn...............................................................................................................5
III. Các biện pháp.....................................................................................................5
1. Biện pháp 1.......................................................................................................5-.6
2. Biện pháp 2.........................................................................................................6-7
3. Biện pháp 3.......................................................................................................7-12
C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM……................…..…...............12
1. Kết quả.................................................................................................................12
2. Kết luận................................................................................................................13
3. Đề xuất và khuyến nghị........................................................................................14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15
E. CÁC MINH CHỨNG HÌNH ẢNH.............................................................16-19

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo
vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi
gia đình: “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi cịn
nhỏ là vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Khơng có giáo dục thì khơng nói
gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục
tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Hiện nay, thế hệ trẻ
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, ln
được đặt vào hồn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi
kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, kiêu căng, thực dụng, dễ bị
phát triển lệch lạc về nhân cách.
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tơn vinh
các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển tồn diện,
bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự
khẳng định mình trong cuộc sống .
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến
nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có
hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi cịn nhỏ.
Giúp trẻ sống tự tin, kích thích tính tị mị, ham học hỏi, có kĩ năng giao tiếp tốt
và biết cách tự bảo vệ bản thân để giúp trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt, bên
cạnh đó cịn giúp giáo viên nhận thức sâu sắc, giúp phụ huynh hiểu rõ về tầm quan
trọng của việc dạy kĩ năng sống cho trẻ
1. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Thời gian phạm vi nghiên cứu:
- Tháng 09/2019 khảo sát tình hình thực tiễn, viết đề cương sáng kiến.
- Từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020 áp dụng vào thực tế
- Tháng 01/2020 viết sáng kiến kinh nghiệm

- Tháng 02/2020 hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm
b. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ 3 - 4 tuổi lớp C1 Trường mầm non Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
3


c. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan, hành động
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp hướng dẫn giải thích, phân tích
- Phương pháp tạo tình huống
2. Thực trạng
Trường mầm non Thịnh Liệt là trường đạt chuẩn quốc gia nằm ở trên địa bàn
Phường Thịnh Liệt với 3 cơ sở, trường có 20 nhóm lớp, có khung cảnh sư phạm
xanh sạch - đẹp. Nhà trường có đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho cơng
tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu
và đồ dùng để giáo viên có điều kiện hồn thành tốt công việc được giao.
Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" của trường
mầm non Thịnh Liệt vẫn ln được chú tâm. Trong đó việc dạy cho trẻ những
kỹ năng sống cơ bản để giúp trẻ rèn luyện bản thân ngay từ nhỏ là một việc
không thể thiếu trong mọi môi trường nhất là đối với trường mầm non Thịnh
Liệt.
Năm học 2019-2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo
bé với tổng số học sinh là 47 cháu trong đó 25 cháu nữ và 22 cháu nam.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc
sống, biết được những điều nên làm hay không nên làm. Theo các chuyên gia giáo
dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi,
phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ

tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và
giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường,
nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và
mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì việc đưa giáo
dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào các năm gần đây.
Trẻ cần phải được trang bị những kỹ năng để sống chung và ứng phó, xử lý
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Vậy một số “Kỹ năng sống”
cần thiết đối với trẻ 3-4 tuổi đó là: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng tự
bảo vệ, kỹ sống hợp tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử , để đưa vào dạy trẻ với mục
đích nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa
4


nhập, dễ chia sẻ… hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng sử, giao tiếp theo
quy tắc, chuẩn mực phù hợp
II. Cơ sở thực tiễn
Là giáo viên mầm non nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo bé, tôi nhận thức
được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn
trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lớp tơi có hiệu quả.
Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựa chọn
đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 3-4 tuổi
việc dạy trẻ những kĩ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế
nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp như cũ như bài giảng theo những
chuẩn mực, cô hỏi trẻ chủ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp
thơng tin, mà từ thơng tin và nhận thức đến thay đổi hành vi khoảng cách cịn rất
lớn. Vì vậy dạy trẻ những kĩ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực. Trên thực tế
nhiều trẻ trong lớp mà tơi đang giảng dạy chưa có nhiều vốn kiến thức về kĩ năng
sống vì phần lớn phụ huynh lớp tôi là lao động chân tay và làm nghề tự do, một số
khác thì cơng nhân, một số phụ huynh chưa chú ý, một số phụ huynh cịn nng

chiều con, thường hay làm thay cho trẻ, cịn một số phụ huynh chưa hiểu biết và
chưa quan tâm đến việc dạy kĩ năng sống cho trẻ. Trong những năm gần đây trường
tơi cũng chưa có những sáng kiến về các kĩ năng sống để tôi học tập.
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả và
giúp trẻ phát triển một cách tồn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra
trong tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:" Một số biện pháp
giúp trẻ 3 - 4 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết "
Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội và giáo dục kĩ năng
sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vy
và thói quen tích cực, lành mạnh.
Đối với trẻ mầm non trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm
hình thành và tơn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em có một nhân cách
phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến
động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tơi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như
sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, phòng Giáo
dục - Đào tạo Quận Hoàng Mai.
5


- Trường lớp quy mơ đạt chuẩn, phịng nhóm gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo hợp vệ
sinh và an toàn cho trẻ.
- Bản thân tôi thường xuyên được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trong
trường để trau dồi chuyên môn. Và cũng đã được kiến tập một số tiết mẫu ở trường
nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy.
- 80% học sinh đều học qua lớp nhà trẻ cho nên trẻ cũng có nề nếp.
- Các bậc phụ huynh ln quan tâm tới các con và thường xuyên trao đổi thông tin
với các cô giáo.

- Trẻ ở cùng độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc
dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi.
2. Khó khăn:
- Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới các bạn
khác trong lớp khi tham gia các hoạt động.
- Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với cơ và các bạn.
- Nhiều gia đình do ít con cho nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà
ln có tính ỷ lại vào người khác.
- Một số trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt
- Rất nhiều trẻ chưa biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
Bảng khảo sát đầu năm
Các mặt phát triển

Đầu năm
Trẻ đạt Tỉ lệ % Trẻ CĐ

Tỉ lệ %

1.Kỹ năng tự phục vụ

27

57%

20

43%

2.Kỹ năng tự bảo vệ


30

64%

17

36%

25

53%

22

47%

26

55%

21

45%

25

53%

22


47%

Tổng 47
3.Kỹ năng hợp tác
trẻ
4.Kỹ năng giao tiếp- ứng xử
5.Kỹ năng tự tin

Qua khảo sát, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn, xây dựng một số biện pháp hình
thành kỹ năng sống cho trẻ.
III. CÁC BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phù hợp với khả
năng và nhận thức của trẻ.
6


a. Mục đích: Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng, là kim chỉ nam để
giáo viên chủ động sắp xếp, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động theo đúng kế
hoạch đã đề ra nhằm đạt kết quả tốt nhất. Vì thế ngay từ đầu năm học 2019 – 2020
tôi đã bám sát vào kế hoạch giáo dục kĩ năng sống của nhà trường để lên kế hoạch
lựa chọn các kỹ năng sống phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng nhận thức của
trẻ. Khi lập kế hoạch tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo lứa tuổi, những kỹ
năng sống trẻ chưa có hoặc chưa thành thạo ở lứa tuổi trước, điều kiện cơ sở vật
chất của trường, lớp mình phụ trách.
b. Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định các kỹ năng sống cần thiết của trẻ
- Bước 2: Xác định thời gian giáo dục kỹ năng giáo dục cho từng kỹ năng sống.
- Bước 3: Lựa chọn những phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp với trẻ.
- Bước 4: Xác định các điều kiện thực hiện kỹ năng sống cho trẻ.
- Bước 5: Xác định những hoạt động phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng

để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
- Bước 6: Đưa các kỹ năng sống vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng
ngày
.c. Kết quả:
Với kế hoạch xây dựng cụ thể như trên tôi đã lồng ghép các nội dung giáo dục
trẻ vào các hoạt động giáo dục hàng ngày một cách hiệu quả. 100% trẻ lớp tôi đều
được hướng dẫn những kỹ năng sống cần thiết. Trẻ có thể tiếp thu được từ những
kỹ năng đơn giản rồi đến những kỹ năng khó hơn.
2. Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động hàng ngày.
a. Mục đích:
Thơng qua các hoạt động khác của trẻ tơi khéo léo lơng ghép tích hợp nhưng nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp nhằm mang lại những hiệu
quả tốt nhất.
b. Cách tiến hành:
- Hoạt động đón trả trẻ:
Tơi lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ như biết lễ phép chào cô, chào
bố mẹ, hỏi han bạn hoặc tôi lồng ghé kĩ năng tự phục vụ bản thân và chấp hành quy
định của lớp như tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định.
- Hoạt động góc: Chúng ta biết rằng “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” vì thế thơng
qua hoạt động này trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội từ đó mà trẻ có tất
cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống
7


Ví dụ: Ở góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kĩ năng như kĩ năng giao
tiếp giữa mẹ và con, trẻ biết nói nựng con, dặn dị con, kĩ năng chăm sóc như trẻ
biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn, kĩ năng hợp tác như trẻ học được
cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn….sau khi chơi xong trẻ
cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Hoạt động ngồi trời: Thơng qua hoạt động ngồi trời tơi đã lồng ghép dạy trẻ

nhiều kĩ năng khác nhau
Ví dụ: Qua việc trò chuyện san sát cầu trượt, trẻ nhận biết được một số nguyên
nhân gây ra ngã, tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Các kĩ năng tơi
dạy trẻ đó là
- Kĩ năng giao tiếp: Trẻ lắng nghe cô và các bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thơng tin - Kĩ
năng sử lí tình huống: Khi ngồi trên cầu trượt trẻ cần phải làm gì?
- Kĩ năng ra quyết định: Làm gì hay khơng làm gì để phòng tránh ngã?
- Hoạt động giờ ăn: Trong giờ ăn tơi dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn
uống qua đó dạy trẻ những kĩ năng lao động, phục vụ, rèn tính tự lập như biết đi
chia cơm cho bàn của mình, biết ăn uống lịch sự, khơng nói chuyện trong khi ăn, ăn
hết xuất, khơng làm rơi vãi, biết mời khi ăn, biết dọn, cất bát thìa đúng nơi quy
định….
- Hoạt động lao động: Trẻ biết lau dọn các góc chơi và sắp xếp lại đồ dùng gọn
gàng nhằm phát triển kĩ năng hợp tác và rèn thói quen sống ngăn nắp gọn gàng
Trẻ biết tưới nước cho cây giúp cô, biết nhặt lá rụng trong sân trường, bồn cây
luôn sạch sẽ.
- Hoạt động vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng
xà phịng, cách chải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định…
c. Kết quả:
Khi trẻ dược chải nghiệm những kỹ năng sống thông qua các hoạt động hàng
ngày đã giúp trẻ dần dần hình thành những thói quen sống, những đức tính cần thiết
để xử lỹ các tình huống trẻ gặp trong cuộc sống.
3. Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung, những kỹ năng cơ bản phù hợp với khả
năng của trẻ lớp mình.
a. Mục đích:
Giúp trẻ của lớp tơi có thể tiếp thu được tất cả những kiến thức về những kỹ
năng cơ bản nhất để trẻ có thể tự tin, mạnh dạn hơn. Biết sử lý các tình huống trong
cuộc sống hàng ngày, dần tạo cho trẻ những đức tính cần thiết của một người có
nhân cách, đạo đức, có ích cho xã hội.
8



b. Cách tiến hành:
- Dạy trẻ biết cách tự phục vụ, chăm sóc: Dạy cho trẻ biết các kĩ năng tự phục vụ
thì trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tụ phục vụ bản thân, tăng cường tính độc
lập cho trẻ, trẻ có trách nhiệm sống hơn với chính mình.
Đầu năm, trẻ lớp tơi cịn rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân như:
chưa biết cách thay quần áo, chưa biết cách gấp quần áo và cịn để đồ dùng khơng
đúng theo quy định, cịn có một số trẻ khi xúc cơm cịn rơi vãi, có những trẻ khơng
tự xúc mà chỉ chờ đợi cơ xúc cho thì mới ăn thậm trí trẻ bị sổ mũi thì ngay lập tức
trẻ lấy tay quệt ngang mặt chứ khơng cần nghĩ phải làm gì. Là một giáo viên điều
đầu tiên là tôi cần tập cho trẻ những kỹ năng nhỏ nhất giúp trẻ biết cách chăm sóc
và giữ gìn sức khỏe cho chính mình. Thời gian trẻ ở trường là đa phần cho nên trẻ
cần phải học cách chăm sóc bản thân mình và ai sẽ là người dạy trẻ những kỹ năng
đó, khơng ai khác ngồi cơ giáo của trẻ và để trẻ có được kỹ năng đó thì chúng ta
phải thường xun cho trẻ thực hiện.
Trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ bao gồm những công việc mà trẻ phải
tự làm như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, khi
tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa tay dưới vòi nước bằng xà phịng đúng quy trình,
phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng, biết xúc miệng
nước muối…Đây là công việc trẻ phải tự làm chứ khơng thể nhờ ai làm hộ mình
được và đó là kỹ năng khơng thể thiếu trong mỗi trẻ vì nó cịn giúp trẻ hình thành
hành vi và thói quen tốt cho trẻ sau này.
( Minh chứng 1: Hình ảnh trẻ lau mặt trước khi ăn)
Hàng ngày, nhất là vào mùa đông, trẻ lớp tôi thường mặc nhiều áo đi lớp, trước
khi đi ngủ trẻ phải cởi bớt áo ra, trẻ thường để quần áo lộn xộn dẫn đến việc giáo
viên chúng tôi mất nhiều thời gian để gấp quần áo cho trẻ. Chính vì vậy vào giờ
hoạt động góc, hoạt động chiều tôi đã dạy trẻ kỹ năng gấp quần, áo, cách cởi áo,
mặc áo. Để dạy trẻ có hiệu quả, ở góc kỹ năng tơi đã làm một số bộ sách về kỹ
năng cho trẻ được tập luyện: Tập cài cúc áo, cởi cúc áo, mặc áo, kéo khóa, gấp áo,

gấp quần…để từ đó trẻ có thể ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
( Minh chứng 2: Hình ảnh trẻ đang học cách gấp quần áo)
- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân: Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người
nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là
đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng
như bảo vệ chính bản thân mình. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm
thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm.
9


Trên thực tế, lớp tơi có rất nhiều trẻ chưa phân biệt được những gì là nguy hiểm
hay khơng nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những
mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những
câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, video…Để việc giáo dục trẻ kỹ năng
tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong
cuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày cho
thích hợp. Cụ thể:
Với tình huống: Khi sảy ra hỏa hoạn. Tơi dạy cho trẻ những kĩ năng cơ bản cần
thiết để bảo vệ bản thân mình khi thốt ra khỏi đám cháy một cách an tồn như hơ
hốn cho mọi người cùng biết, lấy khăn ẩm bịt mũi miệng…
Các mối nguy hiểm trong gia đình: Ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nước nóng,
bàn là…tơi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ. Tôi cho trẻ kể tên về những
đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó,
hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng khơng? Vì sao? Sau khi
trẻ được khám phá về đồ dùng gia đình tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi trên bảng
các trò chơi: “Gạch chéo vào những đồ dùng gây bỏng cho trẻ”.
Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy hiểm gần
ao hồ, cột điện, nơi công trường đang thi công…với những mối nguy hiểm này tôi
sẽ truyền đạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem những đoạn
video…cơ và trẻ cùng nhau thảo luận để trẻ hiểu được đó là những mối nguy hiểm

mà cần phải tránh xa.
Từ đó tơi sẽ dạy trẻ các kĩ năng sử lý tình huống khi bị bắt cóc như: hét to cầu
cứu, bám dính hoặc bám chặt vào các đồ vật, quay cánh tay, đập đạp vào kẻ bắt cóc
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã hội đang
phát triển đồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị cho trẻ
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là trang bị cho trẻ những hành trang để trẻ
có thể sống an toàn, lành mạnh hơn.
- Tạo sự tự tin cho trẻ khi tham gia hoạt động:
Người ta thường nói: chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Tự tin là
điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên
không phải ai cũng có thể ln đạt được sự tự tin cần thiết trong nhiều tình huống.
Do đó tự tin là một trong những yếu kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần từng bước
xây dựng cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, khơng ngại
thử thách; trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành
cơng hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Giờ hoạt động góc trẻ được đóng vai làm ca sĩ, lúc đầu tơi sẽ để tự trẻ
đóng vai đó và xem trẻ thể hiện vai chơi đó như thế nào? Tơi sẽ đứng bên cạnh
10


quan sát, nếu thấy trẻ đóng khơng được lúc đó tơi mới nhập vai khán giả và cùng
trị chuyện để trẻ hiểu vai chơi của mình.
( Minh chứng 3: Hình ảnh trẻ đóng vai bác sĩ)
Tơn trọng cũng chính là động lực tâm lý đầu tiên sinh ra sự tự tin, trẻ khơng
được tơn trọng thì trẻ sẽ mất dần sự tự tin vào chính bản thân trẻ. Nắm bắt được
tâm lý này cho nên tôi luôn tôn trọng trẻ, khích lệ trẻ để tạo thêm sự tự tin cho trẻ
nhưng bên cạnh đó tơi khơng q tán dương trẻ để dẫn đến việc trẻ kiêu ngạo. Khi
trẻ đã tự tin rồi thì mọi hoạt động sẽ đều đạt kết quả cao.
Ví dụ: Khi tơi giao bài cho trẻ làm và mỗi bài có một yêu cầu khác nhau, lúc
này nếu có trẻ khơng làm theo u cầu của tơi mà trẻ làm theo ý thích của trẻ thì tơi

cũng không thể mắng trẻ mà tôi hỏi trẻ, tại sao trẻ khơng làm theo u cầu đó. Đây
tuy là một chuyện rất nhỏ nhưng cũng nói lên được sự tơn trọng của tơi đối với trẻ.
( Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ làm bài theo u cầu của cơ)
Kích thích sự tò mò ở trẻ cũng là một cách hay để giúp trẻ trở nên tự tin hơn.
Bởi vì đó chính là lúc bé khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình
có thể làm gì. Để phát triển lịng tự tin của trẻ, tơi quan sát kỹ lưỡng những đặc tính
nổi bật ở mỗi trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thích hợp với
năng khiếu của bản thân. Rất nhiều trẻ thích khám phá thế giới xung quanh và tìm
hiểu về sự vật hiện tượng đó như: Tại sao cây lại héo, tại sao thìa nhựa lại nổi trên
mặt nước…có những trẻ lớp tơi chỉ thích chơi trị lắp ghép và sau một thời gian trẻ
đã biết lắp ghép ra các đồ dùng có ý nghĩa.
- Tạo mơi trường giao tiếp cho trẻ:
Dạy trẻ mầm non kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết nhưng ta cần xác định được
sẽ dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp nào cho trẻ. Trẻ đến trường thì việc đầu tiên là trẻ
phải giao tiếp với cơ, rồi đến các bạn trong lớp và mọi người trong trường học.
Hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ khơng phải là tơi dạy trẻ nói nhiều mà dạy trẻ
cách giao tiếp và ứng xử như thế nào cho đúng.
Môi trường giao tiếp mà ln an tồn, thân thiện thì sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm,
hưng phấn khi tham gia vào các hoạt động. Trong lớp học việc xây dựng các góc
chơi cũng rất quan trọng vì khi trẻ tham gia vào các góc chơi cũng chính là lúc trẻ
đang học cách giao tiếp với các bạn.
Đầu tiên tôi cần tạo một môi trường giao tiếp thật tốt để trẻ có cảm giác thật thoải
mái khi trẻ đến lớp và trẻ có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Có nghĩa là trong tất cả mọi
hoạt động một ngày của trẻ ở lớp, tơi ln dùng nhiều trị chơi câu đố để khích lệ
trẻ tham gia, qua đó sẽ giúp trẻ tự nhiên hơn và cởi mở hơn trong giao tiếp.
11


Ví dụ: Lớp tơi có cháu Ngọc Trâm. ngọc Thiện, Minh Tú các cháu này rất ít
nói và ít tham gia vào các hoạt của lớp, do cháu nhút nhát. Với những trẻ nhút nhát,

trẻ ít tham gia vào các hoạt động thì tơi thường xun gọi trẻ trả lời trong các hoạt
động và cho trẻ nhập vào các nhóm chơi như: bán hàng, nấu ăn, xây dựng vì các
nhóm chơi này yêu cầu trẻ phải giao tiếp nhiều hơn.
Giờ hoạt động ngồi trời trẻ tham gia rất sơi nổi vì trẻ được chơi theo ý thích
trẻ, nhiều trẻ có thể rủ nhau cùng chơi xích đu và kể cho nhau nghe những câu
chuyện trẻ biết, có nhiều trẻ thì thích vẽ phấn và vẽ các hình theo ý tưởng của riêng
trẻ. Lúc này tôi thường quan sát xem các trẻ giao tiếp với nhau như thế nào và cách
nói chuyện của trẻ đã đúng chưa, nếu chưa đúng thì tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ để
trẻ nhận ra cách nói của mình là khơng đúng và tơi giúp trẻ sửa sai.
( Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ trổ tài theo ý thích)
- Hướng dẫn trẻ cách hợp tác với các bạn trong nhóm:
Hợp tác là mọi người cùng nhau hồn thành một việc gì đó hay cùng nhau
làm việc vì một mục đích và nó cịn mang ý nghĩa cùng nhau vui vẻ làm việc.
Chính vì thế, hợp tác là quan trọng vì có những cơng việc trẻ cần sự chia sẻ của các
bạn mới hoàn thành được, qua đó trẻ thấy vui hơn, có tình cảm với bạn bè và tạo
được niềm vui cho mình và cho cả bạn mình nữa. Kỹ năng hợp tác với các bạn
trong nhóm của trẻ được phát triển qua nhiều hoạt động như:
Trẻ tham gia chơi trị chơi đóng vai (Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ…) thì tơi gợi ý
cho trẻ tự phân vai nhau và theo thứ tự lần lượt đóng các vai như: người bán hàng,
người thu tiền, người làm mẹ, người làm con, người làm bệnh nhân, người làm bác
sỹ… Khi trẻ chơi tơi ln đứng bên ngồi quan sát và xem trẻ giải quyết các tình
huống xung đột giữa các bạn trong nhóm như thế nào, nếu trẻ giải quyết tốt rồi tơi
để trẻ chơi tiếp cịn chưa giải quyết được tôi sẽ là người giúp đỡ trẻ.
( Minh chứng 6: Hình ảnh trẻ cùng chơi góc nấu ăn)
Khi trẻ tham gia chơi góc âm nhạc, tơi chuẩn bị cho nhóm trẻ đó một số dụng
cụ âm nhạc cần thiết như: Xắc xô, trống nhỏ, phách tre… Việc cịn lại tơi cho trẻ tự
thiết lập một ban nhạc theo ý trẻ và trong ban nhạc đó sẽ tự bầu ra một ban nhạc
trưởng. Tôi đứng quan sát xem trẻ làm như thế nào, nhưng tôi thấy trẻ.
đã biết kết hợp với nhau và cùng chơi để tạo thành một âm thanh riêng cho chính
trẻ sáng tác.

Giờ hoạt động góc các nhóm trẻ thường được giao lưu lẫn nhau và cùng nhau
chơi cho nên lúc này mới cần đến sự hợp tác giữa các trẻ để trẻ không tranh giành
nhau đồ chơi, vai chơi. Nhất là góc xây dựng khi trẻ chơi hay ồn nhất và hay tranh
12


cãi nhau vì đồ chơi, tơi thường xun nhắc trẻ khi chơi phải biết nhường nhịn lẫn
nhau. Góc xây dựng thì lại cần sự tỉ mỉ và các bạn trong nhóm phải biết phân cơng
cơng việc cho nhau sao cho hợp lý thì mới hồn thành cơng trình do trẻ xây lên.
( Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ cùng chơi góc xây dựng )
Vì vậy để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức
những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong
cơng việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một
lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai.
c. Kết quả:
Sau khi lựa chọn những nội dung, những kỹ năng cơ bản phù hợp với khả năng của
trẻ lớp tơi. Ttơi đã thấy được hiệu quả ró dẹt cụ thể:
98% trẻ đều biết tự phục vụ cho bản thân, 90% trẻ biết tránh xa những vật, môi
trường nguy hiểm để bản vệ bản thân. Trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia các
hoạt động tập thể. Trẻ chơi với nhau biết đoàn kết, phối hợp với nhau, biết chia sẻ
trong khi chơi
C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả
Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức các
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả
sau.
a. Đối với trẻ
Trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, khơi dậy tính tị
mị, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
Trẻ được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập và kết quả học tập ở trường hiệu quả

ngày càng cao.
Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng
nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng
ngày, trong cuộc sống của trẻ.
Trẻ được rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giao
tiếp, chung sống hồ bình.
Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chun cần cao và ít gặp khó khăn khi đến lớp, trẻ có
kỹ năng trực nhật, giúp cơ kê bàn ăn, xếp khay ăn, chia thìa, kê ghế, phơi khăn….
Thông qua kết quả đánh giá chất lượng cuối mỗi kế hoạch tháng, đối với từng
mặt phát triển trẻ đạt khá tốt.

13


Bảng khảo sát cuối năm
Đầu năm
Các mặt phát triển

Cuối năm

Trẻ
đạt

Tỉ lệ Trẻ
% CĐ

Tỉ lệ
%

Trẻ

đạt

Tỉ lệ Trẻ
% CĐ

Tỉ lệ
%

1. Kỹ năng tự
phục vụ

27

57%

20

43%

45

96%

2

4%

2.Kỹ năng tự
bảo vệ


30

64%

17

36%

44

94%

3

6%

Tổng 38 3.Kỹ năng hợp
tác

25

53%

22

47%

45

96%


2

4%

4.Kỹ năng giao
tiếp - ứng xử

26

55%

21

45%

40

89%

5

11%

5.Kỹ năng tự tin

25

53%


22

47%

37

79%

12

21%

b. Đối với giáo viên
Có thêm nhiều kinh nghiệm, củng cố và mở rộng thêm về kiến thức sư phạm
đặc biệt là về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ. Mạnh dạn tự
tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi
thường xuyên với cha mẹ trẻ tạo uy tín đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ
huynh tín nhiệm.
c. Đối với phụ huynh
Có sự thay đổi nhìn nhận về việc giáo dục kỹ năng sống học của con em mình ,
nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong sinh hoạt
và nhu cầu của cuộc sống hiện nay . Tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục
trẻ tại trường,các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với vơ giáo
thơng qua nhiều hình thức, số lượng phụ huynh tham gia phối hợp đạt 82%.
2. Kết luận:
Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, khơng chỉ
giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, quan sát, ghi nhớ có chủ định mà cịn giúp trẻ so
sánh, phân tích, tổng hợp….Cịn là những kinh nghiệm bổ ích đối với cuộc sống thực
tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ, giúp trẻ có một hành trang vững vàng một tâm
thế tự tin để bước vào cuộc sống. Qua thực hiện đề tài tôi xin được rút ra một số bài học

kinh nghiệm sau:
14


Giáo viên cần thường xuyên học hỏi kinh nghiệm dạy trẻ kĩ năng sống qua các tài
liệu, qua bạn bè, đồng nghiệp, qua mạng internet, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn,
nắm vững phương pháp dạy trẻ kĩ năng sống.
Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống thật cẩn thận trước khi dạy trẻ,giáo viên cần
đưa ra những nội dung kĩ năng cơ bản cụ thể để dạy trẻ.
Kỹ năng sống cần được lồng ghép thông qua các hoạt động học và các hoạt động
khác. Bên cạnh đó tuyên truyền tốt đến các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục
trẻ
Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành cơng trong
cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống
trong cuộc sống.
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4
tuổi có những kĩ năng sống cần thiết” với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi xác định
được rõ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc dạy trẻ có
những kĩ năng sống, giúp tơi có phương pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng
thú hơn khi tham gia học tập và rèn luyện. Cũng từ đó tư duy sáng tạo của các cháu
được phát triển một cách toàn diện
3. Đề xuất và khuyến nghị
a. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề kĩ năng sống để tạo điều kiện
cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chun mơn hơn nữa, tham mưu với cấp trên
hỗ trợ kinh phí cho việc trang bị đồ dùng ,đồ chơi, cơ sở vật chất cho nhà trường. Góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày một tốt hơn.
b. Đối với nhà trường
Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ. Cần

trang bị thêm tài liệu về giáo dục kĩ năng sống để giáo viên nghiên cứu.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã triển khai thực hiện. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một
hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp trí giáo dục mầm non
- Sách giáo dục mầm non mới
- Sách báo, tranh ảnh
- Sách giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ mầm non
- Mạng Internet trang giáo dục mầm non.

16


E. MINH CHỨNG HÌNH ẢNH
1. Trẻ lau mặt trước giờ ăn

2. Trẻ đang học cách gấp áo

17


3. Trẻ đóng vai ca sĩ

4. Trẻ làm bài theo yêu càu của cô


18


5. Trẻ trổ tài theo ý thích

6. Trẻ cùng chơi nấu ăn

19


7. Trẻ cùng chơi xây dựng

20



×