Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻmẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non xã yên mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.54 KB, 38 trang )

sáng ki ến kinh nghi ệm hình thành k ỹn ăng đo l ườ
ng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ năng đo lường. Bác Hồ kính yêu đã
dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó
là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình phát triển của nền giáo dục nước ta và
đã được khẳng định qua các thời kỳ phát triển của đất nước. Đó là quá trình
cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển kinh tế.
Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi khi các cháu đang phát triển mạnh mẽ về tư
duy, nhận thức và rất nhạy cảm với những kiến thức ban đầu. Vấn đề bức xúc
đặt ra với giáo viên là tìm ra được phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tạo
ra những vết hằn khắc sâu trong bộ não khi các cháu đang chuẩn bị bước vào
năm học đầu tiên của trường tiểu học. Vậy phải làm như thế nào? Đó là một
câu hỏi lớn với không chỉ riêng tôi mà với tất cả các giáo viên đang dạy lớp
mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Mỗi môn học ở trường mầm non với trẻ mẫu giáo nói
riêng và trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi nói chung đều góp phần hình thành và
phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
Trong các môn học như: Hoạt động khám phá, làm quen văn học, làm
quen chữ cái, phát triển vận động, âm nhạc,… thì môn học làm quen với toán
cũng có một vị trí quan trọng: Giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt
động cho mình như tìm tòi, quan sát, so sánh và thông qua các hoạt động với
toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Tập hợp, số


lượng, phép đếm, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, đo lường….
Nội dung dạy trẻ đo lường được đưa vào chương trình dạy trẻ 5-6 tuổi. Bởi
việc đưa hoạt động đo với các thước đo ước lệ vào dạy trẻ đòi hỏi trẻ phải có
kĩ năng phân biệt được các chiều kích thước của vật như: chiều dài, chiều
rộng, chiều cao và độ lớn của vật, điều này giúp trẻ tập trung chú ý tới các


thao tác đo. Đặc biệt trẻ phải nắm được kĩ năng đếm và có biểu tượng về số
lượng để có thể kết hợp giữa phép đếm và phép đo trong quá trình đo các vật
khác nhau và giúp trẻ khái quát kết quả đo.Trong quá trình làm quen với toán,
trẻ được cô giáo hướng dẫn, được học, thực hành, làm quen với các đồ dùng
học tập nhằm giúp trẻ thêm vững vàng hơn khi tiếp nhận về những kiến thức
về môn toán ở những cấp học tiếp theo.
Hoạt động vui chơi được xem như hoạt động chủ đạo trong trường
mầm non, trong các hoạt động chơi đơn giản hàng ngày của trẻ thường xuất
hiện nhu cầu thực hiện các thao tác đo như: Khi trẻ đóng vai làm “Bác kĩ sư
xây dựng” trẻ xây hàng rào thường chú ý xem hàng rào ở hai bên đã bằng
nhau chưa? Và trẻ hay kiểm tra bằng cách đếm các viên gạch, hay trẻ “Tập
làm bác sĩ” trẻ có thể mời hai bạn đóng vai bệnh nhân đo chiều cao của bệnh
nhân bằng cách đứng cạnh nhau và đo ở cột đo chiều cao xem ai cao hơn,
……Qua các hoạt động chơi đó nếu trẻ càng có kỹ năng đo tốt thì trẻ càng có
điều kiện để sử dụng chúng vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và
sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống
lao động sau này của trẻ.


Trong thực tế hiện nay, giáo viên cũng có tổ chức các tiết học đo
lường cho trẻ nhưng chưa đi sâu, còn chưa quan tâm tới kỹ năng đo lường
của trẻ. Một phần vì do các tiết học đo lường là tiết học khó, đồ dùng cho tiết
học nhiều và đòi hỏi sự chính xác, một phần vì số ít giáo viên coi việc làm
này không quá cần thiết bởi họ nghĩ trẻ khi ra lớp một cũng sẽ được học và
lúc đó trẻ đã lớn hơn, sự hiểu biết của trẻ cũng rõ ràng hơn. Vì lẽ đó, giáo
viên khi tổ chức hoạt động đo lường chỉ mới dừng lại ở việc dạy trẻ cách đo
mà chưa chú trọng tới việc giúp trẻ nắm được mục đích của việc đo lường
cũng như việc cho trẻ luyện tập thường xuyên để hình thành kỹ năng đo
lường bền vững, giáo viên cũng chưa tạo cơ hội, điều kiện để giúp trẻ ứng
dụng kỹ năng đo lường đó vào các hoạt động khác nhau trong cuộc sống

hàng ngày của trẻ. Từ đó dẫn đến kỹ năng đo lường của trẻ còn thấp và sẽ rất
khó khăn cho trẻ khi học ở các cấp học tiếp theo.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và mạnh dạn
lựa chọn đề tài “sáng kiến kinh nghiệm mầm non. Một số biện pháp hình
thành kỹ năng đo lường cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non xã
Yên Mỹ” nhằm giúp trẻ có kỹ năng đo lường được tốt hơn.
*Mục đích của đề tài: sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ năng đo
lường
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn A3 ( 5-6 tuổi) hình thành kĩ năng đo lường.


* Phương pháp nghiên cứu: sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ năng
đo lường
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có
lien quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp thống kê toán học
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, lớp mẫu giáo lớn A3 trường mầm non xã Yên Mỹ
trong năm học 2013 – 2014. Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.


Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ năng đo lường

Trên thế giới đã có nhiều nhà Tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu về vai trò,
ý nghĩa của việc hình thành cho trẻ những yếu tố của hoạt động đo đạc nhằm
giúp trẻ xác định kích thước của các vật xung quanh trẻ một cách chính xác
hơn.


Ví dụ: Các nhà Giáo dục học Liên Xô cũ, như: A.M. Lêocina, E.I.
Chikhoxyeva đã đề xuất đưa nội dung dạy trẻ đo lường vào trong chương
trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nhằm chuẩn bị
cho trẻ học phép đo đạc ở trường Tiểu học.
Những nghiên cứu thực tiễn của họ đã cho thấy rằng: Việc dạy trẻ đo
độ dài của vật là phù hợp với khả năng của trẻ. Đối với trẻ mầm non, làm
quen với toán nói chung và dạy trẻ phép đo lường nói riêng là một nội dung
tương đối khó nhưng lại có một sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ.
Tiết học dạy trẻ 5-6 tuổi phép đo lường có nhiệm vụ quan trọng như: Cung
cấp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ một cách hệ thống giúp trẻ hoà nhập
với cuộc sống và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hình thành và phát triển
những chức năng tâm lý như: Tư duy, chú ý, ghi nhớ,..những năng lực học
tập như: Chú ý lắng nghe, ý thức kỷ luật,..Kiến thức mà trẻ thu được trên tiết
học vừa là mục tiêu, phương tiện mở rộng hiểu biết cho trẻ, đồng thời phát
triển các chức năng tâm lý chung. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của cô và sự
tích cực hoạt động của bản thân trẻ, đứa trẻ đó sẽ tích luỹ được cho mình
những kiến thức toán học sơ đẳng nhất để chuẩn bị vào học ở trường phổ
thông.
1.

Cơ sở thực tiễn


2.

Đặc điểm tình hình chung sáng kiến kinh nghiệm hình thành kỹ
năng đo lường


Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ, là một xã thuộc phía
Nam huyện Thanh Trì, nằm ngoài đê ven sông Hồng. Trường có một khu ở vị
trí trung tâm khu vực dân cư, trường được xây dựng khang trang, rộng rãi.
Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2008 Với qui mô toàn
trường có 10 lớp học: 3 lớp mẫu giáo lớn, 2 lớp mẫu giáo nhỡ, 2 lớp mẫu
giáo bé và 3 lớp nhà trẻ.
Nhiều năm liền trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. Hai
năm liền trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố( Năm học 2011 –
2012, 2012 – 2013). Năm học 2013 – 2014 trường cố gắng phấn đấu tiếp tục
giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố.
Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học
thân thiện – Học sinh tích cực”
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc
giáo dục trẻ. Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công đứng lớp
mẫu giáo lớn A3 ( 5-6 tuổi) cùng cô Nguyễn Thị Thu Huyền với sĩ số là 33
cháu trong đó:
+ Cháu nam: 18 cháu.
+ Cháu nữ: 15 cháu.
Trong đó có 2 cháu ở nhà mới đi học.


Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số
thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi


– Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư trang thiết bị và
cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng việc chăm sóc và giảng dạy trẻ tại trường.
– Bản thân là người yêu nghề, mến trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý
thức học hỏi, phấn đấu vươn lên.
– Thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu như tạp chí giáo dục mầm
non, sách hướng dẫn thực hiện chương trình lứa tuổi 5-6 tuổi, các thông tin
trên mạng internet có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng
vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.
– Cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm đến việc trẻ được học gì ở lớp ở
trường.
– Đa số trẻ trong lớp có sự nhận thức đồng đều nhau.
– Trẻ đi học có lỉ lệ chuyên cần cao.
3. Khó khăn

– Về phía các bậc cha mẹ trẻ, đa số đều làm công nhân tại các nhà máy,
những người có sự hiểu biết về kiến thức giáo dục trẻ còn ít, mà cụ thể là
những kiến thức hiểu biết về kỹ năng đo lường chưa cụ thể, rõ ràng để có thể
phối hợp được cùng giáo viên ở lớp dạy trẻ.


– Ở nội dung chương trình lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ chỉ mới được học một
bài về thao tác đo độ dài của một đối tượng. Vì thế mà kỹ năng đo của trẻ còn
hạn chế.
– Đồ dùng phục vụ cho các bài học đo còn hạn chế, chưa đầy đủ và đa dạng.
– Về bản thân: tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên cũng có phần hạn chế về
những kiến thức trong các đề tài về đo lường.
Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường của lớp. Từ những thuận lợi
và khó khăn như đã nêu ở trên, từ thực tế và tầm quan trọng của việc hình
thành kỹ năng đo lường cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tôi đã nghiên cứu và

đề ra một số biện pháp giúp làm tốt việc giúp trẻ hình thành kỹ năng đo
lường cụ thể như sau
III. Những biện pháp
1.

Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm học.
Đo lường là việc mô tả định lượng bằng các đơn vị đo, bao gồm số

lượng, trọng lượng, khoảng cách,…… Mục đích của việc đo lường là để biết
kích thước của vật đó là kết quả của phép đo, kết quả biểu thị bằng chữ số.
Đo lường là hoạt động gồm có quá trình đo và kết quả đo. Kết quả đo
được xác định tuỳ thuộc vào đơn vị đo. Chính vì vậy trước khi thực hiện quá
trình đo phải lựa chọn đơn vị đo phù hợp. Đồng thời khi thông báo kết quả đo
phải nói rõ đơn vị đo. Vì vậy khi nói kết quả đo cần phải gắn số kết quả với
tên gọi của thước đo.


Việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 – 6 tuổi có tác dụng phát triển tri
giác kích thước các vật của trẻ làm cho nó trở nên ổn định hơn, chính xác
hơn, chuẩn bị cho trẻ học phép đo đạc ở trường tiểu học, tạo cơ sở cho trẻ
nắm kiến thức như một kỹ năng toán học, phát triển ở trẻ khả năng dùng
thước đo ước lệ để đánh giá kích thước của vật và hiểu được sự phụ thuộc
giữa độ lớn của thước đo và kết quả đo.
Từ những ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi và
những nhận thức của mình về vấn đề hình thành kĩ năng đo lường cho trẻ
mẫu giáo lớn, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc
nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực
hiện, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo hai tiêu chí sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
STT


Tiêu chí khảo sát

Tổng số
trẻ

Đạt
Số trẻ

Tỉ lệ %

Chưa đạt
Số trẻ

Tỉ lệ %

12

36%

21

64%

14

42%

19


58%

Kỹ năng đo chiều
1

2

dài, chiều rộng, chiều 33
cao, đo thể tích.
Kỹ năng diễn đạt kết
quả đo.

33

Qua khảo sát trẻ đầu năm theo hai tiêu chí trên tôi thấy: Kỹ năng thực hiện
các phép đo lường như: đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao, thể tích số trẻ đạt
còn thấp. Với việc khảo sát trẻ đầu năm như vậy đã giúp tôi nắm bắt được
tình hình thực tế về nhận thức của trẻ từ đó giúp tôi định hướng được công


việc cần làm tiếp theo của mình để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
dạy trẻ đo lường nhằm hình thành tốt các kỹ năng đo lường của trẻ.
2.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động trong việc hình thành kỹ
năng đo lường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Xây dựng kế hoạch hoạt động trong việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ
là một việc rất cần thiết, nó giúp giáo viên định hướng chủ động hơn trong
việc tổ chức hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ nhằm đạt được mục đích đã

đề ra, bởi nó là một tổ hợp các hoạt động được lựa chọn và phân bổ theo một
trình tự nhất định. Mỗi một công việc, nếu ta nghiên cứu trước và vạch rõ
ràng từng nội dung công việc cụ thể thì khi thực hiện ta cảm thấy nó trở nên
dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều lần. Nhiệm vụ giáo dục hình thành kỹ năng
đo lường cho trẻ gồm nhiều nội dung khác nhau. Vì đây là một đề tài khó đối
với cô và trẻ, để rèn kỹ năng đo lường cho trẻ tốt và có hiệu quả đúng theo
nguyên tắc dạy trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Cho nên ngay từ đầu năm học tôi đã họp với giáo viên cùng lớp và các giáo
viên khác cùng khối, ngoài ra tôi còn tham khảo các ý kiến của các giáo viên
đã từng dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi để cùng nghiên cứu, bàn bạc và thống
nhất xây dựng kế hoạch hoạt động trong việc hình thành kỹ năng đo lường
cho trẻ trong tất cả các chủ đề của năm học. Trong khi xây dựng kế hoạch tôi
đã đưa ra các mục tiêu và nội dung giáo dục ở từng chủ đề đảm bảo dạy trẻ
theo đúng nguyên tắc với các mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Một giờ học
đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu đồ dùng phục vụ cho tiết học. Vì thế khi
xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ tôi đã lựa chọn cả đồ dùng để


phục vụ cho tiết học làm sao cho phù hợp với chủ đề chủ điểm và gây được
sự hứng thú của trẻ. Và sau đây là “Kế hoạch hoạt động trong việc hình
thành kỹ năng đo lường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” mà tôi đã xây dựng như
sau:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG
ĐO LƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LỚP MGL A3
CHỦ ĐỀ

MỤC TIÊU

NỘI DUNG


GIÁO DỤC

GIÁO DỤC

– Trẻ làm quen với – Trẻ nhận biết các đối tượng đo như:
các đối tượng đo. chiều dài, chiều rộng, chiều cao của
TRƯỜNG

một đối tượng nào đó: cái bàn, cái

MẦM NON

bảng, cửa ra vào, cửa sổ, bức tranh,
thể tích của một vật nào đó( chai

ĐỒ DÙNG –

PHƯƠNG TIỆ
DẠY HỌC

– Bàn học, cái b

chai nước, hộp n

cửa sổ, cửa ra và

nước, hộp nhựa).
Gang tay, bước
– Trẻ nhận biết có thể đo các đối
GIA ĐÌNH


bàn chân, viên g

– Trẻ làm quen với tượng bằng các đơn vị đo như: gang que tính, thước k
tay, bước chân, bàn chân, viên gạch, (Đơn vị đo phải
các đơn vị đo.

que tính, thước kẻ, ca cốc, hột hạt,.. nguyên lần với đ
NGHỀ

tượng đo).
– Trẻ diễn đạt được – Trẻ diễn đạt được kết quả đo bằng – Lời giảng giải

NGHIỆP

kết quả đo.

cách đếm và đặt thẻ số tương ứng.
– Tạo cho trẻ một số trò chơi để rèn
cho trẻ kỹ năng diễn đạt kết quả đo

cô giáo.


như: Đo chiều dài của cái bàn, chiều
dải của tủ đựng đồ cá nhân của trẻ,
chiều rộng của cửa ra vào, cửa sổ,
chiều dài của tổ.
Ví dụ: Chiều dài của cái bàn bằng 5
lần chiều dài của viên gạch. Đặt thẻ

số 5
ĐỘNG VẬT

– Trẻ nhận biết

– Hình vuông là

mục đích của phép *Dạy trẻ trong tiết học:

đơn vị đo.(nguy

đo.

với đối tượng đo

– Cô sử dụng hành động mẫu và kết – Bức tranh con
hợp lời giảng giải trực tiếp cho trẻ
làm đối tượng đ
quan sát.
– Các thẻ số
– Cho trẻ thực hiện cách đo chiều dài,
chiều cao của bức tranh con voi bằng
cách xếp các hình vuông.
– Cho trẻ diễn đạt kết quả sau khi đo
xem chiều dài, chiều cao của khung
hình bằng bao nhiêu hình vuông.
– Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
ôn luyện củng cố như: Cho từng
nhóm trẻ thi bật xa, cho trẻ kiểm tra



xem ai bật xa hơn bằng cách đếm số
viên xốp. Mỗi trẻ 1 bài tập trên tờ
giấy A4, trẻ đếm và ghi số tương ứng
xem chiều dài của con vật, hay bức
tranh vẽ con vật bằng bao nhiêu hình
chữ nhật.

* Ngoài tiết học:
– Cô tạo tình huống có vấn đề cho trẻ
giải quyết. Ví dụ: Chiều dài của tổ
bằng bao nhiêu viên xốp. Chiều dài
của ghế đá bằng bao nhiêu lần viên
gạch, đoạn đường từ đồ chơi này đến
đồ chơi kia bằng bao nhiêu bước
chân của từng trẻ, giá đồ chơi ở góc
xây dựng, tủ đồ chơi góc nấu ăn có
chiều dài bằng bao nhiêu viên gạch.
Bài tập trên giấy A4 ở góc toán cho
trẻ làm.
– HĐ giao lưu: Cho trẻ của 2 lớp thi
bật xa. Sau đó kiểm tra kết quả bằng


cách đếm số viên gạch.
– Sau mỗi hoạt động cô cho trẻ diễn
đạt kết quả đo của trẻ.
TẾT VÀ LỄ

– Trẻ biết thao tác


HỘI MÙA

đo độ dài của một *Trong tiết học:

– Cây giò có chi

XUÂN

đối tượng.

48cm x chiều rộ
– Cô cho trẻ xem video cô quay cách 7 cm.
làm mẫu và lời giảng giải.

– Hình chữ nhật

– Cho trẻ tập đo chiều dài của cây giò đơn vị đo có chi
với đơn vị đo là hình chữ nhật (đảm 6cm
bảo làm sao đơn vị đo với đối tượng
đo là nguyên lần).

– Bút dạ. Bút ch
số

– Cho trẻ diễn đạt kết quả sau khi đo:
Chiều dài cây giò bằng 6 lần chiều

– Các viên gạch


dài hình chữ nhật.

nhỏ, gang tay, q

tính, gạch lát nề
– Tổ chức cho trẻ các trò chơi ôn

phấn cho trẻ chơ

luyện củng cố: Cho trẻ đo chiều dài, chơi.
chiều rộng của bàn bằng que tính.
Chia trẻ thành nhóm nhỏ đo chiều
rộng của cửa ra vào, cửa sổ, chiều
cao của tủ đựng đồ chơi góc Bé tập
làm nội trợ, chiều dài của giá để đồ


chơi xây dựng bằng đơn vị đo như:
que tính, viên gạch xây dựng to, nhỏ,
gang tay
*Ngoài tiết học:
– Cô đưa ra các bài tập cho trẻ thực
hành giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đo
như: Đo chiều dài của giá đồ chơi,
chiều rộng của cửa sổ, cửa ra vào,
chiều cao của cột trụ trước cửa lớp,
chiều dài của giá dép bằng que tính,
viên gạch, gạch xây dựng, thước kẻ,
chiều dài của lớp học bằng các bước
chân.

THỰC VẬT

– Đo một đối tượng
bằng các đơn vị đo *Trong tiết học:

– Thân cây gỗ c

khác nhau, nhận

chiều dài 48cm

biết kết quả đo.

– Cô cho trẻ xem trên ti vi cách cô
làm mẫu bằng 1 đoạn video.

– Đơn vị đo: thư

có chiều dài 6cm
– Cho trẻ đo thân cây gỗ với các đơn 8cm.
vị đo có chiều dài khác nhau.

– Bút dạ. Thẻ số
– Cho trẻ diễn đạt kết quả sau khi đo,
giúp trẻ hiểu được rằng “Thước đo


nào dài hơn sẽ đo được ít lần hơn,
thước đo nào ngắn hơn sẽ đo được
nhiều lần hơn”. Mỗi một đơn vị đo

khác nhau sẽ có kết quả đo khác
nhau.
– Tổ chức các trò chơi ôn luyện củng
cố lại kiến thức trẻ vừa học như: Đo
chiều dài của cái bàn bằng que tính,
gang tay. Đo đoạn đường đến vườn
hoa bằng bước chân, bàn chân. Sau
mỗi trò chơi cho trẻ diễn đạt kết quả
đo.

*Ngoài tiết học:
– Tạo tình huống hay đưa những bài
tập trong góc học tập để rèn kỹ năng
đo cho trẻ: Cho trẻ đo đoạn đường từ
bồn cây đa đến bồn cây phượng bằng
bước chân, bàn chân nối liền, đo
chiều dài của sân khấu bằng bước


chân, chiều dài của gậy tập thể dục,

GIAO

– Đo các đối tượng

– Chiều dài của

THÔNG

có kích thước khác *Trong tiết học:


tầu hoả, Ô tô bu

nhau bằng một đơn

chiều cao của ô

vị đo, thước đo.

– Cô cho trẻ quan sát cách cô làm

bus.

mẫu trên ti vi bằng 1 đoạn video.

– Đơn vị đo: thư

– Cho trẻ đo chiều dài của đường ray

có chiều dài 5cm

tàu hoả, gậy chỉ dẫn của chú cảnh sát – Bút dạ, thẻ số.
giao thông, đo chiều cao của rào chắn
bằng thước kẻ có chiều dài 6cm.
– Cho trẻ diễn đạt kết quả đo, giảng
giải cho trẻ hiểu: “Các đối tượng đo
có kích thước khác nhau khi đo bằng
một đơn vị đo sẽ cho kết quả đo khác
nhau”.
– Tổ chức cho trẻ các trò chơi ôn

luyện củng cố sau tiết học: Đo chiều
dài, chiều rộng của cái bàn bằng
chính đơn vị đo trẻ vừa dùng. Đo các
đoạn đường đến các bến xe với một
đơn vị đo là viên gạch xây dựng .


* Ngoài tiết học:
– Cho trẻ đo chiều cao để so sánh
chiều cao của 2 bạn ở cột đo chiều
cao góc bác sĩ, cho trẻ chọn một đơn
vị đo mà trẻ thích để đo chiều dài của
giá đồ chơi, đoạn đường từ góc bác sĩ
đến góc bàn hàng, chiều dài bức
tường góc chữ cái.
– Trẻ biết đo thể

* Trong tiết học:

– Chai, bình nhự

tích các vật.

– Trẻ biết đo, đong (nước, hột, hạt)

cốc, bát, rổ nhựa

NƯỚC VÀ

vào chai hoặc bình nhựa bằng cốc,


gấc.

CÁC

bát.

HIỆN TƯỢNG
TỰ NHIÊN

– Cho trẻ tập đo, đong (Nước, hột,
hạt) bằng cốc nhựa đổ vào hộp nhựa,
đánh dấu mỗi lần đong bằng 1 hạt
gấc.
– Diễn đạt được kết quả đo bằng cách
đếm số vạch trên thân chai, bình,
hoặc hạt gấc.
– Tổ chức các trò chơi ôn luyện củng
cố: Cho trẻ làm bài trên giấy A4 với
yêu cầu trẻ nối cốc với bình nước


tương ứng.
VD: Có 3 cái bình với 3 mực nước
khác nhau, 3 cái cốc với 3 kích thước
khác nhau.
Cho trẻ thi xem đội nào đong được
nhiều đỗ nhất.
* Ngoài tiết học:
– Cho trẻ chơi đong, đo nước, cát ở

góc chơi cát nước.
ĐẤT NƯỚC,
BÁC HỒ,

– Luyện tập các kỹ

TRƯỜNG

năng đo với các đối – Thiết kế các bài tập với các đề tài

TIỂU

tượng đo và các

học đo lường đa dạng, phong phú để

HỌC

đơn vị đo khác

rèn luyện kỹ năng đo cho trẻ.

nhau.
Qua việc xây dựng kế hoạch như trên tôi thấy việc thực hiện nhiệm vụ giáo
dục trẻ của mình trở nên nhẹ nhàng hơn nó như một kim chỉ nam giúp tôi
định hình được từng công việc của mình cần làm trong việc giáo dục hình
thành kỹ năng đo lường cho. Tôi đã giáo dục trẻ về kiến thức cũng như
những kỹ năng đo lường ở mỗi đề tài. Trẻ được học và thực hành về những
nội dung trong kế hoạch mà tôi đã xây dựng, qua đó tôi thấy trẻ lớp tôi đã



được nâng cao hơn về kỹ năng đo lường cho bản thân, kỹ năng đo lường
được trẻ thực hiện thành thạo và thường xuyên hơn. Mỗi khi tôi cho trẻ tham
gia vào các hoạt động vui chơi, có lần tôi đã nghe thấy trẻ bảo nhau: “Bọn
mình thử đo xem từ chỗ cái cầu trượt này đến cái đu quay kia xem được bao
nhiêu bước chân nhé!”. Sau khi trẻ thực hiện cùng nhau xong, trẻ đã chạy lại
phía tôi và nói: “Cô ơi, cháu đo được 7 bước chân từ chỗ cái cầu trượt đến
chỗ đồ chơi đu quay, còn bạn Tú nhỏ hơn cháu nên bạn ấy đo được 8 bước
chân cô ạ!”. Qua những lần trẻ chơi của trẻ như vậy đã tạo cho tôi thêm động
lực để tiếp tục thực hiện tốt đề tài này nói riêng và nhiệm vụ trồng người nói
chung.
3.Biện pháp 3: Sử dụng hành động mẫu kết hợp lời giảng giải
Độ tuổi mẫu giáo lớn là độ tuổi cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “Mầm
non”- tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, những
cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành. Với sự giáo dục
của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương
diện của hoạt động tâm lý để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu
về nhân cách con người.
Toán là một môn khoa học và là một môn học tương đối khó, nó đòi
hỏi sự chính xác cao. Vì thế khi dạy học cô giáo cần dạy trẻ những kiến thức
phải chính xác. Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, khi dạy trẻ hình thành kĩ năng đo
lường cần cho trẻ được trực tiếp “Mắt thấy tai nghe” có như vậy việc hình
thành kỹ năng đo lường cho trẻ mới có kết quả tốt. Trong quá trình hình
thành kỹ năng đo lường cho trẻ dù là trên hoạt động chung hay trong các hoạt
động khác, cô giáo với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định


hướng cho trẻ, cho nên cần có sự kết hợp các biện pháp trực quan như: Cho
trẻ quan sát cô làm mẫu với đồ dùng trực quan hay quan sát cô làm mẫu trên
màn hình, trẻ mầm non vốn rất thích những gì đẹp và mới lạ nên với các đề

tài học đo tôi luôn tạo tạo hứng thú cho trẻ bằng các hình thức khác nhau như
có đề tài thì tôi chọn cách làm mẫu trực tiếp nhưng có đề tài thì tôi chọn cách
làm mẫu là quay video sau đó cho trẻ xem trên ti vi, và lựa chọn đồ dùng
phong phú phù hợp với chủ đề gây hứng thú cho trẻ cũng là một phần quan
trọng tạo nên sự thành công của tiết học. Ngoài việc đưa ra được kiến thức, kĩ
năng và các đồ dùng cần thiết cho tiết học thì lời giảng giải của cô cũng vô
cùng quan trọng. Trẻ có hiểu được nội dung của các tiết học hay có nắm được
các kĩ năng đo phần lớn đều do lời giảng giải của cô, cô cần nói chính xác, cụ
thể, rõ ràng, có sức lôi cuốn trẻ chú ý vào hành động đo mẫu của cô, cùng với
đó là hành động đo mẫu cần đơn giản, chính xác, đảm bảo cho tất cả các trẻ
đều được nhìn thấy, nghe cô hướng dẫn mẫu.
Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số hình thức làm mẫu kết
hợp giảng giải trong các đề tài dạy trẻ đo lường như sau:
* Với hình thức làm mẫu trực tiếp:
Ví dụ 1: Với đề tài “Nhận biết mục đích của phép đo”- Chủ đề “Thế
giới động vật”. Mục đích của bài học này là giúp trẻ nhận biết mục đích của
phép đo, biết biểu diễn độ dài của vật chọn làm đơn vị đo, xác định được
chiều dài của băng giấy qua cách đo bằng thước đo. Với đề tài này tôi đã làm
mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát. Đề tài này tôi chọn đồ dùng là bức tranh con


voi, đơn vị đo là những hình vuông. ( Đơn vị đo và đối tượng đo đảm bảo
nguyên lần). Cho trẻ đo chiều dài và chiều rộng của bức tranh con voi.
Lần một: Đo chiều dài của bức tranh con voi. Cách đo:“Đặt hình vuông theo
chiều dài của bức tranh, cô đặt hình vuông thứ nhất sát với mép trái của chiều
dài bức tranh, sau đó lấy tiếp một hình vuông khác xếp sát với hình vuông
vừa xếp, cứ làm liên tục như vậy cho đến hết chiều dài của bức tranh”. Sau
đó, hỏi trẻ chiều dài của bức tranh con voi bằng bao nhiêu hình vuông? Cho
trẻ đếm số hình vuông và đặt thẻ số tương ứng.
Cô làm mẫu cách đo chiều dài của bức tranh con voi

Lần hai: Đo chiều rộng của bức tranh. Cách đo: “Đo từ dưới lên trên, đặt hình
vuông 1 cạnh sát với mép dưới theo chiều dài của bức tranh, cạnh kia sát với
mép theo chiều rộng của bức tranh, lấy tiếp các hình vuông xếp sát vào hình
vuông vừa xếp, cứ làm lần lượt như vậy cho đến hết chiều rộng của bức
tranh”. Hỏi trẻ, chiều rộng của bức tranh bằng bao nhiêu hình vuông? Cho trẻ
đếm số hình vuông và đặt thẻ số tương ứng.
Cô làm mẫu cách đo chiều cao của bức tranh con voi
Ví dụ 2: Chủ đề: “Nước và hiện tượng tự nhiên”. Đề tài: Đo thể tích.
Trong chương trình, ngoài các dạng bài đo trên mặt phẳng, trẻ còn được học
đo thể tích. Với dạng bài này trẻ có thể đo nước hoặc hột hạt. Với dạng bài
này thường rất thu hút sự chú ý của trẻ. Cũng như các bài đo khác, để làm
được tốt thì không thể thiếu đồ dùng cho tiết học.
– Với đề tài: Đong đo nước: Với bài này, đồ dùng cần chuẩn bị gồm: cốc
nhựa, 1 xô nước, 1 bình đựng nước, bút dạ, khăn lau.


Tôi đã thực hiện làm mẫu cho trẻ như sau: Cô dùng cốc múc nước ở
xô, khi múc cô múc đầy bằng miệng cốc, sau đó đổ nước vào trong bình, cô
dùng bút dạ vạch 1 vạch trên thân bình đúng với mực nước vừa đổ vào. Sau
đó cô lại múc tiếp cốc khác và đổ vào bình, cô lại dùng bút dạ vạch một vạch
tiếp đúng với mức nước vừa đổ. Để phát huy tính tích cực của trẻ, tôi đã gọi
một trẻ lên làm thử, sau đó tôi lại tiếp tục làm cho đến khi đầy bình. Sau khi
thực hiện xong, tôi cho trẻ nêu nhận xét xem để đầy được chai nước cô đã
múc bao nhiêu cốc nước? Để biết được điều đó, tôi gợi ý cho trẻ đếm số vạch
trên thân chai. Và đặt thẻ số tương ứng.
Cô làm mẫu cách đong nước
Trẻ làm thử cách đong nước và đánh dấu mực nước trên thân bình.
– Với đề tài: Đong đo hột, hạt. Với bài đo nước là chai nhựa, là cốc, thì đồ
dùng tôi lựa chọn cho đề tài này là rổ nhựa, bình nhựa bát nhựa, hạt gấc để
trẻ đánh dấu số lần đong, que tính.

Cách làm như sau: Cô dùng bát đong đầy hạt đỗ sau đó dùng que gạt
ngang cho bằng miệng bát, sau đó đổ vào bình, đổ xong cô lấy một hạt gấc
đặt cạnh bình để đánh dẫu được một lần đong. Cứ làm như vậy cho đến khi
đong đầy bình. Sau đó hỏi trẻ, muốn biết cô đong được bao nhiêu lần bát đỗ
xanh đổ vào bình thì làm như thế nào? Cho trẻ đếm số hạt gấc và đặt thẻ số
tương ứng.
* Với hình thức làm mẫu bằng cách quay video và trình chiếu trên tivi:


Tôi đã lựa chọn hình thức này với các đề tài như: Thao tác đo độ dài
của một đối tượng, Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận
biết kết quả đo. Đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo, thước đo.
Qua các hình thức làm mẫu và lựa chọn các loại đồ dùng phục vụ cho
tiết học với mục đích gây hứng thú cho trẻ để thu hút trẻ hứng thú say mê với
tiết học hơn nữa, tôi thấy trẻ của tôi trong các tiết học rất chăm chú quan sát
và lắng nghe cô làm mẫu và khi thực hành thì đa số trẻ đều làm đúng các thao
tác và diễn đạt được cách làm cũng như kết quả sau mỗi lần đo rõ ràng mạch
lạc.
4. Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng các trò chơi nhằm luyện tập kĩ

năng đo cho trẻ.
K.D. Usinxli đã từng chỉ ra rằng: Luyện tập có ý nghĩa rất lớn trong
sự phát triển của hoạt động trí óc. Luyện tập là trường học của tư duy.
Luyện tập không chỉ góp phần vào việc giúp trẻ nắm vững và củng cố
các biểu tượng, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy đủ và biết áp dụng
chúng vào những điều kiện khác nhau, mà còn hoàn thiện quá trình tâm lý,
một thành phần của hoạt động trí tuệ. Sự tập trung chú ý, quan sát có mục
đích, quá trình so sánh, sự nhanh trí, hoạt động phân tích tổng hợp và hoạt
động tưởng tượng, đồng thời qua đó năng lực nhận thức của trẻ cũng phát
triển.

Sau khi đã hình thành cho trẻ những kiến thức về phép đo lường đơn
giản, giáo viên cần tiến hành cho trẻ được luyện tập. Việc sử dụng hệ thống


bài tập trên tiết học có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và mở rộng kiến
thức, kỹ năng đo lường, không những thế, việc luyện tập cũng giúp phát huy
tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ. Vì vậy, sau khi dạy trẻ những kiến thức
và kỹ năng đo lường, giáo viên thường tổ chức cho trẻ thực hành kỹ năng đo
lường qua hệ thống bài tập luyện tập với mức độ phức tạp được tăng
dần.Thông qua các trò chơi mà các trò chơi đó đòi hỏi sự hoạt động của trí
tuệ, tư duy. Qua các trò chơi giáo dục trẻ tính tập thể, phát triển tính độc lập,
khả năng luyện tập, ý chí, năng lực đánh giá và tự đáng giá, tạo nên những
cảm xúc chân thành ở trẻ mầm non. Tôi đã suy nghĩ tìm tòi, sưu tầm và thiết
kế một số trò chơi nhằm phát triển kĩ năng đo lường của trẻ như sau:
4.1: Chủ đề: “Trường mầm non”. Đề tài: Làm quen với các đối tượng đo
Trò chơi: Kể đủ 3 thứ: Cho trẻ kể nhanh tên các đối tượng dùng để đo.
Trò chơi: Ai tinh mắt: Trên màn hình xuất hiện các hình ảnh thể hiện các đối
tượng đo và các hình ảnh không phải đối tượng đo. Nhiệm vụ của trẻ là gọi
nhanh tên hình ảnh chỉ đối tượng đo.
4.2: Chủ đề: “Bé và gia đình”. Đề tài: Làm quen với các đơn vị đo.
Trò chơi: Thi kể nhanh: Cho trẻ lần lượt kể tên 1 đồ dùng được chọn làm
đơn vị đo.
Trò chơi: Bé thông minh nhanh trí: Mỗi trẻ một bài tập trên tờ giấy A4,
nhiệm vụ của trẻ là tô màu đồ dùng được chọn làm đơn vị đo.
4.3: Chủ đề “Thế giới động vật”. Đề tài: Nhận biết mục đích của phép
đo.
Trò chơi: Ai giỏi nhất.



×