Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

CÁN cân THƯƠNG mại của VIỆT NAM GIAI đoạn 2016 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.64 KB, 43 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VĨ MÔ
Chuyên đề số: 5

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016 – 2019

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đồn Thị Thủy
Lớp Kinh tế Vĩ Mơ: 701021
Nhóm : 25
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Võ Trung Thiện
MSSV: 71900580
2. Tôn Nữ Minh Hân
MSSV: 21800234
3. Đỗ Nguyễn Huỳnh Anh MSSV: 71900689
4. Huỳnh Thị Thanh Tuyền MSSV: 71900633
5. Nguyễn Phan Hạ Dy
MSSV: 71900387
6. Nguyễn Thị Hồng Gấm MSSV: 71900769
7. Lê Ngọc Phụng
MSSV: 71900536
8. Phạm Thị Tuyết Trinh MSSV: 71900622
9. Thạch Hậu
MSSV: 71901996
10.Trương Ngọc Ánh
MSSV: 71900355


TPHCM, THÁNG 10 NĂM 2020


Đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên

STT

Họ và Tên

Nội dung thực hiện

Tìm hiểu và xây dựng PowerPoint

Tỉ lệ hồn
thành cơng
việc

1

Đỗ Nguyễn Huỳnh Anh

2

Trương Ngọc Ánh

3

Thạch Hậu

4


Nguyễn Phan Hạ Dy

Xây dựng mở đầu và kết luận

85%

5

Nguyên Thị Hồng Gấm

Tìm hiểu nội dung chương 1

85%

6

Tơn Nữ Minh Hân

Tìm hiểu nội dung chương 1

85%

7

Lê Ngọc Phụng

Tìm hiểu nội dung chương 2

85%


8

Võ Trung Thiện

Tìm hiểu nội dung chương 3

9

Huỳnh Thị Thanh Tuyền

10

Phạm Thị Tuyết Trinh

Soạn nội dung câu hỏi và trả lời

Xây dựng mở đầu và kết luận
Thuyết trình tiểu luận

Tìm hiểu xây dựng PowerPoint
Soạn nội dung câu hỏi và trả lời

Tổng hợp hồn thành tiểu luận

Tìm hiểu nội dung chương 2
Tổng hợp hồn thành tiểu luận

Tìm hiểu nội dung chương 3
Thuyết trình tiểu luận


90%

90%

90%

90%

95%

90%

Kí tên


ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MƠ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
Tên bài thuyết trình 20% : Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

ca: 3 thứ 5

Đánh giá:
T
T
1


Thang
điểm

Tiêu chí

Điểm chấm Ghi chú

Hình thức trình bày:
- Nội dung thuyết trình

2,0

- Thiết kế slides

1,0

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình

1,0
1,0

- Tương tác với lớp
2

3

Phản biện:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi


1,5

- Tinh thần nhóm

1,5

Kiểm sốt thời gian

2,0

Tổng điểm

10

Điểm chữ: .................................................................................. (làm trịn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm


ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*************
ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
Tên bài tiểu luận 20% : Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

ca:3 thứ 5

Đánh giá:

TT
1

2

Thang
điểm

Tiêu chí

Điểm
chấm

Ghi
chú

Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,
mục lục, bảng biểu,…)

1,0

- Khơng lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài
liệu tham khảo

1,0

- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, khơng tối
nghĩa


1,0

Nội dung:
Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc
tiểu luận

1,0

Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết

2,5

Chương 2: Ứng dụng thực tiễn

2,5

Chương 3: Kết luận

1,0

Tổng điểm

10

Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấm điểm




Danh mục các từ viết tắt
WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

USD

Đô la Mỹ

XK

Xuất khẩu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

CPI


Chỉ số giá tiêu dùng

FED

Cục Dự trữ Liên bang

EU

Liên minh Châu Âu

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU

CPTPP

Hiệp định Đối tác và Tiến bộ
xun Thái Bình Dương

TCTD

Tổ chức tín dụng

NSNN

Ngân sách nhà nước

AANZFTA Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN


AIFTA

Hợp tác giữa ASEAN và Ấn
Độ

EAEU

VTFTA Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Liên minh Kinh tế Á Âu

Danh mục hình ảnh

Hình 1.1 Ảnh Minh họa tỷ giá hối đối.........................................................................3
Hình 1.2 Biểu đồ về Xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại Việt
Nam giai đoạn 2016-2019..............................................................................................4
Hình 2.1 Biểu đồ thực trạng cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2019
....................................................................................................................................... 7
Hình 2.2 Tăng trưởng Việt Năm so với các khu vực trên thế giới.................................8


Hình 2.3 Bảng Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2019 - 2024..................11
Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu năm 2016......................................................................12
Hình 2.5 Biểu đồ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016........................................13


MỤC LỤC
BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VĨ MƠ.............................................................1
Đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên..........................................................2

Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................5
Danh mục hình ảnh.....................................................................................................5
Phần Mở đầu................................................................................................................ 8
Phần Nội dung.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI...................................................1
1.1

Khái niệm chung:.............................................................................................1

1.2

Tác dụng của cán cân thương mại:...................................................................2

1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:...............................................2

1.3.1 Tỷ giá hối đối:..............................................................................................2
1.3.2 Nhập khẩu:.....................................................................................................3
1.3.3 Xuất khẩu:......................................................................................................4
1.3.4 Các chính sách của chính phủ:.......................................................................4
1.4

Cán cân thương mại đối với nền kinh tế:..........................................................5

1.4.1 Hai bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên cán cân thương mại:..................5
1.4.2 Các tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế:.............................5
CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 6
THỰC TRẠNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM..............................6

2.1

Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2019................6

2.1.1 Tổng quan kinh tế vĩ mơ Việt Nam thời kì 2016 - 2019.................................7
2.1.2 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu..............................................................11
2.2

Đánh giá chung...............................................................................................19

2.2.1 Thuận lợi......................................................................................................19
2.2.2 Khó khăn......................................................................................................20
2.2.3 Nguyên nhân................................................................................................23
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 24
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2019................................................................................24
Phần Kết luận............................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28


Phần Mở đầu
Hội nhập kinh tế đang là xu thế phát triển của thế giới và dần dần tiến tới tồn
cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, q trình hội nhập của Việt Nam diễn ra
nhanh chóng từ công cuộc đổi mới diễn ra vào năm 1986. Hội nhập kinh tế mang đến
cho Việt Nam nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ khoa học kỹ
thuật, tăng mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển, giảm thuế quan, yêu cầu về chất lượng
sản phẩm đảm bảo hơn, tăng đối thủ cạnh tranh. Nhìn lại chặng đường 13 năm Việt
Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), quan hệ thương
mại quốc tế của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, cho thấy những bước tiến
mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu. Dựa theo số liệu đã được thống kê trong báo

cáo tình hình kinh tế - xã hội, xuất nhập khẩu Việt Nam đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD
năm 2015; vào giữa tháng 12/2017 tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ
USD; trong năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/ dịch vụ của nước ta
đạt ước tính 517,26 tỷ USD đã tăng lên so với năm 2018 là 7,6%, trong khi đó tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4%; trị giá nhập khẩu là 253,07 tỷ
USD, tăng 6,8%; cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2019 thặng dư 11,12 tỷ
USD – mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay và tăng 62,9% so với năm trước. Nhờ
những thay đổi rõ rệt này mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo công bố
xếp hạng của WTO) cũng tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2018 Việt Nam xếp thứ 26 về
xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Việt Nam luôn năm trong nhóm 30 nước vùng lãnh
thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi tồn cầu; trong khối
ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.
Tuy nhiên, đằng sau con số tăng trưởng ấn tượng này là hàng loạt vấn đề cần làm rõ:
Liệu các mức tăng trưởng này có thực sự tích cực cho nền kinh tế Việt Nam khơng?
Tỷ giá hối đối, chính sách tài chính trong và ngồi nước, xuất nhập khẩu, có tác động
như thế nào đến cán cân thương mại? Những quốc gia nào có quan hệ xuất khẩu và
nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam? Khu vực kinh tế nào đóng vai trị chủ yếu trong
việc gia tăng cán cân thương mại thời gian qua? Xu hướng tăng trưởng này có bền
vững hay khơng? Từ định hướng trên nhóm em lựa chọn vấn đề: Phân tích cán cân


thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019. Cấu trúc bài tiểu luận gồm 3 phần:
Phần Mở đầu; Phần Nội dung; Phần Kết luận


Phần Nội dung
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1


Khái niệm chung:

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh
lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán
cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân
thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng
thái cân bằng. ( Theo Wikipedia )
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu rịng hoặc thặng dư thương mại. Khi
cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị
dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm. Lúc này cịn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý
là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại
trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân
thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. ( Theo Wikipedia )
Theo Nghị định số 164/1999/NDD-CP ngày 16/11/2009 của chính phủ về quản lý cán
cân thương mại của Việt Nam, Cán cân thương mại của Việt Nam được quy định là
bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú
và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán
cân thương mại.

1


1.2

Tác dụng của cán cân thương mại:


Bảng cán cân thương mại có 4 tác dụng chính như sau:
_ Cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là
thể hiện sự thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
_Phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia.
_Phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngồi, do đó ảnh
hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Để đánh giá khả năng chịu đựng của cán cân tài
khoản vãng lai thường sử dụng các chỉ số như là chỉ số xuất khẩu/GDP, chỉ số nợ/xuất
khẩu, tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu/ tăng trưởng xuất khẩu, tỉ lệ mức lãi suất trả nợ trên
mức tăng xuất khẩu. Thông thường các chuyên gia thường sử dụng chỉ số nợ/xuất
khẩu để đánh giá tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai
_Thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế. Mối quan hệ giữa cán cân thương
mại với tiết kiệm và đầu tư được thể hiện qua công thức: X-M=(S-I) + (T-G)
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại là tỷ giá hối đoái, chính sách tài
chính, nhập khẩu, xuất khẩu.
Cụ thể như sau:
1.3.1 Tỷ giá hối đoái:
Đây là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia và có ảnh hưởng lên cán cân thương mại
khá rõ ràng.

2


Nguồn: Ảnh mạng.
Hình 1.1 Ảnh Minh họa tỷ giá hối đối
Khi mà tỷ giá đồng tiền tại một quốc gia mà tăng thì giá cả của hàng nhập khẩu cũng
sẽ theo đó mà rẻ hơn.
Trong khi giá hàng hóa xuất khẩu thì lại có xu hướng ngược lại, trở nên đắt hơn so với
hàng nước ngoài.
Điều này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu, thuận lợi cho nhập khẩu và ảnh hưởng xấu đến

xuất khẩu ròng.
Còn với trường hợp tỷ giá đồng nội tệ giảm thì xuất khẩu sẽ có lợi thế, còn nhập khẩu
sẽ gặp bất lợi và làm cho xuất khẩu ròng tăng lên.
1.3.2 Nhập khẩu:
Nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng khi mà GDP tăng và thậm chí cịn tăng nhanh hơn.
Ngồi GDP ra thì nhập khẩu cịn phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất
trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngồi.
Vì nếu mà giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu
sẽ tăng lên và ngược lại.

3


1.3.3 Xuất khẩu:
Xuất khẩu cũng là yếu tố có ảnh hưởng lên cán cân thương mại, và chủ yếu phụ thuộc
và những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác
Do xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Vì thế mà nó chủ yếu
phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Trong các mơ hình
kinh tế, xuất khẩu thường được coi là yếu tố tự định.

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Hình 1.2 Biểu đồ về Xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại Việt
Nam giai đoạn 2016-2019
1.3.4 Các chính sách của chính phủ:
Bao gồm những chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tỉ giá và các
chính sách khác như thuế, lãi suất, tiêu dùng…có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán
cân thương mại vì nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân thương
mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn hay ngắn hạn
1.4 Cán cân thương mại đối với nền kinh tế:


4


1.4.1 Hai bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên cán cân thương mại:
_Xuất khẩu rịng
_Đầu tư nước ngồi
 Đây là cách tiếp cận cán cân thương mại và sự thâm hụt cán cân thương mại dưới
cách đánh giá về tổng sản phẩm trong nước.
Cả hai cách tiếp cận này đều có mối liên hệ giữa cán cân thương mại và dịng tiền lưu
chuyển trong nền kinh tế, hay nói cách khác là liên quan đến lãi suất trong nước. Khi
cán cân thương mại bị thâm hụt, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tràn lan trong nền kinh tế,
đồng nội tệ sẽ tăng giá. Dưới một hệ thống tỷ giá hối đối cố định, để giữ tỷ giá thì
chính phủ phải bung tiền ra để hút dòng ngoại tệ đang dư thừa trong nền kinh tế. Như
vậy nền kinh tế sẽ có một lượng lớn tiền tệ lưu thơng, điều này sẽ làm cho lạm phát
tăng cao, và chính phủ sẽ tăng lãi suất để giữ cho thị trường tiền tệ được cân bằng.
Mặt khác, xem xét dưới góc độ tiết kiệm – đầu tư, khi đầu tư quá nóng (do nguồn vốn
nước ngồi vào nhiều) thì cán cân thương mại cũng sẽ bị thâm hụt, và lúc này chính
phủ cũng tăng lãi suất để hạn chế đầu tư, tiêu dùng. Trong một nền kinh tế mở và
nhỏ, lãi suất trong nước luôn được giữ cân bằng với lãi suất thế giới. Và vì thế, chúng
ta sẽ xem xét những yếu tố tác động lên cán cân thương mại thông qua các chính sách
trong nước và ngồi nước làm thay đổi lãi suất.
1.4.2 Các tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế:
Có 2 tác động chính:
 Tác động tích cực: Xuất khẩu rịng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế.
Trạng thái của cán cân thương mại có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế,
ví dụ nếu thặng dư sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn
việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và
tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
 Tác động tiêu cực: Cán cân thương mại thâm hụt kéo dài nhiều năm, sẽ đồng
nghĩa với việc cắt bớt nhập khẩu như là một phần những biện pháp tài chính và

tiền tệ khắc khổ. Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ
5


mơ, gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên tình trạng của cán cân thương
mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn chưa nói lên được trạng thái thực
của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cân thương mại ở mức có thể đảm
bảo sức chịu đựng và nợ nước ngoài.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1.5 Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2019
Cán cân thương mại được xác định bằng công thức:
TB = ( X – M ) = - ( SE + IC + TR + KL + ∆R )
Trạng thái của một cán cân thương mại của một quốc gia trong một năm thường xảy ra
một trong ba trạng thái:
- Trạng thái cân bằng khi thu nhập từ xuất khẩu bằng với chi cho nhập khẩu hàng hóa
của quốc gia ( X – M ) = 0
- Trạng thái thặng dư khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa
của quốc gia ( X – M ) > 0
- Trạng thái thâm hụt khi thu nhập từ xuất khẩu nhỏ hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa
của quốc gia ( X – M ) < 0
Tăng trưởng trên 7% năm 2019 là một tin vui đối với từng người dân Việt Nam, trong
bối cảnh các tổ chức quốc tế đều cho rằng, nền kinh tế thế giới đang xuất hiện hiện
tượng “bốn thấp”.

6


Nguồn: Báo Kinh Doanh (Zing news)

Hình 2.1 Biểu đồ thực trạng cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2019
Cụ thể, đó là tăng trưởng thấp, thương mại - đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp.
Điều này có thể dẫn đến trì trệ kéo dài và sẽ chuyển sang suy thoái.
Tăng trưởng kinh tế tồn cầu đang chững lại, tiến trình phục hồi về thương mại, sản
xuất, đầu tư đang mất đà. Thuế quan gia tăng và tình trạng bấp bênh kéo dài do chính
sách thương mại gây ra đã làm suy yếu hoạt động đầu tư và nhu cầu hàng hóa lâu bền.
Lĩnh vực sản xuất tiếp tục trì trệ và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm. Căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn biến phức tạp, dòng vốn FDI phục hồi so với năm
2018, nhưng còn yếu, niềm tin đầu tư giảm.

7


2.1.1 Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam thời kì 2016 - 2019
Ngày 12/04/2016, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu về kinh tế sau
đây:
 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5 - 7%/năm.
 GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200- 3.500 USD.
 Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%.
 Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 – 34% GDP.
 Bội chi ngân sách năm 2020 dưới 4% GDP.
 Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 –

35%.
 Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 5%/năm.
 Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình qn giảm 1 – 1,5%/năm.
Ngồi các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội và môi trường cũng được
đặt ra.
Kết quả, về tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức

hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền
sản xuất định hướng xuất khẩu.

8


Nguồn:World Economic Outlook,10/2019,Tổng cục Thống kê và tổng hợp các dự
báo.

Hình 2.2 Tăng trưởng Việt Năm so với các khu vực trên thế giới
Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục
chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu
vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào
năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm
2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực cơng
nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33 - 34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.

9


Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai
đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai
đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng 6,2%
so với năm trước theo giá so sánh.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm
2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với
32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm 31% tổng vốn và
tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng nhưng tỉ trọng vốn đầu tư

khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31% năm
2019.
Đầu tư khu vực nhà nước giảm về tỉ trọng trong thời gian qua được bù đắp còn nhiều
hơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng
vốn đầu tư của khu vực này lần lượt lên mức 17,3% và 46% vào năm 2019 so với mức
13% và 38,7% năm 2015. Đầu tư khu vực FDI vẫn duy trì mức tăng trưởng khá trong
thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì;
duy trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019.
Về ổn định vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách
tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách
kinh tế vĩ mơ khác nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, thị
trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.
Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng
và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ. Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ 4,74% năm 2016 xuống 3,54% năm 2018;
năm 2019, giảm còn 2,79%.

10


Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong
và ngoài nước.

11


Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (FED 9 lần tăng
lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-2,5%),

Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn
định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.
Điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước so với
trước đây, đó là, đã sử dụng những cơng cụ mang tính thị trường hơn là các cơng cụ
mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi cơ chế tỉ giá trung
tâm linh hoạt và định hướng thị trường của ngành ngân hàng. Nhờ đó, tỉ giá được duy
trì ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông
suốt, dự trữ ngoại hối được tăng cường.
Thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016- 2019 đều vượt dự toán; chi ngân sách
nhà nước chuyển biến tích cực, bội chi được kiểm sốt tốt, nợ cơng nằm trong giới hạn
an tồn cho phép. Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giảm mạnh từ mức 5,52%
năm 2016 xuống 3,46% năm 2018 và dự toán bội chi năm 2016 là 3,6%; năm 2020 là
3,44%. Như vậy, bình quân cả giai đoạn 2016- 2020, bội chi ngân sách nhà nước
khoảng 3,6 – 3,7%, hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4% đến năm 2020.
Nhờ kiểm soát bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ nên tốc độ tăng của nợ
cơng đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Nếu như
giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong khi GDP danh nghĩa
tăng 14,5%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%/năm trong khi
GDP danh nghĩa tăng 9,7%/năm. Nhờ vậy, ước tính nợ cơng đến cuối năm 2020, chỉ
còn 54,3% từ mức 64,3% năm 2016.
Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán cân
vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỉ lục thặng dư 9,9 tỉ USD trong năm
2019, vượt đỉnh gần nhất là 9 tỉ USD vào năm 2017.

12


* Triển vọng và định hướng năm 2020
Một số dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam:


Nguồn: IMF, WB, ADB, NCIF, CIEM, Standard Chartered, Fitch
Group.
Hình 2.3 Bảng Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2019 - 2024

13


2.1.2 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt
bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu:
- Năm 2016, mặc dù thị trường thế giới có nhiều bất ổn, song Việt Nam vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định nền
kinh tế vĩ mô là hoạt động thương mại dịch vụ, trong đó nổi bật là hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa, tăng trưởng cao hơn năm trước, và đã có xuất siêu. Tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao với GDP tăng 6,21% so với năm 2015, còn
lạm phát được chủ động kiềm chế ở mức 4,74%.
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2016 đạt thặng dư 2,68 tỷ USD - mức xuất siêu cao
nhất từ trước đến nay - đã bù đắp một phần thâm hụt thương mại dịch vụ là 5,4 tỷ USD
và cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2015, với cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt
tới gần 3,6 tỷ USD, còn cán cân thương mại dịch vụ cũng thâm hụt tới 5,25 tỷ USD.
Thêm vào đó, cán cân vãng lai cịn được bổ sung bởi lượng kiều hối khoảng chín tỷ
USD vào Việt Nam năm 2016.
Cán cân thương mại thặng dư khơng chỉ do nỗ lực xuất khẩu mà cịn nhờ kiềm chế
nhập khẩu khi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2016 chỉ tăng vỏn vẹn 4,6% so với
năm 2015, đạt 173,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD,
tăng 4% và khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%. Chỉ số giá nhập khẩu năm 2016
còn giảm mạnh hơn tới 5,35% so với năm 2015, trong đó chỉ số giá nhập khẩu của
nhóm nơng sản, thực phẩm giảm 4,36%; nhóm nhiên liệu giảm 19,4%; nhóm hàng hóa
chế biến, chế tạo khác giảm 4,19%. Chỉ số giá nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh

so với năm trước như xăng dầu các loại giảm 20,43%; sắt, thép giảm 18,11%; hóa chất
giảm 9,39%; khí đốt hóa lỏng giảm 8,71%. Cịn nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu là 183 tỷ USD, vẫn tăng 10,5% so với năm 2015.
Về xuất khẩu hàng hóa năm 2016 vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng, đưa thặng dư
thương mại hàng hóa đạt 2,68 tỷ USD và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã
cán mốc 300 tỷ USD vào ngày 15.11.2016, là một kết quả nổi trội. Tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015
(Hình 2.4).
14


Nguồn: Báo cáo số 10718/BC – BKHBT ngày 27.12.2016
Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu năm 2016
Mặt hàng xuất chủ yếu đứng đầu là máy móc, thiết bị, phụ tùng. Năm 2016, trị giá
đạt 34,505 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2015. Tiếp đó là điện thoại các loại và linh
kiện trị giá xuất khẩu đạt hơn 24,96 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015. Điện tử, máy
tính và linh kiện đạt 18,48 tỷ USD, tăng 18,48%; giày dép đạt 12,92 tỷ USD, tăng
7,6%; thủy sản đạt 7,02 tỷ USD, tăng 6,9%; về lượng, cà phê xuất khẩu đạt 1.794
nghìn tấn, tăng 33,7%; hạt tiêu xuất khẩu đạt 176 nghìn tấn, tăng 34,2%; hạt điều, chè,
cao su đều tăng từ 6,1-9% so với năm 2015. Bức tranh xuất khẩu các nhóm hàng lớn
nhất của Việt Nam trong năm 2016 chiếm gần 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước thể hiện ở hình 2.5

15


×