Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn ông bà nuôi tại một số cơ sở giống tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.03 MB, 139 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP H NI
----------

----------

TRầN THị DậU

NGHIÊN CứU ảNH HƯởNG CủA một số CHấT ĐIềU HOà
SINH TRƯởNG Và DINH DƯỡNG QUA Lá ĐếN năng suất
và phẩm chất của GIốNG VảI CHíN SớM YÊN PHú
TRồNG TạI GIA LÂM - Hà NộI

LUN VN THC S NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG MINH TẤN

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu trong luận văn này là kết quả nghiên
cứu của tôi trong q trình thực hiện đề tài. Kết quả này hồn tồn trung thực,
số liệu chưa hề được sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thiện luận văn, mọi sự giúp
đỡ đều đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ


rõ nguồn gốc. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2009
Tác giả luận văn

Trần Thị Dậu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LờI CảM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi
luôn nhận đợc sự quan tâm của cơ quan, nhà trờng và sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới ban lÃnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả đà tạo điều kiện
giúp đỡ cho tôi đợc tham gia khoá đào tạo này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Minh Tấn,
ngời hớng dẫn khoa học đà tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lÃnh đạo Bộ môn Nghiên cứu Cây ăn
quả, các thầy cô giáo Viện Sau đại học, Bé m«n Sinh lý thùc vËt,
Khoa N«ng häc - Tr−êng đại học nông nghiệp - Hà Nội và các đồng
nghiệp đà tạo điều kiện, hớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình,
bạn bè đà cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2009
Tác giả luận văn


Trần Thị Dậu

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MC LC
Li cam ủoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mc lc

iii

Danh mc bng

vi

Danh mc hình

viii

1.

MỞ ðẦU


1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

3

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

1.4

Giới hạn của ñề tài

4

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI


5

2.1

Cơ sở khoa học của ñề tài

5

2.2

Giới thiệu chung về cây vải

6

2.3

Yêu cầu sinh thái của cây vải

12

2.4

ðặc tính sinh trưởng phát triển của cây vải

17

2.5

Những nghiên cứu về các chất điều hồ sinh trưởng và các chế
phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá trên cây vải


22

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1

Vật liệu nghiên cứu

32

3.2

Nội dung nghiên cứu

33

3.3

Phương pháp nghiên cứu

34

3.4

Hiệu quả ñầu tư


37

3.5

Phương pháp xử lý số liệu

37

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của α - NAA ñến khả năng ra hoa, ñậu
quả, năng suất, phẩm chất của vải Yên Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

38


4.1.1

Ảnh hưởng của α - NAA ñến thời gian và khả năng ra hoa của
giống vải chín sớm Yên Phú


38

4.1.2

Ảnh hưởng của α - NAA đến kích thước chùm hoa

40

4.1.3

Ảnh hưởng của α - NAA ñến số lượng và thành phần các loại hoa
của giống vải chín sớm Yên Phú

4.1.4

41

Ảnh hưởng của α - NAA ñến tỷ lệ ñậu và khả năng giữ quả của
giống vải chín sớm Yên Phú

43

4.1.5

Ảnh hưởng của α - NAA ñến sự tăng trưởng quả của vải Yên Phú

49

4.1.6


Ảnh hưởng của α - NAA ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống vải chín sớm Yên Phú

50

4.1.7

Ảnh hưởng của α - NAA ñến một số chỉ tiêu về phẩm chất quả

53

4.1.8

Ảnh hưởng của α - NAA ñến chất lượng quả

55

4.1.9

Hiệu quả ñầu tư

58

4.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ñiều hòa sinh trưởng GA3 ñến khả
năng ra hoa, ñậu quả, năng suất và phẩm chất của vải Yên Phú

4.2.1


59

Ảnh hưởng của GA3 ñến thời gian và khả năng ra hoa của giống
vải n Phú

59

4.2.2

Ảnh hưởng của GA3 đến kích thước chùm hoa của vải Yên Phú

61

4.2.3

Ảnh hưởng của GA3 ñến số lượng hoa và thành phần các loại hoa
của giống vải chín sớm Yên Phú

61

4.2.4

Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng ñậu quả

63

4.2.5

Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng giữ quả


64

4.2.6

Ảnh hưởng của GA3 ñến ñộng thái tăng trưởng quả

66

4.2.7

Ảnh hưởng của GA3 ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống vải Yên Phú

4.2.8

67

Ảnh hưởng của GA3 ñến một số chỉ tiêu đánh giá quả của giống
vải chín sớm Yên Phú trồng tại GL - HN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

69


4.2.9

Ảnh hưởng của GA3 ñến chất lượng quả của giống vải Yên Phú

4.2.10 Hiệu quả ñầu tư

4.3

73
75

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất bổ sung dinh dưỡng qua
lá ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất và phẩm chất của vải
Yên Phú

4.3.1

Ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến thời
gian ra hoa của giống vải Yên Phú

4.3.2

76

Ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá đến
kích thước chùm hoa của giống vải Yên Phú

4.3.3

75

77

Ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến số
lượng hoa và thành phần các loại hoa của giống vải chín sớm
Yên Phú


4.3.4

Ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng bổ sung qua lá đến tỷ lệ
đậu quả của giống vải chín sớm Yên Phú

4.3.5

80

Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải Yên Phú

4.3.6

78

83

Ảnh hưởng của một số dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến các chỉ
tiêu về quả của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại GL - HN

86

4.3.7

Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến chất lượng quả

88


4.3.8

Hiệu quả ñầu tư

89

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

91

5.1

Kết luận

91

5.2

ðề nghị

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v

93

101


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới

10

2.2.

Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng ñầu năm 2007

12

4.1.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến thời gian ra hoa của giống vải Yên
Phú

39

4.2.


Ảnh hưởng của α - NAA ñến kích thước chùm hoa

40

4.3.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến số lượng hoa và thành phần các loại
hoa

42

4.4.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến tỷ lệ ñậu quả

43

4.5.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến khả năng giữ quả

46

4.6.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến ñộng thái tăng trưởng quả

49


4.7.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến các yếu tố cấu thành năng suất

51

4.8.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến một số chỉ tiêu ñánh giá quả

53

4.9.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến chất lượng quả

56

4.10. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng α - NAA trên vải Yên Phú

58

4.11. Ảnh hưởng của GA3 ñến thời gian ra hoa

60

4.12. Ảnh hưởng của GA3 đên kích thước chùm hoa

61


4.13. Ảnh hưởng của GA3 ñến số lượng hoa và thành phần các loại hoa

62

4.14. Ảnh hưởng GA3 ñến tỷ lệ ñậu quả

63

4.15. Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng giữ quả

65

4.16. Ảnh hưởng của GA3 ñến ñộng thái tăng trưởng quả

66

4.17. Ảnh hưởng của GA3 ñến các yếu tố cấu thành năng suất

68

4.18. Ảnh hưởng của GA3 ñến một số chỉ tiêu ñánh giá quả

70

4.19. Ảnh hưởng của GA3 ñến chất lượng quả

73

4.20. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA3 trên vải Yên Phú


75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


4.21. Ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến thời
gian ra hoa
4.22. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến kích thước chùm hoa

76
77

4.23. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến số lượng hoa và
thành phần các loại hoa
4.24. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến tỷ lệ ñậu quả

79
80

4.25. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến các yếu tố cấu
thành năng suất

83

4.26. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến một số chỉ tiêu
ñánh giá quả
4.27. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến chất lượng quả

86
88


4.28. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng trên vải
Yên Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

90


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1.

Ảnh hưởng của α - NAA đến tỷ lệ ñậu quả

4.2.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến tỷ lệ ñậu quả so với ban ñầu của
giống vải chín sớm n Phú

4.3.

45
47


Ảnh hưởng của α - NAA đến năng suất của giống vải chín sớm
Yên Phú

52

4.4.

Ảnh hưởng của α - NAA ñến khối lượng quả

55

4.5.

Ảnh hưởng GA3 ñến tỷ lệ ñậu quả

64

4.6.

Ảnh hưởng của GA3 ñến năng suất

69

4.7.

Ảnh hưởng của GA3 ñến khối lượng quả

72

4.8.


Ảnh hưởng của GA3 ñến khối lượng hạt

72

4.9.

Ảnh hưởng của GA3 ñến tỷ lệ phần ăn ñược

73

4.10.

Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến tỷ lệ ñậu quả
của vải Yên Phú

4.11.
4.12.

82

Ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến khối
lượng quả

85

Ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng bổ sung qua lá ñến năng suất

85


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
Cây vải (Litchi chinensis Sonn) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị

kinh tế và dinh dưỡng cao, ñược xác ñịnh là loại cây ñặc sản của miền Bắc
Việt Nam. Về chất lượng, quả vải ñược ñánh giá cao với hương vị thơm ngon,
nhiều chất bổ dưỡng, ñược nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa
chuộng. Quả vải ngoài sử dụng ăn tươi cịn được chế biến như: sấy khơ, làm
đồ hộp, làm nước giải khát ñược thị trường trong nước và thế giới ưa thích.
Những năm qua, cây vải được coi là loại cây tiên phong trong phong
trào xố đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế
nơng nghiệp nông thôn và từng bước giúp người dân làm giàu ñặc biệt là các
vùng ñồi núi và trung du các tỉnh phía Bắc. Phần lớn các mơ hình chuyển ñổi
cây trồng ñều lấy cây vải, cây nhãn làm cây chủ lực để phát triển.
Tính đến năm 2007, diện tích vải của cả nước ñã ñạt 88.900 ha (chiếm
29% tổng diện tích cây ăn quả cả nước), sản lượng đạt 428.900 tấn. Trong đó,
diện tích cho sản phẩm là 77.500 ha, năng suất trung bình: 55,3 tạ/ha. Song
giống trồng chủ yếu là vải thiều Thanh Hà (chiếm trên 95% tổng diện tích vải
của cả nước). ðây là giống chín chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng
20 - 25 ngày). ðiều này ñã gây trở ngại cho việc thu hoạch, bảo quản và tiêu
thụ, đặc biệt là tình trạng khủng hoảng về giá vải thường xuyên xảy ra trong
mùa thu hoạch, làm giảm hiệu quả kinh tế của người trồng vải [2], [49].
Một trong những biện pháp kéo dài thời gian cung cấp vải cho thị
trường và tăng hiệu quả kinh tế là bố trí cơ cấu giống có thời gian cho thu
hoạch khác nhau gồm các giống chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Do

đó, việc chọn lọc các dịng vải chín sớm, chín muộn bổ sung vào cơ cấu giống
vải hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất lớn và có giá trị kinh tế cao, kéo dài thời

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


gian cung cấp vải tươi trên thị trường, ñáp ứng ñược thị hiếu người tiêu dùng.
Hiện nay, các giống vải chín sớm ưu tú đang rất được quan tâm phát
triển ñể bổ sung vào cơ cấu giống vải. Cụ thể, theo định hướng của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn, cơ cấu các giống vải trong giai đoạn 2005 2012 sẽ bao gồm: 10 - 15% diện tích là giống chín sớm; 70 - 75% diện tích là
giống chính vụ; 5 - 10% diện tích là giống chín muộn [1], [12].
Trong những năm vừa qua, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tuyển chọn
được một số giống vải chín sớm (có thời gian cho thu hoạch từ 5/5 - 25/5
hàng năm), đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cơng nhận giống
chính thức năm 2005 như: Bình Khê và hai giống được cơng nhận tạm thời là:
n Hưng và n Phú. Ngồi ưu thế chín sớm, giá bán cao, chúng cịn có khả
năng sinh trưởng khỏe, có tiềm năng cho năng suất cao và có khả năng chống
chịu sâu bệnh khá tốt. Tuy nhiên, việc ñưa nhanh các giống này bổ sung vào
cơ cấu phục vụ sản xuất gặp một số trở ngại sau:
- Do khả năng sinh trưởng khỏe nên lộc của các giống vải chín sớm
thường có số lượng lớn dẫn đến một số cành thu khơng tích lũy đủ dinh
dưỡng để ra hoa, đậu quả.
- ðợt lộc thu thường thành thục sớm (vào tháng 9, 10) do đó xác suất
bật lộc đơng cao làm cho cây khơng ra hoa, đậu quả.
- Do thời gian ra hoa sớm nên lúc nở hoa thường gặp nhiệt ñộ thấp,
mưa phùn... gây khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh dẫn ñến tỷ lệ ñậu quả thấp.
Mặc dù vậy, do thời gian thu hoạch quả rất sớm nên giá trị quả tươi
trên thị trường vẫn ñạt từ 18.000 - 22.000ñồng/kg, hiệu quả thu ñược từ vườn
vải vẫn cao hơn nhiều so với giống vải thiều. Nếu sử dụng các biện pháp kỹ
thuật tác ñộng làm tăng tỷ lệ ñậu quả, tăng năng suất và chất lượng của quả

thì hiệu quả kinh tế mang lại cịn lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cùng với
việc chọn tạo các giống vải ưu tú có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao thì

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong đó có việc sử dụng chất điều hồ
sinh trưởng và bổ sung các nguyên tố vi lượng nhằm nâng cao khả năng ra
hoa, ñậu quả, tăng năng suất phẩm chất giống, ñồng thời có thể ñiều chỉnh
thời gian thu hoạch, góp phần vào việc rải vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế là hết
sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hịa sinh trưởng và dinh
dưỡng qua lá ñến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú
trồng tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA, GA3 và một số chế phẩm
dinh dưỡng qua lá ñến sự ra hoa, ñậu quả và năng suất của giống vải chín sớm
n Phú để bổ sung vào quy trình thâm canh tăng năng suất giống vải này.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác ñịnh ảnh hưởng của α-NAA ñến ra hoa, ñậu quả và năng suất của
giống vải Yên Phú.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của GA3 ñến ra hoa, ñậu quả và năng suất của
giống vải Yên Phú.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá ñến ra
hoa, ñậu quả và năng suất của giống vải Yên Phú.
1.3


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của một số chất điều hồ sinh trưởng (α - NAA, GA3) và chế phẩm
dinh dưỡng qua lá ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống vải chín
sớm n Phú.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


- Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và phát triển sản xuất
giống vải chín sớm.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
ðề xuất công thức xử lý tối ưu chất ñiều hoà sinh trưởng (α - NAA,
GA3) và chế phẩm dinh dưỡng qua lá làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng
suất giống vải chín sớm Yên Phú.
1.4

Giới hạn của ñề tài
- Thời gian thực hiện ñề tài: Từ tháng 9 năm 2008 ñến tháng 5 năm 2009.
- Các thí nghiệm được thực hiện trên giống vải chín sớm Yên Phú trồng

tại Gia Lâm - Hà Nội, cây trồng bằng cành chiết 4 năm tuổi.
- Các chất điều hịa sinh trưởng: α - NAA, GA3
- Các chế phẩm dinh dưỡng qua lá gồm: hỗn hợp H3BO3 + Ure, MasterGrow, Fisomix - Super, Bortrac.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1

Cơ sở khoa học của đề tài
Trong q trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng hiện nay, khả năng phát

triển diện tích trồng vải của nước ta là rất lớn. Cây vải tuy là loại cây xanh
quanh năm, nhưng lại có tính cách niên khá rõ và có tính thích ứng sinh thái
hẹp. Mặt khác, vải có số hoa lớn nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả rất
cao, nên năng suất thường thấp và không ổn ñịnh [15], [16], [18], [19]. Những
năm gần ñây, nhiều nghiên cứu về sinh lý thực vật cho thấy vai trò tác động
của chất điều hồ sinh trưởng và ngun tố vi lượng trong việc nâng cao năng
suất cây trồng qua việc làm tăng khả năng ra hoa, ñậu quả và chống rụng quả.
Ở nước ta, việc nghiên cứu chế ñộ dinh dưỡng, nhất là ảnh hưởng của
nguyên tố vi lượng và chất điều hồ sinh trưởng đối với cây vải chín sớm cịn
rất ít. Vũ Mạnh Hải (1986) [15], bước ñầu cho thấy ảnh hưởng của K, B và
một số chất điều hồ sinh trưởng đối với việc giảm rụng quả vải. Chu Văn
Chuông và cộng sự (1994) [5] cũng sơ bộ cho kết quả khả quan của một số
chế phẩm trong việc làm tăng tỷ lệ ñậu quả vải.
Cây vải có u cầu rất nghiêm ngặt đối với nhiệt ñộ. Trong năm phải có
một thời kỳ nhiệt ñộ hạ thấp và khơ (vào các tháng 11, 12) tạo điều kiện ức
chế mầm mùa đơng, làm cho cành thu sung sức, tăng cường khả năng quang
hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng và tăng nồng ñộ dịch bào ñể xúc tiến q trình
phân hố mầm hoa [45]. Do vậy, khi khơng có tác động của những biện pháp
kỹ thuật, đặc biệt là khi gặp những biến ñộng bất thường của thời tiết thì việc
vải ra hoa cách năm là rất có thể xảy ra và thậm chí là nhiều năm liên tục [8].
Thời kỳ ra hoa và nở hoa của cây vải thường gặp nhiệt ñộ thấp, mưa
phùn kéo dài nên tỷ lệ ñậu quả non thấp. Sau khi quả non ñậu hiện tượng rụng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


quả vẫn tiếp tục diễn ra làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vải. Ngồi yếu tố
thời tiết khí hậu, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, thụ phấn, thụ tinh khơng
hồn tồn hoặc do sâu bệnh phá hại đã gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt ở
vải [8]. Một trong các giải pháp là bổ sung các nguyên tố vi lượng và chất
điều hịa sinh trưởng làm cân bằng dinh dưỡng, giúp cho cây thụ phấn, thụ
tinh ñược thuận lợi, đồng thời có thể điều chỉnh thời gian ra hoa, góp phần rải
vụ thu hoạch, làm giảm sự thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao năng suất và phẩm
chất vải, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế [11]. Chính vì vậy, thực tế sản xuất
địi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn về sử dụng các chất điều hồ sinh
trưởng và bổ sung dinh dưỡng qua lá, nhằm nâng cao năng suất vải mà không
làm ảnh hưởng đến chất lượng quả và mơi trường.
2.2

Giới thiệu chung về cây vải

2.2.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây vải có nguồn gốc ở giữa miền Nam Trung Quốc, bắc Việt Nam và
bán ñảo Malay và ñược trồng trọt cách ñây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở Trung
Quốc vẫn còn những cây vải tổ ở huyện Bồ ðiền (Phúc Kiến), có tuổi cây trên
1.000 năm [26], [54]. Thực tế, nhiều tài liệu Trung Quốc cho biết, nhiều nơi
cây vải mọc dại như: núi Tạ Hồi Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng ðơng;
Thạch Phượng Sơn, huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam; núi Lôi Hồ Lĩnh; Bá
Vương Lĩnh... Tại núi Kim Cổ Lĩnh (ñảo Hải Nam), vải dại mọc thành rừng.
Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hoá Châu, Liêm Giang và trên sáu vạn núi ở vùng
giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây... đều có
cây vải dại, điều đó chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [26].
Theo FAO (1989) [58], Tài liệu ñầu tiên viết về cây vải đã ghi lại vào

năm 100 trước cơng ngun, Hồng ðế Hán Vũ đã đem vải vào miền Nam
Trung Quốc và miền Bắc Indonexia. Cuối thế kỷ 17, cây vải từ Trung Quốc
ñầu tiên ñược ñưa vào Mianma, cuối thế kỷ 18 ñưa sang Ấn ðộ (Singh,
1954), năm 1775 ñưa sang quần ñảo Tây Ấn, năm 1854 ñưa sang Ôxtralia
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


(Queens và Anon, 1962). Năm 1870 vải ñược du nhập vào Nam Phi (Meulen,
1957), năm 1873 sang Hawai của Mỹ (Grove, 1952), ñến năm 1886 vào
Florida của Mỹ (Barley, 1916). Vào những năm 30 của thế kỷ 20, công nhân
Hoa Kiều gốc Quảng ðơng đã đưa vải vượt qua xích ñạo vào Công Gô (Cao
Lệ Hoa, 1985) [26].
Ở Việt Nam, cây vải ñược trồng từ cách ñây khoảng 2000 năm và phân
bố từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Tuy nhiên, do yêu cầu chặt chẽ về ñiều kiện thời
tiết, nên tập trung chủ yếu vẫn là vùng ñồng bằng sơng Hồng, trung du miền
núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ [41]. Sử sách ñã chép lại rằng cách ñây
10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là một trong những
cống vật hàng năm Việt Nam phải ñem nộp cho Trung Quốc [19], [45]. Theo
C. Petelot (1952), (dẫn theo Vũ Công Hậu, 1999) [19], có nhiều cây vải dại
mọc ở sườn núi Ba Vì. Năm 1982, đã phát hiện cây vải mọc ở chân núi Tam
ðảo (Vĩnh Phúc) [19], [45]. Từ đó miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nơi
có nguồn gốc phát sinh của cây vải.
Hiện nay, vải ñược trồng ở các nước nằm trong phạm vi 20 - 30 vĩ độ
Bắc và Nam đường xích đạo [22], [41]. Ở Châu Á vải ñược trồng ở Trung
Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia,
Philippin, Indonexia, Srilanca, Bănglades, Nhật Bản và Ixrael. Ở Châu Phi vải
có ở Nam Phi, Morithiuyt, Madagasca, Ga Bông, Công Gô và Rêuyniông.
Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricơ và
Braxin. Châu ðại Dương có Australia và Newzeland.
ðến nay, ở Việt Nam đã hình thành một số vùng trồng vải mang tính

sản xuất hàng hố như: Thanh Hà (Hải Dương); ðơng Triều (Quảng Ninh);
Lục Ngạn (Bắc Giang); ðồng Hỷ (Thái Nguyên)... Một số vùng thuộc các
tỉnh miền Trung như ðăk Nông, ðăk Mil, ðăk R, Lâp (ðăk Lak); ðà Lạt
(Lâm ðồng) cũng trồng được vải [42].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


2.2.2 Phân loại giống và giống vải
Theo Võ Văn Chi, Dương ðức Tiến (1987) [3]; Menzel (2002) [68];
Hoàng Thị Sản, 2003 [28], cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn
thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng
(Rosidae). Họ Bồ hịn có 150 chi với trên 2.000 lồi được phân bố ở vùng
nhiệt đới và Á nhiệt ñới, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ [75], [76].
Ở Việt Nam, họ Bồ hịn có 25 chi và trên 70 lồi, phân bố trên khắp các miền
của ñất nước.
Về ñặc ñiểm phân loại, cây vải là cây gỗ nhỡ, xanh tốt quanh năm, lá
kép lơng chim, hoa nhỏ khơng có cánh hoa, bầu có 2 ngăn. Trên cùng chùm
hoa có 3 loại hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, và một số ít hoa dị hình.
2.2.3 Các giống vải chủ yếu trên thế giới và trong nước
Hiện tại, Trung Quốc có số lượng giống vải nhiều nhất thế giới. Tuy
nhiên, chỉ có khoảng 15 giống trong số hơn 100 giống vải ở Trung Quốc có
khả năng sản xuất thương mại như: Wai chee, Baila, Baitangying, Heiye,
Feizixiao, Huaizhi..., ñặc biệt hai giống Gwiwei và Nuomici được trồng ở tỉnh
Quảng ðơng với diện tích lớn (trên 60.000 ha mỗi giống). Tỉnh Phúc Kiến có
2 giống chủ lực là Soney Tung và Haak Yip. Ở tỉnh Vân Nam, Lanzhu là
giống trồng chính. Các giống quan trọng khác là Taiso, Chen Zi, Sum Yee
Hong, Kwai May và NoMai Chee (Menzel và Simpson, 1986) [55], [65]. Một
số giống mới được chọn tạo có năng suất phẩm chất tốt như: giống hạt lép
Hoong Hu, giống chín sớm Dong guan Seedless [26], [62], [69], [81].

Ấn ðộ có khoảng 50 giống vải, ñược trồng ở các bang khác nhau.
Bihar là nơi trồng vải với diện tích lớn nhất của Ấn ðộ (chiếm trên 74% diện
tích). Các giống quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Purbi, Cabcutta,
Rose Scenetd và Mazaffarpur, trong ñó những giống cho năng suất và chất
lượng tốt là West Bengal, Bom bai, China và Bedana. Hai giống lai mới được

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


chọn tạo là H - 105 và H - 73 có tiềm năng cho năng suất cao đang được phát
triển mạnh trong sản xuất [59], [60], [71].
Ở Australia, có trên 40 giống vải ñược trồng tập trung ở những vùng
nằm theo dải bờ biển phía ðơng. Các giống chính hiện nay là: Taiso, Haak Ip,
Kwai May Pink, Wai Chi, FayZee Siu, Salathiel [66], [69], [57].
Ở Việt nam, sự phân chia các giống cịn mang tính tương đối, xét theo
thời gian thu hoạch có: nhóm chín sớm, chính vụ và chín muộn, xét theo
phẩm chất quả: nhóm vải chua, vải nhỡ và vải thiều [45]. Theo Vũ Mạnh Hải
và cộng sự (2002) [13], [48], Viện Nghiên cứu Rau quả ñã thu thập và mơ tả
33 giống vải được trồng ở các vùng khác nhau. Trong đó 8 giống có triển
vọng, đã và đang được phát triển ngồi sản xuất như giống vải thiều Thanh
Hà, Hùng Long, Yên Hưng, Bình Khê, Yên Phú...
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và trong nước
2.2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
Thế giới hiện có trên 20 nước trồng vải, diện tích trồng vải năm 2000 là
780.000 ha với tổng sản lượng ñạt 1,95 triệu tấn. Trong đó, các nước ðơng
Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng đạt 1,75 triệu tấn (chiếm 77%
diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới) [45], [49].
Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Năm
2001, diện tích trồng vải của Trung Quốc ñã lên ñến 584.000 ha, sản lượng
958.700 tấn. Quảng ðông là tỉnh đứng đầu cả về diện tích và sản lượng:

303.080 ha và 793.200 tấn [59], [67], [69], [72].
ðứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn ðộ. Theo
Ghosh (2000) [59], Singh H.P và Babita (2002) [69], [72], năm 2000 diện tích
vải của Ấn ðộ là 56.200 ha, sản lượng ñạt 428.900 tấn. Vùng sản xuất vải chủ
yếu của Ấn ðộ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn, Wesst Bengal (36.000
tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn)...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Theo Minas (2002) [69], năm 1999 diện tích vải ở Thái Lan là 22.200
ha, sản lượng 85.083 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là Phayao,
Nan, Chiang Mai, Lamphun, Phrae và Fang với các giống chính: Tai So
(Hong Huay), Chacapat, Wai chi (Kim Cheng), Haak Yip (Ohia) và Kom.
Cây vải ñược trồng tại bang Queensland của Australia từ rất sớm. Theo
Mezel C.(2000), Australia có khoảng 350 người trồng vải với tổng sản lượng
khoảng 3.000tấn. ðến năm 2002, Australia có khoảng 250 hộ trồng vải với
sản lượng lên ñến 6.000 tấn. Ở Australia, thời gian thu hoạch vải từ tháng 10
năm trước ñến hết tháng 4 năm sau [57], [65], [69].
Ở Châu Phi có 4 nước trồng vải theo hướng hàng hóa là: Nam Phi,
Madagasca, Renyniong, Moritiuyt. Trong đó Madagasca nằm ở phía Tây Ấn
ðộ Dương là nước có sản lượng vải lớn nhất Châu Phi, sản lượng hàng năm
ñạt 3,5 vạn tấn [45]. Theo số liệu của FAO (2002) [68], [65] và báo cáo của
X. Huang, L. Zeng, H.B. Huang [63], R.J. Knight (2000) [64], diện tích và
sản lượng vải của một số nước ñược thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới
STT

Tên nước


Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Trung Quốc

2001

584.000

958.000

2

Ấn ðộ

2000

56.200

429.000

3

Thái Lan


1999

22.200

85.083

4

ðài Loan

2001

12.000

108.668

5

Bangladesh

1998

4.750

12.755

6

Australia


2001

2.500

6.000

7

Nepal

1999

2.830

13.875

8

Florida

2001

486

-

Hai thị trường Hồng Kông và Singapore tiêu thụ vải lớn nhất thế giới.
Trong hai tháng 6-7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12 tấn vải từ Trung
Quốc, ðài Loan và Thái Lan. ðức và Pháp nhập 10 - 12 tấn vải từ Madagasca
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10



và Nam Phi trong tháng 10 ñến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980, vải từ Thái
Lan, ðài Loan, Trung Quốc ñược bán sang Châu Âu. ðến năm 1990, một
lượng nhỏ xuất sang Ấn ðộ. Vải đóng hộp chất lượng tốt xuất sang Malaixia,
Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hồng Kông [59]. Năm 2000 Thái Lan
xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khơ trị giá 15,4 triệu đơ la Mỹ sang
Singapore, Hồng Kông, Malaisia, Mỹ [53]. Australia sản xuất vải với số
lượng ít, nhưng tập trung chủ yếu cho xuất khẩu, hàng năm Australia xuất
khẩu 30% sản lượng vải cho Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả
Rập nhưng lại nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ [68].
Thị trường nội ñịa là thị trường tiêu thụ mạnh vải tươi của hầu hết các
quốc gia sản xuất vải trên thế giới, ñặc biệt Trung Quốc là nước đứng đầu thế
giới về diện tích và sản lượng, nhưng hàng năm chỉ xuất khẩu khoảng 10.000
- 20.000 tấn (chiếm khoảng trên dưới 2% sản lượng vải) [63], [68].
2.2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước
Năm 2007, diện tích trồng vải của cả nước đạt 88.900 ha với năng suất
bình qn đạt hơn 5,5 tấn/ha và ñạt sản lượng cao nhất với 428.900 tấn [2].
Một số tỉnh có diện tích trồng vải lớn như: Quảng Ninh (diện tích 5.174 ha;
sản lượng 17.349 tấn), Thái Nguyên (diện tích 6.861ha; sản lượng 8.787 tấn),
Lạng Sơn (diện tích 7.473 ha; sản lượng 12.684 tấn), Hải Dương (diện tích
14.219 ha; sản lượng 47.632 tấn). Tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất là
Bắc Giang: 39.835 ha (chiếm 40,42% tổng diện tích vải), sản lượng đạt
228.558 tấn (chiếm 51,36% sản lượng vải của cả nước) [49].
Khoảng 75% sản lượng vải ñược tiêu thụ ngay trong thị trường nội ñịa,
phần cịn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến. Thị trường xuất khẩu
vải của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản...
và một số nước khác trong khu vực và thị trường Châu Âu. Lượng xuất khẩu
các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 được trình bày ở bảng 2.2.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Bảng 2.2. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007
TT

MẶT HÀNG

1
2

Vải tươi
Vải hộp

3

Vải đơng lạnh

NƯỚC NHẬP KHẨU

Hàn Quốc
Nhật Bản,
Pháp
Hà Lan,
Hàn Quốc

Tổng cộng

SẢN LƯỢNG


GIÁ TRỊ (USD)

17,35
125,84
46,00
22,00
211,19

34.000
14.700
116.225
51.750
22.810
239.495

Nguồn: Tổng công ty rau quả VN năm 2007

2.3

Yêu cầu sinh thái của cây vải

2.3.1 Yêu cầu về nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là một trong những nhân tố chủ yếu tác ñộng ñến sinh trưởng
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Theo Groff (1921), vải ñược
trồng ở các vùng lạnh thường cho năng suất cao, nhiệt ñộ thấp (từ -1,1 ñến
4,4oC) sẽ ức chế việc sinh ra hoocmon sinh trưởng, từ đó làm giảm sự phát
lộc và tăng sự ra hoa. Theo Nguyễn Thiếu ðường (1984), cây vải sinh trưởng
ở những vùng có nhiệt độ bình qn năm từ 21 - 25oC có phản ứng tốt. Giống
chín muộn ở nhiệt độ 00C và giống chín sớm ở 40C thì ngừng sinh trưởng sinh
dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 100C thì khơi phục sinh trưởng, 10 - 120C cây sinh

trưởng chậm, nếu 210C trở lên thì sinh trưởng tốt. Ở nhiệt ñộ 23 - 260C cây
sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cả
năm của vải là 2.500 - 2.8000C [26].
Quá trình phân hóa mầm hoa vải được thuận lợi hay khơng có liên quan
chặt chẽ tới nhiệt độ thấp của mùa ñông. Theo thống kê của Cục Nông nghiệp
Quảng ðông, những năm được mùa vải đều là những năm có nhiệt ñộ thấp
nhất nằm trong phạm vi 1,5 - 140C. Năm 1975 Bành Kính Ba theo dõi trên
các giống vải Nếp, Hồi Chi... cho thấy, thời gian nhiệt độ từ 0 - 100C thuận

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hóa mầm hoa. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ 11 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển sớm trở thành chùm hoa có giá trị
kinh tế. Nhiệt độ từ 18 - 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa
nhưng nhỏ, khơng có giá trị kinh tế [26].
Nghê Diệu Nguyên (1985) [26], theo dõi trên giống vải Hắc Diệp cho
rằng: Nhiệt độ thấp trong thời gian kéo dài có ảnh hưởng tốt đến sự phân hóa
mầm hoa. Từ thượng tuần tháng 12 ñến trung tuần tháng 1 nhiệt ñộ khơng khí
bình qn khoảng ≥ 150C, nhiệt độ bình qn thấp nhất khoảng 120C thì thời
gian phân hóa mầm hoa kéo dài, còn thời gian ra hoa tương ứng lại ngắn.
Ngược lại, nếu nhiệt độ khơng khí ≤ 130C, nhiệt độ khơng khí bình qn thấp
nhất ≤ 100C thì thời gian phân hóa mầm hoa ngắn và thời gian ra hoa kéo dài.
Thời gian nhiệt độ thấp càng dài thì chùm hoa càng to, số lượng hoa càng
nhiều. Nhiệt ñộ cịn liên quan đến tỷ lệ hoa đực và hoa cái của vải trong thời
gian phân hoá mầm hoa từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ bình qn trong ngày
thấp thì tỷ lệ hoa cái cao, nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ hoa cái giảm.
Thể nguyên thủy của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt độ
cao ức chế hình thành các cơ quan hoa, kích thích sinh trưởng sinh dưỡng,
thúc đẩy sự phát triển của lá. Ngược lại, nhiệt ñộ thấp thúc ñẩy sự phân hóa
mầm hoa và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thủy của lá, thiên

hướng về sinh thực.
Nhiệt độ cịn ảnh hưởng tới tỷ lệ hoa đực, cái của vải. Ở Trung Quốc,
Lâm Khả ðào và cộng sự qua phân tích 8 năm liên tục từ 1978 - 1985 về quan
hệ giữa nhiệt độ bình qn ngày của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái
trong năm đã phát hiện giữa chúng có mối tương quan nghịch, R = - 0,86 có
nghĩa là nhiệt ñộ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao. Ngồi ra, nhiệt độ cịn
ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả, nhiệt độ bình quân hữu
hiệu càng cao thì quả phát triển càng nhanh và ngược lại [26].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Theo Vũ Công Hậu (1999), Trần Thế Tục (1998), nhiệt ñộ có ảnh
hưởng sâu sắc ñến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng
vải thường có nhiệt ñộ bình quân 10 - 170C, nhiệt ñộ tối thấp khơng q -20C,
nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 24 - 290C [19], [44].
Theo Phạm Văn Côn (2004), nhiệt độ là một trong những nhân tố khí
hậu chính khơng thể điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và
ảnh hưởng đến năng suất cây vải. Với cây vải khi ra hoa ñậu quả cần nhiệt độ
lạnh và khơ, tổng tích ơn khoảng 2.500 - 2.600oC. Thời kỳ hình thành chồi
hoa tháng 11, 12 nếu trời lạnh và khơ sẽ ra đọt hoa, cịn gặp trời nóng và ẩm
thì ra đọt lá. Thời kỳ nở hoa (tháng 1, 2) và đậu quả khơng gặp gió bắc, mưa
phùn kéo dài thì thụ phấn thuận lợi, đậu quả nhiều [7].
Như vậy, nhiệt ñộ là một trong các yếu tố quan trọng nhất đối với cây
vải. ðể phân hố mầm hoa được tốt thì cây vải cần phải có mùa đơng lạnh.
2.3.2 u cầu về chế độ nước và ñộ ẩm
Cây vải có khả năng chịu hạn tương ñối tốt. Tuy nhiên, ñể cho cây vải
sinh trưởng và ra hoa đậu quả được tốt, có sản lượng cao và phẩm chất thơm
ngon phải chú ý cung cấp ñầy ñủ nước trong các thời kỳ phát triển của cây,
kịp thời chống úng cho vườn khi mưa lớn. Lượng mưa thích hợp nhất cho vải

khoảng 1.500mm phân bố ñều trong năm. Cây vải sinh trưởng mạnh vào
những tháng mùa hè và mùa thu nên yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng
mùa ñông nếu mưa nhiều vải sẽ phát lộc ñông không thuận lợi cho phân hoá
mầm hoa. Theo Nghê Diệu Nguyên và cộng sự, lượng mưa ảnh hưởng tới hoa
vải chủ yếu trong giai đoạn phân hố trục chùm hoa và thời kỳ phân hố hoa.
Giai đoạn này đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa ñực/chùm giảm nhưng
số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỉ lệ hoa cái tăng [26].
Trong thời gian hoa nở, nếu mưa phùn kéo dài làm thối hoa tỷ lệ ñậu quả
rất thấp, có thể dẫn đến mất mùa. Phấn hoa trong nước q nửa giờ, màng ngồi

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


của 70% số hạt phấn bắt ñầu trương lên. Sau khoảng 1 giờ, ñầu trên ống phấn bị
vỡ ra, nguyên sinh chất chảy ra ngoài và ngừng sinh trưởng [26].
Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 1.700 mm, độ ẩm khơng khí là 75 - 85% nên nó chịu được độ ẩm khơng khí
cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Các tỉnh miền Bắc nước ta có chế độ mưa ẩm
tương ñối thích hợp trùng với thời gian cây vải sinh trưởng mạnh. Thời kỳ cây
vải cần điều kiện khơ và lạnh để phân hố mầm hoa cũng là thời điểm mùa khơ
bắt đầu (tháng 11, 12). Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 là lúc cây vải cần nhiều
nước ñể nuôi quả ñang lớn, nhưng thời kỳ nở hoa (tháng 2, 3) thường gặp mưa
phùn kéo dài làm thối hoa, tỷ lệ ñậu quả rất thấp [7].
2.3.3 Yêu cầu về ánh sáng
Vải là cây ưa ánh sáng, người Trung Quốc có câu “ðương nhật lệ chi,
bối nhật long nhãn” nghĩa là cây nhãn có thể sinh trưởng phát triển ở những
chỗ ít ánh sáng hơn, cịn vải phải trồng ở nơi ánh sáng chiếu trực xạ. Cây vải
cần ánh sáng chiếu quanh năm, đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm
hoa. Thời kỳ hoa nở (tháng 2, 3) nếu có nắng q trình thụ phấn thụ tinh
thuận lợi, ñậu quả nhiều là tiền ñề cho năng suất cao [26], [35]. Tổng số giờ
chiếu sáng trong năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp với cây vải. Ánh

sáng đầy đủ thì q trình quang hợp được tốt đồng thời làm tăng khả năng
đồng hố của cây, tăng tích lũy chất khơ giúp cây vải sinh trưởng, phân hố
mầm hoa, đậu quả tốt hơn, giảm sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu của Nghê
Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) trên giống vải Hắc Diệp, số giờ chiếu
sáng nhiều thì lượng hoa cái trên chùm tăng lên tương ứng [27].
Vì vậy, khi trồng vải cần bố trí khoảng cách trồng hợp lý, hàng năm
cần cắt tỉa tạo tán tránh sự che khuất lẫn nhau. Tận dụng tối ña nguồn ánh
sáng nhằm tăng khả năng quang hợp cho cây, giúp cây tích luỹ được nhiều
chất dinh dưỡng, giảm sâu bệnh hại, phân hố hoa và đậu quả tốt hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


2.3.4 u cầu về đất đai
Cây vải có khả năng thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất đỏ, ñất
vàng, ñất cát pha, ñất thịt, ñất có tầng canh tác dày... đều thích hợp cho cây
vải sinh trưởng và phát triển. Kể cả trên đất chua, độ phì nhiêu kém vải vẫn
sinh trưởng và phát triển tốt, vì rễ vải có thể cộng sinh với một loại vi khuẩn
rễ (Mycorrhira) sống ở đất chua, có thể phân giải các hợp chất khó tan trong
đất để rễ hút ni cây [8], [27]. ðộ pH tốt nhất cho vải là từ 5 - 6. Bộ rễ của
vải to có thể ăn sâu và rộng gấp 1 - 2 lần tán, có sức hút nước rất mạnh, nhưng
phần lớn rễ tập trung ở tầng ñất từ 0 - 50cm [26].
Theo Trần Thế Tục (2004) [45]. Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính [43].
Vũ Thiện Chính [4], ở nước ta cây vải là loại cây khơng kén đất, có thể trồng
được trên nhiều loại đất từ đất bãi ven sơng, đất ruộng đến ñất gò ñồi [4],
[25], [37].
Theo Nghê Diệu Nguyên (1991) ñất núi, ñất ñồi ñịa thế cao nghèo chất
hữu cơ, ñộ phì thấp, muốn trồng vải có hiệu quả kinh tế cao cần cày xới, bón
phân tưới nước đầy đủ thì cây vải có tuổi thọ cao hơn, mã quả tươi hơn, vị
ngọt, chất lượng khá hơn so với vải trồng ở vùng đồng bằng [26].

2.3.5 u cầu về gió
Gió có lợi cho cây trao đổi khơng khí, nâng cao năng lực và hiệu quả
quang hợp, tích luỹ dinh dưỡng có lợi cho sinh trưởng và kết quả, giảm nhẹ
một số sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cây vải có tán dầy và rộng, thường ñược
trồng bằng cành chiết nên bộ rễ ăn nơng và kém phát triển do đó ít chịu ñược
gió bão. Gió mạnh trong thời kỳ nở hoa làm ảnh hưởng đến thụ phấn thụ tinh,
cản trở cơn trùng chuyển phấn, tổn thương bộ rễ ảnh hưởng ñến sự hút nước
và dinh dưỡng khoáng. Thời gian mang quả, nếu gặp giơng bão sẽ gây rụng
quả, vì vậy nơi nhiều gió bão cần phải trồng rừng chắn gió và phịng hộ [41].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×