Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Luận văn quy định của bộ luật dân sự việt nam năm 2015 về cầm giữ tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.64 KB, 56 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 VỀ CẦM GIỮ TÀI
SẢN
Khóa luận tốt nghiệp
ngành Người hướng
dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Khóa
Lớp
LUẬT

THS. NGUYỄN
ĐỨC THIỆN
NGUYỄN PHƯƠNG
LINH
1605LHOA039
2016-2020
1605LHOA

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành đề tài khóa luận này là do sự nỗ lực của bản thân em
dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS. Nguyễn Đức Thiện cùng với sự giúp
đỡ của các thầy cô khoa Pháp luật hành chính đã cung cấp những tài liệu quý
báu để em hoàn thành nghiên cứu này.
Do kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng có hạn nên khóa luận của em cịn
nhiều thiếu xót. Em kính mong thầy cơ góp ý, hướng dẫn em thêm để em hoàn
thiện đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận : “ Quy định của Bộ luật dân sự Việt
Nam năm 2015 về Cầm giữ tài sản” hồn tồn là cơng trình nghiên cứu của

riêng em. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là hồn tồn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Phương Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày 24 tháng
11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 có nhiều nội dung

mới, trong đó có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Dưới góc nhìn tổng qt,
nội dung của phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật đã tiệm cận gần hơn với
thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực
tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm. Có thể nói, những tiếp cận mới của Bộ
luật dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có sự ảnh hưởng và tác động
mang tính chất chi phối đến cơ chế điều chỉnh pháp luật và nhận thức pháp luật trong
lĩnh vực giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự được quy định tại Mục 3 chương XV, Phần thứ ba. Tại Điều 292 Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định gồm 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo
lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản. Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật
Dân sự năm 2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới
là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Cầm giữ tài sản được quy định từ Điều 346 đến Điều 350 Bộ luật dân sự năm
2015 tại “Phần II. Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biện pháp mà luật cho phép
bên có quyền sử dụng nhằm “gây sức ép” đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng
song vụ để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng song vụ.
Xuất phát từ bản chất của cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa
vụ thực hiện nghĩa vụ, do đó, Bộ luật dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản
với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của pháp luật. Việc
bổ sung cầm giữ tài sản vào Bộ luật dân sự năm 2015 là cần thiết nhằm tạo ra hành
lang pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự có nhiều phương án để lựa
chọn biện pháp bảo đảm, bảo đảm được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia,
thực hiện hợp đồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung
4


của nền kinh tế đất nước.

Để những quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có những
quy định về cầm giữ tài sản thực sự phát huy được hiệu lực trên thực tế thì cần có
những nghiên cứu nhằm phân tích, bình luận làm sáng tỏ các quy định này. Việc
nghiên cứu các quy định về cầm giữ tài sản là công việc cấp thiết, không chỉ dành
cho các nhà khoa học pháp lý mà cịn là cơng việc của các cơ quan thi hành pháp
luật. Bởi những quy định này không tồn tại độc lập mà cịn có mối liên hệ chặt chẽ
với các quy định khác trong tổng thể nội dung Bộ luật dân sự năm 2015.
Chính vì vậy, là một sinh viên chuyên ngành luật, em đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 về Cầm giữ tài Ụ ệ


• •
<z>
sản” để làm đề tài nghiên cứu khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến các biện pháp cầm giữ tài sản, có một số cơng trình:
-

Nguyễn Văn Hợi (2014), “Một số vấn đề về cầm giữ tài sản trong Bộ luật dân
sự năm 2005”, Luật học (11), tr 38-45

-

Bùi Đức Giang (2014), Cầm giữ tài sản có phải là biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự”, Nghiên cứu lập pháp (22), tr 33-40

-

Vũ Thị Hồng Yến (2015), Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Nhà nước và pháp luật, (7), trang 2126


-

Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự nước
CHXHCN Việt Nam năm 2015, NXB. Tư pháp

-

Đỗ Văn Đại (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.
Mỗi cơng trình tiếp cận ở các góc độ khác nhau, song chưa có cơng trình nào

nghiên cứu về cầm giữ tài sản với tư cách là một trong những biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận đi vào nghiên cứu khái quát về một số vấn đề lý luận về bảo đảm
5


thực hiện nghĩa vụ dân sự và cầm giữ tài sản làm cơ sở cho việc xây dựng các quy
định pháp luật.
Ngồi ra, khoả luận cịn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các
quy định của pháp luật hiện hành về cầm giữ tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu, phân
tích các quy định của pháp luật Việt nam hiện hành để đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự nói chung và cầm giữ tài sản nói riêng.
Đề tài nghiên cứu các quy định về cầm giữ tài sản theo quy định pháp luật

Việt Nam, cụ thể là theo Bộ luật dân sự năm 2015.
Đề tài đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự, từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp
luật.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khố luận tìm hiểu, phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm
giữ tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự từ đó đưa ra những kiến nghị đề
xuất hoàn thiện pháp luật.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khố luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
-

Làm rõ đặc điểm của pháp luật về cầm giữ tài sản

-

Phân tích được vai trị, ý nghĩa của cầm giữ tài sản trong sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước giai đoạn hiện nay

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng xen kẽ các phương pháp nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề
liên quan đến biện pháp cầm giữ tài sản, cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp
quy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp diễn
giải, phương pháp so sánh.
6


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận

Khố luận góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý
về vấn đề cầm giữ tài sản với vai trò là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự.
Khoá luận chỉ ra những thay đổi phù hợp, những điểm mới về cầm giữ tài sản
của Bộ luật dân sự hiện hành. Mặt khác, trên cơ sở liên hệ với pháp luật về cầm giữ
của một số nước trên thế giới, khoá luận phân tích những hạn chế, bất cập trong quy
định hiện hành của Việt Nam để từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện cho việc áp
dụng những quy định về cầm giữ tài sản làm cho những quy định về cầm giữ thực sự
đi vào cuộc sống.
7. Kết cấu khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá
luận được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cầm giữ tài sản
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về cầm giữ tài sản

Chương
tài
sản.
3: Một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện về cầm giữ

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN
1.1.

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1.1.1.


Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

•í
i

• ơ


Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự đầu tiên phải dựa trên sự tự

nguyện và tự giác của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, trong thực tiễn, không
phải ai cũng có trách nhiệm và thiện trí khi tham gia vào một hoặc nhiều giao dịch
dân sự. Đối với mối quan hệ nghĩa vụ, người có quyền sẽ là người chủ động yêu cầu
người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một
yêu cầu công việc nhất định; và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng thì
người có quyền mới thực hiện được lợi ích của mình. Tuy nhiên, về bản chất, người
thực thi các nghĩa vụ, làm hoặc không làm một yêu cầu nhất định lại là người có
nghĩa vụ- tức là người phải chịu sự chỉ đạo của người nắm quyền. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc những hoạt động, nghĩa vụ trong giao dịch dân sự của các bên
có được thực hiện hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào hành vi của người có nghĩa
vụ. Hay nói cách khác, người có quyền từ thế nắm quyền chủ động giờ lại trở thành
người bị động, phụ thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ và ngược lại.
Mục đích nhằm khắc phục tình trạng kể trên và bảo đảm cho bên có quyền có
được thế chủ động được hưởng quyền dân sự, pháp luật đã cho phép các bên có thoả
thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện
các nghĩa vụ dân sự. Thông qua sự cho phép của pháp luật, người có quyền được chủ
động tiến hành các hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản của người có
nghĩa vụ, nhằm thoả mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà người có nghĩa vụ
không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

Trong pháp luật thực định Việt Nam, khơng có điều khoản nào đưa ra khái
niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Để bảo đảm cho quyền và
lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự, Bộ luật dân sự
năm 2015 đã ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự tại Mục 7 chương 17
phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (từ Điều 309 đến Điều 350 BLDS năm
2015). Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện


nghĩa vụ gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu
quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp và cầm giữ tài sản.
Hiện nay, có một vài quan điểm khác nhau.nghiên cứu về khái niệm bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quan điểm thứ nhất cho rằng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự có tính dự phịng, nhằm thúc đẩy việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết
hoặc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự cịn có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong giao dịch là được bảo đảm
bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Do đó, “dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng ln mang tính chất bắt buộc như một
chế tài1”. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thoả thuận phạm vi
trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện áp dụng; có thể tự
mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó2.
Qua 2 quan điểm trên, có thể thấy, vấn đề bảo đảm nghĩa vụ dân sự được hiểu
dựa trên 2 phương diện:
Về mặt khách quan: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho phép các chủ
thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà
pháp luật chấp thuận để đảm bảo cho một nghĩa vụ chính được thể hiện đồng thời
xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.
Về mặt chủ quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thoả thuận giữa
các bên nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho
việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do

việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ gây ra.
Trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định 9 biện pháp bảo đảm bao gồm:
cầm cố, thế chấp, cầm giữ tài sản, ký cược, ký quỹ, đặt cọc, bảo lưu quyền sở hữu,
bảo lãnh, tín chấp. Chế định cũng điều chỉnh các biện pháp bảo đảm được xác lập
1 Đinh Văn Thanh (2000), “Những quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ
luật dân sự Việt Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, Số 2, tr 90 -95
2 Phạm Công Lạc (1995), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội


dựa thep pháp luật hoặc phát sinh do luật định
Đặc điểm của 7 biện pháp bảo đảm đầu là phát sinh theo thoả thuận của các
bên là xác lập một vật quyền của bên nhận bảo đảm trên tài sản bảo đảm thơng qua
hợp đồng, vì vậy quyền của bên nhận bảo đảm bằng tài sản mang tính phức hợp: vừa
có tính chất vật quyền, vừa có tính chất trái quyền.
Tính chất vật quyền được thể hiện ở chỗ khi xảy ra sự kiện vi phạm của bên
có nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo đảm, bên nhận bảo đảm được phép
thực hiện quyền trực tiếp trên tài sản bảo đảm (quyền xử lý tài sản bảo đảm) mà
khơng phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm (không cần sự đồng ý, hợp tác của bên
bảo đảm). Vật quyền bảo đảm cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với tài
sản ngay cả khi tài sản đó đang thuộc sự chiếm hữu của chủ thể khác.Hơn nữa, tuy
quyền của bên nhận bảo đảm được xác lập trên cơ sở hợp đồng bảo đảm nhưng nó
khơng chỉ có hiệu lực giữa hai bên trong hợp đồng mà cịn có hiệu lực đối kháng với
bên thứ ba không tham gia vào giao dịch bảo đảm khi thoả mãn các điều kiện nhất
định. Điều này có nghĩa, khi vật quyền bảo đảm đã được công khai với bên thứ ba
(thông qua cơ chế đăng ký hoặc chiếm giữ tài sản) thì quyền ưu tiên chính thức được
xác lập lên tài sản mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể nhận bảo đảm sau.
Trong khi đó, bản chất của hai biện pháp bảo lãnh, tín chấp là có thêm một
bên thứ ba cam kết với bên có quyền là sẽ thay bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa

vụ mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo giao dịch
dân sự ban đầu. Đối với trường hợp này, mức độ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được
xem xét theo nhiều phương diện như về khả năng, tư cách và cả độ tin cậy của bên
thứ ba. Bên nhận bảo đảm không xác lập một vật quyền nào trên tài sản cụ thể của
bên bảo đảm, vì vậỵ , vấn đề xử lý tài sản của bên bảo lãnh hay thứ tự ưu tiên giữa
bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản khơng được đề cập tới
Có thể hiểu rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là thoả thuận của các bên
trong việc lựa chọn và áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm được pháp luật
quy định cho quan hệ nghĩa vụ mà họ đang tham gia. Còn biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ là một phương án dự phòng, do các bên chủ thể thoả thuận lựa chọn
hoặc phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định với mục đích bảo đảm lợi ích của


bên có quyền ln nắm thế chủ động trong các quan hệ giao dịch dân sự và giúp
giảm thiểu, hạn chế rủi ro lợi ích của bên có quyền trong trường hợp xấu nhất xảy ra.
Các biện pháp bảo đảm nói trên góp phần bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ
đã thoả thuận trong hợp đồng được thực hiện, nói cách khác bảo đảm cho các quan
hệ hợp đồng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đúng thoả thuận đặt
ra. Việc xác lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo nói trên là cơ sở góp phần hồn
thiện hành lang pháp lý, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia
vào các mối quan hệ dân sự, hợp đồng giao dịch dân sự; góp phần giúp xã hội ổn
định và phát triển.
1.1.2.

Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự


•í
i


• ơ


Do bị chi phối bởi mục đích và tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên các
biện pháp bảo đảm có những đặc điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự thơng
thường:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính
nhưng mang tính độc lập tương đối.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không tồn tại độc lập mà
luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Các biện pháp bảo đảm được
hình thành với mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác
định. Sự phụ thuộc thể hiện qua việc khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới
cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm.
Với tính chất là nghĩa vụ phụ nên nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm thường
chỉ thực hiện khi có điều kiện nhất định. Đó là khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị
vi phạm (ngoại trừ đặt cọc nhằm mục đích giao kết hợp đồng). Nghĩa vụ trong hợp
đồng chính bị vi phạm có thể là nghĩa vụ đó khơng được thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nhưng chỉ khi đến hạn mà nghĩa vụ trong hợp đồng chính chưa được
thực hiện thì nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm mới phát huy hiệu lực. Nói cách
khác, chỉ khi nào các chủ thể xác định được nghĩa vụ cần phải bảo đảm là gì, phải
được bảo đảm như thế nào thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành.
Mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính nhưng biện pháp bảo đảm mang


tính độc lập tương đối. Theo nguyên tắc chung, nếu hợp đồng chính vơ hiệu thì hợp
đồng phụ cũng vơ hiệu theo. Tuy nhiên, đối với các biện pháp bảo đảm thì lại có
những loại riêng. Xuất phát từ mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng chính và hợp
đồng phụ cũng được quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 407 BLDS năm 2015 thì sẽ
phát sinh những hệ quả pháp lý sau:
-


Hiệu lực của các biện pháp bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm vô hiệu nhưng các bên chủ thể chưa thực hiện hợp đồng đó thì
các biện pháp bảo đảm cũng mặc nhiên vô hiệu theo 3. Tuy nhiên, nếu hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã được các bên thực hiện toàn bộ hay một
phần hợp đồng rồi, sau đó mới bị Tồ án tun bố vơ hiệu thì các biện pháp
bảo đảm vẫn có hiệu lực. Bởi hậu quả pháp lý của hợp đồng bị tuyên bố vơ
hiệu là các bên phải hồn trả cho nhau tất cả những gì đã nhận, bên có lỗi phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

-

Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hay đơn phương chấm dứt
thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu lực
thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

-

Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được
bảo đảm, trừ trường hợp các bên thoả thuận biện pháp bảo đảm là một phần
không thể tách rời của hợp đồng chính.
Thứ hai, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất.
Nghĩa vụ cần được bảo đảm mang tính chất tài sản nên đối tượng của các biện

pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản, khi thiết lập quan hệ nghĩa vụ. Quan hệ
nghĩa vụ là loại quan hệ phức tạp, quyền lợi của các bên rất dễ bị xâm phạm. Do đó,
đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải là lợi ích vật chất thì mới có thể xác định
được tính ngang giá, qua đó thực hiện việc bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại. Lợi
ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản. Ngồi ra,
cịn có thể là một cơng việc phải làm, nếu nó mang lại lợi ích cho bên có quyền. Các

đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng
3 Điều 15, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm


của nghĩa vụ dân sự nói chung.
Thứ ba, phạm vi bảo đảm cho các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm
vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung các quan hệ nghĩa vụ chính.
Về nguyên tắc chung, phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã
được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm mà tương ứng với
nghĩa vụ chính. Khoản 1 Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Nghĩa vụ có
thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của
pháp luật; nếu khơng có thoả thuận và pháp luật khơng quy định phạm vi bảo đảm
thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi
thường thiệt hại”. Như vậy, phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên khơng
có thoả thuận và pháp luật khơng quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần
nghĩa vụ. Đây là những quy định mang tính chất dự phịng, nếu các bên có “thoả
thuận” thì áp dụng những thoả thuận đó4.
Pháp luật đã cho phép các bên có quyền được “thoả thuận” về phạm vi bảo
đảm. Điều này được khẳng định lại tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 về các
trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Khoản 3 Điều này quy định về trường hợp khác do
các bên thoả thuận. Việc thoả thuận của các bên về phạm vi bảo đảm có thể là một
phần hoặc tồn bộ nhưng cũng có thể vượt qua giới hạn nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ tư, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm
nghĩa vụ
Trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ phải tự giác thực hiện
nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền. Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực
hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được
coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đảm cho thấy các biện
pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính khơng được thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nhằm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên

có quyền.
Như vậy, các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển
4 Phạm Công Lạc (1996), “Bản chất các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”,
Luật học, (số chuyên đề về Bộ luật Dân sự), tr 31-34


quan hệ của chủ thể mang quyền từ bị động thành chủ động. Thông qua việc áp dụng
các biện pháp bảo đảm bên có quyền sẽ khơng bị động mà trở thành bên chủ động
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch dân sự,
thương mại đã ký kết.
Xem xét các quy định chung về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự trong
tổng thể những quy định về nghĩa vụ dân sự, chúng ta có thể thấy được bản chất
pháp lý của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một loại chế tài
trong nghĩa vụ dân sự.
Chế tài này do các bên thoả thuận đặt ra dưới sự bảo trợ của pháp luật. Các
bên có thể tự áp dụng như đã thoả thuận khi có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc nếu khơng
có sự thoả thuận thì các bên có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền5.
1.1.3.

Chức năng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Mỗi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những đặc trưng riêng,
do đó chúng mang những chức năng khác nhau. Và các biện pháp này lại có những
chức năng chung sau đây:
Đầu tiên là chức năng thúc đẩy bên có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ
của họ theo giao kết trong hợp đồng. Khi thực hiện giao kết hợp đồng dân sự thì
nguyên tắc đầu tiên mà các bên phải tuân thủ là trung thực và thiện chí ( nguyên tắc
nền tảng). Nguyên tắc này nhằm mục đích bảo đảm các bên tham gia giao kết hợp
đồng là hồn tồn tự nguyện, khơng bị bất kỳ sự vật, hiện tượng, con người tác động

lên làm ảnh hưởng đến ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng, đồng thời thể hiện
bản chất của quan hệ pháp luật hợp đồng. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm có tác
động mạnh mẽ vào ý thức của các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên
trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy
ra.
Thứ hai là chức năng bảo đảm hay còn gọi là chức năng dự phòng. Đây là
chức năng quan trọng và cốt lõi của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
5 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập II), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an
nhân dân, 2014, tr 63


Khi nghĩa vụ chính khơng được thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thì tài sản bảo
đảm sẽ được dùng để khấu trừ nghĩa vụ hoặc tài sản của bên có nghĩa vụ nhằm bảo
đảm quyền lợi cho bên có quyền. Khi có hành vi vi phạm xảy ra, tài sản có thể đem
ra xử lý theo phương thức đã thoả thuận hoặc do luật định. Hay nói cách khác, các
biện pháp được áp dụng mang tính chất có liên quan đến việc phòng ngừa rủi ro. Khi
đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc thực
hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ thì việc áp dụng các biện pháp bảo đảm này được coi là
mang tính chất thay thế, có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, tạo cho bên có quyền
là bên nhận bảo đảm với ưu thế hơn so với các chủ nợ khác6.
Các biện pháp bảo đảm có chức năng và ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp
hợp đồng dân sự được thực hiện đúng mà có ý nghĩa trong việc bù đắp tổn thất khắc
phục thiệt hại, cảnh báo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với xử sự nếu không
muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất. Việc quy định các biện
pháp bảo đảm đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối an tồn cho các quan hệ dân sự
có đối tượng là tài sản và tránh được các tranh chấp phát sinh từ việc không thực
hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự.
1.2. Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1.2.1.


Khái niệm Cầm giữ tài sản

Trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, nhằm hạn chế rủi ro cho
bên có quyền, các chủ thể trong hợp đồng thoả thuận thiết lập biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự ngay từ đầu ví dụ như biện pháp thế chấp, cầm cố, đặt cọc.
Khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì việc áp dụng các biện pháp
như đã thoả thuận sẽ thuận lợi cho bên có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
một cách chủ động. Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành đã bổ sung thêm một
phương thức bảo vệ quyền đó là trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì bên có quyền được
nắm giữ tài sản cho đến khi bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình mặc
dù việc cầm giữ này không được các bên thoả thuận từ trước. Cầm giữ tài sản chỉ
6 Trần Đình Hảo (2005), “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Dự
thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, Nhà nước và Pháp luật (4), tr. 16 - 21


được xác lập khi đã có sự vi pham nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Khoản 1 Điều 416 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Cầm giữ tài sản là
việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là
đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có
nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Như vậy, cầm giữ
tài sản chỉ phát sinh trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song vụ. Điều 346
Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn giữ cách tiếp cận này.
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là tài sản của bên vi phạm
nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản để buộc bên vi phạm phải thực hiện
đúng, đủ nghĩa vụ của mình. Khi bên có quyền cầm giữ tài sản, bên vi phạm nghĩa
vụ khơng có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn. Chính
vì vậy mà cầm giữ tài sản tạo nên sức ép cho bên có nghĩa vụ: nếu họ muốn khai
thác, hưởng lợi một cách đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình để bên cầm giữ giao tài sản.

Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm cầm giữ tài sản như sau:
“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ
hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Như vậy, có thể hiểu, Cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ, là quyền được pháp luật quy định của bên có quyền trong trường hợp bên có
nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã thoả thuận
trong hợp đồng
So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự năm 2015 có sự thay đổi
về cách dùng từ khi quy định về khái niệm cầm giữ tài sản. Điều 346 Bộ luật Dân sự
năm 2015 đã dùng các từ “nắm giữ” đến “chiếm giữ” thay cho “chiếm hữu” đến
“cầm giữ” như trong Bộ luật dân sự năm 2005. “Chiếm giữ” và “nắm giữ” là hai khái
niệm mới được đề cập trong pháp luật Việt Nam. “Nắm giữ tài sản” là việc trực tiếp
giữ và kiểm soát tài sản của người khác theo thoả thuận, còn “chiếm giữ tài sản” là
việc trực tiếp giữ và kiểm soát tài sản của người khác khơng phụ thuộc vào ý chí của


chủ sở hữu tài sản nhưng pháp luật cho phép 7. Cách dùng từ này là phù hợp với bản
chất của biện pháp cầm giữ tài sản.
Bộ luật dân sự năm 2015 dùng cụm từ “không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ” thay cho cụm từ “không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện
nghĩa vụ không đúng theo thoả thuận” như quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Bởi nghĩa vụ có thể do thoả thuận hoặc theo luật định. Sự thay đổi này nhằm mở
rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định.
1.2.2.

Mục đích của cầm giữ tài sản

Mục đích của cầm giữ tài sản là giúp nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa

vụ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ
luật dân sự năm 2015 không quy định khi nào bên vi phạm nghĩa vụ buộc phải hoàn
thành nghĩa vụ. Đồng thời, Bộ luật dân sự hiện hành cũng không có cơ chế xử lý tài
sản; do đó, mục đích đặt ra rất khó đạt được do khơng có cơ chế cưỡng chế thi hành.
Bên cạnh Bộ luật dân sự, quyền cầm giữ tài sản còn được quy định trong Luật
Thương mại năm 2005, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác,
bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh
tốn các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn 8”hay “Thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên
quan đến số lượng hàng hoá đó để địi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng
phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng9”.
Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định quyền cầm giữ tài sản
hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải được ưu tiên trong việc đòi bồi
thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm
phát sinh khiếu nại hàng hải.
Như vậy, so với Bộ luật dân sự năm 2015, hai văn bản pháp luật trên quy định
7 Đỗ Văn Đại (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự
năm 2015, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 362
8Điều 149 Luật Thương mại năm 2005
9Khoản 1 Điều 239 Luật Thương mại năm 2005


rõ hơn về mục đích của cầm giữ tài sản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể
khi áp dụng biện pháp này.
1.2.3.

Đặc điểm của cầm giữ tài sản

Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự thì cầm giữ tài sản mang những đặc điểm riêng biệt như sau:
Thứ nhất, đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng
mà không dựa trên sự thoả thuận của các chủ thể trong giao dịch
Cầm giữ tài sản là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi
ích chính đáng của bên có quyền. Mặc dù, cũng xác lập một quyền trên tài sản của
bên có nghĩa vụ nhưng cầm giữ tài sản không phát sinh trên cơ sở thoả thuận do pháp
luật quy định. Trong khi đó, các biện pháp bảo đảm còn lại như thế chấp hay bảo
lãnh hoặc cầm cố chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận từ trước. Đối
với biện pháp này, pháp luật cho phép bên có quyền được cầm giữ tài sản của bên có
nghĩa vụ mà khơng cần xem xét ngun nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm
nghĩa vụ đã thoả thuận. Trên cơ sở kế thừa quy định về cầm giữ tài sản trong thực
hiện hợp đồng song vụ tại Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 đã
phát triển cầm giữ tài sản thành một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài
sản theo luật định.
Ví dụ: A thuê máy sản xuất kem của B để thực hiện việc sản xuất kem từ ngày
20 tháng 07 năm 2017 đến ngày 25 tháng 07 năm 2017. Tiền thuê máy được thanh
toán 70% ngay sau khi B khi giao máy, 30% còn lại sau khi A trả máy. Trong thời
gian sử dụng, máy của B bị lỗi kỹ thuật nên A thông báo cho B về vấn đề này. Hai
bên thoả thuận, A sẽ tự sửa chữa và B sẽ thanh tốn chi phí này sau khi A tất toán
hợp đồng. Đến thời điểm trả máy theo thoả thuận, A đề nghị B thanh tốn chi phí sửa
chữa máy cho mình nhưng B khơng trả với lý do khơng có tiền. Như vậy A có quyền
chiếm giữ chiếc máy đến khi B thanh tốn đủ cho mình số tiền mình đã bỏ ra để sửa
chữa máy mặc dù trước đó A và B khơng thoả thuận về việc chiếm giữ này.
Thứ hai, nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ tài sản
cầm giữ, những nghĩa vụ không phát sinh một cách trực tiếp từ tài sản này thì bên có
quyền khơng được cầm giữ nó.


Ví dụ: A cho B vay 5 triệu đồng. Trước đó, B cho A mượn một chiếc đồng hồ
trị giá 6 triệu đồng. Nếu đến hạn mà B chưa đủ tiền trả cho mình thì A cũng khơng

được tự ý bán tài sản trên để bù trừ nghĩa vụ. Vì nghĩa vụ của B phải thực hiện không
phát sinh từ tài sản là chiếc đồng hồ này.
Thứ ba, bên cầm giữ tài sản có quyền từ chối hồn trả tài sản đang chiếm giữ
khi bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Luật khơng giới hạn
khoảng thời gian mà bên có quyền được quyền cầm giữ tài sản.
Ví dụ: A có nghĩa vụ phải thanh tốn cho B 15 triệu đồng. Nếu A đã thanh
toán cho B 10 triệu đồng thì B có quyền chiếm giữ tài sản của A đã nắm giữ từ trước
cho đến lúc A trả đủ cho B 15 triệu đồng.
1.3.

Quy định về cầm giữ tài sản trong pháp luật của một số nước trên

thế giới
1.3.1.

Pháp luật Pháp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 416 BLDS, quyền cầm giữ tài sản chỉ phát
sinh trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song vụ. Hiện nay BLDS 2015 đã
tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy
định của luật.
Điều 346 BLDS 2015 đưa ra khái niệm cầm giữ tài sản như sau: "Cầm giữ tài
sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài
sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên
có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ." Pháp luật của
một số nước công nhận cả các tình huống khơng mang tính chất song vụ.
Chẳng hạn theo Điều 2277 của BLDS Pháp, người đang chiếm giữ một tài sản
bị đánh cắp hay bị mất nếu đã mua tài sản này tại một hội chợ, chợ, một buổi bán đấu
giá hay từ một người bán hàng bán các tài sản tương tự chỉ phải hoàn trả tài sản này
cho người chủ ban đầu khi người chủ này hoàn trả cho anh ta số tiền anh ta đã phải

trả khi mua tài sản, tức là, nếu không được hồn trả số tiền bằng giá mua thì người
đang chiếm giữ được tiếp tục cầm giữ tài sản. Ở đây khơng có quan hệ hợp đồng trực
tiếp giữa người đang chiếm giữ tài sản và chủ sở hữu tài sản. Một ví dụ khác liên
quan đến hợp đồng thuê nhà ở, nếu trong hợp đồng thuê có quy định quyền của bên


cho thuê được bán căn nhà cho thuê và yêu cầu bên thuê ra khỏi địa điểm thuê trong
thời hạn của hợp đồng thuê thì bên thuê chỉ phải rời địa điểm thuê khi được bên cho
thuê hay bên mua nhà thanh toán các khoản bồi thường thiệt hại được quy định trong
hợp đồng hay theo quy định của pháp luật10.
Ngoài các trường hợp cầm giữ tài sản đặc biệt như trong hai ví dụ vừa nêu,
BLDS Pháp dành riêng Điều 2286 để khái quát hóa phạm vi áp dụng của quyền cầm
giữ tài sản, theo đó các đối tượng sau được hưởng quyền cầm giữ tài sản : (i) tài sản
của bên có nghĩa vụ (Điều 1744 và 1749 BLDS Pháp. 22) được chuyển giao cho tới
khi quyền đòi nợ của bên này được thanh tốn (đây chính là trường hợp cầm giữ tài
sản trong khuôn khổ quan hệ cầm cố); (ii) bên mà quyền đòi nợ chưa được thanh
tốn phát sinh từ hợp đồng trong đó có quy định nghĩa vụ của bên này phải chuyển
giao tài sản (trường hợp này giống với cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật
Việt Nam); (iii) bên mà quyền địi nợ chưa được thanh tốn được xác lập trong quá
trình bên này nắm giữ tài sản (chẳng hạn nếu chủ sở hữu một bất động sản yêu cầu
người chiếm hữu bất động sản trả lại bất động sản đó cho anh ta thì người chiếm hữu
bất động sản có quyền tiếp tục chiếm giữ đối với bất động sản đó nếu chưa được bồi
thường các phí tổn mà anh ta đã bỏ ra để sửa chữa hay đầu tư vào bất động sản đó);
(iv) bên nhận cầm cố tài sản mà khơng có chuyển giao tài sản (cầm cố ô tô, cầm cố
bất động sản...). Các học giả Pháp gọi đây là quyền cầm giữ ảo.
Tại Pháp hiện nay đang có tranh luận về mặt học thuật, liệu cầm giữ tài sản có
áp dụng cho các tài sản vơ hình như quyền địi nợ hay khơng. Chẳng hạn để giải
thích cho việc bên nhận thế chấp quyền địi nợ có độc quyền nhận ưu tiên thanh tốn,
một số tác giả cho rằng, sau khi thơng báo với bên có nghĩa vụ trả nợ về việc thế
chấp, bên nhận thế chấp có quyền cầm giữ đối với quyền địi nợ được thế chấp. Tuy

nhiên, cách tiếp cận như vậy có nguy cơ đi ngược lại với bản chất pháp lý của cầm
giữ vốn gắn liền với việc nắm giữ về mặt vật chất và do đó, chỉ có thể thực hiện được
với các tài sản hữu hình mà thơi.
Điều 2286 nói trên nằm trong phần quy định chung về các biện pháp bảo đảm
của BLDS Pháp. Dù coi quyền cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm, các nhà
10

Các Điều 1744 và 1749 BLDS Pháp


lập pháp của Pháp vẫn còn dè dặt trong cách tiếp cận biện pháp bảo đảm này. Về
điểm này, tại Việt Nam trước khi BLDS 2005 ra đời, một số học giả cho rằng, cầm
giữ tài sản có thể được xem một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy
nhiên, BLDS 2005 không đưa cầm giữ tài sản vào phần quy định về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự (các điều từ Điều 318 đến Điều 373) mà đề cập khái niệm này
trong phần quy định chung về thực hiện hợp đồng dân sự (các điều từ Điều 412 đến
Điều 422). Theo quy định tại BLDS 2005 cầm giữ tài sản là một trong các chế tài
dân sự áp dụng trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Hiện nay, BLDS 2015
đã đưa cầm giữ tài sản vào phần quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (các
điều từ Điều 346 đến Điều 350).
1.3.2.

Pháp luật Anh

Khác với pháp luật Pháp, trong pháp luật Anh, cầm giữ tài sản (lien) trước hết
là một biện pháp bảo đảm được tạo ra trên cơ sở mặc nhiên được pháp luật thừa nhận
(by operation of law) chứ khơng cần phải có thỏa thuận. Các bên cũng có thể tạo ra
quyền cầm giữ thơng qua hợp đồng (contractual lien). Biện pháp cầm giữ không cần
phải được đăng ký để đảm bảo giá trị pháp lý với các bên thứ ba.
Bốn dạng cầm giữ tài sản phổ biến nhất của hệ thống pháp luật này bao gồm:

- Quyền cầm giữ theo án lệ (legal liens): là biện pháp bảo đảm được tạo ra
trong một số trường hợp khi bên có quyền đang có quyền chiếm hữu tài sản của bên
có nghĩa vụ và có thể là quyền cầm giữ cụ thể (particular liens) hay quyền cầm giữ
chung (general liens). Quyền cầm giữ cụ thể phát sinh khi (i) theo quy định của pháp
luật chung một người có nghĩa vụ tiếp nhận tài sản động sản hữu hình chẳng hạn như
chủ khách sạn phải cho khách lưu trú cùng với hành lý hay bên chuyên chở có nghĩa
vụ chở hàng hóa được giao hoặc (ii) một người cải thiện một tài sản động sản hữu
hình bằng cơng việc và kỹ năng của mình. Quyền cầm giữ chung được xác lập từ các
tập quán thương mại và cho phép một số đối tượng như bên mơi giới chứng khốn,
ngân hàng hay luật sư tư vấn được cầm giữ mọi tài sản đang nắm giữ cho tới khi bên
có nghĩa vụ thanh tốn hết cho mình các khoản tiền cịn nợ.
-

Quyền cầm giữ theo thỏa thuận: hợp đồng có thể mở rộng quyền của bên có
quyền cầm giữ theo án lệ trong việc xử lý biện pháp bảo đảm thông qua việc


trao cho bên này quyền bán tài sản động sản hữu hình khi bên có nghĩa vụ vi
phạm nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận mở rộng phạm vi của quyền
cầm giữ theo án lệ bằng cách tăng phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm (chẳng hạn
chuyển một quyền cầm giữ cụ thể thành một quyền cầm giữ chung) hoặc mở
rộng phạm vi của tài sản là đối tượng cầm giữ.
-

Quyền cầm giữ theo văn bản pháp luật (statutory liens): một số văn bản pháp
luật nêu cụ thể quyền cầm giữ đã được án lệ thừa nhận. Chẳng hạn quyền cầm
giữ của một người bán hàng chưa được thanh toán tiền hàng được nêu trong
Luật về Mua bán hàng hóa năm 1979 (Sale of Goods Act 1979) hay quyền
cầm giữ của bên môi giới bảo hiểm hàng hải trong Luật Bảo hiểm hàng hải
năm 1960 (Marine Insurance Act 1906). Một số quyền cầm giữ khác phát

triển độc lập với án lệ như quyền của sân bay được giữ máy bay theo Điều 88
của Luật Hàng không dân dụng 1982 (Civil Aviation Act 1982).

-

Quyền cầm giữ cơng bình (equitable liens) thường có đối tượng là đất đai và
khác các dạng cầm giữ nêu trên ở chỗ khơng địi hỏi phải cầm giữ về mặt vật
chất tài sản. Cần lưu ý là việc có hay khơng quyền cầm giữ cơng bình đối với
một số tài sản vơ hình như phần vốn góp hay văn bằng sáng chế vẫn chưa
thực sự rõ ràng trong pháp luật Anh.
Bên cầm giữ tài sản có quyền chiếm giữ tài sản cho tới khi nghĩa vụ được bảo

đảm được thanh toán. Ngược lại, bên cầm giữ khơng được bán tài sản trừ khi các bên
có thỏa thuận khác và cũng khơng được u cầu Tịa án ra quyết định bán tài sản.
Quy định này khá tương đồng với Luật Việt Nam không cho bên cầm giữ được xử lý
tài sản cầm giữ. Hơn nữa, quyền cầm giữ cũng có hiệu lực trong thủ tục phá sản của
bên có nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu nguyên tắc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm
trong thủ tục phục hồi kinh doanh (administration) hay thủ tục thỏa thuận tự nguyện
với chủ nợ (company voluntary arrangement) đối với cơng ty có quy mơ nhỏ.
1.3.3 Pháp luật Nhật Bản:
Trong pháp luật Nhật Bản, cầm giữ tài sản cũng là một biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bên cạnh những biện pháp được quy định lâu đời như cầm cố, thế
chấp. Quyền cầm giữ tài sản là loại vật quyền bảo đảm pháp định có tính truyền


thống, tồn tại cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự Nhật Bản.
Cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự Nhật Bản. Nội
dung của cầm giữ tài sản được hiểu là Nếu một người đang chiếm hữu hợp pháp một
vật thuộc sở hữu của người khác có trái quyền phát sinh liên quan đến vật đó thì có
thể nắm giữ vật đến khi nhận được thanh tốn cho trái quyền đó. Tuy nhiên, quy

định này không áp dụng nếu trái quyền chưa đến hạn thanh toán11.
Từ quy định nêu trên của Bộ luật dân sự Nhật Bản, chúng ta nhận thấy để áp
dụng quyền cầm giữ tài sản thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-

Người có trái quyền phải đang chiếm hữu vật bị cầm giữ, việc chiếm hữu này
phải hợp pháp;

-

Vật bị cầm giữ không nhất thiết phải thuộc sở hữu của người có trái quyền;

-

Trái quyền được bảo đảm đã đến hạn thanh toán;

-

Giữa trái quyền với đối tượng của trái quyền (vật) phải có quan hệ khẳng khít
(trái quyền phát sinh liên quan đến vật đó).
Quy định nêu trên của Bộ luật dân sự Nhật Bản cho thấy, mặc dù thừa nhận

quyền chiếm hữu thực tế tài sản của bên có quyền nhưng pháp luật khơng cơng nhận
quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản, trong khi đó quy định về điều kiện xác lập
quyền cầm giữ không thực sự rõ ràng, dễ bị lợi dụng trong quá trình áp dụng 12.
Cầm giữ tài sản cũng được quy định trong Luật Thương mại Nhật Bản. Theo
Điều 521 Luật này thì trái quyền từ hành vi thương mại của hai bên chủ thể đến hạn
thanh toán, bên có quyền có thể cầm giữ vật hoặc giấy tờ có giá trị của bên có nghĩa
vụ cho đến khi được thanh toán trái quyền với điều kiện:
-


Người trái quyền đang chiếm giữ đối tượng;

-

Trái quyền được bảo đảm đã đến hạn thanh toán;

-

Vật bị chiếm giữ thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ;

-

Hai bên có hành vi thương mại
Trên thế giới đã có hệ thống coi cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm thực

11Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bản dịch từ Tiếng Anh do Lê Hồng Hạnh thực hiện, Hà Nội,
1993, tr.30
12
Hồ Quang Huy, “Bộ luật Dân sự Việt Nam (sửa đổi): cần hạn chế sự bất bình đẳng
giữa các chủ nợ có bảo đảm”


hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, Việt Nam chính thức ghi nhận cầm giữ tài sản với vai
trò là một trong những biện pháp bảo đảm là phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sự cưỡng chế của nhà nước chỉ cần thiết khi các bên không tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xây
dựng khơng nằm ngồi mục đích bảo đảm cho khả năng của các chủ thể tham gia

quan hệ dân sự tự chịu trách nhiệm về tài sản, bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện
và bình đẳng. Như vậy, các biện pháp này cũng giúp cho bên có quyền ln ở thế
chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong
trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa các bên nhận bảo đảm với các
chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là một trong những cơ sở vững chắc để
bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Từ đó, các giao dịch dân sự, thương
mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, là động lực phát triển nền kinh tế đất
nước.
Cầm giữ tài sản là một trong những cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là
quyền được pháp luật quy định của người có quyền trong trường hợp bên có nghĩa
vụ không thực hiện nghĩa vụ, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro và giúp cho bên
có quyền ln ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch
đã ký kết.


CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN
2.1.

Đối tượng của cầm giữ tài sản

Việc pháp luật quy định rõ ràng về đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự nhằm định hướng và tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia
các giao dịch dân sự và lựa chọn các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự phù hợp với
từng giao dịch cụ thể.
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015, đối tượng của cầm giữ
tài sản là tài sản. Tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo
đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản
và động sản. Các tài sản này đều có thể trở thành tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, mỗi biện pháp bảo đảm có đối tượng riêng nên tuỳ từng trường hợp mà

các bên tham gia giao dịch lựa chọn tài sản cho phù hợp.
Tài sản cầm giữ phải thoả mãn các điều kiện được quy định tại Điều 295 Bộ
luật dân sự năm 2015 về tài sản bảo đảm, cụ thể:
- Tài sản cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ
hoặc của chủ thể khác.
Khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải bảo đảm
tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm, trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và
bảo lưu quyền sở hữu. Quy định tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm nhằm phòng
ngừa rủi ro cho bên nhận bảo đảm (trường hợp tranh chấp tài sản liên quan đến bên
thứ ba); đồng thời, bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản khi bị người khác chiếm giữ
bất hợp pháp hoặc cố ý chiếm đoạt tài sản sau đó đem đi cầm cố, thế chấp.
Cầm giữ tài sản là biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của bên có quyền, pháp luật là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm
giữ tài sản mà không phát sinh theo thoả thuận được xác lập từ trước của bên tham
gia. Mặt khác, đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp
đồng song vụ; do đó, tài sản cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên vi phạm
nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác.
Cách tiếp cận này của pháp luật Việt Nam khác với quy định của pháp luật


×