Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Luận văn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường – thực tế tại phường xuân tảo, quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.45 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
••

: TS. BÙI THỊ NGỌC
HIỀN : TRẦN THỊ THU

: 1405QLNC020
: 2014 - 2018
: ĐH QLNN 14C

HÀ NỘI - 2018


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG Ở PHƯỜNG - THỰC TẾ TẠI
PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện Mã SV
Khóa Lớp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát,
thu thập và tổng hợp thơng tin tơi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của cán bộ công chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội. Nhân đây,
cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành với các thầy cô giáo Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội. Đặc biệt, đối với Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Hiền bởi cô đã hướng


dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp tơi gặp khá nhiều khó khăn,
mặt khác do trình độ và vốn kiến thức còn hạn chế cùng với những nguyên nhân
khác nên dù cố gắng song bài của tôi không tránh khỏi những hạn chế
thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ. Những
ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tơi nhận ra hạn chế và qua đó
tơi có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như
nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
S

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

T
T

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

HĐND


Hội đồng nhân dân


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế phường Xuân Tảo năm 2017 ............................ 20

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thu thuế trên địa bàn phường Xuân Tảo năm 2017 ......... 21
Bảng 2.2: Dự toán thu ngân sách phường năm 2018 .................................... 38
Bảng 2.3: Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 ............................... 39
Bảng 2.4: Dự toán thu chi ngân sách phường Xuân Tảo năm 2018 .............. 46


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Kết cấu khóa luận .......................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở PHƯỜNG .......................................... 6
1.1.

Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương .............................................. 6
1.1.2. Khái niệm chính quyền địa phương ở phường .............................. 6


1.2.

Vai trị, đặc điểm của chính quyền địa phương ở phường............. 7
1.2.1. Vai trị của chính quyền địa phương ở phường ............................. 7
1.2.2. Đặc điểm của chính quyền địa phương ở phường......................... 8

1.3.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường...... 8

1.4.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường ..... 9
1.4.1. Tổ chức và hoạt động của HĐND ở phường ................................ 9
1.4.2. Tổ chức và hoạt động của UBND ở phường .................................

12
1.5.

Một số mơ hình chính quyền cấp cơ sở trên thế giới .....................

15
1.5.1. Mơ hình tự quản địa phương ở Liên bang Nga ............................
15
1.5.2. Mơ hình chính quyền địa phương ở Trung Quốc ..........................
16
Chương 2. TÌM HIỂU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,



THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................... 19
2.1.

Tổng quan về phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà

Nội 19
2.1.1. Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tình hình dân cư ........................
19
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................
20
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ...................... 23
2.2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND phường Xuân Tảo,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................................... 23
2.2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND phường Xuân Tảo,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................................... 41
2.3.
Đánh giá công tác tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ....... 46
2.3.1. Ưu điểm ....................................................................................... 46
2.3.2. Nhược điểm ................................................................................. 47
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................ 49
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG XUÂN
TẢO QUẬN BẮC TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................. 51
3.1.
Mục tiêu của chính quyền địa phương phường Xuân Tảo, quận
Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội ........................................................................ 51

3.2.
Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực hiệu quả của chính quyền địa phương
52
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 52
3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế tổ chức, hoạt động của chính
quyền địa phương..................................................................................... 52
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức ............ 54


3.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến nhận thức đối với cơng tác tổ chức,
hoạt động của chính quyền địa phương................................................... 56
3.3.4. Các giải pháp khác ...................................................................... 56
3.4.
Đề xuất kiến nghị.............................................................................. 57
3.4.1. Đề xuất .......................................................................................... 57
3.4.2. Kiến nghị ..................................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 63
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm
hướng tới một xã hội dân chủ công bằng, văn minh thì việc xây dựng một
chính quyền địa phương vững mạnh, tồn diện hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả đảm bảo lợi ích cho nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ đặt ra trong thời kì đổi mới là một vấn đề tất yếu và quan trọng.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đặc biệt quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền hợp pháp, hợp hiến,
dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả. Người từng nói: “Tất cả quyền lực
trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Tất cả các cơ
quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt
của nhân dân”. Chính quyền địa phương vì vậy đóng vai trò quan trọng trong
việc tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đưa vào đời sống nhân dân. Nói cách khác, hệ thống chính quyền địa
phương đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được bảo
đảm thực hiện. Trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như việc cung ứng
dịch vụ công cho nhân dân phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
được thực hiện trong thực tiễn thơng qua chính quyền địa phương. Tại một số
nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa phương đã có quyền tự trị rất
lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập. Khác với chế độ tự quản của các
nước khác, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành
của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước
ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức
khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định
của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương. Do đó,
việc xây dựng một hệ thống chính quyền gọn nhẹ, hoạt động có trách nhiệm

1


công khai, minh bạch và hiệu quả đối với sự nghiên cứu xem xét tổng thể hệ
thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt
động cũng như các điều kiện thực tiễn mang tính khả thi.
Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Cùng với bề dày lịch sử của
đất nước, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã, đang tiến những bước
dài trong quá trình hội nhập quốc tế. Nằm trong xu thế hội nhập phát triển của

thủ đô, phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm đã không ngừng đổi mới về tổ
chức, hoạt động đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và mong muốn của người
dân.
Với tư cách là nền tảng của nền hành chính nhà nước và nhận thức được
tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp xã tơi xin chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp là “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở
phường - Thực tế tại Phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về
vấn đề chính quyền địa phương ở Việt Nam cũng như về chính quyền địa
phương cấp xã. Một số nghiên cứu có thể kể đến là:
- Chương trình khoa học cấp nhà nước “ Mơ hình tổ chức và hoạt động
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” do GS.TS Đào Trí
Úc chủ nhiệm.
- Đề tài “ Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân” do PGS.TS Lê Minh Thơng chủ nhiệm.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật

2


“ Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa” của Thái Xuân Cường.
Luận văn đã làm rõ các vấn đề liên quan đến sáng tỏ một số vấn đề
mang tính lý luận về chính quyền cấp xã ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trị của
chính quyền cấp xã; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của
chính quyền cấp xã ở nước ta, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cụ thể về tổ

chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của chính quyền cấp xã ở huyện Thọ Xn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và
cả nước nói chung.
Nhìn chung, những cơng trình nói trên thể hiện tính nghiêm túc trong
học thuật, đồng thời chỉ ra một cái nhìn tổng quan về chính quyền địa phương
nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Tơi mong muốn sẽ kế thừa những
thành tựu mà những cơng trình đi trước đã đạt được và sẽ tiếp nối những vấn
đề mà thực tiễn đang đặt ra mà các cơng trình nghiên cứu trước chưa có điều
kiện giải quyết trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở phường.
- Thực trạng tổ chức, hoạt động của CQĐP tại phường Xuân Tảo, quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian tại phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà
Nội.
- Thời gian, nghiên cứu tài liệu từ đầu năm 2016 đến nay và đề xuất giải

3


pháp, kiến nghị cho giai đoạn tiếp theo.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những kiến thức lý luận đã được trang bị cùng thực thế tìm
hiểu hoạt động của chính quyền địa phương phường Xuân Tảo nhằm đưa ra
những mặt tích cực và hạn chế của CQĐP. Đưa ra những khuyến nghị, giải

pháp nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của CQĐP phường Xuân Tảo, quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài khóa luận giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn
liên quan đến tổ chức và hoạt động của CQĐP tại phường Xuân Tảo.
Tìm hiểu thực tế tổ chức, hoạt động của CQĐP phường Xuân Tảo qua
đó đưa ra những nhận xét khách quan, những ưu nhược điểm cũng như nguyên
nhân tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của CQĐP phường Xuân Tảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp như sau:
Phương pháp khảo sát thực địa: tiếp cận trực tiếp đối tượng nghiên cứu
bằng cách thực hiện công việc quan sát địa điểm. Đây là phương pháp quan
trọng để tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần cho kết quả bài khóa luận mang
tính xác thực.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: đây là phương pháp chủ yếu,
dựa vào những tài liệu của CQĐP phường Xuân Tảo để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế thừa những thông tin tài liệu đã có,
nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan đến tổ chức
hoạt động của CQĐP...
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, kết
hợp với kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xử lý theo từng bước nhỏ, phân

4


tích và đưa ra kết luận.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, thì Nội dung

của bài báo cáo chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở
phường.
Chương 2: Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của CQĐP phường Xuân Tảo,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt
động của CQĐP phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

5


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở PHƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.

Khái niệm chính quyền địa phương
Trong dự thảo lần 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội

khóa 13 có đề cập đến khái niệm chính quyền địa phương: CQĐP là hệ thống
các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước nhằm quản lý mọi mặt đời sống xã hội
và làm nghĩa vụ chung của nhà nước trên một đơn vị hành chính, do nhân dân
địa phương bầu ra hoăc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
Trong Hiến pháp 2013 đã dành một chương về CQĐP. Ở đó quy định
CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp
với đặc điểm nông thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
luật định.
Hiểu cách khác, CQĐP là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ

quan nhà nước (mang tính quyền lực nhà nước) đóng ở địa phương. CQĐP
gồm hai phân hệ cơ quan - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND)
và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND).
1.1.2.

Khái niệm chính quyền địa phương ở phường
CQĐP ở phường là nền tảng của hệ thống chính trị, là cấp chính quyền

trực tiếp quan hệ với nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở thực
tiễn hình thành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước. CQĐP ở phường là cấp gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp thực hiện
quản lý nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực
của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo điều 58 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: CQĐP ở


phường là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND phường và UBND
phường.
1.2. Vai trị, đặc điểm của chính quyền địa phương ở phường
1.2.1.

Vai trị của chính quyền địa phương ở phường
Đối với nhân dân
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, CQĐP ở

phường có vai trị trong việc thể hiện, thực thi quyền lực nhà nước tại địa bàn
phường, tạo sự thống nhất trong thực hiện quản lý nhà nước.
CQĐP ở phường là cơ quan gần dân nhất, là cầu nối gắn kết mối quan
hệ giữa nhà nước với nhân dân. CQĐP ở phường là cơ quan đầu tiên, trực tiếp
lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại của

người dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
CQĐP chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân về nhiệm vụ và
quyền hạn được giao. CQĐP đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của người dân
địa phương, tạo dựng nền tảng kinh tế văn hóa xã hội trên địa bàn phường,
thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan trung ương với các cấp CQĐP đảm
bảo sự thống nhất đồng bộ trong thi hành hiến pháp pháp luật ở địa phương.
Đối với hệ thống chính trị
CQĐP ở phường đảm bảo sự phù hợp, ổn định, lành mạnh của hệ thống
chính trị. Góp phần trong việc tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
CQĐP ở phường góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi khả năng tiềm lực để phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn phường, giảm thiểu tối đa những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường.
1.2.2.

Đặc điểm của chính quyền địa phương ở phường
- CQĐP ở phường là một bộ phận hợp thành của cơ quan thống nhất.
- CQĐP ở phường gồm cơ quan quyền lực nhà nước ở phường do nhân


dân phường trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức khác được thành lập trên
cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước theo quy định của pháp luật.
- CQĐP ở phường quản lý các lĩnh vực trên địa bàn phường trên cơ sở
các nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp hài hịa giữa lợi ích của nhân dân
phường và lợi ích chung của cả nước.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường
Lần đầu tiên nhiệm vụ quyền hạn của CQĐP được quy định trong điều
112 Hiến pháp 2013: CQĐP tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Nhiêm vu, quyề n hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định
thẩm quyên giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi
cấp CQĐP. Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thực hiện một số
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ đó.
Theo đó, nhiệm vụ quyền hạn của CQĐP ở phường hiện thực hóa theo
điều 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. HĐND phường là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa bàn phường, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân phường và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết
định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
UBND ở phường do HĐND phường bầu là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND phường và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND phường tổ
chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện
nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp
trên giao.
1.4. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường


1.4.1.

Tổ chức và hoạt động của HĐND ở phường
1.4.1.1. Tổ chức của HĐND ở phường
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cơ cấu tổ chức của

HĐND phường được quy định rõ ở điều 60:
1. HĐND phường gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở phường bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu HĐND phường được thực hiện theo ngun tắc
sau đây:
a) Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại
biểu;
b) Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu
thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực HĐND phường gồm Chủ tịch HĐND phường, một Phó
Chủ tịch HĐND phường. Phó Chủ tịch HĐND phường là đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách.
3. HĐND phường thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban
của HĐND phường gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND phường quyết định.
Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND phường
hoạt động kiêm nhiệm.
1.4.1.2. Hoạt động của HĐND ở phường
Hoạt động của HĐND được quy định tại chương VI mục I Luật Tổ chức
chính quyền địa phương 2015 từ điều 78 đến điều 112. 34 điều quy định hoạt
động của HĐND nhưng khái quát lại có thể thấy hoạt động của HĐND thể
hiện ở:
- Kỳ họp HĐND
HĐND họp mỗi năm ít nhất hai kỳ ngồi ra HĐND họp bất thường khi
có đủ u cầu tại điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. HĐND
họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội


đồng nhân dân, Chủ tịch UBNDphường hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba
tổng số đại biểu HĐND thì HĐND quyết định họp kín.
- Hoạt động giám sát của HĐND
Căn cứ điều 87 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 HĐND thực
hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND và trên cơ sở hoạt động giám

sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và
đại biểu HĐND. HĐND thực hiền quyền giám sát thông qua việc xem xét các
báo cáo của Thường trực HĐND, UBND; xem xét trả lời chất vấn của Chủ
tịch, phó Chủ tịch, Ủy viên UBND phường; thành lập đoàn giám sát khi thấy
cần thiết.
- Bầu các chức danh của HĐND, UBND
Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định rõ ràng
trình tự bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban
Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên
UBND. Kết quả bầu các chức danh của HĐND phường phải được Thường trực
hội đồng nhân dân quận phê chuẩn. Kết quả bầu các chức danh của UBND
phường phải được Chủ tịch UBND quận phê chuẩn.
- Biểu quyết tại phiên họp tồn thể.
Có ba hình thức biểu quyết là tán thành, không tán thành và không biểu
quyết. Đại biểu HĐND không được biểu quyết thay cho đại biểu khác.
- Bãi nhiệm đại biểu HĐND
Căn cứ điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, việc bãi
nhiệm đại biểu HĐND phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND tán thành.
- Lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, HĐND lấy
phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch
HĐND, Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy
viên UBND.


- Thường trực HĐND
Phiên họp Thường trực HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của
Thường trực HĐND họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Thường trực HĐND
phường có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND phường tiếp công dân sắp
xếp lịch tiếp công dân của đại biểu HĐND; bố trí cơng chức có đủ trình độ,

năng lực và am hiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức để
đại biểu HĐND tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở nơi mà đại biểu ứng cử.
Chủ tịch HĐND phải có lịch tiếp cơng dân.
- Đại biểu HĐND
Đại biểu HĐND có trách nhiệm tham gia các kỳ họp của HĐND, tiếp
xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
cơng dân. Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch
UBND, Ủy viên UBND. Đại biểu HĐND cũng có quyền kiến nghị HĐND bỏ
phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu...
- Các ban của HĐND
Theo điều 60 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, HĐND
phường thành lập Ban Pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của HĐND phường
gồm có Trưởng ban, một Phó ban và các Ủy viên. Nhiệm vụ của các Ban của
HĐND được quy định cụ thể tại điều 109: chuẩn bị nội dung kỳ họp HĐND
liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách; thẩm tra dự thảo, nghị quyết, báo cáo
do HĐND phân công; báo cáo kết quả hoạt động giám sát; chịu trách nhiệm và
báo cáo trước HĐND, thường trực HĐND.
1.4.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường
Điều 61 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định rõ nhiệm
vụ, quyền hạn của HĐND phường cụ thể như sau:
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND phường.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,


Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND phường.
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp
cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu

tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của HĐND phường; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của UBND cùng cấp.
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
Bãi nhiệm đại biểu HĐND phường và chấp nhận việc đại biểu HĐND
phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ
tịch UBND phường.
1.4.2.

Tổ chức và hoạt động của UBND ở phường
1.4.2.1. Tổ chức của UBND ở phường
Căn cứ điều 62 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: UBND

phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ
trách công an. UBND phường loại I có khơng q hai Phó Chủ tịch; phường
loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
1.4.2.2. Hoạt động của UBND ở phường
Hoạt động của UBND nói chung và UBND phường nói riêng được quy
định tại mục 2 chương VI Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thể hiện
ở các mặt:
- Phiên họp của UBND
UBND phường họp mỗi tháng một lần, trường hợp bất thường sẽ do


Chủ tịch UBND phường quyết định hoặc do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp
quy định hoặc do yêu cầu của 1/3 tổng số thành viên UBND phường. Ngồi ra

cịn có khách mời tham dự phiên họp UBND, biểu quyết tại phiên họp UBND,
biên bản phiên họp UBND.
- Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch UBND, Phó
Chủ tịch UBND
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết cơng việc của Chủ tịch UBND nói
chung và Chủ tịch UBND phường nói riêng được quy định tại điều 121 Luật
Tổ chức chính quyền địa phương 2015: chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực
hiện nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định, cùng các thành viên khác
của UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND phường trước
HĐND phường và cơ quan nhà nước cấp trên; trực tiếp chỉ đạo hoặc giao Phó
Chủ tịch UBND phường chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan trên địa
bàn phường; thay mặt UBND phường ký quyết định của UBND phường; ban
hành chỉ thị, quyết định và hướng dẫn kiểm tra thi hành các văn bản đó.
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết cơng việc của Phó Chủ tịch UBND nói
chung và Phó Chủ tịch UBND phường nói riêng được quy định tại điều 122
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: thực hiện các nhiệm vụ theo sự
phân công của Chủ tịch UBND phường và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND phường về nhiệm vụ được giao; cùng với các thành viên khác của
UBND phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND phường;
tham dự đầy đủ các phiên họp của UBND phường; ký quyết định, chỉ thị của
Chủ tịch UBND phường khi được Chủ tịch UBND phường ủy nhiệm.
- Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên UBND
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên UBND được quy
định tại điều 123 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: thực hiện nhiệm
vụ được Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND giao, cùng các thành viên của
UBND phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND, báo cáo


công tác trước HĐND khi được yêu cầu, tham dự đầy đủ các phiên họp của
UBND.

- Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND phường với nhân dân
Việc này được thể hiện rõ tại điều 125 Luật Tổ chức chính quyền địa
phương 2015.Hằng năm, UBND phường có trách nhiệm tổ chức ít nhất một
lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân ở địa phương về tình hình hoạt
động của UBND và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công
dân trên địa bàn phường; trường hợp quy mơ đơn vị hành chính phường q
lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng tổ dân phố.
UBND phường phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và
thông báo đến Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội
nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức
hội nghị.
1.4.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND phường
Điều 63 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định rõ ràng
nhiệm vụ quyền hạn của UBND phường, cụ thể như sau:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện
nghị quyết của HĐND phường.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền
1.5. Một số mơ hình chính quyền cấp cơ sở trên thế giới
1.5.1.

Mơ hình tự quản địa phương ở Liên bang Nga
Nga là nhà nước liên bang vì thế mức độ phân quyền theo chiều dọc ở

Nga được thể hiện ở 3 cấp độ: Liên bang - Chủ thể Liên bang - Tự quản địa
phương. Khác với một số nhà nước liên bang khác, ở Nga mối quan hệ giữa
Liên bang và chủ thể rất đa dạng thể hiện rõ ở việc phân quyền theo chiều dọc



giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ở Liên bang Nga có
4 cấp đơn vị hành chính với 83 chủ thể liên bang, các chủ thể liên bang được
coi là đơn vị hành chính cấp thứ hai, dưới cấp thứ nhất là liên bang. Các loại
đơn vị hành chính cấp thứ ba của chủ thể liên bang được liệt kê như sau:
huyện; thành phố/ thị xã và khu dân cư kiểu đô thị trực thuộc chủ thể liên
bang; khu tự trị trực thuộc chủ thể liên bang. Các loại đơn vị hành chính cấp
thứ tư bao gồm: xã hay hội đồng thôn, thị xã và khu dân cư kiểu đô thị trực
thuộc cấp huyện; khu phố.
Việc phân quyền ở cấp chủ thể liên bang được luật pháp quy định rõ
ràng. Hiến pháp Nga quy định trong lĩnh vực lập pháp mỗi Chủ thể liên bang
đều có quyền ban hành các Luật cơ bản cũng như các văn bản quy phạm pháp
luật tương ứng. Do có sự phân định rạch ròi trong thẩm quyền nên các chủ thể
liên bang cũng có một bộ máy nhà nước tương đối độc lập với liên bang để
thực hiện quyền lực.
Phân quyền ở cấp độ tự quản địa phương thể hiện ở dạng phân quyền
theo chiều dọc giữa trung ương và địa phương thông qua cơ chế tự quản địa
phương. Hệ thống tự quản địa phương ở Nga gồm hệ thống chính quyền đơ thị
và chính quyền nơng thơn độc lập với nhau. Ngồi việc bầu ra người đứng đầu
chính quyền tự quản, nhân dân còn bầu cơ quan đại diện để thực hiện chức
năng giám sát hoạt động của người đứng đầu. Tự quản địa phương ở Nga tạo
ra một chính quyền độc lập với chính quyền trung ương và độc lập với nhau
giữa các địa phương. Mỗi địa phương có cơ quan dân biểu, cơ quan hành chính
riêng nhưng có chung chính quyền trung ương về cơ quan xét xử và kiểm sát.
Cơ chế này đảm bảo sự thực hiện thống nhất pháp luật trên toàn bộ đất nước,
đồng thời đảm bảo sự độc lập trong giải quyết những vấn đề của từng địa
phương. [Trích dẫn tài liệu số 17;]
Có thể nói chính quyền địa phương ở Nga là biểu hiện rõ ràng của sự
phân quyền theo chiều dọc, phân cấp rõ ràng giữa trung ương và địa phương.



Mỗi địa phương sẽ có đạo luật riêng, có bộ máy và cách cai trị khác nhau
nhưng đều nằm trong một thể nhà nước liên bang thống nhất. Sự phân chia
quyền lực rõ ràng cho địa phương ở Liên bang Nga là bài học cho Việt Nam
học tập trên con đường xây dựng chính quyền địa phương.
1.5.2.

Mơ hình chính quyền địa phương ở Trung Quốc
Có thể nói các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây và hiện nay vẫn duy trì

nguyên tắc tập quyền trong tổ chức CQĐP. Theo cơ chế này các cơ quan hành
chính địa phương khơng chỉ phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải
chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trung
ương và các cơ quan hành chính ở cấp trên.
Tổ chức bộ máy hành chính địa phương của Trung Quốc cũng như các
quốc gia khác là chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai
quản. Ở Trung Quốc Chính quyền các cấp ở địa phương là cơ quan hành chính
được lập ra theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, gồm có 4 cấp, ở tất cả các cấp
đều thành lập Đại hội đại biểu nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu nên, cịn
Chính phủ nhân dân do Đại hội đại biểu nhân dân ở trung ương bầu ra.Trung
Quốc hiện có 32 đơn vị hành chính cấp tỉnh (23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố
trực thuộc trung ương). Việc phân chia các đơn vị hành chính ở Trung Quốc
chủ yếu dựa vào truyền thống lịch sử mà khơng có sự tính tốn đến quy mơ
lãnh thổ, dân số. Do đó tỉnh của nước này rất lớn, như một quốc gia nếu xét ở
quy mô dân số.Dưới cấp tỉnh là cấp khu. Từ 1983 đến nay, tại một số khu vực
phát triển ở Trung Quốc đã thành lập Chính quyền nhân dân thành phố cấp
khu. Ngoài ra ở Trung Quốc hiện nay cịn có các châu tự trị, tương đương cấp
địa khu, châu tự trị được thành lập ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số, đây là các địa phương tự trị dân tộc. Chính quyền nhân dân châu tự trị
có quyền hạn như Chính phủ địa khu, ngồi ra cịn có những quyền hạn khác

do Hiến pháp và Luật tự trị khu vực dân tộc quy định. Cấp thứ ba là cấp huyện,
chủ yếu chỉ Chính quyền huyện, huyện tự trị, thành phố cấp huyện và khu


thuộc thành phố cấp tỉnh. Hiện nay ở Trung Quốc có 2826 Chính quyền nhân
dân cấp huyện và tương đương. Bốn là cấp hương, trấn. Chính quyền nhân dân
hương, trấn là cơ quan chính quyền cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo của Chính
quyền nhân dân huyện, đồng thời cũng là cấp chính quyền gần dân, là nền
móng của hệ thống hành chính nhà nước. [Trích dẫn tài liệu số 18;
]
Chính quyền các cấp ở địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính
những quy định này tạo nên cơ chế “song trùng trực thuộc” của các Chính phủ
địa phương một mặt trực thuộc vào Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, mặt
khác trực thuộc Chính phủ địa phương cấp trên và tất cả chịu sự lãnh đạo
thống nhất của Quốc vụ viện Cộng hồ nhân dân Trung hoa.
Mơ hình tổ chức CQĐP ở Trung Quốc về cơ bản cũng giống như ở Việt
Nam đều được thiết lập trên cở sở nguyên tắc tập quyền, tập trung quyền quản
lý vào các cơ quan nhà nước ở trung ương. Mơ hình này chứa đựng những mâu
thuẫn nội tại của nó là trung ương muốn quản lý tập trung nhưng dễ dẫn đến
tình trạng tập trung quan liêu, khơng phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của chính quyền địa phương, cịn địa phương lại ỷ lại vào cấp trên và cũng ít
phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình vì đã có cấp trên bảo trợ
về mọi mặt.
• Tiể u k ế t

Từ cơ sở lý luận ta thấy được tầm quan trọng của CQĐP trong quản lý,
điều hành phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước nói riêng và trên phạm
vi phường nói riêng. Ở nước ta, tầm quan trọng của CQĐP đã được quan tâm
thể hiện rõ nhất ở sự ra đời của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015

hay trước đó là Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003.
Tại các quốc gia khác trên thế giới, CQĐP được tổ chức dưới những
hình thức khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội


địa phương, ổn định tình hình chính trị. Nhiều quốc gia đã thành cơng với
những mơ hình tổ chức ở địa phương và việc học tập những ưu điểm của
CQĐP của một số nước trên thế giới là việc Việt Nam nên làm.


×