Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất cây hành lá (hành negi) công nghệ cao tại công ty sohachi, tỉnh akita, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LẠNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA LÊ HÀN QUỐC VỤ XUÂN HÈ NĂM
2020
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LẠNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA LÊ HÀN QUỐC VỤ XUÂN HÈ NĂM
2020
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Lê Thị Kiều Oanh


Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hồn thiện bản thân phục vụ cho
công tác sau này. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo
cáo của em đã hoàn thành. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học cùng tồn thể thầy cơ
giáo đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn giúp em tích lũy thêm kiến thức và từ
đó nâng cao thêm trình độ chun mơn của mình để áp dụng vào thực tiễn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lê Thị Kiều Oanh đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, với lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia
đình bạn bè, những người đã giúp đỡ rất nhiều để em hồn thành được
chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và kiến
thức của em cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cơ giáo
và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hồn thiện hơn và có thể ứng
dụng rộng rãi trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng, năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Lạng



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích:.................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu:.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Mối tương quan giữa gốc ghép và ngọn ghép......................................... 6
2.1.2. Tầm quan trọng của việc ghép dưa lê ..................................................... 5
2.1.3. Nguồn gốc phân loại, đặc điểm thực vật học cây dưa lê ........................ 9
2.1.3.1. Nguồn gốc của cây dưa lê ................................................................. 6
2.1.3.2. Phân loại dưa lê .................................................................................... 7
2.1.3.3. Đặc điểm thực vật học cây dưa lê ...... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa lê ............................................ 13
2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 15
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở việt nam…………………………………13


iii

2.3. Một số kết quả nghiên cứu về rau ghép trên thế giới và Việt Nam .. Error!
Bookmark not defined.
2.5.1. Nghiên cứu về rau ghép trên thế giới .................................................... 15
2.5.2. Nghiên cứu rau ghép ở Việt Nam ......................................................... 16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 20
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 21
3.4.2. Kỹ thuật ghép và trồng dưa lê ghép ...................................................... 22
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ........................................... 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 27
4.1. Ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng dưa lê Hàn Quốc trong vụ
Xuân năm 2020 ............................................................................................... 27
4.1.1 Tỷ lệ sống sau ghép ................................................................................ 27
4.1.2 ảnh hưởng của gốc ghép đến tỷ lệ giữa gốc ghép, ngọn ghép và khả
năng sinh trưởng nhánh ................................................................................... 27
4.1.3 ảnh hưởng của gốc ghép đến thời gian sinh trưởng dưa lê .................... 31
4.1.4 ảnh hưởng của gốc ghép đến ra hoa, đậu quả cây dưa lê hàn quốc ....... 33
4.2. tình hình sâu bệnh hại của dưa lê trên các gốc ghép thí nghiệm ............. 36
4.3. Ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng của
dưa lê Hàn Quốc vụ Xuân Hè năm 2020 ........................................................ 39


iv

4.4 Đánh giá sơ bộ chất lượng quả dưa lê hàn quốc ....................................... 41
4.5. Sơ bộ hoạch toán kinh tế………………………………………………..42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………… ……44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................46


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của dưa lệ vụ Xuân Hè năm 2020 tại
Thái Nguyên.................................................................................. 27
Bảng 4.2.Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng tăng trưởng đường kính gốc
ghép và ngọn cây ghép giống dưa lê tại Thái Nguyên ................. 28
Bảng 4.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê trên các gốc
ghép khác nhau trong vụ Xuân - Hè năm 2020 tại Thái Nguyên 31
Bảng 4. 4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa lê
thí nghiệm ..................................................................................... 33
Bảng 4.5. Thành phần và tần suất xuất hiện sâu bệnh hại .............................. 36
Bảng 4.6. Đánh giá tỷ lệ bệnh hại dưa lê Hàn Quốc vụ xuân hè năm 2020…36
Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê ghéptrong
vụ Xuân Hè năm 2020 .................................................................. 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của gốc ghép đến chất lượng của dưa lê thí nghiệm ... 41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của gốc ghép đến hiệu quả kinh tế của dưa lê Hàn
Quốc…………………………………………………………………………43


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1 số nhánh cấp 1 ............................................................................. 30

Biểu đồ 4.2 số nhánh cấp 2 ............................................................................. 30
Biểu đồ 4.3 số hoa cái và số quả đậu trên cây ................................................ 34
Biểu đồ 4.4 năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ................................... 40
Biểu đồ 4.5 độ brix của quả ............................................................................ 42


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CV

: Coefficient of variance (Hệ số biến động)

Đ/C

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông - Lương thế giới)

VERP

: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

CV

: Coefficient of variance (Hệ số biến động)

LSD


: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

P

: Probabllity (Xác suất)

NSKG

: Ngày sau khi ghép


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Dưa lê (Cucumis melo L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là rau ăn quả
có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm và cho năng
suất cao. Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó được trồng ở Ai Cập,
Trung Quốc, Ấn Độ và ngày nay dưa lê được trồng ở nhiều nơi trên thế giới
(Milne và milne1975).
Dưa lê là loại quả có thể dùng để ăn tươi, làm salad, làm nước ép hoa
quả..., chất lượng quả, màu sắc, hình thái đa dạng. Trong quả dưa có chứa
nhiều hàm lượng vitamin A, B, C và chất khống. Khi chín trong quả có
thành phần dinh dưỡng cao gồm nước chiếm 95%, đạm chiếm 0,6%, chất béo
0,11%, tinh bột 3,72%, chất xơ 0,33%, vitamin A (25000-30000 đơn vị),
vitamin B 0,03 mg, vitamin C 1,5-2 mg và nhiều khoáng chất (P 30 mg, Ca
20 mg, Fe 0,4 mg) (theo Trần Khắc Thi và cs)[15].
Tuy nhiên, hiện nay người nông dân canh tác dưa lê gặp phải rất nhiều
khó khăn mà lớn nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum mà chưa

có biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng trị bệnh này. Nấm bệnh lưu tồn lâu
trong đất dưới dạng bào tử nên có thể gây hại qua nhiều vụ (Phạm Văn Kim,
2000) [10]. Bệnh thường gây chết cây lúc vừa cho trái do đó gây tổn thất lớn
cho sản xuất của nơng dân (Tơ Ngọc Dung, 2007) và rất khó phịng trị bằng
thuốc hóa học (Burgess và ctv, 2009). Ở nước ta trong những năm gần đây,
vấn đề nghiên cứu và ứng dụng gốc ghép trong sản xuất rau phát triển khá
mạnh mẽ đồng thời đã đạt được nhiều thành công khi đưa dưa hấu và cà chua
ghép vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về gốc ghép trên dưa


2
lê ở nước ta thì cịn mới mẻ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết biến đổi như
hiện nay, bệnh đang gây thiệt hại nặng nề trên các vùng chuyên canh dưa lê.
Việc sản xuất cây ghép đầu tiên bắt đầu ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối
những năm 1920 trên cây dưa hấu (Citrullus lanatus Matsum. Et Nakai) được
ghép vào gốc ghép bầu (Lee, 1994). Ghép là một biện pháp làm tăng khả năng
kháng bệnh héo rũ, nếu chọn được tổ hợp ghép phù hợp thì cây ghép sinh trưởng
mạnh, cho năng suất và phẩm chất cao. Theo Lee (2003) [19] trồng rau ghép là
một kĩ thuật tiên tiến ở nhiều nước Châu Á và Châu Âu. Hiện nay tỷ lệ trồng dưa
lê ghép tại Hàn Quốc là trên 90 %, tại Nhật Bản là trên 80%.
Để giải quyết những thực trạng như trên, chúng tôi tiến hành đề tài
“Ảnh hưởng của gốc ghép đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê
vụ Xuân - Hè năm 2020” được tiến hành nhằm mục đích xác định gốc ghép
có khả năng sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích:
Lựa chọn được gốc ghép thích hợp nhất cho dưa lê sinh trưởng khỏe,
phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao.
1.2.2 Yêu cầu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến sự sinh trưởng, phát triển của

dưa lê vụ Xuân Hè năm 2020 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất của dưa lê vụ
Xuân Hè năm 2020 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng dưa lê vụ Xuân Hè năm 2020 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá sơ bộ chất lượng dưa Lê Hàn quốc trên các cơng thức thí
nghiệm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài


3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng dưa lê vụ Xuân Hè năm 2020 tại Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng của dưa lê.
- Lựa chọn được gốc ghép phù hợp cho dưa lê sinh trưởng, phát triển
tốt cho năng suất cao.






8
6. C. melo var. Chito và dudaim: Được mô tả bởi Naudin nhưng được nhóm
lại với nhau bởi Munger và Robinson. Có nguồn gốc hoang dại ở Châu Mỹ, quả
nhỏ, hoa và quả thơm, dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, có lơng mịn ở bầu nhụy.
7. C. melo var. Momordica: Là nhóm do Munger và Robinson bổ sung

thêm năm 1991 gồm các mẫu có nguồn gen Ấn Độ, dây leo, hoa đơn tính
cùng gốc, quả to, không ngọt, vỏ mỏng.


9
2.1.3.3. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi nên hệ rễ của chúng có thể ăn
sâu, hút nước ở tầng đất sâu, có khả năng chịu hạn.
- Thân: Thân dưa lê là cơ quan dinh dưỡng quan trọng của cây, làm nhiệm
vụ vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ và vận chuyển các chất khoáng các
chất dinh dưỡng từ rễ lên các bộ phận của cây. Các mẫu giống tham gia thí
nghiệm đều có nguồn gốc Hàn Quốc đều thuộc dạng thân bị. Trên thân có nhiều
lóng, các mẫu giống khác nhau thì có số lượng lóng khác nhau. Chiều dài của
lóng quyết định chiều cao của cây. Dưa lê có khả năng phân nhánh ở ngay nách
lá. Vị trí bắt đầu phân nhánh thường bắt đầu từ đốt thứ 2 của thân. Các nhánh
trên thân chính được gọi là nhánh cấp 1. Màu sắc, chiều cao, số nhánh cấp 1 của
dưa lê phụ thuộc vào từng giống và điều kiện ngoại cảnh.
- Lá: Lá là chỉ tiêu rất quan trọng giúp chúng ta nhận dạng các giống dưa
lê khác nhau, ngoài ra lá còn là cơ quan quan trọng khơng thể thiếu của cây,
nó tham gia vào q trình quang hợp, biến đổi năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ. Lá dưa lê là loại 2 lá mầm, 2
lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Độ lớn
của lá mầm khác nhau giữa các loài trong họ bầu bí, dưa lê thuộc loại lá nhỏ.
Người sản xuất thường quan sát độ lớn, sự cân đối tuổi thọ của đơi lá mầm để
dự đoán tình hình sinh trưởng của một số giống cụ thể. Các chỉ tiêu đường
kính thân, độ dài lóng là những yếu tố quan trọng đánh giá tình hình sinh
trường của cây (Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [3]. Lá thật mọc cách trên thân chính,
có độ lớn tối đa vào thời kì sinhtrưởng mạnh, ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt,
xẻ thùy sâu hoặc khơng xẻ thùy. Trên lá và cuống có lớp một lớp lơng, lớp
lơng này có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước.

- Hoa: Hoa của các loài trong họ bầu bí tính đực cái thể hiện rất phức
tạp. Trong họ bầu bí có 3 kiểu sắp xếp hoa cơ bản đó là hoa đực, hoa cái và


10
hoa lưỡng tính. Số lượng các loại hoa trên cây là khác nhau, nhiều nhất là hoa
đực, sau đó là hoa cái và cuối cùng là hoa lưỡng tính. Hoa đực thường mọc
thành từng chùm ở nách lá, hoa đực ra sớm hơn và ở vị trí thấp hơn hoa cái
trên cùng một cây.
- Quả và hạt: Quả có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại
giống. Trong dưa lê có khoảng 500 - 600 hạt/ quả. Khi chín có mùi rất thơm
(Tạ Thị Thu Cúc, 2005) [3].
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê
2.1.4.1. Nhiệt độ
Dưa lê là cây trồng thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
nên cây ưa thích khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khơ, nắng,
nóng, khơng chịu rét và sương giá. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ giữa
ngày là 24-29oC, nhiệt độ ban đêm là 16-24OC, nhiệt độ thấp dưới 10 OC sự
sinh trưởng, phát triển bị trở ngại và ngừng hoạt động. Nếu nhiệt độ ban
ngày là 25-30OC, nhiệt độ ban đêm 16-18OC trong thời gian sinh trưởng thì
hoa cái sẽ xuất hiện sớm.
Dưa lê Hàn Quốc là loại trái cây vùng cận ơn đới, có nhiệt độ rất phù
hợp để phát triển của cây, ban ngày từ 24-29ºC, ban đêm từ với 16-24ºC, đủ
ánh sáng mặt trời cho sự phát triển qua các giai đoạn của cây trồng, với hệ
thống tưới tiêu tốt và hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên đây cũng là loại
cây trồng có sức chịu hạn khá tốt.
2.1.4.2. Độ ẩm
Dưa lê thuộc nhóm cây trồng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ của
những cây này ăn sâu, phân nhánh nhiều nhưng chúng có khối lượng thân lá
lớn, thời gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên

những thời kỳ sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Ẩm độ
thích hợp cho phát triển dưa lê là khoảng 75% - 80%. Thời kỳ cần nước là


11
thời kỳ sinh trưởng thân lá, thời kỳ hình thành thân lá và thời kỳ quả phát
triển (Tạ Thu Cúc, 2005). Ẩm độ đất cao trong giai đoạn chín sẽ làm giảm
chất rắn hòa tan trong quả, dẫn đến chất lượng quả giảm. Ẩm độ đất cao trong
giai đoạn phát triển sẽ làm tăng sâu bệnh. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột, nhiệt
độ không thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển khơng bình
thường, khơng cân đối, dị hình. Dưa lê yêu cầu đầy đủ nước là trong thời
kì thân lá phát triển mạnh (theo báo điện tử kĩ thuật trồng và chăm sóc
dưa lê) [28], thời kì hình thành hoa cái và thời kì quả phát triển.
2.1.4.3. Ánh sáng
Cây dưa lê là cây ưa sáng. Vì vậy cây cần nhiều ánh sáng ngay từ khi
xuất hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng, nắng nhiều
và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa. Cây không đủ ánh sáng
hay do trồng với mật độ dày, bị che khuất sẽ giảm tỉ lệ đậu quả, kích thước
quả và khả năng tích lũy đường trong quả kém (Mai Thị Phương Anh, 1996).
Trời âm u, mây nhiều dẫn đến chất rắn hòa tan trong quả giảm. Yêu cầu ánh
sáng cho dưa từ 8 - 12 giờ. Quang kì ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng
mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng
suất cao (theo báo điện tử cheseeds.vn/chi-tiet-tin-tuc/ki-thuat-trong/ki-thuattrong-va-cham-soc-cay-dua-le.html)[27].
2.1.4.4. Chất dinh dưỡng và độ pH
Cây dưa lê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu
trồng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa ven sơng có
pH trung bình, giàu chất dinh dưỡng thì cây sinh trưởng tốt, thu được năng
suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã hấp dẫn (theo báo điện tử: Kĩ thuật trồng và
chăm sóc dưa lê)[28].



12
Yêu cầu của cây dưa với hàm lượng NPK là cân đối. Cây yêu cầu là
nhiều kali sau đó là đạm và ít hơn là lân. Cây sử dụng khoảng 93% đạm, 33%
lân và 98-99% kali trong suốt vụ trồng. Thời kì cây con chú ý bón đạm và lân.
Cây dưa lê yêu cầu độ pH từ 6-6,8. Các loại đất có pH< 6 thì cây bị
vàng lá và ít hoa cái.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa trên thế giới
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tổng diện tích sản xuất dưa lê trên tồn thế giới
năm 2017 đạt 1.051.105 ha và đang có xu hướng giảm, đến năm 2018 giảm
xuống chỉ còn 1.047.283 ha giảm 3.822 ha. Tuy nhiên thì nhờ vào việc áp
dụng những thành tựu khoa học công nghệ và kĩ thuật tiên tiến vào trong quá
trình sản xuất mà năng suất và sản lượng vẫn có xu hướng tăng.
Trong đó Trung Quốc là một quốc gia có diện tích trồng dưa lê lớn nhất
thế gới với tổng diện tích năm 2017 đạt 353.821 ha và đến năm 2018 đã tăng lên
358.961 ha, và sản lượng của nước này cũng đạt cao nhất thế giới với tổng sản

lượng dưa lê năm 2018 đạt 12.788,21 nghìn tấn, tuy nhiên thì năng suất lại đạt
thấp nhất.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số nước sản xuất
dưa lê lớn trên thế giới
Quốc gia
Thế giới

Diện tích
(ha)
2017
2018


Năng suất
(tấn/ha)
2017
2018

Sản lượng
(nghìn tấn)
2017
2018

1.051.105

1.047.283

25,33

26,11

26.624,46 27.349,21

353.821

358.961

12,39

12,78

12.395,69 12.788,21


Hoa Kì

302.90

305.90

28,09

28,50

850,89

872,08

Tây Ban Nha

204.73

190.25

32,02

34,92

655,67

664,35

Mexico


19.573

18.959

30,91

31,36

605,13

594,60

6.770

6.316

22,89

22,65

155,00

143,07

Trung Quốc

Nhật Bản


13

Indonexia

5.879

6.773

15,72

17,52

924,46

118,70

Hàn Quốc

3.581

4.051

46,43

41,38

166,281

167,63

(Nguồn: FAO,2019) [17]
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa lê tại Việt Nam

Theo phương hướng đổi mới trong ngành nông nghiệp trong những
năm vừa qua xuất khẩu rau quả đã đạt kỷ lục mới. Rau quả là mặt hàng có
kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nơng thủy sản. Xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2005, rau
quả Việt Nam xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch
xuất khẩu đạt 235 triệu USD. Năm 2015, rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn
60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 7 lần, đạt 1,8
tỷ USD. Đặc biệt năn 2018 mặt hàng rau quả xuất khẩu đạt kim ngạch 3,81 tỷ
USD, tăng bình quân 33,4%/năm.
Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trồng trọt đạt 18,97 tỷ USD
tăng 27,5% so với năm 2012. Năm 2018 ước đạt 19,516 tỷ USD. Tiếp tục duy
trì các mặt hàng có giá trị xuất khẩu như: gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hạt
tiêu, rau quả, sắn. Một số mặt hàng có thị trường, giá trị xuất khẩu tăng mạnh
như rau quả, tăng bình quân 43,4%/năm, hạt điều tăng 24,36%/năm, hạt tiêu
tăng 8,94%/năm [2].
Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường rau quả lớn nhất. năm
2017 xuất khẩu rau quả sang trung quốc đath 2,65 tỷ USD, chiếm 75,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2018,
chiếm 74% thị phần, với giá trị đạt 1,47 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với
cùng kì năm 2017. Tiếp theo là thị trường hoa kì, kim ngạch đạt 61,9 triệu
USD, tăng 15,9%; Hàn Quốc đạt 58 triệu USD, tăng 16,7% (theo báo điện tử
cheseeds.vn/chi-tiet-tn-tuc/ki-thuat-trong/ki-thuat-trong-va-cham-soc-caydua-le.html) [27] ...ngoài ra còn có sự tăng trưởng đáng kể ở những thị trường


14
khó tính như: Australia, Hà Lan, Nhật Bản. Xuất khẩu có được ở 2 thị trường
khó tính như Nhật Bản và Hàn Quốc là thành quả khi Việt nam than gia hiệp
định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với 2 nước trên.
Một điều đặc biệt ở 2 nước này là tỷ lệ giữa mặt hàng rau và mặt hàng quả
xuất khẩu là tương đương nhau, trong đó mặt hàng rau có phần chiếm ưu thế.

Ngồi ra mặt hàng rau quả chế biến cũng kim ngạch xuất khẩu ở 2 thị trường
này khá lớn (Võ thị Phương Nhung, 2017) [12].
Về mặt hàng, trong nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng rau quả tăng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau củ đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là mặt hàng quả và các sản phẩm chế biến.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu
năm 2018 ước tính đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kì năm 2017. Ở
chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả cửa Việt Nam 9 tháng đầu năm
2018 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kì 2017. Thị trường mà Việt
Nam nhập rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan (chiếm
45% thị phần) và Trung Quốc (chiếm 21,9%) [29].
Mơ hình trồng dưa lê Hàn Quốc được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong vụ mùa năm 2017, trên
diện tích 150m2, với gần 200 khóm dưa. Mỗi khóm dưa có tổng trọng lượng
quả khoảng 1,2kg với giá thu mua tại vườn là 70.000đ/kg. Như vậy 1 sào
(360m2) sẽ trồng được khoảng 480 khóm dưa/1 sào, sản lượng đạt trên 570kg
trên 1 sào, giá trị sản xuất đạt gần 40 triệu đồng [24].
Mơ hình sản xuất dưa lê, dưa vàng thơm chất lượng theo hướng an toàn
do Viện cây lương thực và cây thực phẩm (Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt
Nam) tổng diện tích 7ha thuộc địa bàn một số xã của huyện Kim Động và Ân
Thi tỉnh Hưng Yên. Chi phí đầu tư cho mơ hình sản xuất dưa lê gần 29 triệu
đồng/ha. Trong vụ xn hè năm 2017, mơ hình trồng dưa lê tại xã Phú Thịnh


15
đạt năng suất 14 tấn/ha, giá bán trung bình tại ruộng 20 nghìn đồng/kg. Sau
khi trừ chi phí, nơng dân thu lãi trên 251 triệu đồng/ha. Qua kết quả đánh giá
cho thấy, sản xuất dưa lê ở vụ xuân hè cho hiệu quả kinh tế cao gấp 7 lần so
với cấy lúa và cao gấp 1,3 lần so với trồng bí xanh.
Năm 2017, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Thông tin Khoa học và Công

nghệ (Trung tâm) trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Yên
Bái, đã thực hiện thành cơng mơ hình sản xuất dưa lê trong nhà lưới tại thành
phố Yên Bái theo hướng áp dụng cơng nghệ cao. Kết quả, mơ hình sinh
trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Lục
Yên và đặc điểm nông sinh học của giống. Đến đầu tháng 12/2018, sau 85
ngày gieo trồng, dưa lê đã bắt đầu cho thu hoạch, mỗi cây được để 1 quả, tỷ lệ
đậu quả đạt 89,5%, trọng lượng trung bình đạt 1,5 kg/quả, độ brix trên 13%.
Sản lượng thu được trên diện tích 1 sào là 483 quả (tương ứng với khoảng
700 kg/sào/vụ).
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về rau ghép trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu về rau ghép trên thế giới
Ghép cây rau đã được bắt đầu với việc ghép dưa hấu lên gốc bí đao ở
Nhật Bản và Hàn Quốc vào đầu thế kỷ 20 (Rivero et al., 2003; Kubota và
cộng sự, 2008). Cây ghép được sử dụng lần đầu tiên trên cây cà tím thuộc họ
cà (Solanaceae) (Oda, 1999). Việc sử dụng kỹ thuật ghép trên cây cà chua là
bắt đầu từ những năm 1960 (Lee và Oda, 2003) [16]. Ghép là một phương
pháp được áp dụng tốt trên bầu bí ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn
Quốc,Tây Ban Nha và Nhật Bản (Lee và cộng sự, 2010; Davis và cộng sự,
2008a) [20].
Theo Oda (1993) để chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum
gây hại dưa hấu, người ta đã ghép dưa hấu trên gốc bầu. Sau đó lần lượt trên
các cây trồng khác được ứng dụng rộng rãi như cà tím những năm 50, dưa leo


16
những năm 60 và cà chua những năm 70 của thế kỷ 20. Số liệu thống kê ở
Nhật Bản cho thấy năm 1990 đã sử dụng cây ghép: 93% dưa hấu,72% dưa
chuột (Cucumis sativus), 20% cà tím, 32% cà chua (Lycopersicon esculentum)
và 30% các loại dưa khác (Cucumis melo). Hiện nay, trồng các loại rau nói
trên bằng cách ghép đã đạt gần như 100% diện tích nhà kính. Tại các nước

tiên tiến đã có máy tự động, ví dụ máy ghép cà chua của hảng Takii, 1.200
cây/giờ. Năm 1992, Onada và cộng sự phát minh máy ghép nối cho cây dưa
hấu, tương tự ở Hàn Quốc cũng có máy ghép dùng cho cây họ bầu bí.
Tỷ lệ diện tích ở Nhật Bản sản xuất dưa hấu ghép, dưa chuột, dưa, cà
chua và cà tím đạt 57% tổng diện tích sản xuất năm 1980 và 59% vào năm
1990 (Oda, 1993) [20].
Theo Lee (2003) trồng rau ghép là một kĩ thuật tiên tiến ở nhiều nước
Châu Á và Châu Âu. Tỷ lệ dưa lê ghép trồng ngoài đồng năm 2000 ở Hàn
Quốc là 83%, ở các nước Châu Âu như Ý là 5 triệu cây, Pháp 2 triệu cây, Tây
Ban Nha là 1 triệu cây (Alfredo, 2007).
Theo Oda (1995) Thành phần dinh dưỡng trong thịt quả bị ảnh hưởng
đáng kể bởi rễ và cành ghép [21].
2.3.2. Nghiên cứu rau ghép ở Việt Nam
Ngày nay việc ghép trong sản xuất rau đã trở thành một kỹ thuật canh
tác rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (Trần Thị Ba, 2010). Từ năm 1936
việc ghép rau đã được thương mại hoá ở một số nước châu Á và một số nước
châu Âu. Ở Nhật bản trong quy trình sản xuất rau ăn trái thì ghép là một cơng
nghệ chính khơng thể thiếu, đặc biệt là rau ăn trái trồng trong nhà lưới và
trong điều kiện trái vụ (Lê Thị Thủy, 2000) [14].
Theo Vũ Công Hậu (1999) gốc ghép ảnh hưởng sâu sắc đến sản lượng,
chất lượng, tính thích ứng chống chịu và nhiều đặc tính khác trên xồi. Theo
Trần Văn Hậu (2005) về ảnh hưởng của gốc ghép trên sự ra hoa của cây táo


×