Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất rau cải thảo an toàn tại nông trại fuyuhiko hayashi làng kawakami huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
------------------------

LY MÍ TỦA
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THẢO AN TỒN
TẠI NƠNG TRẠI FUYUHIKO HAYASHI LÀNG KAWAKAMI
HUYỆN MINAMISAKU, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ Đào Tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
------------------------

LY MÍ TỦA
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THẢO AN TỒN
TẠI NƠNG TRẠI FUYUHIKO HAYASHI LÀNG KAWAKAMI
HUYỆN MINAMISAKU, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ Đào Tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48-TTN02

Khoa

: Nơng học

Khóa học


: 2016 - 2020

Giáo Viên Hướng Dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: " Tìm hiểu quy trình sản xuất
rau cải thảo an tồn tại nơng trại Fuyuhiko Hayashi làng Kawakami
huyện Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản” là cơng trình nghiên cứu thực
sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến
thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung
thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh
nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Xác nhận của GVHD

Người cam đoan

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

Ly Mí Tủa



ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu thực tế, đến nay em đã hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên. Với tên đề tài là “Tìm hiểu quy trình sản xuất rau
cải thảo an tồn tại làng Kawakami huyện Minamisaku, tỉnh Nagano
Nhật Bản”. Có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Nông Học,
trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế (ITC) đã tạo cơ hội và điều kiện để em
đi thực tập tại Nhật Bản, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, đã
hướng dẫn em tận tình trong suốt q trình làm khóa luận
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới chủ nông trại Fuyuhiko
Hayashi đã giúp đỡ em tiếp cận công việc thực tế và cung cấp thơng tin, kiến
thức để hồn thành đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cơ khoa
Nơng Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập
có hạn, bước đầu tiếp cận làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên
cứu nên chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ để bài luận văn của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2020
Sinh viên

LY MÍ TỦA



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Địa điểm và thời gian thực tập ................................................................... 2
1.4. Phương pháp thực hiện............................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của để tài nghiên cứu .................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Nguồn gốc, phân loại, yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm thực
vật học của cây rau cải thảo .............................................................................. 4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại .......................................................................... 4
2.1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ............................................................ 5
2.1.3. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 7
2.2. Thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau cải thảo ........................... 9
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới, Nhật Bản và ở Việt Nam ...... 11
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới .................................... 11
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Nhật Bản ................................... 12
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau tại Nhật Bản ............... 13
2.3.4. Tình hình sản xuất rau của làng Kawakami .......................................... 14
2.3.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam ................................... 15



iv

Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................... 22
3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 22
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 22
3.2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập ............................................................. 22
3.2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ........................................................ 23
3.2.3. Các bước trong kỹ thuật sản xuất cải thảo an toàn tại làng Kawakami,
Nhật bản .......................................................................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Nội dung chi tiết công việc ...................................................................... 27
4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ rau cải thảo
nói riêng và các loại rau khác nói chung ......................................................... 37
4.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 37
4.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 38
4.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại ........................................ 39
4.3.1. Tổng mức đầu tư cơ bản của nơng trại ................................................. 39
4.3.2. Chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm của nông trại ........................ 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới từ năm 2014 –
2018 (theo nguồn FAO) .................................................................................. 11
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Nhật Bản từ năm 2014 –

2018 (theo nguồn FAO) .................................................................................. 12
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại Việt Nam từ năm 2014 –
2018 (theo nguồn FAO) .................................................................................. 17
Bảng 4.1: Bảng thời gian sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn của
Nhật Bản .......................................................................................................... 33
Bảng 4.2: Công dụng của một số loại thuốc cơ bản ....................................... 34
Bảng 4.3: Số lượng size rau cải thảo .............................................................. 35
Bảng 4.4 Chi phí đầu tư xây dự cơ bản của nơng trại Fuyuhiko Hayashi ...... 39
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất hàng năm của nông trại Fuyuhiko Hayashi
năm 2019 ......................................................................................................... 40
Bảng 4.6: Sản lượng cải thảo và doanh thu của Nông trại Fuyuhiko Hayashi
năm 2019 ......................................................................................................... 42


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình ảnh 4.1: Một số loại phân bón thường dùng .......................................... 27
Hình ảnh 4.2: Máy tạo luống và trải bạt maruchi chuyên dụng...................... 28
Hình ảnh 4.3: Ương giống trên khay chuyên dụng ..................................... 29
Hình ảnh 4.4: Đục lỗ trên bạt Maruchi để trồng rau ....................................... 31
Hình ảnh 4.5: Xe đẩy chuyên dụng để đẩy khay giống rau ............................ 31
Hình ảnh 4.6: Máy đang phun thuốc cho rau cải thảo .................................... 32
Hình ảnh 4.7: Đóng thùng cải thảo sau khi thu hoạch................................... 35
Hình ảnh 4.8: Nhà kho, nơi tập kết các loại rau đưa đi tiêu thụ ................... 36
Hình ảnh 4.9: Quét mặt luống để chuẩn bị trồng vụ sau................................. 37


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

SST Chữ viết tắt
1

Kg

Kilogam.

2

Ha

Hecta.
Food and Agriculture Organization of the United

3

FAO

Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc).

4

JA

5


Maruchi

6

HTX

Hiệp hội nông nghiệp của Nhật Bản.
Bạt nilon dùng để che phủ mặt luống đất để trồng rau.
Hợp tác xã.


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.
Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của con người, đặc biệt là các loại rau tươi sống rất tốt cho
hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều Vitamin A và Vitamin C. Do vậy mà nhu cầu ăn
các loại rau sống, sạch và tươi ngày càng tăng, nhất là vào những ngày thời tiết
mát mẻ thì nhu cầu tiêu thụ rau tươi ở các nhà hàng, quán ăn, quán lẩu…vv, rất
lớn. Tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng ngộ độc do ăn phải rau nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều và đây cũng chính là những vấn đề
nóng hiện nay đang được dư luận giới báo chí và xã hội rất quan tâm. Ngoài
những trường hợp gây ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong dễ nhận biết, còn các
ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cho mọi người vẫn chưa lường hết được.
Những thông tin và tình trạng ngộ độc do dư lượng thuốc trừ sâu trong rau
khiến người tiêu dùng hoang mang khi phải lựa chọn thực phẩm an toàn trên

thị trường. Rau an toàn thật sự là một nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) có
chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và
mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm
an tồn cho người tiêu dùng và mơi trường, thì được coi là rau an tồn. Để có
sản phẩm rau an tồn tới người tiêu dùng cần phải giải bài tốn có nhiều ẩn số:
kỹ thuật, kinh tế, xã hội (thay đổi tập quán canh tác và tiêu thụ) và quản lý nhà
nước. Trước mắt, người sản xuất cần chú ý một số vấn đề khi sản xuất rau an
toàn như kỹ thuật, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, phải đảm bảo
an toàn đới với người sử dụng và môi trường cũng như người tiêu thụ.
Được biết Nhật Bản là một trong những nước có nền nơng nghiệp tiên
tiến nhất thế giới, có các quy trình kĩ thuật sản xuất nơng nghiệp hiện đại, hình


2

thức quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩn. Vì muốn
học hỏi được các quy trình kĩ thuật sản xuất nơng nghiệp hiện đại để tạo ta các
sản phẩm nơng nghiệp an tồn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường,
nên tôi đã chọn Đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất rau cải thảo an toàn Tại
làng Kawakami, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano Nhật Bản”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất rau tại làng Kawakami.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng các loại rau tại làng
Kawakami.
- Đánh giá việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất
rau tại làng Kawakami.
- Tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ cao của nền nông
nghiệp tiên tiến Nhật Bản và ứng dụng những kiến thức đó vào trong sản xuất
ở Việt Nam.

- Phân tích lợi nhuận, giá trị kinh tế của sản phẩm đem lại thông qua số
liệu hàng năm của nông trại.
- Đưa ra các giải pháp, cách thức phù hợp nhất để có khả năng áp dụng
mơ hình sản xuất đó vào Việt Nam.
1.3. Địa điểm và thời gian thực tập
- Tại nông trại Fuyuhiko Hayashi, làng Kawakami, huyện Minamisaku,
tỉnh Nagano Nhật Bản”.
- Thời gian thực tập: Từ ngày 8/6/2019 đến 13/11/2019.
1.4. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát thực tế mô hình sản xuất, chi
tiết quy trình sản xuất tại cơ sở thực tập.
- Phương pháp thu thập thông tin: Trực tiếp thu thập các thơng tin bổ ích
tại nơng trại, cơ sở thực tập, đồng thời thu thập các thông tin trên sách, báo,
internet...


3

1.5. Ý nghĩa của để tài nghiên cứu
- Cung cấp các thông tin, kiến thức về một nền nông nghiệp công nghệ
cao của đất nước Nhật Bản.
- Củng cố những kiến thức tốt nhất giúp sinh viên làm quen với cơng
việc trải nghiệm thực tế tại nước ngồi. Q trình thực tập tốt nghiệp trải
nghiệm tại nước ngồi có thể nói đó là một cơ hội rất tốt, để cho sinh viên có
được những điều kiện tốt nhất tìm hiểu và học hỏi những kiến thức về một nền
nông nghiệp công nghệ cao, giúp cho sinh viên củng cố thêm những kiến thức
mới, những kỹ năng mới và cách thức vận hành trong cơng việc của người
nước ngồi. Đồng thời có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đó vào
từng điều kiện cụ thể trên thực tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các

nghiên cứu liên quan, cung cấp các thơng tin về sản xuất rau sạch theo quy
trình công nghệ cao của Nhật Bản, khắc phục những tồn tại yếu kém trong việc
sản xuất rau sạch an toàn.
- Cung cấp thông tin về những giải pháp cụ thể thực tiễn trong việc cải
tạo môi trường đất, nước, không khí… để làm sao tránh ảnh hưởng đến mơi
trường xung quanh một cách đáng kể nhất trong quá trình sản xuất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân loại, yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm
thực vật học của cây rau cải thảo
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây (Tên khoa học là:
Brassica pekinensis Rupr), thuộc họ cải, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử
dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đơng Nam Á và Đơng Á. Lồi thực vật này
trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... nhưng cũng có
thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.
Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngồi có màu
xanh đậm, cịn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi
phần cuống lá có màu trắng, viền lá màu xanh lục. Cải thảo có hoa màu trắng,
hạt màu nâu hạt dẻ.
Lá khơng lơng, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lơng. Lá chụm ở
đất, nhiều, hình bầu dục hoặc trứng lộn ngược, đầu trịn, mép gợn sóng, có khi
có răng khơng rõ, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều.
2.1.1.2. Phân loại
- Cải thảo (Brassica rapa subsp. pekinensis) thuộc:

+ Giới (Plantae).
+ Bộ (Brassicales).
+ Họ (Brassicaceae).
+ Chi (Brassica).
+ Lồi (Brassica rapa).
- Dựa theo hình dạng, kích thước và các tổ chức của bắp đã phân Cải
thảo thành 3 nhóm chính sau:


5

+ Brassica campestris var. cephalata: Đây là nhóm có bắp cải với hình
dạng khác nhau, chồi cuối phát triển mạnh, đỉnh bắp có thể phẳng, trịn hoặc
lồi, bắp có hình trứng ngược, hình trái xoan.
+ Brassica campestris var. cylindrical: Đây là nhóm có bắp chặt hình
dài thẳng đứng, có thể có hoặc khơng có các lá cuộn trên đỉnh. Bắp hơi nhọn
phía trên đỉnh.
+ Brassica campestris var. laxa: Đây là nhóm có bắp mở, khơng chặt,
có màu vàng hoặc trắng vàng. Trên đỉnh và viền phía trên bắp có thể thẳng
hoặc hơi cong ra ngồi.
- Ngồi ra cịn có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, trọng lượng
bắp, độ chặt bắp, số lượng lá và màu sắc lá… Các giống khác nhau có thời
gian sinh trưởng cũng khác nhau và dao động từ 55 – 110 ngày tính từ khi gieo
đến lúc thu hoạch sản phẩm. Số lượng lá của các giống cũng khác nhau chúng
dao động từ 20 đến 150 lá/cây. Thậm chí ngay cả hệ rễ cũng có trọng lượng
khác nhau, từ vài gram cho đến 10kg ở một số giống.
2.1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.1.2.1. Nhiệt độ
Điều kiện nhiệt độ ơn hịa là thích hợp nhất cho cây rau cải thảo sinh
trưởng và phát triển. Để nẩy mầm và khi các lá chưa cuốn cần nhiệt độ là 22℃,

cịn khi đã hình thành bắp thì cần nhiệt độ thấp hơn, chỉ từ 16 - 20℃. Biên độ
nhiệt ngày đêm chênh lệch thuận lợi cho quá trình tạo bắp và phụ thuộc rất
nhiều vào giống.
2.1.2.2. Ánh sáng
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của lá và sự
hình thành bắp. Cường độ ánh sáng lớn kích thích sự tăng kích thước của lá và
sự hình thành bắp.
2.1.2.3. Ẩm độ
Ẩm độ ảnh hưởng đến sự hình thành cũng như tăng trưởng của bắp. Cải


6

thảo là một cây ăn lá, vì hơn 90% trọng lượng tươi là nước, do vậy nó cần đảm
bảo đủ độ ẩn đồng ruộng thường xuyên từ 60 – 85%. Nước ảnh hưởng suốt cả
quá trình sinh trưởng, nhưng ảnh hưởng mạnh nhất là ở giai đoạn hình thành
và phát triển bắp.
Vào giai đoạn nở hoa ẩm độ thích hợp nhất là 60 – 70%, cịn hình thành
hạt là 50 – 60%. Độ ẩm đồng ruộng thích hợp là 70 – 80%.
2.1.2.4. Đất và dinh dưỡng
Cải thảo sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát có độ màu mỡ
cao. Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của lá, cũng như sự hình thành
và lớn lên của bắp. Canxi là yếu tố quan trọng thứ 2 sau đạm, đặc biệt là giai
đoạn này sẽ gây ra hiện tượng cháy đỉnh bắp nếu thiếu canxi.
Có thể trồng cây cải thảo trên các loại đất khác nhau hoặc đất thịt nhẹ,
pH thích hợp 5,5 – 6. Tự gieo cây giống hoặc mua cây giống từ những vườn
ươm đủ tiêu chuẩn, có uy tín. Đất trồng cây phải tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng
canh tác dày, thoát nước tốt. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, rải vôi, tưới nước
trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ các vụ trước.
Cày xới độ sâu 20 – 25cm, phơi ải trong 1 – 2 tuần, dùng thuốc xử lý đất

trước khi trồng cây ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân
lót cày lần cuối. Lên luống rộng 1,2 – 1,5m; rãnh rộng 30 – 40cm, cao 20 –
25cm đối với vụ xuân hè hoặc 15 – 20cm đối với vụ thu đơng.
Lượng phân bón (tính cho 1.000m2): Phân chuồng hoai mục 2 – 2,5 tấn,
đạm urê 25 – 30kg, supe lân 40 – 50kg, KCl 13 – 15kg. Nếu đất chua (độ pH<
6) bón thêm 50 – 70kg vơi bột trước khi bừa lần cuối.
Bón phân lót tồn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali.
Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh
(khoảng 10 ngày sau trồng) 1/4 đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu
vào cuốn bón (25 ngày sau trồng) 1/4 phân đạm và kali. Bón phân lần 3 với


7

lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12 – 15 ngày (35 – 40 ngày sau trồng).
Kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate,
Yogen… khoảng 10 – 12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20 – 30%,
chất lượng vẫn đảm bảo. Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục
phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
a, Rễ
Cải thảo có hệ rễ chùm rất phát triển với sự phân nhánh mạnh. Khi mà
các lá thật phát triển trên mặt đất thì rễ chính tiếp tục ăn sâu xuống đất và từ đó
bắt đầu hình thành các rễ ngang. Đầu tiên ở giai đoạn cây con cải thảo có rễ
cọc, nhưng do việc cấy chuyền nên rễ này bị đứt sau đó rễ chùm phát triển
mạnh. Thời gian đầu các rễ chùm chỉ phát triển trên lớp đất mặt. Ở vào giai
đoạn cây trưởng thành thì hệ rễ ăn sâu xuống tầng đất phía dưới mặt đất 35 cm
và ăn rộng 40 cm. tuy nhiên khi vào giai đoạn sinh sản thì hệ rễ cịn phát triển
mạnh hơn nữa.

b, Thân
Trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, thân không phân nhánh, không
dài quá 20 cm. Trong thời gian này thân tiếp tục lớn lên, đường kính ở phần
gốc thân rộng từ 4 – 7 cm. Khi cây ở vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, thân
sẽ tiếp tục dài ra có khi đạt tới 60 đến 100 cm, xuất hiện các cành cấp I, II,
thường thì các cành phía dưới dài hơn cành phía trên.
c, Lá
Dạng lá biến đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng:
- Lá mầm: Có 2 đốt, hình thận và mộc đối nhâu. Lượng dinh dưỡng dự
trữ trong lá mầm cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu sau khi nảy mầm. Sâu đó lá
mầm sẽ yếu dần và chết.


8

- Lá gốc: Có 2 lá thật mọc đối nhau trên thân tại cùng một độ cao, hình
thập tự. Các lá gốc thường dài, có cuống, dài trung bình từ 8 – 15 cm. Sau vài
tuần những lá này sẽ già và chết đi.
- Lá không cuống: Các lá mọc vịng xung quanh trục chính của thân.
Mép lá gợn sóng, nhưng có hình chữ V tại đáy của bản lá. Những lá của vòng
trong cùng thường nhỏ, và lớn lên cùng với sự sinh trưởng của cây. Các lá
trưởng thành nhưng chưa cuốn lớn lên rất nhanh và trải rộng ra. Chúng là
những lá rất cần cho các lá phía trong để hình thành bắp. Các lá này là bộ phận
thực hiện chức năng quang hợp để cung cấp dinh dưỡng cho các lá bên trong.
- Lá bắp: Các lá ngồi cùng của bắp thường có cuống dài, hẹp, hình
trứng. Cịn các lá bắp bên trong lại có bề ngang phát triển trong khi chiều dài
ngắn lại và tỷ lệ rộng dài tương đối.
- Lá thân: Là những lá mọc lên từ thân hoặc cành hoa. Cuống của những
lá này rộng và chặt lại, bó chặt lấy cành hoa. Lá có hình trứng ngược, nhỏ hơn
rất nhiều so với các lá không cuốn bắp và rất mịn.

d, Hoa
Cành hoa đơn giản, dài, không xác định. Các hoa riêng biệt được giữ
trên thân chính của cành hoa. Hoa lưỡng tính gồm 4 đài, 4 cánh, 6 ống phấn
trong đó có 2 ngắn, 4 dài, 2 lá noãn. 2 lá noãn này hình thành bầu nhụy với
rãnh giả và hai hàng nỗn cong. Các cánh hoa màu vàng sáng mọc chéo nhau
nên được gọi là họ thập tự.
e, Quả
Quả cải thảo thuộc nhóm quả giác, có chiều dài khoảng 7 cm, rộng 3,5
cm với hai rãnh chứa hạt nằm dọc bên rìa vách giả. Trong quả chứa từ 10 – 25
hạt, quả đạt kích thước tối đa sau khi hoa nở 3 – 4 tuần. Khi quả chín hồn
tồn, khơ, vở quả nứt dọc và hạt già rơi ra ngoài.


9

f, Hạt
Hạt cải thảo có hình trịn hoặc hình trứng. Có đường kính khoảng 1- 2
mm, đầu tiên có màu nâu trắng, sau đó chuyển thành màu đen xám. Hạt có
nỗn hữu thụ. Sau khi thụ tinh nội nhũ phát triển nhưng phôi lại phát triển
muộn hơn vài ngày, thậm chí sau hai tuần vẫn cịn rất nhỏ. Chất dinh dưỡng
được dự trữ trong lá mầm gấp lại với nhau. Rễ nhỏ nằm giữa hai lá mầm.
Trọng lượng 1000 hạt khoảng 3g.
2.2. Thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau cải thảo
- Cải thảo ưa sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Cải thảo có vị ngọt,
tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, trị ho, bổ trường vị là loại rau ngon
chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả
thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt,
mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với
sức khỏe.
- Cải thảo có các cơng dụng như sau:

+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Cải thảo có nhiều dưỡng chất và hàm lượng chất xơ cao nên khi dùng
loại rau này mẹ bầu sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ. Hơn
nữa chúng cũng giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu được khỏe mạnh.
+ Giúp thai nhi phát triển tốt:
Omega 3 là một chất có trong cải thảo, do đó chúng giúp cho thai nhi
phát triển não bộ. Ngoài ra cải thảo cũng chứa nhiều vitamin và khống chất
khác có lợi cho sự phát triển của bé như: vitamin A, B, C, E, protein, canxi,
sắt, magie...
+ Duy trì trọng lượng cơ thể:
Mỗi kg bắp cải chỉ có 15 kcalo. Vì vậy chúng khơng gây béo phì và duy
trì cân nặng lý tưởng cho mẹ bầu.
+ Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ:


10

Hàm lượng chất xơ có trong bắp cải cũng giúp cho mẹ bầu giữ ổn định
huyết áp và lượng đường trong máu, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường thai kỳ cho mẹ.
+ Chống ung thư:
Chất anthocyanins trong cải thảo được các chuyên gia cho là có thể
chống lại bệnh ung thư.
+ Kháng viêm:
Các chứng phù nề tay chân hay viêm trong thai kỳ có thể được điều trị
bằng cải thảo. Mẹ bầu chỉ cần hơ nóng bắp cải và đắp chúng vào vùng chân tay
bị sưng để giảm đau và giảm sưng.
+ Giảm hiện tượng căng tức và đau ngực cho bà bầu:
Nếu mẹ bầu cảm thấy bị căng tức hay đau ngực thì có thể dùng lá bắp
cải để điều trị. Rửa sạch lá bắp cải, bỏ những gân lá lớn và áp vào ngực khoảng

25 phút, lặp lại bốn lần mỗi ngày và làm trong 2 ngày sẽ thấy tác dụng.
+ Điều trị và ngăn ngừa một số bệnh về dạ dày:
Các bệnh như viêm loét dạ dày hay mất cân bằng trong hệ thống tiêu hóa
cũng thun giảm với cải thảo. Ngồi ra khi ăn cải thảo mẹ cịn có thể phịng
và chữa trị một số triệu chứng khác như: hen suyễn, loãng xương, ung thư vú,
dạ dày, đại tràng…
+ Cải thảo lợi tiểu:
Dùng cải thảo và rau cần nấu canh chung với nhau ăn cả cái lẫn nước
liền hai ngày có thể giúp mẹ bầu chữa trị đau buốt do các chứng như viêm
bàng quang, viêm đường tiết niệu hay tiểu tiện khơng bình thường gây ra.
+ Cải thảo cịn có tác dụng duy trì sự trẻ trung:
Nhờ hàm lượng chất xơ, khống chất như canxi, photpho, kali, sắt,...
cùng các vitamin thiết yếu, có tác dụng làm chậm q trình lão hóa.


11

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới, Nhật Bản và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Trên thế giới, rau là loại cây được trồng từ lâu đời. Người Hy Lạp. Ai
Cập cổ đại đã biết trồng rau và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực phẩm.
Từ năm 2013 trở lại đây diện tích trồng rau trên thế giới tăng bình quân mỗi
năm trên 240.000 ha, sản lượng rau cũng tăng dần qua các năm.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới từ
năm 2014 – 2018 (theo nguồn FAO)
Năm

2014

2015


2016

2017

2018

Diện tích (triệu ha)

19,9

20,3

20,6

20,8

21,1

Năng suất (tạ/ha)

143,3

142,3

142,1

141,5

140,8


285,6

288,9

292,9

294,9

297,6

Sản lượng
(triệu tấn)

Từ bảng 2.1 ta thấy năm 2014 diện tích rau trên thế giới là 19.9 triệu ha
thì đến năm 2018 diện tích tăng lên 21.1 triệu ha, tăng 1,2 triệu ha. Sản lượng
tăng từ 285,6 triệu tấn lên đến 297,6 triệu tấn, tăng 12 triệu tấn nhưng năng
suất lại giảm.
Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sức
khoẻ do có chứa các loại vitamin, các chất chống ơxi hố tự nhiên, có khả năng
chống lại một số bệnh như ung thư. Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng
tăng. Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO,
2018). Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động của các yếu tố như
sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư mà việc tiêu
thụ nhiều loại rau tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2018, đặc biệt là rau ăn lá.
Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 - 23%, trong khi mức
tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %.


12


Cũng giống như các loài cây họ cải khác, cải thảo rất dễ trồng và được
trồng ở rất nhiều nơi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước có khí hậu mát
mẻ, cải thảo được trồng quanh năm.
Ở phía bắc Trung Quốc nó chiếm tới ¼ lượng rau tiêu thụ hàng năm; ở
Triều Tiên nó là cây rau quan trọng nhất và cả tiêu thụ lẫn diện tích gieo trồng,
món ăn Kimchi là món ăn nổi tiếng mà mọi gia đình triều tiên đều thích và sử
dụng quanh năm được, món ăn này được chế biến từ cải thảo lên men đã chiếm
tới 90% tổng sản lượng sản xuất ở nước này. Ở Đài Loan diện tích trồng cải
thảo chiếm tới 9.000 ha đứng thứ hai sau cải bắp.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản sản xuất rau trong nước mới đáp ứng khoảng 70 –
80% nhu cầu tiêu thụ nội địa, số còn lại phải nhập khẩu, tuy nhiên tiêu chuẩn
kỹ thuật khá cao, đặc biệt việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm. Nước
này cũng xuất khẩu những mặt hàng rau quả cao cấp của họ tới các thị trường
khác trên thế giới và được đánh giá cao về chất lượng, độ đồng đều, an toàn
thực phẩm.
Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dân của bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại,
bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm. Xu hướng hiện nay là sự tiêu thụ
ngày càng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khoẻ.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Nhật Bản từ
năm 2014 – 2018 (theo nguồn FAO)

Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

2014


2015

2016

2017

2018

117.180

118.679

119.845

120.594

121.354

230,1

228.9

227,2

225.7

224,2

2.696.331 2.716.924 2.723.379 2.721.984 2.720.590


Từ bảng 2.2 ta thấy Năm 2014 diện tích rau của Nhật Bản là 117.280 ha
thì đến năm 2018 diện tích tăng lên 121.354 ha, tăng 4.174 ha. Sản lượng tăng


13

từ 2.696.331 tấn lên đến 2.720.590 tấn, tăng 24.259 tấn. Năng suất thì lại có xu
hướng giảm.
Các loại rau cải thảo trồng tại Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc
vào khoảng những năm 1866. Sau năm 1920, cải thảo mới được phát triển rộng
rãi ở Nhật Bản. Hiện nay cải thảo được trồng nhiều ở các tỉnh như Nagano,
Aichi, Osaka, Oita,...
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau tại Nhật Bản
2.3.3.1. Thuận lợi
Nhật Bản có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu mát
mẻ, rất thuận lợi để cải thảo sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhà nước ln có chính sách khuyến khích nơng dân áp dụng khoa học
kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Nagano. Trung tâm thường xuyên tổ chức
những chuyến tham quan, mở các diễn đàn trao đổi trực tuyến, giới thiệu các
nhà nghiên cứu, nhà khoa học với nơng dân để họ có thể trao đổi và phổ biến cho
nhau về kỹ thuật cũng như phản hồi những khó khăn đang gặp phải. Trung tâm tài
trợ cho những buổi gặp gỡ và giới thiệu các chuyên gia của Trung Tâm Nghiên
Cứu và Phát Triển nông nghiệp Nagano với người nông dân để họ có thể thảo
luận về những giải pháp mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong ngành
trồng trọt.
Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận
các ứng dụng công nghệ thông tin. Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ
canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ hiện nay ở Nhật Bản đều được áp

dụng công nghệ thông tin. Người nơng dân có thể tự quản lý tồn bộ các khâu
sản xuất với diện tích canh tác 5 – 6 nghìn ha -mà khơng cịn phải làm việc
ngồi đồng ruộng. Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại
thơng minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự
động từ xa sẽ giúp nơng dân biết vườn cây nào cần bón phân gì, số lượng bao


14

nhiêu, diện tích nào cần tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa. Căn cứ vào các dữ
liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và
mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh. Ứng
dụng công nghệ này đã giảm thiểu tối đa sức lao động của nơng dân và giảm
thiểu chi phí.
Giữa hợp tác xã, hội nơng nghiệp và các chủ trang trại có kết nối bằng
hệ thống thơng tin qua điện thoại, kênh truyền hình phát tranh để thông báo về
giá cả và các thông tin liên quan đến công việc sản xuất hàng ngày để các chủ
trang trại có biện pháp kịp thời xử lý các tình huống trong sản xuất như xử lý
khi giá xuống thấp quá, thông báo giá hàng ngày….
Thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩn tạo ra cho chất lượng cao, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, tạo lịng tin cho người sử dụng, nhờ sự quản lí
chặt chẽ, nghiên khắc trong suốt quy trình sản xuất.
2.3.3.2. khó khăn
Điều kiện tự nhiên: Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
Thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, sóng thần,lũ lụt,...làm cho
nhiều vùng trồng rau chưa đến thời gian thu hoạch bị mất trắng. Mưa nhiều độ
ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại phát triểm.
Thị trường tiêu thụ: vào những thời gian cao điểm, lượng rau thu hoạch
nhiều, giá cả thường xuống thấp.
2.3.4. Tình hình sản xuất rau của làng Kawakami

2.3.4.1. Vai trị của hợp tác xã (HTX)nơng nghiệp làng Kawakami
HTX Kawakami, có vai trị liên kết nơng dân làng Kawakami với doanh
nghiệp giúp việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. HTX có trách nhiệm thu rau cho
nơng dân, cung cấp các vật tư nông nghiệp, hạt giống, thuốc trừ sâu, phân bón
… và có trách nhiệm báo giá thường xuyên cho nông dân để nông dân nắm bắt
được giá cả hàng ngày. Ngồi ra cịn kiểm sốt số lượng rau xuất nhập kho rau và
kiểm tra mẫu mã khi nông dân nhập rau vào kho. Nhận phản hồi từ khác hàng.


15

Nông dân là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất có trách
nhiệm với sản phẩm mình tạo ra và cung cấp đủ số lượng đã đăng ký mỗi ngày
và mỗi vụ trồng cho HTX.
Tham gia vào HTX giúp nơng dân n tâm sản xuất. Vì HTX có vai trị
quản lý chặt chẽ q trình sản xuất, đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sản phẩn,
giúp người nơng dân tránh được tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất
mùa” trong sản xuất.
2.3.4.2. Tình hình sản xuất rau
Làng Kawakami thuộc huyện Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản. Là
một làng nơng nghiệp phát triển nhất của tỉnh Nagano nói riêng và của Nhật
Bản nói chung. Làng có diện tích là 209,61 km2 với dân số là 4.080 người
(năm 2018), diện tích đất trồng rau là 594,2ha trồng chủ yếu là xà lách, cải
thảo, bắp cải, xúp lơ và một số loại rau khác. Sản lượng rau năm đem lại nguồn
thu nhập cao cho người dân và làng Kawakami. Thời gian sản xuất chỉ diễn ra
trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Vì các tháng cịn lại trong
năm lạnh giá và băng tuyết phủ dầy nên không sản xuất được.
2.3.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam
Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:
vitamin, chất khống axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác… Phát triển sản xuất

rau cịn có ý nghĩa cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp thực phẩm phát triển
và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu
quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao
động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành
trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to
lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo hướng đa
dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn trên rau được phát
triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong
nông nghiệp.


16

Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước nên
dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nơng thơn.
Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư
hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện
cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ
sản phẩm. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả
xuất khẩu của nước ta cịn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm cịn
thấp, bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng
sản xuất chưa nhiều, cơng tác tiếp thị cịn yếu. Theo đánh giá của Viện Nghiên
cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả
năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu
rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về quy mơ và sản lượng, trong đó sản phẩm
hàng hoá chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức:
tự cung tự cấp và sản xuất hàng hố, trong đó rau hàng hố tập trung chính ở 2
khu vực:
+ Vùng rau chuyên canh: Tập trung ven thành phố, khu tập trung đông

dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều 15
chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất
cao (4-3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nơng dân khác nhau, song mức độ
khơng an tồn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
+ Vùng rau ln canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau
được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngồi vùng, cho cơng nghiệp
chế biến và xuất khẩu. Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã
bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn
trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu
tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng,


×