Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học yêu thích môn Tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.7 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………..........................
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học u thích mơn
Tin học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Tin học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Những năm gần đây, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học
và là một môn bắt buộc. Khi mới làm quen với Tin học, học sinh tỏ ra rất hào hứng
nhưng một thời gian sau, khi kiến thức đã khó hơn thì học sinh lại có thái độ thờ ơ
trong việc học cũng như vận dụng tin học vào cuộc sống hằng ngày;
Trong những năm học qua, tôi đã sử dụng các thiết bị và phần mềm sẵn có
để tạo các bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng
các tranh ảnh, hình vẽ và các đồ vật minh họa… kết hợp phần mềm quản lý Netop
School đã giúp giáo viên (GV) truyền tải kiến thức đến học sinh (HS) một cách
trực quan và sinh động.
a) Ưu điểm
- HS tiếp thu kiến thức nhanh hơn, học tập sôi nổi hơn từ đó chất lượng dạy
và học được nâng cao;
- Học sinh tích cực trong các hoạt động để lĩnh hội kiến thức mới.
b) Hạn chế
* Về phía giáo viên
- GV cịn ít kinh nghiệm giảng dạy nên việc sử dụng các phương pháp và
khai thác hình ảnh, vật minh họa đưa vào bài giảng điện tử vẫn chưa đạt hiệu quả
cao.
* Về phía học sinh
- HS cịn thụ động chưa có ý thức tự tìm tịi chủ động lĩnh hội kiến thức mới;
các em còn thờ ơ trong việc học cũng như áp dụng kiến thức vào cuộc sống;
- Có những em thái độ học tập chưa tốt, phụ huynh không quan tâm đến nên


dù được GV nhắc nhở các em vẫn không hứng thú với môn Tin học.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Giúp GV nâng cao chất lượng việc dạy và học;


2

- Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy-học;
- HS thấy hứng thú, chủ động hơn khi tiếp cận với kiến thức ở lĩnh vực công
nghệ thơng tin (CNTT).
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
- HS phát huy tính tích cực, chủ động của mình trong học tập;
- HS thấy thích thú và chủ động lĩnh hội kiến thức chứ không phải thụ động
tiếp thu từ GV;
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng
các biện pháp mới.
3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
a) Mạnh dạn thay đổi, sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng
hoạt động dạy học sao cho phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và khả
năng tiếp thu của HS nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của HS
- Để thực hiện việc dạy học đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo
chương trình SGK, tơi cũng mạnh dạn thay đổi, sắp xếp một số nội dung, phương
pháp sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS giúp HS chủ động, tích cực
hơn trong hoạt động thực hành;
Ví dụ bài “Bàn phím máy tính” và “Tập gõ bàn phím” (Sách Hướng dẫn học
Tin học, lớp 3): Để giúp HS sử dụng thành thạo thao tác gõ bàn phím GV có thể
lồng ghép vào trị chơi Kiran’s Typing Tutor hoặc Typer Shark (hoặc phần mềm
game Mario để HS luyện tập ở nhà). Đối với HS yếu, GV cần chú ý quan sát,
hướng dẫn cụ thể cho các em và phân công bạn giúp đỡ khi thực hành. Với phương

pháp này HS nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng tốt bàn phím
máy tính;
- Với tất cả học sinh, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình
một thư mục riêng để sau khi làm bài tập thực hành học sinh sẽ lưu kết quả làm
việc (vẽ, soạn thảo, bài trình chiếu,…), tài liệu của các em sẽ được sắp xếp ngăn
nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn;
- Ở chủ đề “Em tập vẽ” khối 3 và 4, đa số HS hứng thú với phần này. Tôi
chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, hoặc giảng lý thuyết rồi cho HS thực hành
ngay để các em khắc sâu kiến thức. Tạo điều kiện cho HS chủ động phát huy trí
tưởng tượng, sáng tạo khi yêu cầu các em thực hành. Như vậy học sinh mới có
thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK, GV có
thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú, tạo hứng thú cho
các em;
- Chủ đề “Soạn thảo văn bản” ở khối 3, 4, 5: Nội dung kiến thức chủ yếu là
tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn
bản. Ở phần này, GV cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho
HS thực hành ngay như vậy các em mới nắm vũng được kiến thức;


3

Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex.
Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ
phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu
cho các em sử dụng phần mềm Unikey/Vietkey để thiết lập gõ Tiếng Việt. Ở lớp 4
và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản (trình bày kiểu chữ đậm, chữ
nghiêng, thay đổi cỡ chữ, phông chữ, căn lề,…). Giáo viên cần tạo điều kiện cho
các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thơng
thường, chèn hình ảnh, tạo bảng. Và đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn, nhắc nhở
các em phải biết lưu kết quả làm việc vào máy tính;

- Ngồi ra, tơi đã mạnh dạn kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ
chức các cuộc thi làm thơ và vẽ tranh trên máy tính theo chủ đề của từng tháng. Ví
dụ: Tháng 9: Máy trường thân yêu của em (khối 4 +5); Tháng 10: Vòng tay bạn bè
(khối 4 +5); Tháng 11: Tổ chức sáng tác thơ, vẽ tranh (khối 3 + 4 + 5) chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 với chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo; Tháng 12: Chủ
đề: “Ngày thành lập QĐNDVN”: Vẽ tranh về biển đảo, quê hương; Tháng 1 + 2:
Hướng dẫn học sinh vẽ tranh, làm thơ với chủ đề “Ngày Tết quê em”; Tháng 3: Tổ
chức vẽ tranh, viết cảm nghĩ của bản thân về mẹ hoặc cô giáo để chào mừng ngày
Quốc tế phụ nữ 8 - 3; Tháng 4+5: Vẽ tranh chào mừng ngày giải phóng Miền Nam
30 - 4, ngày Quốc tế lao động 1 - 5,…Kết quả thu hút được nhiều học sinh tham
gia soạn thảo và vẽ tranh. Những tranh vẽ đẹp và bài văn, bài thơ hay, ý nghĩa sẽ
được in ra trưng bày ở tiết Sinh hoạt dưới cờ và trong thư viện trường;
Tóm lại, việc mạnh dạn đổi mới chương trình học cho học sinh đã giúp học
sinh hứng thú với việc học Tin học, biết tìm tịi, chia sẻ kiến thức, sử dụng tốt các
phần mềm trong sách “Hướng dẫn học Tin học” cũng như thành thạo các phần
mềm mới, vẽ tranh đẹp hơn, soạn thảo và trình bày văn bản tốt hơn… Tất cả đều
xuất phát từ niềm đam mê học Tin học của các em học sinh.
b) Tích cực sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong
giảng dạy
- Nhờ các giáo án điện tử mà giáo viên đã tạo ra một khơng khí khác hẳn so
với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều
hơn trong các giờ học. GV nên truy cập vào Internet tìm kiếm những thơng tin,
hình ảnh phù hợp với nội dung bài học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú
hơn. Chẳng hạn khi dạy Tin học, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh
họa, những clip hướng dẫn thực hành… để làm tăng thêm tính thuyết phục, tính
hấp dẫn, trực quan đến học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn;
Ví dụ: Lớp 3, bài “Người bạn mới của em” GV cho HS quan sát trực tiếp
các bộ phận của máy tính (thân máy tính, màn hình, chuột, bàn phím máy tính),
xem các chi tiết bên trong của thân máy tính để biết lí do vì sao thân máy tính được
xem là bộ não của máy tính; Hoặc bài “Sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài” ở lớp 4,

ngoài tranh ảnh GV có thể cho HS quan sát trực tiếp các thiết bị lưu trữ ngoài như:
USB, đĩa CD/DVD, ỗ đĩa ngoài và cách sử dụng các thiết bị lưu trữ đó;


4

- Đặc biệt, những năm gần đây, Phòng GD&ĐT rất chú trọng việc phát triển
việc dạy học có sự tương tác trực tuyến với học sinh. Là giáo viên Tin học, cần
tham gia tích cực và hỗ trợ đồng nghiệp tham gia thiết kế bài giảng trực tuyến Elearning. Việc phát triển bài giảng trực tuyến sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát
triển năng lực học sinh, khám phá tri thức và sử dụng thành thạo CNTT, mạng
Internet,…
c) Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội phát động, hướng dẫn và
tuyển chọn HS tham gia hội thi “Tin học trẻ”, tổ chức câu lạc bộ Tin học
- Hội thi “Tin học trẻ” đã trở thành sân chơi trí tuệ, sâu rộng, bổ ích thu hút
đơng đảo thanh thiếu nhi trong nhà trường tham gia. Đồng thời góp phần vào việc
tun truyền, khuyến khích phong trào tìm hiểu, học tập và ứng dụng công nghệ
thông tin trong thanh thiếu nhi, góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ cho
ngành công nghệ - thông tin, phục vụ cho việc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước;
- Hàng năm, học sinh nhà trường luôn tham gia tốt các cuộc thi năng khiếu
bộ mơn Tin học. Để duy trì được đơng đảo học sinh tham gia, tôi phối hợp với TPT
Đội, GVCN đề xuất với BGH tổ chức câu lạc bộ Tin học nhằm tạo điều kiện để HS
tiếp cận với các hoạt động vui học, là nơi để các em HS giao lưu học hỏi những
kiến thức về Tin học, giúp các em học tập tốt hơn, từ đó tạo cho các em sự hứng
thú, thêm u thích mơn học. Giúp các em dần nhận thức được lợi ích của việc biết
tin học trong cuộc sống hiện đại, các em nhận thấy rằng máy tính khơng chỉ là một
phương tiện giải trí mà cịn làm được rất nhiều việc khác như học tập, soạn thảo
văn bản, vẽ tranh,…. Để từ đó các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn, có cái
nhìn tích cực về mơn Tin học, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc
sống;

- Ngoài ra, thông qua các buổi phát thanh măng non, trang website của nhà
trường mà GVCN phối hợp với PHHS động viên, hướng dẫn học sinh tìm tịi kiến
thức để sáng tạo ra các sản phẩm tham gia dự thi bên cạnh đó là đề xuất với BGH,
Tổng phục trách tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân và nhóm có
những sản phẩm xuất sắc.
d) GV Tin học luôn tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân, trình độ
chun mơn, đáp ứng u cầu đổi mới, cập nhật thơng tin một cách đầy đủ,
chính xác
Trong bối cảnh tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công
nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Để thích ứng
với điều đó, giáo viên nói chung và đặc biệt là một giáo viên Tin học tơi cần tích
cực tìm tịi kiến thức, nâng cao chun mơn, nghiệp vụ. Đó là sự khát khao học
hỏi, ln mong muốn làm giàu tri thức khoa học, tri thức đời sống cho bản thân,
ln là tấm gương của học trị. Nghề dạy học muốn thành công phải nắm được tâm
sinh lý đối tượng mình dạy, mình giáo dục;
Là giáo viên Tin học, người nắm chắc sự tiến bộ của CNTT nên việc thực
hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, sử dụng hiệu quả và


5

sáng tạo CNTT, ĐDDH vào giảng dạy là yêu cầu hàng đầu. Muốn làm được như
vậy, tôi cần luôn trau dồi kiến thức, tự học nâng cao trình độ, biết lắng nghe, học
hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp,… để vận dụng có hiệu quả các phương pháp vào
trong việc dạy-học tạo sự hứng thú cho các em HS nhằm nâng cao chất lượng bộ
môn.
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm động viên phụ huynh học sinh chủ
động quan tâm, theo dõi việc học tập Tin học của con em
PHHS sẽ là chìa khóa đưa các em đến gần mơn Tin học và tích cực ứng
dụng CNTT. Ðây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học

sinh để tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba mơi trường (nhà trường,
gia đình và xã hội). Chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia
đình, của PHHS là động lực to lớn thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục;
Từ mối quan hệ này, tơi có thể tiếp cận với phụ huynh của các em học sinh
còn chậm tiến bộ để trao đổi tình hình học tập của các em. Từ đó phối hợp với phụ
huynh kịp thời động viên, nhắc nhở tìm biện pháp giúp đỡ, quan tâm hơn để các
em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè, tích cực trong học tập bộ mơn Tin học.
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Với những giải pháp trên tôi đã áp dụng và đạt kết quả rất khả quan. Các giải
pháp trên có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi cho các
lớp 3, 4, 5.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
- Kiến thức của HS được khắc sâu và nhớ nhanh hơn do HS ham thích và
chủ động hơn trong học tập mơn Tin học;
- HS cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và
biết lắng nghe ý kiến của những thành viên khác;
- Số lượng HS thành thạo máy tính tăng lên và biết vận dụng linh hoạt kiến
thức được học vào thực hành và thực tiễn;
- Tiết học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, HS tích cực tham gia các hoạt
động mà GV đưa ra tất cả đều xuất phát từ niềm đam mê của chính các em;
Sau một thời gian tìm tịi và vận dụng các biện pháp để giúp các em thấy u
thích hơn với bộ mơn Tin học, kết quả học tập của các lớp cuối năm học 20192020 đã cải thiện rõ rệt:
Khối 3

HTT

SL

Nữ


19

10

Khối 4

Tỉ lệ
(%)
67.9

SL Nữ

21

8

Tỉ lệ
(%)
60.0

Khối 5

SL Nữ

35

19

Tỉ lệ
(%)

70.0

Tổng cộng

SL

Nữ

75

37

Tỉ lệ
(%)
66.4


6

HT

9

5

32.1

14

6


40.0

15

5

30.0

38

16

33.6

CHT

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

Trên đây là “Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học u thích mơn Tin
học” mà tơi đã nghiên cứu và áp dụng cho học sinh ở trường. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến của q thầy, cơ để tơi hồn thiện hơn trong q trình giảng dạy.
3.5. Tài liệu kèm theo: Khơng có./.



×