Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý huyết học của ngựa bạch nuôi tại trang trại nghiên cứu và giữ gen động vật quý hiếm hội thú y việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 60 trang )

....

bộ giáo dục và đào tạo

trờng đại học nông nghiệp hµ néi
---------------------------------

PHẠM VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HUYẾT HỌC
CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGHIÊN CỨU
VÀ GIỮ GEN ðỘNG VẬT QUÝ HIẾM
HỘI THÚ Y VIỆT NAM

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp

Hà nội - 2012


bộ giáo dục và đào tạo

trờng đại học nông nghiệp hµ néi
---------------------------------

PHẠM VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HUYẾT HỌC
CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGHIÊN CỨU
VÀ GIỮ GEN ðỘNG VẬT QUÝ HIẾM
HỘI THÚ Y VIỆT NAM


Luận văn thạc sỹ nông nghiệp

Chuyên ngành

: Thỳ y

MÃ số

: 60.62.50

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: TS. NGUYỄN BÁ TIẾP

Hµ néi - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 201


Học viên

Phạm Văn Hiền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Thú y – Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
ðặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới TS.Nguyễn Bá
Tiếp và Ths. Nguyễn Văn ðiệp – giảng viên Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức –
Khoa Thú y – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội là những người đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể tôi thực hiện ñề tài và
khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ cơng
nhân viên ở trung tâm giữ giống gen ngựa bạch – xã Yên Mỹ – Thanh Trì –
Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên tơi trong suốt q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Học viên

Phạm Văn Hiền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... vi
I. ðẶT VẤN ðỀ ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài.............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ñề tài...................................................................... 3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Vài nét về giống ngựa bạch ..................................................................... 4
2.2. Tập tính lồi ngựa bạch ........................................................................... 8
2.3. Máu ......................................................................................................... 9
2.3.1. Khái niệm về máu................................................................................. 9
2.3.2. Chức năng của máu .............................................................................. 9
2.3.3. Sự tạo máu.......................................................................................... 10
2.3.4. Thành phần của máu........................................................................... 13
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 24
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.2. ðối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................... 24
3.2.1. ðối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu: ........................................................................... 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.3.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng ....................................... 25
3.3.2. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu sinh lý,sinh hóa máu .................... 26

3.3.4. Phương pháp nhuộm mẫu máu: .......................................................... 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

iii


3.3.5. Phương pháp đo kích thước các tế bào máu:....................................... 27
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 27
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 28
4.1. Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn ngựa............................... 28
4.1.1. Cơ cấu đàn ngựa được ni tại trung tâm ........................................... 28
4.2. Một số bệnh thường gặp trên ñàn ngựa.................................................. 28
4.2.1. Bệnh ñau bụng ngựa ........................................................................... 29
4.2.2. Bệnh viêm ñường hô hấp:................................................................... 30
4.2.3. Bệnh bại liệt sau ñẻ............................................................................. 30
4.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng của ngựa bạch ................. 31
4.3.1. Thân nhiệt .......................................................................................... 32
4.3.2. Tần số hô hấp ..................................................................................... 33
4.3.3. Tần số tim........................................................................................... 34
4.4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của ngựa bạch
..................................................................................................................... 35
4.4.1. Một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu.......................................................... 35
4.4.2. Một số chỉ tiêu về hệ bạch cầu............................................................ 38
4.4.3. Số lượng tiểu cầu................................................................................ 43
4.4.4. Kích thước tế bào máu ngựa bạch....................................................... 43
4.4.5. Hàm lượng protein và nồng ñộ ñường huyết của ngựa bạch ............... 45
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ..................................................................... 48
5.1. Kết luận................................................................................................. 48
5.2. ðề nghị.................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50

PHỤ LỤC .................................................................................................... 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

Baso

Basophil

ðNL

Bạch cầu ñơn nhân lớn

ðNTT

Bạch cầu đa nhân trung tính

Eos

Eosinophil

HB


Hemoglobin

HC

Hồng cầu

HCT

Hematocrit

HGB

Hàm lượng huyết sắc tố

HTNC

Huyết thanh ngựa chửa

Lym

Lymphocyte

MCH

Mean cell hemoglobin

MCHC

Mean cell hemoglobin concentration


MCV

Mean cell volume

Mono

Monocyte

MPV

Mean platelet volume

Neu

Neutrophil

PMSG

Pregnant Mare's Serum Gonadotropin

RBC

Red blood cell

WBC

White blood cell

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………


v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng của thịt ngựa bạch..................................... 6
Bảng 2.2. Hàm lượng các acid amin trong thịt ngựa bạch............................... 6
Bảng 4.1. ðàn ngựa bạch nuôi tại trung tâm vào (tháng 10 năm 2012)......... 28
Bảng 4.2. Thân nhiệt của ngựa bạch theo các nhóm tuổi. ............................. 32
Bảng 4.3. Tần số hô hấp của ngựa bạch theo các nhóm tuổi ......................... 33
Bảng 4.4. Tần số tim của ngựa bạch theo các nhóm tuổi .............................. 34
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hồng cầu của ngựa bạch theo các nhóm tuổi. ....... 35
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về huyết sắc tố trong máu ngựa bạch ................... 37
Bảng 4.7. Số lượng bạch cầu trong máu ngựa bạch theo các nhóm tuổi........ 38
Bảng 4.8. Cơng thức bạch cầu của ngựa bạch theo các nhóm tuổi ................ 40
Bảng 4.9. Số lượng tiểu cầu trong máu ngựa bạch........................................ 43
Bảng 4.10. Kích thước các tế bào máu của ngựa bạch .................................. 44
Bảng 4.11. Protein và glucose trong máu của ngựa bạch .............................. 46

DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


Hình 2.1: Cấu tạo hemoglobin...................................................................... 15
Hình 4.1: Biểu ñồ biến ñộng tổng số tế bào bạch cầu qua các nhóm tuổi...... 39
Hình 4.2: Biểu đồ cơng thức bạch cầu của ngựa bạch qua các lứa tuổi ......... 42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

vi


I. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Sự cần thiết của ñề tài
Ngựa là lồi động vật xuất hiện rất sớm trên trái đất. Lồi ngựa sống
trong thời kì đồ đá chỉ là con mồi ñể săn bắn làm thức ăn. Sau khi ñược loài
người thuần dưỡng, với những ưu thế ñặc trưng của mình, ngựa khơng chỉ là
sức kéo chủ lực của người lao động mà cịn được sử dụng trong qn sự. Dần
dần ngựa trở thành con vật được lồi người u q, thậm chí được tơn vinh.
Trên khắp thế giới, ngựa là đối tượng phổ biến của các loại hình văn hố nghệ
thuật truyền thống và hiện đại. Sự nhanh nhẹn, độ tinh khơn, dáng đi, bước
chạy, tiếng hí, bộ bờm, cú đá hậu, cái đi ngựa... trở thành nền tảng xuất
phát của nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thuý - thực sự là tinh hoa của xử
thế và nghệ thuật. Ngựa là ñối tượng trung tâm của nhiều truyền thuyết, huyền
thoại gần gũi hoặc kỳ vĩ, ñược tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí con
người qua hàng ngàn năm.
Tổ tiên loài ngựa xuất hiện cách ñây 60 triệu năm, còn dòng ngựa nhà
là 1 triệu năm, ngựa nhà (Equus domesticus) là hậu duệ nhiều ñời của các
chủng Equus mà nguồn gốc của nó từ Châu Á. Ngựa Á ðơng có nguồn gốc từ
ngựa rừng (Equus Caballus Trgewlsky), ngựa thuộc bộ phụ móng guốc
(Eohippus – Equus). Hầu hết các loại ngựa trên thế giới là loại ngựa nhỏ con
(hay còn gọi là ngựa Pony hoặc ngựa ñịa phương) có chiều cao vây từ 90 –

147 cm. Ngựa thích nghi tốt với khí hậu thời tiết, thức ăn, nước uống, sử dụng
thức ăn theo mùa, di ñộng hợp lý ở địa hình, địa mạo; miễn dịch tốt ở với
bệnh thường có tại chỗ; giữ được sự cân bằng thần kinh, thể dịch, nội tiết,
chịu ñựng tốt yếu tố mơi trường sinh thái bất lợi, có tuổi thọ khoảng 30-35
năm, sinh đẻ do thuần hóa, chọn lọc, ni dưỡng khác nhau mà có thể hình to
nhỏ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Ngựa địa phương là nguồn gen quý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

1


báu, góp phần làm phong phú vốn gen ở từng nước.
Trên thế giới hiện có hơn 100 lồi ngựa với số lượng khoảng 74 triệu
con. Chúng phân bổ nhiều nhất là ở châu Mỹ (38,4 triệu con). Tiếp theo là
châu Á với 19,2 triệu; châu Âu (10,3 triệu); Châu Phi (6,9 triệu) và châu ðại
Dương (0,8 triêu). Ở Việt Nam, nghề chăn ni ngựa đã có từ lâu đời nhưng
chủ yếu là theo phương thức quảng canh tự túc tự phát, tận dụng các bãi chăn
thả tự nhiên là chính. Số lượng ngựa trên cả nước ta chỉ khoảng 138.000 con.
Ngựa bạch là một dịng của giống ngựa địa phương ở Việt Nam ñược
phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới. Thời xa xưa ở Trung
Quốc gà tần, ngựa bạch ñược coi là con vật qúy ñể sản xuất thuốc cao cấp
dùng cho vua chúa. Ở Việt Nam ngựa bạch ñược quý trọng thứ 2 sau hổ,
nhiều gia đình khá giả, nhiều lương y ở vùng cao thường dự trữ một vài lạng
cao ngựa ñể phòng trị một số bệnh nan y cho người thân, do số lượng ít lại có
giá trị làm thuốc đa dụng nên bị săn lùng nhiều. Hiện ngựa bạch có nguy cơ bị
tiệt chủng ở mức báo ñộng rất nguy hiểm, chúng ñược xếp vào loại ñộng vật
quý hiếm cần ñược bảo vệ.
Theo thống kê của Hội Thú y Việt Nam, hiện nước có chỉ có gần 600
con ngựa bạch, trong đó tập trung tại xã Hữu Kiên (Chi Lăng-Lạng Sơn),

Dương Thành (Phú Bình-Thái Nguyên) và tại xã Yên Mỹ (Thanh Trì-Hà
Nội), cịn lại được ni rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc. Việc phát triển
đàn ngựa bạch theo mơ hình trang trại khơng những giúp bảo tồn, duy trì đa
dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen q hiếm trên phương diện quốc gia mà cịn
là mơ hình phát triển kinh tế ñầy tiềm năng với các hộ chăn ni, đồng thời
cung cấp nguồn sản phẩm cao cấp với số lượng lớn cho toàn xã hội. Hiện nay,
việc ni dưỡng, thích nghi, phát triển đàn ngựa bạch theo mơ hình trang trại
hoặc hợp tác xã đã bước đầu ñược tiến hành tại một số ñịa phương như Hà
Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nam ðịnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

2


Tuy nhiên trong q trình ni dưỡng, bệnh tật là một trong những trở ngại
khơng nhỏ đối với sự thành công của các trang trại ngựa bạch hoặc các trung tâm
bảo tồn. Trong khi đó tài liệu thú y về ngựa bạch nước ta cịn rất hạn chế. Chính
vì vậy các nghiên cứu về sinh học ngựa bạch cần ñược tiến hành tại Việt Nam.
ðặc biệt, các chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu huyết học ở loài ngựa bạch sẽ là những
tư liệu cơ sở quan trọng giúp các nhà chăn ni, thú y trong q trình nghiên cứu
chọn giống, chẩn trị và kiểm sốt dịch bệnh ở lồi ngựa này.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học của ngựa bạch nuôi tại
Trang trại nghiên cứu và giữ gen ñộng vật quý hiếm Hội Thú y Việt Nam.”
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài với mục ñích xác ñinh một số chỉ
tiêu sinh lý, chỉ tiêu huyết học của ngựa bạch nuôi tại Trang trại nghiên cứu,
góp phần làm rõ các đặc tính sinh học của ngựa bạch và làm cơ sở cho chăm
sóc, ni dưỡng, phịng và trị bệnh trên ngựa bạch.


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

3


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về giống ngựa bạch
Ngựa bạch là một dịng của giống ngựa địa phương ở Việt Nam ñược
phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới. Thời xa xưa ở Trung
Quốc ngựa bạch ñược coi là con vật qúy ñể sản xuất thuốc cao cấp dùng cho
vua chúa. Ở Việt Nam ngựa bạch ñược quý trọng thứ 2 sau hổ. Cao ngựa
được sử dụng để phịng trị một số bệnh nan y cho người. Do số lượng ít lại có
giá trị làm thuốc nên ngựa bạch có nguy cơ bị tiệt chủng ở mức báo ñộng rất
nguy hiểm. Bởi vậy ngựa bạch ñược xếp vào loại ñộng vật quý hiếm cần được
bảo vệ duy trì và phát triển.
Y học hiện ñại có quan niệm thịt ngựa, cao ngựa là một loại “Thực
phẩm chức năng” hay là một "Nguồn đạm cơ ñặc". Theo Dược sĩ ðỗ Huy
ích (Viện Dược liệu, trích theo ðặng ðình Hanh, 2008), cao xương ngựa có
chứa 75 - 82% Protein, 7 acid amin thiết yếu cho cơ thể, khơng có vi khuẩn
Ecoli và dư lượng kim loại nặng (Chì, Cadimi, Thuỷ ngân) trong sản phẩm
chế biến có xử lý nhiệt.
Cao xương ngựa có chứa Canxi phosphat, Keratin, oscein, có vị ngọt
tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân - xương - cơ.
Theo Bác sĩ Nguyễn Lân ðính (trích theo ðặng ðình Hanh, 2008), cứ
100gram thịt ngựa cung cấp 180 cao, 66 gam nước, 21,5 gam ñạm, 10 gam
chất béo, 5 - 7 gam mỡ, các muối khoáng, Vitamin A, B, C, D, E, PP và các
axit amin; thịt ngựa có vị ngọt, tác dụng bổ gân, cường cơ do có nhánh leucine, isoleucine, valine đây là những vi lượng cần thiết để duy trì khối cơ bắp
và bảo vệ nguồn vốn Glycogen dự trữ trong cơ bắp; ngồi ra hàm lượng arginine cao cũng có thể giúp cho quá trình làm cho cơ bắp cường tráng có hiệu
quả. Thịt ngựa cịn có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc khoẻ gồm Vi-


Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

4


tamin A; một số Vitamin nhóm B (biotin, acid Pantothenie...); Vitamin C và
các vi chất như ñồng, kẽm, sắt, protein. Thịt ngựa giúp cho trẻ em cứng cáp,
nhanh nhẹn, thanh niên cường tráng, người già sống lâu; Cao xương ngựa
giúp nâng ñỡ cơ thể suy nhược ñau nhức gân xương ở người mới ốm dậy và
phụ nữ sau khi sinh nở, kinh nguyệt khơng đều; người suy kiệt sức khoẻ và
chống loãng xương ở người cao tuổi suy dinh dưỡng, biếng ăn, cịi xương,
da tái xanh xao, táo bón ở trẻ em, bệnh viêm tá tràng kinh niên, kém ăn mất
ngủ, dễ tiêu chảy, ñi kiết ở người lao ñộng nặng.
Theo Phan Ngọc Minh (Học viện Quân y 103), trong huyết thanh ngựa
chửa có thể làm giảm tỷ lệ vơ sinh, chậm sinh sản ở lợn, trâu, bò, làm tăng tỷ lệ
sinh sản của lợn, trâu, bò do rút ngắn khoảng cách lứa ñẻ và tăng tỷ lệ thụ thai,
gây ñộng dục ñồng loạt và gây rụng trứng; Hoormone trong huyết thanh ngựa
chửa có thể dùng trong chương trình cấy ghép hợp tử trên ñộng vật.
Gamaglobulin tách chiết từ huyết thang ngựa chửa (HTNC) có tác
dụng làm tăng sức miễn dịch cho gia súc non sau khi ñẻ 24 giờ, có thể sản
xuất Gamaglobulin đặc hiệu dùng cho người.
Viên Polyamin (viên ñạm thủy phân) ñược sản xuất từ bột hồng cầu
ngựa sau khi ñã tách Gonadotropin và Gamaglobulin. Sản phầm này chứa 15
acid amin và các nguyên tố ña, vi lượng rất cần thiết (Na, K, Mg, Ca, P, Zn,
Co, Mn, Ni, Fe...) giúp tăng cường hồi phục sức khoẻ, ăn ngủ tốt, tăng nhanh
hồng cầu và huyết sắc tố, tăng tỷ lệ protein trong huyết thanh, tăng sức ñề
kháng cơ thể, làm cho tổ chức hạt phát triển nhanh, giúp các ca phẫu thuật ghép
da do bỏng nặng rất tốt.
Huyết thanh kháng nọc ñộc rắn và huyết thanh kháng dại ñược bào chế

từ HTNC ñã ñược nghiên cứu thành cơng ở Việt Nam góp phần quan trọng
trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Theo ðặng ðình Hanh (2008), thịt ngựa bạch có chứa 74 - 78% nước,
19 - 21% Protein, 0,8 - 2,2% Lipit, 1,24 – 1,27% khoáng tổng số và có 17
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

5


acid amin trong đó có các acid amin thiết yếu cho cơ thể, hàm lượng cao nhất
là: acid glutamic, argrine, lisine, afspartri, methionine...
Giá trị dinh dưỡng của thịt ngựa bạch ñược trình bày ở bảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng của thịt ngựa bạch
Loại thịt
Thịt cổ ngựa
Thịt lườn
Thịt mơng
Thịt thăn
Gan
Phổi

Protein thơ
(%)
20,61
18,78
19,56
18,89
18,25
15,60


Mỡ thơ
(%)
0,77
1,19
1,59
2,21
2,76
1,67

Khống tổng số
(%)
1,27
1,28
1,28
1,24
1,29
1,06

Tỷ lệ nước
(%)
76,60
76,08
74,04
74,99
70,33
80,69

(Nguồn: Phịng Phân tích, Viện Chăn Ni Quốc gia)
Bảng 2.2. Hàm lượng các acid amin trong thịt ngựa bạch
STT


Acid amin

Thịt cổ

Thịt lườn

Thịt mơng

Thịt thăn

Gan

Phổi

1

Aspartri

1,532

1,622

1,748

1,660

1,439

1,130


2

Glutamic

2,771

2,720

2,825

2,687

1,810

1,747

3

Serine

0,659

0,668

0,790

0,696

0,716


0,644

4

Histidine

0,637

0,640

0,870

0,875

0,473

0,384

5

Glycine

0,644

0,693

0,764

0,695


0,815

1,217

6

Threonine

0,802

0,800

0,871

0,824

0,786

0,581

7

Alanine

0,946

1,005

1,100


1,032

1,013

0,872

8

Arginine

1,850

1,905

2,151

2,018

1,980

1,705

9

Tyrosine

1,220

1,280


1,351

1,234

0,995

0,993

10

Valine

0,380

0,392

0,421

0,404

0,373

0,227

11

Methionine

1,063


1,093

1,261

1,221

1,368

0,954

12

Phenylalanine

0,289

0,268

0,333

0,349

0,444

0,150

13

Isoleucine


0,614

0,644

0,685

0,652

0,770

0,501

14

Leucine

0,841

0,843

0,953

0,652

0,770

0,501

15


Lysine

1,744

1,836

1,986

1,021

0,904

0,563

16

4. Hyp

1,097

1,114

1,175

1,588

1,662

1,190


17

Proline

1,262

1,216

1,114

0,975

0,655

0,527

(Nguồn: Phịng Phân tích, Viện Chăn Ni Quốc gia)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

6


Hiên nay cả nước ta chỉ còn khoảng gần 600 con ngựa bạch, phân bố
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn,
Sơn La... Tuy nhiên, số lượng ngựa bạch ít ỏi này ñang giảm ñi nhanh chóng.
Qua ñiều tra ngựa bạch một số ñịa phương: Cao bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên cho thấy:
Về tầm vóc: Ngựa bạch tương đương với ngựa địa phương thuộc loại

nhỏ con, khối lượng bình qn từ 165 đến 180 kg.
Về ngoại hình: Là hình vng đứng, chưa cân ñối cao vây thấp hơn cao
khum một chút, bụng to, ngực lép, cổ nhỏ, đầu to, tồn thân màu trắng da hồng
nhuận, lơng trắng cước, 2 mắt có màu trắng mây (bạch nhãn), xung quanh con
ngươi có một vành màu ñồng lửa, phần niêm mạc như mũi, mõm, bộ phận sinh
dục có mầu hồng đỏ , 4 chân móng trắng ngà, thông thường những ngày trời
nắng từ 11 giờ 30-13 giị30 khi ánh nắng mặt trời gần như vng góc với mặt đất
thì ngựa bạch bị mù màu, khơng phân biệt ñược ñường ñi.
Qua thu thập, ñiều tra nắm bắt thơng tin về ngựa bạch ở một số địa
phương cho hay: gần 600 con ngựa bạch này được ni giữ dưới 2 hình thức:
trang trại và gia trại, có trang trại 20 - 40 con, có gia trại ni 15 - 17 con,
phần nhiều mỗi hộ 1- 3 con. Hình thức chăn ni trang trại có chuồng ni,
bãi chăn và nguồn thức ăn tương đối chủ động, cịn ở hộ gia đình thì chuồng
ni tạm, khơng có quy hoạch bãi chăn, chưa có trồng cỏ và chế biến phụ
phẩm nơng nghiệp ñể chủ ñộng tạo nguồn thức ăn cho ngựa.
Nguồn gốc của những con ngựa bạch đang được ni ở nước ta hiện nay có
hai nguồn chính: một là giống ngựa địa phương của các tỉnh miền núi phía bắc như:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn; hai là giống ngựa bạch Tây Tạng ñược nhập về từ
Trung Quốc. Giống ngựa nội địa có tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể trung bình
khoảng 130 - 150 kg. Giống ngựa bạch Tây Tạng lại có tầm vóc vượt trội hơn hẳn
ngựa bạch nội địa. Nhìn bề ngồi chúng to gấp rưỡi giống ngựa trong nước, thân
hình cao và dài, khối lượng cơ thể khoảng 180 kg đến trên 200kg.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

7


2.2. Tập tính lồi ngựa bạch
Tập tính ăn uống: Ngựa là lồi động vật ăn cỏ, thức ăn chính của chúng
là các loại thức ăn thô xanh nhiều xơ mà chủ yếu là cỏ, bao gồm cỏ mọc tự

nhiên và cỏ trồng vừa cho ăn tươi vừa làm cỏ khô dự trữ cho ngựa trong vụ
đơng xn; các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp,
dây khoai lang, thân lá cây họ đỗ, ngọn mía ngựa đều có thể ăn v.v.v... Ngồi
ra ngựa bạch cũng rất phàm ăn. Các loại lá già cây su hào, bắp cải, súp lơ
thậm chí thân và lá cây chuối ñều có thể tận dụng làm thức ăn cho chúng.
Các loại thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo ngựa đều thích ăn. Có thể
trộn các loại thức ăn tinh với nhau theo một tỷ lệ nhất ñinh và cho ngựa ăn
khoảng 0,8-1kg/ngày/100kg trọng lượng.
Các loại thức ăn bổ sung khoáng như bột xương là rất cần thiết cho
ngựa con, ngựa ñang mang thai. Tuy nhiên nếu ñể riêng bột xương ngựa
thường khơng ăn vì vậy nên trộn bột xương cùng với các loại thức ăn tinh kể
trên rồi cho ngựa ăn.
Một số loại phế phụ phẩm công nghiệp thực phẩm như bã bia ngựa
bạch cũng rất thích ăn. Nên bổ sung bã bia vào khẩu phần ăn của chúng 2-3
lần/tuần. Có thể trộn bột xương với bã bia rồi cho ngựa ăn.
Ngoài ra cần chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn của ngựa 30-35g muối/ngày.
Như vậy mỗi con ngựa có khối lượng 180-200kg mỗi ngày cần khoảng
10kg thức ăn thô xanh; 1,5-1,8kg thức ăn tinh; 12-15g canxi; và cung cấp
nước uống đầy đủ cho ngựa.
Tập tính chạy nhảy vận động: Ngựa là lồi ưa vận động ngay cả khi
nghỉ ngơi khi ngủ chúng cũng đứng chứ khơng nằm. So với các lồi ngựa
khác ngựa bạch có vẻ hiền hơn, chúng ít khi đá nhau hoặc cắn nhau.
Tập tính sinh sản: Ngựa là lồi đơn thai. Thời gian mang thai của
chúng dao ñộng trong khoảng 235-240 ngày (11 tháng 5 ngày). ða số ngựa
ñều ñẻ vào ban ñêm. Ngựa con có khả năng đứng và chạy chỉ một vài giờ sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

8



khi sinh. Ngựa mẹ thường cho con bú trong khoảng 1 năm. Ngựa con cũng
mọc răng rất sớm ngay khi ñược 1 tuần tuổi ngựa con ñã có thể theo mẹ nhấm
nháp cỏ non.
2.3. Máu
2.3.1. Khái niệm về máu
Máu là một dịch lỏng có màu đỏ, hơi nhớt, được chứa và lưu thông
trong hệ thống tim mạch của cơ thể động vật, thuộc loại mơ liên kết đặc biệt
có chất cơ bản là huyết tương và tế bào máu gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu. Máu có độ qnh gấp khoảng 5 lần nước cất, ñộ quánh này phụ thuộc
vào lượng huyết cầu và protein huyết tương. Tỷ trọng của máu tồn phần lớn
hơn nước, nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu có trong máu và phụ thuộc
vào lồi động vật.
Máu của gia súc có tỷ trọng khoảng 1,050 – 1,060. Máu gọi chung là
huyết dịch, là nguồn gốc tạo ra các dịch lỏng khác trong cơ thể như: dịch nội
bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết, dịch não tủy…
Lượng máu trong cơ thể thay ñổi tùy theo lồi động vật, Ví dụ: ở người
máu chiếm 7,5% trọng lượng cơ thể, ở trâu bị là 8%, ở chó là 8-9%, và ở
ngựa là 9,8%
Trong đó chỉ có 54% lượng máu lưu thơng trong hệ thống tuần hồn
cịn lại ñược dự trữ ở gan 20%, ở lách 16% và 10% ở các mao mạch dưới da.
Hai dạng máu này thường xun chuyển hóa cho nhau để đảm bảo sự ổn ñịnh
của cơ thể.
2.3.2. Chức năng của máu
Máu trong cơ thể động vật có vai trị rất quan trọng, nó thực hiện các
chức năng sau:
- Chức năng hô hấp: máu vận chuyển O2 từ phổi đến các mơ, các tế
bào và vận chuyển CO2 từ các tế bào về phổi ñể thải ra ngoài.
- Chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng: các chất dinh dưỡng như
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………


9


axit amin, glucose, axit béo và vitamin ñược hấp thu từ ống tiêu hóa vào máu
và được vận chuyển đến các mơ bào, tổ chức để ni dưỡng, cung cấp năng
lượng và nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp thành các chất của cơ thể.
- Chức năng bài tiết: máu nhận sản phẩm cuối cùng của q trình trao
đổi chất ở các mơ bào, tổ chức như khí CO2 , urê, acid uric …rồi vận chuyển
ñến thận, phổi, da… ñể bài tiết ra ngoài.
- Chức năng bảo vệ: ñược thực hiện nhờ quá trình thực bào và quá
trình miễn dịch của bạch cầu.
- Chức năng điều hịa thân nhiệt: máu ñảm bảo nhiệt lượng trong cơ
thể, ñồng thời nhờ hệ thống tuần hồn máu, nhiệt được vận chuyển từ trong
cơ thể ra ngồi da hay ngược lại có tác dụng điều hịa nhiệt. Khi gặp lạnh
mạch máu ngồi da co lại dồn máu vào trong giữ ấm cho cơ thể. Khi trời nóng
mạch máu ngồi da giãn ra máu từ trong dồn ra da ñem theo nhiệt thải bớt ra
ngồi.
- Chức năng điều hịa và duy trì sự cân bằng nội mơi: ví dụ cân bằng
nước, độ pH, áp suất thẩm thấu.
- Chức năng điều hịa thể dịch: máu mang hormone và các chất sinh ra
từ cơ quan này đến cơ quan khác góp phần điều hịa sự trao ñổi chât, sinh
trưởng và phát triển, ñảm bảo sự cân bằng nội môi và thống nhất trong cơ thể
2.3.3. Sự tạo máu
Sự tạo máu là một quá trình phức tạp và ñược phân ra hai thời kỳ theo
sự phát triển của cơ thể.
Sự tạo máu ở thời kì phơi thai: ở thời kì này, q trình tạo máu lại
được chia làm ba giai ñoạn:
Giai ñoạn bào thai
Trong bào thai khi có những tiểu huyết xuất hiện ở trung mơ thì những
tế bào ở vùng ngoại vi tiểu ñảo ñược biệt hóa thành những tế bào nội mơ, cịn

những tế bào ở vùng trung tâm thì mất những nhánh nối giữa chúng với nhau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

10


ñể trở thành những tế bào tự do hình cầu gọi là các tế bào máu nguyên thủy.
Các tiểu ñảo này càng phát triển rộng ra và dần dần kết hợp lại với nhau để
hình thành các lưới mạch ngun thủy phức tạp đầu tiên. Thời gian chính xác
của giai ñoạn này chưa ñược xác ñinh ñầy ñủ, chỉ biết rằng khi bào thai phát
triển đạt kích thước khoảng 5cm thì các đảo huyết khơng cịn nữa, máu được
tạo ra trong thời kì này gọi là máu ngun thủy, nó chỉ gồm các dịng hồng
cầu, những tế bào hình thành trước gọi là ngun đại hồng cầu, những tế bào
hình thành sau gọi là hồng cầu ngun thủy. Sau đó là sự xuất hiện máu thứ
phát, là loại máu tồn tại mãi mãi và có đủ các loại hồng cầu.
Giai ñoạn tạo máu của gan và lách
Sau giai ñoạn 1, gan trở thành trung tâm tạo máu chính. Các tế bào này
xuất phát từ một trung mô vạn năng chưa tiến hóa. Những trung mơ này phát
triển giữa tế bào gan ñồng thời lúc này xuất hiện các bạch cầu và tiểu cầu.
Trong lách lúc này hồng cầu xuất hiện nhiều hơn bạch cầu nhưng trong thời
gian ngắn (vào thời ñiểm hai tháng trước khi máu hình thành ở gan và mất ñi
vào tháng thứ 5 của bào thai). Lách chủ yếu làm chức năng sinh sản ra các tế
bào thuộc dòng lympho (lymphocyte), một số tủy bào và hồng cầu non.
Giai ñoạn tạo máu ở tủy xương
Khi mà hệ xương hình thành, tủy xương đảm nhận sản sinh ra bạch cầu,
dần dần tủy xương ñảm nhiệm cả nhiệm vụ là sản sinh hồng cầu và bạch cầu thì
lúc ấy chức năng sinh máu của gan giảm ñi. Khi các tế bào tủy xương tăng lên
thì các tế bào trung mơ giảm dần tới mức chỉ cịn là một tổ chức ñệm liên võng
tồn tại suốt ñời cơ thể ñộng vật gọi là hệ thống võng mạc nội mô và trong trường
hợp cần thiết nó vẫn trở lại sinh máu. Trong cơ thể ñộng vật mới sinh, hầu hết

tủy ở các xương đều có khả năng sinh hồng cầu nhưng lúc này tủy xương khơng
nhiều vì các xương cịn nhỏ, tổ chức sụn chiếm ña số. Khi cơ thể lớn lên, q
trình cốt hóa xảy ra xương đặc lại nên chỉ có một số ít vùng tủy của một số
xương sản sinh ñược hồng cầu như xương ñùi, xương ñốt sống, xương ức.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

11


Ở tủy xương, hồng cầu được hình thành qua mấy giai ñoạn, trước hết
các tế bào lưới (reticular cells) sản sinh ra nguyên bào mô máu, tế bào này sản
sinh ra nguyên bào máu ( Hemocytoblast), nguyên hồng cầu ưa kiềm (basophilic erythroblast) và nguyên hồng cầu ưa acid (acidophilic erythroblast).
Nguyên hồng cầu chuyển sang dạng hồng cầu non và rời khỏi tủy xương vào
máu tuần hoàn.
Hồng cầu non khi bắt đầu vào hệ thống tuần hồn cịn giữ được một
mạng lưới nhỏ mầu kiềm trong bào tương nên gọi là hồng cầu lưới (reticulocyte). Trong quá trình tạo hồng cầu người ta thấy vai trò quan trọng của gan
trong q trình tổng hợp vịng pyrol kết thành vịng pophirin và gắn Fe++ vào
ñể tạo nên phân tử hemoglobin. Trong máu ngoại vi, ngồi hồng cầu cịn có
thành phần tế bào bạch cầu thuộc hai dịng. Dịng bạch cầu có hạt gọi là dịng
tủy bào (gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm) và dòng
bạch cầu khơng hạt gồm lymphocyte và bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte).
Mối dịng bạch cầu có nơi sản sinh, đời sống và chức năng khác nhau.
Dịng bạch cầu có hạt ñược sinh ra tủy xương, từ một nguyên bào máu
trưởng thành qua các giai ñoạn: nguyên bào máu (myeloblast), tiền tủy bào
(promyeloblast), tủy bào (myelocyte), ñến hậu tủy bào (metamyelocyte) ñến
bạch cầu nhân gậy, bạch cầu nhân ñốt.
Trong nguyên sinh chất của tiền tủy bào bắt đầu hình thành các hạt đặc
hiệu bắt mầu trung tính, acid, bazo, nhờ đó ta có thể phân biệt được từng loại.
Bạch cầu nhân hình gậy là trung gian giữa bạch cầu non và bạch cầu già.
Dịng bạch cầu khơng hạt được sinh ra từ tổ chức bạch huyết như lách, hạch

amidan, mảng payer, nên chúng cịn được gọi là bạch huyết bào, được hình
thành từ nguyên bào máu, nguyên bạch huyết bào (lymphocyte). Dịng bạch
cầu đơn nhân (monocyte) thuộc về hệ thống võng mạc nội mơ, nằm rải rác
khắp cơ thể. Chúng hình thành từ tế bào lưới (reticulocyte), nguyên bào ñơn
nhân (monoblaste) rồi thành tiền bạch cầu ñơn nhân, cuối cùng thành tế bào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

12


đơn nhân (monocyte).
Theo Maximov thì tất cả những dịng bạch huyết bào ñều xuất phát từ
một loại tế bào liên võng sinh máu nhưng trong các điều kiện mơi trường và
nhu cầu khác nhau của cơ thể mà nó biến thành dòng này hay dòng khác.
Sự tạo máu sau giai ñoạn phôi thai
Khi hết giai ñoạn bào thai, trở thành cơ thể sống độc lập, các mơ trong
cơ thể đã ñược biệt hóa ñể thực hiện những chức năng riêng biệt, giúp cho cơ
thể hoạt ñộng nhịp nhàng và thống nhất. Lúc này q trình tạo máu được thực
hiện chủ yếu bởi tủy xương, ngồi ra cịn có sự tham gia của hệ thống võng
mạc nội mô của cơ thể.
2.3.4. Thành phần của máu
ðể máu trong ống nghiệm có thêm chất chơng đơng, rồi để lắng hoặc
quay li tâm, máu sẽ phân làm hai lớp, lớp trên là huyết tương màu vàng nhạt,
hơi nhớt, có vị mặn (chiếm 55 – 60% thể tích máu), dưới là hồng cầu màu đỏ
thẫm, phủ một lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu (khoảng 40 – 45% thể tích
máu).
Huyết tương:
Thành phần của huyết tương: nước chiếm khoảng 90%, là dung mơi cơ
bản để hịa tan các chất. Các chất hòa tan: gồm các ion vô cơ và muối, protein
huyết tương, chất dinh dưỡng hữu cơ, các sản phẩm có nitơ, các sản phẩm đặc

biệt được chun chở và các khí hịa tan. Trong đó protein huyết tương có vai trị
quan trọng đối với cơ thể ñộng vật: xúc tác của các enzyme; dinh dưỡng, vận
chuyển của albumin, α,β-globilin; và vai trò bảo vệ của γ-globulin… Ngồi ra,
protein huyết tương cịn đảm bảo cho áp lực thẩm thấu của máu bình thường,
đảm bảo độ pH trong các tổ chức, tạo thành hệ thống ñệm cho máu.
Các tế bào máu:
Hồng cầu: là thành phần hữu hình chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong máu, số
lượng hồng cầu thay đổi tùy theo lồi gia súc và được tính bằng đơn vị triệu/mm3
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

13


máu, có kích thước khác nhau, phụ thuộc lồi gia súc nhưng khơng tỷ lệ với kích
thước cơ thể động vật. Hồng cầu là tế bào được biệt hóa cao ñộ ñể thực hiện chức
năng vận chuyển O2 và CO2. Hồng cầu ở động vật có vú có dạng hình đĩa, lõm hai
mặt, khơng nhân. Hồng cầu có đường kính khoảng 7-8 µm.
Hồng cầu có 63,3% là nước, 36,7% là vật chất khơ, trong đó có 95% là
Hemoglobin đảm nhận các chức năng sinh lý của hồng cầu, các protein khác
chiếm 3-8%, leuxitin 0,5%, cholesterol 0,3% và các muối kim loại, chủ yếu là
ion K+. Trong hồng cầu cịn có một số enzyme quan trọng như anhydraza
cacbinic, catalaza …
Màng hồng cầu là một màng lypoproteid có tính bền vững, có khả năng
đàn hồi, có tính chất thẩm thấu chọn lọc, cho O2, H2O, CO2, glucose và các
ion âm ñi qua. Trên màng có một số enzym có vai trị quan trọng trong việc
duy trì tính bền vững thẩm thấu và sự trao ñổi chất qua màng như Enzym
gluco - 6 - phosphataza, dehydrogenaza, glutation- reductaza.
Trong máu của ñộng vật, hồng cầu chỉ sống ñược 30 - 120 ngày. Hồng
cầu già sẽ được các tế bào lưới nội mơ của gan, lách, tủy xương thực bào. Sau
đó tủy xương lại sinh ra các tế bào hồng cầu mới ñể bù ñắp lại số lượng hồng

cầu ñã bị chết ñi, do vậy số lượng hồng cầu trong máu thường ổn ñịnh. Số
lượng hồng cầu trong máu người là 4,5-5 triệu/mm3 máu, ở bò là 6-8
triệu/mm3 máu, ở ngựa là 7- 10 triệu/mm3 máu.
Số lượng hồng cầu trong máu phản ánh phẩm chất giống, sức sản xuất
và sức sống của con vật do ñó việc xác ñịnh số lượng hồng cầu của gia súc có
ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe, chế ñộ dinh dưỡng
và sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh để từ đó đánh giá khả năng thích
nghi của chúng với điều kiện mơi trường sống.
Huyết sắc tố (hemoglobin – Hb)
Hb là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm trên 90% hàm lượng vật
chất khô của hồng cầu và thực hiện các chức năng của hồng cầu. Hb là một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

14


loại protein phức tạp – cromoprotein, dễ tan trong nước, có khối lượng phân
tử khoảng 7000đvC.
Cấu tạo của Hb gồm một phân tử globin ( chiếm 96%) kết hợp với 4
phân tử Hem (chiếm 4%). Phân tử globin gồm 4 chuỗi polypeptide, 2 chuỗi
α, mỗi chuỗi gồm 141 acid amin và 4 chuỗi β, mỗi chuỗi có 146 acid amin, 4
chuỗi này xếp ñối xứng nhau và 4 phân tử Hem gắn trên lưng 4 chuỗi polypeptide. Globin có tính chất đặc trưng cho từng lồi động vật, cho nên phân tử
hemoglobin mang tính chất đặc trưng cho tính di truyền của giống.

Hình 2.1: cấu tạo hemoglobin
Mỗi phân tử hem gồm 4 vịng Pyrol chứa nitơ được nối với nhau bằng
các cầu nối metyl, và có các nguyên tử Fe++ gắn ở giữa. Từ Fe++ lại có 2 mạch
liên kết phụ,một mạch nối với globin và một mạch dễ dàng liên kết hoặc phân
ly với O2 và CO2, nó phụ thuộc vào phân áp của mỗi phân tử khí đó có trong
máu và tổ chức.

Hàm lượng Hb trong máu thường là ổn định theo các lồi. Các lồi
khác nhau hàm lượng Hb cũng khác nhau. Ngoài ra trong cùng loài hàm
lượng Hb cũng thay đổi theo lứa tuổi, tính biệt, dinh dưỡng và các điều kiện
mơi trường khác nhau. Việc xác định hàm lượng Hb trong máu có ý nghĩa
quan trọng trong cơng tác chẩn đốn. Lượng huyết sắc tố cao khi cơ thể ở
trạng thái mất nước thường gặp ở gia súc bị xoắn ruột, trúng độc cấp, kí sinh
trùng máu hoặc nhiễm trùng nặng. Lượng huyết sắc tố giảm thường gặp ở gia
súc bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

15


Chức năng của Hb:
Hb kết hợp với O2 và CO2: Hồng cầu thực hiện quá trình vận
chuyển O2 và CO2 trong q trình hơ hấp là nhờ Hb. Ion Fe++ trong phân
tử Hb có khả năng kết hợp và phân ly với phân tử O2 một cách dễ dàng.
Cụ thể là trong ñiều kiện phân áp của O2 cao như trong phổi (110mmHg)
thì Hb của hồng cầu trong hệ thống mao quản ở phổi sẽ kết hợp dễ dàng
với O2 ñể tạo ra phức hợp HbO2 . Máu vận chuyển O2 đến các mơ bào mà
ở đó có phân áp của phân tử O2 thấp hơn thì phức hợp HbO2 sẽ tức khắc
phân ly tạo thành O2 cung cấp cho mơ bào đó.
Hb + O2 (Phổi) ↔ HbO2 (Mơ bào)
Tương tự như khí O2, CO2 ở mơ bào bao giờ cũng có phân áp cao hơn
trong máu do nó là sản phẩm của các q trình trao đổi chất ở mô bào, khi ấy
một phần CO2 kết hợp với Hb tạo thành carboxyhemoglobin, một phần kết
hợp với NH2 tạo thành carbamin. Khi máu vận chuyển CO2 ñến phổi, lúc này
phân áp CO2 ở phổi thấp hơn trong máu, CO2 ñược giải phóng từ carboxyhemoglobin và ra ngồi theo phổi.
Hb + CO2 (Mô bào) ↔ HbCO2 (Phổi)

HbNh2 + CO2 (Mô bào) ↔ HbNH2COOH ( Phổi)
Khi trong máu có mặt một số chất độc như HCN, CO, nitrobenzen, anilin… có ái lực cao với ion Fe++. Khi đó hemoglobin sẽ mất khả năng kết hợp
với O2, làm cho gia súc bị ngạt thở ( hiện tượng Methemoglobin)
Chức năng đệm: ngồi chức năng hơ hấp, Hb cịn có chức năng hệ đệm
HHb
HHbO2
là nhờ các đơi đệm KHb và KHbO giúp ổn định độ pH trong máu. Mỗi đơi
2
đệm gồm có một acid yếu ñi kèm với muối kiềm mạnh, tính acid của hai acid
HHb và HHbO2 rất yếu, yếu hơn cả acid H2CO3 nên rất dễ phân ly ñể thực
hiện chức năng ñệm cùng với muối kiềm mạnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

16


Phản ứng ñệm xảy ra như sau:
HHb
KHb + CO2 + H2O (H2CO3) + KHb ⇔ KHCO3 + HHb
HHbO2
KHbO2 + CO2 + H2O (H2CO3) + KHbO2 ⇔ KHCO2 + HHb
Chính quá trình này đã giữ cho độ pH của máu ln duy trì ổn định.
Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có khả năng vận động, chúng giúp cơ thể
chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm ñộc bằng quá trình thức
bào hoặc quá trình miễn dịch. Bạch cầu là loại tế bào có nhân và bào tương
khơng có huyết sắc tố, kích thước khoảng 5-20 µm. Số lượng bạch cầu trong
máu thường ổn định, nó chỉ thay ñổi khi ñiều kiện sinh lý của cơ thể thay ñổi.
Bạch cầu có thời gian sống rất ngắn và khác nhau tùy thuộc vào từng loại

chức phận.
Bạch cầu toan tính chỉ sống ñược vài giờ hoặc 6-10 ngày. Bạch cầu
trung tính sống được từ 12-14 ngày. Lâm ba cầu sống ñược 100 ngày, có loại
sống ñược ñến 5 năm
Xét trong các loại bạch cầu thì bạch cầu đa nhân trung tính hoạt động
mạnh nhất để bảo vệ cơ thể, sau ñó ñến bạch cầu ñơn nhân lớn. Theo Kolb
(1989) cơ chế diệt khuẩn của bạch cầu là chúng tiết ra một số enzyme. Những
enzyme này phá hủy màng vi khuẩn của vi khuẩn khi chúng đã bị bắt nuốt.
Ví dụ: enzyme Hydrolase, Peroxydaza, D-aminoxydaza… Mặt khác
chúng còn tiết ra một số emzyme xúc tác cho phản ứng, tạo ra những sản
phẩm có tính oxy hóa mạnh như enzyme Dimutase (emzyme có chứa Cu và
Zn) theo cơ chế:
O2 + O2 + 2H2O → H2O + O2
O2 + H2O2 → OH- + OH- + O2
Những chất oxy hóa mạnh như H2O2, O2, OH- đóng vai trị quan trọng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội – Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp……………

17


×