Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.63 KB, 72 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

VŨ THỊ THUỶ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA BỌ CÁNH CỘC Paederus fuscipes Curtis TRÊN RAU HỌ
HOA THẬP TỰ VỤ THU ĐÔNG 2011
TẠI VĂN ĐỨC, GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung


thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả nghiên cứu này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
- PGS.TS. Đặng Thị Dung - Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất tận tình
và chu đáo. Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu để hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học.
- Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học,
Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ
và có những góp ý quý báu trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
- Bà con nông dân tại HTX Văn Đức, Gia Lâm, Hà đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở địa phương.
- Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thuỷ


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC
1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục đích, yêu cầu

3

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4


2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5

2.1.

Cơ sơ khoa học của đề tài

5

2.2.

Những nghiên cứu ngoài nước

5

1.3

Những nghiên cứu trong nước

3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

11

CỨU


17

3.1

Đối tượng nghiên cứu

17

3.2

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

17

3.3

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

18

3.4

Nội dung nghiên cứu

18

3.5

Phương pháp nghiên cứu


18

3.6.

Phương pháp tính tốn và sử lý số liệu

24

3.7

Xử lý số liệu

25

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1

Thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự
tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

4.2

26

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên rau họ hoa

thập tự

28

4.2.1

Diễn biến mật độ P.fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross

28

4.2.2

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung
Quốc

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

30

iii


4.3

Đặc điểm hình thái của P. fuscipes

32

4.4


Đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc P. fuscipes

36

4.4.1

Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P. fuscipes

36

4.4.2

Nhịp điệu đẻ trứng và sức sinh sản của bọ cánh cộc P. fuscipes

38

4.4.3

Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cộc P. fuscipes

39

4.4.4

Tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc P. fuscipes

40

4.4.5


Tập tính sống của bọ cánh cộc P. fuscipes

41

4.5

Khả năng khống chế sâu hại trên rau họ hoa thập tự của bọ cánh
cộc P. fuscipes

41

4.5.1

Khả năng ăn mồi của bọ cánh cộc P. fuscipes

41

4.5.2

Khả năng khống chế của bọ cánh cộc P. fuscipes với sâu hại
chính trên rau họ hoa thập tự trong nhà lưới

42

4.5.3

Khả năng khống chế rệp cải của bọ cánh cộc trên đồng ruộng

46


5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

5.1

Kết luận

48

5.2

Đề nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

50

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNNPTNT


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTV

Cộng tác viên

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thơn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TT

Thơng tư

TB

Trung bình


TĐBM

Thiên địch bắt mồi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

4.1

Tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc thu mẫu trên đồng ruộng

4.2

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hai chính trên cải bắp cải bắp
KK Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

4.3

27


28

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung
Quốc vụ thu đơng năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

30

4.4

Kích thước các pha phát dục của P. fuscipes

36

4.5

Thời gian phát dục các pha của BCCCN P. fuscipes (ngày)

37

4.6

Nhịp điệu đẻ trứng và sức sinh sản của P. fuscipes

38

4.7

Tỷ lệ trứng nở của P. fuscipes ni trong phịng thí nghiệm.

40


4.8

Tỷ lệ đực cái của P. fuscipes ni trong phịng thí nghiệm.

40

4.9

Khả năng ăn mồi của P. fuscipes

42

4.10

Khả năng khống chế sâu tơ hại cải bắp của bọ cánh cộc

43

4.11

Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của bọ cánh cộc

44

4.12

Khả năng khống chế rệp cải của bọ cánh cộc P. fuscipes

45


4.13

Khả năng khống chế rệp của bọ cánh cộc trên ruộng cải canh tại
Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

46

vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis

10

4.1

Trưởng thành loài P. fuscipes


27

4.2

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK
Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

4.3

29

Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung
Quốc vụ thu đơng năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

31

4.4

Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes

33

4.5

Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes

34

4.6


Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes

34

4.7

Nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes

35

4.8

Trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes

36

4.9

Nhịp điệu đẻ trứng của bọ cánh cộc P. fuscipes

39

4.10

Diễn biến mật độ sâu tơ trong nhà lưới sau thả bọ cánh cộc

43

4.11


Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng trong nhà lưới sau khi thả
bọ cánh cộc

44

4.12

Diễn biến mật độ rệp cải trong nhà lưới sau khi thả P. fuscipes

45

4.13

Thí nghiệm khả năng khống chế sâu hại chính của bọ cánh cộc
trong nhà lưới

4.14

Diễn biến mật độ rệp trên ruộng cải canh sau khi thả bọ cánh cộc
tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

4.15

46

47

Thí nghiệm diện rộng thả bọ cánh cộc trên ruộng rau cải canh tại
Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

47

vii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nghành sản xuất nông nghiệp, rau là cây thực phẩm quan trọng ở
rất nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rau là nguồn cung cấp
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như protein, axit hữu
cơ, vitamin và các chất khống, ngồi ra rau cịn là ngun liệu và mặt hàng
xuất khẩu có giá trị (Mai Văn Quyền và ctv, 1994) [12]. Năm 2006 diện tích
trồng rau của cả nước là 643,970 ha tăng 5,03% so với 2001 (Tổng Cục thống
kê, 2006) [17]. Vùng sản xuất rau lớn tập trung ở Đồng Bằng Sông Hồng với
27-28 % diện tích và 32-33 % sản lượng rau của cả nước. Đây cũng là vùng
rau hàng hoá gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như cải bắp, su lơ, su hào,
măng tây, cà rốt... để xuất khẩu với khối lượng lớn (Nguyễn Văn Thắng, Trần
Khắc Thi, 1996) [13].
Rau xanh gồm nhiều loại, trong đó rau họ hoa thập tự chiếm hơn 50%
tổng sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường. Chúng có
thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng gối vụ liên tục và thu rải rác thành
từng đợt không tập trung, cùng với đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá
mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp với điều kiển khí hậu nóng,
ẩm của nước ta, rau họ hoa thập tự bị nhiều loại sâu phá hại như: Sâu tơ
(Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyllotreta sp), sâu xanh bướm trắng ( Pieris rapae


Pieris


canidia),

sâu

khoang

(Spodoptera

litura)



rệp

muội

(Aphididae)...Những loài sâu này phát sinh và gây hại nặng ở tất cả các vùng
và các mùa vụ trồng rau làm giảm năng suất rau từ 30 – 50%, thậm chí có thể
gây mất trắng (Phạm Thị Nhất, 1993) [10].
Để phịng trừ các loại sâu hại, người nơng dân chủ yếu dựa vào biện
pháp hoá học. Thực tế cho thấy biện pháp hố học đem lại hiệu quả phịng trừ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


cao, giải quyết nhanh những trận dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện, góp
phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao năng xuất cây trồng. Vì vậy biện

pháp hố học đã trở thành một nội dung khơng thể thiếu trong quy trình canh
tác của nhiều loại cây trồng trong đó có các loại rau họ hoa thập tự ở trên thế
giới và Việt Nam.
Tuy nhiên việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu đã đem lại những hậu quả
khơng mong muốn. Do trình độ dân trí thấp, do thói quen và tâm lý sợ rủi ro,
người nơng dân đã sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan trên quy mô rộng
với nồng độ và số lần phun cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo. Điều này
không chỉ làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, gây tổn hại đến quần thể
thiên địch mà còn làm phát sinh tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí
phịng trừ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Mục tiêu của chúng ta hiện nay là xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững, đảm bảo cho hệ sinh thái ổn định lâu dài, do đó sự phát triển và thực
hiện hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đang là mối quan
tâm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, đặc biệt đối với rau xanh đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Cho nên những năm gần đây các nhà khoa học bảo vệ thực vật đã tập trung
nghiên cứu biện pháp sinh học và coi biện pháp này là biện pháp cốt lõi trong
hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Một trong những giải pháp hiện nay được quan tâm và chú trọng
nghiên cứu là sử dụng thiên địch bắt mồi trong phịng chống nhiều lồi sâu
hại cây trồng, đặc biệt đối với sâu hại trên rau họ hoa thập tự. Bọ cánh cộc
Paederus fuscipes Curtis là những loài bắt mồi khá phổ biến trên đồng ruộng ở
nước ta (Phạm Văn Lầm, 1999) [8]. Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về
thành phần, diễn biễn và vai trò của Bọ cánh cộc trong hạn chế sâu hại vẵn còn
tản mạn và hạn chế.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2



Để góp phần tìm hiểu rõ về lồi thiên địch sâu hại rau họ hoa thập tự là
loài Paederus fuscipes Curtis giúp tìm ra được biện pháp phịng chống sâu hại
rau họ hoa thập tự một cách có hiệu quả, được sự phân công của Viện Đào tạo
sau đại học và Bộ môn Côn trùng, được sự giúp đỡ của PGS. TS Đặng Thị Dung,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của Bọ cánh cộc Paederus
fuscipes Curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại Văn Đức, Gia
Lâm, Hà Nội”.
1.2.

Mục đích, yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Xác định thành phần loài, diễn biến mật độ của bọ cánh cộc P. fuscipes
trên rau họ hoa thập tự tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội và xác định một số đặc
điểm hình thái, sinh học của lồi P. fuscipes. Để từ đó đề xuất các biện pháp sử
dụng chúng có hiệu quả trong phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ
hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ của loài P. fuscipes trên rau họ hoa thập tự
vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của lồi P. fuscipes (mơ tả màu
sắc, đo kích thước từng pha phát dục).
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của P. fuscipes (thời gian phát
dục các pha, sức đẻ trứng, thời gian sống của trưởng thành, tỷ lệ trứng nở, tỷ
lệ đực cái ...)
- Tìm hiểu khả năng khống chế sâu hại rau họ hoa thập tự của loài P.
fuscipes.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm những tài liệu nghiên cứu về loài Paederus fuscipes Curtis
thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở đề xuất sử dụng
loài P. fuscipes là một trong những biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại
rau họ hoa thập tự có hiệu quả.

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sơ khoa học của đề tài
Rau họ hoa thập tự là loài cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều nước

trên thế giới. Cũng như các cây trồng khác, để tạo ra sản phẩm có năng suất

cao, phẩm chất tốt thì cần đảm bảo rất nhiều yếu tố như: thời tiết thuận lợi,
tưới tiêu, giống, biện pháp kĩ thuật và phòng trừ sâu bệnh... Tuy nhiên, khi
các điều kiện trên thuận lợi cho cây rau phát triển thì cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho dịch hại trên rau phát triển. Bên cạnh đó quy luật tối đa hoá lợi nhuận
của cơ chế thị trường đã thúc đẩy việc thâm canh quá mức với lượng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều. Các vật tư đưa
vào đó nhiều khi có chất lượng khơng cao, cả do lợi nhuận cũng như sự hiểu
biết của người sản xuất. Từ đó sản phẩm rau khơng cịn an tồn như trước,
trong khi đó xã hội ngày càng phát triển địi hỏi mức độ vệ sinh an tồn thực
phẩm ngày càng cao. Vì vậy trong khoảng 30 năm trở lại đây, vấn đề sản xuất
rau an toàn ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần
cải tạo môi trường sống, nâng cao đời sống nhân dân và giải quyết việc làm
cho bà con nông dân.
Với xu thế phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, việc phịng trừ
sâu hại bằng biện pháp sinh học, nghiên cứu các lồi thiên địch bắt mồi trên
cây trồng nói chung và đặc biệt là trên rau họ hoa thập tự nói riêng, là đối
tượng để các nhà khoa học quan tâm và đi sâu nghiên cứu. P. fuscipes là loài
bắt mồi có tác dụng trong việc hạn chế số lượng sâu hại rau họ hoa thập tự.
Vì thế việc nghiên cứu về loài P. fuscipes trên rau họ hoa thập tư là vấn
đề cần thiết hiện nay. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa
học cho việc tìm ra lồi thiên địch bắt mồi mang lại hiệu quả cao trong phòng
trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
2.2.

Những nghiên cứu ngồi nước

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5



2.2.1. Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng quan trọng và được trồng rộng rãi
ở nhiều nơi trên thế giới (Lim et al., 1986) [37], nhóm rau này thường xun
bị một số lồi sâu hại chính sâu tơ, bọ nhảy, rệp muội...tấn công từ đầu vụ đến
cuối vụ gây nên những tổn thất đáng kể cho nghề trồng rau.
Số lượng các loài sau hại trên rau họ hoa thập tự nhiều nhưng chỉ có
một số lồi gây hại nguy hiểm ảnh hưởng lớn đền năng suất và chất lượng
rau. Tuỳ theo vùng địa lý mỗi vùng sinh thái và và những thời gian khác nhau
thì có những lồi gây hại chủ yếu khác nhau.
Ở Đông Nam nước Mỹ 2 loài nguy hiểm nhất là sâu tơ (P. xylostella
L.) và sâu xanh (Trichoplusia ni Hubner.) (Cartwright et al., 1990) [27]. Kết
quả nghiên cứu trong 2 năm 1993 - 1994 ở Canada, có 2 lồi sâu hại cánh vẩy
quan trọng nhất là P. xylostella L. và Pieris rapae L. (Godin C. and Boivin
G., 1998) [31].
Ở Jamaica có 14 lồi sâu hại, trong đó có 7 lồi sâu hại chính, riêng
sâu tơ và sâu khoang gây thiệt hại từ 74- 100% năng suất bắp cải (Alam,
1992) [22].
Ở Indonesia có 5 lồi gây hại chính là Brevicoryne barassicae L.,
Phyllotreta striolata Fabr., P. xylostella L., P. rapae L., Spodoptera litura
Fabr. (Sastrosiswojo, 1990) [43]. Nghiên cứu của Talekar et al. (1986) [46],
cho biết ở Đài Loan có 8 lồi sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự, riêng su
hào, cải bắp, súp lơ thường bị sâu phá hoại nặng nhất. Ở Philipines có 8 lồi
(Andreas Poelking, 1990) [23]. Trung Quốc có 7 lồi (Liu S. et al., 1995)
[38]. Nhật Bản có 5 lồi (Shirai, 1996) [45].
Ở Malaysia, P. xylostella L., P. rapae L., Hellula undalis là những sâu
hại quan trọng trên rau cải bắp (Lim et al., 1996) [36]. Theo Bahatia et al.,
(1995) [25], ở vùng phía Tây (Ấn Độ) 6 lồi sâu hại có mặt thường xun trên

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


6


cây cải.
2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu về thiên địch của
sâu hại rau và thấy rằng thành phần của chúng khá phong phú, bao gồm các loài
ký sinh, bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định thành phần thiên địch,
đánh giá vai trị của các lồi, tạo cơ sở cho biện pháp sử dụng thiên địch trong
quản lý dịch hại tổng hợp. Đặc biệt nhiều nước đều coi trọng biện pháp bảo
vệ lợi dụng thiên địch bản địa.
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng sinh thái thành phần các loài sâu hại khác
nhau từ đó thành phần các lồi thiêu địch cũng khác nhau.
Ngày nay đã có rất nhiều lồi thiên địch trên rau họ hoa thập tự được
phát hiện với số lượng và thành phần loài khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia. Ở
Anh, thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự gồm 41 loài ong ký sinh, 6
loài nấm và 6 loài virus (Fitton et al., 1992) [30]. Tại Brazil, trong 2 năm
(1988- 1989) đã thu thập được 49 loài BMAT và ký sinh sâu hại rau HHTT
(Bueno et al., 1995) [26]. Ở Wuchang, Hubei (Trung Quốc) năm 1983-1984
đã thu được 50 loài thiên địch trên rau cải trong đó có 35 lồi bắt mồi và 15
loài ký sinh (Zong et al., 1986) [50].
Ở Carolina (Mỹ), đã phát hiện 24 loài thiên địch sâu tơ, trong đó có 23
lồi bắt mồi và chỉ có 1 lồi ký sinh (Alam, 1992; Muckenfuss et al., 1992)
[22], [40]. Theo Alam (1992) [22], cho biết ở Jamaica đến năm 1990 đã ghi
nhận 20 loài thiên địch của sâu tơ trong đó có 8 lồi bắt mồi, 9 lồi ký sinh và
3 loài vi sinh vật gây hại cho sâu tơ. Tại tỉnh Lavras (Brazil), trong 2 năm
1988 – 1989 đã thu thập được 49 loài bắt mồi và ký sinh trên sâu tơ (Bueno et
al, 1995) [26].
Ở Malaysia đã phát hiện 1 loài bắt mồi, 9 loài ký sinh, 1 loài vi sinh vật

gây bệnh sâu tơ (Ooi, 1996) [41]. Yamada and Yamaguchi (1985) [48], đã
phát hiện ở Nhật Bản có 8 lồi ký sinh, 14 lồi ăn thịt (bao gồm 7 lồi nhện)

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


và 1 loài vi sinh vật gây bệnh sâu tơ, trong đó lồi Paederus fuscipes Curtis là
lồi bắt mồi đóng vai trị quan trọng trong kiểm sốt số lượng sâu tơ trên cây
rau họ cải.
Ở Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non
sâu xanh bướm trắng từ 51 – 79% (Shelton et al., 1996) [44]. Thiên địch của
sâu xanh bướm trắng ở Trung Quốc đã thống kê có 19 lồi ong ký sinh, 34
loài bắt mồi (Wang and Liu, 1995) [47].
* Những nghiên cứu về loài P. fuscipes
Loài P. fuscipes phân bố rộng trên thế giới, ở Châu Á, Châu Âu, Châu
Phi, New Guinea, Úc và Ấn Độ. Chúng thường thấy trên nhiều loại cây trồng
như lúa, ngô, bông, rau...với vai trò là thiên địch của nhiều sâu hại như:
Adelphocoris, Laodelphax, Cnaphalocrocis, Omiodes indicata....(Devi et al.,
2003; G. V. Manley, 1977) [28], [39].
Ở Malaysia, P. fuscipes là một trong những kẻ săn mồi cơn trùng phổ
biến nhất được tìm thấy trên ruộng lúa, chúng xuất hiệu ngay sau khi cấy
lúa và duy trì trong suốt vụ. Mơi trường sống của chúng chủ yếu là những
nơi ẩm ướt, nhưng vào mùa mưa chúng sẽ di trú tới nơi khô ráo hơn
(Manley, 1977) [39].
Ở Indonesia, Kilin W. (1994) [34] đã phát hiện P. fuscipes là một trong
những kẻ săn mồi làm giảm đáng kể số lượng rầy nâu (Nilaparvata lugens)
hại lúa, một con P. fuscipes trưởng thành có khả năng ăn từ 2,3 đến 7,3 con
rầy nâu.

Ở Tỉnh Henan (Trung Quốc) năm 1984, loài P. fuscipes đã được biết
đến là côn trùng ăn thịt quan trọng của côn trùng gây hại Nông Nghiệp (Zhu,
1984) [49]. năm 2006, tại tỉnh Anhui (Trung Quốc), đã xác định có 12 lồi
cơn trùng gây hại và 16 lồi kẻ thù ăn thịt trên lúa trong đó P. fuscipes được tìm
thấy là kẻ săn mồi phổ biến nhất trên ruộng lúa (Li Peng et al., 2007) [35].

Theo Kazuyoshi (1958) [33], P. fuscipes phân bố rộng khắp Nhật Bản,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


chúng xuất hiện nhiều và khá phong phú ở các vùng khí hậu ấm áp. Con
trưởng thành thường được tìm thấy trên bề mặt đất, các tàn dư thực vật, ruộng
lúa. Tại Narimasu thuộc Tokyo, con trưởng thành có thể được thu thập bởi
các bẫy đèn trong mùa từ cuối tháng tư đến cuối tháng mười, chúng có đỉnh
cao vào tháng sáu và tháng bảy và chúng thường hoạt động chủ yếu vào ban
đêm. Trong số 8 loài thuộc giống Paederus thu được bằng bẫy đèn, 4 loài P.
fuscipes, P. tamulus, P. poweri và P. parallelus được phát hiện có chứa chất
độc, nhưng loài P. fuscipes là loài duy nhất có tầm quan trọng thực tế. Theo
Koshihara P. fuscipes là kẻ thù tự nhiên có vai trị quan trọng trong khống chế
số lượng quần thể sâu tơ hại rau họ hoa thập tự ở Nhật Bản.
P.fuscipes, kích thước cơ thể trung bình 6,5-7,0 mm, màu nâu vàng. Cơ
thể được bao phủ bởi rất nhiều lông cứng màu đen. Đầu và hai đốt bụng cuối
có màu đen. Cánh trước cứng ngắn cánh sau là chất màng rất phát triển. Râu
đầu hình chuỗi hạt, có 11 đốt râu, 3-4 đốt đầu tiên màu nâu đỏ các đốt còn lại
tối hơn, màu nâu. Chân màu nâu đỏ. Bụng màu nâu vàng, có 6 đốt bụng, cuối
bụng có một đơi lơng đi cứng màu đen (Devi et al., 2002) [29].
P. fuscipes là loài biến thái hoàn toàn, gồm 4 pha phát triển: Trứng, ấu

trùng (có hai tuổi), nhộng và trưởng thành. Pha trưởng thành có kích thước trung
bình 7mm, pha nhộng trung bình 4,5mm. ấu trùng tuổi một kích thước trung
bình là 2,2- 3,4mm và cơ thể ban đầu màu trắng sau chuyển dần sang màu vàng
da cam, ấu trùng tuổi hai kích thước trung bình là 4,0- 6,0 mm, Trứng có hình
cầu, kích thước trung bình là 0,6-0,7mm (Kazuyoshi, 1958) [33].
Bọ cánh cộc thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh cứng (Coleoptera),
tổng họ cánh cứng cánh ngắn (Staphylinidae), giống (Paederus), tên khoa học
Paederus fuscipes Curtis (Herman, 2001) [32].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


Hình 2.1. Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis
A: trưởng thành; B: nhộng; C: ấu trùng tuổi 2; D: ấu trùng tuổi 1.
(nguồn: Herman, 2001) [32].
P. fuscipes có vịng đời trung bình 18 ngày. Thời gian pha trứng 4 ngày,
ấu trùng 9,2 ngày và nhộng 3,8 ngày. Thời gian sống trung bình của con cái là
113,8 ngày và con đực 109,2. Một con cái có khả năng đẻ tới 106 quả trứng,
với tỷ lệ trứng nở trung bình là 90,2% (Kilin, 1994) [34].
Trứng P. fuscipes được đẻ rải rác vào các khe nứt trên bề mặt đất. Một
con cái có thể đẻ từ 18 - 100 trứng trung bình là 52,3. Con cái bắt đầu đẻ
trứng vào cuối tháng 4 hoặc từ giữa tháng tháng 7. Thời gian phát dục của pha
trứng từ 3 đến 19 ngày, tỷ lệ nở của trứng là 96,2%. Giai đoạn ấu trùng bao
gồm hai tuổi, Thời gian phát dục tuổi 1 từ 4 đến 22 ngày và tuổi hai là 7 - 36
ngày. P. fuscipes hóa nhộng dưới mặt đất, thời gian phát dục của pha nhộng là
3 - 12 ngày. Vòng đời của P. fuscipes là 22 - 50 ngày, trung bình 32,5 ngày
(Kazuyoshi, 1958) [33].
Theo Manley (1977) [39], trong điều kiện phịng thí nghiệm, vịng đời

P. fuscipes trung bình 23 ngày, thời gian pha trứng trung bình 4 ngày, pha ấu
trùng 15 ngày và pha nhộng 3,5 ngày.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


Trưởng thành của P. fuscipes là loài ăn rộng, thức ăn chủ yếu là côn
trùng, nhện và tuyến trùng đất, các loại sâu hại.... Pha ấu trùng của chúng có
tập tính ăn cũng tương tự như pha trưởng thành. P. fuscipes mỗi ngày có khả
năng tiêu diệt trung bình 9,5 con rầy nâu và 7 con rầy lưng trắng hại lúa
(Padmavathi, C. et al., 2008; Kilin, 1994) [41], [34].
P. fuscipes được biết đến với vai trò thiên địch trên đồng ruộng, nhưng
chúng cịn là lồi có hại đối với con người khi chúng ta tiếp với chúng. Do
trong cơ thể P. fuscipes có 1 loại chất độc là Pederin có cơng thức hóa học là
C24H 43O9 N chất độc này được đặt tên vào năm 1953 và nó có hoạt lực mạnh
gấp 12 lần nọc độc của rắn hổ mang. Pederin có trong máu của P. fuscipes trên
bề mặt da của chúng, pederin có chức năng là chất để phịng vệ chống lại
động vật ăn chúng như nhện (Armstrong,1969; Kazuyoshi, 1958) [24], [33].
1.3. Những nghiên cứu trong nước
2.3.1. Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Thành phần rau thuộc họ hoa thập tự khá phong phú và được trồng phổ
biến tại các vùng trồng rau trên cả nước. Rau họ hoa thập tự có mặt thường
xuyên trên đồng ruộng nên việc sâu tích luỹ từ vụ này sang vụ khác và gây
hại ngày càng mạnh ở các vùng trồng rau. Cho tới nay đã ghi nhận được trên
30 loài sâu hại rau họ hoa thập tự trong cả nước, trong đó các lồi sâu sau đây
gây hại thường xuyên ở các vùng trồng rau: Sâu tơ (Plutella xylostella L.) Bọ
nhảy (Phyllotreta striolata Fabr.), rệp muội (Brevicoryne barassicae L.),
ngoài ra cịn có một số lồi gây hại mang tính cục bộ như: Sâu xanh bướm

trắng (Pieris rapae L.), sâu khoang (Spodopter litura Fabr.) (Hồ Khắc Tín,
2006) [16].
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự, kết quả
điều tra ở các tỉnh phía bắc năm 1967-1968 và điều tra 1977-1979 ở các tỉnh
phía Nam đã phát hiện được 23 lồi sâu hại trong đó có 14 lồi gây hại rõ rệt

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


(Mai Văn Quyền và ctv 1994) [12]. Kết quả điều tra 3 năm 1995-1997 ở vùng
đồng bằng sông Hồng của Lê Văn Trịnh và ctv (1997) [19], đã xác định được
31 lồi cơn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với mức độ khác nhau, trong
đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng là các đối tượng sâu tơ, sâu xanh
bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy.
Theo Hồ Khắc Tín và ctv (1982) [16], thì ở Việt Nam có 4 lồi sâu hại
chủ yếu trên rau họ hoa thập tự gồm: sâu tơ, bọ nhảy sọc cong, sâu khoang và
rệp muội hại rau. Theo Nguyễn Thị Hoa và ctv (2002) [5], sâu hại rau họ hoa
thập tự chủ yếu có 6 lồi: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp và sâu
xanh bướm trắng. Theo Nguyễn Cơng Thuật (1995) [15], thì trên bắp cải có 4
loài sâu hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu.
Ở vùng ngoại thành Hà Nội, trong thời gian từ năm 1996 -2000 đã điều
tra và thu thập được 29 loài sâu ăn rau họ hoa thập tự thuộc 7 bộ và 17 họ (Hồ
Thị Thu Giang, 2002) [4]. Năm 2009 đã thu thập và xác định được 22 lồi,
trong đó có 5 lồi gây hại chủ yếu là: Sâu tơ, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh
bướm trắng và bọ nhảy (Nguyễn Văn Thuần, 2009) [14].
2.3.2. Thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự
Ở nước ta, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần các
lồi thiên địch trên rau, và đã thu được thành phần loài khá phong phú.Theo

kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967-1968 của viện BVTV (1978) [21].
thấy có 75 lồi thuộc họ bọ xít ăn sâu ( Reduvidae), 67 lồi thuộc họ chân
chạy (Carabidae), 20 loài thuộc họ hổ trùng (Cicindelidae) .
Theo kết quả theo dõi của Lê Văn Trịnh và ctv, (1996) [18], cho thấy
có 11 lồi thiên địch xuất hiện trên các vùng trồng rau trong mùa đông, bao
gồm 5 loài nhện (thuộc bộ nhện lớn Aranedae), 3 lồi cơn trùng cánh cứng
(bộ Coleoptera), 2 lồi ong kí sinh (bộ Hymenoptera) và 1 loài nấm ký sinh
chưa xác định.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12


Theo Hồ Thị Thu Giang (1996) [3] đã ghi nhận được những 53 lồi thiên
địch của sâu rau, trong đó có 29 lồi cơn trùng bắt mồi, 18 lồi nhện lớn bắt
mồi và 6 lồi cơn trùng ký sinh. Nguyễn Công Thuật (1995) [15] đã thu được
thiên địch sâu hại trên rau cải bắp có 31 lồi trong đó có 21 lồi cơn trùng và
nhện lớn bắt mồi, 6 lồi cơn trùng ký sinh, cịn lại là 4 lồi thuộc nhóm vi sinh
vật (Lê Thị Kim Oanh, 1997) [11], năm 1996 – 1997 đã thu thập ở Song
Phương - Hoài Đức - Hà Tây được 37 loài thiên địch, gồm có 18 lồi cơn trùng
bắt mồi và 14 loại nhện lớn bắt mồi, 5 lồi cơn trùng ký sinh. Phạm Văn Lầm,
1994 [18] đã ghi nhận có 19 lồi kí sinh và ăn thịt bị chết do phun thuốc trừ
sâu, trong đó các lồi nhện lớn ăn thịt và bọ rùa đỏ bị chết nhiều nhất.
Theo Hồ Thị Thu Giang (2002) [4], qua điều tra thành phần thiên địch
trên rau họ hoa thập tự ở ngoại thành Hà Nội từ năm 1996 - 2000. Thành phần
thiên địch của sâu hại tương đối phong phú, thu được 77 loài thiên địch trong
đó lồi bọ cánh cộc P. fuscipes xuất hiện nhiều với mức độ phổ biến tương đối
cao trên đồng ruộng. Chúng có hoạt động sống và săn mồi chủ yếu dưới mặt
đất, dưới gốc cây. Chúng thường tìm kiếm con mồi vào ban tối và thức ăn của

chúng trên ruộng rau là rệp, sâu tơ tuổi nhỏ. Năm 2009, thu thập được 27 loài
thiên địch thuộc 5 bộ và 14 họ trong đó phổ biến nhất là các lồi thuộc bộ
Coleoptera (11 loài), bộ Dermaptera (1 loài), bộ Araneae (6 loài) và bộ
Hymennoptera (6 loài). Trong số các loài thiên địch trên có 6 lồi xuất hiện
với tần xuất cao là: Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr, P. fuscipes, ong ký
sinh rệp cải, ong ký sinh sâu tơ, nhện sói và nhện linh miêu (Nguyễn Văn
Thuần, 2009) [14].
* Những nghiên cứu về P. fuscipes
Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về bọ cánh cộc P. fuscipescòn rất
hạn chế, chỉ ở mức độ điều tra thành phần, diễn biến, một số đặc điểm hình
thái, sinh học và khả năng ăn mồi của pha trưởng thành của P. fuscipes.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


P. fuscipes xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng và là kẻ thù tự nhiên của
nhiều loài sâu hại cây trồng. Trên ruộng lúa khi xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn
lá, P. fuscipes tìm đến và tấn cơng con mồi. Trung bình cá thể P. fuscipes có
thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. P. fuscipes cũng thường xuất hiện trên nhiều
cây trồng khác như: Cây ngô, khoai lang, bắp cải, đậu tương, lạc. Sự xuất hiện
của chúng đã làm cho mật số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ cây trồng
không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hố học, giảm chi phí, bảo vệ mơi
trường (Phạm Văn Lầm, 1994; Phạm Minh Lan, 2005) [7], [9].
Theo Phạm Minh Lan, (2005) [9], số lượng con mồi bị ăn trong 24 giờ
của một cá thể trưởng thành loài P. fuscipes đối với rầy nâu, rầy lưng trắng
tuổi 1-2 trung bình là 3,4 và 3,1 con/ngày. Đối với trứng sâu tơ ăn 37,9 quả,
sâu tơ tuổi 1-2 là 9,2 con, rệp xám bắp cải 25,4 con/ngày.
P. fuscipes là thiên địch bắt mồi ăn các loại sâu hại nhỏ bé ngoài ruộng,

chúng thường trú ẩn trên cây, dưới các tàn dư thực vật, dưới gốc cây... chúng
làm tổ dước đất và đẻ trứng ở đó (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [20].
Tác giả Nguyễn Văn Đĩnh (2004) [2], một loài bắt mồi cần có những
đặc điểm sau:
1. Có thời gian phát triển (vịng đời) ngắn hơn thời gian phát triển của
con mồi;
2. Có sức sinh sản cao;
3. Có khả năng ăn mồi lớn;
4. Có khả năng sống sót cao khi con mồi ít hoặc rất ít;
4. Có nơi ở và sự ưa thích kí chủ giống như con mồi;
5. Có sự ưa thích tiểu khí hậu giống như con mồi;
6. Có khả năng tìm kiếm con mồi thấp ngay cả khi mật độ con mồi thấp;
8. Có sự phát triển vật hậu theo mùa giống như con mồi;
9. Có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như
con mồi;

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


10. Có khả năng chống chịu với các loại thuốc trừ dịch hại như con mồi.
Nếu đạt được các tiêu chuẩn trên thì đó chính là lồi bắt mồi có hiệu
quả và là lồi lí tưởng. Cho đến nay chưa có lồi nào đạt được được đầy đủ 10
tiêu chuẩn này. Loài đạt được 7/10 tiêu chuẩn và được nhân ni và sử dụng
rộng rãi nhất hiện nay là lồi NBM Phytoseiulus persimilis A- H
Qua điều tra thành phần loài bọ cánh cộc giống Paederus vùng ngoại
thành Hà Nội năm 2005, trên 6 loại cây trồng: Lúa, ngô, khoai lang, bắp
cải, đậu tương, lạc. Kết quả thu được giống Paederus có hai lồi là P.
fuscipes chân vàng và P. tamulus chân xanh đen. Cả 2 lồi này đều có hình

dạng tương đối giống nhau. Loài P. tamulus chỉ khác loài P. fuscipes là tất
cả các chân đều màu nâu đen mảng lưng ngực trước gần hình bán cầu. Phần
gốc cánh trước sát với ngực trước màu đen ngọn râu hàm màu đen (Phạm
Minh Lan, 2005) [9]. Kết quả này cũng tương tự với kết quả điều tra thành
phần loài bọ cánh cộc giống Paederus trên đồng lúa nước ta của Phạm Văn
Lầm, (1994) [7].
Bọ cánh cộc P. fuscipes thường gọi là kiến ba khoang, con trưởng
thành có thân mình dài khoảng 7 - 10 mm, cơ thể màu đỏ với 3 khoang đen ở
đầu, cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ
đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đi nhỏ.
Lồi P. fuscipes là một loài thiên địch của rầy nâu trong ruộng lúa, nên
chúng có mật độ cao khi xuất hiện dịch rầy nâu. Chúng thường xuất hiện vào
đầu mùa mưa, nhất là sau các cơn mưa lớn. con trưởng thành rất thích ánh
sáng, chúng thường vào đèn chung với rầy nâu ở những nơi đặt bẫy đèn trên
ruộng lúa. P. fuscipes thường sống trong đất ẩm của bờ ruộng hay kênh rạch.
Con cái đẻ trứng vào đất. Trứng rất nhỏ, hình trịn, màu nâu lợt, trứng nở
trong vịng 3 - 5 ngày. Con ấu trùng có hình dạng giống như con trưởng thành
nhưng nhỏ hơn, có màu nâu nhạt và lột xác hai lần trong thời gian 7 - 8 ngày,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15


ấu trùng di chuyển cũng rất nhanh nhẹn và đã biết bắt mồi. Khi đủ lớn chúng
hóa nhộng trong đất, độ 4 - 5 ngày sau thì hố trưởng thành. Con trưởng thành
có khả năng bay khỏe và có thể sống lâu đến 2 - 3 tháng trong ruộng lúa và
ruộng rau màu (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009) [6].
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự tích luỹ số
lượng của lồi P. fuscipes trên đồng ruộng của Phạm Minh Lan, (2005) [9],

cho thấy trong các tác động của con người thì việc sử dụng thuốc hố học
BVTV có tác động mạnh nhất đến sự tích luỹ số lượng của P. fuscipes trên
ruộng lúa.
Ngồi vai trị là kẻ thù tự nhiên của sâu hại nông nghiệp, P. fuscipes
cịn có khả năng gây vết thương trên da người. Do trong cơ thể P. fuscipes có
chứa độc tố pederin (còn gọi là cantharidin). Nếu con vật bị chà xát hay chạm
mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngồi, nếu dính vào da chúng ta sẽ làm tổn
thương da. Độc tố có tính chất làm phồng rộp da, nổi mụn nước, nhất là ở
mặt, cổ, hông, nách (sợ nhất là vào mắt có thể làm bỏng võng mạc). Vết
phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nếu được điều trị
thì sau một tuần sẽ hết. Có trường hợp để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết
Nguyễn Văn Huỳnh, (2009) [6].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại sâu hại trên rau họ hoa thập tự: Sâu tơ (plutellae xylostella L),
sâu xanh bướm trắng (Helicoverpa armigera Hübner), rệp cải (Myzus
persicae Sulzer)...
- Các giống và chủng loại rau họ hoa thập tự như: Bắp cải, su hào, cải
ngọt, cải đông dư, cảc canh…
3.3.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ trong phịng thí nghiệm:

+ Kính hiển vi soi nổi cơn trùng độ phóng đại 40x.
+ Hộp petri, lam kính; lamen; hộp mica; ống nghiệm; nhiệt ẩm kế; kính
lúp cầm tay; hộp nhưa nhỏ có kích thước (6,5 x 9) cm (Φ×h), nắp đã được

khoét lỗ (Φ - 0,5); hộp nhựa lớn kích thước (16,5 x 26,5 x 8,5) cm, nắp đã
được khoét lỗ kích thước (8 x 14) cm để dán lưới mắt nhỏ đảm bảo cho hộp
nhân ni thơng thống và con bọ cánh cứng ngắn khơng bị ra ngồi; Ni
bằng châu nhựa có kích thước (50x30) cm, mặt chậu được che bằng vải màn;
lồng lưới nhỏ ni sâu kích thước (50 x 50 x 50) cm hại rau họ hoa thập tự.
+ Dao tem, kéo, pank, kẹp, kim côn trùng số 00, bút lông, bông thấm
nước, giấy hút ẩm, lọ nút mài 250ml, cồn 960.
- Dụng cụ trong nhà lưới:
+ Chậu, vại, khay, dầm, cuốc, xẻng.
+ Nilon cách ly, lưới chắn gió cơn trùng.
- Dụng cụ thí nghiệm ngồi đồng:
+ Khung, thước dây điều tra, túi nilon.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

17


×