Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu sự phát triển của trứng dê trong ống nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 74 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

GIANG HOÀNG HÀ

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG DÊ
TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIP
Chuyên ngành

: Thú y

MÃ số

: 60.62.50

Ngời hớng dẫn khoa học: ts. Nguyễn hữu đức
Khoa Cụng ngh sinh hc Trng ðHNN Hà Nội

Hµ Néi - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược cơng bố trong bất
kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Giang Hồng Hà

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu ðức, Phó Trưởng Khoa
Cơng nghệ sinh học – Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng
dẫn, góp ý và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Bộ
môn Ngoại Sản – Khoa Thú y và tồn thể các Thầy, Cơ giáo thuộc Bộ môn
Ngoại Sản, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội nơi tơi đăng ký sinh hoạt đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, cung cấp thơng tin cho tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các Thầy, Cơ giáo và anh chị em kỹ
thuật trong phịng thí nghiệp của Khoa Cơng nghệ sinh học đã hướng dẫn và
giúp đỡ tơi thực hiện đề tài trong phịng thí nghiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ơng Nguyễn Văn
Võ, chủ lị mổ dê thuộc quận Long Biên, Hà Nội và toàn thể anh chị em cơng
nhân của lị mổ trong việc lấy mẫu trứng dê phục vụ nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện

ðào tạo Sau ñại học, các Thầy, Cô giáo Khoa Thú y ñã tạo ñiều kiện, ủng hộ
và giúp ñỡ trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin trân thành cảm ơn sự hậu thuẫn, tạo ñiều kiện và
giúp ñỡ, ñộng viên về mọi mặt của gia ñình và bạn bè trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Giang Hoàng Hà
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COCs

Cumulus Oocyte Complexes

cs

cộng sự

EGF


Epidermal Growth Factor

EGS

Estrous Goat Serum

FBS

Fetal Bovine Serum

FCS

Fetal Calf Serum

FF

Follicular Fluid

FSH

Follicular Stimulating Hormon

GH

Gonadotropin Hormon

HCG

Human Chorionic Gonadotropin


IVC

In Vitro Culture

IVF

In Vitro Fertilization

IVM

In Vitro Maturation

LH

Luteinizing Hormon

MI, MII

Metaphase I, II

PBS

Phosphate Buffered Saline

PRL

Prolactin

TCM199 Tissue Culture Medium 199


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................iv
MỤC LỤC..........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ ................................................................................. viii
PHẦN 1. MỞ ðẦU ...........................................................................................1
1.1. Mục tiêu và cách tiếp cận của đề tài ...........................................................4
1.2. Tính cấp thiết của ñề tài ..............................................................................5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................7
2.1. ðặc ñiểm và khả năng sinh sản của con dê.................................................7
2.2.Các yếu tố trong việc nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm ................11
2.2.1. ðiều kiện nuôi ........................................................................................11
2.2.2. Môi trường nuôi .....................................................................................12
2.2.3. Các chất bổ sung vào môi trường nuôi ..................................................13
2.3. Một số phương pháp sử dụng để ni thành thục trứng trong ống nghiệm.... 18
2.3.1. Các phương pháp khai thác trứng ..........................................................18
2.3.2. Phân loại chất lượng trứng .....................................................................20
2.3.3. Phương pháp nuôi trứng in vitro và đánh giá sự thành thục..................22
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước...............................................24
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..........................................................24
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................30
PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..32
3.1. ðối tượng và nội dung, ñịa ñiểm nghiên cứu............................................32

3.1.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................32
3.1.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................32
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v


3.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu ..............................................................................32
3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................33
3.2.1. Tiêu chí lựa chọn phương pháp..............................................................33
3.2.2. Thu và bảo quản buồng trứng dê Cỏ......................................................33
3.2.3. Thu trứng từ buồng trứng.......................................................................33
3.2.4. Nuôi thành thục trứng in vitro................................................................34
3.2.5. Phân tách lớp tế bào cumulus.................................................................36
3.2.6. ðánh giá sự thành thục của trứng dê......................................................37
3.2.7. Xử lý số liệu ...........................................................................................37
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................38
4.1. Nghiên cứu các điều kiện thích hợp để thu và bảo quản buồng trứng..38
4.2. Nghiên cứu khả năng khai thác trứng dê từ buồng trứng .........................40
4.3. Nghiên cứu phân loại, ñánh giá và nâng cao chất lượng trứng dê trước và
sau ni in vitro................................................................................................41
4.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ enzym Hyaluronidaza.....................................43
4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường......................................................45
4.3.3. Ảnh hưởng của tác ñộng cơ học ñến thời gian xử lý với enzym
Hyaluronidaza ..................................................................................................46
4.3.4. Biến ñộng của thời gian làm sạch các lớp tế bào cumulus ....................48
4.4. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của FSH và nồng độ khí CO2, O2 trong tủ ni
đến trứng dê ni trong điều kiện in vitro. ......................................................50
4.4.1. Ảnh hưởng của nồng ñộ FSH.................................................................50
4.4.2. Ảnh hưởng của nồng ñộ Oxy .................................................................54

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................57
5.1. Kết luận .....................................................................................................57
5.2. ðề nghị ......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................58
PHỤ LỤC ........................................................................................................65
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ bảo quản ñến tỉ lệ trứng dê thành thục
in vitro...............................................................................................38
Bảng 2 : Mức ñộ phân rã của lớp tế bào cumulus trong mơi trường
TCM199-Hepes có nồng độ enzym Hyaluronidaza khác nhau........44
Bảng 3: Mức ñộ phân rã của lớp tế bào cumulus trong TCM199-Hepes
có bổ sung enzym Hyaluronidaza tại các nhiệt độ khác nhau..........45
Bảng 4: Kết quả tách lớp tế bào cumulus bằng cách kết hợp sử dụng
enzym Hyaluronidaza và tách cơ học ở các khoảng thời gian
khác nhau ..........................................................................................47
Bảng 5. Thời gian xử lý enzym ñể tách các lớp tế bào cumulus ...................49
Bảng 6. Tỷ lệ thành thục của trứng dê ni trong mơi trường TCM199
với các nồng độ FSH khác nhau .......................................................52
Bảng 7. Tỷ lệ thành thục của trứng dê ni trong hai mơi trường có
nồng độ oxy khác nhau.....................................................................54

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vii



DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 1: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ bảo quản ñến tỉ lệ trứng dê thành
thục in vitro..................................................................................39
Biểu đồ 2. Mức độ phân rã trung bình của lớp tế bào cumulus trong mơi
trường TCM199-Hepes có nồng độ enzym Hyaluronidaza
khác nhau.....................................................................................44
Biểu ñồ 3. Mức ñộ phân rã của lớp tế bào cumulus trong TCM199Hepes có bổ sung enzym Hyaluronidaza tại các nhiệt ñộ
khác nhau.....................................................................................46
Biểu ñồ 4: Kết quả tách lớp tế bào cumulus bằng cách kết hợp sử dụng
enzym Hyaluronidaza và tách cơ học ở các khoảng thời gian
khác nhau.....................................................................................47
Biểu ñồ 5: Thời gian xử lý enzym ñể tách các lớp tế bào cumulus ..............49
Biểu ñồ 6. Tương quan tỷ lệ thành thục của trứng dê nuôi trong mơi
trường TCM199 với các nồng độ FSH khác nhau ......................53
Biểu ñồ 7. Tương quan tỷ lệ thành thục của trứng dê ni trong hai điều
kiện oxy khác nhau......................................................................55

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

viii


PHẦN 1. MỞ ðẦU
Chăn ni dê đã được chú trọng phát triển từ rất lâu trên thế giới. Từ
khoảng 2000 – 6000 năm trước công nguyên ở vùng núi Tây Á, dê đã được
con người thuần hóa từ dê rừng (Nguyễn ðình Rao và cs, 1979) nhằm mục
đích cung cấp thịt, lơng, da…Con dê đã gắn bó với người nơng dân từ rất lâu
đó cho đến nay vẫn được coi là con vật của người nghèo bởi lẽ chúng là lồi “
ăn lá cây, uống nước lã và hít khí trời” (Nguyễn Văn Thanh). Chăn ni dê

khơng những ít vốn mà cịn dễ chăm sóc bởi lẽ chúng rất ít bị bệnh, dễ thích
nghi mà sản phẩm bán ra lại khá ñược giá. Theo thống kê năm 2004 của FAO
cho biết: sản lượng thịt các loại của toàn Thế giới ñạt 249.851.017 tấn, sản
lượng thịt dê ñạt 4.0910190 tấn (chiếm 1,64 % tổng sản lượng). Khu vực các
nước ñang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất (3.903.357 tấn - chiếm
95,4% tổng sản lượng), tập trung chủ yếu ở Châu Á (3.003.742 tấn - chiếm
73,42%). Nước cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1.518.081 tấn),
Ấn ðộ (473.000 tấn), Pakistan (373.000 tấn). Sản lượng sữa các loại trên tồn
Thế giới đạt 600.978.420 tấn, trong đó sữa dê là 11.816.315 tấn (chiếm
1,97%), tập trung ở các nước ñang phát triển (9.277.942 tấn - 78,52%), ñứng
ñầu là Ấn ðộ (2.610.000 tấn), Bangladesh (1.312.000 tấn), Pakistan
(1.312.000 tấn). Thế giới còn cung cấp 824.654 tấn da (trong đó Châu Á,
Nam Thái Bình Dương đóng góp 421.673 tấn - chiếm 51,13%), 103.210 tấn
lông. Hiện nay, Ủy ban thịt và gia súc Anh cho biết, sức tiêu thụ thịt trên thế
giới sẽ tăng 35% từ năm 2000 ñến năm 2010 do số người tiêu thụ thịt tăng lên
2,7 tỷ vào năm 2010, tập trung ở các nước ñang phát triển. Tiêu thụ thịt dê,
cừu dự đốn sẽ tăng lên trong các nước E.U trong khi tiêu thụ thịt bò, gia cầm
và thịt lợn lại giảm xuống[16].
Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù điều kiện thời tiết, khí hậu và mơi
trường ở đây rất thuận lợi cho việc chăn nuôi dê và tuy dê cũng đã được ni
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1


từ rất lâu nhưng đều mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Giống dê
chỉ đơn điệu có 2 lồi là dê địa phương (dê Cỏ) và dê Bách thảo. Mãi ñến năm
1991 mới ñược quan tâm nghiên cứu.
Những năm gần đây ngành chăn ni dê nước ta ñã tăng cả về mặt số
lượng và chất lượng, thịt dê được xem là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng

cao, hàm lượng cholesterol thấp (dê cỏ: 167,66±1,45 mg/100g thịt, dê lai Cỏ x
Bách thảo: 125±2,88 mg/100g, dê Boer x F1 (Bách thảo x Cỏ): 115±2,88
mg/100g (Nguyễn Bá Mùi, 2011) rất tốt cho sức khỏe của con người. Sự tăng
giá thịt dê hơi trên thị trường do nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước
ñang ngày càng tăng, năm 1996 giá thịt hơi chỉ 8000 ñ/kg, ñến năm 2003 đã
tăng lên 23.000đ/kg (cao hơn gần gấp đơi so với thịt lợn (11.000 - 12.000
ñ/kg thịt hơi) và ñến năm 2005 giá thịt dê lên ñến 35.000 ñ/kg. Năm 2010,
Nguyễn Bá Mùi ñiều tra tại Yên Bái cho thấy, giá thịt dê hơi tăng từ 45000
ñ/kg tới 60000 ñ/kg. ðến năm 2011 tăng lên 70000 đ/kg, trong khi đó giá lợn
hơi năm 2010 nằm trong khoảng 30000 – 35000 ñ/kg, năm 2011 nằm trong
khoảng 40000 – 50000 ñ/kg (Nguyễn Bá Mùi, 2011). Tại Ninh Bình năm
2011, giá dê hơi ñã tăng lên 100000 ñ/kg. Tập quán sử dụng sản phẩm từ chăn
ni dê (thịt, sữa) đã được hình thành. Nhu cầu tiêu thụ về sữa tươi cũng ñược
tăng lên vì sữa dê đã được khoa học và người tiêu dùng công nhận giá trị cao
về dinh dưỡng, giá của sữa dê năm 2001 là 7000 đồng/lít (cao hơn sữa bị
3000 đồng/lít).. Hiện tại giá sữa dê là 16.000 đồng/lít (Hà Nội) và 20.000 đ/lít
(TP. Hồ Chí Minh) (cao hơn sữa bị 9.000 – 13.000đ/lít). ðây là động lực
mới, mạnh ñể thúc ñẩy mạnh tiến trình cải tạo ñàn, tăng qui mơ đàn, số lượng
đàn và cơng nghệ chế biến sản phẩm[16]. Tuy vậy, ngành chăn nuôi dê ở
nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của nó.
Về vấn đề ứng dụng cơng nghệ sinh học trong chăn nuôi, trên thế giới
cũng như ở Việt Nam ñang tập chung sức lực lớn vào vấn ñề này và ñã gặt hái
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2


được rất nhiều thành cơng. ðã có nhiều sản phẩm ñộng vật ñược tạo ra, mở
màn là sự ra ñời của chú thỏ năm 1959 bằng phương pháp thụ tinh trong ống
nghiệm. Sau đó là việc ra đời của cơ bé người Anh: Louise Brown, sinh ngày

25/7/1978 do Robert Edward thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
Công nghệ sinh học cũng ñã mang lại những thành công lớn trong lĩnh
vực y học (y sinh học), nhờ công nghệ sinh học mà con người đã có thể sử
dụng động vật như các nhà máy sản xuất protein dược phẩm phục vụ cho
ngành y (có thể sản xuất hàng loạt các loại kháng thể ñặc hiệu chống lại một
số bệnh nguy hiểm như bệnh dại, bệnh uốn ván…), có thể giúp đỡ những
người khơng có khả năng có con có thể có con. Hơn nữa, con người cũng có
thể tạo ra các mơ bào có khả năng thay thế từ chính cơ thể vật chủ đó dựa vào
việc biệt hóa các mơ tế bào gốc lấy từ máu, dây rốn…ñể sử dụng khi cần thiết
đảm bảo sự an tồn cao. Cũng nhờ cơng nghệ này mà con người có thể bảo
tồn và nhân nhanh các nguồn gen quý phục vụ công tác bảo tồn (ñộng vật sắp
bị tuyệt chủng) và sản xuất (các cá thể động vật có năng suất cao), cho ra các
sản phẩm có chất lượng cao (sữa có hàm lượng ñạm cao…), số lượng nhiều
và giá thành hạ. ðộng vật chuyển gen được tạo ra với các mục đích khác nhau
là nguồn ngun liệu khơng thể thiếu để cung cấp cho ngành y dược phẩm
phục vụ con người.
Vì những lý do trên mà việc tạo ra các trang trại y sinh học (Biomedical
farm) trên thế giới cũng như ở Việt Nam là rất cần thiết.
Ở Việt Nam những năm gần ñây, công nghệ sinh học mà ñặc biệt là công
nghệ phơi cũng đã được chú trọng nghiên cứu và cũng ñã cho ra ñời ñược rất
nhiều thành tựu như việc tạo ra ñược 6 bê thụ tinh ống nghiệm từ công nghệ nuôi
cấy phôi năm 2005 (Nguyễn Hữu ðức, 2005), tạo ra thỏ chuyển phôi năm 1979,
chuột bạch chuyển phôi năm 2004[17]. Công nghệ phôi trên con dê ở Việt Nam
chỉ có rất ít tác giả đề cập tới, Nguyễn Hữu ðức và cs đã thành cơng trong q
trình sử dụng enzym Hyaluronidaza kết hợp với dùng phương pháp cơ học để
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3



tách các lớp tế bào cumulus ra khỏi trứng dê ñã ñược nuôi thành thục (Nguyễn
Hữu ðức và cs, 2011). Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu cơng nghệ phơi trên dê
vẫn ñang rất sơ khai.
Dê là ñộng vật ña thai (thường đẻ sinh đơi), bình qn 1,48 (dê cỏ) và
1,66 (dê lai) (Nguyễn Bá Mùi, 2011). Khả năng sinh sản nhanh (150,42 –
151,24) (Nguyễn Bá Mùi, 2011), dễ chăm sóc, ni dưỡng, chi phí đầu tư
thấp, ít bệnh tật (Hồ Quảng ðồ), nên ñây là một con vật rất có tiềm năng
trong việc nghiên cứu cơng nghệ sinh sản ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu công nghệ sinh sản trên dê bao gồm: Gây ñộng dục
ñồng pha, thu trứng dê, trưởng thành trong ống nghiệm, thụ tinh ống nghiệm,
nuôi phôi, cấy truyền phôi vào tử cung con nhận phôi. Thực tế ở Việt Nam có
rất ít nghiên cứu về cơng nghệ sinh sản trên con dê nên bước ñầu tiên là việc
trưởng thành trứng dê trong ống nghiệm, ñây là bước cần thiết ñể phục vụ các
bước tiếp theo trong quy trình đầy đủ vì vậy tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu sự phát triển của trứng dê trong ống nghiệm tại Việt Nam”.
Trong phạp vi nghiên cứu của ñề tài, tác giả chỉ tập chung vào nghiên
cứu, xây dựng và chuẩn hóa quy trình và những kỹ thuật liên quan để ni
thành thục được trứng dê trong ống nghiệm.

1.1. Mục tiêu và cách tiếp cận của ñề tài
1.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu công nghệ sinh học sinh sản với ñối tượng là trứng dê làm
cơ sở cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của công nghệ thụ tinh ống
nghiệm, tạo phôi nhân bản tại Việt Nam.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
• Xây dựng phương pháp thu, bảo quản và vận chuyển an toàn buồng trứng
dê với yêu cầu ñảm bảo sức sống của trứng và tránh nhiễm khuẩn.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4





Xây dựng phương pháp khai thác trứng ổn ñịnh từ buồng trứng, ni in
vitro trứng dê từ giai đoạn bóng mầm (Germinal Vesicle) phát triển ñến
giai ñoạn thành thục (Metaphase II) với tỷ lệ ñạt từ 50 ñến 60%.

1.1.3. Cách tiếp cận
Lý thuyết và phương pháp tiếp cận theo chuẩn của các phịng thí
nghiệm chun sâu về cơng nghệ sinh học động vật của thế giới như Viện
Nơng học Quốc gia (Cộng Hoà Pháp), ðại học Wisconsin Madison (Mỹ), ðại
học Connecticut (Mỹ).

1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi các nước phát triển (Mỹ, Pháp, ðức, Nhật Bản…), ñang phát
triển (Trung Quốc, Hàn Quốc…), thậm chí những nước xung quanh ta như
Thailand, Indonesia, Malaysia… ñều ñang ñầu tư mạnh mẽ nhằm phát triển
cơng nghệ sinh học động vật, thì tình hình này ở nước ta đang cịn ở dạng đầu
tư nhỏ giọt, khơng có định hướng lâu dài hoặc đầu tư phân tán. Chính vì vậy,
có thể nói, cơng nghệ sinh học động vật nước ta cịn ở “ vùng trũng gần đáy”
của thế giới.
Trong hai thập kỷ qua, cơng nghệ sinh học ñộng vật nước ta với sự trợ
giúp của quốc tế, cũng có một số thành tựu về cấy chuyển phơi bị, thụ tinh
ống nghiệm….nhưng kết quả đều khu trú ở các phịng thí nghiệm hoặc các đề
tài nhỏ lẻ. Gần đây, khi Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì
Chương trình trọng điểm về phát triển cơng nghệ sinh học (tầm nhìn đến năm
2020), thì mới có 02 đề tài liên quan cơng nghệ sinh học sinh sản ở bị và lợn
được tiến hành (bắt ñầu từ năm 2007). Tuy nhiên, lực lượng và kết quả mong
đợi cũng cịn khiêm tốn.


Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5


Trong xu thế ñào tạo và phát triển nghiên cứu tại các trường ñại học, Bộ
Giáo dục và ðào tạo ñã ưu tiên ñầu tư cho Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội một dự án về phát triển và ñào tạo nhân lực, khả năng nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ sinh học (dự án bắt ñầu từ năm 2007). Mới đây, Khoa
Cơng nghệ sinh học của Trường cũng đã ñược thành lập, quy tập ñược ñội
ngũ các giảng viên và nghiên cứu viên có khả năng nghiên cứu chuyên sâu từ
các đơn vị trong và ngồi trường. Lực lượng này ñủ khả năng tiếp cận và triển
khai các nghiên cứu ở trình độ cao trong cơng nghệ sinh học ñộng vật như thụ
tinh ống nghiệm và nhân bản, chuyển gen, tế bào gốc…
Với những ưu thế về nhân lực, về đầu tư cho Chương trình cơng nghệ
sinh học của Bộ Giáo dục thời gian qua và ñịnh hướng khoa học cơng nghệ
của Nhà trường, Tơi đã đăng ký thực hiện ñề tài này dưới sự hướng dẫn và chỉ
bảo của các thầy cô Khoa Thú y kết hợp với các thầy cô Khoa Công nghệ sinh
học và tin tưởng các nghiên cứu triển khai khơng những có giá trị về mặt khoa
học cơng nghệ mà cịn góp phần thiết thực cho việc ñào tạo ñội ngũ cán bộ
nghiên cứu có trình độ khu vực trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học động vật,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch của ñề án 322 mà Bộ Giáo dục
đang triển khai.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm và khả năng sinh sản của con dê
ðể ñánh giá khả năng sinh sản của dê cái, người ta thường dựa vào một
số chỉ tiêu sau:
Tuổi ñẻ lứa ñầu
Tuổi ñẻ lứa ñầu là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh
thời gian ñưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Nó được tính từ khi con
vật sinh ra ñến ngày ñẻ lứa ñầu tiên. Tuổi ñẻ lứa ñầu chủ yếu phụ thuộc vào
tuổi thành thục (cả về tính và về thể vóc), đồng thời cịn phụ thuộc vào việc
phát hiện ñộng dục và kỹ thuật phối giống. Ngồi ra, nó cịn liên quan đến
điều kiện ngoại cảnh, di truyền, chế độ chăm sóc... Tuổi đẻ lứa đầu của dê Ấn ñộ
là: dê Barbari: 398,6 ngày; dê Jumnapari: 581,3 ngày; dê Beetal: 556,4 ngày.
Trong khi đó dê Ấn ðộ nuôi ở Sông Bé lần lượt là: 415,6 ngày; 535,4 ngày;
547,1 ngày. Theo (S.N Sing và P.S Sengar, 1985) cho biết, ở dê Beetal có tuổi đẻ
lứa đầu là 675 ngày, dê Jumnapari là 735ngày, dê Black Bengan là 483 ngày.
(ðặng Xn Biên, 1979) thơng báo tuổi đẻ lứa ñầu của dê Cỏ Việt Nam là 300
ngày, (Lê Văn Thơng, 2005) cho là 336,4 ngày.
Tuổi động dục lần đầu
Tuổi ñộng dục lần ñầu là khi dê cái ñã thành thục chức năng sinh dục và
xuất hiện sự ham muốn giao phối lần ñầu. Tuổi ñộng dục lần ñầu ñược tính bằng
ngày hoặc tháng tuổi. Theo (ðinh Văn Bình, 1998) cơng bố, tuổi động dục lần
đầu trên dê Ấn ðộ lần lượt là: dê Barbari là 313,1 ngày; dê Jumnapari là 406,5
ngày và dê Beetal là 372,7 ngày. (Lê Văn Thơng, 2005) theo dõi ở Thanh Hóa
cho biết, dê Cỏ có tuổi động dục lần đầu là 176,81 ngày, theo (Mai Hữu Yên,
1998) ở Thái Nguyên là 198,3 ngày. Trong chăn ni, khi dê cái động dục nên
bỏ qua chu kì động dục đầu tiên, tốt nhất cho dê cái phối ở 2 - 3 chu kì động dục
sau để ñảm bảo sức khỏe cho dê cái và ñời con của chúng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7



Tuổi phối giống lần ñầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn ni quyết định. Mặc dù dê hậu bị
có tuổi ñộng dục lần ñầu sớm là 5 - 7 tháng nhưng ñến 7 - 8 tháng tuổi mới
cho phối giống, khi đó dê đạt khoảng 70% khối lượng trưởng thành. Theo tác
giả (ðinh Văn Bình, 1998) cho biết, tuổi phối giống lần ñầu trên dê Ấn ðộ
như sau: dê Barbari là 246,5 ngày; dê Jumnapari là 415,3 ngày và dê Beeltal
là 401,3 ngày. Còn ở dê Bách Thảo là 202,81 ngày (từ 165-255 ngày): vào
khoảng 7 - 8 tháng tuổi, (ðinh Văn Bình, 1994) và (Lê Văn Thơng, 2005) theo
dõi trên dê Cỏ thơng báo: dê Cỏ có tuổi phối giống lần đầu là 186,26 ngày,
(ðinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý, 2003) cho biết, dê Cỏ có tuổi phối giống
lần đầu là 140 - 200 ngày.
Chu kì động dục
Chu kì động dục là thời gian hoạt động sinh dục xuất hiện một cách đều
đặn và có tính chu kì. Chu kì động dục của dê khoảng 19 - 21 ngày, ñộng
dục kéo dài 1 - 3 ngày. Những biểu hiện khi ñộng dục: âm hộ hơi sưng ñỏ
hồng, chảy dịch nhờn, kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu dê đang
tiết sữa thì giảm đột ngột. Thời gian cho dê giao phối sau 16 - 38 giờ phát
hiện ñộng dục là tốt nhất. Trong thực tế chăn ni, nếu phát hiện động dục
ngày hơm nay thì ngày hôm sau cho phối 2 lần sáng, chiều là phù hợp. Các
tác giả theo dõi trên dê Ấn ðộ thấy chu kì động dục như sau: dê Barbari:
26,2 ngày; dê Jumnapari 27,29 ngày; dê Beeltal là 18,03 ngày. Dê Cỏ có chu
kì động dục là 22,35 ngày (Lê Văn Thông, 2005), 20,35 ngày (Mai Hữu
Yên, 1998), 17-19 ngày (ðặng Xuân Biên, 1979). Tại Ấn ðộ, theo
(Singh.N.S và Sengar.O.P.S, 1985) cho biết dê Barbari có chu kỳ động dục
là 17,1 - 49,2 ngày; dê Beetal là 16,9- 41,2 ngày, dê Jumnapari là 19,0 49,7 ngày, dê Black bengan là 17,8 - 46,2 ngày.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8



Khoảng cách lứa ñẻ
Khoảng cách lứa ñẻ là khoảng thời gian giữa lần ñẻ trước và lần ñẻ tiếp
sau, ñây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá khả năng
sinh sản của dê cái. Khoảng cách lứa ñẻ phụ thuộc vào các yếu tố như: giống,
thức ăn, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc… Khoảng cách lứa ñẻ chủ yếu là do
thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì độ dài thời gian mang thai
là một hằng số sinh lý và không thể rút ngắn ñược. Tuy nhiên trong thực tế,
khoảng cách lứa ñẻ thường kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân. (ðặng Xuân
Biên, 1979) cho biết, dê Cỏ có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 270 ngày.
(Nguyễn Thị Mai, 2002) thơng báo, dê Bách Thảo ni tại Ninh Thuận có
khoảng cách giữa hai lứa ñẻ là 180 - 210 ngày. ðối với các giống dê Ấn ðộ
nuôi tại Việt Nam, các tác giả ñã thu ñược kết quả là: dê Barbari: 225 ngày;
dê Jumnapari: 312 ngày và dê Beetal là 282 ngày.
Thời gian có chửa lại sau khi đẻ
Muốn rút ngắn khoảng cách lứa ñẻ cần phải tuân thủ và áp dụng những
quy trình chăn ni hợp lý hoặc phải tác ñộng ñể rút ngắn giai ñoạn từ khi ñẻ
ñến khi phối giống có chửa xuống, tốt nhất là 3 tháng. Thời gian này phụ
thuộc vào gia súc ñộng dục lại sau ñẻ, khả năng phát hiện ñộng dục, phối
giống lại, cũng như khả năng thụ thai.
Thời gian ñộng lại sau khi ñẻ
Thời gian ñộng dục lại sau khi ñẻ là khoảng thời gian tính từ khi gia
súc cái đẻ ra con ñến khi xuất hiện kỳ ñộng dục tiếp theo. Khoảng thời gian
ñộng dục lại của dê phụ thuộc vào q trình hồi phục của cơ quan sinh dục,
đặc biệt là buồng trứng. Những dê cái được ni dưỡng kém trước và sau khi
ñẻ hay ñang cho con bú thường ñộng dục trở lại muộn hơn. Thời gian ñộng
dục lại sau ñẻ của dê núi Hà Giang là 40,22 ngày(Nguyễn Văn Bình và cs,
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


9


2008), dê cỏ, dê lai ở Yên Bái lần lượt là 43,54 ±10,42, 51,82±10,42 (Nguyễn
Bá Mùi, 2011).
Tỷ lệ thụ thai
Tỷ lệ thụ thai một mặt phụ thuộc vào bản thân con vật, nhất là sự hồi
phục của ñường sinh dục và hoạt ñộng chu kỳ sau khi ñẻ. Mặt khác, còn phụ
thuộc vào kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cùng với việc ñộng dục trở lại sớm, tỷ lệ
phối giống thụ thai cao góp phần rút ngắn thời gian có chửa lại sau ñẻ và
khoảng cách lứa ñẻ.
Thời gian mang thai
Thời gian mang thai là thời gian tính từ lúc gia súc cái thụ thai ñến khi
ñẻ. Theo (ðặng Xuân Biên, 1979) cho biết, thời gian mang thai trung bình
của dê là 146-156 ngày. (ðinh Văn Bình và cs, 1998) theo dõi trên dê Ấn ðộ
thấy: dê Barbari là 148,1 ngày (ở Ấn ðộ là 146 ngày), Jumnapari là 149,61
ngày (ở Ấn ðộ là 149 ngày), dê Beetal là 148,1 ngày (ở Ấn ðộ là 148 ngày).
Tại Ấn ðộ, theo (Sing S.N. và Sengar P.S., 1985) cho biết: dê Jumnapari là
149 ngày, dê Beetal là 148 ngày, dê Barbari là 146 ngày.
Số con sơ sinh trên lứa
ðây là chỉ tiêu cho biết số dê con sơ sinh ñẻ ra trong một lứa đẻ của dê
mẹ. Tác giả (Lê Văn Thơng, 2005) theo dõi ở Thanh Hóa cho biết dê Cỏ ñẻ
1,61 con/ lứa, (Mai Hữu Yên, 1998) là 1,52 con/lứa, (ðinh Văn Bình, 1998)
nghiên cứu trên dê Ấn ðộ cho biết: dê Barbari: 1,45 con/lứa; dê Jumnapari:
1,36 con/ lứa; dê Beetal: 1,3 con/ lứa.
Số con sơ sinh/ cái/năm
Là số con sơ sinh ñược sinh ra trong một năm của một dê cái. Chỉ tiêu
này phản ánh số dê con ñẻ ra hàng năm của dê mẹ. Theo nghiên cứu của một
số tác giả cho biết chỉ tiêu này ở dê Cỏ là 1,97 con/ cái/ năm, dê Bách Thảo là
3,07 con/cái/năm (ðinh Văn Bình, 1994).

Số lứa/cái/năm
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10


Chỉ tiêu này xác ñịnh số lứa ñẻ của một dê cái trong một năm. Các
giống dê khác nhau thì số lứa ñẻ cũng khác nhau trong một năm. Dê
Jumnapari là 1,3 lứa/năm, dê Barbari là 1,4 lứa/năm.

2.2.Các yếu tố trong việc nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm
ðể nuôi thành thục trứng trong điều kiện in vitro thành cơng thì bắt
buộc phải tạo các điều kiện ni (nhiệt độ, thành phần khơng khí, mơi trường
ni...) gần giống với trong điều kiện in vivo nhất. Ngồi ra, thời gian ni
cũng khơng được dài q hay ngắn q, cũng cần phải tương ñương với thời
gian phát triển trong cơ thể ñộng vật. ðể làm được điều này cần phải có
những nghiên cứu từng bước, từng cơng đoạn của các nghiên cứu cơ bản. Có
rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này và các tác giả ñã ñưa ra ñược con số tương
đối cụ thể cho cơng việc ni thành thục trứng nêu trên.

2.2.1. ðiều kiện ni
Nhiệt độ: Yếu tố nhiệt độ ni cần phải tương đương với nhiệt độ
trong cơ thể con vật. Với dê, nhiệt độ ni cần đảm bảo ổn ñịnh ở khoảng
390C (Cù Xuân Dần, 1996), tuy nhiên đó là nhiệt độ trung bình của dê, trên
thực tế ta cần phải xác ñịnh lại bằng thực nghiệm với các mức nhiệt độ giao
động trong khoảng 390C để tìm ra khoảng nhiệt độ thích hợp nhất. Trong thí
nghiệm của (N.Crozet và cs, 1995), ơng đã ni trứng dê trong ñiều kiện nhiệt
ñộ 38,50C ñể chuẩn bị trứng thành thục cho việc thụ tinh ống nghiệm. Tương
tự như kết quả của N.Crozet, (Z.G.Wang và cs, 2007) cũng nuôi thành thục
trứng dê Boer trong ống nghiệm ở nhiệt ñộ 38,50C, 5%CO2 trong 24 giờ ñể

nghiên cứu sự ảnh hưởng của các phương pháp khai thác trứng ñến khả năng
thụ tinh sau khi nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm dê Boer. (M.Khatun
và cs, 2010) ni trứng dê trong điều kiện nhiệt ñộ là 390C.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11


Thành phần khơng khí: Cũng giống như trong cơ thể ñộng vật, thành
phần CO2 và O2 trong môi trường nuôi phải phù hợp với sự phát triển của tế
bào trứng. Nếu nồng độ các khí trên khơng phù hợp thì khả năng trứng thành
thục cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Thông thường các nghiên cứu của các tác giả
không nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng của thành phần không khí lên tỷ lệ
ni thành thục trứng trong ống nghiệm mà thường mặc định thành phần khí
trong tủ ni là 5%CO2(N.Crozet và cs, 1995); (Z.G.Wang và cs, 2007);
(M.Khatun và cs, 2010), rất ít nghiên cứu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
nồng ñộ O2 tới sự phát triển của trứng dê trong khi ni cấy. Trên thế giới
mới có cơng bố của Singh và cs, 2009). Ông thấy rằng khi nồng độ O2 giảm
xuống cịn 10% thì hiệu quả thu trứng thành thục cao hơn ở nồng độ bình
thường (20%) (P<0,05). Trong nước mới đây nhất có cơng bố của Nguyễn
Hữu ðức và cs, 2011) nhận thấy tỷ lệ nuôi thành thục trứng tốt hơn khi ñồng
thời khống chế thành phần khí trong tủ ni là 5%CO2 và 5%O2.
Thời gian nuôi: Thời gian nuôi quá ngắn sẽ làm trứng không ñủ thời
gian ñể thành thục, nếu quá dài sẽ làm trứng kém phẩm chất vì bị biến đổi
q mức hoặc mơi trường khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy cần phải có một
thời gian ni hợp lý để thu được trứng có chất lượng tốt nhất. Theo
(Z.G.Wang và cs, 2007) thì thời gian ni trứng dê Boer phù hợp là 24h,
theo (M.Khatun và cs, 2010), (Keskintepe L và cs, 1975) thì thời gian ni
thành thục trứng dê là 27h. (P.Tajika và cs, 2002) nuôi thành thục trứng dê

trong 24 – 26h, (Nguyễn Hữu ðức và cs, 2011) nuôi trứng dê trong ống
nghiệm sau 32h.

2.2.2. Môi trường nuôi
Môi trường TCM199 (Sigma - Adrich)

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12


Năm 1950, Morgan và cs ñưa ra một báo cáo về khả năng sản xuất một
mơi trường dinh dưỡng có khả năng ni được tế bào ngồi cơ thể. Nó gồm
tập hợp của nhiều chất gồm các vitamin, amino axit và các chất có tác dụng
kích thích sinh trưởng khác và đặt tên là Tissue Culture Medium 199. Ngày
nay mơi trường đó đã được phát triển ra nhiều mơi trường khác nhau (10 mơi
trường) để phù hợp với từng mục đích nghiên cứu như ni tế bào, ni phơi,
chế vaccine… Mơi trường để ni tế bào trứng thành thục trong ống nghiệm
có tên là Medium 4530 (M4530 dạng dung dịch) bao gồm 8 loại muối khác
nhau chiếm ña số khối lượng, 21 loại amino acid, và 17 loại vitamine khác
nhau với một lượng rất nhỏ.

2.2.3. Các chất bổ sung vào mơi trường ni
Hormon
Với mơi trường TCM199 đã có thể ni trứng trong ống nghiệm được,
tuy nhiên trứng khơng thể phát triển như mong muốn được do trong q trình
phát triển của trứng tự nhiên có yếu tố hormon tác động. Trứng có chín được hay
khơng là do hormon điều khiển. Vì lý do này, trong q trình ni thành thục
trứng, ta cần có hormon để làm cho trứng phát triển ñến giai ñoạn thành thục.
Trong cơ thể có rất nhiều hormon khác nhau nhưng chỉ có một số

hormon có tác ñộng ñến quá trình phát triển và thành thục của trứng, trong số
đó phải kể đến FSH, LH và Oestradiol.
Vậy các hormon trên bổ sung với một lượng bao nhiên là ñủ cho trứng
dê phát triển tốt như mong muốn?
Theo (N.Crozet và cs, 1995), lượng LH, FSH và Oestradiol bổ sung
vào môi trường nuôi cấy TCM199 lần lượt là 10, 10 và 1 µg/l. Theo
(Y.Congnie và cs, 2003), ơng bổ sung hormon FSH, Oestradiol 17β vào môi
trường TCM199 với lượng tương đương là 100 µg/l (gấp 10 lần và 100 lần so
với N.Crozet) ñể nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng Cysteamine trong
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13


ni cấy trứng. Theo (Nguyễn Hữu ðức, 2005) thì tỷ lệ bổ sung FSH, LH và
Oestradiol vào môi trường TCM199 lần lượt là 500, 100, 100 µg/l để ni
thành thục trứng bò trong ống nghiệm. (Keskintepe L và cs, 1975) ñã dùng
LH, FSH và Oestradiol 17β với lượng tương ứng là 100; 0,5; 1 µg/ml.
Hiệu quả của việc bổ sung hormon vào mơi trường ni cấy được trứng
dê được A.I. Younis và cs, 1991 nghiên cứu năm 1991. Ơng đã làm thí nghiệm
so sánh ảnh hưởng của hormon LH và FSH ñến sự phát triển của trứng và thấy
rằng. Với nồng độ FSH và LH bổ sung vào mơi trường là 5 µg/ml và 100 µg/ml,
khả năng ni thành thục trứng đạt rất cao: 100% và 90% trứng ni thành thục
so với không bổ sung hormon: 60% trứng nuôi thành thục.
Kháng sinh
Kháng sinh bổ sung vào mơi trường có tác dụng kìm hãm sự nhân lên
của vi khuẩn trong mơi trường ni cấy, tránh những tác động khơng tốt tới
sự phát triển của tế bào. Kháng sinh bổ sung vào mơi trường thường phải có
khả năng kìm hãm và tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau nhưng
khơng làm ảnh hưởng nhiều tới tế bào và sự phát triển của tế bào. Chính vì lẽ

đó mà người ta thường dùng Penicillin + Streptomycin để mở rộng phổ kháng
khuẩn, có thể dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng là gentamycin. Tất cả những
kháng sinh dùng trong công nghệ nuôi trứng phải là kháng sinh được tinh chế
và có chất lượng tốt nhất, thường phải nhập khẩu từ công ty Sigma – ðức để
bổ sung vào mơi trường với lượng vừa ñủ ñể kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn: (A.I. Younis và cs, 1991) dùng Gentamycin Sulfate với lượng 50
µg/ml. (P.Tajika, 2002), (Nguyễn Hữu ðức, 2005) dùng Penicillin và
Streptomycin ñể bổ sung vào môi trường nuôi cấy với lượng 100.000UI và 50
mg/l. (Kharche.S.D và cs, 2006) nghiên cứu nuôi thành thục trứng dê cừu
trong ống nghiệm ñã dùng 100 UI/ml Penicillin và 100 µg/ml Streptomycin
để bổ sung vào mơi trương bảo quản và nuôi trứng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

14


Pyruvate
ðược tạo ra từ glucoza qua q trình chuyển hóa kỵ khí của glucoza
(glycolisis), từ đó 1 phân tử pyruvate ñược chuyển thành 2 phân tử acetyl
coenzymA nhờ enzym Pyruvate Dehydrogenaza Complex để tham gia vào
chu trình crebs. Một phân tử Pyruvate còn chuyển thành 2 phân tử
oxaloacetate qua sự hoạt hóa của enzym Pyruvate Carboxylaza để tham gia bổ
sung dưỡng chất cho chu trình crebs. Ngồi ra Pyruvate cịn có khả năng
chuyển hóa thành alanine nhờ enzym Alanine Transaminaza để bổ sung acid
amin cho cơ thể. Pyruvate cịn có thể chuyển hóa thành acid lactic nhờ enzym
Lactate Dehydrogenaza để giải phóng năng lượng phục vụ các hoạt động
sống. Trong ni cấy trứng in vitro, việc bổ sung Pyruvate có tác dụng cung
cấp thêm năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào. Theo
(Chian và cs, 2002) lượng Pyruvate bổ sung khoảng 0,2 mM/ml.
Dịch nang trứng

Dịch nang trứng (Follicular Fluid – FF) (Alberto Revelli và cs, 2009) là
một chất lỏng có trong nang trứng, bao bọc xung quanh trứng, được huyết
tương trong máu hình thành và cung cấp các chất dinh dưỡng. Dịch nang
trứng có thể coi như nguồn dinh dưỡng chính để ni trứng phát triển và
thành thục trong cơ thể. Trong dịch nang trứng có rất nhiều các thành phần
khác nhau, nhưng có thể gộp chung thành những nhóm chất sau:
- Hormon: Gonadotropin (LH, FSH, HCG), hormon sinh trưởng (GH),
Prolactin (PRL), Oestrogens (E2), Progesteron (P), Androgens, Corticoid.
Các hormon này không thể thiếu trong việc nuôi thành thục trứng.
- Các yếu tố tăng trưởng của nhóm yếu tố tăng trưởng biến đổi – beta (TGFbeta) gồm Inhibin (A và B) và Activin (A), Anti-mullerian hormon
(AMH), Bone Morphogenetic Protein-15 (BMP-15).

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

15


- Các Interleukin và các yếu tố tăng trưởng khác gồm IGF (Insulin – like
Growth Factors): IGF-I và IGF-II và nhóm IGFBP (1 – 6) (IGF-Binding
Proteins). Các yếu tố phát triển khác gồm Tumour Necrosis Factor-alpha
(TNF-alpha), Epidermal Growth Factor (EGF), và Basic Fibroblast
Growth Factor (BFGF), Các Interleukin (IL)(yếu tố miễn dịch dịch thể).
- Yếu tố phân giải oxy ROS (Reactive Oxygen Species), Nitric Oxyde; Yếu
tố phát triển hệ mạch trong màng (VEGF) (Vascular Endothelial Growth
Factor).
- Proteins, peptides và amino-acids, alpha-fetoprotein, CEA và CA-125,
alpha1-antitrypsin, leptin, endothelin-2
- Antigen CD44, beta-endorphin (beta-EP), lactoferrin. angiotensin II
(ATII), oocyte maturation inhibitor (OMI), homocysteine (HCY), prorenin
- ðường hyaluronan, myo-inositol, prostanoids

Huyết thanh
Huyết thanh bào thai bê: Fetal Calf Serum – FCS hoặc Fetal Bovine
Serum – FBS, huyết thanh dê ñộng dục: Estrous Goat Serum – EGS: Là
những huyết thanh của ñộng vật non hoặc ñộng vật ñang chửa (thường dùng
huyết thanh bê, dê). Cũng giống như dịch nang trứng, nó có thể coi như một
nguồn dưỡng chất bổ sung vào mơi trường ni cấy, trong đó chủ yếu là
những yếu tố sinh trưởng, protein và hormon, nó có tác dụng làm tăng khả
năng sinh trưởng và phát triển của tế bào khi nuôi cấy.
Cysteamine
Theo (Y.Congnie và cs, 2003) nghiên cứu bổ sung cysteamine (Sigma.
Ref. M9768) vào môi trường TCM199 vào mơi trường TCM199 thì thấy rằng
hiệu quả của việc ni thành thục trứng dê sang giai đoạn MII rất rõ ràng. Với
các nồng ñộ nghiên cứu là 0; 50 và 100 µM, ơng thấy rằng nếu có mặt
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

16


×