Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thử nghiệm thức ăn công nghiệp trong ương nuôi cá bớp bostrichthyss sinensis lacepede 1801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 87 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
---------

---------

ðỖ VĂN KIÊN

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM THỨC ĂN CÔNG
NGHIỆP TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ BỚP
Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số
: 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN DŨNG

HÀ N I - 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………i


Lời Cam ðoan

Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và được thực hiện bởi chính tác giả.


Tơi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả

ðỗ Văn Kiên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………ii


Lời Cảm Ơn

ðể hồn thành được luận văn này trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến Tiến sĩ Vũ Văn Dũng, người thầy ñã ñịnh hướng và tận tâm hướng dẫn để
tơi hồn thành tốt đề tài này.
Tiếp đến tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Ni
trồng Thuỷ sản 1, Phịng đào tạo và quan hệ quốc tế - Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ Sản 1, Ban giám hiệu và Khoa sau đại học Trường ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội đã ln tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành tốt khố học này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tập thể anh em quản lý, công
nhân trại giống thủy sản Trung Kiên – Nông trường Rạng ðông – Nghĩa Hưng –
Nam ðịnh
Con xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, người đã có cơng sinh thành, giáo dưỡng
để con có được như ngày hơm nay. Anh xin cảm ơn em - người vợ luôn biết chia
sẻ.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn và đồng nghiệp, những người
đã ln động viên, giúp ñỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2009
Tác giả


ðỗ Văn Kiên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………iii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục hình và đồ thị

viii


PHẦN I. MỞ ðẦU

1

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. ðặc ñiểm phân loại, sinh học, sinh sản của cá bớp

3

2.1.1. ðặc ñiểm phân loại

3

2.1.2. ðặc ñiểm hình thái và phân bố

4

2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng

5

2.1.4. ðặc ñiểm sinh trưởng

6

2.1.5. ðặc ñiểm sinh sản

2.2. Tình hình nghiên cứu và ni cá bớp trong và ngồi nước

7

2.2.1. Tình hình nghiên cứu và ni cá bớp trên thế giới

7

2.2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá bớp trong nước

7

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9

3.1. Phương pháp tiếp cận

9

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………iv


3.2. ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

9

3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

9


3.3.1. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tốc ñộ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá bớp

9

3.3.2. Chọn vật liệu nghiên cứu

11

3.3.3 Phương pháp chăm sóc, quản lý cá thí nghiệm

11

3.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu

13

3.4.1. Các yếu tố môi trường

13

3.4.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng

13

3.4.3. Hệ số chuyển ñổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)

14


3.4.4. Giá thành sản phẩm

14

3.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu

15

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

16

4.1. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm ương từ cá hương lên cá
giống.

16

4.2. Ảnh hưởng của các cơng thức thức ăn tới tốc độ tăng trưởng của cá bớp giai
ñoạn ương từ cá hương lên cá giống

19

4.2.1. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tốc ñộ tăng trưởng chiều dài của
cá bớp giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống

19

4.2.2. Ảnh hưởng của các cơng thức thức ăn tới tốc độ tăng trưởng khối lượng
của cá bớp giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………v

24


4.3. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tỷ lệ sống, hệ số chuyển ñổi thức ăn
(FCR), giá thành con giống giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống

28

4.4. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm ni cá bớp thương
phẩm.

30

4.5. Ảnh hưởng của các loại thức ăn tới tốc ñộ tăng trưởng khối lượng của cá
bớp giai đoạn ni thương phẩm

31

4.6. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tỷ lệ sống, hệ số chuyển ñổi FCR,
giá thành sản phẩm giai ñoạn nuôi thương phẩm.

32

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

34

5.1 Kết luận


34

5.2 Khuyến nghị

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

PHỤ LỤC

38

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phương sai

CB

Cá bớp

CT1

Cơng thức 1


CT2

Cơng thức 2

CT3

Cơng thức 3

ctv

Cộng tác viên

DO

Oxy hồ tan

HUFA

Highly unsaturated fatty acid

LSD0,05
Lt

Least Significant Diffrence - dấu hiệu sai khác nhỏ nhất
Chiều dài thân tiêu chuẩn

Ltb1

Chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm T1


Ltb2

Chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm T2

Ltbc

chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm cuối thí nghiệm.

Ltbđ

Chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm đầu thí nghiệm.

pH

ðộ pH

TA

Thức ăn

TATS

Thức ăn tươi sống

TG

Thời gian

TLS


Tỷ lệ sống

To

Nhiệt độ

ToKK

Nhiệt độ khơng khí

Ton

Nhiệt độ nước

W

Trọng lượng thân

Wtb

Trọng lượng trung bình

Wtbc

khối lượng của cá (gr) trung bình tại thời điểm cuối thí nghiệm

Wtbđ

khối lượng của cá (gr) trung bình tại thời điểm đầu thí nghiệm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

16

Bảng 4.2.1. Tăng trưởng chiều dài của cá bớp

20

Bảng 4.2.2. Tăng trưởng khối lượng(gr/con) theo các công thức thức ăn

24

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống và hệ số chuyển ñổi thức ăn, giá thành con giống của cá
bớp giai ñoạn ương cá hương lên cá giống

28

Bảng 4.4. Các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm ni thương phẩm

30

Bảng 4.5. Tăng trưởng khối lượng của cá bớp giai đoạn ni thương phẩm

31


Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và hệ số chuyển ñổi thức ăn, giá thành sản phẩm của cá bớp
giai ñoạn nuôi thương phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông
nghiệp……………viii

32


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.1: Hình dạng ngồi của cá

bớp Bostrichthys sinensis Lacépède,

1801

3

Hình 2.1.2: Bản đồ phân bố của cá bớp Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801

5

Hình 3.3.1.1: Ảnh bể thí nghiệm ương cá bớp từ cá hương lên cá giống

10

Hình 3.3.1.2: Ảnh ao thí nghiệm ni cá bớp từ cá giống lên cá thương phẩm

10


Hình 4.2.1.1: ðường biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng chiều dài
của cá bớp ở giai đoạn cá hương lên cá giống

21

Hình 4.2.1.2: ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới ADGL của cá bớp ở
giai ñoạn ương từ cá hương lên cá giống

22

Hình 4.2.1.3: ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới SGRL của cá bớp ở giai
ñoạn ương từ hương lên giống

23

Hình 4.2.2.1: ðường biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng khối lượng
của cá bớp giai đoạn ương cá hương lên cá giống

25

Hình 4.2.2.2: ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới ADGw của cá bớp ở
giai đoạn ương từ hương lên giống

26

Hình 4.2.2.3: ðồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thức ăn tới SGR khối lượng của cá
bớp ở giai ñoạn ương từ hương lên giống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………ix


27


PHẦN I. MỞ ðẦU
Cá bớp (Bostrichthys sinensis) là một trong những lồi có giá trị kinh tế
cao nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước là rất lớn ( giá cá thương
phẩm tại thị trường Việt Nam 170000ñ - 190000ñ/kg). ðối tượng này phân bố
rộng khắp các vùng nước lợ ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và một số
tỉnh miền tây Nam bộ. ðây là ñối tượng có khả năng thâm canh tốt cho lợi nhuận
cao và tương đối ổn định. Mặc dù có nhiều ưu ñiểm như vậy nhưng cho tới nay
cá bớp mới chỉ phát triển nuôi tập chung ở vùng Nghĩa Hưng – Nam ðịnh. Có
hai ngun nhân chính khiến đối tượng nuôi này chưa thể phát triển mở rộng ở
những vùng có điều kiện mơi trường ni tương tự, một là nguồn cung cấp con
giống không tập trung, hai là nguồn cung cấp thức ăn khơng phù hợp, ổn định.
Việc sản xuất con giống nhân tạo thành công trên quy mô ñại trà trong năm vừa
qua ñã giúp giải quyết những khó khăn cơ bản về nguồn cung cấp con giống: vấn
ñề tồn ñọng cơ bản trong mở rộng phát triển ñối tượng nuôi này hiện nay là
nguồn cung cấp thức ăn.
Tuy đã được đưa vào ni thâm canh trong nhiều năm nhưng cho đến nay
việc ni cá bớp vẫn hồn tồn phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên ưa thích của
chúng là con moi biển. Do biến ñộng bất thường của thời tiết cùng với sự gia
tăng số lượng người nuôi khiến cho nguồn cung cấp thức ăn ngày càng trở lên
khan hiếm. Bên cạnh đó loại thức ăn này dễ gây ơ nhiễm mơi trường và bệnh cá,
chi phí hàng năm cho cải thiện môi trường và dịch bệnh cũng làm tăng giá thành
sản phẩm lên cao.
Thức ăn công nghiệp là giải pháp tốt giúp chủ ñộng nguồn thức ăn, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Tuy nhiên cho ñến nay thử nghiệm khoa
học và ñánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cơng nghiệp trên lồi cá này trong quá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………1



trình ương giống và tồn bộ q trình ni thương phẩm vẫn chưa ñược thực
hiện.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tơi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu thử
nghiệm thức ăn công nghiệp trong ương nuôi cá bớp Bostrichthys sinensis
Lacépède, 1801".
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Góp phần hồn thiện quy trình ương giống và ni thương phẩm cá bớp
trong ñiều kiện nhân tạo ở miền Bắc.
Mục tiêu cụ thể:
- ðánh giá được ảnh hưởng của thức ăn cơng nghiệp tới tỷ lệ sống và tốc
ñộ tăng trưởng của cá bớp từ nguồn sản xuất nhân tạo giai ñoạn từ cá hương lên
cá giống và giai đoạn đầu của ni thương phẩm.
- Tìm ra được cơng thức ni phù hợp với tập tính và điều kiện sinh trưởng
của cá bớp.
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn ñến tốc ñộ tăng trưởng, tỉ lệ
sống và hệ số chuyển ñổi thức ăn và giá thành sản phẩm khi sử dụng các loại
thức ăn khác nhau.
So sánh hiệu quả của các cơng thức ương ni, từ đó tìm ra công thức
ương nuôi phù hợp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm phân loại, sinh học, sinh sản của cá bớp
2.1.1. ðặc ñiểm phân loại

- Hệ thống phân loại [6]
Liên bộ dạng Vược: Percomorpha
Bộ cá Mù Làn

: Scorpaeniforme

Phân bộ cá Bống : Gobioidei
Họ cá Bống đen : Eleotridae
Giống cá bớp : Bostrychus Lacépède 1801
Lồi cá bớp: Bostrichthys sinensis Lacépède,1801

Hình 2.1.1 : Hình dạng ngồi của cá bớp
(Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………3


- ðặc ñiểm phân loại:
Các vây và tia vây, vẩy, nắp mang [8;5]
- Tia vây A I,8 - 9 (vây hậu môn), tia vây ID VI (vây lưng), tia vây IID
I,11 - 12 (vây lưng), Tia vây P 17 (vây ngực), Tia vây VI,5 (vây bụng). Hàng
vẩy dọc thân 127 ± 7. lược mang 4 – 4 + 10 – 11 ± 1. ðốt sống thân 12 ± 14.
2.1.2. ðặc điểm hình thái và phân bố
Hình thái: Cá có thân trịn, dài, hơi dẹp hai bên. Tồn thân phủ vảy nhỏ,
trơn nhớt, vẩy ở đầu thối hóa nhiều. ðầu rộng và dẹt, mõm tù, mắt bé, miệng
rộng dài ñến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra. Xương lá mía, xương
khẩu có hai răng, xương nắp mang dưới khơng có gai. Hai vây bụng cách xa.
Tồn thân có mầu xám, mặt lưng sẫm mặt bụng nhạt hơn. Phía trên gốc vây đi
có chấm đen lớn hình trịn hay hình trứng xung quanh có viền trắng. Vịm miệng
có răng [3].

Phân bố: Cá bớp có phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hiếm gặp ở
vùng ơn đới, chúng xuất hiện ở vùng nước mặn, nước lợ, và nước ngọt, tuy nhiên
tập trung chủ yếu ở vùng nước mặn và nước lợ. Trên thế giới cá bớp có phân bố
ở Trung Quốc, ðài Loan, Ấn ðộ, Thái Lan, Indonnesia, Philippin, Australia,
Nhật Bản, Xrilanca, Việt Nam, các quần ñảo Thái Bình Dương [24]

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………4


Hình 2.1.2: Bản đồ phân bố của cá bớp Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801,
(Màu đỏ biểu thị vùng có cá bớp phân bố)[23]
Ở Vệt Nam cá bớp phân bố tập trung ở vùng bãi triều cửa sơng và các đầm
nước lợ, ñộ sâu trên dưới 1,5m , ñộ mặn 3%0 - 25%0, thích nơi bùn cát hoặc cát
bùn, nơi có nhiều sú, vẹt, cói, rong bún, rong đi chó. Chúng thường sống theo
đàn khi cịn nhỏ, và sống theo cặp trong các hang khi ở tuổi trưởng thành vào
mùa sinh sản [1;2;9;10]. Ở ven biển miền Bắc thấy cá phân bố tập trung ở vùng
Tiên Yên, Quảng Yên (Quảng Ninh), ðình Vũ, Cát Hải, ðồ Sơn, Tiên Lãng (Hải
Phòng), Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam ðịnh), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn
(Thanh Hố), cửa Sót (Hà Tĩnh) [5]. Ở miền Nam cá bớp phân bố ở Nam Trung
bộ, ðông Nam bộ, và miền Tây Nam bộ [13].
2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá bớp giai ñoạn nhỏ ăn ñộng vật phù du và ấu trùng động vật, khi trưởng
thành ăn tơm, cá nhỏ, động vật giáp xác, nhuyễn thể [22], chúng là loài ưa ăn thịt
động vật, ngồi ra cũng ăn các mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật [3]. Trong tự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………5


nhiên chúng chỉ ăn mồi sống và những con mồi mới chết khi thịt cịn tươi, nhưng
trong ni tập trung người ta có thể luyện cho ăn thức ăn khơ, thức ăn tự chế.

2.1.4. ðặc ñiểm sinh trưởng
Theo Trần Văn ðan (2002), cá bớp ngồi tự nhiên có tốc độ tăng trưởng
tương ñối chậm cá ở ñộ tuổi 1+ thân dài 9 - 10cm nặng khoảng 16g, 2+ thân dài
14 - 16cm nặng khoảng 60 - 70g, 3+ thân dài 17,5 - 18cm, nặng khoảng 130g [5].
Nhưng trong nuôi thả hiện nay bằng các biện pháp chăm sóc tích cực người ta đã
đưa tốc độ lớn của lồi cá này lên khá cao so với ngồi tự nhiên. Trong ni thả
cá 4 tháng tuổi có thể đạt 8 - 10cm, 10 - 12 tháng tuổi có thể đạt bình qn 20 22cm khối lượng ñạt 80 - 100g/con.
2.1.5. ðặc ñiểm sinh sản
Trong tự nhiên cá thường sinh sản tập trung vào tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8
[2], cá bớp cái ở tuổi 0+ có thể có buồng trứng ở giai ñoạn IV, cá ñực thành thục
sinh dục ở giai tuổi 1+ [5]. Trong một quần ñàn sự chín về sinh dục của các cá
thể khá đồng pha, khi trong quần đàn có một vài cá thể đẻ trứng thì các cá thể
mang trứng trong quần đàn bị kích thích đẻ theo. Tuy nhiên theo nghiên cứu của
Hong WanShu; Chen ShiXi; Zheng WeiYun; Xiao Ying; Zhang QiYong (2006)
[19], cá bớp ni có khoảng 12,4% lưỡng tính, trong tuyến sinh dục tồn tại cả
vật chất sinh dục ñực và vật chất sinh dục cái, điều này gây khó khăn trong việc
lựa chọn bố mẹ đưa vào ni vỗ trước mùa sinh sản. Vào mùa sinh sản cơ quan
sinh dục của cá đực và cá cái tiết các hooc mơn 17α - P, 17α, 20β - P, PGE2 and
PGF2α vào mơi trường nước, các hooc mơn này đóng vai trị là những
pheromone giới tính để thu hút bạn tình và kích thích sự sinh sản [20]. Cá bớp
vào mùa sinh sản thường sống từng cặp, cá ñẻ trứng và ấp trứng trong hang, cá
con nở ra thường kiếm mồi khu vực gần hang và ñược bố mẹ bảo vệ [9;10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………6


Trứng cá bớp thuộc loại trứng dính. Trứng cá bớp sẽ nở sau khi ñẻ 3 - 5ngày, ấu
trùng dinh dưỡng bằng nỗn hồng trong 3 ngày đầu, sau đó bắt đầu dinh dưỡng
ngồi, Giai đoạn cá mới nở thức ăn chính của ấu trùng là các lồi động vật phù
du cỡ nhỏ [5;18;22].

2.2. Tình hình nghiên cứu và ni cá bớp trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá bớp trên thế giới
Trên thế giới Trung Quốc là nước sản xuất giống và ni đối tượng này
khá tốt ngay từ những năm ñầu thập kỷ 90. X. Ma, X. Bangxi, W. Yindong and
W. Mingxue (2003) ñã xếp cá bớp vào nhóm lồi cá ni chính trong nội địa,
hình thức ni là ni thâm canh trong ao [21]. Hàng năm Trung Quốc có số
lượng giống cá bớp sản xuất nhân tạo nằm trong khoảng 1 triệu ñến 10 triệu con
[18]. Những tài liệu về sản suất giống ñại trà và nuôi thâm canh cho ñến nay vẫn
chưa được cơng bố rộng. Ngồi Trung Quốc trên thế giới cá bớp phân bố ở Ấn
ðộ, Thái Lan, Indonnesia, Philippin, Australia, Nhật Bản, Xrilanca, các quần đảo
Thái Bình Dương [24], tuy nhiên hiện nay chưa thấy các tài liệu công bố tình
hình ni lồi cá này.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ni cá bớp trong nước
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình về điều tra cá bớp trong tự nhiên,
nghiên cứu chúng về mặt hình thái và nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống.
Nghiên cứu về dinh dưỡng: Nguyễn Nhật Thi, (1978) và ðỗ Văn Khương,
(1997) xác ñịnh cá bớp ăn thịt động vật như tơm cá nhỏ ñộng vật giáp xác (dẫn
theo [5]). Trần Văn ðan, (1995) nhận xét cá bớp là cá dữ, ăn mồi sống hoặc chết
nhưng mồi con tươi [1].
Nghiên cứu về sinh sản: ðỗ Văn Khương (1997) xác ñịnh mùa ñẻ tập
trung của cá bớp tự nhiên là vụ xuân hè. ðỗ ðoàn Hiệp và ctv (1996) thử dùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………7


kích dục tố cho cá bớp đẻ bước đầu đã thu ñược cá bột (dẫn theo [5]). Trần Văn
ðan (2002) ñã cho sinh sản và ương nuôi thành công cá bớp, năm 2006 - 2008
tác giả cũng ñã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá bớp trên
quy mô sản xuất.
Nghiên cứu về nuôi thương phẩm: Trần Văn ðan (1998) đã cơng bố kết

quả thử nghiệm thức ăn tổng hợp trên cá bớp. Tác giả ñã tiến hành thử nghiệm
ni cá bớp trong bể kính 60 lít, số lượng 2 con/bể và trong lồng lưới
(1x1x0,7m) số lượng 6 con/lồng với ba công thức thức ăn: công thức I (ctI): tôm
cá xay nhỏ, công thức II (ctII): gồm 70% cá tạp và 30% cám, công thức
III(ctIII): gồm cá tạp 40%, bột cá 10%, bột đầu tơm và phụ phẩm 8%, bánh ñậu
nành 16%, cám gạo 14%, tấm 11%, vitamin khống 0,5%, vitaminC 0,5%. Kết
quả thu được sau một tháng ni đối với cá ni trong bể kính kích cỡ 52 - 55g,
ctI tăng 4,30g hệ số thức ăn 10,8, ctII tăng 3,49g hệ số thức ăn 8,0, ctIII tăng
2,43g hệ số thức ăn 6,0. ðối với cá nuôi lồng kích cỡ 40 - 42g sau 40 ngày ni
ctI tăng 3,46g, ctII tăng 2,4g, ctIII tăng 1,15g [4]. Ở nước ta ngồi cơng trình
nghiên cứu trên của Trần Văn ðan cũng có một số sách báo hướng dẫn về kỹ
thuật nuôi cá bớp dưới dạng tài liệu khuyến ngư. Tuy nhiên những tài liệu này
chủ yếu tổng hợp những kinh nghiệm nuôi quảng canh của một số ngư dân ở
thời kỳ khởi đầu của nghề ni cá bớp. ðến nay nghề ni cá bớp đã có rất nhiều
thay đổi, hình thức ni quảng canh mật độ thưa gần như khơng cịn áp dụng,
hình thức ni chủ yếu hiện nay là hình thức ni thâm canh mật độ cao, cho ăn
mồi tích cực, nhưng các nghiên cứu về sử dụng thức ăn công nghiệp cho nuôi
thương phẩm cá bớp từ nguồn giống nhân tạo đến thời điểm này chưa có cơng
trình nào công bố.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………8


PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tiếp cận
- Thơng qua tài liệu .
- Bằng các phương pháp thí nghiệm trực tiếp
3.2. ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)
giai ñoạn từ hương lên giống, và giai ñoạn ñầu của nuôi thương phẩm

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2009 - tháng 10/2009
- ðịa ñiểm nghiên cứu: Trại giống thủy sản Trung Kiên – Nghĩa Hưng –
Nam ðịnh
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tốc ñộ
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bớp
Thí nghiệm ñược thiết kế theo kiểu 01 nhân tố ngẫu nhiên dựa trên 3 công
thức thức ăn (CT1, CT2,CT3), mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Cá thí
nghiệm được thuần hố 01 tuần trước khi đưa vào thí nghiệm.
Trong đó:
Cơng thức I: 100% tép moi
Công thức II: 50% tép moi + 50% công nghiệp
Công thức III: 100% thức ăn công nghiệp
Thức ăn cơng nghiệp dùng trong thí nghiệm là thức ăn dùng cho giống của
hãng Cargill (7414 và 7434)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………9


Thí nghiệm ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống: ðược thực hiện
trong 9 bể lót bạt, mỗi bể có thể tích 6m3 (kích thước 2 x 3 x 1,0m). Mật độ thả
50con/m2. Thí nghiệm ni từ cá giống lên kích cỡ cá thương phẩm: ðược thực
hiện trong 9 ao đất, mỗi ao có diện tích 320m2. Mật độ thả 10con/ m2.Thí nghiệm
ương giống, và ni thương phẩm được bố trí như sau:

Hình 3.3.1.1: Ảnh bể thí nghiệm ương cá bớp từ cá hương lên cá giống

Hình 3.3.1.2: Ảnh ao thí nghiệm ni cá bớp từ cá giống lên cá thương phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………10



3.3.2. Chọn vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu:
Cá bớp ñược trực tiếp cho sinh sản nhân tạo tại trại giống thủy sản Trung
Kiên. Ương giai ñoạn từ hương lên giống chọn cá kích cỡ 1,5 - 2cm, mật độ thả
50 con/m2. Thí nghiệm ni từ giống lên kích cỡ thương phẩm chọn cá có kích
cỡ 7cm – 10cm/con, mật độ thả 10 con/m2. Chọn cá có hình dạng bình thường,
khơng dị tật, màu sắc tươi sáng, sức khoẻ tốt để đưa vào ni thí nghiệm.
Tép moi (hay con gọi con ruốc), tên khoa học Acetes japonicus có hàm
lượng protein tính trên trọng lượng khơ 60.1% [14]. Giai đoạn ương được nghiền
nhỏ trước khi cho ăn, giai đoạn ni thương phẩm cho ăn nguyên con.
Thức ăn cargill aquaxcel 7414 có độ đạm ≥ 40%, sử dụng trong thí nghiệm
ương giống. Thức ăn cargill aquaxel 7434 có độ đạm ≥ 35%, sử dụng trong thí
nghiệm ni thương phẩm. Thành phần nguyên liệu chính của hai loại thức này
gồm: bột cá, tấm gạo, cám gạo, cám mì, đạm đậu nành cơ ñặc, các acidamin, các
chất bổ sung khoáng, vitamin, bổ sung DHA, EPA.
- ðiều kiện nghiên cứu:
Mơi trường thí nghiệm: Nguồn nước ni thí nghiệm được lắng qua ao
lắng trước khi ñưa vào sử dụng.
Các dụng cụ phục vụ cho nghiên cứu: Bộ test, máy kiểm tra các yếu tố
môi trường, nhiệt kế thuỷ ngân, cân ñiện tử, các dụng cụ cho cá ăn, kính hiển vi
điện, sổ nhật ký cập nhật công việc và số liệu nghiên cứu, tủ lạnh bảo quản thức
ăn.
3.3.3 Phương pháp chăm sóc, quản lý cá thí nghiệm
Phương pháp ương ni giống cá bớp trong các thí nghiệm:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………11



Chuẩn bị môi trường nuôi:
- Chuẩn bị bể nuôi: Trước khi đưa vào ni thí nghiệm trà rửa sạch bằng
xà phịng; sau đó được khử trùng bằng nước vơi đặc. Sau 24h, bể ñược rửa sạch
bằng nước sạch rồi mới ñưa vào sử dụng.
Ao nuôi cá thương phẩm trước khi ñưa vào nuôi cũng ñược vệ sinh tẩy
trùng, và tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Chuẩn bị nước ni: Nước dùng cho thí nghiệm là nước tự nhiên ñược
lấy vào ao chứa, tại ñây nước ñược xử lý hóa học để tẩy trùng. Khi đưa vào thí
nghiệm, mơi trường nước trong các nghiệm thức thí nghiệm đồng nhất về các chỉ
số lý - hoá học.
- Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu: Cá bớp được thuần hố 01 tuần trước khi
đưa vào ni thí nghiệm. Trong thời gian thuần hố, cá được ni bằng nguồn
nước thí nghiệm, và luyện ăn thức ăn cơng nghiệp đối với cá dùng trong thí
nghiệm thức ăn cơng nghiệp.
Chăm sóc, quản lý: Các yếu tố mơi trường được đo hàng ngày. Trong suốt
thời gian thí nghiệm, nước ni được thay khi có dấu hiệu nước xấu.
Cá ñược cho ăn ñủ theo nhu cầu, ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7h sáng và 4h
chiều, cho ăn trên ao kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày bằng vó, và khung phao
đối với lơ thí nghiệm dùng thức ăn công nghiệp viên nổi. mỗi ô ao bố trí 2 vó,
khung phao, khi cho ăn trích lại 5% tổng lượng thức ăn cho vào vó, khung phao,
sau khi cho ăn 2h – 3h kiểm tra lại ñể xác ñịnh lượng thức ăn, nếu cá ăn hết
nhanh, bữa sau tăng thêm 5% - 10% lượng thức ăn, nếu trong vó cịn dư thức ăn
thì bữa sau phải giảm đi 5 - 10% so với ngày hơm trước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………12


Công thức 2 (CT2) : kết hợp giữa tép moi với thức ăn công nghiệp: 7h
cho cá ăn thức ăn công nghiệp và 16h cho cá ăn thức ăn tép moi tươi với khẩu
phần ăn mỗi loại thức ăn 50% khẩu phần quy ra thức ăn khơ.

Chế độ chăm sóc, quản lý như nhau ở các lơ thí nghiệm; đảm bảo sự đồng
nhất của các yếu tố mơi trường trong các lơ thí nghiệm.
Hàng ngày kiểm tra các yếu tố mơi trường ở các lơ thí nghiệm nhằm đảm
bảo các yếu tố mơi trường thích hợp cho sự phát triển của cá.
3.4. Phương pháp ñánh giá các chỉ tiêu
3.4.1. Các yếu tố môi trường
- ðo các yếu tố môi trường To, DO, pH 2lần/ngày. Nhiệt ñộ nước và DO
xác ñịnh bằng máy ño Oxy metter; pH xác ñịnh bằng máy ño pH metter.
3.4.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng
- ðo chiều dài tiêu chuẩn Lt(cm) và cân khối lượng W(gr) của cá, định kỳ
30ngày/lần với số lượng mẫu 30 con/lơ.
- Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily growth)
Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày ADG theo chiều dài:
ADGL (cm/con/ngày) = (Ltbc - Ltbđ )/thời gian ni
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG theo khối lượng:
ADGw (g/con/ngày) = (Wtbc - Wtbđ)/thời gian ni
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (Specific Growth Rate)
Tốc ñộ tăng trưởng khối lượng ñặc trưng SGR theo ngày:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………13


SGR w (%/ngày) = 100*(Ln|W tb2| - Ln|Wtb1|)/(T2 - T1)
Tốc ñộ tăng trưởng chiều dài ñặc trưng SGR theo ngày:
SGR w (%/ngày) = 100*(Ln|Ltb2| – Ln|Ltb1|)/(T2 - T1)
- Tỷ lệ sống :
TLS = (Số cá sau thí nghiệm/Số cá đưa vào thí nghiệm )* 100.
Trong đó :
+ Wtb1, Wtb2: khối lượng cá (gr) trung bình tại thời điểm T1, T2.
+ Ltb1, Ltb2: chiều dài cá (cm) trung bình tại thời ñiểm T1,T2.

+ ADG W Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày theo khối lượng.
+ ADG L Tốc ñộ tăng trưởng bình qn ngày theo chiều dài .
+ Ltbđ, Ltbc là chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm đầu và cuối thí nghiệm.
+ Wtbđ, Wtbc là khối lượng của cá (gr) trung bình tại thời điểm đầu và cuối thí
nghiệm.
3.4.3. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)
FCR = Khối lượng thức ăn ñã sử dụng/ khối lượng cá tăng trưởng
3.4.4. Giá thành sản phẩm
- Giá thành cá giống (đồng/con) = Cơng/b + giá giống /b + giá TA/ b (b:
bớp giống).
- Giá thành cá thương phẩm (đồng/kg) = Cơng/kgtp + giá giống /kgtp +
giá TA/ kgtp (kgtp: kilogam cá bớp thương phẩm).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………14


3.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel 2003. Số liệu về Lt và
W được tính trung bình ở từng đợt thí nghiệm bằng thống kê mơ tả. Phân tích
phương sai 1 nhân tố ngẫu nhiên và LSD0,05 (Least Significant Diffrence - dấu
hiệu sai khác nhỏ nhất) ñược sử dụng ñể xác ñịnh mức ñộ sai khác của yếu tố
tăng trưởng, tỷ lệ sống và các chỉ số của các cơng thức thí nghiệm. Các thống kê
được sử dụng với mức ñộ tin cậy 95% (α = 0,05).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………15


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số yếu tố mơi trường của hệ thống thí nghiệm ương từ cá hương lên
cá giống.

Hệ thống bể ương giai ñoạn cá hương lên cá giống ban ñầu ñược cấp cùng
nguồn nước đầu vào do đó, các yếu tố mơi trường của nguồn nước ni ban đầu
là như nhau. Trong q trình vận hành, các cơng thức thức ăn sử dụng khác nhau
nên điều kiện mơi trường có thay đổi. Việc theo dõi mơi trường được tiến hành
theo các cơng thức thức ăn.
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Chỉ
Tiêu
pH
DO

Biên độ

Ban đầu

CT1

CT2

CT3

Min - Max

7,4 - 8,2

7,0 - 8,6

7,2 - 8,3

7,5 - 8,2


TB

4,8 ± 0,1

4,5 ± 0,2

4,7 ± 0,1

4,9 ± 0,1

Min - Max

4,4 - 5,3

3,5 - 6,7

3,7 - 5,8

3,9 - 5,4

TB

29,1 ± 0,3

29,1 ± 0,3

29,1 ± 0,3

29,1 ± 0,3


Min - Max

25,0 - 32.0

25.0 - 32,0

25,0 - 32,0

25,0 - 32,0

TB

28,3 ± 0,1

28,9 ± 0,2

28,9 ± 0,2

28,9 ± 0,2

Min - Max

26,0 - 31,0

26,0 - 31,0

26,0 - 31,0

26,0 - 31,0


o

T kk
o

Tn

Biến ñộng các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm

pH: ðộ pH của nguồn nước đưa vào thí nghiệm giao động trong khoảng từ
7,4 - 8,2. Trong q trình tiến hành thí nghiệm, pH có sự biến động khác nhau
giữa các cơng thức thức ăn. Sự biến ñộng của pH chịu sự tác ñộng của sự biến
ñộng hàm lượng CO2, sự biến ñộng của tảo, sự phân huỷ các vật chất hữu cơ
trong nước, nhiệt độ và oxi hồ tan trong bể, Giới hạn pH thích hợp cho ni
thuỷ sản là 6,5 - 9 và cho cá hồi là 6,7 - 8,5 [15]. Trong tự nhiên, cá bớp ưa sống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………16


×