Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

duong loi ngoai giao tran thi quynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.95 KB, 28 trang )

A-Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài:
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cha ông ta,Đảng và nhà
nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực đối ngoại đối với quá
trình dựng nước và giữ nước,cũng như đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện
nay. Vì vậy trong thời kỳ đổi mới, đường lối đối ngoại của nước ta đã từng bước
được bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Trong bối cảnh của nền chính trị-kinh tế thế giới đã có những thay đổi
đáng kể với xu thế quốc tế hóa,tồn cầu hóa thì Việt Nam cũng như tất cả các
nước đang phải điều chỉnh chiến lược quốc gia,chuyển hướng chíh sách đối
ngoại cho phù hợp với môi trường quốc tế mới.
Đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đến
việc phát triển chính sách đối ngoại với các nươc trong khu vực Đông Nam Á
bởi đây là những nước có nhiều tương đồng về lịch sử -văn hóa,cũng như các
chính sách ngoại giao với nhau.Trước xu thế của thế giới và khu vực thì Việt
Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á cần phải liên minh,hợp tác
với nhau để cùng thiết lập một khu vực hịa bình và phát triển.Đảng và nhà
nước ta đã nhận thức rõ sự cần thiết của việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các
nước trong khu vực Đơng Nam Á.
Chính vì những lý do trên mà việc tìm hiểu đường lối đối ngọai của Việt
Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một vấn đề có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sâu sắc.Nó khơng chỉ giúp ta tìm hiểu về mối quan hệ của Vịêt
Nam với các nước trong khu vực Đông Nam á mà còn giúp chúng ta rút ra được
những kinh nghiệm trong qua hệ đối ngoại với thế giới.Đây là lý do mà tôi chọn
đề tài: “Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam với các nước trong
khu vực Đông Nam Á thời kỳ đổi mới ( 1986 – 2010).
2.Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề tài này tôi hướng tới làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
1



Những đường lối,chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước
trên thế giới nói chung và trong khu vực Đơng Nam á nói riêng thời kỳ đổi mới.
Những kết quả,thành tựu đạt được trong chính sách đối ngoại của nước ta
với các nước Đông Nam á là rất to lớn và góp phần quan trọng trong việc củng
cố nền hịa bình,độc lập,phát trienr kinh tế,văn hóa ,xã hội,thiết lập quan hệ hịa
bình,hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đơng Nam
á có sự kế thừa từ truyền thống lâu đời,vững chắc,nó thể hiện sự hợp tác,đồn
kết vì mục tiêu cùng xây dựng khu vực Đơng Nam á ổn định,hịa bình và phát
triển.
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam với cac nước trong khu
vực Đông Nam á thời kỳ đổi mới để rút ra những tồn tại,hạn chế,bài học kinh
nghiệm cũng như triển vọng của
Quan hệ đối ngoại,từ đó có những chính sách phù hợp để thúc đẩy mối
quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với khu vực Đông Nanm á ngày càng tốt đẹp
hơn.
3.Giới hạn của vấn đề
3.1.Về thời gian
Thời gian nghiên cứu được giới hạn bởi mốc đầu là Đại hội đổi mới
(1986) cho đến nay.Tuy nhiên bài viết cũng có đề cập đến một số nội dung liên
quan nhằm làm rõ sự phát triển của đường lối đối ngoại với các nước trong khu
vực Đông Nam Á một cách có hệ thống.
3.2. Về nội dung
Bài viết tập trung nghiên cứu đường lối đối ngoại cuả Việt Nam với các
nước trong khu vực Đông Nam á thời kỳ đổi mới.Cụ thể là nghiên cứu đường lối
đối ngoại đó trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế và một số lĩnh vực khác như giáo
dục,văn hóa,thể thao...

2



4.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề vấn đề này ngoài việc sử dụng các tư
liệu về chủ nghĩa Mac-Lênin làm cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận
nghiên cứu thì nguồn tư liệu được khai thác và sử dụng bao gồm:
-Một số,tài liệu, văn kiện của đảng(VI,VII,VIII,IX...)
-Các tư liệu về lịch sử Đông Nam Á,luận văn thạc sĩ,luận văn tốt nghiệp
khoa lịch sử,khoa giáo dục chính trị-trường Đại học Vinh...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic.Ngồi ra cịn sử dụng mơt số phương pháp định
lượng(thống kê tốn học)để xử lí các số liệu cụ thể.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo và phần nội dung
gồm 2 chương với các nội dung chính sau:
Chương1. Khái quát đường lối ngoại giao của Đảng trong quan hệ giữa
Việt Nam và các nước Đông Nam Á trước đổi mới.
1.1. Đường lối đối ngoại của Đảng thời kì trước đổi mới
1.2. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trước 1986.
Chương2. Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực
Đông Nam Á thời kỳ đổi mới
2.1.Đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới.
2.2.Quan điểm ,chủ trương đối ngoại của Đảng trong quan hệ giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á
2.3.Những thành tựu đạt được
2.4. Tồn tại,hạn chế,nguyên nhân
2.5. Bài học kinh nghiệm,
2.6.Triển vọng phát triển


3


B-Nội dung
Chương1. Khái quát đường lối ngoại giao của đảng trong quan hệ giữa
Việt Nam và các nước Đông Nam á trước đổi mới
1.1.Đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ trước đổi mới
Việt nam là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng,vì vậy ngay từ xa
xưa cha ơng ta đã nhân thức vai trị quan trọng của công tác ngoại giao với các
nước láng giềng.Sau khi ra đời,Đảng cộng sản Việt Nam(1930) càng nhận thức
được tầm quan trọng của cơng tác đối ngoại với q trình đấu tranh giải phóng
dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,cũng
như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945,thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa,nước ta đứng trước tình thế vơ cùng khó khăn “ngàn cân
treo sợi tóc” bởi giăc dối,giặc dốt và giặc ngoại xâm.Trước tình hình đó Đảng và
chính phủ ta đã tiến hành chính sách ngoại giao khơn khéo bằng việc hòa với
Tưởng để tập trung lực lượng đánh pháp,sau đó là hịa với Pháp để đuổi Tưởng
bằng hiệp định sơ bộ(6/3/1946),tạm ước 14/9 với Pháp để tranh thủ thời gian
chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.Thắng lợi của chính sách ngoại giao của Đảng ta
trong hiệp định giơnevơ (21/7/1954) sau đó là hiệp định pari(27/1/1973) là kết
quả của đường lối đối ngoai độc lập,tự chủ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,cũng như của 3 nước Đông Dương.
Năm 1975 nước ta hồn tồn giải phóng, tổ quốc hịa bình, thống nhất cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng
lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được một số thành tựu
quan trọng.Nhưng ngoài những mặt thuận lợi trên thì nước ta cũng đã gặp vơ
vàn khó khăn trong thời kì này.Mặt khác tình hình thế giới và khu vực cũng có
nh thay đổi.Vì vậy chủ trương đối ngoại của đảng được tếp tục đẩy mạnh:
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976), Đảng ta xác định

nhiệm vụ đối ngoại là “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để
4


nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi phục và phát triển kinh
tế, phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nướ ta”.
Trong quan hệ với các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng
cường tình đồn kết chiến đấu và quan hệ và quan hệ hợp tác với tất cả các nước
xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào –
Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam
với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có
lợi.
Từ giữa năm 1978, Đảng ta đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách
đối ngoại như: Chú trọng củng cố tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô,
coi quan hệ với Liên Xơ là hịn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh
vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu
vực Đơng Nam Á hịa bình tự do, trung lập ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982), Đảng ta
xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực
trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu
toan chống phá cách mạng nước ta. Về quan hệ với các nước, Đảng tiếp tục
nhấn mạnh đồn kết và hợp tác tồn diện với Liên Xơ; xác định quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống cịn đối với vận mệnh của ba dân
tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và
thương lượng để giải quyết các trở ngại giữa hai bên; chủ trương khôi phục quan
hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các ngun tắc cùng tồn tại hịa bình;
chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, kinh tế,

văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trên thực tế cho thấy, ưu tiên trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam giai đoạn (1975-1986) là xây dựng mối quan hệ hợp tác
tồn diện với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường
5


đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các
nước không liên kết và không phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của
các thế lực thù địch.
Trên đây chính là đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trước thời
kỳ đổi mới.
1.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á trước 1986
Trong đường lối đối ngoại của mình, Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú
trọng quan tâm đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Ngay từ xa xưa,Việt nam đã có quan hệ trao đổi,bn bán với các nước
trong khu vực Đơng nam Á,đặc biệt là có mối quan hệ đoàn kết mật thiết với
Lào và Campuchia trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ.Sau khi giải phóng hồn tồn,thống nhất đất nước,trước bối cảnh thế giới và
khu vực có nhiều thay đổi,Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ đối ngoại
với các nước trong khu vực.
Bởi vậy mà ngay sau thắng lợi mùa xn 1975,Việt nam đã cơng bố chính
sách 4 điểm bày tỏ quan hệ hợp tác với các nươc Đông Nam Á nói chung và các
ước ASEAN nói riêng,cụ thể là:
1.Tơn trọng độc lập chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ của nhau,không xâm
lược lẫn nhau, không can thiẹp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng cùng có
lợi,cùng tồn tại hịa bình.
2.Khơng để lãnh thổ của nước mình cho nước nào lam căn cứ xâm lược
hoặc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào ước kia và các nước khác trong khu
vực.

3.Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp,hợp tác kinh tế và trao đổi
văn hóa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.Giải quyết những vấn đểtanh chấp giữa
các nước trong khu vực thông qua thương lượng thêo tinh thần bình đẳng,hiểu
biết và tơn trọng lẫn nhau.

6


4.Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự nghiệp xây
dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích của độc
lậphịa bình,trung lập thực sự ở Đơng Nam Á,góp phần vào sự nghiệp hịa bình
trên thế giới.
Chính sách 4 điểm này đã được hầu hết các nước Đông Nam á hoan
nghênh,từ đó mở ra triển vọng tốt đẹp trong quan hệ với các nước trong khu
vực.Nếu như trước 1975 một số nước Đông Nam á trong tổ chức ASEAN đi
theo con đường Tư bản chủ nghĩa chủ trương không hợp tác với Việt nam thì sau
1975 đã bắt đầu mở rộng và đặt quan hệ với nước ta,từng bước tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt Nam ra nhập vào hiệp hội các nước Đông Nam Á.

7


Chương 2:Quan hệ đối ngoại giữa Việt nam với các nước trong khu vực
Đông Nam Á thời kỳ đổi mới
2.1.Đường lối,chủ trương đối ngoại của Đảng và nhà nước ta thời kỳ
đổi mới
Tiếp tục chính sách đối ngoại trong các giai đoạn trước,bước vào thời kỳ
đôi mới Đảng và nhà nước Việt Nam tiếp tục bổ sung,phát triển chính sách đối
ngoại đối với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực Đông
Nam Á.

Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng tiếp tục bổ sung,hoàn thiện
thông qua các nghị quyết,hội nghị sau:
Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5-1988 là mốc khởi
đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức và đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về
kinh tế và cơ lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân
tộc. Từ đó, đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luận
rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô
lập ta về kinh tế và chính trị; chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối
đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình; ra sức lợi dụng sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế
thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế.
Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), Hội nghị Trung ương 7 (tháng 81989) và Hội nghị Trung ương 8 (tháng 3-1990) của khóa VI với "các nguyên
tắc cơ bản cần được quán triệt trong quá trình đổi mới" và các nghị quyết "Một
số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế
hiện nay", "Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế
quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta" đã tập trung đánh giá tình hình thế giới
liên quan đến những biến động xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

8


Đơng Âu, đề ra các quyết sách đối phó với những tác động phức tạp từ diễn biến
của tình hình thế giới đối với nước ta và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết chuyên
đề về công tác đối ngoại. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư
tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại, các phương châm xử lý các vấn đề quan hệ
quốc tế; đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ
đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trên cơ sở giữ vững
độc lập tự chủ và các nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh

thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng
có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt
đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc... Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII là văn kiện
đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng ta cho thời kỳ đổi mới
toàn diện đất nước.
Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994) và
Đại hội VIII (tháng 6-1996) của Đảng ta đã chính thức khẳng định đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh
thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển".
Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) khẳng định Đảng và Nhà nước ta tiếp
tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó với một tinh thần mạnh mẽ hơn
và một tâm thế chủ động hơn bằng tuyên bố "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập
và phát triển".
Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7-2003) đã ra Nghị quyết về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đề cập nhiều nội dung
hết sức quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế
giới hiện nay; về lợi ích của Việt Nam; về đối tượng, đối tác
Đại hội X của Đảng (tháng 4-2006) đã khẳng định: "Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách
9


đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực".
2.2.Quan điểm, chủ trương đối ngoại cuả Đảng đối với các nước trong
khu vực Đông Nam Á

Bước vào thời kỳ đổi mới,xuất phát từ bối cảnh trong nước cũng như khu
vực và quốc tế, đảng và nhà nước ta đã có một số điều chỉnh trong chính sách
đối ngoaị cho phù hợp với tình hình mới. Đối với khu vực Đông Nam Á,chúng
ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các
nước trong khu vực.từ sau Đại hội VI của Đảng với đường lối đổi mới tồn
diệnvà chính sách đối ngoại đa dạng hóa quan hệ và nhất là từ năm 1989 Việt
nam đã rút hết quân khỏi Campuchia,”vấn đề campuchia” đi vào hịa bình.Chính
vì vậy các nước ASEAN đã phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và
hoan nghênh Việt Nam tham gia hợp tác khu vực.tháng 1/1989 tại hội nghị bàn
tròn các nhà báo Châu Á-Thái Bình Dương đồng chí Nguyễn Văn Linh tun
bố”Việt nam sẵn sàng ra nhập hiệp hội các nước Đông nam á”.Tại đại hội VII
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định” phát triển quan hệ hữu nghị với các nước
Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương,phấn đấu cho một Đơng Nam Á hịa
bình,hữu nghị và hợp tác”. Đường lối đó đã được cụ thể hóa trong nghị quyết
hội nghị trung ương lần thứ III,trong đó nói rõ”Việt Nam tham gia hiệp ước
Bali,tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN,tích cực nghiên cứu mở rộng
quan hệ với ASEAN trong tương lai”.Ngày 28/7/1995 tại Brunây,Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) thành lập ngày 8/8/1967 tai
băngkôc(Thái Lan) với mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,tiến bộ xã hội
và phát triển văn hóa trong khu vực thơng qua nỗ lực chung trên tinh thần bình
đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam
Á hịa bình và thịnh vượng,thúc đẩy hịa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn
10


trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng
và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc...
Việc Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN đã mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ
hội nhập khu vực hóa của cả khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội lớn để

Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác vơi các nước trong khu vực
nhưng đồng thời cũng là một thách thức vơ cùng to lớn,ns địi hỏi chúng ta phải
khơng ngừng nỗ lực ,cố gắng thì mới có thể hội nhập vôứi các nước trong khu
vực cũng như vươn ra hội nhập quốc tế.Việc Việt Nam ra nhập ASEAN là một
quyết định đúng đắn và kịp thời,nó đã góp phần phá thế bị cô lập,bao vây tạo ra
môi trường hịa bình,phát triển và thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dụng đất
nước.
2.3.Những thành tựu đạt được
2.3.1.Thành tựu chung
Với đường lối đối ngoại tích cực,hữu nghị thời kỳ đổi mới,Việt nam
chúng ta đã thu được nhiều thành tựu hết sức khả quan trên lĩnh vực đối
ngoai,hợp tác vơi các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.Hiện nay,Việt
Nam có quan hệ ngoại giao với 167 nước thuộc tất cả các châu lục và lần đầu
tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn,các ủy viên
thường trực của hội đồng bảo an Liên Hợp quốc.trong điều kiện quốc tế ngày
nay khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh ,ngoại giao đa
phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam đã mở rông quan hệ đối ngoai được với nhiều nước trong khu
vực cũng như trên thế giới:
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong phong trào
không liên kết,Việt Nam đã cố gắng phát huy vai trị của mình,góp phần làm cho
phong trào khơng liên kếtngày càng củng cố và phát triển.Trên diễn đàn Liên
hợp Quốc,Việt Nam và các nước đang phát triển cùg hợp tác để bảo vệ sự
nghiệp hịa bình, ủng hộ xu hướng hịa bình hợp tác.Trong các tổ chức kinh tế
11


tồn cầu(WTO,IMF...)Việt nam và các nước tín đang phát triển hợp tác đấu
tranh đòi các ưu đãi cần thiết trong quan hệ thương mại,dụng, đầu tư quốc

tế,chống lại sự bất bình đẳng trong các quan hệ kinh tế quốc tế,hạn chế những
mặt trái của q trình tồn cầu hóa.Việc Việt Nam tổ chức thành công hội nghị
cấp cao cộng đồng các nước có sử dung tiếng pháp(1997)và đặc biệt là hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998) đã góp phần quan trọng nâng cao uy tín và vị
thế của đất nước .
Đối với các nước ở khu vực Trung Đông,Châu Phi,Mỹ Latinh,Việt Nam
ngày càng tăng cường và củg cố quan hệ với các nước ở khu vực này.Đối với
các nước lớn như Nhật Bản,Trung Quốc,Anh,Pháp...Việt nam không ngừng mở
rộng quan hệ hợp tác nhằm tăng cường buôn bán và đầ tư.Bình thường hóa quan
hệ với Mỹ ,Trung Quốc.Đối với Nga và các nước đông Âu Việt Nam cũng đã và
đang tích cực khơi phục lại quan hệ truyền thống.
Đây chính là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực đối ngoại nói chung
mà Việt Nam đã đạt được .
2.3.2.Thành tựu về đối ngoại của Việt Nam với các nước Đông Nam Á
Riêng đối với khu vực Đông Nam Á nhữg thành tựu trong chính sách đối
ngoại mà Việt Nam đã đạt được là rất to lớn:
Sau đại hội đổi mới (1986)quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực Đơng Nam Á đã có những chuyển biến tích cực , Việt Nam ln
nỗ lực trong mọi hoạt động đối ngoại xúc tiến quan hệ hữu nghị hợp tác với các
nước và tham gia vào các tổ chức khu vực ,từ một quan sát viên đến ngày
28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của hiệp hội các nước Đơng
Nam Á (ASEAN) ,Việt Nam cịn tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) ...Việc tham gia vào các tổ chức khu vực này đã mở ra cơ hội lớn cho
Việt Nam trong việc hội nhập giao lưu với các nước trong khu vực ,khẳng định
vị thế và nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vưc Đông Nam Á cũng như
trên thế giới.

12



Trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực Việt Nam cũng
đã thu được nhiều kết quả to lớn về chính trị,kinh tế ,văn hóa-xã hội,giáo
dục...cụ thể là:
2.3.2.1. Quan hệ Việt Nam -Xinh-Ga-Po:
Việt Nam và Xinh-ga-po thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973.
Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam được thành lập tại Xinh-ga-po và tháng
9/1992, Đại sứ quán Xinh-ga-po tại Hà Nội được thành lập.
Trong chuyến thăm làm việc Xinh-ga-po của Thủ tướng Phan Văn Khải
(3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong
thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị
và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Về thương mại – đầu tư: Từ 1996 đến nay, Xinh-ga-po luôn là một
trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008,
kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 12 tỷ USD (tăng 22,4% so với năm
2007). Tính đến hết tháng 4/2009 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,838
tỷ USD. Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Xinh-ga-po vào Việt Nam liên tục
tăng. Tính đến hết năm 2008, Xinh-ga-po có hơn 600 dự án cịn hiệu lực tại Việt
Nam với số vốn đăng ký khoảng hơn 16 tỷ USD (vốn thực hiện 5,6 tỷ USD,
chiếm tỷ lệ 35,2%). Tính đến hết tháng 5/2009, Xinh-ga-po có 42 dự án cấp mới
với số vốn hơn 300 triệu USD. Các dự án của Xinh-ga-po chủ yếu tập trung vào:
bất động sản, cơ sở hạ tầng, khách sạn, khu công nghiệp...
Về giáo dục : Số lượng học bổng Chính phủ Singapore dành cho học
sinh phổ thông Việt Nam đã được nâng lên 25 học bổng/năm dựa vào kết quả
kiểm tra của học sinh. Ngồi ra, cịn cấp cho Việt Nam mỗi năm 15 học bổng đại
học.
Về du lịch : Năm 2008, có 239.000 khách Việt Nam sang thăm Xinh-gapo; và 160.000 người Xinh-ga-po thăm Việt Nam.
2.3.2.2. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan:
Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976.
13



Kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2008 đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng
31% so với năm 2007. Trong 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 1,9 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến tháng
3/2009, Thái Lan có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt 5,7 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 835 triệu USD, đứng thứ 9 trong tổng
số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN có đầu tư
tại Việt Nam. Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận
thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Đông-Tây, cũng như hợp tác
trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS…
2.3.2.3. Quan hệ với Việt Nam-Phi-líp-pin
Về Chính trị: Việt Nam và Phi-líp-pin thiết lập quan hệ ngoại giao ngày
12-7-1976. Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2002 của Tổng
thống Arroyo, hai nước đã ký "Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm
đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo" và nhân chuyến thăm chính thức Phi-líp-pin
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (8/2007), Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã
ký Chương trình hành động 2007 – 2010 triển khai Tuyên bố chung.
Về Kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hoá:
Tháng 3/1994, hai nước ký thoả thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp
tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa 2 chính phủ.
Về thương mại: Kim ngạch năm 2008 đạt khoảng 2,1 tỷ USD, 4 tháng
đầu năm 2009 đạt 561 triệu USD. Việt Nam xuất sang Phi-lip-pin chủ yếu là
gạo, linh kiện điện tử và hàng nơng sản và nhập của Phi-líp-pin chủ yếu là phân
bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khống chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược
phẩm, vật liệu xây dựng...Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philíp-pin trong nhiều năm qua, trung bình từ 1,5 - 1,7 triệu tấn/năm.
Về đầu tư: Tính đến hết 2008, Phi-líp-pin có 38 dự án với tổng vốn đầu
tư đạt 280 triệu USD.
Về giáo dục: Hiện có khoảng 400 sinh viên Việt Nam đang theo học đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ.
14



2.3.2.4. Quan hệ Việt Nam –Mi-an-ma.
Mi-an-ma và Việt Nam có quan hệ rất sớm. Năm 1947, Việt Nam đặt cơ
quan thường trú tại Yangon.
Ngày 28/5/1975 quan hệ Tổng Lãnh sự được nâng lên quan hệ ngoại giao
cấp Đại sứ (28/5/1975).
Quan hệ kinh tế-thương mại có những bước phát triển tích cực. Tổng kim
ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 108,2 triệu USD (tăng 11% so với
2007).
Hai nước đã tiến hành 6 kỳ họp UBHH Việt Nam-Mi-an-ma, theo đó thỏa
thuận tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: thương mại, nông,
lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, y tế, du lịch, bưu chính viễn thơng, hàng
khơng….Hai bên cũng đã thành lập Ủy ban thương mại chung để thúc đẩy
thương mại song phương.
Việt Nam và Mi-an-ma tích cực phối hợp với nhau tại các diễn đàn quốc
tế và khu vực Tiểu vùng Mê kông (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3 dịng
sơng (ACMECS)..../.
2.3.2.5. Quan hệ Việt Nam - Ma-lai-xi-a:
Ngày 26/2/1973, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1976, hai
nước lập Đại Sứ quán ở thủ đô mỗi nước.
Về thương mại: Hợp tác thương mại hai nước tăng nhanh trong 5 năm
gần đây (trung bình tăng 20%/năm). Hiện Ma-lai-xi-a là đối tác thương mại lớn
thứ 3 của ta trong ASEAN và đứng thứ 9 trên thế giới. Kim ngạch buôn bán hai
chiều năm 2007 đạt 3,7 tỷ USD; năm 2008 đạt 4,551 tỷ USD; tính đến 5 tháng
đầu năm 2009 đạt 1,57 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Ma-lai-xi-a là dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, dầu mỡ động thực vật….
Về đầu tư: Đầu tư của Ma-lai-xia vào ta tăng mạnh từ năm 2007, đưa
Ma-lai-xia lên vị trí thứ nhất trong các nước ASEAN và thứ 2 trong số các nước
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 5/2009, Ma-lai-xi-a có

322 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn khoảng 19,7 tỷ USD. Các dự án
15


của Ma-lai-xi-a chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông,
lâm, ngư nghiệp tại các địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp, chế xuất ở Đồng Nai,
Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Về giáo dục: Hai nước ký MOU về hợp tác giáo dục trong chuyến thăm
chính thức Malaixia của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/2004. Hàng năm
Ma-lai-xia cấp học bổng đại học và cao học cho sinh viên Việt Nam. Tính đến
nay có khoảng hơn 300 lưu học sinh đang học tập và nghiên cứu tại Ma-lai-xi-a.
Về lao động: Hai nước đã ký Thoả thuận (MOU) cấp Chính phủ về hợp
tác lao động vào 01/12/2003. Hiện có khoảng 110.000 lao động của Việt Nam
đang làm việc tại Ma-lai-xi-a.
2.3.2.6. Quan hệ Việt Nam-Lào:
Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố
và có những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu và
có hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư...
Về chính trị:Hiện nay, hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên
tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai
Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển
quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước.
Về kinh tế:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 đạt 423
triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Hai bên phấn đấu đến năm 2010 đạt 1 tỷ
USD, năm 2015 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục
được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến cuối tháng
6 năm 2009, Chính phủ Lào đã cấp phép 186 dự án với số vốn cấp phép là 2.080
triệu USD.
Về quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác: Hợp tác trong giáo dục đào

tạo tiếp tục là lĩnh vực hợp tác chiến lược. Hợp tác giữa các địa phương cũng
được chú trọng thúc đẩy, đặc biệt là khu vực giáp biên và các giữa các thành phố

16


lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh với Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc và
Khăm-muộn.
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong
khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp
tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
(GMS), hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Chiến
lược hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawady-Chao Praya - Mekong
(ACMECS), CLMV, Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia./.
2.3.2.7. Quan hệ Việt Nam- In-đô-nê-xi-a
Về chính trị: Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán
(30/12/1955) và nâng lên cấp đại sứ (15/8/1964). Hai bên nhất trí lấy ngày
30/12/1955 là Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Cho tới nay, hai nước đã ký khoảng trên 20 hiệp định và thoả thuận hợp
tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, lãnh sự…;đã thành lập Ủy ban hỗn
hợp về hợp tác kinh tế; thành lập cơ chế họp Tham khảo chính trị.
Tháng 6/2003, hai nước ký Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa.
Hiệp định này đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 11/2003 và Quốc
hội In-đô-nê-xi-a phê chuẩn ngày 13/02/2007 và chính thức có hiệu lực ngày
30/5/2007 sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn.
Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học - kỹ thuật:
Về đầu tư: Tính đến tháng 5/2009, In-đơ-nê-xi-a có 22 dự án đầu tư với
tổng vốn đạt 180 triệu USD (xếp thứ 6 trong số các nước ASEAN, thứ 30 trong
tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư ở Việt Nam).
Về thương mại, kim ngạch hai nước cơ bản tăng dần, nhất là những năm

gần đây: năm 1995 chỉ đạt 364 triệu USD, đến năm 2003 là 1,08 tỷ USD; năm
2007 đạt khoảng 2,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 2,532 tỷ USD, quý I/2009 đạt
khoảng 900 triệu USD.
2.3.2.8. Quan hệ Việt Nam – Campuchia
17


Về chính trị:Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Năm
2007, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động trọng thể kỷ niệm 40 năm ngày thiết
lập quan hệ ngoại giao.
Việt Nam và CHND Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử
năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia giữa hai
nước năm 1983, Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983, Hiệp ước hoạch định
biên giới quốc gia Việt Nam-Campuchia năm 1985; (nhân chuyến thăm chính
thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Xen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp ước
Bổ sung Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia năm 1985).
Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được
củng cố và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm
phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp,
hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai
nước:
Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá: hai nước đã thành lập
Uỷ ban Hỗn hợp (UBHH) về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật. Kim
ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước khơng ngừng tăng, năm sau cao hơn
năm trước trung bình 40% (năm 2006: 950 triệu USD, năm 2007: 1.181 tỷ USD,
năm 2008: 1,7 tỷ USD). Hai nước cũng thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp
tác kinh tế, thương mại và đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai
chiều đến năm 2010 đạt trên 2 tỷ USD.

Hai nước cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên
có tiềm năng, thế mạnh như giáo dục-đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông
vận tải, v.v...
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong
khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp
tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
18


(GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang
Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawady-Chao
Praya-Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam (CLMV), Tam
giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (đang trong q trình thể chế
hố và xây dựng dự án gọi vốn đầu tư)./.
2.3.2.9. Quan hệ Việt Nam-Bru-nây
Về chính trị: Ngày 15/7/1983, nhân dịp Quốc Vương Bru-nây tuyên bố
lấy ngày 23/02/1984 làm Ngày Quốc khánh (tuy ngày tuyên bố độc lập là
1/1/1984), Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc đã là người đầu tiên đến chúc
mừng và trao điện của Chính phủ Việt Nam chúc mừng và cơng nhận Bru-nây
độc lập. Thủ đô Banda Seri Begawan cũng là nơi diễn ra lễ kết nạp Việt Nam
vào ASEAN (ngày 28/7/1995).
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (29/02/1992), quan hệ hữu nghị và
hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bru-nây phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong
lĩnh vực chính trị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp khác.
Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá:
Kim ngạch thương mại hai chiều cịn rất nhỏ, đạt khoảng 1,5-2 triệu đơ-la
Mỹ/năm, chủ yếu Bru-nây nhập từ Việt Nam thông qua nước thứ ba. (Năm
2005, đạt 4,5 triệu USD). Đến hết năm 2008, Bru-nây có 67 dự án đầu tư tại Việt
Nam với tổng số vốn 4,5 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 82 nước và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong ASEAN.

Hàng năm, Bru-nây cấp cho Việt Nam một số học bổng thạc sỹ, đại học
và ngắn hạn về một số lĩnh vực như dầu khí, tiếng Anh và bảo dưỡng máy bay.
Các hiệp định ký kết giữa hai nước:
Hiệp định Hợp tác Hàng khơng (8/11/1991). Tháng 5/2006, Hàng khơng
Hồng gia Bru-nây đã mở đường bay trực tiếp tới TP Hồ Chí Minh.
Nhân dịp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới
Bru-nây (12-14/11/2001), hai nước đã ký kết một số văn bản như Hiệp định
Thương mại, Hiệp định Hợp tác Hàng hải, Bản ghi nhớ về Hợp tác Du lịch, và
19


Thỏa thuận Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và
Bru-nây.
Bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng được ký kết
nhân dịp Thứ trưởng Quốc phò Bru-nây thăm Việt Nam (11/2005).
Trên đây là những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan
trong trong đường lối đối ngoại của Đảng va Nhà nước ta.Nó khẳng định tính
đúng đắn,sáng tạo trong chính sách đối ngoại mà Việt nam thực hiện trên nền
tảng tư tưởng chỉ đạo là chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Chính
những thành tựu nay đã giúp cho Việt Nam phat triển trên nhiều lĩnh vực như
kinh tế,văn hóa xã hội,vươn lên khẳng định vị trí và hội nhập với quốc tế và khu
vực.
2.4.Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
2.4.1.Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì q trình thực hiện đường lối
đối ngoại của chúng ta đối với các nước trong khu vực Đơng Nam Á nói riêng
cũng như trên thế giới nói chung vẫn cịn tồn tại một số hạn chế:
Một là,Quá trình hội nhập của Việt Nam đội với khu vực cũng như trên
thế giới còn chậm.Mặc dù chúng ta đã đặt được quan hệ vơi nhiều nước trên
khắp các châu lục cũng như riêng trong khu vực Đông Nam Á thế nhưng q

trình đó diễn ra với tốc độ chậm và không bền vững trong một số nước.
Hai là,chất lượng trong q trình hội nhập cịn chưa cao,hợp tác đầu tư
trên các lĩnh vực còn chưa hiệu quả,đặc biệt trên lĩnh vưc kinh tế:hàng hóa của
Việt Nam khi đưa sang thị trường các nước chất lương vẫn chưa cao va hiện
tượng bán phá giá vẫn còn tồn tại,sức cạnh tranh của chúng ta so vơi các nước
còn yếu.
Ba là,xu thế đối ngoại chuyển dần từ lĩnh vực chính trị sang hợp tác kinh
tế,chú trọng quá nhiều vào hợp tác kinh tế trong khi các lĩnh vực khác vẫn chưa
được quan tâm đúng mức ,để xúc tiến chính sách đối ngoại toàn diện...

20


Bốn là,trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn
lúng túng bị động. Chưa xây dựng quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau
với các nước. Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với
yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp
chưa hồn chỉnh; khơng đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện các cam kết
của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và
dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các
cam kết. Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và
công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu;
kết cấu hạ tầng và các nghành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều
kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực. Đội ngũ cán
bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được cả nhu cầu cả về số lượng;
cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thật kinh doanh;
công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời.
Đây chính là những tồn tại trong vấn đề đối ngoại hiện nay, những vấn đè
này đã và đang từng bước đươc Đảng và nhà nước ta khắc phục.
2.4.2. Nguyên nhân

Sở dĩ quan hệ đối ngoại của nươc ta đối với các nước trog khu vực cịn có
những tồn tại,han chế là do xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhât,là do sự chênh lệch về trình độ phát triển,sự khác nhau về thể
chế chính tri giữa Việt nam với nhieu nước trong khu vực.Đây là một trong
những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại giữa Việt nam với
các nước trong khu vự Đông Nam Á.Việt Nam đi theo con đường Xã hội chủ
nghĩa,trong khi đó đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á lại đi theo con
đường Tư bản chủ nghĩa(Indonexia,Malayxia,Philippin,Thái lan, Singgapo...).
Hầu hết các nước này đều có trình độ phát triển cao hơn nước ta rất nhiều.Điều
này cũng khiến cho quá rình hội nhập của chúng ta gặp khơng ít khó khăn,làm
cho q trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN nói chug khơng tránh khỏi sự
xâm nhập,đan xen của các luồng tư tưởng,luồng văn hóa phi vơ sản.Cho nên
21


chúng ta phải khơng ngừng xác định cho mình một hướng đi đúng đắn trong sự
hịa nhập để khơng bị “hịa tan”.
Thứ hai,tình hình chính trị ở một số nước trong khu vực (Indonexia,
malayxia, philippin, brunay...) vẫn chưa thật ổn định:những xung đột sắc tộc,tôn
giáo và phong trào ly khai vẫn đang diễn ra...điều này khiến cho quá trình hợp
tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực bị cản trở và gặp nhiều khó
khăn.Nhiều chương trình hợp tác bị gián đoạn.
Thứ ba,xét tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên lĩnh
vực kinh tế chủ yếu là quan hệ cạnh tranh chứ không phải quan hệ bổ sung.Trình
độ kinh tế-khoa học kĩ thuật chênh lệch không đáng kể nên sự học tập kinh
nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế còn hạn chế.
Thứ tư,Việt Nam chưa có kinh nghiệm nhiều trong q trình hội nhập
ASEAN,hội nhập thế giới.Do điều kiện lịch sử,nước ta bước vào quỹ đạo kih tế
khu vực và thế giới muộn hơn và ở trình độ thấp hơn,con đường duy nhất chúng
ta tiến tới là Cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, nhưng bước đi và biện

pháp như thế nào vẫn đang là những điều trăn trở của các nhà hoạch định chính
sách cũng như những người thực hiện ké hoạch trên mặt trận kinh tế-đối ngoại.
Thứ năm,môi trường đầu tư của Việt Nam chưa hấp dẫn cho các nhà đầu
tư nước ngoài.
Thứ sáu,nguyên tắc hoạt động của ASEAN la”Đồng thuận không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau”,các nước trong khu vực phải luôn tuân thủ
nguyên tắc ấy.nhưng hiện nay trướ những chuyển ình của tình hình thế giới và
khu vực nhiều nước khó khăn cần được giúp đỡ song theo nguyên tắc này lại
không thể hành động được.
2.5.Bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong thời gian qua,thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của nước ta như
sau:

22


Một là;quán triệt đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và mở rộng của đảng
là nhân tố bảo đảm thắng lợi trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao của Việt
Nam với các nước Đông Nam Á .Trong tiến trình lịch sử dân tộc ơng cha ta,
Nền tảng của những thành công về đối ngoại của dân tôc ta chính là tinh thần
độc lập ,tự chủ, sáng tạo.
Hai là:kết hợp chặt chẽ yêu cầu,nhiệm vụ thực tiễn của cách mạng Việt
Nam với xu thế vận động của thế giới và khu vục để phát huy được sức mạnh
cuả dân tộc với sức mạnh của thời đại,bảo đảm sự hiệu quả và phát triển bền
vững.
Ba là:kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình,giữ vững đường lối
chiến lược, linh hoạt về sách lược,chủ động và sáng tạo về biện pháp,khai thác
tói đa các điều kiện thuận lợi, hạn chế các cản trở nếu có.
2.6.Triển vọng phát triển

Ngày nay,sự hội nhập quốc tế đã trở thành quy luật tất yếu.Bản thân các
nước trong tổ chức ASEAN trong đó có Việt Nam chúng ta cũng không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và duy trì tính năng động của mình trước
những thách thức mạnh mẽ cua q trình tồn cầu hóa.Các nước ASEAN đã và
đang tiến hành xây dựng chương trình hội nhập quốc tế sâu sắc hơn nữa giữa các
thành viên trong thế kỷ XXI và cố gắng tạo cho mình trở thành”một trung tâm
kinh tế và chíh trị phát triển của thế giới “trong thế cân bằng với các trung tâm
khác như Bắc mỹ,EU...Đồng thời ASEAN đang xây dựng cho mình trở thành
một tổ chức khu vực ổn định,hịa bìh,thịnh vượng.Trong thời gian qua sự phát
triển của các nước ASEAN và vai trị của nó trong tồn bộ khu vực Châu á-Thái
Bình Dương đã được thế giới thừa nhận.tuy cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á
năm 1997 làm ảnh hưởng xấu đến các nước ASEAN nhưng đến nay tình hình
đó đã có những chuyển biến tích cực.Hiện nay ASEAN đã được đánh giá là một
trong những khu vực có nhiều triển vọng phát triển nhất thế giới.ASEAN đang
phát huy vai trị của mình đối với nền kinh tế,chính trị của khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.Cịn phía Việt Nam vẫn được nhiều chuyên gia nghiên cứu đánh giá
23


là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định và tốc độ phát triển kinh
tế tốt.Do vậy chúng ta hồn tồn có cơ sở khẳng định rằng trong tương lai Việt
nam sẽ xích lại gần hơn với các nước trong khu vực để cùng hợp tác trên nhiều
lĩnh vực.
Trong mối quan hệ ngày nay”Sự phát triển và hợp tác kinh tế trở thành
vấn đề nổi trội và cũng là thách thức gay gắt”.Bước vào thế kỉ XXI,ASEAN
không chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác mà còn tiến lên hội nhập quốc tế.Việc thực
hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang được hoành.Kế hoạch lâu
dài của ASEAN đã xác định với tên gọi”Tầm nhìn ASEAN 2020” là”tăng cường
cộng tác chặt chẽ trong sự phát triển năng động,xác định mục tiêu chiến lược và
chương trình hành động cho sự hợp tác kinh tế của các thành viên bước vào thế

kỷ XXI”.Như vây,mục tiêu”Viễn cảnh ASEAN 2020” là tạo ra một khu vực kinh
tế ổn định,có sức cạnh tranh,trong đó hàng hóa,dịch vụ và đầu tư được lưu thông
tự do.
Việt Nam đang trên bước đường thực hiện sự nghiệp Cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa đất nước,cơ bản đến năm 2020 sẽ trở thành một nước cơng
nghiệp,khi đó quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực
Đơng Nam Á nói riêng,với thế giới nói chung sẽ có nhiều triển vọng thay
đổi.Tuy nhiên sự thay đổi ấy diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố,trong đó có chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.

24


C -Kết Luận
Sự nghiêp đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI(12/1986) đã đánh dấu bước
chuyển biến quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị,xã hội,quốc phịng an
ninh và trong đó có cả lĩnh vực đối ngoại.Trải qua các đại hội VII(1991),Đại hội
VIII (1996),Đại hội IX(2001) đường lối,chính sách đối ngoại đa tiếp tục bổ sung
và dần hồn thiện.Đó là đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ và sáng tạo trên cơ
sở tạo dựng và củng cố môi trường hịa bình,ổn định cho cơng cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc,củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương nhất là các
mối quan hệ với các nước láng giềng mà đặc biệt là khu vực Đông Nam Á; ra
sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào sự nghiệp Cơng
nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.chủ trương đói ngoại dành sự quan tâm mở
rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đơng nam Á là một chiến lược
đúng đăn,chính vì vậy trong quan hệ đối ngoại với từng nước,cũng như với tổ
chức ASEAN chúng ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn.Thắng lơi của
cơng tác đối ngoai nói chung,của quan hệ đối ngoại với Đơng Nam Á nói riêng
đã khẳng định đường lối,chính sách đối ngoại rộng mở của đảng không những
sát đúng với yêu cầu đổi mới và phat triển đất nước,mà còn phù hợp với xu thế

vận động của khu vưc và quốc tế.Đây chính là nguyên nhân bảo đảm cho thành
công của công tác đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua.

25


×