Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Sang kien kinh nghiem Sinh 9 nam 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.5 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Trang MỤC LỤC- DANH MỤC VIẾT TẮT: .................................................................. 1 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPUD: ............................................................... 2 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................... 4-5 2. GIỚI THIỆU......................................................................................................... 5-8 3. PHƯƠNG PHÁP …………………………………………….............................. 8 3.1 Khách thể nghiên cứu....................................................................................... 8 3.2. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………................ ..8 -9 3.3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………....... 9-11 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu ..........................................................................11-12 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ..……............................... 12. 4.1. Phân tích dữ liệu…………………………………………..…........................12-13 4.2. Bàn luận kết quả……………………………………..…................................ 14 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………........................14 5.1. Kết luận…………………………………………………………………….....14 5.2. Khuyến nghị………………………………………………………………..... 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................................16 PHỤ LỤC:.............................................................................................................. ..16 -39. DANH MỤC VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên SĐTD: Sơ đồ tư duy ĐVCXS: Động vật có xương sống KT: Kiểm tra TĐ: Tác động THCS: Trường trung học cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập môn Sinh học lớp 7A2 trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Hồng Xương Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Văn Linh – Thị xã Tây Ninh Bước 1. Hiện trạng Nguyên nhân 2. Giải pháp thay thế 3. Vấn đề nghiên cứu Dữ liệu có thể thu được Giả thuyết nghiên cứu 4. Thiết kế. Hoạt động Khả năng ghi nhớ logic của HS khối 7 hạn chế; Kĩ năng lập luận phân tích, so sánh rút ra đặc điểm tiến hóa chưa tốt do học sinh quên kiến thức cũ. Nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng “khá nặng”, đồng thời do tâm lí biến đổi ở tuổi dậy thì. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học lớp 7a2 ( các lớp trong ngành ĐVCXS ) Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh không ? Kết quả bài kiểm tra sau khi học xong các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim. Có, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Nhóm. 5. Đo lường. 6. Phân tích 7. Kết quả. Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. NTN O1 X O3 (7a2) NĐC O2 --O4 (7a1) 1. Bài kiểm tra của học sinh trước và sau tác động 2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra sau tác động bằng phương pháp kiểm tra nhiều lần 3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra bằng cách nhờ giáo viên khác xác nhận. Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không ? Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI : Trong chương trình Sinh học ở trường THCS, bộ môn Sinh học 7 nghiên cứu về chủ đề động vật. Đây là một thế giới vô cùng đa dạng và phong phú được chia ra làm nhiều ngành, nhiều lớp, nhiều loài. Yêu cầu về mục tiêu kiến thức giúp học sinh mô tả được hình dạng, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của đại diện từng ngành, từng lớp. Mô tả được tính đa dạng và phong phú, nêu được đặc điểm chung và vai trò của mỗi ngành, mỗi lớp trong tự nhiên và đời sống con người. Thông qua đó biết phân tích, so sánh các đặc điểm cấu tạo để tìm ra được hướng tiến hóa của động vật. Vì thế đây được xem là một chương trình “khá nặng” đòi hỏi cao về tính ghi nhớ chính xác đặc điểm riêng của từng ngành, từng lớp. Xét về mặt tâm lí, học sinh lớp 7 ở độ tuổi 12 – 13, đây là giai đoạn các em bước vào tuổi dậy thì có nhiều biến động về tâm sinh lý. Vì thế, khả năng ghi nhớ logic chưa cao. Trong một tiết học với sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học của giáo viên như mẫu vật, mô hình, tranh ảnh hay bài giảng điển tử có nhiều hình ảnh đẹp .....thì học sinh khá hứng thú tham gia học tập. Tuy nhiên, ở tiết học sau thì đa số học sinh không thuộc bài tốt, khi yêu cầu HS phân tích các đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong thể hiện sự thích nghi của động vật đối với môi trường sống hoặc so sánh các cơ quan chỉ ra đặc điểm tiến hóa của động vật thì còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên là một giáo viên có tâm huyết với nghề, tôi rất trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra được giải pháp để khắc phục tình trạng trên đó là sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các lớp trong ngành động vật có xương sống ( ĐVCXS) nhằm giúp các em nâng cao khả năng ghi nhớ logic đạt mục tiêu của chương trình đồng thời nâng cao kết quả học tập bộ môn. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Linh. Lớp 7a2 (45 học sinh) được chọn làm lớp thực nghiệm; Lớp 7A1 (46 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim của ngành ĐVCXS ( vì thời gian có hạn không thể nghiên cứu lớp thú). Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.11 còn lớp đối chứng là 6.25 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,00027 chứng tỏ tác động là có ý nghĩa. Điều này chứng minh rằng việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS Nguyễn Văn Linh đã làm tăng kết quả học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. GIỚI THIỆU : Hiện nay các nhà khoa học đã sắp xếp giới động vật vào hơn 20 ngành. Trong chương trình Sinh học 7 học sinh được học 8 ngành chủ yếu : + Ngành động vật nguyên sinh + Ngành ruột khoang + Các ngành: Giun dẹp; Giun tròn; Giun đốt + Ngành thân mềm + Ngành chân khớp + Ngành động vật có xương sống gồm nhiều lớp: Cá, lưỡng cư, bò sát, lớp chim và thú. Theo chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu về kiến thức ở các ngành tương đối giống nhau. Trong đó ở ngành động vật có xương sống có nhiều yêu cầu cao hơn so với các ngành khác. Ở tất cả các lớp động vật, học sinh phải nêu được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của từng hệ cơ quan; Chỉ ra được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của môi trường thông qua con đại diện. Trình bày được tính đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của từng lớp đối với tự nhiên và đời sống con người. Thông qua đó biết so sánh tìm ra đặc điểm tiến hóa của các lớp động vật trong ngành ĐVCXS. Bản thân tôi là một giáo viên ra trường nhiều năm, được phân công giảng dạy đúng chuyên môn nên tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp đổi mới phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong dạy học. Bản thân cũng thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng điện tử cung cấp nhiều hình ảnh, video nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Qua một học kỳ trực tiếp giảng dạy, khảo sát trước tác động tôi nhận thấy học sinh có tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, biết phát hiện và giải quyết vấn đề... Tuy nhiên đa số học sinh lệ thuộc sách giáo khoa khi trả lời câu hỏi, khả năng ghi nhớ logic thì hạn chế, rất nhiều học sinh quên nội dung của bài vừa học ngay trong tiết sau. Kỹ năng lập luận phân tích, so sánh rút ra đặc điểm tiến hóa chưa tốt do học sinh quên kiến thức. Để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này đưa ra giải pháp thay thế: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các lớp động vật thuộc ngành ĐVCXS. Do thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nghiên cứu bốn lớp đầu của ngành ĐVCXS. Vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Trên thế giới nổi tiếng là tác giả Buzan người Anh và ở Việt nam là thầy giáo Hoàng Đức.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Huy đi đến khẳng định là thành công. Sau đây xin trích dẫn một số ý kiến bàn luận về vấn đề này: “ Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số trường cho thấy, sử dụng SĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên SĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi ), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.” ( Nhóm phát triển dự án ) Qua đó, ta thấy: Việc vận dụng SĐTD trong dạy học nói chung cũng như ở bộ môn Sinh học 7 sẽ dần hình thành cho HS kỹ năng tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS và THPT. Tiến sĩ Trần Đình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án Phát triển giáo dục cho biết: Quan sát qua dự giờ ông cho rằng: “ Lâu nay giáo viên mới chú trọng cung cấp kiến thức chính xác và đầy đủ theo sách giáo khoa mà chưa chú ý hướng dẫn phương pháp “học cách học” nên hiệu quả ghi nhớ kiến thức của học sinh chưa cao.Vì một số học sinh còn “học vẹt”, “đọc chép” nên không nhớ kiến thức sâu sắc, do vậy, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “quay cóp” khi thi cử. Còn với việc học theo phương pháp thiết kế SĐTD, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh, kể cả học sinh trung bình do ghi nhớ rất sâu kiến thức khi thi sẽ “lôi” kiến thức trong đầu rất nhanh, cũng dễ dàng làm bài được 5-6 điểm, không cần “quay cóp” nữa”, học sinh khá giỏi sẽ đạt kết quả học tập cao, lại được tập dượt nghiên cứu khoa học và hình thành dần cách vận dụng tốt kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống sau này”. Đối với lực lượng giáo viên, có rất nhiều tác giả nghiên cứu đề tài, sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở các bộ môn trong trường THCS cũng như các cấp học khác: - Đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học ở trường THPT Ngọc Hồi” - Hà.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nội của tác giả Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Giáo viên môn văn - Đề tài: “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6- Trường THCS Ba Cụm Bắc, phòng GD và ĐT Khánh Sơn của tác giả Vũ Thị Quỳnh Các đề tài này đều đề cập đến việc phân tích ưu điểm của việc sử dụng SĐTD trong dạy học, cách thức thiết kế sơ đồ tư duy, khai thác việc sử dụng SĐTD trong tiết ôn tập, phần củng cố để hệ thống hóa kiến thức... Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo mẫu mới của Bộ giáo dục và đào tạo, bản thân tôi muốn có một đề tài nghiên cứu cụ thể và đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học bộ môn Sinh học 7a2 ở trường THCS Nguyễn Văn Linh. Từ kết quả nghiên cứu thực tế và qua tài liệu tham khảo, tôi xác định vấn đề nghiên cứu như sau: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh không ? Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh. Dữ liệu sẽ được thu thập: Kết quả bài kiểm tra sau khi học xong các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim. 3. PHƯƠNG PHÁP : 3.1. Khách thể nghiên cứu : Tôi lựa chọn hai lớp 7A1 và 7A2 để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương đương về trình độ và sĩ số lớp, đầu năm đã được ban giám hiệu xếp lớp dựa vào học lực và hạnh kiểm của lớp 6 tương đồng nhau. Cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảng1 : Các nhóm HS: Số HS các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 7A1 Lớp 7A2. 46 45. 28 22. 18 23. Dân tộc Kinh Dân tộc khác 46 45. 0 0. Hơn nữa, đây là hai lớp tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong năm học này. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn tất cả học sinh của hai lớp 7A1 và 7A2 để thực hiện nghiên cứu. Lớp 7A1 được chọn làm nhóm đối chứng, lớp 7A2 là nhóm thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì I ( Kiểm tra 1 tiết – Tiết PPCT:18) làm bài kiểm tra trước tác động so sánh với bài kiểm tra sau tác động ( Kiểm tra một tiết sau khi học xong lớp chim) do tôi trực tiếp biên soạn và tổ chức kiểm tra. ( Vì hai bài kiểm tra trên tương đương nhau về thời điểm đầu học kỳ và thời lượng kiểm tra). Kết quả kiểm tra trước tác động, điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm, thu được kết quả sau: Bảng 2: Giá trị trung bình. Giá trị trung bình. Nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng. 5.96 p. 6.13 0.2927. P = 0,2927 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm được xem là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu : KT trước tác động. Tác động. KT sau tác động. Thực nghiệm (7A2). O1. Sử dụng SĐTD trong dạy học. O3. Đối chứng (7A1). O2. Không sử dụng SĐTD trong dạy học. O4. Nhóm. Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3.3. Qui trình nghiên cứu : * Chuẩn bị bài của giáo viên: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Tuy nhiên khi soạn giảng: + Đối với lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng SĐTD, tôi vận dụng các phương pháp tích cực của bộ môn, các bước lên lớp và chuẩn bị như bình thường. + Đối với lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế giáo án có sử dụng SĐTD trong dạy học. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng tôi xây dựng sơ đồ tư duy định hướng chung cho các lớp trong ngành ĐVCXS.. Sơ đồ định hướng chung cho các lớp Động vật có xương sống.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Từ sơ đồ chung, tôi xây dựng thành sơ đồ riêng cho mỗi lớp (tuân theo cấu trúc như sơ đồ chung nhưng tùy vào đặc điểm riêng của mỗi lớp có sự điều chỉnh cho hợp lí ). Đây là sơ đồ định hướng nội dung chính HS cần đạt được qua mỗi lớp động vật. Các sơ đồ này được triển khai cho học sinh khi giới thiệu mỗi lớp. Ví dụ khi dạy lớp cá, tôi sử dụng sơ đồ định hướng tìm hiểu lớp cá như sau:. Trong mỗi tiết học của từng lớp động vật, tôi tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung từng nhánh, thông qua các nhánh con định hướng : Ví dụ ở tiết 31 “Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép” Tôi tổ chức cho HS thực hành tìm hiểu đời sống và cấu tạo ngoài theo 2 nhánh con định hướng.(sơ đồ) HS qua hoạt động thực hành hoàn chỉnh theo sơ đồ định hướng, tôi tiếp tục cho HS tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống ngay trên sơ đồ ( Đối với các loại sơ đồ về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong ) Tương tự như thế, tôi thiết kế và tổ chức cho HS học tất cả các lớp trong ngành ĐVCXS bằng sơ đồ tư duy ( thể hiện trong phần phụ lục ).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngoài sử dụng SĐTD khi dạy kiến thức mới, tôi còn thiết kế các câu hỏi, bài tập củng cố dạng SĐTD nhằm ôn tập hệ thống kiến thức và luyện tập cho học sinh. Ví dụ: Sau khi dạy xong bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư” tôi đặt câu hỏi củng cố: Hãy chỉ rõ sự đa dạng của lưỡng cư về số lượng, thành phần loài và môi trường sống ? Từ kỹ năng học được, HS vẽ được SĐTD sau:. Ngoài ra, thông qua SĐTD định hướng, tôi hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới giúp các em chuẩn bị chu đáo hơn. Khi thiết kế sơ đồ tư duy, tôi ứng dụng công nghệ thông tin ( phần mềm Mindmap ) để vẽ sơ đồ định hướng chung của ngành và từng lớp, sau đó in ra phóng to rồi treo cho HS.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> quan sát khi dạy từng tiết trong mỗi lớp. Đối với từng nhánh con, tôi trực tiếp vẽ lên bảng. Ngoài ra cũng có thể vẽ sẵn trên giấy roki hoặc vẽ trên bảng phụ ... * Tiến hành thực hiện: Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường nhằm để đảm bảo tính khách quan. Tôi đã sử dụng SĐTD dạy lớp thực nghiệm từ lớp cá cho đến lớp chim theo thời khóa biểu và phân phối chương trình quy định. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu : Dữ liệu thu thập đó là kết quả bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng giữa học kỳ I do tổ chuyên môn và BGH trường duyệt đề. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim” do tôi trực tiếp thiết kế. Đề kiểm tra gồm 10 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn câu trả lời đúng và 4 câu tự luận ( Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục ) Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi sử dụng phương pháp kiểm tra nhiều lần. Mỗi nhóm đối tượng đều được làm một bài kiểm tra (sau tác động) hai lần tại hai thời điểm khác nhau ( cách nhau 5 ngày ). Kết quả cho thấy, sự chênh lệch về điểm số không cao, điều đó chứng tỏ dữ liệu thu được là đáng tin cậy. ( Xem bảng phụ lục ) Để kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu, tôi dùng phương pháp kiểm chứng độ giá trị nội dung. Các câu hỏi trong đề kiểm tra phản ánh khái quát được nội dung vấn đề tôi nghiên cứu và nội dung kiến thức môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phân tích bài làm của học sinh tôi nhận thấy qua việc sử dụng SĐTD trong dạy học giúp HS ghi nhớ kiến thức logic, trình bày mạch lạc hơn. Các em có vốn kiến thức giải quyết được các câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng tốt hơn so với lớp đối chứng. Tham khảo ý kiến của Cô Tạ Yên Trang là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy môn Sinh học 7 ( Cô đã dạy Sinh học 7 liên tục 10 năm liền ) Cô xác nhận: “Các câu hỏi của đề kiểm tra khái quát được nội dung trọng tâm của ngành ĐVCXS đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với đề tài nghiên cứu”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN: 4.1. Phân tích dữ liệu : Dữ liệu thu thập được mô tả ở Bảng thang đo ( xem phụ lục ) Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 7.11 6.25 Độ lệch chuẩn 1.27 0.99 Giá trị P của T-test 0.00027 Chênh lệch giá trị 0.87 TB chuẩn (SMD) Mức độ ảnh hưởng Lớn Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.00027 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.87. Theo tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.87 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng SĐTD trong quá trình học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ làm tăng kết quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp 7A2 trường THCS Nguyễn Văn Linh” đã được kiểm chứng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.2. Bàn luận kết quả: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động đối với nhóm thực nghiệm điểm trung bình là 7.11, đối với nhóm đối chứng điểm trung bình là 6.25. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.86. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0.00027 < 0.05. Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử dụng SĐTD vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung bình sau khi tác động của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động mang lại, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.87 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng SĐTD trong dạy học là có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là “Việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Sinh học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh hay không ?” thì giờ đây đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Sinh học lớp 7a2 ở trường THCS Nguyễn Văn Linh có làm tăng kết quả học tập của học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. * Hạn chế: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 7 là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần phải đầu tư thiết kế sơ đồ tư duy định hướng. Đó là một khâu khá tốn nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ vẽ ra được một sơ đồ định hướng đúng theo mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mặt khác người giáo viên cần phải biết phối hợp tốt với các phương pháp tích cực như vấn đáp, thảo luận nhóm, luyện tập… để tổ chức cho HS hoạt động tìm ra kiến thức để vẽ hoàn chỉnh SĐTD theo nội dung định hướng của giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh lớp thực nghiệm khá đông đòi hỏi giáo viên phải bao quát học sinh tốt hơn, quan tâm đến đối tượng học sinh yếu nhiều hơn. Đặt biệt cần rèn kỹ năng cơ bản về kỹ thuật vẽ SĐTD và học từ SĐTD thì học sinh yếu mới tiếp thu tốt. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI : 5.1. Kết luận :.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 7a2 trường THCS Nguyễn Văn Linh. Thông qua sử dụng sơ đồ tư duy định hướng để tổ chức cho học sinh học tập tìm hiểu kiến thức của các lớp động vật ngành ĐVCXS, học sinh được rèn luyện kỹ năng ghi nhớ logic, chính xác. Từ đó HS có kỹ năng lập luận phân tích, so sánh rút ra đặc điểm tiến hóa tốt hơn do có vốn kiến thức phong phú. Ngoài ra, các em học được kĩ năng tự học, biết định hướng nội dung cần tìm hiểu ở lớp động vật mới, bước đầu tập dượt kĩ năng nghiên cứu khoa học. Qua đó tạo cho các em niềm say mê, hứng khởi học tập, giải quyết được tình trạng học thụ động, ức chế tiếp thu ở nhiều em. Đồng thời HS có thể vẽ SĐTD nhanh hơn, nhuần nhuyễn hơn. Quan trọng hơn HS biết “vẽ để học” và “học từ vẽ” đó là vấn đề cốt lõi khi nhà sư phạm sử dụng công cụ sơ đồ tư duy trong dạy học. Chính vì thế tôi có thể khẳng định đề tài đã đạt được sự thành công. 5.2. Khuyến nghị : Cuối cùng, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây: * Đối với cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục; Sở Giáo dục: Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử, trong đó có cả phần mềm mindmap để vẽ SĐTD vì vẫn còn nhiều giáo viên lúng túng trong việc áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm nên vẫn chưa mạnh dạn thiết kế bài giảng điện tử. Ngoài ra cần tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm về các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thành công để giáo viên học hỏi lẫn nhau trên con đường tìm ra phương pháp mới hữu hiệu, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước. * Đối với nhóm bộ môn Sinh học trong nhà trường cần quan tâm thảo luận xây dựng các sơ đồ định hướng theo mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các chương, các phần trong mỗi khối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất hơn cho việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. * Đối với giáo viên, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giáo viên cần phải định hướng cho HS vẽ cái gì ? vẽ những gì ? vẽ để làm gì ? Bởi vì còn nhiều học sinh chưa xác định được khi cầm bút vẽ. Khi đã hình thành được kỹ năng học bằng SĐTD cho HS chúng ta cần rèn luyện thường xuyên nhằm giúp các em nâng cao được kỹ năng đạt được và khi đó chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy nhiều thú vị với công cụ dạy học này. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt có thể ứng dụng trong quá trình dạy học môn Sinh học cũng như các bộ môn khác.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn.. TÀI LIỆU THAM KHẢO :.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Sách giáo viên Môn Sinh học 7 - NXB giáo dục 2. Sách giáo khoa Môn Sinh học 7 - NXB giáo dục 3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học NXB giáo dục 4. Sách Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 7 – NXB giáo dục 5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - NXB giáo dục 6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 7 - NXB giáo dục 7. Tài liệu nghiên cứu KHSP ứng dụng - Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội 8. Dạy tốt – học tốt các môn bằng BĐTD - Nhà xuất bản GD Việt Nam. Phụ lục 1: Một số sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học lớp thực nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Sơ đồ tư duy định hướng chung cho các lớp ĐVCXS.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Sơ đồ tìm hiểu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Sơ đồ tìm hiểu vai trò của lớp bò sát.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Sơ đồ tư duy cấu tạo trong chim bồ câu Phụ lục 2: Giáo án minh họa.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bài: 34 - Tiết: 36 Tuần dạy: Dự trữ Ngày dạy:25.12.2012. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ. 1.MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Nêu được đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn,… - Nêu được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đời sống con người và nêu được các đặc điểm chung của lớp cá 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống, thành phần loài, đặc điểm chung và vai trò của cá với đời sống - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Rèn kĩ năng phân tích so sánh, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp cá - Rèn kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp 1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước và động vật có ích GDHN: Nghề nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao 2.TRỌNG TÂM: Sự đa dạng của lớp cá Các đặc điểm chung của lớp cá 3.CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Tranh phóng in H34.1- H34.7sgk Bảng phụ vẽ sơ đồ tư duy định hướng lớp cá 3.2. HS : Xem và tìm hiểu bài trước Sưu tầm tranh ảnh các loài cá 4.TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức, kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của cá chép có cấu tạo như thế nào? - Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch. Tim có 2 ngăn: tâm thất là phần chính và tâm nhĩ. Một vòng tuần hoàn kín. Máu đỏ thẩm chảy qua tim, được đẩy lên mang trao đổi khí trở thành máu đỏ tươi nuôi cơ thể. - Hệ hô hấp: Hô hấp bằng mang, mang gồm nhiều tấm mang, mỗi tấm gồm nhiều lá mang, trên lá mang có hệ thông mạch máu để trao đổi khí Câu 2: Hệ thần kinh của cá chép gồm những bộ phận nào ? Gồm bộ não ( 5 phần ) trong hộp sọ, tủy sống trong cột sống và các dây thần kinh Câu 3: Cá được chia làm các lớp nào?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> (Chia làm 2 lớp: lớp cá sụn và lớp cá xương) 4.3. Bài mới: Hoat động của GV và HS Nội dung bài học Mở bài:Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống ở nước, có số lượng loài lớn và vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người, chúng ta cùng tìm hiểu I.Sự đa dạng của cá: trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của cá: Mục tiêu: - Nêu được sự đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn,… - Rèn kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống, thành phần loài; GV: Cho HS quan sát lần lượt các tranh vẽ H34.1 H34.7 sgk và các tranh sưu tầm, kết hợp tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm ( 5’) theo sơ đồ tư duy định hướng:. HS: Thảo luận nhóm, vẽ hoàn chỉnh các nhánh con GV: Tổ chức cho HS nhận xét, nêu đáp án đúng. - Số lượng: trên thế giới có khoảng 25415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2753 loài. - Gồm có 2 lớp: + Cá sụn: Có khoảng 850 loài, có bộ xương bằng chất sụn, sống ở nước mặn, lợ như cá nhám, cá đuối + Cá xương: Có khoảng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 24.565 loài, có bộ xương bằng chất xương, sống ở nước ngọt, mặn, lợ như cá chép, cá vền,… - Cá sống trong môi trường và điều kiện khác nhau nên rất đa dạng về tập tính và cấu tạo. VD: sgk trang 111. HS: Rút ra tiểu kết từ SĐTD GV: Đặc điểm cơ bản để phân biệt lớp cá sụn và cá xương là gì ? HS: Căn cứ vào sơ đồ tư duy trả lời ( đặc điểm của bộ xương ) GV: Những loài cá sống trong môi trường và những điều kiện sống khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau. GV: Tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập ( bảng trang111) HS: Tiến hành quan sát tranh và thu thập thông tin, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung * Yêu cầu nêu được: Moâi Đại Hình Ñaëc Ñaëc Khaû trường diện dạng điểm điểm năng di thaân ñuoâi vaây chuyeån chaün Taàng Caù Thon Khoeû Bình nhanh maët nhaùm daøi thường Taàng Caù veàn Töông Yeáu Bình Bình giữa Caù đối thường thường taàng cheùp ngaén đáy Hoác Löôn Raát daøi Raát yeáu Khoâng chaäm buøn coù. II. Đặc điểm chung của cá:. - Sống ở môi trường nước - Bơi bằng vây - Hô hấp bằng mang - Tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn kín - Thụ tinh ngoài - Là động vật biến nhiệt III. Vai trò của cá:. - Trong tự nhiên: Quan hệ dinh dưỡng với nhiều loài (Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại ...).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đáy Caù Dẹt Rất yếuTo hoặc chậm bieån ñuoái moûng nhoû GV: Thông báo đáp án đúng, các nhóm sửa chữa HS: Từ đó rút ra kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá: Mục tiêu: - Nêu được các đặc điểm chung của cá - Rèn kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điểm chung của lớp cá: GV: Treo sơ đồ tư duy định hướng lên bảng, tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoàn chỉnh. HS: Dựa vào kiến thức đã học, trả lời từng nhánh của sơ đồ. HS khác nhận xét bổ sung và từ đó rút ra đặc điểm chung của lớp cá. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cá: Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống: - Rèn kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk quan sát tranh hình để tìm hiểu vai trò của lớp cá: GV: Treo sơ đồ tư duy định hướng lên bảng :tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của cá bằng cách vẽ các nhánh con. HS: Hoạt động nhóm thu thập thông tin và dựa vào hiểu biết bản thân, trả lời. Thống nhất thành sơ đồ hoàn chỉnh. GV: Chốt lại ý đúng HS: Rút ra vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống con người GV liên hệ giáo dục BVMT: Cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá ? HS: Nêu các biện pháp để bảo vệ nguồn lợi cá GV: Hãy giới thiệu một số biện pháp bảo vệ nguồn nước giúp cá sống và phát triển tốt ở địa phương em? HS: Nêu các biện pháp ( Không xả rác, đổ nước bẩn, nước không qua xử lý...xuống sông, suối...). - Trong đời sống con người: + Cung cấp thực phẩm + Dùng làm phân bón + Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp + Là nguyên liệu để chế thuốc chữa bệnh * Để bảo vệ nguồn lợi cá cần: - Nuôi cá, cải tạo vực nước - Áp dụng khoa học kỹ thuật gây, nuôi cá phát triển … - Cấm đánh bắt bừa bãi + Không đánh bắt trong mùa cá đang sinh sản; Không bắt cá con quá nhỏ + Không đánh bắt cá bằng thuốc nổ hay chích điện; - Không làm ô nhiễm môi trường nước.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> * GDHN: Hiện nay nghề nuôi cá ở nước ta như thế nào? - Đang được phát triển ở khá nhiều nơi, là một nguồn lợi lớn, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều gia đình và mang lại lợi ích nhiều mặt GV giáo dục: Cần có ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá như không đánh bắt bừa bãi, không đánh bắt cá trong mùa sinh sản... 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1: Nêu đặc điểm chính để phân biệt được cá sụn và cá xương? - Cá sụn: có bộ xương bằng chất sụn - Cá xương: bộ xương bằng chất xương Câu 2: Cá có vai trò như thế nào trong đời sống con người? ( Phần III ) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài - Trả lời các câu hỏi trang 112 - Đọc mục “Em có biết ?” * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ếch đồng Tìm hiểu các đặc điểm của ếch đồng ( đời sống, cấu tạo ngoài ) thích nghi với đời sống ở cạn, ở nước ( Theo sơ đồ tư duy định hướng : lớp lưỡng cư ). 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> + Cung cấp đủ, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Có nội dung liên hệ thực tế giáo dục hướng nghiệp, BVMT theo quy định. + GV cần gọi học sinh nêu thêm các ví dụ các em biết ( phần I) - Phương pháp: Giáo viên nên kết hợp nhuần nhuyễn hơn giữa vấn đáp với sử dụng công cụ sơ đồ tư duy ( phần II ) - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Nên thiết kế bài giảng điện tử để tiết học sinh động hơn.. Bài 43-Tiết 45: Tuần dạy: 24 Ngày dạy: 29.01.2013. CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU. 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu. - Nêu được sự phù giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và sự thích nghi với đời sống bay lượn. - So sánh với bò sát để thấy được sự tiến hóa của các cơ quan: Tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản, thân nhiệt. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh hình để tìm hiểu về cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với sự bay, phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Rèn kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp 1.3.Thái độ: - Giáo dục ý thức biết bảo vệ các động vật lớp chim, bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái - GDHN: Đây là động vật liên quan đến đời sống con người và các lĩnh vực sản xuất:Chế biến thịt, trứng, chăn nuôi chim 2. TRỌNG TÂM: Các cơ quan dinh dưỡng.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Các tranh vẽ H 42.2; H43.1,2,3,4 sgk Bảng phụ các sơ đồ tư duy định hướng lớp chim 3.2. HS: Xem và tìm hiểu bài trước 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Trả lời: HS nêu và phân tích được các đặc điểm cấu tạo bộ xương của chim thích nghi với đời sống bay. - Xương sọ mỏng nhẹ, các đốt sống cổ dài, khớp với nhau theo khớp yên ngựa - Xương ức phát triển, có mấu lưỡi hái. - Chi trước biến thành cánh - Chi sau 4 ngón: có 3 ngón trước, 1 ngón sau Câu 2: Chim có các kiểu bay và đặc điểm của từng kiểu bay như thế nào? Trả lời: - Bay vỗ cánh: Cánh đập liên tục, bay dựa vào động tác vỗ cánh - Bay lượn: Cánh dang rộng, bay dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió Câu 3: Cơ quan dinh dưỡng của chim gồm các hệ cơ quan nào ? Trả lời: Các cơ quan dinh dưỡng: Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết và sinh dục 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Mở bài: Chim là động vật thích nghi với đời sống bay, cấu tạo trong của chim bồ câu phù hợp với đời sống đó như thế nào? 1. Các cơ quan dinh dưỡng: HĐ1: Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng: Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của các hệ cơ quan dinh dưỡng ở chim bồ câu. Biết được đặc điểm của các cơ quan thích nghi với đời sống và thấy được sự sai khác của các cơ quan đó với bò sát. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh hình để tìm hiểu về cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với sự bay, phù hợp với với sự di chuyển trong không khí của chim GV: Treo sơ đồ tư duy tìm hiểu cấu tạo trong : GV: Yêu cầu HS quan sát H42.2, 43.1 – 43.3 sgk kết hợp nghiên cứu thông tin phân nhóm thảo luận ( 5ph ) tìm hiểu hoàn chỉnh các nhánh của sơ đồ tư duy. - Nhóm 1,2: nhánh tiêu hóa, tuần hoàn - Nhóm 3,4: nhánh hô hấp, bài tiết, sinh dục.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> GV: Gợi ý đối với từng nhánh nêu đặc điểm cấu tạo của từng hệ cơ quan HS: Quan sát tranh vẽ và tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm theo yêu cầu. HS: Các nhóm trình bày, báo cáo sơ đồ tư duy HS: Các nhóm nhận xét bổ sung GV: Nhận xét hoàn chỉnh.. 1. Tiêu hóa - Có cấu tạo hoàn chỉnh, phân hóa rõ và chuyên hóa - Tốc độ tiêu hóa cao. GV: Căn cứ vào kết quả thảo luận từ sơ đồ tư duy tổ chức cho HS so sánh các hệ cơ quan với lớp bò sát để chỉ ra được đặc điểm tiến hóa thông qua đặt các câu hỏi ở từng nhánh : - Hệ tiêu hóa chim có gì khác thằn lằn? ( Thực quản phình to thành diều; Dạ dày phân làm dạ dày cơ và dạ dày tuyến) - Tốc độ tiêu hoá ở chim cao có ý nghĩa gì với đời sống của chim? ( Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho chim khi bay) HS: Rút ra tiểu kết - Tim bồ câu có gì khác bò sát ? ( 4 ngăn ) - Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào ? ( máu nuôi cơ thể giàu ôxi đảm bảo sự trao đổi chất và hoạt động mạnh ) HS: Rút ra tiểu kết. 2. Tuần hoàn: - Tim có 4 ngăn chia làm 2 nửa riêng biệt. Mỗi nửa, tâm nhỉ và tâm thất thông với nhau, có các van giữ cho máu lưu thông theo một chiều. - Máu không bị pha, đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở chim - Có 2 vòng tuần hoàn. 3. Hô hấp: - Hô hấp bằng phổi. Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc thông với các túi khí phân nhánh len lỏi trong cơ thể bề mặt trao đổi khí rộng - Khi bay sự thông khí chủ yếu nhờ sự phối hợp hoạt động của các túi khí. 4. Bài tiết và sinh dục: * Bài tiết: - Có thận sau - Không có bóng đái. - Hệ hô hấp của chim có gì khác với thằn lằn ? HS: Phổi có mạng ống khí dày đặc thông * Sinh dục: với các túi khí phân nhánh và len lỏi vào - Con đực: Có đôi tinh hoàn và ống các cơ quan, trong các xoang rỗng giữa các dẫn tinh xương tạo nên bề mặt TĐK lớn - Con cái: Có buồng trứng và ống.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Sự thông khí được thực hiện do đâu ? dẫn trứng bên trái phát triển HS: Sự phối hợp hoạt động giữa các túi - Thụ tinh trong, đẻ trứng khí làm không khí đi qua hệ thống ống khí II. Thần kinh và giác quan: trong phổi theo một chiều làm phổi không 1. Thần kinh: có khí đọng lại, tận dụng được lượng ôxi khi hít vào lúc bay. Bộ não chim phát triển hơn nhiều so HS: Rút ra tiểu kết với các lớp cá, lưỡng cư, bò sát. Có bán - So sánh hệ bài tiết của chim với bò sát ? cầu não, tiểu não lớn có nếp nhăn HS: Giống: thận sau; Khác: Không có ngang. ( liên quan đến đời sống phức bóng đái tạp và phạm vi hoạt động rộng) - Đặc điểm này có ý nghĩa gì trong đời sống của chim ? HS: Giảm trọng lượng cơ thể - Chim mái có buồng trứng và ống đẫn trứng phải tiêu giảm có ý nghĩa gì? 2. Giác quan: HS: Giảm nhẹ cơ thể, dễ bay. - Mắt tinh, có mí thứ 3 mỏng HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin và quan - Tai có ống tai ngoài chưa có vành sát tranh sơ đồ tư duy trả lời. HS khác tai nhận xét và bổ sung và rút ra tiểu kết HĐ2: Tìm hiểu thần kinh và giác quan: Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của thần kinh và giác quan. GV: Cho HS nghiên cứu thông tin và quan sát H43.4 sgk, trả lời câu hỏi: - Hệ thần kinh chim gồm những bộ phận nào?(bộ não, tủy sống và các dây TK kinh) - Bộ não chim tiến hóa hơn các lớp cá, lưỡng cư, bò sát như thế nào ? - Các đặc điểm này có ý ngĩa gì đối với đời sống của chim ? HS: Đảm bảo cho chim có những cử động phức tạp và phạm vi hoạt động rộng của chim - Giác quan chim có đặc điểm gì ? HS: Hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin và quan sát tranh vẽ, trả lời câu hỏi. HS: Nhận xét bổ sung, rút ra KL GV: Căn cứ vào ý kiến của HS hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. GDHN: Đây là động vật liên quan đời sống con người và các lĩnh vực sản xuất: Chế biến thịt, trứng, chăn nuôi chim. Cần có ý thức biết bảo vệ các động vật lớp chim cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trả lời: Gồm: khí quản, hai phế quản và hai lá phổi. Trong phổi có một mạng lưới ống khí, mao mạch chằn chịt bao quanh. Ngoài ra còn có thêm hệ thống túi khi làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi Câu 2: Hệ bài tiết và sinh dục chim có điểm gì giúp nó thích nghi sự bay? Trả lời: Tiêu giảm bóng đái, ống dẫn trứng và buồng trứng. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài - Trả lời câu hỏi cuối bài - Vẽ H45.1 và 2/ sgk vào tập * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim - Đọc thông tin; Quan sát tranh vẽ - Sưu tầm một số tranh về lớp chim - Tìm hiểu bài theo sơ đồ tư duy định hướng sau lớp chim 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: Cung cấp đủ, chính xác đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhấn mạnh trọng tâm. Có nội dung liên hệ thực tế giáo dục hướng nghiệp. - Phương pháp: Giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp vấn đáp với sử dụng công cụ sơ đồ tư duy ( phần I ) - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Nên thiết kế bài giảng điện tử để tiết học sinh động hơn. Phụ lục 3: Đề kiểm tra sau tác động ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG THỜI GIAN: 45 PHÚT PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 1.5 đ) Chọn câu trả lời đúng cho các câu dưới đây : Câu 1: Ở cá, máu đi nuôi cơ thể là: a. Đỏ tươi c. Máu pha b. Đỏ sẫm d. Đỏ tươi hay đỏ sẫm tùy loài Câu 2: Ếch hô hấp bằng: a. Mang b. Da c. Phổi d. Da và phổi Câu 3: Lưỡng cư không sống được ở môi trường: a. Ao hồ b. Rừng núi c. Biển d. Sông, suối Câu 4: Loài bò sát nào có vách ngăn tâm thất hầu như hoàn toàn : a. Rắn b. Cá sấu c. Rùa d. Thằn lằn Câu 5: Túi khí của chim có tác dụng: a. Làm giảm trọng lượng cơ thể của chim b. Giúp chim thực hiện hô hấp kép khi bay c. Giúp sự lưu thông máu được dễ dàng d. Các câu a, b đều đúng Câu 6: Những chim thường hay di trú vào mùa đông là: a. én, ngỗng trời, cú b. ngỗng trời, nhạn, chim sâu..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> c. ngỗng trời, cú, diều hâu d. én, nhạn, ngỗng trời. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8.5 đ) Câu 1: Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ( 2 đ) Câu 2: Nêu vai trò của cá đối với đời sống con người ? Phải khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá như thế nào ? ( 2 đ) Câu 3: So sánh hệ hô hấp của thằn lằn với ếch đồng để thấy sự tiến hóa của lớp bò sát so với lớp lưỡng cư ? ( 2,5 đ) Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim. ( 2 đ) …………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(32)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Phần trắc nghiệm ( 1,5đ). Nội dung Câu 1- a Câu 2- d Câu 3- c. Câu 4 - b Câu 5 -d Câu 6 -d. Phần Câu Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở tự 1 cạn: luận - Đầu nhọn, mình thon dài di chuyển dễ dàng (8,5đ) - Cổ dài, đầu quay về các phía phát huy các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng, phạm vi rộng. - Mắt có mí, có nước mắt bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô. - Mũi có lỗ thông với xoang miệng giúp cho sự hô hấp trên cạn - Tai có màng nhĩ nằm trên một hốc nhỏ bên đầu, có ống tai ngoài bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh. - Thân và đuôi rất dài tăng sự ma sát, giúp di chuyển dễ dàng - Bàn chân 5 ngón, có vuốt dễ bám, leo trèo - Da khô, có vảy sừng bao bọc giảm được sự thoát hơi nước của cơ thể ra môi trường Câu - Vai trò của cá đối với đời sống con người: 2 + Làm thực phẩm ( Tươi, khô, mắm, đóng hộp, đông lạnh …) + Làm phân bón; Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm… + Là nguyên liệu đóng giày, cặp ..( Da cá mập, cá nhám…) + Dùng trong y học: làm thuốc bổ, trị bệnh về mắt ( dầu gan cá mập, cá hồi..); làm thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp ( Chất chiết xuất từ nội quan, buồng trứng cá nóc… ) - Khai thác, đánh bắt cá phải song song với việc bảo vệ, thường có các biện pháp sau: + Không đánh bắt trong mùa cá đang sinh sản; Không bắt cá con quá nhỏ + Không đánh bắt cá bằng thuốc nổ hay chích điện; Không làm ô nhiễm môi trường nước + Tận dụng cải tạo những vực nước tự nhiên để nuôi cá. + Áp dụng khoa học kỹ thuật gây, nuôi cá phát triển … Câu So sánh hệ hô hấp của thằn lằn với ếch đồng: 3 - Giống nhau: Đều có khả năng hô hấp bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn, có đường dẫn khí. - Khác nhau: Thằn lằn Ếch đồng - Hô hấp bằng phổi - Có khả năng hô hấp bằng phổi, nhưng chủ yếu qua da - Khí quản dài, phân - Khí quản ngắn, không phân hóa nhánh thành 2 phế quản - Số vách ngăn trong phổi - Số vách ngăn trong phổi ít, ít nhiều, nhiều mao mạch mao mạch bao quanh diện tích bao quanh diện tích hô hô hấp nhỏ hấp lớn - Động tác hô hấp: do sự - Động tác hô hấp phổi: do cử co dãn của các cơ sườn động nâng lên, hạ xuống của. Biểu điểm Mỗi câu đúng đạt0,25đ 2đ (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ). 1đ (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ). 1đ (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ). 2,5đ 0,5đ 2đ (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> thềm miệng. Câu Đặc điểm chung của lớp chim: 4 Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.. 2đ. Phụ lục 4: Bảng điểm – Bảng thang đo – Bảng kiểm chứng Bảng điểm lớp đối chứng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29. Họ và tên Trần Tuấn Nguyễn Tuấn Bùi Văn Chí Lê Thị Ngọc Huỳnh Nguyễn Phương Võ Văn Mai Hải Huỳnh Thanh Lâm Ngọc Trần Văn Nguyễn Trọng Trần Thị Thúy Lê Minh Nguyễn Đan Nguyễn Thị Thu Nguyễn Hồng Huỳnh Thị Thúy Võ Ngọc Lê Hoàng Nguyễn Hữu Nguyễn Hoàng Nguyễn Thị Huỳnh Phan Thị Ngọc Nguyễn Thị Nguyễn Nhật Trương Thị Trà Lý Diệp Kim Hồ Thành Nguyễn Trung. BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG Trước tác động. An Anh Bảo Cẩm Duy Đại Đăng Độ Giàu Hải Hiếu Hoa Hoàng Hồ Hương Khương Kiều Lễ Lin Linh Long Mai Mai Mai Minh My Ngân Nhân Nhân. 6 5 5 7 6 4 5 8.5 6 2.5 7.5 8 4 6 7.5 7.5 6 8 5.5 5.5 3.5 7 6.5 5 7.5 6.5 7 7 5.5. Sau tác động. 6.3 5.5 5.8 6.5 5 5 5 7.3 7 4.5 8 7.8 5 6.3 7.3 7.8 6.3 7.5 5.5 5.8 5 7 5.8 4.5 7 6.8 7 7.5 5.3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46. Nguyễn Phạm Yến Lê Thị Yến Phạm Thị Huỳnh Phạm Minh Nguyễn Minh Trần Thanh Nguyễn Thanh Đỗ Tấn Nguyễn Hữu Mai Anh Trần Ngọc Thủy Nguyễn Tấn Trần Thị Bích Nguyễn Huỳnh Ngọc Nguyễn Minh Nguyễn Thị Kim Võ Thanh Điểm trung bình. Nhi Nhi Như Nhựt Phương Quy Sang Thành Thời Thư Tiên Tài Trâm Trâm Triết Tuyền Vũ. 8 7 6.5 7.5 7.5 5.5 4 7 5 6 7 8 6.5 6.5 5 6.5 2.5. 7 6.5 6 6.8 7.3 6 5.8 6 5.8 5 7 7 7 6 6.3 7 4. 6.13. 6.25. Bảng điểm lớp thực nghiệm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30. BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM Họ và tên Trước tác động. Võ Nguyễn Gia Trần Minh Lê Hồng Trần Lê Nhật Huỳnh Long Nguyễn Thị Hồng Lê Thị Cẩm Nguyễn Thị Nguyễn Thị Thùy Mai Tấn Phạm Hồng Trần Minh Huỳnh Thu Lưu Thị Bảo Trần Lệ Trinh Đỗ Thị Ngọc Trang Hồng Uyển Trang Hồng Yến Lý Nguyễn Yến Nguyễn Thị Huỳnh Nguyễn Thị Huỳnh Lê Quỳnh Mai Tấn Võ Thanh Phạm Thị Ngọc Võ Minh Phạm Văn Trần Minh Nguyễn Thành Nguyễn Văn. Bảo Dỉ Đào Hà Hải Hạnh Hồng Hồng Linh Lộc Lời Luân Mai Ngọc Nguyên Nhi Nhi Nhi Nhu Nhu Như Như Phát Phú Phượng Quân Quốc Quý Sang Tài. 5 5.5 5.5 5.5 9.5 5 6 8 7 2.5 6.5 5 7.5 5 3.5 5 7.5 7 6.5 6 5 3.5 5 7 7 5 6.5 5 5.5 7. Sau tác động. 6.5 6.3 6.8 7 10 8 7 8.8 7 4 8.3 6 8 7 7.8 6.5 8.5 7 7 7.3 6.5 5.5 5 7 8.5 6 8.3 5.5 5.5 8.5.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45. Nguyễn Tấn Nguyễn Hữu Nguyễn Minh Nguyễn Thị Đặng Quốc Minh Ngô Thị Thanh Nguyễn Thị Cẩm Nguyễn Văn Nguyễn Thị Hoàng Huỳnh Thị Bích Ng Huỳnh Ngọc Đàm Thế Đậu Đức Ngô Văn Bùi Minh. Tài Thái Thành Thảo Thế Thủy Tiên Tới Trang Trâm Trân Trân Trí Trường Tú. Điểm trung bình. 10 5.5 5.5 7 5 2 6 6.5 4 7 8.5 7.5 7.5 5.5 5. 10 6.5 7.3 7 6 5 8.3 7.3 6 7.5 8.5 8 8.3 6 7.3. 5.96. 7.11. Bảng: Kiểm chứng độ tin cậy ( Kiểm tra sau tác động) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30. LỚP THỰC NGHIỆM Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2. 6.5 6.3 6.8 7 10 8 7 8.8 7 4 8.3 6 8 7 7.8 6.5 8.5 7 7 7.3 6.5 5.5 5 7 8.5 6 8.3 5.5 5.5 8.5. 6.8 6.5 7 7 10 7.8 7 8.5 7 4 8 6 8 7 8 6.5 8.8 7 7 7 6.5 6 5.3 7 8.5 6 8.5 5.5 5.5 8.5. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30. LỚP ĐỐI CHỨNG Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2. 6.3 5.5 5.8 6.5 5 5 5 7.3 7 4.5 8 7.8 5 6.3 7.3 7.8 6.3 7.5 5.5 5.8 5 7 5.8 4.5 7 6.8 7 7.5 5.3 7. 6.5 5.3 6 6.5 5 5 5 7.5 7 5 8 7.8 5 6.5 7 7.8 6 7.5 5.5 5.8 5 7 5.8 4.8 7 6.8 7 7.5 5.3 7.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 10 6.5 7.3 7 6 5 8.3 7.3 6 7.5 8.5 8 8.3 6 7.3. 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 TBC Chênh lệch:. 10 6.5 7.5 7 6.3 5 8.5 7.3 6.3 7.5 8.5 8 8.3 5.5 7. 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 7.14 TBC Chênh lệch:. 7.11 0.028 Rất nhỏ. 6.5 6 6.8 7.3 6 5.8 6 5.8 5 7 7 7 6 6.3 7 4. 6.5 6 6.8 7.5 6 5.8 6 5.8 5 7 7 7 6 6.5 7 4. 6.25 0,03 Rất nhỏ. 6.28. Bảng: Thang đo STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31. TRƯỚC TÁC ĐỘNG NHÓM TN NHÓM ĐC. 5 5.5 5.5 5.5 9.5 5 6 8 7 2.5 6.5 5 7.5 5 3.5 5 7.5 7 6.5 6 5 3.5 5 7 7 5 6.5 5 5.5 7 10. 6 5 5 7 6 4 5 8.5 6 2.5 7.5 8 4 6 7.5 7.5 6 8 5.5 5.5 3.5 7 6.5 5 7.5 6.5 7 7 5.5 8 7. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31. SAU TÁC ĐỘNG NHÓM TN NHÓM ĐC. 6.5 6.3 6.8 7 10 8 7 8.8 7 4 8.3 6 8 7 7.8 6.5 8.5 7 7 7.3 6.5 5.5 5 7 8.5 6 8.3 5.5 5.5 8.5 10. 6.3 5.5 5.8 6.5 5 5 5 7.3 7 4.5 8 7.8 5 6.3 7.3 7.8 6.3 7.5 5.5 5.8 5 7 5.8 4.5 7 6.8 7 7.5 5.3 7 6.5.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 Mốt Trung vị Giá trị TB Độ lệch chuẩn. 5.5 5.5 7 5 2 6 6.5 4 7 8.5 7.5 7.5 5.5 5. 6.5 7.5 7.5 5.5 4 7 5 6 7 8 6.5 6.5 5 6.5 2.5. 5 5.5 5.96 1.6 0.292744439. 6.5 7.3 7 6 5 8.3 7.3 6 7.5 8.5 8 8.3 6 7.3. 6 6.8 7.3 6 5.8 6 5.8 5 7 7 7 6 6.3 7 4. 7 6.5 6.13. 7 7 7.11. 7 6.3 6.25. 1.44. 1.27 0.00026574. 0.99. 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46. p. Bảng: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P của T-test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) Mức độ ảnh hưởng. Thực nghiệm 7.11 1.27. Đối chứng 6.25 0.99 0.00027 0.87 Lớn Thị xã, ngày 20. 02. 2013. Nguyễn Thị Hồng Xương.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 1. Tên đề tài: “Nâng cao kết quả học tập môn Sinh học lớp 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Linh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học” 2. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Xương 3. Họ tên người đánh giá:------------------------------------------------------------------------4. Đơn vị công tác: -------------------------------------------------------------------------------5. Ngày họp:---------------------------------------------------------------------------------------6. Địa điểm họp:-----------------------------------------------------------------------------------7. Ý kiến đánh giá:. Tiêu chí đánh giá 1. Tên đề tài - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động. - Có ý nghĩa thực tiễn. 2. Hiện trạng - Nêu được hiện trạng. - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng. - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết. 3. Giải pháp thay thế - Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế. - Giải pháp khả thi và hiệu quả. - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài. 4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu - Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.. Điểm tối đa 5. 5. 10. 5. Điểm đánh giá. Nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Xác định được giả thuyết nghiên cứu. 5. Thiết kế Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu. 6. Đo lường - Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu. - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. 7. Phân tích dữ liệu và bàn luận - Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế. - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu. 8. Kết quả: - Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài, đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục. - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược - Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế. 9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài: Kế hoạch bài học (giáo án), bài kiểm tra, thang đo, băng hình, ảnh, dữ liệu thô …. (Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục) 10. Trình bày báo cáo - Văn bản viết (Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp) - Báo cáo kết quả trước hội đồng (rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục). Tổng cộng Đánh giá Tốt (từ 86 – 100 điểm) Đạt (từ 50 - 69 điểm). 5. 5. 5. 20. 35. 5 100 Khá (từ 70 – 85 điểm) Không đạt (< 50 điểm). Nếu có điểm liệt (không điểm) thì sau khi cộng điểm xếp loại rồi sẽ hạ một mức. Ngày ……tháng ……năm 2013 (Ký tên).

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

×