Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

DE CUONG LICH SU 7 HK1 TONG HOP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.74 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT MINH THUẬN TỔ: Sử - Địa -GDCD. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 7 HK1 I _LỊCH SỬ THẾ GIỚI. Câu 1_Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào(2đ)? Đáp án: + Hoàn cảnh lịch sử: - Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từu phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt lãnh thổ người Rô-ma lập nên nhiều vương quốc mới - Chúng cướp đất đai của chủ nô Rô-ma chia cho nhau, dần dần xã hội hình thành nhiều giai cấp mới: + Lãnh chúa: gồm quý tộc,tăng lữ, quan lại, địa chủ. . + Nông nô: gồm nông dân và nô lệ => Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành Câu 2. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí (2đ)? *Nguyên nhân (1 điểm ) : -Sản xuất phát triển -Cần nguyên liệu - Cần thị trường . *Kết quả (1 điểm ) : -Tìm ra được những con đường mới . -Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu -Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước Châu Âu. Câu 3. Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường (1đ) * Chính sách đối nội (0.5 đ) - Cử người cai quản các địa phương - Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài - Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân * Chính sách đối ngoại (0.5 đ) - Tiến hành gây chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi. Câu 4_Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến (3 đ)? Đáp án: a. Về văn hóa: (2đ) + Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo + Văn học, sử học: - Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. ..) và tiểu thuyết Minh-Thanh (Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân, Thủy Hử - Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa – La Quán Trung - Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên + Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ b. Khoa học – Kỷ thuật (1đ) + Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, kỷ thuật in và nghề làm giấy - Bên cạnh đó các kỷ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kim…đều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5_So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây (2 đ)? Đáp án: * Giống nhau (0,5đ) - Cơ sở kinh tế chủ yếu: nông nghiệp - xã hội có hai giai cấp: Thống trị - bị trị - Giai cấp thống trị có cuộc sống sung sướng dựa vào bóc lột địa tô * Khác nhau: (1,5đ) XHPK Phương đông XHPK Châu Âu Thời gian hình thành Hình thành sớm (TCN) - Hình thành muộn (TK V) Giai cấp Hai giai cấp: Địa chủ - nông - Hai giai cấp: Lãnh chúa – nông dân lĩnh canh nô Quá trình phát triển Phát triển chậm, suy vong kéo - Phát triển nhanh, suy vong dài nhanh Bản chất nền KT - Nông nghiệp mở rộng - Nông nghiệp khép kín. II_LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 6_Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân? (1đ) Đáp án: - Do tình hình chính trị xã hội cuối thời Ngô có nhiều hỗn loạn: + 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi -> nội bộ triều đình lục đục + 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lý được đất nước + 965 Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ, thổ hào ở khắp nơi nổi dậy, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương -> loạn 12 sứ quân Câu 7_Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào, vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý (2đ)? Đáp án: * Hoàn cảnh (1 điểm ) : Năm 1009 Lê Long Đỉnh qua đời .Triều thần chán ghét triều Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua .Nhà Lý được thành lập *Sơ đồ tổ chức bộ máy( 1điểm) : -Chính quyền trung ương và địa phương. Vua , quan đại thần. Các quan văn. Các quan võ Lộ,Phủ Huyện. Hương, xã. Hương, xã. Câu 8. Em hãy trình bày về luật pháp và quân đội thời Lý (1đ)? Đáp án+ Luật pháp, quân đội thời Lý.(1đ) Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ hình thư. Quân đội: Gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách ngụ binh ư nông. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.. Câu 9_Em hiểu như thế nào về chính sách “ngụ binh ư nông” (1đ)? Đáp án:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Chính sách “Ngụ binh ư nông” – Gửi binh ở nhà nông: là chính sách quân sự cho quân lính luân phiên nhau giữa sản xuất và luyện tập trong thời bình. lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu. Câu 10_Vì sao nhà Tống lại có âm mưu xâm lược nước ta (2 đ)? - Giữa thế kỷ XI, tình hình nhà Tống gặp nhiều khó khăn: nội bộ triều đình mâu thuẩn, ngân khố tài chính cạn kiệt, nông dân nổi dậy nhiều nơi, biên cương bị quấy nhiễu - Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết những khó khăn trong nước do đó đã xúi giục Chăm-Pa đánh Đại Việt từ phía Nam, ngăn cản việc buôn bán, đi lại giữa hai nước. Câu 11_ Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt (2đ) ? Đáp án: Kết quả: Quân giặc 10 phần chết hết năm sáu phần. Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước. (1đ) Ý nghĩa(1đ)-Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .. Câu 12_ Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt (2đ)? - Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rỏ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ - Chuẩn bị bố phòng vững chắc, biết lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến kiên cố - Sáng tác bài thơ “Nam quốc Sơn hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ - Biết chờ đợi thời cơ phù hợp đê phản công - Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể diện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta. Câu 13. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (TK XIII) (3đ)? * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đề tham gia đông đảo - Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo - Tinh thần bất khuất không ngại hi sinh của nhân dân ta, đặc biệt là của quân đội Nhà Trần - Có những người chỉ huy tài giỏi, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và mưu đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ - Góp phần xây đắp cho truyền thống hào hung của quân sự Việt Nam - Để lại bài học vô cùng quý giá: đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp dựng và giữ nước - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác Câu 15. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó (3đ)? * Các biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly : -Về chính trị : cải tổ hàng tổ võ quan , thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần -Về kinh tế : phát hành tiền giấy , ban hành chính sách hạn điền, quy định ,thuế ruộng. -Về xã hội : thực hiện chính cách hạn nô . -Về văn hóa giáo dục : dịch sách chữ hán chữ nôm. Sửa đổi qui chế thi cử học tập . -Về quốc phòng : làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu ,xây thành kiên cố . *Tác dụng :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ. -Làm suy yếu thế lực nhà Trần ,tăng nguồn thu nhập cho đất nước.. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN I TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1)Đời sống kinh tế thời Lý (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) +Sự chuyển biến của nền nông nghiệp: _ Ruộng đất danh nghĩa thuôc quyền sở hữu của nhà vua.Thưc tế do nông dân canh tác va nộp thuế cho nhà vua. _ Các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoăc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa,… _Khuyến khích viêc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, đắp đê phòng lụt và ban luật để bảo vệ sức kéo cho nông dân +Thủ công nghiệp và thương nghiệp: _Càc nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, làm trang sức _Các công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên(Hà Nội), vạc Phổ Minh(Nam Định),… _Việc buôn bán mở mang hơn trước. Vân Dồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất nhất. Câu 2: Giáo dục và văn hóa thời Lý +Giáo dục: 1070, Văn Miếu được xây dựng. - 1075, mở khoa thi đầu tiên song chế độ thi cử chưa có nề nếp, khi nào nhà nước cần thì mới mở. - 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quan lại, người giàu đến học. +Văn hóa: - Hầu hết các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật, xây dựng chùa ở khắp nơi. - Nghệ thuật và các trò chơi dân gian phát triển như hát chèo, múa rối nước, đua thuyền,… - Kiến trúc và điêu khắc có quy mô tương đối lớn, mang tính cách độc đáo. - Điêu khắc tinh vi được thể hiện trên các tượng Phật, Hoa sen, hình rồng. +Phong cách nghệ thuật đa dạng , độc đáo, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long Câu 3: Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng + Chia 2 bộ phận - Cấm quân: tuyển lựa thanh niên ở quê họ Trần để bảo vệ triều đình - Quân ở các lộ: quân ở đồng bằng gọi là chính binh quân ở miền núi gọi là phiên binh quân ở làng xã gọi là hương binh - Ngoài ra còn có quân của các vương hầu. + Được tuyển dụng theo chính sách ngự binh ư nông chủ trương ” quân cốt tinh không cốt đông’’ + Thường xuyên được luyện tập binh pháp, cử tướng giỏi trấn giữ nơi hiểm yếu, Vua Trần thường xuyên tuần tra. Câu 4: Pháp luật thời Trần Ban hành bộ luật mới gôi là Quốc triều hình luật, nội dung giống thời Lý nhưng được bổ sung them, pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản và mua bán ruộng đất.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đặt them cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.Vua Trần vẫn để chuông lớn ở điện Long trì cho dân đến kêu oan Câu 5: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến lần 2 - Triệu tập các vương hầu quan lại ở Bình than để bàn kế đánh giặc - Giao cho Trần Hưng Đạo làm tổng chỉ huy kháng chiến - Mở hội nghị Diên Hồng mời các phụ lão uy tín về Thăng long bàn cách đánh giặc - Tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu - Quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát “ trong tinh thần sẵn sàng đánh giặc Câu 6:Chiến thắng Bạch Đằng Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước triều xuống nhanh. Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Câu7) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên + Nguyên nhân :Nhân dân đoàn kết thực hiện “vườn không nhà trống” tự vũ trang đánh giặc - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần kháng chiến - Nội bộ vương triều ổn định - Sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo và các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn , biết phát huy được thế mạnh của đất nước, lợi dụng được điểm yếu của kẻ thù buộc chúng chuyển từ chủ động sang bị động để tiêu diệt + Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐV của nhà Nguyên, bảo vệ được chủ quyền dân tộc - Khẳng định sức mạnh dân tộc , truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ chống kẻ thù lớn mạnh hơn - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật bản và các nước Phương Nam Câu 8: Những biện pháp cải cách Hồ Quý Ly +Chính trị: Cải tạo hàng ngũ võ quan, thay dần quan lại họ Trần bằng những người thân cận có tài năng Qui định cụ thể cách làm việc của bộ máy chính quyền các ấcp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> +Kinh tế tài chính:- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng - Ban hành chính sách hạn điền +Xã hội:Ban hành chính sách hạn nô +Văn hóa giáo dục:Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục -Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử học tập +Quân sự:Làm lại sổ đinh, sản xuất vũ khí (súng thần cơ và lâu thuyền) -Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu và xây thành (thành Tây đô, thành Đa bang) Câu 9: Ý nghĩa , tác dụng của cải cách HQL Ý nghĩa:Là cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng T/dụng tích cực: - Làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước trung ương tập quyền -Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ T/dụng tiêu cực:Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Câu 10: Nhận xét đánh giá về nhân vật Trần Hưng Đạo Câu 11: Nhận xét đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Hãy cho biết tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần? Câu 2: Đánh giá ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly? Câu 3: Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu. Câu 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 5: Nêu nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII. Câu 6: Trình bày nét chính diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 7 Hãy cho biết trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào? Câu 8: Hãy cho biết nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh như thế nào? Câu 9: Trình bày những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Câu 10: Hãy cho biết tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II Câu 1: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần: - Về giáo dục: + Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại. + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. + Các làng xã có trường tư + Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi. - Về khoa học: + Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu + Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo + Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 2: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly: - Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc Trần. - Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. - Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ. Câu 3: Nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu: - Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa). - Giữa năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và anh dũng hi sinh. - Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quyét Lớn vào căn cứ. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. - Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423 nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ. Câu 5: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào: - Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống. - Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước. - Sang thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên Chúa từng bước được truyền vào nước ta. Câu 6: Nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII: - Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. - Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… - Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. - Điểm nổi bật của các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. - Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú. Khắp nông thôn đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở Chèo, Tuồng, Hát Ả Đào… Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh ở Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Với khẩu hiệu “ Phù Lê diệt Trịnh ”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đay sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê rồi trở về Nam. - Quân Tây Sơn lập đổ chính quyền Nguyễn – Trịnh đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước. Câu 7: Diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút: - Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Giữa năm 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định; 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. - Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Giá đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. - Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, quân xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. Câu 9: Những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền: - Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt. - Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. - Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ - Từ năm 1831 đến 1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng Đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là Tuần phủ. - Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. - Về quan hệ ngoại giao nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh. Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Câu 10: Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn: - Về nông nghiệp các vua nhà Nguyễn rất chú ý khai hoang, các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam. - Năm 1828, Nguyễn công Trứ được cử làm doanh điền sứ. Hàng trăn đồn điền được thành lập rải rác khắp Nam Kì. - Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền, nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. - Ở các tỉnh phía Bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Về công thương nghiệp, nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định…thợ giỏi được tập trung về các xưởng nhà nước. - Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác. - Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thì không ngừng phát triển, nhiều làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Vạn Phúc….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Sang thế kỉ XIX đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi.. Giới thiệu về Quận Tân Phú. Diện tích: 16,06 km2 Dân số: 376.855 người (Năm 2006) Các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa. Tổng quan Tân Phú là quận nội thành mới được thành lập của Thành phố Hồ Chí Minh. Đông giáp quận Tân Bình, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ. Tây giáp quận Bình Tân, ngăn cách bởi đường Bình Long và kinh 19 tháng 5. Nam giáp các quận 6, quận 11. Bắc giáp quận 12. Trước năm 2003, quận Tân Phú là phần đất phía Tây của quận Tân Bình. Quận được thành lập vào ngày 2-12-2003, theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05-11-2003 của Chính Phủ. Về lịch sử Tân Bình, đây là tên huyện lúc đầu Nguyễn Hữu Cảnh đặt cho vùng đất phương Nam mới khai phá. Khi ấy, Tân Bình là huyện duy nhất của dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Về sau được nâng lên thành phủ thuộc trấn Phiên An. Năm 1836 thì thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1957, trở thành quận của tỉnh Gia Định. Sau ngày giải phóng, Tân Bình trở thành quận của thành phố Hồ Chí Minh, gồm có 26 phường, diện tích 38,5km2. Năm 1988 sáp nhập lại còn 20 phường. Đến với Tân Phú, du khách có thể ghé thăm địa đạo Phú Thọ Hoà, đình Tân Thới.....và nhiều địa điểm khác..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Địa đạo Phú Thọ Hòa Xã hội Theo báo cáo tổng kết năm học 2007 - 2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, toàn quận có 52 trường, 02 trung tâm và 97 nhóm trẻ gia đình với 1.463 lớp, 58.623 học sinh các cấp học. Trong năm học này, tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 đạt 100% (kể cả tạm trú), số học sinh các cấp học đều tăng nhanh. Hệ thống trường lớp đa dạng theo hướng xã hội hóa, nhất là ở cấp mầm non; chất lượng đào tạo ngày càng tăng, 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn. Tuy nhiên, một vài chỉ tiêu còn đạt thấp như: tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, tỉ lệ học sinh học bán trú và 2 buổi/ngày, trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tính đến năm 2007, trên địa bàn quận có 02 bệnh viện (trong đó có 01 bệnh viện tư), 09 phòng khám đa khoa, 03 nhà hộ sinh và 614 cơ sở hành nghề y dược tư nhân khác. Đến tháng 12-2007 đã có 10/11 trung tâm y tế phường đạt chuẩn quốc gia phường xã, được thành phố công nhận. Trung tâm Y tế dự phòng của quận đã thực hiện trang bị các máy móc cần thiết cho công tác chống dịch bệnh, xây dựng đội cơ động phòng chống dịch gồm 6 thành viên sẵn sàng trong các hoạt động chống dịch, hóa chất chống dịch và đã tập huấn các phương án, kỹ thật xử lý dịch trong các trường hợp khẩn cấp và thường xuyên.. Một dự án giáo dục tại Quận Tân Phú Kinh tế Theo thông tin từ website quận, năm 2007, giá trị sản xuất Công.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> nghiệp toàn quận thực hiện 4.404,31 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25,58%. Doanh thu Thương mại - Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so cùng kỳ năm 2006 (chưa loại trừ yếu tố biến động giá). Thuế công thương nghiệp: 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch tăng 31,17% so với cùng kỳ. Đến nay trên địa bàn quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại – siêu thị Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, trung tâm thương mại Hồng Bảo Minh phường Phú Thạnh và đang triển khai xây dựng 5 chung cư cao tầng kết hợp với kinh doanh Thương mại – Dịch vụ dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2008. Quận đã hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết một số cụm kinh tế trọng điểm như tam giác Luỹ Bán Bích, tam giác Hiệp Tân, khu phức hợp Sơn Kỳ, khu cao ốc kết hợp Thương mại - Dịch vụ Tân Thới Hòa, các quy hoạch này đang chờ thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện. Quận cũng đã hoàn thành việc quy hoạch tuyến đường chuyên doanh tại phường Phú Thọ Hoà.. ĐỊA ĐẠO PHÚ THỌ HÒA. Địa đạo Phú Thọ Hoà: thuộc thôn Lộc Hoà, Phường Phú Thọ Hoà, xã Phú Thọ Hoà. Sau cách mạng tháng 8 /1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, chúng tổ chức những cuộc càn quét vùng cơ sở cách mạng với chủ trương tiêu diệt hết lực lượng của ta ở vùng vành đai thành phố. Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển các hầm bí mật, đào công sự chữ L. Về sau, loại hầm chữ L này mất tác dụng vì chứa được ít người trong lúc nhu cầu của ta là cần phải có vị trí để ém quân, để cán bộ và lực lượng vũ trang bám đất, bám dân, nắm vững địa bàn hoạt động và làm bàn đạp tiến công vào thành phố. Năm 1947, Chi bộ xã Phú Thọ Hoà có các đồng chí Nguyễn Văn Tiểng (Bí thư), Lê Thanh, Lâm Quốc Đăng đã bàn tính và chọn thôn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lộc Hoà để đào địa đạo vỉ tại đây có những đặc điểm như sau: Mô đất cao, cây cối rậm rạp, Địa hình địa chất phức tạp, nhân dân có truyền thống cách mạng vững chắc. Vị trí hiện nay của địa đạo: + Đông giáp Luỹ Bán Bích (cách khoảng 500 mét) + Tây giáp phường Phú Trung + Nam giáp Hương Lộ 2 (cách 200 mét) + Bắc giáp Nghĩa địa Triều Châu Thành phần nồng cốt được lựa chọn làm công tác đào địa đạo rất hạn chế, phải tuyệt đối trung thành với cách mạng, phãi tuyệt đối giữ bí mật. Chi Bộ huy động lực lượng dân quân chính Đảng thường xuyên đào từ 40-50 người và đào từ 20 giờ đến 2-3 giờ sáng. Ngoài ra, có lực lượng của Chi đội 12 do đồng chí Nguyễn Thượt (Lâm Quốc Đăng) làm Chi đội trưởng góp phần tăng cường; Địa đạo được xây dựng theo kiểu hầm xe lửa: từ 2 điểm ở đầu, hai tổ đào thẳng về điểm trung tâm. Mỗi tổ 2 người cứ thế thay nhau đào từ 20 giờ đến 3 giờ sáng. Đất đào lên được mang đỗ xuống ruộng thấp vun thành những vồng khoai, vồng sắn. Về sau, ta huy động nhân dân đào thêm những hầm chữ L và giao thông hào công khai trên mặt đất để đổ lẫn đất nọ vào đất kia tránh sự chú ý của địch. Cách đào: Đào 1 hố sâu rồi ngồi xuống dùng cuốc cán cụt khoét sâu vào lòng đất 3-4 mét, cứ thế tiếp tục, đồng thời nối hầm này qua hầm kia bằng con đường hầm, cụ thể là đào sâu xuống lòng đất ở đáy hầm bên này rồi đào ngang sang, khi thấy hầm bên kia thì trở lại mở 1 miệng hầm ở đây. Đoạn này (khoảng cách hai hầm) dài chừng 2 mét phải di chuyển trong đó với tư thế lom khom, không đứng thẳng được. Cả hai miệng hầm dưới đáy đều có nắp nay và cứ thế đào chạy theo địa hình địa vật (bên dưới các luỹ tre, mồ mả) . Nắp miệng hầm đóng bằng gỗ theo hình thang có kích thước: rộng 0,4m và 0,2 m; cao 0,1m. Nắp hầm có đáy để đổ đất, trồng cây lên đó nguy trang. Mỗi đoạn hầm có 3-4 lỗ thông hơi, tuỳ theo địa hình là luỹ tre hay mồ mả mà đặt lỗ thông hơi ở đấy. Lỗ thông hơi theo kiểu loa kèn, trên to (0,2m) dưới nhỏ (0,1m) , đặt gốc độ 450 , ở đáy mỗi hầm đào sâu xuống 1 đoạn ngắn đề phòng mùa mưa cho nước chảy xuống. Trong hệ thống địa đạo có 3 hầm đào rộng ra để có thể ngồi họp 4-5 người hoặc chứa long thực, vũ khí. Kích thước địa đạo: rộng 0,8m; cao 0,8m; dài gần 700 mét. Nhân chứng sống hiện nay còn khoảng 10 người: Lâm Quốc Đăng,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lê Thanh, Nguyễn Văn Lự, Nguyễn Văn Thử, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Văn Sự, Trần Văn Bốn, Huỳnh Văn Thực, Lê Văn Kỳ, Phạm Văn Trọng. Thành tích của địa đạo Phú Thọ Hoà: cất giấu 1.000 cán bộ, bộ đội, du kích, cụ thể như Chi đội 13, Tiểu đoàn Ký Con, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, và nhiều ban công tác thành. Từ địa đạo này xuất phát các mũi xung kích đánh được như sau: + Năm 1947 diệt 2 tiểu đoàn lính Âu Phi có 5 xe lội nước đi càn ra ngoại thành định đánh chiếm Tân Sơn Nhì; + Cuối năm 1948, lực lượng Tiểu đoàn Ký Con, Chi đội 6, C-918, C398, C-934, C-935 tấn công vào đồn Cao Đài ở ngã 5 Vĩnh Lộc, tiêu diệt toàn bộ đồn này. Sau đó dùng 1 số hàng binh Pháp dẫn Bộ đội cách mạng mặc giả lính nguỵ và tiêu diệt bót Phú Thọ Hoà. + Năm 1949, Chi đội 12 và Ban công tác thành Sài gòn – Chợ lớn đánh trận chống càn ở Gò Đậu (Ấp Bình Long) diệt 70 tên, thu nhiều vũ khí; + Năm 1952, lực lượng vũ trang địa phương kết hợp Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Tiểu đoàn Ký Con, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất. DI TÍCH LỊCH SỬ MỘ ÔNG NGUYỄN QUÝ ANH VÀ BÀ LÝ THU LIÊN Ngày 17 tháng 02 năm 2011 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 697/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với di tích lịch sử Mộ ông Nguyễn Quý Anh và bà Lý Thu Liên, tại khu phố 1, đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Được biết ngoài Địa đạo phú Thọ Hòa di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1996 và mộ cổ ông Lý Tường Quang và bà Nguyễn Thị Lâu được xếp hạng năm 2009, đây là di tích lịch sử thứ 3 trên địa bàn phường Phú Thọ Hòa quận Tân Phú được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. I. TÊN GỌI: Mộ ông Nguyễn Quý Anh và bà Lý Thu Liên II. ĐỊA CHỈ: Khu phố 1 đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thọ Hòa quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. III. NHÂN VẬT SỰ KIỆN:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Địa danh Phú Thọ Hòa: Ngược dòng thời gian, ta thấy Phú Thọ Hòa là vùng chuyển tiếp giữa nội thành và ngoại thành, mà hằng trăm năm qua người ta đã khẳng định đây là vùng đất quân sự có nhiều chiến lũy phòng thủ chống quân xâm lược: như Lũy Ông Dầm, Lũy Bán Bích, Lũy Chí Hòa…các di tích lịch sử như kho bom Phú Thọ, địa đạo Phú Thọ Hòa. Gắn với địa danh và sự kiện lịch sử, cư dân ở đây thấm nhuần được ý chí chiến đấu của cha ông ngày trước, hưởng ứng và tích cực tham gia nhiều phong trào yêu nước như: “Thiên địa hội”, “Hội kín Nguyễn An Ninh”, tham gia kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân ở đây luôn sẵn sàng theo Đảng đứng lên chống lại áp bức bất công của chế độ phong kiến, bọn cường hào ác bá, bọn thực dân đế quốc và tay sai bán nước. Trên mảnh đất Phú Thọ Hòa năm 1938 có một ngôi mộ danh nhân Nguyễn Quý Anh góp phần làm thêm phong phú lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương Tân Phú. Lịch sử Gia tộc họ Nguyễn, ông Nguyễn Thông là một nhà thơ yêu nước Nam Bộ, đỗ cử nhân 1849, từng giữ chức Viên cảnh Tư nghiệp Quốc Tử Giám, đốc học Vĩnh Long, khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, cụ ra Phan Thiết ẩn dật. Ông Nguyễn Thông có vợ họ Ngô, cháu cụ Tùng Châu Lễ bộ Ninh Hòa Quân công, ông bà có 03 người con, người con lớn là Trọng Lợi (Trọng Cảnh), ông Nguyễn Quý Anh là con út trong nhà (xem thêm lý lịch di tích). * Tiểu sử ông Nguyễn Quý Anh (1881-1938) Nguyễn Quý Anh (tự Nhực Khanh) hiệu Thành Ấm, sinh ngày 15/09/1881 (Tân Tỵ) quê gốc Kỳ Xuyên-Tân Thạnh-Tân An là người con út của cụ Nguyễn Thông. Lúc còn nhỏ đến năm 1904 ông ở Bình Định và được tiếp xúc các nhà cách mạng Duy Tân như:Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…do vậy ông bỏ ngề khoa cử cùng một số bạn bè đồng chí hướng sáng lập ra: Liên Thành Thư Xã, Liên Thành Hương Quán và Dục Thanh Học Hiệu tại Phan Thiết. Tháng 09/1910 đến 02/1911, Nguyễn Quý Anh là người trực tiếp giúp đỡ thầy Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh), khi thầy đến dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Tháng 03/1911, ông Nguyễn Quý Anh lập gia đình với bà Lý Thu Liên ở Chợ Lớn và giữ chức quản lý phân cuộc Liên Thành Chợ Lớn. Tại đây, ông Nguyễn Quý Anh lại một lần nữa có điều kiện giúp thầy Nguyễn Tất Thành.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> trươc khi xuất ngoại đi tìm đường cứu nước. Trường Dục Thanh do cụ Nguyễn Trọng Lội phụ trách. Năm 1917, công ty Liên Thành dời trụ sở vào Chợ Lớn, ông Nguyễn Quý Anh được đại hội cổ đông của công ty bầu làm Đổng lý Hội đồng quản trị sau đó kiêm chức Tổng lý của công ty Liên Thành đến năm 1920. Từ năm 1922-1935 ông Nguyễn Quý Anh đưa các con qua Pháp chăm lo con cái học hành. Năm 1936, về nước và được bầu lại làm Hội trưởng Hội đồng quản trị Công ty Liên Thành. Ngày 12/09/1938 ông mất tại Sài Gòn, khi đó ông 58 tuổi. Ông Nguyễn Quý Anh và vợ là bà Lý Thu Liên sinh được 06 người con gồm 04 trai, 02 gái. Trong đó, người con trai thứ hai là Nguyễn Minh Duệ-người tham gia quản lý công ty tiếp tục có những đóng góp ủng hộ kháng chiến, ông Duệ đã tham gia kháng chiến chống Pháp hy sinh trong một lần vận chuyển vũ khí từ Thái Lan qua Campuchia về Việt Nam, ông được phong tặng liệt sĩ. Người bạn, người đồng nghiệp là Hồ Tá Bang đã chia buồn sự mất mát khi ông Nguyễn Quý Anh qua đời bằng lời minh khắc trên bia mộ. “ Nước sông Kỳ Xuyên trổ nhà đại tộc Hán học ngày xưa một nhà un đúc Âu hóa ngày nay tìm nguồn đến gốc Một nhánh Linh Xuân đầy sân Lan Ngọc Không mất hãy còn ngàn thu nên phúc” Khi mất, ông được an táng tại địa điểm hiện nay vào năm 1938. Văn bia mộ ông được nhà yêu nước Hồ Tá Bang soạn viết. Năm 1954 bà Lý Thu Liên – vợ ông đã qua đời và được chôn cất cạnh ngôi mộ ông hiện nay thuộc phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Quý Anh là một nhà yêu nước cùng thời với các sĩ phu: Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Tá Bang, Ngô Đức Kế, Trần Đình Phiên, Huỳnh Đình Điển…ông đã có nhiều cống hiến cho công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Khi nói về nhân vật Nguyễn Quý Anh, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã ghi: “Ngôi mộ cổ ở Tân Bình không chỉ là di tích của riêng con cháu ông Nguyễn Quý Anh mà còn là di tích lịch sử có liên quan đến các tổ chức Cách mạng và liên quan đến Bác Hồ”; “Năm 1985 đồng chí Nguyễn văn Linh và các đồng chí : Trần Văn Trà, Tô Ký, Phạm Văn Chiêu…có cả Ban nghiên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> cứu lịch sử Đảng đã đến viếng mộ”. V. KIẾN TRÚC VÀ BÀI TRÍ: Gia đình cụ Nguyễn Quý Anh là gia đình thuộc loại danh giá nổi tiếng ở Chợ Lớn. Do vậy, việc lo mai táng xây mộ cho cụ ông và cụ bà được con cháu lo toan tươm tất. Ngôi mộ tọa lạc trên khu đất gia tộc họ Nguyễn, phía Tây Bắc giáp đường Thoại Ngọc Hầu (Hương Lộ 2 cũ), phía Bắc giáp đường Nguyễn Sơn, mộ hướng Đông Nam và là mộ song táng. Mộ nằm trong khuôn viên rộng lớn với diện tích độ 30m x 40m có tường rào bằng gạch bao quanh cao 2m3 và trên tường gạch có hàng rào kẽm gai cao khoảng 1m, cổng vào nhà mộ là cửa sắt cũ đã rỉ sét. Nhà mộ và mộ nằm ở góc phải khuôn viên đất được xây thêm nhà mồ và chung quanh trồng nhiều cây ăn trái, nhà mồ hình bát giác cao khoảng 9m, dài 8m, rộng 8m, nền 0,8m có rào sắt bao bọc chung quanh, trên tường đính nhiều hoa văn trang trí, vào nhà mộ có chừa lối đi qua bậc tam cấp, hai bên cửa là 2 cột đá, đỉnh nhà mồ đính hoa sen theo phong cách Phật giáo, 8 bờ mái góc với đầu đao mang dáng dấp đuôi rồng, ngoài cửa vào chính còn có 2 cửa phụ và 8 cửa sổ bao quanh ngôi mộ. Chất liệu xây nhà mồ là xi măng, đá rửa, sắt, cửa đi vào hình vòm diềm mái cong, mái lợp ngói vẩy cá đầu bằng. Nhà mồ gồm hai phần bên dưới chứa quan, quách, bên trên nhỏ hơn có chức năng thông gió giải nhiệt cho trần vừa cách điệu trang trí. Trước nhà mồ khoảng 3,8m có lư hương bằng xi măng, có đường kính trên 0,40m, cao 0,77m, lư hương hình trụ lục giác được điều chỉnh tiết diện từ chân đế, thân và bầu lư. Các trụ bê tông quanh ngôi nhà mồ, mỗi trụ có đường kính 0,33m, cao 0,55m, khoảng cách ngôi mộ đến các trụ 1,60m, trụ bê tông được trang trí theo dạng côn lăng trụ, mở rộng ở chân đế, trên đầu mỗi trụ trước đây được đặt chậu bông để trang trí, nền chung quanh ngôi mồ phía ngoài lát đá chẻ. Lan can trang trí bằng hoa văn đúc sẵn in hình chữ Thọ cách điệu, chữ Thọ còn được thể hiện ở các chi tiết khác như ở cửa sổ hình vòm chung quanh nhà mồ. Trên trần có bóng đèn trang trí theo dạng hình bát giác có khoét lỗ thông gió. Trong nhà mồ nổi bật là hai ngôi mộ đặt song song, đó là mộ ông Nguyễn Quý Anh và mộ bà Lý Thu Liên, mộ bằng đá cẩm thạch được mài bóng láng các mặt. Mỗi mộ dài 2,48m, ngang 1,08m, cao.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1,015m hai mộ cách nhau 1,10m, trên nắp mỗi ngôi mộ có khắc 03 hoa văn hình tròn, thành mộ ốp đá cẩm thạch, đá có chạm khắc ốp viền xung quanh như những chiếc đai ôm cứng cho phần mộ. Vòng tường lăng mộ có 8 cạnh tạo thành 8 mặt tường, mỗi cạnh mặt có 01 khung cửa sổ sắt hình vòm có trang trí chữ Thọ cách điệu hình tròn ở giữa. Phía sau 2 mộ xây một bàn hương án bằng đá mài, trên bàn hương án đặt một lư hương và bình hoa cùng bài vị thờ bà họ Lý, kích thước 0,40x0,60m. Trên bài vị khắc chữ “Nơi an giấc nghìn thu của bà Lý Thu Liên sinh năm 1888, qua đời ngày 02 tháng 05 năm Giáp Ngọ (02/06/1954) tại Chợ Lớn”. Trên vách tường sau có gắn một tấm bia đá cẩm thạch cao 1,80m, ngang 1,20m khắc chữ Quốc ngữ ghi lại thân thế và công đức người quá cố. VI. CÁC DI VẬT-CỔ VẬT TRONG DI TÍCH: - Di vật-cổ vật tại mộ danh nhân Nguyễn Quý Anh và Lý Thu Liên: - 01 bệ thờ bằng đá - 02 bia đá - 02 nấm mộ có các tác phẩm điêu khắc - Kiến trúc nhà mồ - 02 lư hương bằng đá - 01 bình bông bằng đá VII. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN HÓA: Hằng năm vào ngày 12 tháng 09 năm Dương Lịch – ngày giỗ ông Nguyễn Quý Anh và ngày 02 tháng 05 âm lịch – ngày giỗ của bà Lý Thu Liên, gia tộc họ Nguyễn tập trung tổ chức tại nhà từ đường họ Nguyễn tại số 201 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận I, thành phố Hồ Chí Minh và viếng mộ thấp hương tại ngôi mộ trên. Đây là dịp các thế hệ con cháu gặp nhau và ôn lại gia thế của họ Nguyễn qua đó tình cảm, sự đoàn kết trong gia tộc tiếp tục được duy trì và gắn bó chặt chẽ. VIII. GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH: Mộ danh nhân Nguyễn Quý Anh và mộ bà Lý Thu Liên có những giá trị về nghệ thuật kiến trúc, về lịch sử, về nhu cầu tín ngưỡng dân gian-một nét văn hóa không thể thiếu của người Việttrong đó nổi bật về giá trị lịch sử cách mạng. Về giá trị kiến trúc, ngôi mộ còn lưu giữ kiến trúc xen kẻ kiến trúc phương Tây, đỉnh nhà mồ đính hoa sen theo phong cách Phật.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> giáo. Về giá trị lịch sử, năm 1910-1911 Bác Hồ đã có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết) nơi ông Nguyễn Quý Anh là Hiệu trưởng. Khi vào Sài Gòn-Chợ Lớn, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ở tại số 1-2-3 đường Quai Testarad – nơi đặt trụ sở của công ty Liên Thành do Nguyễn Quý Anh trực tiếp phụ trách (nay là số 5 đường Châu Văn Liêm, Q5, địa điểm xếp hạng di tích quốc gia) Về tín ngưỡng dân gian, việc xây mộ, chôn cất và thờ cúng người quá cố…một mặt phản ánh sự biểu hiện tình cảm “cây có cội suối có nguồn” của những người đang sống trong dòng họ với người đã khuất, mặt khác sự tồn tại hiện hữu của ngôi mộ còn là bức tranh trực quan phản ánh sinh động về hoạt động tín ngưỡng dân gianmột yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh trước đây và hiện nay của một bộ phận không nhỏ cư dân tại thành phố. Dương Vân Hà (Nguồn tư liệu: lý lịch di tích mộ ông Nguyễn Quý Anh và bà Lý Thu Liên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 THI HK1 Câu 1. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (TK XIII) (3đ)? * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đề tham gia đông đảo - Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo - Tinh thần bất khuất không ngại hi sinh của nhân dân ta, đặc biệt là của quân đội Nhà Trần - Có những người chỉ huy tài giỏi, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và mưu đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ - Góp phần xây đắp cho truyền thống hào hung của quân sự Việt Nam - Để lại bài học vô cùng quý giá: đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp dựng và giữ nước - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác Câu 2. Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó (3đ)? * Các biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly : -Về chính trị : cải tổ hàng tổ võ quan , thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần -Về kinh tế : phát hành tiền giấy , ban hành chính sách hạn điền, quy định ,thuế ruộng. -Về xã hội : thực hiện chính cách hạn nô . -Về văn hóa giáo dục : dịch sách chữ hán chữ nôm. Sửa đổi qui chế thi cử học tập . -Về quốc phòng : làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu ,xây thành kiên cố . *Tác dụng : -Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ. -Làm suy yếu thế lực nhà Trần ,tăng nguồn thu nhập cho đất nước. Câu 3: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến lần 2 - Triệu tập các vương hầu quan lại ở Bình than để bàn kế đánh giặc - Giao cho Trần Hưng Đạo làm tổng chỉ huy kháng chiến - Mở hội nghị Diên Hồng mời các phụ lão uy tín về Thăng long bàn cách đánh giặc - Tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu - Quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát “ trong tinh thần sẵn sàng đánh giặc Câu 4:Chiến thắng Bạch Đằng ? - Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. - Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước triều xuống nhanh..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. - Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Câu 5. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên + Nguyên nhân :Nhân dân đoàn kết thực hiện “vườn không nhà trống” tự vũ trang đánh giặc - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần kháng chiến - Nội bộ vương triều ổn định - Sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo và các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn , biết phát huy được thế mạnh của đất nước, lợi dụng được điểm yếu của kẻ thù buộc chúng chuyển từ chủ động sang bị động để tiêu diệt + Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐV của nhà Nguyên, bảo vệ được chủ quyền dân tộc - Khẳng định sức mạnh dân tộc , truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ chống kẻ thù lớn mạnh hơn - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật bản và các nước Phương Nam Câu 6: Ý nghĩa , tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly Ý nghĩa:Là cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng - T/dụng tích cực: - Làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước trung ương tập quyền - Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ - T/dụng tiêu cực:Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Câu 7: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần: - Về giáo dục: + Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại. + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. + Các làng xã có trường tư + Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi. - Về khoa học: + Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu + Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo + Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh. Câu 8: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly: - Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc Trần. - Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. - Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ. Câu 9: Quận Tân Phú được thành lập vào ngày nào ? Quận được thành lập vào ngày 2-12-2003, theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05-11-2003 của Chính Phủ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×