Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KHAC PHUC KHO KHAN TRONG DAY HOC CHINH TA LOP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.39 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã khẳng định “Chữ viết xuất hiện là một bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người”. Chữ viết là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc và chữ viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức, tư duy của con người. Với học sinh tiểu học chữ viết phản ánh chất lượng học tập, rèn luyện kĩ năng viết chữ của các em và cũng là hành trang để các em bước vào bậc cao hơn. Tiếng việt với tư cách là một phương tiện để nắm bắt kiến thức, là công cụ để giao tiếp, tư duy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và hình thành năng lực sử dụng Tiếng việt. Yêu cầu tối thiểu ở bậc Tiểu học là học sinh đọc thông, viết thạo, sử dụng ngôn ngữ nói, viết trong học tập, giao tiếp có thể hoà nhập với cộng đồng, là tiền đề để các em học tiếp. Muốn các em sử dụng ngôn ngữ viết thành thạo thì trước hết học sinh phải biết viết, viết đúng, viết đẹp, mà kĩ năng viết được hình thành qua phân môn chính tả. Điều này khẳng định “Chính tả có vai trò đặc biệt quan trọng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên báo Tiền phong số 1760 như sau “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”. Dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài, đọc vở của mình. Điều đó khẳng định qua phân môn Chính tả đề cặp ở góc độ nào cũng có vai trò quan trọng. Do vậy nhiệm vụ của việc rèn chữ viết cho học sinh trong nhà trường đặc biệt được chú trọng. Qua thực tế những năm giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy phân môn Chính tả là tương đối khó đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, 2, 3. Các em hay viết sai chữ do nhầm lẫn về âm, vần, thanh. Chữ viết chưa chuẩn như: sai về độ cao, khoảng cách, cách đặt dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Qua thực tế giảng dạy của các đồng chí giáo viên của trường tôi nhận thấy : Giáo viên thường e ngại lúng túng khi thực hiện qui trình của một tiết chính tả . Phần lớn giáo viên khuôn mẫu phụ thuộc vào sách giáo viên , không dám hoặc không có khả năng chế biến cách dạy và chế biến bài tập chính tả cho phù hợp hơn với thực tế học sinh của mình. Việc đọc đúng chính âm của giáo viên còn sai khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến lỗi chính tả của học sinh. Việc phân tích tiếng khó , sửa lỗi chính tả khi học sinh viết từ khó ở bảng con , bảng lớp còn lúng túng . Khi đọc cho học sinh viết chính tả giáo viên thường đọc quá nhanh so với tốc độ cần đạt theo chuẩn ở từng giai đoạn ( ví dụ : bài chính tả khoảng hơn 65 chữ , giáo viên đọc chỉ có 9 đến 10 phút , trong khi đó so với tốc độ đọc theo chuẩn ở cuối năm khoảng 70 chữ / 15 phút , chính điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết của học sinh , nhất là đối với những học sinh trung bình và học sinh yếu thường viết không kịp , dẫn đến làm cho các em chán , không chịu luyện viết. Phần lớn giáo viên chưa xác định rõ mục đích của việc dạy viết cho học sinh , việc rèn kỹ năng viết đúng , viết đẹp cho học sinh còn nhiều hạn chế. Thực tế dự giờ trong tháng 9 đầu năm học 2012 – 2013 ở lớp 3 trường tôi đang công tác ( trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A – Thới Bình – Cà Mau) qua 4 giáo viên dạy đạt kết quả như sau : Loại Tốt : 0 Loại Khá : 02/4 Loại Trung Bình : 02/4 Điều này chứng tỏ rằng kiến thức , qui trình dạy Chính tả của giáo viên chưa vững. Nhiều giáo viên còn mơ hồ về đổi mới phương pháp dạy học , nắm chưa vững các biện pháp hình thức tổ chức dạy học . Chưa có khả năng “chế biến” giảm độ khó các bài tập cho phù hợp với phương ngữ địa phương , khó cho học sinh yếu , soạn câu hỏi nâng cao cho học sinh giỏi ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khả năng bao quát lớp chú ý đến các đối tượng học sinh (giỏi , khá , trung bình , yếu) đặc biệt là đối tượng học sinh yếi còn hạn chế , hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá giỏi . Một vấn đề nữa là khi soạn bài giáo viên chưa phân loại được đối tượng học sinh (viết tốt , viết khá , viết trung bình , viết yếu) để từ đó có mỗi cách áp dụng hướng dẫn từng loại học sinh cho phù hợp. Chính vì những lí do trên mà việc soạn và dạy của giáo viên so với yêu cầu về nội dung kiến thức , kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh lớp 3 theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng phân môn Chính tả còn rất nhiều hạn chế (chỉ đạt ở mức trung bình) do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung , phương pháp dạy Chính tả nói riêng. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm liền và thực tế khảo sát 60 học sinh ở lớp 3A và lớp 3B trường tôi dạy, tôi thấy học sinh thường mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu, vần và dấu thanh như sau : Học sinh lẫn lộn âm đầu: * s/x:. sắc sảo → xắc xảo sạch sẽ → xạch xẽ sắp xếp → xắp xếp. * r/d/gi: dọn dẹp → giọn dẹp giàn hoa → dàn hoa con gián → con rán * ch/tr: con trăn → con chăn trông thấy → chông thấy * r/g :. cá rô → cá gô rủ nhau → gủ nhau. Học sinh không nắm vững quy tắc chính tả: Vd:. băn khoăn → băn khuăn cổ kính → cổ cính.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> gồ ghề → gồ gề trang nghiêm → trang ngiêm Học sinh không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong Tiếng Việt: Vd:. hoa quả → hoa qoả qua loa → qoa loa. Học sinh lẫn lộn âm chính trong bộ phận vần: * iê/yê:. con thuyền → con thiền thường xuyên → thường xiên. * eo/êu: reo hò → rêu hò đi đều → đi đèo * i/iê:. dìu dịu → diều diệu diệu kì → dịu kì. * u/uô:. khuôn mặt → khun mặt cúi đầu → cuối đầu. * ao/au. trèo cao → trèo cau. * ui/uôi. vui vẻ → vuôi vẻ. * an/ang. cây bàng → cây bàn cái bàn → cái bàng. * uôn/uông. mong muốn → mong muống khuôn mặt → khuông mặt. * iêc/iêt. làm việc → làm việt. * ai/ay. bàn tay → bàn tai. * ươn/ương. con lươn → con lương. * ơm/ươp. mèo mướp → mèo mớp. * ơm/ươm. con bướm → con bớm. * ênh/inh. bệnh → bịnh. * oe/eo. khoẻ → khẻo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * at/ac. bát ngát → bác ngác. * êch/êt. con ếch → con ết. Học sinh phát âm lệch chuẩn Vd:. Trường Sơn → Trườn Sơn lan man → lang mang muốn → mún. Học sinh lẫn lộn dấu thanh ( hỏi, ngã ): Vd:. mải miết → mãi miết nghỉ hè → nghĩ hè. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả: - Việc đọc đúng chính âm của giáo viên còn sai khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến lỗi chính tả của học sinh. - Do một số em đọc còn quá yếu, đọc sai nhiều dẫn đến viết sai. - Do phương ngữ địa phương dẫn đến học sinh viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: lá  ná Lúa  núa Nằm  lằm Ví dụ: rượu các em hay đọc nhầm là riệu Con hươu các em hay đọc nhầm là con hiu Cây tre các em hay đọc nhầm là cây che. + Miền Trung các em nhầm lẫn giữa thanh hỏi, ngã, nặng Ví dụ: mỏ  mõ Kĩ sư  kỉ sư Cọng  cõng + Miền Nam: các em hay nhầm lẫn kh – th; hỏi – ngã; iêt – iêc Ví dụ: thịt  khịt Giả vờ  giã vờ Giã gạo  giả gạo.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hiểu biết  hiểu biếc Xanh biếc  xanh biết Nguyên nhân dẫn đến việc viết sai do điều kiên khách quan (chỗ ngồi, ánh sáng…) Ngoài ra còn do ngồi viết và phương tiện viết cũng ảnh hưởng đến lỗi chính tả của học sinh. Đó chính là các nguyên nhân gây ra mắc lỗi chính tả ở học sinh. Vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh học sinh viết đúng và hơn nữa là viết đẹp ? Đó là điều tôi vẫn thường suy nghĩ và trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục khó khăn trong dạy học phân môn chính tả lớp 3”. PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để các em khắc phục được lỗi chính tả và đạt được kết quả tốt như mong muốn tôi đã tìm ra được các biện pháp sau: 1. Luyện phát âm Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho học sinh, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác. 2. Luyện tập về phân tích, so sánh Trong các giờ chính tả tập chép hay nghe viết, tôi thường xuyên hướng dẫn các em phân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện viết bảng con trước khi viết vào vở. Vd: Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, tôi yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ: - Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống) - Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em sẽ không bị viết sai. 3. Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em nắm nghĩa của từ phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả, tôi sử dụng đồ dùng dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát và phân biệt từ khó dựa vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu, đọc chú giải. Vd: * ch/tr. Chân : bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng. * s/x. Sen: hoa sen, vòi sen Xen: xen lẫn, xen kẽ. 4. Rèn luyện trí nhớ cho học sinh để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hướng dẫn cho các em đọc - viết vào các buổi thứ hai trong tuần, giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các bài tập chính tả để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học. Vd:. * Bài tập phân biệt r/d/gi. Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống: …ỗ dành, …ỗ chạp, mặt …ỗ …ữ gìn, cặp …a, ..a vào * Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, … Đây là lỗi mà học sinh miền Trung của chúng ta hay mắc phải do ảnh hưởng của phương ngữ. Để giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải ( vd: tấc cả, gậc đầu,…). Trên cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả “so sánh” - viết phân biệt c/t - viết phân biệt n/ng Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vd:  Điền c hoặc t: lượ.. bỏ,lần lượ…, biến mấ…, ướ mơ.  Điền n hoặc ng: ngâ… nga, yên lặ… 5. Rèn chính tả thông qua trò chơi Với biện pháp này nhằm giúp học sinh ghi nhớ các âm khi đọc giống nhau nhưng viết thì khác nhau. Vd: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “ngờ” hoặc “gờ” 6. Giúp học snh ghi nhớ về mẹo luật khi viết chính tả: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả bằng hệ thống bài tập giúp các em nắm quy tắc khi viết âm : g/gh; ng/ngh; c/k. Vd: a) Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau * Các âm đầu: k, gh,ngh đúng trước các nguyên âm i,e, ê,iê,… * Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,… Bài tập điền vào chỗ chấm:  “c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến.  “g” hay “gh” : …ồ ghề, ..e thuyền, …i nhớ, chán …ét.  “ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …ã b) Hoặc để phân biệt âm đầu ch/tr Tôi cho các em quan sát một số hình ảnh chỉ tên đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch Vd: - chổi, chảo, chén, chiếu, chum,… - chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, … c) Hoặc đối với phụ âm đầu s/x Tôi cho các em thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên con vật đều bắt đầu bằng âm “s” Vd: - sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,… - sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,… d) Để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tôi sủ dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh. Vd: - Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng: a. sữa tươi. d. thi đỗ. b. sửa sai. e. nghiêng ngã. c. ngả ba. g. mãi miết. Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh. - Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống: (đổ, đỗ ) : thi … , … rác ( giả, giã ) : … vờ (đò), … gạo Hoặc để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh tôi đưa thêm dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập. Vd: * Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau: Mặt …òn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng …ên cao Đêm về đi ngủ, …ui vào nơi đâu? ( là gì? ) * Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau: - Kiến cánh vỡ tô bay ra Bao táp mưa sa gần tới. - Muốn cho lúa nay bông to Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều. 7. Tích hợp việc dạy Chính tả trong các môn học khác:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giúp học sinh viết đúng câu lời giải trong khi giải toán có lời văn bằng cách nhắc nhở, sửa lỗi sai khi chấm bài. Chỉnh sửa học sinh phát âm đúng khi trả lời miệng bài toán giải, câu hỏi bài trong khi học các môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,… Đối với những lỗi chính tả mà học sinh chưa nắm vững cấu tạo âm vần, cấu tạo âm tiết của vần. Phát âm để so sánh đối chiếu các cặp vần dễ lẫn lộn Ví dụ: iu  i + u iêu  iê + u hoặc: ai  a + i. ay  a + y. Đối với các lỗi do đặc điểm chữ viết chưa đảm bảo dẫn đến viết sai lỗi chính tả do các em chưa nắm chắc về quy tắc chính tả vì thế dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả. Muốn các em sửa được lỗi chính tả này thì khi dạy đến những bài có liên quan thì tôi cần phải cung cấp và khắc sâu cho các em những luật chính tả để các em ghi nhớ. Ngoài ra để giúp các em phân biệt và viết đúng các chữ có âm đầu là: g/gh; ng/ngh; k/c cho các em nắm qui tắc: + Viết ngh, gh, k khi âm viết liền sau là: i, e, ê, iê. + Viết ngh, g, c đối với các âm còn lại. Đối với mẹo viết đúng ch/tr hoặc s/x cần ghi nhớ: + tr và s, không bao giờ đi với các vần oa, oă, oe, uê. + L đứng trước âm đệm: oa, oă, oe, uy còn N thì không. Ngay từ đầu năm học, tôi ghi các trên tấm bìa và treo trong lớp và thường xuyên cho các em đọc. Như vậy, quá trình ghi nhớ quy tắc chính tả của các em sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên đi sâu vào tiềm thức các em theo kiểu nhớ lâu. BẢNG GHI NHỚ  Huyền – ngã – nặng, sắc – hỏi – không.  ch, x ghép được: oa, oă, oe, uê.  k, gh và ngh ghép được với: i, e, ê. Còn c, g, ng: không ghép được.  L ghép được với: oa, oă, uê, uâ, uy còn N không ghép được..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 8. Phương pháp hỏi đáp: Trong quá trình viết tôi nêu ra một số câu hỏi như: - Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa). - Chữ đầu câu phải viết như thế nào (viết hoa). - Chấm xuống dòng thì phải viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa). - Tên riêng của bài viết như thế nào? (viết hoa) Mục đích của việc làm này là nhằm khắc sâu vào trí nhớ của học sinh. Bởi vì học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng thì dễ nhớ nhưng lại mau quên. Do đó, giáo viên chúng ta cần phải nhắc thường xuyên. 9. Đối với lỗi sai khác, tôi thường hướng dẫn các em phân tích kỹ hơn ở bảng lớp theo cách sau: Viết bó rau vui vẻ lang thang xin lỗi    . Không viết Bó rao vuôi vẻ lan than xinh lỗi. Với cách này các em vừa nhớ cách viết đúng và tránh từ mà mình sẽ viết sai. Còn đối với một số chữ có một cách viết duy nhất, tôi luôn luôn nhắc nhở các em ghi nhớ, trong Tiếng Việt chỉ có một cách ghi duy nhất. Ví dụ: nhưng không bao giờ viết nhưnh Xanh không bao giờ viết xang. Phân biệt giữa chữ việt và chữ việc Chữ việc lúc nào cũng có phụ âm cuối là c. Ngoài ra không kết hợp với bất kỳ một từ nào khác ngoại trừ một từ duy nhất là Việt Nam có chữ t ở cuối. PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp tích cực để giảng dạy. Với đề tài “Một số biện pháp khắc phục khó khăn trong dạy học phân môn chính tả lớp 3”, tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt ở môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Chính tả..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Thông qua môn học này, các em phát huy được tính tích cực chủ động như viết bài nhanh, chữ đẹp, không sai lỗi chính tả và cách trình bày một bài viết cho đẹp. Cũng qua môn học này tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác như: toán, đạo đức, tập đọc và tự nhiên xã hội. - Kết quả cụ thể là: Lớp học sinh động, học sinh tích cực trong quá trình học tập, tích cực hăng hái phát biểu ý kiến trong giờ học. Riêng với môn chính tả, kết quả đạt được cụ thể như sau: Lớp/Số HS. 3A/34. 3B/32. Thời điểm. Xếp loại Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu. Đầu năm. 6. 9. 11. 8. Cuối học kỳ I. 9. 11. 11. 3. Cuối năm. 11. 13. 9. 1. Đầu năm. 5. 8. 10. 9. Cuối học kỳ I. 8. 10. 11. 3. Cuối năm. 10. 14. 8. 0. Muốn dạy tốt bất kỳ một môn học nào thì người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc trưng bộ môn. Luôn tìm tòi nhiều những biện pháp để khắc phục và thu hút được sự chú ý của các em, gây hứng thú và phát huy chủ động của học sinh. Với một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong thực tế giảng dạy, xuất hiện từ giáo dục; phát triển toàn diện các mặt cho học sinh, tôi đã tìm ra: “Một vài biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2”, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực và đạt hiệu quả cao trong phân môn chính tả. Bản thân tôi là người giáo viên cần muốn trang bị cho mình vốn ngôn ngữ phong phú thông qua sách, báo, tài liệu tham khảo và luôn học hỏi đồng nghiệp tìm ra cái.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> hay, cái mới để áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt ở phân môn Chính tả để tra cứu và cuốn sổ tay để ghi chép những gì học sinh đạt được và chưa đạt được khi học bài đó, để rút ra kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo. Kết hợp tốt mối quan hệ giữa học sinh với nhau để các em giúp nhau cùng tiến bộ. Trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận sự đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp. Đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường, tạo đìều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy và học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một vài biện pháp tôi đã áp dụng vào giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3, qua thực nghiệm đã cho thấy kết quả khả quan trong lớp do tôi chủ nhiệm. Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, vượt qua khó khăn thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Tôi mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Thới Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2013 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị. Người viết. Hiệu trưởng. Lê Thị Kiều Diễm.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×