Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhung mau chuyen hay ve nguoi Ha Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.57 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Những mẩu chuyện vui về tiếng Hà Tĩnh (tt) Dịch tiếng ta ra tiếng...Việt! Tại một quán cà phê gần bờ hồ Hoàn Kiếm. Bàn nọ có hai bác, một bác người Hà nội, một bác người Hà Tĩnh. Hai bác nói chuyện, chân tay cứ khua khoắng loạn xạ, mắt tròn miệng rộng để diễn đạt, thế mà rốt cuộc, chẳng ai hiểu được ai!. Có một ông Tây ngồi bàn bên cạnh thấy thế thì tiến lại và "phiên dịch" dùm. Hóa ra, ông ấy là nhà nghiên cứu ngôn ngữ và chuyên về ngôn ngữ xứ Nghệ. (Theo chị Lê Thị Hiệu). Răng mi vô trước! Có một đoàn khách đi chúc tết cấp trên, ai cũng vào nhà, cười nói vui vẻ. Riêng cậu hành chính khệ nệ khiêng túi quà vào sau, nhưng còn "bị trách": Răng mi vô trước!(*) Cậu ta định phân bua lại cấp trên, nhưng sực nhớ ra, đành đỏ mặt và...im lặng! Tết nhất, lại bị trách oan? Không! Số là anh chàng này bị...hô răng! Vào nhà ai, người chưa vào, răng đã...vào trước! (Theo anh Nguyễn Bá Hành) (*) Răng mi vô trước: Câu này có thể hiểu là T " ại sao mày vào trước?", lại cũng có thể hiểu là "(Bộ) răng (của) mày vào trước!". Tên eng là chi? Một anh chàng tên Đậu tự cho là mình rất giỏi tiếng Hà Tĩnh, hễ gặp người gốc Hà Tĩnh là anh ta cứ thao thao rằng tui biết hết, tui biết hết! Nào là người Hà Tĩnh gọi con chim câu là con cu cu, con trâu gọi là cân tru, quả bầu gọi là trấy bù, lá trầu gọi là lá trù... Người đối diện bỗng tủm tỉm: - Rứa eng có biết tên eng ngài Hà Tịnh kêu là chi khôông hè? (Thế anh có biết tên anh người Hà Tĩnh gọi là gì không vậy?) Đậu ta lúng túng, đỏ mặt, im lặng bỏ đi. (Theo anh Nguyễn Sĩ Hồ). Con nào đực, con nào cái?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mấy thầy đồ vùng Nghi Xuân đang vui chuyện, Nguyễn Xuân Ôn (*) ghé qua, cười và xen vào: - Các thầy quả là thông kim, bác cổ. Vậy xin các thầy giảng cho, trong câu ca dao "Bò đen húc lộn bò vàng", con nào đực, con nào cái? Các thầy cười to: - Cụ hỏi lẩn thẩn thế. Câu hát của mục đồng là " Bò đen húc lộn bò vàng/Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông" , là hát cho vui, làm gì có chuyện phân biệt con nào đực con nào cái! Nguyễn Xuân Ôn đứng dậy: - Ấy thế mà có phân biệt đấy. Các thầy đọc kỹ đi. Mấy thầy thay nhau đọc to lên mấy lần. Quả nhiên, bò đen là bò đực và bò vàng là bò cái thật! --------------------(*) Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường, Hiến Đình, Lương Giang, nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh cuối thế kỷ 19.. (Theo anh Nguyễn Bá Hành). Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng?. Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri: - Nhà mụ mất cái gì? - Nhạ em mất cạ!.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sao mụ biết hàng xóm lấy? - Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ! Quan hỏi chị tê: - Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì? - Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ! Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại: - Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao? - Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội! Chị tê cười rú lên: - Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em! Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà. (Lê Hoàng sưu tầm). Đi coi chiếu bóng Nhân viên bán vé ở rạp nói với 1 ông ở Hà Tĩnh đi coi chiếu bóng: - Tôi thấy ông đi xem 1 mình mà cứ mua đi mua lại vé làm gì? Đây là chiếc vé thứ 3 rồi. Ông ta cãi lại: - Nhoọc quá! Tui mang vé như ni vô cựa, lại có thằng mô chặn đàng lại, lấy vé cụa tui xé đi mất toi. (Mệt quá! Tôi mang vé này vào cửa, có thằng nào đó chặn đường lại, lấy vé của tôi xé đi mất rồi!) !?!?!? Theo anh Nguyễn Bá Hành). Tau có que rồi!. Một bác Hà Tĩnh ra Hà Nội thăm con, đang đi chơi phố thì bị đau bụng, ngó tới ngó lui thấy cái bốt gác có anh công an ngồi trong đó, cứ tưởng hố xí, đi đi lại lại, ý chờ anh này xong để vào. Anh công an lại nghĩ bác ta đến khiếu nại việc gì, liền hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giấy bác đâu? Ông ta trả lời: - Khôông, tau có que rồi! (Không, tao có que rồi! - Ở Hà Tĩnh, nhiều vùng quê không dùng giấy khi đi cầu mà dùng que bằng tre hay nứa) (Theo anh Thuận An). Qua cầu xe cộ đi chậm lại?. Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại: - Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao? Anh chàng hớn hở: - Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!) - Anh có biết trên đó viết gì không? Chàng ta trố mắt ngạc nhiên: - Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!) - Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào? - Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà! (Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ) - ?!?!? (Lê Hoàng sưu tầm).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×