Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ : Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-***

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế Quốc tế

Nghiên cứu sinh: TRẦN MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-***

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9310106

Nghiên cứu sinh: TRẦN MINH NGUYỆT
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Từ Thúy Anh

Hà Nội, 2021



3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng đã trở thành
thách thức lớn với mọi ngành nghề trong nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp. BĐKH tác động đến nông nghiệp qua các biểu hiện thời tiết cực đoan như
hạn hán, lũ lụt, rét hại, các cơn bão thất thường gây sâu bệnh, giảm năng suất, mất
mùa, xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất trồng trọt nơng nghiệp, từ đó làm thiếu
hụt lương thực trầm trọng. Nông nghiệp cũng là tác nhân gây phát thải lương khí nhà
kính đóng góp 24% vào lượng KNK tồn cầu (IPCC, 2014).
Việt Nam là nước xuất khẩu nơng sản lớn trên thế giới và giữ vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới. Mặc dù vậy, Việt Nam là
một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH ở mọi lĩnh vực kinh
tế đặc biệt là nông nghiệp do đó BĐKH đe dọa sự phát triển ổn định bền vững của
Việt Nam và an ninh lương thực toàn cầu.
Phương thức nơng nghiệp thơng minh với khí hậu (CSA) ra đời mở ra hướng
giải quyết cho những khó khăn thách thức ngành nông nghiệp đang đối mặt. CSA cải
thiện khả năng thích ứng, ứng phó và giảm nhẹ BĐKH của các hệ thống nông nghiệp
nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học và thay đổi phương thức sản xuất. Mặc dù CSA
đã được chứng minh tính hiệu quả cao giải quyết các thách thức của nông nghiệp Việt
Nam, nhưng việc áp dụng phương thức CSA ở Việt Nam còn chưa rộng rãi. Do vậy,
tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại
Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp phát triển CSA tại Việt Nam, đưa nền nông nghiệp
Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nơng nghiệp
Arslan và CS (2015) cho thấy sự thay đổi thời tiết dẫn đến năng suất bị giảm
và hạn chế sự phát triển của cây trồng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt

Nam như Madhusudan(2019), Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà (2014) Alon Tah
(2009), đã cho thấy khi các hộ nông dân thay đổi phương thức nông nghiệp sang các
cách thức sử dụng công nghệ cao hay điều chỉnh đề phù hợp với khí hậu, nền nơng
nghiệp có


thể thích ứng dễ hơn với các hiện tượng khí hậu cực đoan, từ đó năng suất và thu
nhập từ nông nghiệp tăng lên đáng kể.
Rất nhiều các nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định Nông nghiệp
thông minh là một cách tiếp cận hiệu quả nhất hiện nay định hướng ngành nông nghiệp
hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra ngày
một trầm trọng (Leslie Lipper và CS (2014), Gustavo (2017). Các nghiên cứu tại
Bangladesh, Trung Quốc, Nam Mỹ, Ấn Độ đều chứng minh các dự án CSA đem lại
tác động tích cực tới vấn đề ANLT (Nathalie Mikhailova (2019), COMAGRI (2014).
Xét về khía cạnh khí thải nhà kính trong nơng nghiệp, theo Smith (2014) các phương
pháp CSA thực hiện nhiều cách để giảm lượng khí thải nhà kính cũng như giảm nồng
độ khí thải trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nghiên cứu của M Ariani và cộng sự (2018),
Nathalie Mikhailova (2019), Hà Đình Tuấn (2008) cho thấy nơng nghiệp thơng minh
đưa ra các nhóm giải pháp giải quyết được các vấn đề như khí hậu, kinh tế, kỹ thuật
và kết quả là vừa đạt được hiệu quả về mặt kinh tế vừa giảm thiểu khí nhà
kính bảo vê môi trường.
2.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thông
minh với khí hậu
Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội có tác động rất lớn tới việc phát triển nơng nghiệp nói chung
và CSA nói riêng. Timothy và CS (2015), cho biết yếu tố tự nhiên, đất, nước, khí hậu
là các đầu vào của hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới việc
sản xuất nông nghiệp. Osana và Fanny (2019) cho rằng các điều kiện kinh tế xã hội
có vai trị then chốt ảnh hưởng đến định hướng phát triển của ngành nông nghiệp.
Abdul và CS (2016) khẳng định ngày nay vai trò của khoa học cơng nghệ ngày càng

lớn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CSA ở tầm vi mô đã được các
nghiên cứu trước đó đề cập đến (Jeetendra và CS (2018), Klerkx và CS (2009), Long
và CS (2016)). Có thể phân chia các yếu tố đó thành các nhóm sau đây: Nhóm thứ
nhất là các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính, học vấn, nhận thức); các yếu tố về
khu vực sản xuất nơng nghiệp (diện tích đất, mức độ thuận tiên cho việc áp dụng máy
móc cơ giới và khoa học kỹ thuật, chất lượng đất, nguồn nước…), các yếu tố chính


sách, hỗ trợ từ nhà nước và cơ quan trung ương, địa phương (thuế, vay vốn, chính
sách hỗ trợ, đào tạo…)
2.3. Đóng góp của luận án
Luận án đã tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng một số các
quốc gia tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam để rút ra các bài học phù hợp cho Việt
Nam
Kết quả phân tích định lượng đem tới đóng góp:
-Luận án tìm ra được những biện pháp nào và mức độ sử dụng những biện
pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của các hộ nông dân tại ĐBSH và ĐBSCL đang sử
dụng.
-Luận án xác định được các yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó
đến phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam bằng mơ hình hồi quy
tuyến tính đa biến.
- Trên cơ sở mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, luận án phát triển thêm mơ
hình hồi quy Logit, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng biện
pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu được đánh giá có điểm số về mức độ thông
minh ở mức cao.
-Luận án chỉ ra được sự khác nhau giữa sự phát triển nông nghiệp thông minh
với khí hậu ở hai khu vực nơng nghiệp chính của Việt Nam là ĐBSH và ĐBSCL. Do
các điều kiện về khí hậu, tự nhiên, xã hội khác nhau nên các hành vi nông nghiệp của
hai khu vực cũng khác nhau.

-Luận án đóng góp về mặt phương pháp luận trong việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng, cũng như định hình đặc điểm hộ gia đình sử dụng các biện pháp nơng
nghiệp thơng minh với khí hậu; và phương pháp luận trong việc mở rộng xác định các
đặc điểm của hộ gia đình lựa chọn các cách thức nơng nghiệp thông minh cao phù hợp
với các đặc điểm, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam; giúp cho việc mở
rộng nghiên cứu sau này được dễ dàng hơn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu, trên cơ sở đánh giá thực
trạng và kinh nghiệm quốc tế, luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm
thúc đẩy sự phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam.


Mục tiêu cụ thể:
Ở góc độ vĩ mơ, Luận án đánh giá được thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ở cấp độ quốc gia như yếu tố tự nhiên,
kinh tế, xã hội và chính sách nơng nghiệp của một số quốc gia trên thế giới và tại
Việt Nam;
Ở góc độ vi mơ, Luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng
phương thức nông nghiệp thông minh với khí hậu tại các hộ gia đình nơng nghiệp
tại Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích từ cấp độ vĩ mơ và vi mơ, luận án đề xuất
được một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí
hậu tại Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí


hậu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu
-

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí

hậu ở một số nước trên thế giới và phân tích thực trạng nơng nghiệp thơng minh với
khí hậu tại Việt Nam ở tầm vĩ mơ bao gồm các khía cạnh như tự nhiên, kinh tế, xã hội
và chính sách và các hoạt động thích ứng, ứng phó và giảm nhẹ BĐKH.
-

Đánh giá định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng

phương thức nơng nghiệp thơng minh với khí hậu từ các số liệu thu thập được thông
qua điều tra thực tế tại Việt Nam
-

Đưa ra các giải pháp trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng

nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tại sao cần phát triển nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp thơng
minh với khí hậu?
Câu hỏi 2: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và thực trạng phát
triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ở Việt Nam ở các khía cạnh điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, các chính sách nơng nghiệp và biện pháp nơng nghiệp thơng
minh với khí hậu hiện hành như thế nào?
Câu hỏi 3: Chủ thể nào phát triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu? Các
chủ thể này làm gì để phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu?



Câu hỏi: 4 Các yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn
phát triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam?
Câu hỏi 5: Các giải pháp cho Việt Nam là gì để phát triển nơng nghiệp thơng
minh với khí hậu?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Ở tầm vĩ mô, các điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách ảnh hưởng
tới việc phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu.
Giả thuyết 2: Ở tầm vi mô, các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, số lao động trong hộ gia đình, hình thức kinh tế hộ gia đình, thu nhập),
nhận thức về BĐKH (mức độ lo lắng về BĐKH, các khóa học/ tập huấn về BĐKH
và kỹ thuật nông nghiệp), đặc điểm khu vực sản xuất (diện tích lúa, diện tích hoa
màu, độ dễ dàng tiếp cận nguồn nước, độ dễ dàng sử dụng máy móc cơ giới), các yếu
tố chính sách hỗ trợ (hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ tập huấn và đào tạo, thông tin dự báo
thời tiết) là các yếu tố có ảnh hưởng tới số lượng biện pháp nông nghiệp thông minh
với khí hậu người nơng dân sử dụng và khả năng sử dụng các biện pháp nơng nghiệp
thơng minh với khí hậu ở mức độ thông minh cao tại Việt Nam.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan đến việc phát triển nông
nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam ở tầm vĩ mơ (nền kinh tế) và vi mơ (hộ
gia đình nơng nghiệp). Luận án nghiên cứu các hoạt động nông nghiệp thông minh
với khí hậu và các điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách phát triển nơng nghiệp thơng
minh với khí hậu ở cấp quốc gia, đồng thời luận án cũng nghiên cứu các yếu tố của
hộ gia đình ảnh hưởng đến việc phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại
Việt Nam.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong nông nghiệp, tác giả lựa chọn phân tích lĩnh vực trồng trọt lúa và hoa màu.
Khi nghiên cứu các yếu tố vĩ mô, luận án phân tích các chính sách và kinh nghiệm
thực hành nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ở cấp độ quốc gia của ba nước: Israel,
Thái Lan và Bangladesh và thực trạng tại Việt Nam. Khi nghiên cứu các yếu tố vi

mô, luận án nghiên cứu các yếu tố hộ gia đình ảnh hưởng đến việc phát triển nơng


nghiệp thơng minh với khí hậu bằng việc điều tra phân tích tại các tỉnh Đồng bằng
sơng Hồng và ĐBSCL là hai khu vực trồng cây lương thực lớn nhất đại diện cho cả
nước.
Luận án chủ yếu nghiên cứu CSA trong khoảng thời gian từ 2010-2020. Khái niệm
“Nông nghiệp thông minh với khí hậu” xuất hiện lần đầu tiên năm 2010 do FAO cơng
bố, do đó số liệu về CSA được tác giả lựa chọn bắt đầu từ 2010. Mặc dù vậy, BĐKH
đã tác động tới nông nghiệp từ nhiều năm trước đó do đó các số liệu về BĐKH được
thu thập sớm hơn từ những năm 2000.
7. Khung phân tích của luận án

Luận án xây dựng khung phân tích như sau: Có các yếu tố vĩ mơ (điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách) và các yếu tố vĩ mô (các yếu tố nhân khẩu
học, nhận thức, đặc điểm khu vực nơng nghiệp, chính sách) ảnh hưởng đến
việc phát triển CSA.


Nguồn: Tác giả
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính
Về phương pháp định tính luận án sử dụng phương pháp phân tích tại bàn kết
hợp phân tích điều tra thực tế.
Đối với phương pháp phân tích tại bàn, luận án hệ thống hóa, thống kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ các vấn đề từ các nghiên cứu trước đó, các kinh
nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.
Đối với phương pháp điều tra, toàn bộ phiếu điều tra sau khi thu được sẽ được
thống kê vào phần mềm excel và xử lý với phần mềm SPSS 17.0. Số liệu sẽ được
thực hiện phân tích thơng kê ban đầu để phát hiện vấn đề.

Phương pháp phân tích định lượng
Trong phương pháp định lượng, luận án sử dụng hai mô hình: Mơ hình hồi
quy tuyến tính và mơ hình hồi quy Logit để kiểm định lại sự phù hợp của các yếu tố
nghiên cứu với cơ sở lý thuyết.
Mơ hình hồi quy tuyến tính được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước
như Aryal (2018); Pagliacci và CS (2020), Abegunde 1 (2019).
Yi = β1 + β2X2i +β3X3i + β4X4i +β5X5i + Ui (1)
Trên cơ sở mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến (Mơ hình (1)), luận án phát
triển thêm mơ hình hồi quy Logit, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
sử dụng biện pháp CSA có mức độ thơng minh cao. Mơ hình Logit có dạng:
ea1+a2X2i+a3X3i+a4X4i+a2X5i
(2)
1+ea1+a2X2i+a3X3i+a4X4i+a2X5i

�i =
Trong đó:

Yi là biện pháp thích ứng theo hướng CSA mà hộ gia đình i sử dụng để ứng
phó với BĐKH .
X2i là véc tơ các biến số về nhân khẩu học
X3i là véc tơ các biến số về nhận thức về BĐKH
X4i là véc tơ các yếu tố liên quan đến khu vực sản xuất nông nghiệp
X5i là véc tơ các yếu tố liên quan chính sách


Mơ hình (1) sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
thơng thường (OLS), đây là phương pháp tối ưu đối với số liệu chéo. Kết quả ước
lượng cuối cùng được dùng để phân tích phải vượt qua các kiểm định vi phạm giả
thiết của mơ hình như là Bỏ sót biến, Phương sai sai số thay đổi, phân phối chuẩn của
nhiễu và đa cộng tuyến. Mơ hình (2) sẽ được ước lượng bằng phương pháp ước

lượng hợp lý tối đa (MLE), mơ hình được sử dụng để phân tích cũng phải vượt qua
kiểm định vi phạm giả thuyết của mơ hình.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THƠNG
MINH VỚI KHÍ HẬU
1.1 Biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nơng nghiệp
Ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết, khí hậu
và bị tác động nhiều nhất từ BĐKH. UNDP trong báo cáo Phát triển con người
2007/2008 đã chỉ ra 5 nguy cơ mà BĐKH có thể gây ra cho các quốc gia trên thế giới
là: giảm năng suất nơng nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nước ngọt, gia tăng tình
trạng ngập lụt vùng duyên hải và các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy thoái các hệ
sinh thái, gia tăng bệnh tật. Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động của
BĐKH mà còn là ngành gây phát thải khí nhà kính lớn làm gia tăng sự nóng lên tồn
cầu. Ngun nhân lớn nhất của BĐKH chính là sự gia tăng của lượng khí nhà kính bị
thải lên bầu khí quyển.
1.2 Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu
Năm 2010, FAO lần đầu tiên đưa ra khái niệm nơng nghiệp thơng minh với
khí hậu (Climate Smart Agriculture viết tắt là CSA) tại Hội nghị Hague bàn về vấn
đề nông nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu tại Hà Lan như sau: “CSA là
nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường có tính đến các vấn đề của
BĐKH, nhằm đạt các mục tiêu phát triển, cả ngắn hạn và dài hạn, trong bối cảnh
BĐKH” (FAO, 2010).
Hình 1: Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu

Nguồn: Ủy ban nơng nghiệp bền vững và BĐKH, 2012


Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu là nền nơng nghiệp được xây dựng trên
3 tiêu chí: (1)Tăng khả năng thích ứng với khí hậu để tăng năng suất và hiệu quả sản

xuất; (2) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ sản xuất nơng nghiệp; (3)Đảm bảo an
ninh lương thực, đảm bảo sản lượng bền vững
1.3 Phát triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu
Phát triển CSA là q trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật
và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm giảm thiểu các tác động từ BĐKH,tăng
khả năng thích ứng với BĐKH của ngành nơng nghiệp, giảm nhẹ BĐKH và tăng
năng suất một cách bền vững đảm bảo an ninh lương thực (Trần Minh Nguyệt,
2020).
1.4 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát
triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu
“Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động,
hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai,
trong khi không làm xói mịn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” (DFID, 2001)
Khung sinh kế bền vững:

Nguồn: DFID, 2001


Nội dung khung sinh kế bền vững bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế
của con người và các mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố đó. Khung sinh kế bền
vững chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bao gồm:
+ Vốn tự nhiên (Natural capital) như đất đai, các nguồn tài nguyên phục vụ
hoạt động sinh kế của người dân
+ Vốn con người (Human capital) như dân số, lực lượng lao động, giáo dục, y
tế….
+ Vốn vật chất (Physical capital) như cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước,
xử lý môi trường
+ Vốn xã hội (Social capital) như mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm, các giá trị
vơ hình được tích lũy trong cuộc sống.
+ Vốn tài chính (Financial capital) như nguồn thu nhập, của cải vật chất, vốn,

các quỹ hỗ trợ tài chính


CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG
MINH TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Israel
Nền nơng nghiệp của Israel có thể được coi là nền nông nghiệp thông minh
với việc áp dụng khoa học cùng kỹ thuật canh tác thông minh, hiện đại. Chỉ với 2,2%
dân số làm nông nghiệp, nhưng gần đây, mỗi năm Israel xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ
USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. (Alon
Tah, 2009).
Israel đã cho phép sở hữu tư nhân về đất đai, khuyến khích người dân đầu tư
vào nơng nghiệp và tích tụ, tập trung ruộng đất; đồng thời, xóa bỏ những ưu đãi, trợ
cấp cho đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, khuyến khích cạnh tranh, đổi mới kỹ thuật,
áp dụng những công nghệ hiện đại và nghiên cứu sáng tạo trong nông nghiệp
(Markou, 2002).
Israel đã rất thành công trong việc liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà
khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp. Sự liên kết này nhằm mục tích tìm ra cách
giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp như giống di truyền, kiểm soát bệnh dịch tới
canh tác trên đất cằn.
Một số ứng dụng CSA tiêu biểu bao gồm: Tưới tiêu tự động, tưới nhỏ giọt tiết
kiệm, lựa chọn hạt giống chất lượng cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào nơng
nghiệp, sản xuất nơng nghiệp trong nhà kính, cơng nghệ kiểm sốt cơn trùng và cơng
nghệ sau thu hoạch. Israel rất chú trọng đến công nghệ sạch, thân thiện với mơi
trường nên tỉ lệ khí nhà kính từ nơng nghiệp chỉ là 12% so với mức trung bình 23%
trong số liệu về thế giới (Tổng cục thống kê Israel, 2020)
2.2 Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Bangladesh
Bangladesh xếp hạng thứ 9 trong top 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất từ quá trình biến đổi khí hậu tồn cầu. Worldbank, 2018). Nơng nghiệp
là một ngành sản xuất chính của Bangladesh, đóng góp khoảng 16.5% giá trị vào

tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này (Worldbank, 2017). Đồng thời, ngành này
cũng góp phần tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 87% người dân ở khu vực nông
thôn ở nước này. Từ năm 1972 đến 2014, sản lượng lương thực của Bangladesh đã
tăng ba


lần, từ 9774 lên đến 45731 triệu tấn. Chỉ số sản xuất lương thực (Food Production
Index) của nước này cũng tăng 65.6 điểm năm 1990 đến 145.3 điểm năm 2016.
Những kết quả này có được một phần nhờ sự thay đổi chính sách và đổi mới trong
sản xuất nơng nghiệp của Bangladesh như sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ, tổ
chức nghiên cứu, thực hành ứng dụng CSA trên khắp cả nước.
Các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính được tuyên truyền và thúc đẩy
mạnh mẽ. Với thành công bước đầu từ FAN, Bangladesh đang nhân rộng các hoạt
động giảm thiểu khí nhà kính ra cho khoảng 50000 hộ nơng dân và ước tính sẽ giảm
thiểu được 75000 tấn CO2/năm (Liên minh Khí hậu và Khí quyển Bangladesh,
2020).
2.3 Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp thơng minh thích ứng biến đổi khí hậu
tại Thái Lan
Thái Lan là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á cùng với Việt Nam và có
rất nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Thái Lan phải ghánh chịu rất nhiều cơn bão
thất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưngThái Lan vẫn
được coi là một trong những nước dẫn đầu về nông nghiệp. Trong khu vực châu Á,
Thái Lan chỉ đứng sau Trung Quốc về xuất khẩu lương thực. Điểm nổi bật nhất của
nông nghiệp Thái Lan là sự gia tăng năng suất một cách bền vững trong vòng 20 năm
trở lại đây (FAO, 2011).
Vốn là một nước nông nghiệp với 80% dân số làm nông nghiệp, Thái Lan đã
sớm thực hiện tư nhân hóa, đẩy mạnh vai trị của tư nhân trong phát triển nơng
nghiệp. Chính phủ định hướng phát triển nền nông nghiệp một cách rõ ràng theo
hướng thân thiện với mơi trường do đó trong các quốc gia Đơng Nam Á, Thái Lan có
nền nơng nghiệp được coi là xanh nhất. Các kế hoạch phát triển của Thái Lan luôn

luôn cập nhật và được điều chỉnh theo xu hướng mới nhất để hướng tới sự hiệu quả,
bền vững. Thái Lan khởi xướng Kế hoạch phát triển “Thailand 4.0” trong đó có tập
trung chuyển hướng nền nơng nghiệp sang nông nghiệp hiện đại, ứng dụng nhiều
thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên dồi dào và tăng
thêm giá trị cho các sản phẩm nơng nghiệp trong nước.
Chính phủ đưa ra nhiều chính sách, kế hoạch hành động cụ thể về vốn, giống,
kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ giúp phát triển CSA.


Thái Lan khuyến khích sử dụng biện pháp nơng nghiệp có khả năng giảm phát
thải khí nhà kính, cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng các loại
nhiên liệu tái tạo. sử dụng đất hợp lý, tăng cường trồng rừng để tăng lượng dự trữ
carbon. Thái Lan đặt mục tiêu cắt giảm 20% khí nhà kính vào năm 2030 (so với năm
2005).


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG

MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí
hậu. Theo tính tốn của ngân hàng thế giới, 2019, Việt Nam đứng thứ 2 về những tác
động của BĐKH tới diện tích nơng nghiệp. Ngược lại, lượng KNK thải ra từ nông
nghiệp tương đối cao chiếm 31% tổng phát thải KNK Việt Nam (Bộ TN&MT, 2010).
Việt Nam đã ban hành và phê chuẩn nhiều quyết định, chương trình như phê
chuẩn nghị định thư Kyoto về BĐKH năm 2002, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia phịng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020…
Từ 2001, với nhiều chính sách phát triển nơng nghiệp, Việt Nam đã có những
bước tiến đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp. Việt Nam
duy trì tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp ở mức cao khoảng 2.8-3.5%.

Trong giai đoạn 2012-2016, Việt Nam đứng thứ 57 thế giới trong số 113 quốc
gia về an ninh lương thực toàn cầu. Điểm số về an ninh lương thực của Việt Nam là
51,04 điểm gần bằng mức trung bình của Đơng Nam Á là 54,3 điểm (EU, 2016). Với
mức sản xuất nông nghiệp hiện nay Việt Nam không lo vấn đề không đủ gạo cung cấp
trong nước và xuất khẩu ngay cả khi diện tích lúa giảm 25% (Jaffee và CS, 2012).
Nông nghiệp Việt nam chưa phát triển đến mức được coi là nền nông nghiệp
thông minh với khí hậu. Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ áp dụng CSA ở mức trung bình
hoặc thấp (<30% hoặc từ 30%-60%). Tỉ lệ áp dụng CSA cao hơn tập trung ở canh tác
lúa (>60%) gồm có hoạt động canh tác tôm lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và sử
dụng các giống chịu ngập ở đồng bằng sông Hồng.


CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG
NƠNG NGHIỆP THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
4.1 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phương thức
nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam
Mơ hình hồi quy tuyến tính được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước
như Aryal (2018); Pagliacci và CS (2020), Abegunde 1 (2019).
Yi = β1 + β2X2i +β3X3i + β4X4i +β5X5i + Ui (1)
Trên cơ sở mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến (Mơ hình (1)), luận án phát
triển thêm mơ hình hồi quy Logit, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
sử dụng biện pháp CSA có mức độ thơng minh cao. Mơ hình Logit có dạng:
ea1+a2X2i+a3X3i+a4X4i+a2X5i
(2)
1+ea1+a2X2i+a3X3i+a4X4i+a2X5i

�i =
Trong đó:

Yi là biện pháp thích ứng theo hướng CSA mà hộ gia đình i sử dụng để ứng

phó với BĐKH .
X2i là véc tơ các biến số về nhân khẩu học
X3i là véc tơ các biến số về nhận thức về BĐKH
X4i là véc tơ các yếu tố liên quan đến khu vực sản xuất nông nghiệp
X5i là véc tơ các yếu tố liên quan chính sách


4.2 Kết quả mơ hình
Bảng 4.2: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính


Bảng 4.3 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy Logit

Đối với nhóm nhân tố về nhân khẩu học, hệ số hồi quy của các biên số về tuổi, Số lao
động toàn thời gian, Tốt nghiệp PTTH, Chưa tốt nghiệp PTTH, Thu nhập từ trồng


trọt, thu nhập từ chăn ni là có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến số biện pháp
CSA. Đối với nhóm nhân tố về nhận thức về BĐKH, Có hiểu biết về BĐKH thì sẽ có
số biện pháp CSA nhiều hơn so với khơng có hiểu biết về BĐKH. Đối với nhóm các
nhân tố về đặc trưng của khu vực nơng nghiệp, Diện tích lúa, hoa màu và quy mơ
chăn ni lớn có ảnh hưởng tích cực đến số biện pháp CSA. Đối với nhóm các nhân
tố về chính sách, Khi khả năng tiếp cận vốn từ chính sách dễ thì số biện pháp CSA sẽ
nhiều hơn so với khi khó hoặc khơng thể tiếp cận với nguồn vốn từ chính sách.
Kết quả ước lượng của mơ hình Logit khá tương đồng với kết quả ước lượng
từ mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. Các nhóm yếu tố về nhân khẩu học, nhận thức,
đăc điểm khu vực nông nghiệp và chính sách đều có tác động tới số lượng các biện
pháp CSA và xác suất sử dụng các biện pháp CSA thơng minh cao. Tại ĐBSH, người
dân có xu hướng sử dụng nhiều biện pháp CSA và xác suất sử dụng các biện pháp
CSA thông minh cao cao hơn tại ĐBSCL.



CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG
MINH VỚI KHÍ HẬU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
Theo Kịch bản BĐKH của Việt Nam cũng khẳng định xu hướng gia tăng
BĐKH là không thể tránh khỏi trong những năm tiếp theo.
Để nhấn mạnh sự cần thiết phải ứng phó với BĐKH và lồng ghép các hoạt
động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH vào các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từ đó
gián tiếp phát triển CSA, Việt Nam đã phê duyệt nhiều quyết định, chương chình,
chính sách phát triển nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.
Dựa trên các phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp
thông minh tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, tác giả
đưa ra 3 nhóm giải pháp:
Giải pháp dành cho nhà nước
Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch nơng nghiệp
Tư nhân hóa lĩnh vực thủy lợi
Tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, tăng cường áp dụng cơng nghệ cao
trong nơng nghiệp.
Tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ thơng tin
Phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp và người
nông dân, tăng cường hợp tác quốc tế.
Xây dựng kế hoạch hành động và thực hiện cắt giảm khí nhà kính trong nơng
nghiệp
Xây dựng kế hoạch hành động và thực hiện cắt giảm khí nhà kính trong nơng
nghiệp
Giải pháp dành cho chính quyền địa phương
Đào tạo, tun truyền, nâng cao nhận thức về CSA
Thúc đẩy liên kết giữa các hộ nông nghiệp nhỏ lẻ, cải thiện khu vực nơng
nghiệp
Tạo điều kiện cho hộ nơng dân có cơ hội nhận hỗ trợ tài chính, tiếp cận nguồn

vốn ngân sách
Cung cấp thông tin dự báo thời tiết và cảnh báo rủi ro đầy đủ, kịp thời tới
người nông dân


Tăng cường phát triển dịch vụ sau thu hoạch, quảng bá sản phẩm, mở rộng
liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
Giải pháp dành cho các cơ sở nông nghiệp và người nông dân
Liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, nhận thức về BĐKH
Thúc đẩy áp dụng nhiều biện pháp CSA hơn trong nông nghiệp
Quản lý chất thải và xử lý đúng cách


KẾT LUẬN
Ngành nông nghiệp đã và đang đứng trước những thách thức khơng nhỏ từ
BĐKH tồn cầu. Các nghiên cứu đều khẳng định BĐKH đa số gây ra tác động tiêu
cực, đồng thời nơng nghiệp cũng là ngành đóng góp đáng kể vào lượng khí thải nhà
kính tồn cầu. Vấn đề mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt lại chính là những
mục tiêu mà CSA hướng tới giải quyết. Các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong
nước cũng như kinh nghiệm quốc tế đã chứng minh CSA đem lại hiệu quả cao cho
tồn bộ ngành nơng nghiệp ở các mặt gia tăng sản lượng dẫn đến đảm bảo an ninh
lương thực, tăng cường khả năng thích ứng, ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH
thơng qua giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển CSA là một cách tiếp cận phù hợp
và kịp thời để củng cố ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam.
Qua các nghiên cứu lý luận, thực tiễn, qua điều tra, khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng tới việc phát triển CSA ở một số tỉnh của Việt Nam và kiểm tra lại bằng
phương pháp định lượng, luận án đã khẳng định được các yếu tố về nhân khẩu học,
các yếu tố nhận thức về BĐKH, các yếu tố liên quan đến khu vực sản xuất nông

nghiệp và các yếu tố về chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương có ảnh hưởng
tới việc phát triển CSA tại Việt Nam. Các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, mức độ
hiểu biết về BĐKH, số lượng lao động và thu nhập của hộ gia đình, đã tham gia các
khóa học về BĐKH cũng như kỹ thuật nơng nghiệp, diện tích trồng trọt và chăn ni,
mức độ dễ dàng sử dụng máy móc, mức độ dễ dàng trong việc vay vốn có tác động
cùng chiều tới số lượng biện pháp CSA, mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn nước có tác
động ngược chiều với số biện pháp CSA. Đối với xác suất sử dụng các biện pháp
nông nghiệp thông minh cao, tuổi của người lao động, số lượng lao động, trình độ
học vấn, thu nhập từ trồng trọt, chăn ni, đã từng tham gia các khóa học về BĐKH
và kỹ thuật nông nghiệp, mức độ nhận thức của người nơng dân về BĐKH, diện tích
lúa và chăn ni lợn, mức độ dễ dàng trong việc sử dụng máy móc, khả năng tiếp cận
nguồn vốn, thơng tin thời tiết được thông báo kịp thời không sẽ ảnh hưởng đến xác
suất sử dụng các biện pháp thông minh cao. Luận án cũng nhận thấy tại ĐBSCL xu
hướng sử dụng các biện pháp CSA và xác suất sử dụng các biện pháp thơng minh cao
ít hơn so với tại khu vực ĐBSH do ĐBSH có đặc điểm khí hậu thời tiết khắc nghiệt
hơn nên người nông dân phải thực hiện nhiều biện pháp ứng phó và giảm nhẹ BĐKH
hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.

Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, Thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 2014

2.

Hà Đình Tuấn, Một số cây che phủ đất đa dụng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững vùng cao, Nhà

xuất bản nông nghiệp, 2008

3.

Nông nghiệp thông minh với khí hậu, Ủy ban Nơng nghiệp bền vững và BĐKH,

2012 TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1.
2.

Alon Tal, Israeli Agricultural Innovation: Assessing the Potential to Assist Smallholders , Syngenta, 2019
Ariani, Miranti, Hervani, Anggri, Setyanto, P Climate smart agriculture to increase productivity and
reduce greenhouse gas emission–a preliminary study, Earth and Environmental Science, 2018

3.

Aryal Jeetendra, Sapkota Tek, Rahut Dil Bahadur, Rai Munmum Jat, Sharma Parbodh, Stirling, Clare, Learning
adaptation to climate change from past climate extremes:: Evidence from recent climate extremes in Haryana,
India, International Journal of Climate Change Strategies and Management, 2019

4.

Aslihan Arslan, Nancy McCarthy, Leslie Lipper, Solomon Asfaw, Andrea Cattaneo and Misael Kokwe, Climate
Smart Agriculture? Assessing the Adaptation Implications in Zambia, Journal of Agricultural Economics, 2015

5.

CIAT; World Bank. 2017. Climate-Smart Agriculture in Vietnam. CSA Country Profiles for Asia Series.
International Center for Tropical Agriculture (CIAT); World Bank. Washington, D.C. 28 p.


6.

Comagri, Measures At Farm Level To Reduce Greenhouse Gas Emissions From Eu Agriculture, The European
Parliament's Committee on Agriculture and Rural Development, 2014

7.

DFID, Sustainable livelihoods guidance sheets, London, 2001

8.

FAO statistical year book, FAO, 2011.

9.

FAO, “Climate-Smart” Agriculture Policies, Practices and Financing for Food Security, Adaptation and
Mitigation, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2010

10.

Gerard J. Gill, An Assessment of the Impact of Laser-Assisted Precision Land Levelling Technology as a
Component of Climate-Smart Agriculture in the State of Haryana, International Maize and Wheat
Improvement Center, 2014

11.

Gustavo Saina Ana, María Loboguerreroab Caitlin, Costs and benefits of climate-smart agriculture: The case of
the Dry Corridor in Guatemala, Agricultural Systems, Vol 151, 2017


12.

Jat, M.L., Singh, Y., Gill, G., Sidhu, H.S., Arya!, J.P., Stirling, C., Gerard, B., 2015. Laser-assisted precision
land leveling impacts inirrigated intensive production systems of South Asia. In: Lal, R., Stewart, B.A.
(Eds.), Advances in Soil Science. CRC Press, Boca Raton, FL. pp. 323-352.

13.

Klerkx Laurens, Hall Andrew, Leeuwis C, 2009 Strengthening Agricultural Innovation Capacity: Are
Innovation Brokers the Answer?, International Journal of Agricultural Resources, Governance and Ecology 8
(2009) 5/6

14.

Leslie Lipper , Philip Thornton, Bruce M. Campbell et al, Climate Smart Agriculture for Food Security,
Natural Climate Change 4, 1068-1072, 2014

15.

Long, T.B., Blok, V., Coninx, I., 2016. Barriers to the adoption and diffusion of technological innovations for
climate-smart agriculture in Europe: evidence from the Netherlands, France, Switzerland and Italy. J.
Clean. Prod. 112 (1), 9–21.

16.

Madhusudan Ghosh, Climate-smart Agriculture, Productivity and Food Security in India, Journal of
Development, Policy and Practice, 2019

17.


Marinos Markou, National Agricultural Policy Report Israel – Final, Market and Trade Policies for


×