Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Giáo trình Lí luận dạy học Tự nhiên Xã hội ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.69 KB, 110 trang )

-

1


MỤC LỤC

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM

1. Vị trí, vai trị của Tự nhiên – Xã hội ở nhà trường tiểu học
Giáo dục tri thức về khoa học Tự nhiên và khoa học Xã hội có vai trị quan trọng trong
việc hình thành và phát triển về thế giới quan, nhân sinh quan, hoàn thiện nhân cách, ý thức
dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu
biểu của cơng dân tồn cầu cho học sinh tiểu học. Trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo
của thời đại, những hiểu biết về sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi với học sinh và
cách vận dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn cuộc sống của con người đã trở thành đối
tượng học tập của HS trên toàn thế giới. Tập hợp những kiến thức thiết yếu ấy từ lâu đã tạo
thành một môn học bắt buộc trong hầu hết các nhà trường tiểu học. Tùy từng nước, mơn học
trên có tên gọi khác nhau: Khoa học và công nghệ, Thường thức tự nhiên, Khoa học xã hội,
Khoa học tự nhiên… và góc độ tiếp cận cũng khác nhau.
Ở Việt Nam, cùng với Tốn và tiếng Việt, mơn Tự nhiên-Xã hội 1 là một trong ba môn học
mũi nhọn của chương trình giáo dục Tiểu học Việt Nam hiện nay. Mơn TN - XH được dạy cho
học sinh từ lớp Một đến lớp Năm trong chương trình cải cách bắt đầu từ năm học 1995-1996,
được tiếp tục ở Chương trình tiểu học sau 2000 và sẽ được giữ nguyên trong chương trình Giáo
dục phổ thơng sau 2018. Tên gọi “Tự nhiên - Xã hội” là cách gọi chung môn học ở cả hai giai
đoạn học tập của HS tiểu học, bao gồm phần Tự nhiên và Xã hội ở các khối lớp Một, Hai, Ba
và các phân môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các khối lớp Bốn, Năm.
Môn học cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về cơ thể con người và việc bảo vệ
sức khoẻ, về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nói chung, mơi trường tự nhiên và mơi
trường xã hội xung quanh các em nói riêng. Những kiến thức khoa học cơ bản thuộc nhiều lĩnh


vực khác nhau (sinh học, vật lí, hố học, lịch sử, địa lí…) được trình bày đơn giản, phù hợp với
1 Ở đây, chúng tôi sẽ gọi chung là môn TN – XH để dễ dàng hơn trong việc diễn đạt.

2


trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi của HS Tiểu học. Những kiến thức này giúp HS hình
thành tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, đồng thời hình thành những năng lực cần thiết khác
để một mặt, các em thích ứng được với đời sống hiện tại và mặt khác, hình thành những kiến
thức nền tảng để các em học tập tốt ở những bậc học cao hơn.

2. Chương trình Tự nhiên - Xã hội năm 2000 (Chương trình hiện hành)
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mơn Tự nhiên và Xã hội
Tự nhiên và Xã hội ở nhà trường tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được
Kiến thức

Kỹ năng

Thái độ

Con người và sức khỏe Tự chăm sóc sức khỏe bản

Có ý thức thực hiện các

(cơ thể người, cách giữ vệ thân; ứng xử và đưa ra quyết

quy tắc vệ sinh, an tồn

sinh cơ thể người và định hợp lí trong đời sống để


cho bản thân, gia đình và

phịng tránh bệnh tật, tai phòng tránh bệnh tật và tai

cộng đồng.

nạn).

nạn.

Yêu thiên nhiên, gia đình,

Một số sự vật, hiên
thương đơn giản trong tự
nhiên và xã hội xung
quanh.

Quan sát, nhận xét, nêu thắc

trường học, quê hương.

mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt
những hiểu biết của mình
(bằng lời nói hoặc hình vẽ...)
về các sự vật, hiện tượng đơn
giản trong tự nhiên và xã hội).

2.1.2. Môn Khoa học
Khoa học ở nhà trường tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được

Kiến thức
Kỹ năng

3

Thái độ


Sự trao đổi chất, nhu cầu Ứng xử phù hợp với với các vấn đề Tự giác thực hiện các
dinh dưỡng và sự lớn lên về sức khỏe của bản thân, gia đình quy tắc vệ sinh, an
của cơ thể người; cách và cộng đồng.

tồn cho bản thân gia

phịng tránh một số bệnh Quan sát và làm một số thí nghiệm đình và cộng đồng.
tật thơng thường và bệnh thực hành khoa học đơn giản và Ham hiểu biết khoa
học, có ý thức vận
truyền nhiễm.
gần gũi với đời sống, sản xuất.
dụng những kiến thức
Sự trao đổi chất, sự sinh Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong đã học vào đời sống.
sản của động vật, thực vật. quá trình học tập, biết tìm tịi thơng - u thiên nhiên, con
tin để giải đáp, diễn giải những người đất nước, cái
- Đặc điểm và ứng dụng
hiểu biết bằng lời nói, bài viết, đẹp, ý thức bảo vệ
môi trường xung
của một số chất, một số vật hình vẽ, sơ đồ...
quanh.
liệu và dạng năng lượng
thường gặp trong đời sống - Phân tích, so sánh để rút ra dấu

hiệu chung và riêng của một số sự
và sản xuất.
vật hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên.
2.1.3. Môn Lịch sử và Địa lý
Môn Lịch sử và Địa lý ở nhà trường tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ

4


Các sự kiện, hiện tượng, Quan sát các sự vật, hiện Ham học hỏi, ham hiểu
nhân vật lịch sử tiêu biểu tượng; thu thập tìm kiếm biết thế giới xung quanh. tương đối có hệ thống tư liệu lịch sử, địa lí từ các u thiên nhiên, con
theo dịng thời gian của nguồn khác nhau.

người, quê hương, đất

lịch sử Việt Nam từ buổi Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi nước, yêu cái đẹp.
đầu dựng nước cho tới trong quá trình học tập và Có ý thức bảo vệ thiên
nay.
chọn thơng tin để giải đáp. nhiên và các di sản văn
Các sự vật, hiện tượng và - Phân tích so sánh, đánh hóa.
các mối quan hệ địa lí đơn
giản ở Việt Nam và một số giá các sự vật, sự kiện,
quốc gia trên thế giới
hiện tượng lịch sử và địa
lí. - Thơng báo những kết
qủa học tập bằng lời nói,

bài viết, hình vẽ, sơ đồ...
Vận dụng các kiến thức đã
học vào thực tiễn đời
sống.
2.2. Nội dung
2.2.1. Nội dung phầnTự nhiên và xã hội (Lớp 1, 2, 3)
Lớp Một (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
• Con người và sức khỏe
- Cơ thể người và các giác qua, các bộ phận cơ thể người, vai trò nhận biết thế giới xung quanh
của các giác quan;
- Vệ sinh các giác quan, vệ sinh răng miệng; ăn đủ bữa, uống đủ nước;
• Xã hội
- Gia đình: Các thành viên trong GĐ (ơng, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột); nhà ở và các đồ dùng
trong nhà (địa chỉ, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học tập, tiếp khách, bếp, khu vệ sinh và các đồ dùng
cần thiết trong nhà); Giữ gìn nhà ở sạch sẽ; An tồn khi ở nhà (phịng tránh phỏng, đứt tay
chân, điện giật);
- Lớp học: Các thành viên, đồ dùng trong lớp học, giữ gìn lớp học sạch đẹp;
- Quê hương: Thơn xóm, xã hoặc đường, phố phường: phong cảnh và hoạt động sinh sống của
nhân dân; An toàn giao thơng (an tồn trên đường đi học);
5


• Tự nhiên:
- Thực vật và động vật: Một số loài cây và một số con vật phổ biến (tên gọi, đặc điểm, ích lợi
hoặc tác hại đối với con người …);
- Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết: Nắng, mưa, gió, nóng, rét;
Lớp Hai (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
• Con người và sức khỏe:
- Một số hệ cơ quan chính: Cơ quan vận động: cơ, xương, khớp xương, một số cử động vận
động; vai trò của cơ và xương trong vận động; Phòng cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận

động thường xuyên để cơ và xương phát triển tốt; cơ quan tiêu hóa: nhận biết trên sơ đồ, vai
trị của từng bộ phận trong hoạt động tiêu hóa; ăn sạch, uống sạch; phịng nhiễm giun.
• Xã hội:
-

Gia đình: Cơng việc của các thành viên trong GĐ; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng
trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; An tồn khi
ở nhà (phịng tránh ngộ độc);

-

Trường học: các thành viên và công việc của họ, cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh
trường học; An toàn khi ở trường;

-

Quê hương: Huyện hoặc quận: Cảnh quan tự nhiên và nghề chính của nhân dân; Các đường
giao thơng và phương tiện giao thông; Một số biển báo trên đường bộ, đường sắt; An tồn giao
thơng (quy tắc đi những phương tiện giao thơng cơng cộng);
• Tự nhiên:

-

Thực vật và động vật: Môi trường sống của động, thực vật; nhận biết tên gọi, đặc điểm, ích
lợi hoặc tác hại của một số loài động thực vật đối với con người;

-

Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt trời, tìm phương hướng bằng mặt trời; Mặt trăng và các
vì sao.

Lớp Ba (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)
• Con người và sức khỏe
- Cơ quan hô hấp: Nhận biết trên sơ đồ; tập thở sâu, thở khơng khí trong sạch; Phịng một số
bệnh lây qua đường hơ hấp;
- Cơ quan tuần hoàn: Nhận biết trên sơ đồ, hoạt động lao động và tập thể dục thể thao vừa sức;
- Cơ quan bài tiết nước tiểu: Nhận biết trên sơ đồ, giữ vệ sinh;
6


- Cơ quan thần kinh: Nhận biết trên sơ đồ, ngủ, nghỉ ngơi, học tập và làm việc điều độ;
• Xã hội
-

Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội ngoại (cơ, dì, chú, bác, cậu và các anh chị em họ; An tồn
khi ở nhà (phịng cháy khi đun nấu);

-

Trường học: Một số hoạt động chính ở nhà trường tiểu học; vai trò của giáo viên và học sinh
trong các hoạt động đó; An tồn khi ở trường (khơng chơi các trò chơi nguy hiểm)

-

Quê hương: Tỉnh hoặc thành phố: Một số cơ sở hành chính, giáo dục, y tế, kinh tế… Làng
quê, đô thị; Giữ vệ sinh nơi công cộng; An tồn giao thơng (quy tắc đi xe đạp);
• Tự nhiên:
- Thực vật và động vật: Đặc điểm bên ngoài của cây xanh (rễ, thân, lá, hoa, quả ) và đặc điểm
một số nhóm động vật (cơn trùng, tơm - cua, cá, chim, thú…; - Bầu Trời và Trái đất:
+ Mặt trời: Nguồn sáng và nguồn nhiệt, vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất. Trái
đất trong hệ Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất.

+ Trái đất: Hình dạng, đặc điểm, bề mặt và sự chuyển động của Trái đất; ngày, đêm, năm,
tháng, các mùa…
2.2.2. Nội dung môn Khoa học
Lớp Bốn: (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)
• Con người và sức khỏe

-

Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường (cơ thể người sử dụng những gì từ mơi
trường và thải ra mơi trường những gì).

-

Một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khống…) có trong thức ăn và
nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể; ăn uống khi đau ốm.

-

An tồn, phịng chống bệnh tật và tai nạn: Sử dụng thực phẩm an toàn (rau sạch; thực phẩm
tươi sống; thức ăn, đồ uống đóng hộp…); phịng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất
dinh dưỡng; phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lị); phịng tránh đuối
nước;
• Vật chất và năng lượng
*Nước:
- Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên;
7


- Vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp;
- Sự ô nhiễm nước; một số cách làm sạch nước;

- Sử dụng nước hợp lý; bảo vệ nguồn nước; *Khơng khí:
- Tính chất, thành phần của khơng khí;
- Vai trị của khơng khí đối với sự sống, sự cháy;
- Sự chuyển động của không khí; Gió; Bão; Phịng chống bão;
- Sự ơ nhiễm khơng khí; Bảo vệ bầu khơng khí trong sạch; * Âm:
- Các nguồn âm; sự truyền âm;
- Âm thanh trong đời sống; phòng chống tiếng ồn; * Ánh sáng:
- Các nguồn sáng; sự truyền ánh sáng;
- Vai trò của ánh sáng; * Nhiệt:
- Cảm giác nóng, lạnh;
- Nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt;
- Vai trị của nhiệt;
• Thực vật và động vật
- Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với mơi trường: Trong q trình sống, thực vật và
động vật sử dụng những gì từ mơi trường và thải ra mơi trường những gì.
Lớp Năm: (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)
• Con người và sức khỏe
- Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người; vệ sinh học sinh trai, gái; An tồn, phịng chống bệnh tật và tai nạn:
+ Khơng sử dụng các chất gây nghiện
+ Sử dụng thuốc an tồn
+ Phịng tránh một số bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/AIDS
+ Phòng chống xâm hại trẻ em
+ Phịng tránh tai nạn giao thơng
• Vật chất và năng lượng
- Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre, mây, song; kim loại (sắt, đồng,
nhôm); hợp kim (gang thép); đá, vôi, gốm (gạch, ngói); xi măng, thủy tinh, cao su, chất dẻo,
tơ, sợi;
8



- Sự biến đổi hóa học của vật chất
- Sử dụng một số dạng năng lượng: Than đá, dầu mỏ, khí đốt, mặt trời, gió, nước; năng lượng
điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ);
• Thực vật và động vật
- Sự sinh sản của cây xanh
- Sự sinh sản của một số lồi động vật (ếch, cơn trùng, chim, thú)
• Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm “môi trường”, “tài ngun” (một số ví dụ)
- Vai trị của môi trường đối với con người
- Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên
- Dân số và tài nguyên
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2.2.3. Phân môn Lịch sử và Địa lý
2.2.3.1.

Phần lịch sử:

Lớp Bốn: (1tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)


Mơn Lịch sử và Địa lý - Bản đồ và cách sử dụng bản đồ



Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm đến năm 179 TCN):
- Nước Văn lang - Âu lạc: Mấy nét chính của nền văn hóa Hịa Bình- Bắc Sơn -Đông Sơn;
- Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc;
- Một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ;
- Thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược;
• Hơn một ngàn năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)


-

Vài

nét

tiêu

biểu

về

chính trị,

kinh

tế,



hội,

văn

hóa

thời

Bắc thuộc;

-

Sơ lược khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40-43), ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa;

-

Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) chấm dứt hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập;
• Buổi đầu độc lập (Thế kỷ X);
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước;
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981); Nhà Lê thành lập; Sơ lược diễn
biến cuộc kháng chiến (trận Chi Lăng-Bạch Đằng); Kết quả cuộc kháng chiến.
9




Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỷ XI-XII)

- Nhà Lý và việc dời đô ra Thăng Long
- Chùa ở thời Lý
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (năm 1075-1077); Tài quân sự của vua quan
thời Lý; Kết quả cuộc kháng chiến chống Tống;


Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỷ XIII-đầu thế kỷ XV)

- Nhà Trần thành lập
- Nhà

Trần với


việc

khai

phá

vùng đất

mới



đắp

đê,

làm

thủy

lợi...
- Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên; Tinh thần đoàn kết quyết tâm của nhân dân;
Tài chỉ huy quân sự của vua quan nhà Trần; Kết quả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông; - Nhà Trần suy tàn;


Nước Đại Việt thời Lê (Thế kỷ XV, đầu XVI)

- Khởi nghĩa Lam Sơn; Nhà Hậu Lê ra đời;
- Vài nét tiêu biểu về chính sách quản lý nhà nước thời Lê; Khoa học và giáo dục thời Lê;



Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (Thế kỷ XVI-XVIII)

- Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia cắt;
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong với sự mở rộng cương vực phía Nam;
- Thành thị phát triển: Một số nét tiêu biểu của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An;
• Thời Tây Sơn (Thế kỷ XVIII- đầu XIX)
- Sơ lược tiến trình Tây Sơn tiến ra Thăng Long, mở đầu việc thống nhất đất nước;
- Quang Trung đại phá quân Thanh: Sơ lược diễn biến các trận Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa; kết
quả các trận đánh này;
- Quang Trung và một số chính sách dựng nước;
• Thời Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)
- Nhà Nguyễn thành lập;
- Kinh thành Huế: Sơ lược hình thành và cấu trúc của kinh thành;
Lớp Năm: (1tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
• 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
➢ Một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong phong trào chống Pháp:
10


+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta (giữa thế kỷ XIX)
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của Trương Định
+ Những đề xuất đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ
+ Thái độ của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp
+ Phong trào Cần Vương
+ Những chuyển biến chính về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỷ XX
+ Sơ lược về phong trào Đông du đầu thế kỷ XX
+ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
- Đảng cộng sản Việt Nam và Cách mạng Tháng Tám:

+ Sự kiện Đảng CSVN ra đời
+ Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)
+ Phong trào dân chủ (1936-1939): Hình thức đấu tranh mới
+ Sơ lược về Cách mạng tháng Tám
(1945)

+ Lễ tun ngơn độc lập (ngày 02.

9. 1945)
• Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập (1945 -1954)
- Sự kiện thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ,
Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến;
- Sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947; Vài nét tiêu biểu về toàn dân kháng chiến,
toàn diện kháng chiến.
- Chín năm kháng chiến thắng lợi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
• Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền
- Phong trào đồng khởi ở miền Nam
- Một số sự kiện tiêu biểu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho miền Nam của ND miền
Bắc; tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968);
- Sơ lược về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975)
- Ngày thống nhất đất nước 30.4.1975


Cơng cuộc xây dựng CNXH (Từ 1975 đến nay)
11


Một số thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng đất nước về các mặt: kinh tế, chính trị, xã
hội.

2.2.3.2.

Phần địa lý:



Lớp Bốn: (1tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
Môn Lịch sử và Địa lý, bản đồ và cách sử dụng bản đồ



Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du (dãy núi Hoàng Liên Sơn,
trung du Bắc bộ, Tây Nguyên):
- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên: địa hình, khí hậu, sơng, rừng…
- Cư dân, mật độ dân số, một số dân tộc tiêu biểu…
- Hoạt động sản xuất gắn với gắn với tài nguyên rừng, nước, đất, khoáng sản và hoạt động dịch
vụ;
- Thành phố vùng cao: Đà Lạt
• Thiên nhiên và hoạt động của con người ở đồng bằng (đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ, duyên
hải miền Trung):
- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên: địa hình, khí hậu, sơng ngịi …
- Cư dân, mật độ dân số, một số dân tộc tiêu biểu
- Hoạt động sản xuất gắn với gắn với tài nguyên nước, đất, khí hậu và động thực vật; hoạt động
dịch vụ;
- Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của các đồng bằng: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Huế…;


Vùng biển Việt Nam:


- Biển, đảo và quần đảo: Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
Lớp Năm: ➢ Địa lý
Việt Nam
• Tự nhiên:
- Sơ lược về vị trí địa lý, diện tích, hình dạng nước ta;
- Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khống sản, khí hậu, sơng, biển, các loại đất chính và
động thực vật;
12


• Cư dân:
- Sơ lược về dân số, mật độ, sự gia tăng dân số và hậu quả
- Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam và sự phân bố dân cư;
• Kinh tế:
- Một số đặc điểm nổi bật về tình hình và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
- Một số đặc điểm nổi bật về tình hình và sự phân bố một số ngành CN;
- Đặc điểm về các loại đầu mối giao thông quan trọng;
- Thương mại, du lịch; ➢ Địa lý thế giới:
- Bản đồ thế giới
- Vị trí và một số đặc điểm tiêu biểu của các châu lục và các đại dương trên thế giới
- Vị trí, các đặc điểm nổi bật của một số quốc gia khu vực Đơng Nam Á;
- Vị trí, thủ đơ, và một số đặc điểm nổi bật của các quốc gia tiêu biểu của các châu lục trên thế
giới: Trung Quốc, Nhật Bản, CHLB Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kỳ, Ôtxtralia;
1. Đặc điểm xây dựng chương trình mơn học
4.1. Tính tích hợp


Khái niệm: Là sự hợp nhất, sự hồ nhập, sự kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan với
nhau, là việc sử dụng kiến thức hay kĩ năng học ở môn học này như những công cụ để học tập
những mơn học khác…




Hình thức tích hợp trong mơn TN-XH: Là hình thức tích hợp xun mơn, trong đó nhiều
mơn học có liên quan được kết lại thành một môn học với một hệ thống các chủ đề nhất định
xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
Giai đoạn 1 (Lớp 1, 2, 3): Ở giai đoạn này, trẻ em có cái nhìn mơi trường tự nhiên và xã hội
bao quanh dưới dạng tổng thể, tư duy của trẻ còn nặng về cụ thể, khả năng phân tích chưa cao.
Vì vậy, chương trình được cấu trúc dưới dạng các chủ đề chính: Con người và sức khoẻ, Xã
hội, Tự nhiên.
Giai đoạn 2 (Lớp 4, 5): Ở giai đoạn này, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng của trẻ phát
triển hơn nên chương trình mơn học được cấu trúc theo các phân mơn mang tính độc lập cao:
Khoa học, Lịch sử và Địa lý, mức độ tích hợp trong từng phân mơn có giảm đi so với giai đoạn
đầu. Đặc biệt, phân môn Lịch sử chỉ được đưa vào giảng dạy cho HS bắt đầu từ lớp 4 và nội
dung môn học chỉ thuần túy là kiến thức về lịch sử Việt Nam.
13


4.2. Tính đồng tâm:


Đặc điểm: Kiến thức mơn học được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ
phức tạp và khái quát. Cùng một vấn đề đặt ra nhưng dung lượng và mức độ khó của kiến thức
đưa vào từng khối lớp có sự khác biệt.



Ưu điểm: Tính đồng tâm trong xây dựng nội dung chương trình mơn học hồn tồn phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu của HS tiểu học. Đây cũng là nguyên tắc quan
trọng giúp GV dạy học mơn học một cách có hệ thống.

4.3. Tính mở:



Đặc điểm:
Chương trình cho phép bổ sung, cập nhật những kiến thức về một số vấn đề như:
+ Về học sinh: Đặc điểm phát triển tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, hồn cảnh ni dạy, các
vấn đề về sức khỏe... của HS.
+ Về tự nhiên: Vật nuôi, cây trồng chính ở địa phương; đặc điểm thời tiết, địa hình, khống
sản, danh lam thắng cảnh, mơi trường...
+ Về xã hội: Phong tục tập quán, tôn giáo, các dân tộc cùng chung sống ở địa phương; đường
giao thông và các phương tiện giao thơng chính ở địa phương...truyền thống, nghề nghiệp
chính của người dân, các di tích LS, các danh nhân văn hố…
Ngồi ra, nhiều vấn đề liên quan đến môn học nhưng chưa được cập nhật, bổ sung vào chương
trình cũng cần phải được tính đến như:
- Phịng tránh bệnh tật: cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở gia súc, cúm A- H1N1, bệnh
Zika, Ebola, bệnh tay-chân-miệng…
- Giáo dục mơi trường: động đất - sóng thần, nóng lên tồn cầu…
- An tồn giao thơng: Chìm đị, kẹt xe, hiện tượng không tuân thủ luật giao thông, lấn chiếm
lịng lề đường…), vv.
- An tồn vệ sinh thực phẩm: Sữa nhiễm độc, rau nhiễm chì, thực phẩm quá hạn sử dụng…
- An tồn phịng tránh bị xâm hại



Ưu điểm:
Chương trình mơn học được xây dựng theo lối mở có một số các thuận lợi trong việc trang bị
kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội cho HS như:

14



-

Giúp HS biết ứng xử đúng trong môi trường tự nhiên và xã hội để giữ an toàn cho bản thân,
gia đình và cộng đồng;

-

Giúp HS hiểu rõ thực tế địa phương, yêu mến, gắn bó và có ý thức bảo vệ mơi trường sống của
mình;

-

Giúp GV tận dụng vốn sống, vốn hiểu biết của HS nhằm phát huy tính tích cực của HS vào
việc tham gia xây dựng bài, từ đó đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố người học.
2. Quan điểm xây dựng chương trình
5.1. Quan điểm hệ thống
Coi tự nhiên, xã hội và con người là một thể thống nhất, trong đó tồn tại mối quan hệ mật thiết
và sự tác động qua lại lẫn nhau.
5.2. Quan điểm vừa sức
Thể hiện ở sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Các tri thức về tự nhiên và xã hội
được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, phù hợp với
lứa tuổi Tiểu học. Các phương pháp được lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của HS và
đặc điểm môn học. 5.3. Quan điểm thiết thực
Những nội dung học tập được lựa chọn đều nhằm dạy cho HS những điều cần thiết nhất để HS
biết áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn đời sống ở các vấn đề sau:
- Bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh tai nạn
- Áp dụng kiến thức khoa học kĩ thuật vào đời sống
- Có cơ sở để tiếp tục học tập ở những bậc học cao hơn.


CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Phân tích các mục tiêu mơn TN-XH ?
2. Tóm tắt nội dung chính của chương trình năm 2000 mơn TN-XH ?
3. Chứng minh các đặc điểm xây dựng chương trình mơn học ?
4. Quan điểm xây dựng chương trình được thể hiện trong nội dung môn học như thế nào ?
5. So sánh điểm giống và khác nhau của 2 chương trình mơn TN-XH: chương trình năm 2000 và
chương trình năm 2018, từ đó nhận xét về những yêu cầu về dạy học phát triển năng lực cho
HS của chương trình năm 2018.

15


Chương 2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
1. Khái niệm
Phương tiện dạy học (PTDH) là một thành tố khơng thể thiếu của một q trình dạy học.
PTDH nói chung, dạy học mơn TN-XH nói riêng, là cơng cụ giúp HS tiếp cận với các đối
tượng học tập và chiếm lĩnh tri thức. PTDH không những giúp HS lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện, phát triển một số kĩ năng cơ bản trong học tập, trong đó có kĩ năng thực hành, một số
PTDH cịn đóng vai trị là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng cho HS. Trong dạy học TNXH, nhờ có các phương tiện trực quan sinh động, các biểu tượng, các sự vật, hiện tượng về tự
nhiên và xã hội trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ hơn đối với HSTH. Hơn nữa, PTDH không chỉ
là hình ảnh bên ngồi của sự vật hay hiện tượng, mà quan trọng hơn, chúng chuyển tải các tri
thức về tự nhiên và xã hội bằng những dấu hiệu, những thuộc tính bên trong của đối tượng học
tập mà HS phải tìm tịi, khám phá.
2. Vai trị của PTDH
2.1. Đối với giáo viên
- PTDH hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho
người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.
- PTDH rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập
một cách vững chắc.

- PTDH giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2. Đối với người học
- PTDH kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội
kiến thức của người học.
- PTDH giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- PTDH là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí
tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực
tiễn xã hội và môi trường sống.

16


3. Một số phương tiện dạy học môn TN-XH
3.1. Sách giáo khoa
SGK nói chung, SGK mơn TN-XH nói riêng, là công cụ dạy học được thiết kế đặc biệt để cụ
thể hóa chương trình và giúp giáo viên thực hiện các mục tiêu dạy học. Nếu được thiết kế tốt,
SGK có thể được xem là một trong các cơng cụ chuyển tải kiến thức do chương trình quy định
một cách hữu hiệu nhất đến người học.
3.1.1. Tên gọi:
+ Giai đoạn 1: Tự nhiên và Xã hội
+ Giai đoạn 2: Khoa học, Lich sử và địa lí
3.1.2. Trình bày:


SGK Tự nhiên và Xã hội và SGK Khoa học: SGK của hai phân mơn này cùng có cách

trình bày như sau:
-

Về nội dung: Cả hai bộ sách đều có các nội dung gồm kênh hình, kênh chữ và hệ thống các kí

hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập. Kênh hình đóng vai trò kép: minh họa cho bài học và cung
cấp kiến thức. Vì vậy, đối với những bài học đầu tiên của chủ đề Con người và sức khỏe trong
SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1, kênh hình đặc biệt quan trọng vì ở giai đọan này, HS chưa thể
đọc viết thành thạo. Giáo viên nên chú ý đặc điểm này của sách để thực hiện tốt mục tiêu bài
dạy.

-

Về hình thức: Các chủ đề trong các sách này đều được minh họa bằng các logo và màu sắc
khác nhau. Kênh chữ tăng, kênh hình giảm theo các khối lớp từ thấp lên cao nhằm phù hợp với
đặc điểm tư duy của HSTH. Riêng SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 và SGK Khoa học 4, 5 có
phần tóm tắt nội dung kiến thức chính của bài học và được biểu thị bằng hình ảnh Bóng đèn
tỏa sáng.
▪ SGK Lịch sử và Địa lí: SGK của hai phân mơn này cùng có cách trình bày như sau: - Về nội
dung: Cả hai bộ sách đều chỉ có kênh hình và kênh chữ, khơng có hệ thống các kí hiệu chỉ dẫn
các hoạt động học tập. Ví dụ: Kính lúp: hoạt động quan sát, nắm đấm và cây kéo: trị chơi học
tập, vv. Các kí hiệu hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Trong mỗi bài học
thường có từ ba đến năm hoạt động. Nhìn vào SGK, GV có thể dễ dàng xây dựng các hoạt
động dạy học, HS quan sát SGK và hoạt động theo những hướng dẫn này. Cách thức xây dựng
này của SGK có ưu điểm là giúp GV có thể nhanh chóng đưa ra một kế hoạch dạy học sát với
17


mục tiêu bài dạy, ít sai sót và “an tồn”. Tuy nhiên, đây lại cũng chính là điểm yếu của sách vì
nó dẫn đến sự lệ thuộc của GV vào SGK, làm GV có tâm lí vừa ngại vừa sợ dạy học sáng tạo.
- Về hình thức: Do đặc thù môn học, phần cung cấp kiến thức chủ yếu thông qua kênh chữ. Ở
mỗi cuối bài, SGK Lịch sử và Địa lí cũng có phần tóm tắt nội dung kiến thức chính của bài học
và được đóng khung và in đậm phần chữ. Nếu so với hai bộ sách trên, SGK Lịch sử và Địa lí
nghèo nàn hình ảnh minh họa hơn. Thêm vào đó, minh họa của phần Lịch sử chủ yếu là hình
ảnh tư liệu với hai màu chủ đạo là đen và trắng. Điều này khó thu hút được sự chú ý ở HS

đồng thời làm cho bài học trở nên kém hấp dẫn đối với trẻ. Vì vậy, GV cần phải có thêm các
cơng cụ hỗ trợ khác như tranh ảnh, dữ liệu điện tử, các bài hát, bài thơ liên quan, các câu
chuyện kể lịch sử… để làm cho bài học trở nên sinh động và dễ tiếp nhận hơn đối với trẻ.
3.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng SGK môn TN-XH:
▪ Đối với những nội dung dạy học mang tính vùng miền
Như đã trình bày ở phần đặc điểm xây dưng chương trình, do một số nội dung của chương
trình được xây dựng nhằm phù hợp với đặc điểm vùng miền cụ thể, những bài học của phần
này khó có thể được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể cho tất cả các vùng miền khác nhau,
ngoài một số gợi ý chung chung. Nếu chỉ dạy học theo những chỉ dẫn trong một bộ SGK hay
SGV duy nhất, GV không thể dạy học sát với thực tế địa phương và điều này đồng nghĩa với
việc HS khó có thể áp dụng kiến thức được học vào cuộc sống. Có thể kể tên một số bài như
An toàn trên đường đi học, Cuộc sống xung quanh (Tự nhiên và Xã hội 1), Giữ sạch môi
trường xung quanh nhà ở, (Tự nhiên và Xã hội 2), Phòng cháy khi ở nhà, Tỉnh (thành phố) nơi
bạn đang sống, Khơng chơi các trị chơi nguy hiểm (Tự nhiên và Xã hội 3), Phòng tránh tai
nạn đuối nước (Khoa học 4), Phòng tránh bị xâm hại (Khoa học 5)…
▪ Đối với những nội dung dạy học mà đối tượng HT của HS là chính mơi trường tự nhiên và môi
trường xã hội:
Trong môn TN - XH, những nội dung dạy học là sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi
với trẻ chiếm một thời lượng và vị trí đáng kể. Đó là các kiến thức về tự nhiên thuộc các chủ
đề về thiên văn học (Mặt trời, Trái đất, Hệ Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao, các hiện tượng
thời tiết gió, mưa, nóng, rét…) về động- thực vật (mơi trường sống, sự trao đổi chất, sự sinh
sản...). Các kiến thức về xã hội thuộc các chủ đề Gia đình, Trường học, Quê hương như khung
cảnh gia đình, trường học, lớp học của chính học sinh, khung cảnh quê hương (theo nghĩa hẹp:
18


làng xã, phố phường… nơi HS sinh ra và lớn lên; theo nghĩa rộng: tổ quốc Việt Nam với các
các sự vật, hiện tượng địa lí, tiến trình lịch sử của dân tộc…). Việc tiếp cận trực tiếp với những
đối tượng học tập này sẽ giúp HS có hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, từ
đó biết ứng xử đúng để có thể thích ứng và hội nhập.

Với khuôn khổ một tài liệu in ấn, SGK chỉ có thể sử dụng kênh hình là hình vẽ hay ảnh chụp
để hướng dẫn trẻ tri giác sự vật, hiện tượng. Điều này gây khó khăn cho HS khi tư duy của trẻ
ở giai đoạn này là tư duy trực quan cụ thể, nhận thức cảm tính. Chỉ bằng con đường tri giác
trực tiếp các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính tâm lí của trẻ như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…
sẽ dần phát triển và hoàn thiện. Mặc dù minh hoạ trong SGK cũng được coi là phương tiện dạy
học
trực quan tốt, nhiều khi chúng không thể thay thế môi trường thực tế sinh động, gần gũi với
HS. Đối với những đối tượng học tập như hiện tượng trời nắng, trời mưa, bầu trời, các đám
mây..., khung cảnh lớp học, trường học, gia đình hay làng xã, phố phường…, HS nên được
quan sát, tìm hiểu trực tiếp.
▪ Đối với những nội dung dạy học đòi hỏi HS phải được thực hành hay làm thí nghiệm: Một
phần kiến thức môn TN - XH là các nội dung về khoa học thực nghiệm liên quan đến vật lí,
hố học, sinh học thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật. Để giúp HS có
cái nhìn biện chứng về thế giới xung quanh và tạo niềm tin khoa học ở các em, phương pháp
thí nghiệm - thực hành nên được thường xuyên sử dụng. Trên thực tế, một số bài học trong
SGK phân môn Khoa học đã được xây dựng theo hướng này. Tuy nhiên, với các chỉ dẫn quá
cụ thể và chi tiết, GVTH thường hiểu và áp dụng rất máy móc. Đặc biệt đối với một số bài có
những ảnh chụp đồ dùng thí nghiệm như chai, lọ có sẵn, GV thường than phiền là họ khơng
biết tìm những chai lọ này ở đâu, mặc dù những chai lọ này có thể thay thế bằng những vật
dụng khác một cách dễ dàng (Bài 35: Khơng khí cần cho sự cháy, bài 82: Âm thanh -Khoa học
4). Lâu dần, GV có tâm lí ngại hoặc sợ dạy những nội dung này. Ngồi ra, khơng ít trường hợp
SGK cung cấp kiến thức một cách áp đặt. Ví dụ: “Nhiệt độ của nước đang sơi là 100 độ C, của
nước đá đang tan là 0 độ C” (Bài 50: Nóng, lạnh và nhiệt độ - Khoa học 4)...
Vì vậy, để sử dụng SGK mơn TN-XH một cách hiệu quả, GV cần:
- Nắm vững mục tiêu, nội dung cũng như các đặc điểm xây dựng chương trình;

19


- Trang bị kiến thức thực tế, cập nhật kiến thức liên quan để có thể dạy học thốt ly SGK nhưng

vẫn thực hiện tốt mục tiêu bài học, mục tiêu môn học…
- Sử dụng nhiều các phương tiện dạy học khác nhau để cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú
và tồn diện mà SGK khơng thể cung cấp được.
3.2. Vở bài tập:
Cùng với bộ SGK là bộ Vở bài tập TN-XH, bao gồm Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp Một,
Hai, Ba và Vở bài tập Khoa học Bốn, Năm. Trong mục Hướng dẫn sử dụng, các tác giả bộ sách
đã khẳng định: Các bài tập trong vở Bài tập “nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, thực
hành, củng cố và khắc sâu kiến thức” với các hình thức chủ yếu:
- Trắc nghiệm đúng-sai
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Trắc nghiệm ghép đôi
Trắc nghiệm điền khuyết
Vẽ
Trả lời câu hỏi mở
- Trị chơi ơ chữ
Tuy nhiên, các thiết kế bài tập của bộ sách này chủ yếu kiểm tra kiến thức của HS ở mức độ
thấp: HS có thể nhớ lại bài đã được học, nhìn vào các hình vẽ… để hồn thành bài tập mà
khơng cần động não. Ngồi ra, các bài tập thường tập trung kiểm tra mức độ nhận ra kiến thức
của HS thay vì u cầu HS động não để có thể đưa ra các lập luận dựa trên các suy luận, các
chứng cứ khoa học. Có thể kể tên một số dạng bài tập sau:
- Bài tập lấy lại các yêu cầu trong các hoạt động học tập được trình bày trong SGK và có chừa
giấy để HS viết lại. (HS đã làm việc này trên lớp);
- Bài tập lấy lại các hình ảnh trong SGK, yêu cầu HS viết lại những gì đã quan sát và thảo luận
nhóm trong các giờ học trên lớp;
- Bài tập chỉ yêu cầu sao chép lại; (Ví dụ: vẽ đường bay của khói hương (SGK đã minh họa cụ
thể trong bài Tại sao có gió ? Bài 37- Khoa học 4);
3.3. Tranh, ảnh dạy học
Tranh là tác phẩm hội họa về các sự vật, hiện tượng,.. thông qua đường nét và màu sắc.
20



Ảnh là hình về các sự vật, hiện tượng,… thu được thơng qua khí cụ quang học (ví dụ máy ảnh).
Kích thước của tranh, ảnh dạy học thường khơng lớn q khổ A0 (1189 x 841mm 2), vì thế
khơng nên đưa vào quá nhiều chi tiết vụn vặt hoặc thứ yếu làm phân tán chú ý của học sinh.
Nhờ có tranh, ảnh dạy học (làm thành bộ và có thuyết minh tỉ mỉ cho từng tranh) có thể tổ
chức cho học sinh tự học các vấn đề lý thuyết và thực hành ngoài giờ lên lớp.
Tranh ảnh dạy học giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp (thời gian vẽ hình), nhờ
đó giáo viên có thể truyền đạt nhanh hơn hoặc khi cần có thể bỏ qua lượng thông tin không cần
thiết cho việc dạy và học. Tranh, ảnh dạy học tạo điều kiện cho việc tổ chức thảo luận tập thể ở
lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề. Nhờ có tranh,
ảnh dạy học giáo viên có thể truyền đạt lượng tin về những đối tượng hoặc q trình khó quan
sát trực tiếp.
Tranh ảnh dạy học TN-XH gồm:

-

Tranh:

Quá trình trao đổi chất của con người với MT (54x17 cm)
Tháp dinh dưỡng (54x79 cm)
Sơ đồ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (54x79 cm)
Sơ đồ trao đổi chất ở cây xanh (54x79 cm) Cơ
quan sinh sản của thực vật có hoa (54x79 cm) ▪
Ảnh lịch sử:

-

Một số di vật và hình ảnh khắc của văn hóa Đông Sơn

-


Chùa Một Cột, chùa Láng, chùa Bút Tháp, tượng Phật A-di-đà

-

Một số hình ảnh văn hóa thời Nguyễn

-

Cách mạng tháng Tám năm 1945 -

-

Đê sông Hồng

-

Đồi chè trung du Bắc Bộ

-

Dãy núi Hồng Liên Sơn

-

Chợ nổi trên sơng

-

Xa van ở châu Phi


Qn giải phóng tiến vào Sài Gịn ▪

21

Ảnh địa lí:


3.4. Bản đồ, lược đồ
Là mơ hình ký hiệu hình tượng trong không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, xã
hội được thu nhỏ, tổng hợp hóa theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự
phân bố và mối tương quan của các đối tượng và hiện tượng, cả những biến đổi của chúng theo
thời gian để đạt yêu cầu, mục đích đã định. Ví dụ: hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc tồn bộ Trái
Đất lên một mặt phẳng; vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (các dãy núi và độ cao của
chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố
dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...); bản đồ tổng hợp phản ánh các sự kiện
lịch sử quan trọng của một nước hay nhiều nước (bản đồ sự phân chia thuộc địa của các nước
đế quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX); bản đồ diễn tả một sự kiện lịch sử nhất định (chiến
dịch Biên giới thu - đông năm 1950)…
▪ Bản đồ dùng trong dạy học phân môn Lịch sử và Địa lí gồm:
-

Bản đồ hành chính Việt Nam (79cmx109cm)

-

Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (79cmx109cm)

-


Bản đồ Việt Nam (79cmx109cm)
▪ Lược đồ:
Lược đồ Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ (79cmx54cm)
Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (79cm x54cm)
Lược đồ phịng tuyến sơng Như Nguyệt (79cmx54cm)
Lược đồ chiến thắng Chi Lăng (79cmx54cm)

-

Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh (79cmx54cm)

-

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1954 (72cmx102cm)

-

Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (72cmx102cm)

-

Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (72cmx102cm) Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ, lược
đồ, sơ đồ:

-

Phải biết đọc sơ đồ, bản đồ (làm rõ tỉ lệ, bảng chú giải)

-


So sánh thông tin trên sơ đồ, bản đồ, lược đồ (màu sắc theo quy ước,...)

-

Mô tả và nêu đặc điểm của các hiện tượng liên quan.

22


3.5. Mơ hình
Mơ hình là một sản phẩm do con người làm ra nhằm mô phỏng một sự vật hay hiện tượng có
trên thực tế. Mơ hình phản ánh những hình ảnh cụ thể của các sự vật, hiện tượng, thể hiện được
vị trí trong khơng gian của chúng. Mơ hình có thể tĩnh hoặc có thể động hoặc cả hai.
▪ Mơ hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất :

Mơ hình này là một thiết bị dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3. Mơ hình giúp HS có những
hình dung cụ thể về 2 chuyển động của Trái Đất : chuyển động quay quanh mình và chuyển
động quay quanh Mặt Trời, về chuyển động của vệ tinh duy nhất của Trái Đất là Mặt Trăng, từ
đó có thể giải thích được một số hiện tượng như ngày và đêm trên Trái Đất, trăng tròn, trăng
khuyết, các mùa trong năm hay nhật thực, nguyệt thực… Mơ hình gồm có các chi tiết :
-

Mặt Trời : Quả bóng nhựa màu đỏ, có một bóng đèn nhỏ bên trong. Khi vận hành, bóng đèn
chiếu sáng lên « Trái Đất » qua một lỗ trịn nhỏ có gắn nhựa trong tại một vị trí trên « Mặt
Trời » ;
Trái Đất : Quả bóng nhựa màu xanh có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với quả bóng Mặt
Trời, là mơ hình một quả địa cầu thu nhỏ nhằm mơ phỏng hình dạng, độ nghiêng cũng như
màu sắc trên bề mặt Trái Đất.

-


Mặt Trăng : Quả bóng nhựa màu trắng có kích thước nhỏ nhất so với quả bóng Mặt Trời và
Trái Đất.

-

Các chi tiết kết nối và truyền động : Gồm các thanh truyền động, các bánh răng cưa, mặt đồng
hồ biểu thị hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết, các mùa trong năm, chân đế, giá đỡ… Mơ hình
này vận hành bằng năng lượng điện. Có hai loại mơ hình : loại sử dụng pin tiểu 1,5V và loại sử
dụng nguồn điện 220V thông qua một máy biến thế (ổn áp) 12V.
▪ Mơ hình Quả địa cầu :

23


Quả địa cầu là một mơ hình ba chiều mơ phỏng Trái Đất (quả địa cầu mặt đất hay quả địa cầu
địa lý) hay các thiên thể khác như hành tinh, ngôi sao hay vệ tinh tự nhiên. Thuật ngữ "quả địa
cầu" thường dùng cho các mơ hình có dạng gần như hình cầu. Mơ hình Quả địa cầu là một
thiết bị dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 và phần địa lí thế giới ở lớp 5 . Mơ hình giúp HS có
những hình dung cụ thể về hình dạng, bề mặt, chuyển động quay quanh mình cũng như độ
nghiêng của Trái Đất, từ đó có thể giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, nêu
được các đới khí hậu và mơ tả được bề mặt của Trái Đất. Quả địa cầu thường có trục nghiêng
23,5° nhằm thể hiện góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng hồng đạo. .Các chi tiết của
mơ hình gồm :
-

Trái Đất : Quả bóng hình cầu, thường được làm bằng nhựa dẻo, bề mặt được dán giấy in bản
đồ thế giới; .

-


Giá đỡ : Thường được làm bằng nhựa, màu trắng hoặc đen;

-

Chân đế : Thường được làm bằng nhựa, màu đen, hình trịn;
Mơ hình Quả địa cầu thường được vận hành bằng tay và có thể xoay được cả hai chiều qua
phải hoặc qua trái .
▪ Mơ hình Bánh xe nước

24


Mơ hình Bánh xe nước là thiết bị dạy học trong chương trình Khoa học lớp 5. Mơ hình minh
họa cho HS hiểu cách con người sử dụng năng lượng nước chảy để làm ra điện như thế nào.
Mơ hình gồm các chi tiết :
-

Buồng tua-bin : Được làm bằng nhựa trong, phía trên có ống đỡ phễu rót nước,
dưới có lỗ thốt nước. Tua-bin nước gồm 8 cánh màu đỏ, được làm bằng nhựa
HĐ, một bánh răng, một trục, một bánh đai.

-

Đế nhựa có giá đỡ buồng tua-bin, trên đế có gắn máy phát điện và đèn LED Máy phát điện : Có cơng suất đủ làm dáng bóng đèn LED .

-

Đai truyền bằng cao su nối 2 bánh đai - Phễu rót nước, khay chứa nước.
3.6. Đồ dùng thí nghiệm:

Là những dụng cụ do con người chế tác nhằm giúp đỡ GV và HS trong các hoạt động dạy học
liên quan đến những nội dung về khoa học thực nghiệm.
▪ Hộp đối lưu

Hộp đối lưu là phương tiện dùng cho bài 37: Tại sao có gió ? (Khoa học 4). Thơng qua quan sát
thí nghiệm, HS giải thích được hiện tượng gió trong tự nhiên. Hộp đối lưu gồm các chi tiết sau:

25


×