Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THCS (BIỆN PHÁP thi GVG 2020) : Để học sinh giải theo phương pháp đại số (phương pháp cộng, phương pháp thế) rất dài và tốn thời gian. Tôi đã sử dụng máy chiếu được trang cấp, PowerPoint trình chiếu, downloa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MƠN HĨA HỌC Ở TRƯỜNG THCS

- Họ và tên: Long Thị Nga
- Sinh ngày: 15/06/1982
- Trình độ chun mơn: Đại học
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh – Bắc Quang – Hà Giang

Hùng An, tháng 10 năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MƠN HĨA HỌC Ở TRƯỜNG THCS

1. Mục đích, u cầu:
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm cả về định tính lẫn định
lượng. Hóa học khơng những u cầu học sinh học thuộc lý thuyết mà còn đòi
hỏi học sinh vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và
thực hành thí nghiệm.
Từ thực tế giảng dạy, hoá học THCS vẫn là một mơn học khó, đến lớp 8
tức là q nửa của chương trình THCS mới được học vì nó địi hỏi ở học sinh
khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh… để hiểu rõ những khái niệm khá
trừu tượng, những hiện tượng hóa học khá thú vị. Khi nói đến vấn đề lí thuyết
thì HS có thể học thuộc nhưng khi va chạm đến phương trình, cơng thức, bài
tốn và các bài tập, hiện tượng thực tiễn… là va chạm đến các con số thì những
học sinh yếu kém về mơn tốn sẽ rất dễ nản chí và khơng muốn học. Bên cạnh


những HS yếu đó thì để bồi dưỡng khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề linh
hoạt đối với HS khá, giỏi cũng không phải là vấn đề dễ.
Vì vậy, bên cạnh một số ít học sinh u thích học tập, nghiên cứu mơn
học này để tìm tịi, sáng tạo thì vẫn cịn phần lớn học sinh chưa thấy hứng thú
học tập mơn hóa, dẫn đến chán nản khơng thích học bộ mơn này, đồng thời chất
lượng bộ mơn vì thế cũng giảm xuống.
Là một giáo viên được phân cơng giảng dạy bộ mơn hóa học của trường
THCS, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh u thích mơn hóa học để
học tốt mơn này. Sau thời gian suy nghĩ, áp dụng ở đơn vị mình giảng dạy, tơi
xin mạnh dạn trình bày, mang tính chất trao đổi với đồng nghiệp một số biện
pháp nhằm giúp học sinh u thích mơn hóa học từ đó nâng cao chất lượng học
tập bộ mơn hóa học trong trường THCS. Vì thế tơi đã chọn trình bày “Biện
pháp giúp học sinh học tốt mơn hóa học ở trường THCS”.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện
2.1. Đổi mới cách xây dựng kế hoạch bài học
Được sự chỉ đạo sát sao kịp thời của Ban giám hiệu ban chuyên môn nhà
trường tôi đã tiến hành lập kế hoạch bài giảng theo định hướng phát triển năng


lực, gồm 5 bước tổ chức hoạt động dạy học đó là: Khởi động nêu vấn đề, hình
thành kiến thức bài học, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tìm tịi mở
rộng.
a) Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy
học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để
giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở
đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh
nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng
của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thơng tin để giải quyết.
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học
sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình

huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học
sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ
"cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học
sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thơng qua hoạt động này.
b) Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích của hoạt động này là giúp
học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng
mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bản thân. Giáo viên sẽ giúp học
sinh xây dựng kiến thức, kĩ năng mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến
thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối, sắp xếp kiến thức, kĩ
năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận, khái niệm/công thức
mới. Trong nội dung này giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh ghi vở. Vở ghi học
sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi
vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở
nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học
tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học
sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong q
trình học ở trường phổ thơng. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được
việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập
của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong
muốn.
c) Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ
năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ,
làm các bài tập cụ thể giống như các nhiệm vụ, bài tập trong bước hình thành
kiến thức, để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của riêng mình, từ đó áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã
biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.


d) Hoạt động vận dụng: Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn

đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống,
vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh
kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành cơng tình
huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. Đây có thể là những hoạt
động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần hướng dẫn học sinh tranh thủ sự
hướng dẫn của gia đình, địa phương để hồn thành nhiệm vụ học tập.
e) Hoạt động tìm tịi mở rộng: Mục đích là giúp học sinh khơng bao giờ
bằng lịng, thỏa mãn với những gì đã học và hiểu rằng ngồi những kiến thức
được học trong nhà trường cịn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học tập,
học tập suốt đời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tịi và mở
rộng kiến thức ngồi lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy
sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng
đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
2.2 Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực và sáng tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp
dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Bên cạnh
các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp
dạy học mới như:
a) Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn
đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát
triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Đây là cách dạy
học có tác dụng phát huy khả năng tư duy, nhận biết và giải quyết vấn đề cho
học sinh. Ngồi các tình huống liên quan đến mơn học thì giáo viên có thể lựa
chọn tình huống có liên quan tới thực tiễn cuộc sống, để giúp các em hình
thành tư duy, lý luận khi đối mặt với các vấn đề cần giải quyết.
b) Dạy học theo tình huống: Là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy
học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn
cuộc sống và nghề nghiệp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực

tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn
đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện
nay của nhà trường phổ thơng. Và đối với mơn hóa học thì phương pháp này rất
phù hợp và cần thiết.
c) Dạy học định hướng hành động: Đây là một quan điểm dạy học tích
cực hố và tiếp cận tồn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý
nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với
thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Trong suốt thời gian học


tập, học sinh sẽ tiến hành các nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm dưới sự
hỗ trợ của hoạt động tư duy và tay chân.
Bên cạnh đó tơi cũng sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực
và sáng tạo. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp
dạy học. Các kĩ thuật mà tôi đã sử dụng như: lược đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải
bàn, giao nhiệm vụ, chia sẻ nhóm đơi (theo từng bàn), viết tích cực …..
Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp
để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành,
bảo vệ kết quả tự học của mình.

Một số hình ảnh sản phẩm hoạt động của học sinh
2.3. Tiến hành và phát huy vai trò của thực hành thí nghiệm
Tơi xác ln xác định đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối
với mơn hố học, hoạt động này giúp HS được học thông qua thực hành, tạo tiền
đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Ở đây HS có thể tự
làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo
viên. Khi tổ chức hoạt động này, tôi đã chuẩn bị điều kiện, Chuyển giao nhiệm



vụ cho học sinh hoặc nhóm học sinh, cho HS xây dựng phương án thí nghiệm
(bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đốn kết quả. Đặc
biệt hướng dẫn an tồn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí
nghiệm; hướng dẫn cách thu thập thơng tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo,
cách trình bày báo cáo; thảo luận, tính khả thi trước khi làm thí nghiệm.
Để giờ học thực sự có hiệu quả tơi đã sử dụng, tận dụng triệt để các dụng
cụ, hóa chất hiện có trong phịng thí nghiệm có thể tiến hành: Thí nghiệm làm
xuất hiện vấn đề. Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên
cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đốn. Thí
nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định. Giải các bài tập bằng
phương pháp thực nghiệm hóa học…
Đan xen vào đó là một số thí nghiệm vui, định hướng cho học sinh làm
một số sản phẩm STEM mà trong năm học này tôi đã xây dựng thành các chủ đề
STEM trong phân phối chương trình.


Hình ảnh học sinh tiến hành thí nghiệm tại phịng học bộ mơn hóa tại
trường THCS Lương Thế Vinh
2.4 Sử dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần có sự hỗ trợ của
cơng nghệ thơng tin. Dưới sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu, phần mềm dạy
học sẽ làm cho bài giảng trở nên thu hút, sinh động, tăng được sự hứng thú của
học sinh. Những phần mềm, trò chơi, tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình mẫu vật, thí
nghiệm mơ phỏng, video... có tác dụng thiết thực trong q trình dạy học. GV
khơng nên lạm dụng mà chỉ nên sử dụng công nghệ thông tin để thay thế các
thiết bị, thí nghiệm, quy trình, tranh ảnh …. mà thực tế khó sưu tầm, mang tính
nguy hiểm hoặc khơng thực hiện được.
Khi sử dụng cơng nghệ thông tin tổ chức hoạt động học, giáo viên cần:
Chuẩn bị chu đáo các thiết bị để hỗ trợ như phần mềm, máy tính,... Chỉ nên hỗ
trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi

hệ thống hố kiến thức bài học...; Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip...
phù hợp với cách tổ chức hoạt động.
Ví dụ khi làm dạng bài tập hỗn hợp ở bộ mơn hóa 9. Dạng
bài tập này
D
được đưa ra với số lượng ít trong phần bài tập sách giáo khoa hóa học lớp 9,
sách bài tập hóa học 9, trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên đề và nó cũng xuất
hiện trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Để học sinh giải theo phương pháp
đại số (phương pháp cộng, phương pháp thế) rất dài và tốn thời gian. Tôi đã sử
dụng máy chiếu được trang cấp, PowerPoint trình chiếu, download phần mềm
giả định Casio fx-570VN PLUS để giới thiệu và hướng dẫn học sinh cả lớp cùng
thao tác bấm máy.


Ảnh: Phần mềm giả lập máy tính cầm tay
Làm bài tập 3(sgk/T9): 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan
vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Giải bài tập và Quy trình bấm phím: Lúc này giáo viên sử dụng trình
chiếu, phần mềm giải lập hướng dẫn cùng học sinh tính tốn và bấm phím.
a) Theo bài ta có PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(mol)

x

2x

Fe2O3 + 6HCl
(mol)


x

→ 2FeCl3 + 3H2O

6x

b) Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp
Số mol HCl là: n H = 3,5 . 0,2 = 0,7 (mol)
Bấm phím:
3
.
5
x
0
.
2
2

=

80x + 160y = 20  x = 0,05
⇒
 2x + 6y = 0,7
 y = 0,1

Theo bài ta có hệ phương trình: 
Để giải hệ PT 2 ẩn:

+ Bấm MODE -> 5 -> 1; Trên máy tính cầm tay sẽ hiển thị:



+ Tiến hành nhập hệ số (a,b,c, sau mỗi làn nhập ấn dấu bằng) cho PT (1),
(2) -> x=; y= ( nếu x,y hiển thị là phân số thì ấn phím “SD” chuyển về số thập
phân).
+ Sau khi tính xong ấn MODE ->1 để trở về màn hình ban đầu.
Vậy Khối lượng của CuO là: mCuO = 80.0,05 = 4 (gam)
Bấm phím:
80

x

0

.

0

5

=

4

Khối lượng của Fe2O3 là: m Fe O = 0,1. 160 = 16(gam)
2

3

Bấm phím:

0

.

1

x

1

6

0

=

16

Hoặc m Fe O = mhỗn hợp - mCuO = 20 – 4 = 16 (gam)
2

3

Ngoài ra việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn được chú trọng và phát
huy vai trò qua đợt nghỉ phòng chống dịch covid. Dưới sự chỉ đạo của sở, phòng
và ban chuyên môn nhà trường tôi đã tiến hành daỵ học trực tuyến qua phần
mềm zoom, meet hiệu quả. Lập nhóm riêng (HS tự đặt tên: Con mẹ Nga, Hóa
học cơ Nga…), trang “Hóa học cơ Nga LTV” nhận được sự ủng hộ và hưởng
ứng nhiệt tình của phụ huynh học sinh và học sinh.



Hình ảnh một số tiết dạy qua phần mềm Zoom, Meet (tháng 4/2020)
2.5 Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh
Bài tập có hai dạng là bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Bài tập hóa
học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực hóa hoạt động của
học sinh, trong q trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới. Học sinh có thể hoạt
động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.

Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh có các loại bài tập:
Mức 1: Chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.
Mức 2: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được các sự
kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.
Mức 3: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những
tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Mức 4: u cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải
quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một cơng trình nghiên cứu
khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.
Ngồi ra, có nhiều bài tập thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.
Qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi bạn bè đồng nghiệp tơi có đưa
ra một số dạng bài tập hóa như sau:
Tính theo cơng thức hóa học; Bài tập tính theo PTHH; Bài tập xác định độ
tan; Bài tập về nồng độ phần trăm, nồng độ mol; Bài tập giải thích hiện tượng và
viết PTHH; Bài tập xác định công thức hóa học; Bài tập tính theo PTHH có sử
dụng giải hệ phương trình; Bài tập viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa; Bài tập
tăng giảm khối lượng kim loại; Bài tập nhận biết; Bài tập tách chất; Bài tập điều
chế chất; Bài tập về các loại HCVC; Bài tập tổng hợp về kim loại.
Như vậy mỗi bài tập đưa ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo viên tiến
hành phân dạng, hướng dẫn học sinh tìm tịi theo một quy trình nhất định để tìm
ra kết quả. Kích thích sự tò mò, ham muốn giải quyết vấn đề. Và đây chính là
tiền đề cho bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.

2.6 Đổi mới kiểm tra đánh giá
Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo chuẩn
kiến thức kĩ năng, phù hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh. Chú
trọng hình thức đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: Đánh giá qua các
hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc


học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ
thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài
viết, bài trình chiếu, video clip,...). Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét,
hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh
có kết quả bài kiểm tra định kì khơng phù hợp với những nhận xét trong quá
trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược
lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có
thể cho học sinh kiểm tra lại.
Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để
tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo
vệ kết quả tự học của mình.
Tơi cũng đã tiến hành hướng dẫn, giao bài cho học sinh qua phần mềm
Meet để học sinh làm và báo cáo kết quả hoạt động của mình. Qua đó cũng tạo
cơ hội rèn cho học sinh kĩ năng, tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin.

Bài tập cô giao và bài nộp của học sinh
3. Kết quả


Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã tiến hành dạy hoc trên lớp và bồi
dưỡng chuyên đề cho các em học sinh khối 8, 9 trường THCS Lương Thế Vinh.
Qua thực nghiệm đề tài bản thân tôi thấy học sinh có hứng thú, tích cực hơn với

mơn học, say mê nghiên cứu tìm tịi, tăng cường trao đổi với bạn bè, với cô giáo,
các em rèn được tính tự giác, độc lập và sáng tạo. Đặc biệt hơn đó là ở các em
hình thành được kĩ năng phản biện, bảo vệ kết quả học tập của mình trước bạn
bè, thầy cơ. Qua đó chất lượng học tập mơn Hóa của các em cũng được nâng cao
rõ rệt.
Qua thực tế điều tra về học tập của học sinh khối 8,9 trường THCS
Lương Thế Vinh đối với mơn hóa học năm học 2019-2020, tôi thu được kết quả
như sau:
Điểm khảo sát mơn hóa học đầu năm học 2019 - 2020:
Lớp
Trình độ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Mơn Hóa học 8AB
Số HS: 54
6/54 = 11,1%
27/54 = 50,0%
16/54 = 29,6%
5/54 = 9,3%
0%

Mơn Hóa lớp 9AB
Số HS: 48
08/48 = 16,7%
18/48 = 37,5%
15/48 = 31,2%

7/48 = 14,6%
0%

Cuối năm học 2019 – 2020 kết quả mơn hóa khối 8,9 do tôi phụ trách
giảng dạy đạt được kết quả như sau:
Lớp
Trình độ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Mơn Hóa học 8AB
Số HS: 54
7/54 = 13%
28/54 = 51,8%
19/54 = 35,2%
0%
0%

Mơn Hóa lớp 9AB
Số HS: 48
19/48 = 39,6%
27/48 = 56,2%
2/48 = 4,2%
0%
0%

Và với phương pháp dạy bồi dưỡng như trên tôi đã bồi dưỡng nhiều học

sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học
2019 – 2020. Đối với môn Hóa học cấp huyện đạt 01 giải nhất, 03 giải nhì, 04
giải khuyến khích. Cấp tỉnh đạt 01 giải ba, 03 giải khuyến khích. Riêng nội dung
thi Giải Hóa trên máy tính cầm tay cấp huyện đạt 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02
giải 3 và 02 giải khuyến khích. Cấp tỉnh đạt: 02 giải nhì, 02 giải khuến khích.
Đạt 1 giải 03 đồng đội giải Hóa trên máy tính cầm tay. So với năm học trước tỉ
lệ học sinh đạt giải cao hơn.


4. Đánh giá chung
Qua một năm áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy tôi nhận thấy số
học sinh tham gia phát biểu, xây dựng bài nhiều hơn, nhiều em trước đây rụt rè
nay đã mạnh dạn xung phong trả bài, làm bài tập, thuyết trình các nội dung
được giao. Qua đó rèn được kĩ năng thuyết trình, giao tiếp trước tập thể. Hầu
hết các em đã có đầu tư học tập mơn hóa học, chuẩn bị bài và học bài đều đặn
khi đến lớp. Tôi tin chắc rằng qua đó học sinh hiểu được rõ về những biến đổi
vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những
hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, bên cạnh đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, bài trừ mê tín dị
đoan nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Đây cũng chỉ là là một phần biện pháp của cá nhân tôi nên không thể
tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Ban
giám khảo, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để những biện pháp này ngày
một hoàn thiện hơn, được nhân rộng hơn đến bạn bè đồng môn.
5. Phương phướng nhiệm vụ trong các năm học tới
Tôi sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp này vào trong giảng dạy, ôn luyên
chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, hội thảo
chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Luôn cầu thị học hỏi
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy tích

cực từ bạn bè đồng nghiệp, đồng môn để đạt được kết quả cao hơn trong các
năm học tiếp theo.
Hùng An, ngày 24 tháng 10 năm 2020
Xác nhận của Hiệu trưởng

Người viết

(Ký và đóng dấu)
Long Thị Nga



×