LỜI CẢM ƠN
Ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Viết
Thụ đã định hƣớng và chỉ bảo tận tình, các thầy cơ giáo trong khoa đã góp ý bổ
sung, gia đình và bạn bè giúp đỡ tơi hồn thành khố luận này.
Vinh, tháng 4 năm 2004
Nguyễn Thị Trang Nhung
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tƣợng dạy học là con ngƣời, địi
hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về bộ môn và phƣơng pháp dạy học. Phƣơng
pháp dạy học lịch sử là con đƣờng, cách thức hoạt động của thầy và trị trong q
trình thống nhất việc giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền
thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (cả lý thuyết và thực hành). Trong dạy học lịch
sử không phải chỉ có một phƣơng pháp đơn nhất mà có cả một hệ thống phƣơng
pháp. Ngƣời giáo viên bên cạnh sử dụng phƣơng pháp lời nói sinh động, sử dụng
đồ dùng trực quan mềm dẻo, linh hoạt…thì việc đa dạng hoá các nguồn tài liệu,
sử dụng các loại TLTK khác nhau để bổ sung vào bài học là không thể thiếu
đƣợc. Qua sử dụng tài liệu, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức lịch
sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những kỹ năng
học tập, làm việc tƣơng ứng, đặc biệt rèn luyện cho học sinh có phƣơng pháp
làm việc với TLTK, phát huy năng lực tự học. Điều này, đặc biệt quan trọng nhƣ
đồng chí Phạm Văn Đồng trong bài viết “Phƣơng pháp tự học và lịng ham muốn
đó là cái quý nhất” (báo Nhân Dân số ra ngày 18/11/1994)đã nói: “Ở trƣờng học
bất cứ là trƣờng gì cũng chỉ có thể cung cấp cho con ngƣời khối lƣợng tri thức
giới hạn. Trong khi đó, khả năng hiểu biết sự mong muốn của con ngƣời trong cả
cuộc đời là vô cùng. Cần đào tạo con ngƣời mới vƣơn lên mãi mãi trong quá trình
cuộc sống”.
Mặt khác, tại Hội nghị ban chấp hành trung ƣơng Đảng lần thứ hai, khoá
tám đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng nhƣ: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu,
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Riêng bộ môn lịch sử phải xây
dựng nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, cấu trúc nhƣ thế nào để khắc phục
2
đƣợc quan niệm chỉ chú trọng lịch sử chính trị quân sự, đấu tranh giai cấp coi
nhẹ lịch sử văn hoá, lịch sử nghệ thuật…Sử dụng TLTK, đặc biệt tài liệu văn học
sẽ phần nào khắc phục đƣợc quan niệm trên.
Trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” NXBGD, Hà Nội, năm 1978, Hà Thế
Ngữ - Đặng Vũ Hoạt có viết: “Mỗi mơn học chỉ có khả năng phản ánh những kết
quả nhận thức của con ngƣời về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới
khách quan. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần đƣợc học nhiều
môn học tƣơng ứng với các khoa học nhất định. Các mơn học này có mối liên hệ
qua lại với nhau rất mật thiết” [17;220] .Tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu của
dạy học liên môn. Phƣơng pháp sử dụng TLTK đƣợc chú trọng sẽ cung cấp học
sinh vốn hiểu biết về các lĩnh vực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các mơn
học.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói phải “phát huy tính tích cực của học
sinh” và Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “dạy
tốt, học tốt” ) đã khuyên ngƣời dạy là “tránh lối dạy nhồi sọ”. Trên thực tế, mặc
dù có nhiều chuyển biến trong dạy và học nhƣng vẫn còn nhiều bất cập. Đa số
học sinh không hứng thú học tập lịch sử, học chỉ để “đối phó”. Nhiều học sinh
khơng nắm vững kiến thức lịch sử nhất là về kiến thức lịch sử dân tộc…
Về phía giáo viên, mặc dù đã chú ý đổi mới phƣơng pháp giảng dạy,
nhƣng nhìn chung vẫn cịn tồn tại lối dạy “thầy đọc,trò ghi”, “dạy chay”…Đây là
hệ quả của nhiều tác nhân trong đó trƣớc hết phải kể đến phƣơng pháp giảng dạy
của giáo viên. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, trong
đó có vấn đề đổi mới phƣơng pháp sử dụng TLTK.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của “dựng nƣớc và giữ nƣớc”, trong
đó giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 – 1945 là một trong những trang sử hào
3
hùng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là giai đoạn mƣời
lăm năm vận động của cách mạng tƣ sản dân quyền ở nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng vƣợt qua bao thác ghềnh cho
đến ngày giành thắng lợi. Trong quá trình ấy, Đảng ta đã không những đề ra
đƣờng lối chiến lƣợc đúng đắn mà cịn tuỳ vào hồn cảnh cụ thể để đƣa ra sách
lƣợc kịp thời, giành thắng lợi trọn vẹn mà ít tổn thất nhất. Do vậy, dạy học lịch
sử giai đoạn này một mặt giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc nhƣng mặt
khác cũng củng cố niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ, vào sự nghiệp cách mạng
nƣớc ta. Để làm đƣợc điều này, nguồn TLTK, đặc biệt tài liệu văn kiện Đảng giữ
một vai trị quan trọng khơng thể thiếu.
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu tham
khảo trong dạy học khố trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”(Sách
giáo khoa lịch sử,lớp 12) làm luận văn tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Vấn đề phƣơng pháp sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thơng đã đƣợc một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc đề cập đến.
2.1.
Tài liệu nước ngoài:
A.A.Vaghin - nhà nghiên cứu phƣơng pháp dạy học của Liên Xô trƣớc
đây- trong cuốn “Phƣơng pháp giảng dạy lịch sử ở trƣờng phổ thông” đã chỉ rõ
vai trò, ý nghĩa, phƣơng pháp sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử trong giảng dạy
lịch sử ở trƣờng phổ thông. Tác giả viết: “Tài liệu kiến thức lịch sử chiếm một vị
trí quan trọng trong khố trình lịch sử ở trƣờng phổ thơng. Việc lĩnh hội tài liệu
4
ấy là điều kiện cần thiết…Dựa vào tài liệu đó, trƣớc hết chúng ta phải nêu cho
học sinh thấy những quy luật khách quan cơ bản của việc phát triển lịch sử” [15;4].
I.F. Kharlamơp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
nhƣ thế nào?” đã khẳng định vai trò của “vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài
liệu học tập trong dạy học” là “bổ ích đáng học hỏi” [15;4].
Đặc biệt, N.G.Đairi- tiến sĩ giáo dục Liên Xô trƣớc đây- trong tác phẩm
“Chuẩn bị giờ học lịch sử nhƣ thế nào?”đã nêu lên các vấn đề:
Thứ nhất: những yêu cầu quan trọng của một giờ học.Theo tác giả, giờ học
là “một tổng hợp sƣ phạm cực kỳ phức tạp” [13;6]. Tác giả đã nêu lên 14 yêu cầu
của một giờ học lịch sử nhƣ: xác định đƣợc tính đúng đắn, ý nghĩa của giờ học;
có phƣơng tiện dạy học cần thiết, ngơn ngữ chính xác của thầy giáo…Trong đó,
tác giả đã khẳng định vai trị tầm quan trọng của các nguồn TLTK để một giờ
học lịch sử có “kết quả thiết thực”. Tác giả đề nghị giáo viên phải “vận dụng
những nguồn tri thức… vận dụng các nguồn tài liệu mn hình mn vẻ” [13;
8]. N.G. Đairi nhấn mạnh: “phải sử dụng khơng ngừng có hệ thống tất cả mọi
nguồn tƣ liệu mn hình mn vẻ: Tác phẩm kinh điển…, văn kiện Đảng và nhà
nƣớc Liên Xô, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách văn nghệ, hồi ký, tạp
chí,…phải nắm đƣợc một cách thơng thạo tài liệu tham khảo chuyên đề về
phƣơng pháp dạy học và thiết bị giảng dạy [13; 13]. Bởi vì, “lựa chọn tài liệu khéo
léo, nhằm mục đích làm cho giờ học đem lại sự phong phú về kiến thức, tình cảm,
tƣ duy…[13; 35], “vì nó nâng hứng thú đối với lịch sử, nó mở rộng kiến thức và
điều chủ yếu là nó nâng sự hiểu biết về quá khứ lên một trình độ mới”[13; 88].
Từ việc nhấn mạnh vai trị của TLTK, N.G. Đairi đã đề xuất phƣơng pháp
sử dụng các loại TLTK trong một giờ học cụ thể. Điều này đƣợc thể hiện rõ
trong sơ đồ nổi tiếng mà giới chuyên môn thƣờng gọi là “sơ đồ Đairi”.
5
2.2.
Tài liệu trong nước:
Trƣớc hết, phải kể đến các giáo trình Phƣơng pháp dạy học lịch sử do
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên, xuất bản trong các năm 1992, 2001,
2002). Giáo trình đã khẳng định vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng TLTK cũng nhƣ
cách phân loại và một vài gợi ý về phƣơng pháp sử dụng cho giáo viên khi tiến
hành bài học.
Tuy nhiên, giáo trình chƣa đi sâu tìm hiểu phƣơng pháp sử dụng TLTK
trong từng chƣơng, từng khố trình lịch sử ở trƣờng phổ thơng, vì đây khơng
thuộc phạm vi nghiên cứu của một giáo trình đại cƣơng.
Bên cạnh đó, cuốn “Một số chun đề phƣơng pháp dạy học lịch sử”
(NXBĐHQG Hà Nội xuất bản năm 2002) của tập thể tác giả do Phan Ngọc Liên,
Trịnh Đình Tùng (chủ biên) đã giới thiệu bốn chun đề, trong đó có một số bài viết
trình bày phƣơng pháp sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thơng.
Nhìn chung, các bài viết đã chú trọng đi sâu nghiên cứu và đề xuất phƣơng
pháp sử dụng TLTK trong giảng dạy một khố trình, một vấn đề, một bài cụ thể.
Nhƣng nhìn một cách tổng thể thì mỗi bài viết đều chỉ nói đến một số TLTK,
chủ yếu tài liệu của Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, cuốn “Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh”
(NXB ĐHQG Hà Nội, xuất bản năm 1999) do giáo sƣ Phan Ngọc Liên (chủ
biên) đã trích dẫn một số tài liệu dùng cho dạy học ở các bài, các chƣơng trong
chƣơng trình lịch sử ở trƣờng phổ thơng.
Từ trƣớc đến nay đã có một số luận văn đề cập đến phƣơng pháp sử dụng
TLTK trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thơng ,ví dụ:
-Luận văn “Sử dụng tài liệu văn học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chƣơng
6
“Văn hoá và truyền thống dân tộc” trong sách giáo khoa lịch sử, lớp 11 ” của
Cao Thị Nhiếp, Đại học sƣ phạm Vinh.
- Luận án thạc sĩ “Sử dụng tài liệu báo chí trong dạy học bài “Cuộc vận động
dân chủ 1936 - 1939” trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, không chuyên ban”
của Nguyễn Thành Nhân, Đại học sƣ phạm Hà Nội I.
Tóm lại: Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến mặt này mặt
khác của vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông, nhƣng chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào giải quyết đầy đủ, có hệ
thống việc sử dụng TLTK trong dạy học khố trình lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945. Tất nhiên, các kết quả nghiên cứu nêu trên đƣợc chúng tôi tham
khảo và sử dụng khi thực hiện đề tài này.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.1. Đối tượng:
Đối tƣợng nghiên cứu là những biện pháp để sử dụng các TLTK (trong giờ
nội khoá và ngoại khoá) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945 ở trƣờng THPT.
3.2.Phạm vi:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc dạy học lịch sử dân tộc, khố trình
lịch sử lớp 12, giai đoạn 1930 – 1945 ở trƣờng THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu lựa chọn đúng các TLTK và có biện pháp sử dụng thích hợp sẽ nâng
cao hiệu quả dạy học khố trình lịch sử lớp 12 ở trƣờng THPT nói riêng và lịch
sử dân tộc nói chung.
5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
5.1.
Mục đích:
7
-Trên cơ sở khẳng định vai trị, vị trí và ý nghĩa của TLTK trong dạy học
lịch sử, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những nội dung TLTK cần thiết có
thể sử dụng để dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cho học sinh
lớp 12 THPT.
- Đề xuất phƣơng pháp sử dụng TLTK để dạy học tốt khố trình lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
5.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi lần lƣợt giải quyết những nhiệm vụ
sau:
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nhƣ các tài liệu của Tâm
lý học, Giáo dục học…, các tài liệu lý luận dạy học bộ môn, phƣơng pháp luận
sử học, phƣơng pháp dạy học lịch sử.
Tham khảo các tài liệu sử học có liên quan đến nội dung lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930 –1945.
Xác định nội dung bài viết trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, giai đoạn
1930 –1945 để sử dụng TLTK phù hợp.
- Tập hợp, thống kê và lựa chọn các loại TLTK để dạy phần lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp.
- Tiến hành thực nghiện sƣ phạm ở trƣờng phổ thông để khẳng định tính
khoa học, tính khả thi của biện pháp đề xuất.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
6.1.Nghiên cứu lý thuyết:
- Tài liệu về lý luận dạy học bộ môn.
8
- Tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 –1945.
- Chƣơng trình và sách giáo khoa lịch sử phổ thông.
6.2.Nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp điều tra sƣ phạm: trao đổi với tổ bộ môn phƣơng pháp, với
thầy cô giáo ở trƣờng phổ thông và học sinh THPT, quan sát tổng kết kinh
nghiệm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm một bài học cụ thể của
chƣơng để kiểm chứng rút ra biện pháp đúng, loại trừ biện pháp khơng hợp lý.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử
ở
trƣờng trung học phổ thông.
Chương 2: Các loại TLTK đƣợc sử dung trong dạy học khoá trình lịch sử Việt
Nam, giai đoạn 1930-1945.
Chương 3: Phƣơng pháp sử dụng TLTK trong dạy học khố trình lịch sử Việt
Nam, giai đoạn 1930-1945.
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
THAM KHẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ
THƠNG TRUNG HỌC.
1.1.
VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG HỆ THỐNG CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG.
Theo “Từ điển tiếng Việt ” (NXB Đà Nẵng, 1997), khái niệm “tài liệu”
đƣợc hiểu theo hai cách: thứ nhất, tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một
vấn đề gì nhƣ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo.Thứ hai, tài liệu là sử liệu.
Xét theo nghĩa đó, tài liệu tham khảo trong dạy học khố trình lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1930-1945 là nguồn sử liệu giúp cho việc tìm hiểu những vấn đề
quan trọng của lịch sử dân tộc, giai đoạn 1930- 1945.
Tài liệu tham khảo bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một vị trí, ý nghĩa
khác nhau. Trong các phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thơng thì việc kết hợp
phƣơng pháp sử dụng lời nói và đồ dùng trực quan là cơ bản. Phƣơng pháp sử
dụng tài liệu tham khảo là phƣơng pháp hỗ trợ nhƣng có vai trị quan trọng,
khơng thể thiếu đƣợc. Bởi vì, “lịch sử khơng phải là một chuỗi những sự kiện
mà ngƣời viết sử ghi lại, rồi ngƣời dạy sử đọc lại và ngƣời học sử học thuộc
lòng” (Phạm Văn Đồng). Bài giảng của ngƣời giáo viên chỉ là trình bày những
vấn đề chủ yếu then chốt, gợi mở cho ngƣời học tự mình đi đến vấn đề để hiểu rõ
và vận dụng. Bởi vậy, giáo viên phải đọc nhiều, hiểu rộng, học sinh ngoài bài
giảng, sách giáo khoa phải đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo khác.
10
Tài liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực thể hiện trên ba phƣơng diện: giáo
dƣỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.
1.1.1. Về mặt giáo dưỡng:
Quy luật nhận thức chung của loài ngƣời là :từ trực quan sinh động đến tƣ
duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn đó là con đƣờng nhận thức
biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan.
Do đặc trƣng của nhận thức lịch sử là nhận thức những cái đã qua, không
lặp lại nên giai đoạn nhận thức cảm tính bắt đầu từ hình thức biểu tƣợng lịch sử.
Đây là hình thức đầu tiên và duy nhất trong giai đoạn nhận thức cảm tính trong
quá trình nhận thức lịch sử của học sinh. Giai đoạn nhận thức lý tính bắt đầu
bằng việc hình thành khái niệm, nêu quy luật và bài học lịch sử. Trong đó, sự
kiện đƣợc đánh giá là cơ sở để nhận thức, sự kiện đƣợc coi là nguyên liệu để
hình thành tri thức lịch sử khoa học.
Bởi vậy, các loại TLTK, học tập khác (ngồi sách giáo khoa) góp phần
nhất định vào việc khơi phục, tái hiện hình ảnh q khứ. Ví dụ: khi dạy bài 7
“Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ” trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12,
tập 2, NXBGD, giáo viên sử dụng nhiều nguồn TLTK để khôi phục lại những
ngày tháng Tám oai hùng. Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của sự
chuẩn bị của Đảng ta và nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong vịng mƣời lăm năm, nhƣng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ
diễn ra trong vòng 15 ngày (từ 14- 28/ 8/1945). Ngày 28/8/1945, Hà Tiên là địa
phƣơng cuối cùng giành đƣợc chính quyền. Nói đến 15 ngày ấy, chúng ta khơng
thể không nhớ đến ngày 19/8/1945 – ngày khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà
Nội. Để học sinh hình dung khơng khí sơi sục của ngày cƣớp chính quyền tại Hà
11
Nội, giáo viên có thể sử dụng nguồn TLTK sau đây để xây dựng bài tƣờng thuật
:
“…Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ cách mạng Việt Nam đã
chín muồi. Hội nghị toàn quốc của Đảng đƣợc triệu tập tại Tân Trào (ngày
14/8/1945), đã quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nƣớc.
Hƣởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đồng bào cả nƣớc, triệu ngƣời nhƣ một nhất tề đứng dậy, với tinh thần
“dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trƣờng Sơn cũng phải cƣơng quyết
giành cho đƣợc độc lập”. Ngày 15/8/1945, lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội. Uỷ
ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa) đã đƣợc thành lập. Uỷ
ban đã khẩn trƣơng hoàn thành kế hoạch khởi nghĩa. Quần chúng ở nội, ngoại
thành đã sẵn sàng xuống đƣờng, tầng lớp trung gian đã ngả về phía cách mạng.
Các cuộc mít tinh do bọn thân Nhật tổ chức đều biến thành mít tinh ủng hộ Việt
Minh. Chính phủ bù nhìn rệu rã đến cực điểm. Khâm sai Bắc Kỳ đã bỏ nhiệm sở
ở Hà Nội. Điều kiện khởi nghĩa ở Hà Nội đã chín muồi. Uỷ ban quân sự cách
mạng đã lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.
Sáng 19/8/1945 cả thủ đơ tràn ngập khí thế cách mạng. Cả Hà Nội đỏ rực
một rừng cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành và các lực
lƣợng tự vệ mang theo giáo, mác, gậy gộc, mã tấu…xuống đƣờng biểu dƣơng
lực lƣợng. Họ rầm rập tiến về quảng trƣờng Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do mặt
trận Việt Minh tổ chức.
Chƣa tới 10 giờ, nhân dân đã tụ tập rất đông trƣớc Nhà hát lớn. Một lá cờ
đỏ sao vàng rất lớn phủ từ trên tầng hai của nhà hát làm nền cho lễ đài. Cuộc mít
tinh càng tăng thêm vẻ nghiêm trang và rực rỡ. Một rừng cờ giữa một biển ngƣời
rộng lớn. Biểu ngữ nhiều vô kể, tất cả nổi lên những khẩu hiệu:
12
Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Thành lập chính phủ Dân chủ Cộng hồ Việt Nam …
Việt Nam hoàn toàn độc lập…
Trên thềm nhà hát, anh em xung phong và tự vệ chiến đấu đứng gác
nghiêm chỉnh, khí giới tuốt trần đƣa thẳng lên trƣớc.
Đúng 11 giờ trƣa, cuộc mít tinh khai mạc. Một phút mặc niệm của các
chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì Tổ quốc. Ba phát súng nổ vang, bản nhạc “Tiến
quân ca” vang lên. Lễ chào cờ bắt đầu. Một lá cờ lớn đƣợc từ từ kéo lên, một
chiếc cột cờ dựng giữa bãi cỏ trƣớc Nhà hát lớn. Những nắm tay rắn chắc giơ
lên. Tất cả hƣớng về lá cờ đỏ sao vàng. Niềm tự hào sung sƣớng bừng dậy trong
lòng mọi ngƣời. Một loạt truyền đơn từ trên Nhà hát lớn bay xuống nhƣ một đàn
bƣớm chập chờn trên đầu ngƣời dự mít tinh. Mọi ngƣời ngẩng đầu lên, xoè rộng
tay đón truyền đơn. Đồng chí Nguyễn Huy Khơi - đại biểu Việt Minh đọc tun
ngơn, chƣơng trình của Việt Minh và lời kêu gọi khởi nghĩa của Uỷ ban khởi
nghĩa Hà Nội. Tiếng vỗ tay hoan nghênh luôn luôn vang lên.
Sau lời kêu gọi, đại biểu Việt Minh hô to các khẩu hiệu:
- Đánh đổ mọi lực lƣợng xâm phạm đến nền độc lập Việt Nam!
- Đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim…
Quần chúng hƣởng ứng hơ vang các khẩu hiệu của Uỷ ban khởi nghĩa.
Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình. Quần chúng chia thành hai
đoàn: một đoàn đi chiếm phủ Khâm Sai, Toà thị chính, Sở bƣu điện, Sở cảnh sát;
một đồn đi chiếm Trại bảo an binh, Ty liêm phóng, Nhà máy AVIA.
Trƣớc khí thế của quần chúng khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh
chóng”[2; 270-272].
13
Nhƣ vậy, với đoạn trích trên khơng những tái hiện cho học sinh thấy đƣợc
khơng khí trong ngày Hà Nội giành chính quyền mà cịn là căn cứ khoa học,
bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử. Qua
đây, giúp các em khắc phục việc “hiện đại hoá” lịch sử, hoặc “hƣ cấu” lịch sử.
Việc sử dụng TLTK cịn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản
chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan
trọng của lịch sử. TLTK là phƣơng tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Ví dụ :để giúp học sinh rút ra đƣợc ý nghĩa
của Cách mạng tháng Tám 1945, giáo viên có thể sử dụng một đoạn tài liệu sau:
“Cách mạng tháng Tám là kết quả của tám mƣơi năm đấu tranh không ngừng
của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một sự kiện lịch sử vĩ
đại nhất của nƣớc ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân xâm lƣợc Mãn Thanh
(1789) đến nay…
… Không những giật tung đƣợc xiềng xích của bọn đế quốc phát xít, Cách
mạng tháng Tám lại lật nhào đƣợc chế độ quân chủ thành lập trên đất nƣớc ta
hàng chục thế kỉ, làm cho nƣớc Việt Nam thành một nƣớc cộng hoà dân chủ, đƣa
dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong.
…Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và u chuộng hồ
bình, dân chủ của nhân dân Việt Nam…Khơng nghi ngờ gì nữa, nhân dân Việt
Nam đã góp một phần hi sinh xƣơng máu trong cuộc chiến đấu chống phát xít
xâm lƣợc mấy năm vừa qua…
… Đã chọc thủng đƣợc hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong
những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một q trình tan rã khơng thể cứu
vãn nổi của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Cách mạng tháng Tám đã báo hiệu
giờ giải phóng của các dân tộc bị áp bức đã đến rồi…”[1; 388-391].
14
1.1.2. Về giáo dục:
TLTK trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho học
sinh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức càng
đặt ra một cách cấp thiết. Nền kinh tế thị trƣờng với những mặt tích cực ngày
càng đƣợc khẳng định trong q trình đổi mới tồn diện của đất nƣớc, song nó
cũng có mặt tiêu cực cần đƣợc hạn chế và khắc phục. Trong bối cảnh chung ấy,
giáo dục cần khai thác những giá trị tiến bộ đích thực để làm phong phú đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân ta, cần tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của
nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hố của dân tộc mình.
1.1.3. Về phát triển toàn diện học sinh:
- TLTK sử dụng trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao năng lực tƣ duy
của học sinh, thể hiện ở các mặt sau:
+ Rèn luyện kỹ năng tƣởng tƣợng để tái hiện lại khơng khí, không gian
lịch sử.
+ Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích đối chiếu các nguồn tài liệu, trên
cơ sở đó có kết luận khách quan chính xác.
- Mặt khác, sử dụng TLTK trong dạy học góp phần phát triển cho học sinh
thói quen và kỹ năng tự làm việc với tài liệu để phục vụ cho bài học.
1.2. CÁC LOẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ:
1.2.1. Tài liệu lịch sử:
Theo nghĩa rộng, tài liệu lịch sử là tất cả những hiện vật, văn bản mang
những thơng tin về q khứ xã hội lồi ngƣời và dân tộc. Qua đó, con ngƣời có
những hiểu biết cần thiết về lịch sử dân tộc cũng nhƣ lịch sử xã hội loài ngƣời.
Theo sử liệu học, tài liệu lịch sử bao gồm các loại sau:
15
1.2.1.1. Tài liệu hiện vật:
Tài liệu hiện vật bao gồm các di vật và di tích lịch sử qua các thời kì lịch
sử nhƣ trống đồng Đơng Sơn, đền Cổ Loa…Tài liệu hiện vật chủ yếu sử dụng
trong bài học ngoại khoá, trong giờ học nội khoá, học sinh tiếp cận tài liệu hiện
vật gián tiếp qua tranh ảnh.
1.2.1.2. Tài liệu thành văn:
Tài liệu thành văn đƣợc chia thành nhiều loại. Nội dung và tính chất của
mỗi loại khơng giống nhau, về đại thể có thể phân tài liệu thành văn thành các
loại sau:
- Tài liệu lịch sử gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp
đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện, nhƣ các văn tự cổ, các hiệp
ƣớc, các điều ƣớc, tuyên ngôn…Loại tài liệu này dùng để dẫn chứng, minh họa
cho sự kiện đang trình bày. Ví nhƣ để kết thúc mục I “Tình hình Việt Nam trong
Chiến tranh thế giới hai”, giáo viên có thể sử dụng một đoạn trong Tuyên ngôn
độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “…Mùa thu 1940, phát xít Nhật đến xâm
lăng Đông Dƣơng để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp
quỳ gối đầu hàng, mở cửa nƣớc ta rƣớc Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng
xích: Pháp và Nhật” [28; 206]. Hoặc nhƣ để dạy mục VII.3 :“Giành chính quyền
trong tồn quốc”, giáo viên cũng có thể sử dụng bản Tun ngơn độc lập để rút
ra nội dung, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn này.
- Tài liệu, văn kiện của Đảng, nhà nƣớc, phong trào cộng sản quốc tế…
Văn kiện Đảng phản ánh đƣờng lối hoạt động cách mạng của Đảng ở mỗi
thời kỳ lịch sử. Đây là nguồn tài liệu gốc, thể hiện quan điểm, mang tính chỉ đạo,
tổng kết những kinh nghiệm và khái qt, nâng lên tầm lí luận. Có những tài
liệu gốc nhƣ biên bản các cuộc họp chi bộ, kế hoạch hoạt động của các cấp bộ
16
Đảng địa phƣơng…chỉ mang ý nghĩa là tài liệu lịch sử địa phƣơng. Những văn
kiện của Đảng do các cấp trung ƣơng ban hành, ở một phạm vi rộng lớn hơn, ý
nghĩa tác dụng và ảnh hƣởng của nó đến lịch sử dân tộc.
Các văn kiện Đảng bao gồm:
+Các văn kiện Đảng gắn bó mật thiết với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam (3/2/1930). Tuy vậy, cần phải kể đến tài liệu có từ thời kỳ hoạt động
của các tổ chức tiền thân của Đảng (Trong đó có tài liệu của Nguyễn Ái Quốc
trong quá trình vận động thành lập Đảng). Tài liệu của các tổ chức tiền thân nhƣ:
“Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, “Tân Việt cách mạng Đảng”, “Đông
Dƣơng cộng sản Đảng”… Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc nhƣ Bản án chế
độ thực dân Pháp, Đƣờng kách mệnh…cũng đƣợc xem là văn kiện Đảng.
+ Văn kiện của hội nghị thành lập Đảng “Chính cƣơng vắn tắt”, “sách
lƣợc vắn tắt”, Chƣơng trình, điều lệ vắn tắt của Đảng; Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc và hội nghị cán bộ trung ƣơng, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ, văn
kiện hội nghị Ban chấp hành trung ƣơng và văn kiện của Ban thƣờng vụ trung
ƣơng…
+ Một số tác phẩm quan trọng, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
tổng bí thƣ về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trong các thời kỳ cách mạng:
“Vấn đề dân cày” (của Qua Ninh và Vân Đình); “Tuyên ngôn độc lập”, “Dƣới lá
cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những
thắng lợi mới” (của Lê Duẩn), “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, hai tập
(của Trƣờng Chinh)…
+ Một số tài liệu quan trọng khác có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhƣ tài liệu Quốc tế cộng sản: “Gởi cho những ngƣời
cộng sản ở Đông Dƣơng”…
17
Văn kiện Đảng bao gồm nhiều loại, tuỳ vào tình hình sử dụng cụ thể mà
ngƣời ta lựa chọn cách phân loại phù hợp. Cụ thể có các cách phân loại sau: Văn
kiện Đảng theo các cấp trung ƣơng và cấp Đảng bộ địa phƣơng; Văn kiện theo
các thời kỳ lịch sử; Văn kiện thuộc các lĩnh vực khác nhau: kinh tế, văn hoá,
giáo dục…
Mặc dù vậy, mỗi cách phân loại đều có những ƣu nhƣợc điểm cơ bản,
khơng tránh khỏi. Chẳng hạn, phân theo các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng
giúp ngƣời nghiên cứu có cái nhìn tổng thể, biện chứng giữa cái chung và cái
riêng, giữa tính phổ biến và tính đặc thù của lịch sử dân tộc. Tuy vậy, nó lại chỉ
dừng lại ở ý nghĩa phân định phạm vi, quyền hạn chỉ đạo hoạt động của các cấp
bởi nội dung văn kiện là sự thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Phân loại
văn kiện Đảng theo các thời kỳ lịch sử giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những tháng
trầm của lịch sử cũng nhƣ sự lớn mạnh của các cấp Đảng bộ từ trung ƣơng đến
địa phƣơng… Nhƣng dù ở cách phân loại nào, văn kiện Đảng cũng gắn với một
hoàn cảnh nhất định với một nhiệm vụ tƣơng ứng.
- Hồi ký cách mạng, tức là những văn bản do những nhân chứng lịch sử tái
hiện lại sự kiện, hiện tƣợng lịch sử mà mình tham gia hoặc chứng kiến: Ví dụ:
cuốn “Ráng đỏ Hồng Lam” – hồi ký của các chiến sĩ Xô Viết.
Đối với những loại tài liệu này dù ít dù nhiều đều mang tính chủ quan của
tác giả. Bởi vậy, khi sử dụng phải chú ý rõ các hồi ký ấy đã đƣợc xác minh hay
chƣa.
- Ngoài ra, tài liệu thành văn còn bao gồm các tác phẩm nghiên cứu nhƣ:
tác phẩm nghiên cứu lịch sử, tác phẩm nghiên cứu của các ngành khoa học kế
cận nhƣ lịch sử Đảng, dân tộc học, khảo cổ học…Với những tác phẩm này cho ta
18
thấy tính đa dạng, cụ thể để có đủ cơ sở lý giải, phân tích, phục vụ cho dạy và
học.
1.2.2. Tài liệu văn học:
Tài liệu văn học chính là những tác phẩm văn học đƣợc đƣa vào làm công
cụ cho việc giảng dạy nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học.
Vậy “tác phẩm văn học” là gì? Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”
(của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) thì tác phẩm văn
học là cơng trình nghệ thuật ngơn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể
hiện những khái quát bằng hình tƣợng về cuộc sống con ngƣời, biểu hiện tâm sự,
tình cảm, thái độ của chủ thể trƣớc thực tại.
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dƣới hình thức truyền miệng hay hình
thức văn bản nghệ thuật đƣợc ghi giữ qua văn tự, có thể đƣợc viết bằng văn vần
hay văn xi.
Tác phẩm văn học có dung lƣợng rất khác nhau có thể chia thành ba loại
hình cơ bản: tác phẩm tự sự, tác phẩm kịch, tác phẩm trữ tình.
Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố nhƣ
chủ đề, tƣ tƣởng, kết cấu ngôn ngữ…
Ở những tác phẩm văn học có giá trị, sự kết hợp hài hịa và tác động qua
lại giữa các yếu tố ấy khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang tính
thống nhất hữu cơ biện chứng giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.
Trong nghiên cứu văn học, tác phẩm văn học của một nhà văn, sáng tác
của một trào lƣu, một nền văn học của một dân tộc đều đƣợc xem là một chỉnh
thể nghệ thuật.
Tính phức tạp của một tác phẩm văn học không những thể hiện qua cấu
trúc nội tại của bản thân nó, mà còn biểu hiện hàng loạt quan hệ khác. Với ngƣời
19
sáng tạo tác phẩm văn học là nơi ký thác, nơi khẳng định quan niệm nhân sinh,
lý tƣởng thẩm mỹ. Tác phẩm văn học là hình ảnh sống động, là tấm gƣơng ghi
giữ diện mạo lịch sử của một thời kỳ một đi không trở lại và dự báo tƣơng lai.
Với ngƣời đọc, tác phẩm văn học là đối tƣợng tích cực của cảm nhận thẩm mỹ.
Xét từ chức năng giao tiếp của đời sống lịch sử thì tác phẩm văn học
không phải là một sản phẩm cố định bất biến, một đối tƣợng vật thể. Tác phẩm là
tổng thể của một quá trình khác nhau, một hệ thống thƣờng xuyên diễn ra những
biến đổi đa dạng có trật tự: biến đổi về văn bản. Vì vậy, tác phẩm văn học là sự
thống nhất giữa phần khái quát đã đƣợc mã hoá trong tác phẩm văn học và phần
cảm nhận khám phá của ngƣời đọc .Tiếp nhận là điều kiện chủ quan của tồn tại tác
phẩm.
Tác phẩm văn học còn mang tính xác định khơng cho phép ngƣời đọc suy
diễn chủ quan, gán ghép ý nghĩa cho nó.
Với những đặc điểm trên, tài liệu văn học bao gồm nhiều loại, xét ở khía
cạnh khai thác phục vụ cho bộ mơn lịch sử có thể khai thác ở mức độ, dung
lƣợng khác nhau ở từng loại: văn học dân gian, tác phẩm văn học ra đời vào thời
kỳ xảy ra các sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi ký cách mạng, thơ ca cách
mạng…
- Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú, bao gồm nhiều loại nhƣ
thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao...Đây là loại tài liệu có giá trị,
phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ những
yếu tố thần bí, hoang đƣờng, chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố hiện thực của
lịch sử trong văn học dân gian.
20
Các loại hình văn học dân gian góp phần minh hoạ sự kiện lịch sử, làm
cho bài giảng thêm sinh động. Trên cơ sở đó, giáo viên giáo dục tƣ tƣởng, truyền
thống đạo đức cho học sinh.
- Các tác phẩm văn học xuất hiện vào thời kỳ diễn ra các sự kiện lịch sử có
ý nghĩa đối với việc khơi phục hình ảnh quá khứ. Chẳng hạn, để diễn tả nỗi khổ
cực của ngƣời nông dân dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, có tinh thần đấu
tranh chống áp bức bóc lột, song khơng có đƣờng lối đấu tranh đúng đắn nên thất
bại, chúng ta có thể sử dụng các tác phẩm: “Tắt đèn ”(Ngô Tất Tố), “Bƣớc
đƣờng cùng ”( Nguyễn Cơng Hoan),‟‟Vợ nhặt”(KimLân).Qua tác phẩm Vợ Nhặt
ta cịn thấy đƣợc nỗi thống khổ của nhân dân dƣới hai tầng áp bức Nhật – Pháp ,
hậu quả của chính sách bóc lột của Nhật –Pháp …
- Tiểu thuyết lịch sử có vai trị khơng nhỏ đối với việc dạy học lịch sử, vì
các tiểu thuyết này lấy chủ đề là những sự kiện trong quá trình lịch sử, giúp học
sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử .
- Thơ ca cách mạng là những bài thơ, bài ca có nội dung cách mạng nhƣ
thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu…
- Tóm lại ,TLTK trong dạy học lịch sử phong phú, đa dạng. Giáo viên có
thể kết hợp sử dụng TLTK trong bài giảng để nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là sử dụng nhƣ thế nào và mức độ ra sao? Điều này không
phải đơn giản, bởi vậy thực tiễn sử dụng TLTK ở trƣờng THPT bên cạnh ƣu
điểm còn nhiều hạn chế .
1.3. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.
Thơng qua các phƣơng pháp điều tra khác nhau, chúng tơi trình bày tình
hình cụ thể của việc sử dụng TLTK của giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó có
21
một vài nhận xét chung về thực tế sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trƣờng
phổ thông.
Giáo viên và học sinh là hai nhân tố chủ yếu trong quá trình dạy học. Khi
đề cập đến việc sử dụng TLTK ở trƣờng phổ thơng thì phải xem xét việc sử dụng
ở cả hai nhân tố ấy.
Trƣớc hết, đối với giáo viên: Một trong những ƣu điểm lớn nhất của giáo
viên phổ thông là đa số nhận thấy đƣợc vai trị, vị trí của việc sử dụng TLTK
trong q trình dạy học. Nó góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy, giúp học sinh
ghi nhớ nhanh, nhớ lâu, dễ hiểu bài và có hứng thú học tập, đồng thời bồi dƣỡng
tình cảm đúng đắn, cảm xúc lành mạnh, phát triển năng lực tƣ duy, sáng tạo.
Nhƣ vậy, TLTK là cần thiết phục vụ dạy và học. Trên thực tế, nhiều giáo viên
thƣờng xuyên sử dụng TLTK để bổ sung vào bài dạy (đặc biệt những giáo viên
có thâm niên nghề nghiệp, có trình độ chun mơn cao.)
Tuy vậy, vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục là có bộ phận giáo viên ít
hoặc thậm chí khơng sử dụng tài liệu trong quá trình giảng dạy. Một số giáo viên
đã sử dụng TLTK nhƣng cũng chỉ dừng lại ở mức độ thơng báo, làm sinh động,
cụ thể hố sự kiện hiện tƣợng lịch sử chứ không đi sâu để cùng giúp học sinh
hiểu bản chất của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử. Hoặc ngƣợc lại giáo viên “quá tải”
khi sử dụng TLTK, thoát li sách giáo khoa, chỉ tập trung giới thiệu TLTK.
Cả hai mặt hạn chế trên, đều gây ra hậu quả là học sinh không nắm vững
kiến thức cơ bản của bài học. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này,
nhƣng nguyên nhân cơ bản nhất là do giáo viên chƣa có ý thức, kỹ năng sƣu tầm
TLTK và phƣơng pháp sử dụng chúng trong quá trình dạy học.
Thứ hai, đối với học sinh: Nhiều học sinh, nhất là bộ phận học sinh khá
giỏi thƣờng xuyên tham khảo TLTK để bổ sung vào bài học, nâng cao hiểu biết
22
của mình, tự hình thành cho mình một phƣơng pháp khoa học làm việc với tài
liệu, có hứng thú say mê tìm hiểu TLTK. Phần nhiều, các em ít sử dụng TLTK.
Nhiều học sinh chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo sách hƣớng dẫn học, ôn tập
môn lịch sử, nhớ máy móc bài giảng của giáo viên.
Thực trạng sử dụng TLTK của giáo viên và học sinh càng đặt ra yêu cầu
đổi mới dạy học một cách toàn diện: đổi mới chƣơng trình, cấu trúc, sách giáo
khoa, phƣơng pháp dạy học, trong đó có phƣơng pháp sử dụng TLTK. Đây là
một vấn đề lâu dài và phức tạp, sử dụng TLTK trƣớc hết phải dựa trên cơ sở
vững chắc, khoa học và phải có phƣơng pháp sử dụng cụ thể, linh hoạt, uyển
chuyển.
CHƢƠNG 2
CÁC LOẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC
KHỐ TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1930 – 1945 (LỚP 12).
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG
DẠY HỌC KHỐ TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 (LỚP 12).
2.1.1. Mục đích, u cầu của khố trình lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 (lớp 12).
23
2.1.1.1. Vị trí của khố trình:
Bộ mơn lịch sử ở trƣờng phổ thông kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành
công đã trải qua ba đợt cải cách. Đến đợt cải cách giáo dục lần thứ ba(1981), một
trong những nguyên tắc chỉ đạo để xây dựng chƣơng trình là phải xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, xây dựng chƣơng trình
theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp đƣờng thẳng.
Chƣơng trình lịch sử ở trƣờng THPT thực chất là chƣơng trình đƣợc đào
sâu, đào kĩ hơn trên cơ sở kiến thức cơ bản ở trƣờng THCS . Lịch sử lớp 12, tập
2 tiếp nối chƣơng trình lịch sử lớp 11(lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến đầu
thế kỉ XX). Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 bao gồm hai phần:
Lịch sử thế giới hiện đại( thời kì sau Chiến tranh thế giới hai) gồm 5
chƣơng, 5 bài, 18 tiết.
Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 1991 gồm 6 chƣơng, 18 bài, 41 tiết.
Ngồi ra, có 3 tiết tổng kết, ơn tập.
Khố trình lịch sử Việt nam giai đoạn 1930 – 1945 có nhiều nội dung
quan trọng. Từ 1919 – 1930 là giai đoạn đấu tranh sôi nổi của nhân dân ta để
chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời một Đảng Cộng sản duy nhất.
Trong phần lịch sử dân tộc, chƣơng hai “ Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam 1930 – 1945” đƣợc bố trí dạy trong 9 tiết, gồm 4 bài (chiếm gần 1/5
số tiết lịch sử dân tộc). Đây là một chƣơng chiếm vị trí quan trọng đƣợc đánh
dấu đầu tiên bằng sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), kết thúc
bằng sự kiện Cách mạng tháng Tám thành cơng. Để có thắng lợi này, cách mạng
Việt Nam phải trải qua mƣời lăm năm với những bƣớc thăng trầm của lịch sử,
trải qua ba đợt diễn tập cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 và
bốn lần chuẩn bị. Mỗi đợt diễn tập cách mạng mặc dù cịn có thiếu sót song để
24
lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu chuẩn bị cho thắng lợi sau đó. Bởi vậy,
mƣời lăm năm với biết bao sự kiện đã có ý nghĩa giáo dục, giáo dƣỡng và phát
triển tồn diện học sinh.
2.1.1.2. Mục đích, u cầu của khố trình:
Với vị trí nhƣ vậy khi dạy chƣơng hai “ Cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam (1930 – 1945)” cần đạt các mục đích, yêu cầu sau.
Giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc chặng đƣờng mƣời lăm năm đấu tranh
gian khổ của nhân dân ta để dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám.
Bằng những sự kiện cụ thể chính xác giáo viên cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về hoàn cảnh trong nƣớc và thế giới trƣớc khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời. Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ cùng sự chuẩn bị
đầy đủ của Nguyễn Ái Quốc dẫn đến yêu cầu cấp thiết thành lập Đảng Cộng sản
duy nhất. Mặt khác, phải khẳng định cho học sinh thấy đƣợc giá trị to lớn của
Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và đƣợc
hội nghị thành lập Đảng thông qua. Luận cƣơng chính trị, bên cạnh hạn chế nhất
định đã vạch ra những nét lớn cho con đƣờng phát triển cách mạng Việt Nam.
Khố trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, mở đầu là phong trào
cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Với vốn tài liệu
phong phú, qua phong trào cách mạng 1930 – 1931 giáo viên giúp học sinh thấy
đƣợc đây là bƣớc phát triển quyết liệt của phong trào cách mạng Việt Nam dƣới
sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Kết quả phong trào diễn ra sơi nổi và thiết lập
chính quyền ở một số vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhƣng
“thắng lợi lớn nhất của Đảng ta trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 là Đảng
đã thực hiện đƣợc khối liên minh công nông”[27;285] đội quân chủ lực đảm bảo
cho thắng lợi của cuộc cách mạng.
25