Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp danh nhân đào duy từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.69 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp này,
ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Xin cho phép
tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
Thạc sĩ Hồ Sĩ Huỳ. Người thầy đã gợi ý đề tài và đã
tận tình, chỉ bảo hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, qua đây tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa lịch sử, các
thầy cô giáo trong tổ bộ môn chuyên ngành lịch sử
Việt Nam cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn
thành đề tài của mình.
Vinh, tháng 5 năm 2004.
Sinh viên.

Hà Thị Mai Hương.

1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.

1

Nội dung.

6


Chƣơng 1. Một vài nét về quê hƣơng và dòng họ của danh nhân

6

Đào Duy Từ.
1.1. Quê hương đối với sự trưởng thành và lập nghiệp của
Đào Duy Từ.

6

1.1.1. Quê hương nơi ông sinh ra và lớn lên.

6

1.1.2. Đào Duy Từ - Nhìn từ Bình Định.

14

1.2. Đào Duy Từ và quan hệ gia tộc.

18

1.3. Một số tồn nghi về Đào Duy Từ qua việc tìm hiểu thân

24

thế của ông.
Chƣơng 2. Đào Duy Từ : con ngƣời - sự nghiệp - thời đại.

33


2.1. Chính trường Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVII và vị trí
của Đào Duy Từ .

33

2.2. Đào Duy Từ - Con người chí bền, tâm sáng, tài cao.

39

2.3. Đào Duy Từ - Nhà hoạt động văn hố tồn diện.

44

2.3.1. Đào Duy Từ và những sáng tác văn chương đích thực.

44

2.3.2. Đào Duy Từ và nghệ thuật sân khấu tuồng.

49

2.4. Đào Duy Từ - Nhà chính trị, quân sự tài năng.

53

Kết luận.

66


Tài liệu tham khảo.

70

Phụ lục.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Món q vơ giá mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta đó là những tri
thức lịch sử. Cùng với vòng quay của trái đất, của sự luân chuyển bốn mùa,
lịch sử bước ra từ chính cuộc sống của con người, từ cơng cuộc chinh phục
và cải tạo tự nhiên của con người. Mỗi quốc gia đều có quyền tự hào về
lịch sử của mình và những trang sử của mỗi quốc gia ấy đều mang những
bản sắc riêng. Có những quốc gia, lịch sử của họ là những cuộc chống xâm
lăng oanh liệt, hoặc có những quốc gia đơn thuần là những bước phát triển
vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hố. Lịch sử là bộ mặt một đất nước,
nó có thể mang lại niềm kiêu hãnh hay ngược lại là sự xấu hổ cho mỗi
người dân của dân tộc đó. Bởi vậy nó đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.
Bề dày lịch sử của mỗi một quốc gia là do chính người dân của quốc
gia đó tạo dựng nên. Và những người làm nên lịch sử ấy trở thành những
nhân vật lịch sử. Chắc chúng ta đều không quan niệm rằng bất cứ ai đã có
mặt, có tên trong quá khứ của dân tộc, của quê hương, đều là nhân vật lịch
sử. Lịch sử có chép đến họ là do nhiệm vụ biên niên, chứ khơng thiếu gì
những ơng vua, ơng quan kể cả những ông quan to, những người từng cáng
đáng nhiều vai trị quan trọng trong một thời gian nào đó, vẫn chưa xứng
đáng được gọi là nhân vật lịch sử. Gọi là nhân vật lịch sử, phải là một con

người nếu khơng phải là đã làm nên lịch sử, thì cũng phải có những thành
tựu “ lập đức”, “lập cơng”, “lập ngơn” (theo cách nói người xưa) có tác
động, có ảnh hưởng nhất định đến quá trình lịch sử.
Trong suốt chiều dài lịch sử, ở tất cả mọi thời đại, mọi miền đất
nước, đã xuất hiện những gương anh hùng. Cùng với anh hùng trận mạc
cịn có cả những anh hùng văn hoá. Gương xưa và gương nay là một dịng
chảy khơng ngừng mà mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cần biết để tự hào về
quê hương, để soi sáng lịng mình qua các nhân vật lịch sử.
3


Cùng góp mặt vào dịng chảy khơng ngừng ấy, từ thời các vua Hùng
dựng nước đến những công cuộc chống giặc ngoại xâm, phục hưng Tổ
quốc, quê hương tỉnh Thanh đã có nhiều anh hùng tuấn kiệt cịn lưu danh
sử sách, truyền tụng trong dân. Khi nhắc tới những gương mặt anh tài ấy
chúng ta không thể không nhớ tới Đào Duy Từ - nhà hoạt động văn hố
tồn diện của thế kỷ XVII. Một con người có tài năng trên nhiều mặt: chính
trị, mưu lược kinh bang tế thế, một người có đầu óc cải cách thực sự ở thế
kỷ XVII, không đi theo vết xe của những nho sĩ cũ chỉ biết an phận cam
chịu, vinh thân phì gia, khơng bắt chước chính sách của chúa Trịnh ở Đàng
Ngồi, nhưng cũng khơng bằng lịng với chính sách của Nguyễn Hoàng –
thời kỳ Nguyễn sơ. Đào Duy Từ là người chủ yếu đề ra chính sách hợp
lịng dân, n dân trị nước của chúa Nguyễn, vừa là người văn võ song
toàn, vừa là nhà chiến lược quân sự, nhà cơng trình qn sự, nhà thơ, nhà
nghệ thuật và giúp dân phát triển kinh tế, làm cho chính sách của chúa
Nguyễn tiến bộ hơn nhà Trịnh và được thực thi ở một phần đất nước ta,
góp phần mở mang bờ cõi phía Nam. Thế nhưng trên thực tế thân thế và
hành trạng của Đào Duy Từ vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ.
Ông sinh ra trên miền đất Tĩnh Gia của tỉnh Thanh thế nhưng lại để lại sự
nghiệp trên một miền quê khác, chỉ riêng điều đó cũng gây nhiều thắc mắc,

cuộc đời của ông đã trải qua những bước thăng trầm như thế nào?... Điều
đó cịn nhiều bí ẩn. Thậm chí nhay cả những đóng góp của ông đối với sự
phát triển của xứ Đàng Trong và Đại Việt thế kỷ XVII cũng chưa được
nhìn nhận một cách xứng đáng. Hơn nữa, khi nhìn nhận đánh giá về Đào
Duy Từ, có một điều mà lâu đến nay chúng ta còn phân vân: Đào Duy Từ
phục vụ cho chúa Nguyễn, mà chúa Nguyễn sơ khai thì lại chia cắt đất
nước, nhà Nguyễn sau này thì diệt Tây Sơn, cõng rắn cắn gà nhà, và có một
số triều vua đầu hàng giặc để mất nước. Vì lẽ đó có lúc chúng ta đánh giá
khơng cơng bằng, chưa đúng đắn, hoặc khơng dám nhắc đến nhiều, thậm
chí lãng qn Đào Duy Từ. Và cũng từ đó đặt ra một yêu cầu cho chúng ta
4


cần tìm hiểu một cách đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp Đào Duy Từ để có
cách nhìn nhận và đánh giá chính xác về những cống hiến của Đào Duy Từ
đối với sự phát triển đất nước thế kỷ XVII.
Xuất phát từ yêu cầu trên: Từ những đóng góp to lớn của Đào Duy
Từ đối với lịch sử dân tộc, từ những hiểu biết còn hạn chế của chúng ta về
Đào Duy Từ, từ đòi hỏi của thực tế học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc,
với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s. Hồ Sĩ Huỳ tơi đã mạnh dạn chọn
đề tài:

“Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp danh nhân Đào Duy Từ ’’, làm

khoá luận tốt nghiệp, với khát vọng đáp ứng được phần nào u cầu trên.
Dù cịn nhiều hạn chế xong tơi hy vọng với đề tài này sẽ góp một phần nhỏ
của mình trong việc dựng lại một tiểu sử đầy đủ về Đào Duy Từ – nhân vật
lịch sử thế kỷ XVII, đánh giá một cách khách quan những đóng góp của
ơng đối với sự nghiệp của các chúa Nguyễn Đàng Trong và sự phát triển
của Đại Việt thế kỷ XVII.

2. Lịch sử vấn đề.
Tác phẩm đầu tiên ghi chép về Đào Duy Từ có lẽ là bộ “Nam triều
cơng nghiệp diễn chí” do Nguyễn Khoa Chiêm soạn vào năm thứ 22 đời
chúa Minh Vương ở Đàng Trong. Tiếp đến được ghi chép rải rác trong các
bộ sử như “Đại Nam thực lục tiền biên”, rồi “Khâm định Việt sử Thông
giám Cương mục” hoặc tập hợp thành tiểu truyện trong “Đại Nam Nhất
thống chí” nhưng đầy đủ nhất phải kể đến “Duy Từ truyện” trong “Đại
Nam Liệt truyện Tiền biên”. Và ngoài ra được đề cập ở một số sách báo và
tạp chí trong nước. Đặc biệt là cuộc hội thảo khoa học về danh nhân Đào
Duy Từ tổ chức tại Thanh Hoá năm 1992. Trong cuộc hội thảo này vẫn còn
nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau, còn nhiều vấn đề phải “để ngỏ” để cho
các nhà nghiên cứu tiếp tục cộng tác với nhau, đối chiếu thêm tư liệu tìm
lời giải đáp có căn cứ để đi đến kết luận rõ ràng hơn. Và gần đây nhất có
cuốn “Đào Duy Từ khảo biện” của Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch, xuất bản
5


1998 đã có nhiều kiến giải khá sâu sắc về thân thế và sự nghiệp của Đào
Duy Từ.
Tuy nhiên, nghiên cứu Đào Duy Từ là một việc khó khăn, trước nhất vẫn là
vấn đề về tư liệu. Ngay ở trên q hương ơng, dù đã cố sức tìm tịi, nhiều
nhà sưu tầm vẫn chỉ thu được những kết quả rất hạn chế. Đã vậy, không
gian khảo sát lại rất rộng (cả miền Nam, miền Bắc), thời gian lại lùi về quá
khứ khá xa, quá khứ rất mờ sau màn sương lịch sử. Bởi vậy để nghiên cứu
vấn đề tôi đã dựa vào những nguồn tài liệu chính sau:
- Đào Duy Từ khảo biện (Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch), NXB Thanh
Hoá 1998.
Trong tập sách này tác giả đã đưa ra những kiến giải về thân thế và
sự nghiệp của Đào Duy Từ qua Liệt truyện hiệu khảo ở phần một và Chí
truyện lược chú ở phần hai, về tác phẩm của Đào Duy Từ qua hiệu chú ở

phần ba.
- Đào Duy Từ (1572-1634) thân thế và sự nghiệp. Ban nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Thanh Hoá 1993.
Đây là cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học về danh nhân Đào Duy Từ
nhân kỷ niệm 420 năm, năm sinh của ông. Sách gồm nhiều bài viết của các
giáo sư danh tiếng trong ngành và đã trình bày nhiều khía cạnh về Đào Duy
Từ trong đó có những phát hiện mới nhất về thân thế của ông.
- Đào Duy Từ con người và tác phẩm (Trần Thị Liên), NXB Văn
Hố, Hà Nội 1992.
Ngồi ra cịn có một số tài liệu tham khảo khác.
Nhưng nhìn chung các tài liệu này mới chỉ dừng lại ở khía cạnh này
hay khía cạnh khác về Đào Duy Từ mà chưa đi sâu vào tìm hiểu một cách
đầy đủ và tồn diện.
Vì vậy, trên cơ sở những tài liệu đó tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
của mình, mong rằng sẽ dựng lại một cách tồn diện hơn, có hệ thống hơn
về cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông.
6


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
Thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Từ.

3.2.Phạm vi nghiên cứu.
Như tên đề tài chỉ rõ phạm vi của khố luận là: Tìm hiểu một cách có
hệ thống thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Từ. Từ đó có cách nhìn nhận,
đánh giá một cách xác đáng về vị trí của ơng đối với đất nước nửa đầu thế
kỷ XVII.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khoá luận dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm đường lối của Đảng ta làm cơ sở phương pháp luận cho biệc
nghiên cứu. Trình bày sự kiện trung thực, xem xét sự vận động của lịch sử
trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, từ đó đưu ra những nhận xét đánh
giá. Đây là đề tài lịch sử nên nội dung được thể hiện bằng các phương
pháp: hệ thống, so sánh, đối chiếu, kết hợp, tham khảo ý kiến rồi phân tích,
tổng hợp.
5.Kết cấu của khố luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá
luận gồm hai chương:
Chương 1: Một vài nét về quê hương và dòng họ của danh nhân Đào
Duy Từ.
Chương 2: Đào Duy Từ: Con người – Sự nghiệp – Thời đại.
*
*

*

Trong quá trình thực hiện đề tài, với thời gian nghiên cứu không dài,
cùng với sự hạn chế về mặt kiến thức của bản thân và điều kiện nghiên cứu,
cho nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong
7


nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo, các bạn sinh viên để đề
tài được hồn chỉnh hơn.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT VÀI NÉT VỀ QUỀ HƢƠNG VÀ DÒNG HỌ
CỦA DANH NHÂN ĐÀO DUY TỪ.


1.1.Quê hƣơng đối với sự trƣởng thành và lập nghiệp của Đào
Duy Từ.
1.1.1.Quê hương nơi ông sinh ra và lớn lên.
Trải qua các thế kỷ phát triển hưng thịnh, bước sang thế kỷ XVI, xã
hội Đại Việt có dấu hiệu của sự khủng hoảng, rối ren. Chúng ta đã biết từ
những năm 1527, Mạc Đăng Dung làm đảo chính, cướp ngơi nhà Lê dựng
nên một vương triều mới. Tuy các sử gia phong kiến trước đây xem ơng là
kẻ thốn nghịch, nhà Mạc là một nguỵ triều, song thực ra việc thay thế nhà
Lê lúc này để chấn chỉnh quốc gia là một nhu cầu hợp với nguyện vọng
quốc dân. Các ông vua Tương Dực, Uy Mục nhà Lê đã quá bê tha, làm cho
kỷ cương đổ nát, đất nước đói nghèo, quan lại triều đình mọt ruỗng. Nhân
dân muốn được sống yên lành, muốn có một nhà nước quy củ. Có lẽ vì thế
mà nhà Mạc lên thay, cả nước bước vào một thời kỳ thịnh trị. Sử đã phải
chép những năm đầu thời kỳ Mạc Đăng Doanh ngồi trên ngai vàng là thời
kỳ hồ bình an lạc, nhà dân ban đêm khơng đóng cửa, người đi đường thấy
của rơi khơng nhặt v.v...
Nhưng tư tưởng trung quân, tư tưởng phù rập vương triều chính
thống đã ăn sâu từ bao lâu, khiến nhiều người khơng thể chấp nhận cuộc
đảo chính mà họ xem là thoán đoạt. Mặt khác, nhà Lê mà khởi đầu là Lê
8


Lợi với cơng lao bình Ngơ to lớn, vẫn cịn ngun cảm tình sâu sắc trong
lịng dân. Vì vậy một số cựu thần đã tìm cách trốn tránh, lánh vào rừng núi
hoặc về các địa phương xa Thăng Long để tìm cách phục Lê. Về Thanh
Hố, nơi phát tích Lam Sơn, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể cố
kết nhân tâm hơn cả. Nguyên Kim cũng quê ở Thanh Hố, đã tìm được con
cháu nhà Lê, tơn làm vua- tức là Lê Trang Tông (1533) lập riêng một cơ
nghiệp. Nguyễn Kim có nhiều tả hữu có tài, trong đó nổi lên người con rể
của ơng là Trịnh Kiểm. Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm đã thay ông nắm giữ

binh quyền, lấy danh nghĩa phù Lê mà tổ chức được lực lượng, xây dựng
căn cứ địa vững vàng, xây dựng một vương triều mới để đối đầu với nhà
Mạc.
Thế là ngay đầu thế kỷ XVI, nước ta đã bước vào tình trạng Lê - Mạc
phân tranh. Nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long quản lĩnh cõi Bắc triều. Nhà
Lê trung hưng đóng đơ ở An Trường (nay là vùng xã Thọ Minh, Thọ Lập,
huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) quản lý từ Thanh Hoá trở vào. Cả hai phái
Lê - Mạc luôn luôn xung đột nhau. Hoặc quân Mạc đánh vào, hoặc quân Lê
- Trịnh đánh ra, chiến tranh triền miên khơng lúc nào chấm dứt.
Nhà Mạc giành chính quyền đã cố gắng chấn chỉnh triều đình, điều
hành đất nước, tìm cách mua chuộc, lễ lạt nhà Minh để tránh mũi nhọn ở
phương Bắc (có cả việc dâng đất 6 động ở Vĩnh An). Việc văn hố có được
quan tâm, tổ chức nhiều kỳ thi hội lấy đậu gần 500 tiến sĩ. Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã được thu dụng vào lúc này. Ở phía Nam nhà Lê trung hưng dời
cơ quan hành chính về An Trường (1533), củng cố sắp đặt cho thành một
vương triều bề thế. Thi hương do nhà Lê chủ trì được mở năm 1558, tại xã
Đa Lộc, huyện Yên Định (gần với An Trường). Cùng năm này, Nguyễn
Hồng con trai Nguyễn Kim được phong Đoan quận cơng, xin vào trấn đất
Thuận Hoá và lập bản doanh ở Ái Tử (Quảng Trị). Như vậy là bắt đầu mở
ra cục diện mới : ba phe Mạc, Lê - Trịnh, Nguyễn sẽ tranh chấp nhau, gây
nên chiến tranh nội loạn suốt một thời gian dài.
9


Đó là xét trên đại thể tình hình cả nước. Ở từng vương triều cũng
luôn luôn diễn ra những sự mâu thuẫn đối địch và sự bê tha trác táng.
Những năm cuối thế kỷ XVI, ở Đàng Trong chưa xảy ra sự kiện gì nổi bật,
nhưng phía Đàng Ngồi thì có nhiều chuyện rối ren. Trịnh Kiệm mất
(1570), anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng bất hoà. Trịnh Cối bỏ sang đầu hàng
nhà Mạc. Trịnh Tùng lên thống lĩnh binh quyền, giết Lê Anh Tông đưa Thế

Tông lên ngôi (1573). Năm 1599, Trịnh Tùng mở phủ chúa, được phong
tước vương, sau đó lập Lê Kính Tơng. Con cái của Trịnh Tùng cũng xung
đột nhau, Trịnh Xuân bị tội, Trịnh Tráng lên kế vị thay Tùng (1623). Về
phía họ Mạc, thì sau những năm khởi sắc dưới triều Mạc Đăng Doanh, đã
thấy có nhiều suy thối. Những ơng vua như Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc
Nguyên đều kém tài. Đến Mạc Mậu Hợp (lên ngơi 1562) thì lại càng kém
cỏi. Qn Lê - Trịnh đánh phá liên tục, nhiều lần vua Mạc phải bỏ chạy
khỏi Thằng Long, nhưng lại nhanh chóng quay về củng cố thế lực. Thời đại
lúc này đúng là thời loạn, đúng như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết:
Non sông nào phải buổi bình thời
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Tuy nhiên, vẫn phải để ý rằng trong giai đoạn lịch sử này có khá
nhiều nhân tài xuất hiên, cả phía võ lẫn phía văn. Các ơng Trịnh Kiểm,
Trịnh Tùng là những chỉ huy kiệt xuất. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn
Hồng cũng có năng lực, nghị lực phi thường. Phía nhà Mạc, Mạc Kính
Điển giỏi quân cơ thao lược và cả chính sự. Nguyễn Quyện là một viên
tướng vơ địch, tiếng tăm lẫy lừng. Về mặt văn chương, chính sự, các ông
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải (bên nhà Mạc), Phùng Khắc Khoan (bên Lê
Trịnh) đều là những nhân tài để tên tuổi trong lịch sử.
Đào Duy Từ đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, ở làng Hoa
Trai, huyện Ngọc Sơn, nay là xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hoá. Cũng như mọi làng quê khác ở miền Bắc Việt Nam, Hoa Trai là một
làng nhỏ bé hiền lành sát đường quốc lộ I cách bờ biển chừng năm cây số.
10


Phía Đơng là làng ven biển chạy dài ra đến Ba Làng, Do Xuyên và cửa
Lạch Bạng. Đảo Biện Sơn ngồi biển trơng vào. Phía Tây giáp các huyện
Nơng Cống, Như Xuân. Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu của Nghệ An.
Phía Bắc là một số huyện giáp giới với huyện Quảng Xương. Hoa Trai sau

này có tên là Văn Trai (một ga xe lửa đặt từ đầu thế kỉ XX). Thị trấn Còng
(huyện Tĩnh Gia ngày nay) cũng ở đầu địa phận làng. Từ huyện lỵ về tỉnh
lỵ Thanh Hoá là 40 km. Đi từ Văn Trai đến An Trường (giữa Thọ Xuân –
Yên Định –Thiệu Hoá) theo tỉnh lộ và quốc lộ phải đến 70km, nhưng đi
đường sắt liên hương thì khơng đầy 50 km.Dân cư ở đây, từ xưa sống bằng
nghề nông, một số làm nghề chài lưới, thủ công, buôn bán nhỏ. Đây là
vùng đất cổ, mang đầy đủ đặc trưng về địa lí, địa hình của Thanh Hố, lại
có sắc thái riêng của một vùng nam Thanh Hố- bắc Nghệ.
Tuy thế, thiên nhiên cũng khơng mấy ưu ái cho vùng đất này.Tĩnh
Gia có diện tích tự nhiên là 432km. Tuy được gọi là huỵên vùng biển, song
đồi núi và rừng tái sinh chiếm gần 60 % diện. Núi đồi tập trung ở phía Tây
và Nam, nhiều nơi lấn sát ra biển tạo nên những mảnh đồng bằng nhỏ hẹp
ven sông sát biển. Đồng ruộng phần nhiều là đất cát, đất bạc màu và chua
mặn.
Tĩnh Gia có 41km bờ biển và 3 cửa biển tạo nên từ sông Yên, Sông
Bạng và sông Hà Nậm; trong nội địa có sơng đào nhà Lê chảy suốt chiều
dài của huyện; ngồi khơi có các đảo: Hịn Mê, Hịn Đót và Biện Sơn (
Biện Sơn nay thuộc đất liền là những vị trí quân sự quan trọng trong bảo vệ
tổ quốc).
Về mặt khí hậu thì Tĩnh Gia tuy thuộc vùng khí hậu gió mùa, song do
địa hình phức tạp nên thời tiết rất thất thường. Mùa hè có gió Lào, nhiều
khi nóng tới 400C. Mùa Đơng trong miền núi cao, có lúc hạ xuống 60C.
Tĩnh Gia hàng năm thường bị hạn, khi mưa nhiều nơi bị ngập úng nặng.
Đây là vùng hay bị bão, đã nhiều năm có bão lớn và sóng thần tràn vào gây
nên những thiệt hại nặng nề.
11


Sống trong môi trường địa lý không thuận lợi và thiên nhiên nhiều
khi khắc nghiệt, người dân Tĩnh Gia từ xưa đến nay thật thà chấc phác,

không những cần cù lao động mà cịn biết đồn kết, dũng cảm đấu tranh
chống lại thiên nhiên, vươn lên với ý chí và nghĩ lực lớn lao để xây dựng
quê hương và đất nước.Theo thời gian của lịch sử, phẩm chất đó đã trở
thành bản chất thành truyền thống tốt đẹp của người dân Tĩnh Gia.Truyền
thống ấy không thể không trở thành nhân tố đầu tiên giúp cho Đào Duy Từ
có ý chí, nghị lực và hoài bão lớn lao trong cuộc đời,vươn lên trở thành
một nhân tài toàn diện của đất nước ở thế kỷ XVII.
Tĩnh Gia gần cửa ngõ của Châu Ái - xứ Thanh trong lịch sử, tại đây
đã diễn ra một quá trình tiếp xúc thường xuyên, mạnh mẽ về dân cư và văn
hố với bên ngồi.
Dựa vào các tài liệu lịch sử, chúng ta có thể hình dung được rằng:
Vào thuở các vua Hùng dựng nước, đất Tĩnh Gia nằm trong địa bàn sinh tụ
của những người Việt cổ, mặc dù không đông đúc như vùng ngã ba sông
Mã, sông Chu. Đầu công nguyên, Tĩnh Gia là đất cư phong- căn cứ kháng
chiến cuối cùng của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Sau cuộc đàn áp dã man của
Mã Viện, cùng với chính sách di dân đồng hố của kẻ thù, có thể vùng phá
voi sơng n (thuộc các xã Thanh Sơn, Thanh Thuỷ...) đã có một bộ phận
người Mã lưu từ phía Bắc vào. Suốt ngàn năm chống phong kiến phương
Bắc, cư dân Tĩnh Gia đông dần lên. Quãng vài thế kỷ sau thời kỳ xây dựng
quốc gia phong kiến độc lập, bên cạnh bộ phận dân cư bản địa là chính,
Tĩnh Gia thực sự đã thu hút người từ các nơi khác về đây sinh cơ lập
nghiệp. Vì vậy các làng xã ở đây thường được tập hợp từ nhiều dòng họ
khác nhau.
Lấy làng Du Xuyên (Hải Thanh) làm một ví dụ điển hình. Làng này
bao gồm tới sáu dịng họ có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau; hoặc xã
Nghi Sơn, vốn là một hòn đảo gần đất liền, đầu mối quan trọng bậc nhất
giao thông đường biển phía Nam Thanh Hố đã có mặt cả những người có
12



gốc từ Trung Quốc và Chiêm Thành…, thậm chí có những làng như Lê
Vinh (xã Hải Hoà) sát kề làng Hoa Trai của Đào Duy Từ, Thành hoàng
làng lại là một viên phó sứ Sơn phịng từ Nghệ An ra năm 1871.
Sự đan xen, hoà nhập dân cư như trên cũng chính là sự xâm nhập và
hồ đồng nhiều dịng văn hoá khác nhau trên quê hương Tĩnh Gia. Điều đó
đã góp phần bổ sung và hồn thiện những tính cách do thiên nhiên tạo nên
cho người Tĩnh Gia. Người Tĩnh Gia khơng những lao động giỏi, tinh thần
đồn kết cao, thật thà, dũng cảm, có nghị lực trong cuộc sống mà cịn
khống đạt, thơng minh và trọng nghĩa khí.
Những đặc điểm trong tính cách của người dân Tĩnh Gia có thể nhận
thấy qua một số danh nhân huyện nhà. Đó là lý lẽ thâm th, cao đạo của
Khng Việt đại sư Ngô Chân Lưu trong giao tiếp với sứ Tống thời Tiền
Lê. Là bản tính bộc trực, ngay thẳng của Thuận Nghĩa hầu Nguyễn Hữu
Tiến từng chém lính để giữ nghiêm việc binh thời chúa Nguyễn. Là tiết
tháo cao cả của tú tài Nguyễn Phương, tuẫn tiết chứ không chịu hàng giặc
thời Cần Vương.
Đáng lưu ý nhất là những dòng ghi chép ở “Đại Nam thực lục tiền
biên”, ở “Nam triều cơng nghiệp diễn chí” và nhiều sách khác nói về cuộc
đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ, đặc biệt là buổi đầu ra mắt Sãi Vương
của ông đã thể hiện ơng là một điển hình cho nhân cách cao cả của người
Tĩnh Gia trong lịch sử.
Tĩnh Gia bên cạnh cái thật thà chất phác ấy còn là vùng đất giàu
truyền thống về học hành, khoa bảng. Từ thế kỷ thứ X, Tĩnh Gia đã có
Khng Việt đại sư Ngô Chân Lưu từng nổi tiếng tinh thông thần học,
được Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống và trọng vọng như một vị
Quốc sư. Bài thơ “Vương lang quy” nổi tiếng của ơng đã đưa ơng lên vị trí
một trong ít người mở đầu cho nền văn học yêu nước ĐạI Việt.
Đến thời Đào Duy Từ, đặc biệt từ năm 1585 trở đi, Tĩnh Gia rộ lên
khơng khí học.
13



Các tài liệu về Khoa mục chí và Đăng Khoa lục cho biết trong
khoảng hai thế kỷ rưỡi, Tĩnh Gia có tới 7 tiến sĩ và có 52 hương cống. Ở
thời đó trên mảnh đất này đã hình thành hai trung tâm học đường chính:
trung tâm Tào Sơn ở phía Bắc và trung tâm Vân Trai ở phía Nam.
Trung tâm Tào Sơn nổi tiếng với dòng họ Lương, mở đầu là Lương
Chí. Sách “Đại Nam nhất thống chí” cho biết ông từng làm Thượng thư bộ
hộ “ở trong triều thì bàn luận chính trị, ngồi trấn thì tham tán việc binh”
và con cháu Lương Trí có tới 7 người là hương cống, tiến sĩ như Lương
Nghi, Lương Mật v.v...
Trung tâm Vân Trai - q Đào Duy Từ, cũng khơng ít những người
đỗ đạt. Điển hình nhất là dịng họ Lê với các bậc đại khoa như Lê Thế Hạo,
Lê Thế Hiển, Lê Thế Lai v.v...
Sinh trưởng ở vùng đất có học hành như vậy, Đào Duy Từ không thế
không bị cuốn hút vào khơng khí học thuật sơi động ấy. Dẫu trong tay
khơng có một văn bằng, chứng chỉ do những luật lệ khắt khe của thời đại
mà ông từng sống, Đào Duy Từ vẫn biểu hiện là người có một vốn trí thức
uyên bác trên nhiều lĩnh vực. Những gì mà ơng có được, chắc chắn là đất
học q nhà đã ảnh hưởng rất lớn tới việc bồi bổ kiến thức cho ơng.
Cùng với những truyền thống ấy thì Tĩnh Gia còn là mảnh đất ươm
mầm cho một nền nghệ thuật sân khấu cổ truyền, một nền ca múa dân gian.
Đồng thời cũng là một miền quê phong cảnh hữu tình, góp phần tạo những
tứ thơ hay cho các văn nhân.
Chắc chắn những rừng bạt ngàn ở khu Ngoạ Long Cương cùng động
Trúc Lâm phù hợp với thú vui lâm tuyền, cảnh đẹp đồng nội, làng xóm, với
một hệ thống đền chùa trải suốt chiều dài của huyện cũng như cửa biển
Lạch Bạng và các đảo đẹp ngoài khơi chẳng khác gì cửa biển Tư Dung đã
tạo nên ở Đào Duy Từ lòng yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc và tâm hồn
thơ đẹp đẽ. Cũng có thể đây là cơ sở để chúng ta nghĩ rằng: “Tư Dung

Vãn” của ơng đã có cảnh sắc của q hương.
14


Và cũng trên mảnh đất này nghề ca hát dân gian đã nảy nở và phát
triển mạnh mẽ. Ngạn ngữ ở đây có câu “Hát bội làng Phèo, hát chèo làng
Nỗ”. Hát chèo từng được coi là “đặc sản” tinh thần của cả làng Vân Trai.
Đặc biệt hát bội (hát tuồng) có từ bao đời rồi, đến tận những năm sau hồ
bình lập lại nó vẫn cịn là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến
của nhân dân trong huyện. Nổi tiếng nhất phải kể tới các gánh hát của làng
Sa Thôn (xã Xuân Lâm), làng Tuế Tân (xã Thanh Thuỷ), làng Phong Thái
(xã Hải An) và làng Cộng Phú (thị trấn Tĩnh Gia). Khơng có nơi nào hát
bội lại là thứ đam mê, cuốn hút con người hơn ở đây:
“Hát bội làm tội đàn bà.
Bỏ cửa bỏ nhà đi theo hát bội”.
Chúng ta biết rằng, Đào Duy Từ xuất thân trong một gia đình làm
nghề hát xướng. Cha ông từng là đội trưởng đội nữ nhạc dưới triều Lê Anh
Tông. Các bậc cao niên ở thôn Nỗ Giáp cho biết mẹ ông vốn là một ả đào
người làng Se. Quê hương và gia đình như thế, từ thuở lọt lòng đến tuổi
trưởng thành chắc chắn đã thấm đượm trong ơng những điệu ca, tích trị...
Và hơn ai hết, ông đã may mắn được tiếp nhận gia tài tinh thần q báu đó.
Có thể vì vậy mà các nhà nghiên cứu tuồng hiện nay đã có lý khi cho
rằng: Đào Duy Từ đã đem vốn hiểu biết về nghệ thuật tuồng từ Thanh Hoá
vào truyền cho dân Tùng Châu (Bình Định) với tư cách một nghệ nhân
truyền nghề. Và tương truyền ơng là tác giả đích thực của kịch bản tuồng
Sơn Hậu nổi tiếng là có cơ sở, mặc dù đây hiện là vấn đề còn đang bỏ
ngỏ...
Cũng trên lĩnh vực văn hoá truyền thống của Tĩnh Gia, khơng thể
khơng kể đến sự có mặt của các trị diễn dân gian cổ truyền. Làng Tào Sơn
sôi nổi với các trị, “Tú huần”, trị “Ngơ”. Làng Pheo và Nỗ Giáp có các trị

“Chạy chữ”, “Chèo chải”, làng Du Xun, Hiếu Hiên có tục bơi trải...
Đào Duy Từ đã tiếp thu những tinh hoa quý báu từ các trò diễn dân
gian cổ truyền của quê hương để rồi trở thành một biên đạo múa xuất sắc
15


trong vũ nhạc cung đình.Chín điệu múa cịn lại của ông như: Tam quốc,
Tây du, Lân mẹ đẻ lân con..., có điệu cịn ngun bản, có điệu được cải
biên ít nhiều, thực sự là những nét đặc sắc trong chương trình biểu diễn của
đồn ca múa cung đình Huế hiện nay.
Ngồi ra, có một điều chúng ta cần phải nói thêm rằng những dấu ấn
sâu đậm của quê hương đối với việc hình thành ý chí và tài năng của Đào
Duy Từ cịn là những di tích văn hố như là những kỷ vật của ơng với nơi
sinh thành. Đó là núi Long Cương, tục gọi là núi Năng, còn gọi là núi Nga
Mỹ là nơi ông đã “làm khúc Long Cương, thấy chỗ nào tĩnh mịch, lấy làm
thích bèn dời đến ở đỉnh núi” [15,231-232]. Sử sách ghi chép như thế và
các thế hệ nơi đây đời đời truyền nhau như thế.
Quê hương quả là mảnh đất màu mỡ, ươm mầm tài năng cho Đào
Duy Từ. Ông đã trải qua tuổi sơ sinh cho đến lúc thành niên trên mảnh đất
này. Chính ơng đã thể hiện đầy đủ những phẩm chất về đạo đức, tinh thần,
nghị lực và truyền thống tốt đẹp của quê hương và ông cũng đã góp phần
làm rạng danh vùng đất Hoa Trai - Ngọc Sơn này.
Miền quê êm ả ấy, không chỉ ươm mầm tài năng mà cịn ươm mầm
cho một ý chí lớn, một nhân cách lớn. Và chính ý chí ấy đã tiếp sức cho
ông vững bước trên đường đời đầy rẫy những khó khăn sau này trên một
miền quê khác - nơi ông đã gây dựng nên một sự nghiệp lớn. Đó chính là
q hương Bình Định.
1.1.2. Đào Duy Từ - nhìn từ Bình Định.
Nếu như miền đất Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hoá là nơi sinh ra và lớn
lên của người con họ Đào; thì Bình Định có thể xem là mảnh đất trưởng

thành và cống hiến trong cuộc đời của Đào Duy Từ : một con người có thể
xem như văn võ song tồn, mà cho mãi tới hơm nay đã hơn 400 năm,
chúng ta mới có dịp nhìn lại để đánh giá một cách tồn diện về ơng.
Chính vì lẽ đó mà Bình Định – vùng đất nơi Đào Duy Từ chọn đặt
chân để sinh cơ lập nghiệp, và cũng từ mảnh đất này, chí ít cũng trên hai
16


mươi năm ơng đã nung nấu, ni chí lập thân, cũng bắt đầu nghiên cứu về
ơng. Có thế khẳng định rằng từ lâu người Bình Định đã xem ơng như một
danh nhân văn hoá, danh nhân lịch sử của tỉnh mình và có lẽ cũng là nơi
đầu tiên nghiên cứu về Đào Duy Từ.
Tỉnh Thanh, vẫn từng được coi là quê hương của những nền văn hoá
nổi tiếng từ thời tiền sử và sơ sử đã sinh ra Đào Duy Từ, nhưng do ở vào
tình thế bắt buộc, ơng phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để tiến về phía Nam,
đến vùng đất mới, dấu hết tung tích, ni chí lập thân.
Rời Thanh Hố, tuy đã đi khắp dải đất miền Trung, song ông không
chọn nơi đâu mà chỉ chọn Bình Định; vùng đất có gì đó hơi giống với miền
Tĩnh Gia, Thanh Hố của ơng; bởi Hồi Nhơn cũng có biển, núi, hơn nữa
đây là vùng đất trù phú của vùng này. Và thế là “đất lành chim đậu”, ôngđã
chọn nơi đây lập kế sinh nhai. Là người có học, lại chịu sự giáo dục trong
mơi trường nho giáo, cho nên từ nhỏ ơng là người có hiếu với cha mẹ, nặng
nghĩa với quê hương mình. Bởi vậy trong cái thế phải rời bỏ q hương để
ni chí lập thân, âu cũng là cái chí của kẻ sĩ trong thời kỳ đó; nên ở con
người ơng, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, hai tiếng quê hương vẫn canh
cánh bên lịng. Bởi nơi ấy có dịng họ, tổ tiên, q cha đất tổ, hình ảnh
khơng làm sao ơng quên được.
Thể hiện rõ nhất hai chữ quê hương trong con người ơng là cái tên
ơng đặt cho chính nơi ông sinh cơ lập nghiệp. Khi ông đặt chân đến khai
phá, ông đã đặt tên đất là Ngọc Sơn, tên của chính q hương ơng ở Thanh

Hố, và ngay cả những cánh đồng ông khai hoang ông cũng đặt là cánh
đồng Vân Trai. Ngày nay những địa danh đó vẫn cịn ở Hồi Nhơn. Đến
khai phá một vùng đất hồn toàn mới, thuộc miền Tây Bắc huyện Hoài
Nhơn với địa thế gần sơng, gần núi, nên muốn canh tác có hiệu quả, việc
đầu tiên là phải đào mương lấy nước vào ruộng, biến vùng đất hoang hoá
này thành những thửa ruộng có thể trồng lúa nước và hoa màu. Theo truyền
ngơn của nhân dân ở vùng này, thì con sơng đào chạy từ Hoài Xuân đến
17


Tam Quan hiện nay, xưa kia nhân dân thường gọi là con sông “cụ Đào”.
Sau này do thay đổi nhiều về địa lý, về mùa khơ lượng nước ít, cho nên
nhân dân quen gọi là “sông cạn”. Sông này do Đào Duy Từ khởi xướng tạo
nên.
Một thực tế được ghi nhận nữa qua điền dã ở Hoài Nhơn và một số
huyện ở phía Bắc Bình Định như Phú Mỹ, Hồi Ân là nhân dân ở vùng này
đều có tập quán dùng phân bắc để bón ruộng. Cho đến nay tập qn này ở
Hồi Nhơn vẫn cịn phổ biến. Chúng ta biết rằng, việc dùng phân bắc là
một tập quán ở phía Bắc du nhập vào, và chỉ tập trung chủ yếu ở Hồi
Nhơn và ở một số huyện có họ Đào đến sinh sống. Trong nơng nghiệp,
ngồi thuỷ lợi ra, phải chăng việc vận động mọi người dùng phân bắc bón
ruộng cũng là một kỹ thuật chăm bón do Đào Duy Từ du nhập vào quê
hương mới?
Cùng với việc khai phá vùng đất hoang hố thành trù phú, thì cơng
việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng với nhau cũng hết sức cần thiết. Ông
đã đặt ra một số đơn vị đo lường mà cho đến nay nhân dân ở vùng này vẫn
còn dùng như : gia-ang, tương truyền cũng là sáng kiến của ơng.
Từ tất cả những điều đó cho chúng ta thấy ơng là người trọn nghĩa
vẹn tình. Sống ở một nơi xa lắc mà không một giây phút nào ông nguôi
ngoai nỗi nhớ quê hương. Những tên đất tên làng được ông khai phá đều

mang tên miền quê nơi sinh ra ông. Thế nhưng trong sâu thẳm trái tim
mình, bên cạnh nỗi khắc khoải nhớ quê hương ông không khỏi băn khoăn,
trăn trở về vùng đất mà ông từng trú ngụ khi còn “chân ướt chân ráo” - đó
chính là Tùng Châu, Hồi Hảo...
Hồi Hảo xưa gần với trại Tùng Châu, khi đó dân cư cịn thưa thớt,
tuy đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hồ, nhưng mùa màng mới chỉ cấy
một vụ, dân làng chưa thực sự ấm no. Những ngày Duy Từ còn “mai danh
ẩn tích” ở Tùng Châu, ơng rất thấu hiểu cảnh sống của người dân ở vùng
này, và con người ở nơi đây cũng đã biết đến tiếng tăm lẫy lừng của người
18


ở đợ chăn trâu đã đối đáp thơng minh, hóm hỉnh lạ thường với các nho sĩ ở
địa phương, đến nay vẫn cịn truyền tụng...
Chính bởi sự suy tư trăn trở ấy mà khi Duy Từ ra làm quan giúp chúa
Nguyễn, vạch ra chủ trương, quốc sách dinh điền, dựng làng lập ấp, khai
thăng lập hộc, nhằm an cư lạc nghiệp cho tồn xứ Đàng Trong tất yếu ơng
đã đặc biệt lưu tâm nâng đỡ nhân dân ở Tùng Châu, Hồi Hảo...
Tấm lịng ấy của ơng cho đến ngày nay vẫn được nhân dân Hoài Hảo
cũng như nhiều nơi trong huyện Hoài Nhơn, nhất là người dân ở Cự Tài,
vẫn cịn truyền tụng nhiều giai thoại về cơng đức của Đào Duy Từ.
Chẳng hạn người dân Hoài Hảo kể rằng: ở “đất ngọc người tiên” này,
mỗi xứ đồng, cánh bãi, dòng mương, chòm ấp, đến phép đạc điền, chế độ
thăng hộc, ngay cả tục tát nước tưới ruộng, cách làm phân bắc và làm con
xỏ xâu mũi cho trâu đỡ đau; cũng đều có cơng đức của ơng Lớn (ý chỉ Đào
Duy Từ) góp vào...Ơng Lớn mới làm quan trong vài năm đã cho dân sở tại
(Hoài Hảo và xứ Bồ Đề) lập hàng trăm trại ấp, hàng nghìn mẫu điền thổ
(ruộng đất ) trên nhiều xứ đồng. Vào những năm thiên tai mất mùa, người
dân ở đây không những được miễn thuế mà cịn được ơng Lớn cho cứu trợ
tận tình. Có lẽ ơng Lớn đã xem kỹ địa thế vùng này nên mới mách bảo con

cháu đến vỡ hoang những chỗ đất tốt trước, chọn thế đất đẹp mà ở, rồi khi
có điều kiện mở rộng mãi ra… Nơi đây, ở những chân ruộng được vỡ
hoang, trong ba năm dân được hưởng cả, sau ba năm họ mới phải nạp thuế
cho chúa Nguyễn.
Người dân ở Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh cịn kể chuyện như sau:
Ơng Lớn cho người ở xứ Bắc vào đây cùng với người dân sở tại khai phá
nên nhiều vùng đất đai phì nhiêu, tạo lập nhiều thôn ấp trù phú, đất ở các
thôn này đều là đất của Ơng Lớn cả…
Dấu tích đường giao thông, con sông đào tưới tiêu và hệ thống “hốc”
chứa nước tưới ruộng ở Hoài Hoả cũng như ở nhiều xã khác thuộc huyện
Hồi Nhơn đều được Ơng Lớn khai mào, khởi sự.
19


Các cụ ở Cự Tài tâm niệm rằng: ông Lớn thường khuyên răn, khích
lệ con cháu họ Đào và nhân dân trong xứ chuyên cần khai điền, lập hộc,
mưu sinh, chăm lo học hành, vui hoà giúp nhau, tránh điều lỗi đạo. Ơng
cịn truyền dạy cách múa hát cho con cháu, nhất là hát bội và đánh bài chòi;
việc tập võ, luyện côn để hộ thân, trừ tặc cũng được ơng Lớn khun dạy
hết lịng...
Cịn có rất nhiều giai thoại với các tình tiết khá ly kỳ về ơng. Chẳng
hạn như: Đào Duy Tư từng khuyên con cháu họ Đào cùng nhân dân sở tại
nên tránh với đạo nghĩa là.
“Giao bất giao Tam Quan chi hữu,
Tửu bất tửu Bồ Đề chi xứ,
Thú bất thú An Dũ chi thệ
Tụng bất tụng Binh Đê chi xứ. ”
Nghĩa là:
- Không nên giao thiệp với những người bê tha, kiêu bạc, xảo trá,
nhất là người Hoa Kiều ở Tam Quan.

- Không nên nhiễm phải hủ tục nát rượu ở xứ Bồ Đề.
- Chớ có giao ước kết đôi với những người phụ nữ bất chính ở An
Dũ.
- Đừng bắt chước thói kiện tụng vơ cớ của những người xấu bụng ở
xứ Bình Đê...
Cịn rất nhiều giai thoại về Đào Duy Từ gắn liền với cơng cuộc khai
hoang vỡ đất ở Đàng Trong nói chung và ở vùng Hồi Nhơn ( Bình Định)
nói riêng. Chính bởi công lao ấy của ông mà ngày nay nhân dân ở nơi đây
đã lập nhiều đền thờ ông cùng với cả gia tộc của Đào Duy Từ.
Đối với mỗi người chúng ta, quê hương có một ý nghĩa rất lớn bởi vì
q hương khơng chỉ tạo ra ý chí, nghị lực, ước mơ mà nó cịn ni dưỡng
và chắp chánh ước mơ cho mỗi con người. Đối với Đào Duy Từ điều này
càng đúng và càng có ý nghĩa to lớn. Bởi vì điều đó mà Duy Từ rất có trách
20


nhiệm đối với cả nơi sinh ra mình cũng như nơi ông đã từng trú ngụ trước
khi trở thành một kiệt xuất anh tài.
Là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng và cũng là một con người bình dị,
trong ơng cũng có lịng chắc ẩn, cũng có những tâm sự, cũng có một gia
đình, một dịng tộc với những mối quan hệ đan xen.
1.2. Đào Duy Từ và quan hệ gia tộc.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu Đào Duy Từ qua hai bản gia phả dòng
họ Đào. Hai bản gia phả này đang được lưu giữ, bảo quản tại nhà bảo tàng
của tỉnh Bình Định.
Vì Bình Định là vùng diễn ra chiến tranh ác liệt, cho nên đền thờ của
Đào Duy Từ hầu như bị hư hại hoàn toàn. Theo người trong dòng họ cho
biết, trước đây còn lại khá nhiều sách vở của ông, nhưng do chiến tranh
sách vở bị cháy hầu hết, duy còn lại hai cuốn gia phả của dòng họ hầu như
nguyên vẹn.

- Cuốn thứ nhất chép gia phả họ Đào từ trên xuống, niên hiệu Tự Đức
năm Đinh Sửu.
- Cuốn thứ hai, cách chép cũng tương tự, có bổ sung thêm niên hiệu
Thành Thái năm Tân Dậu.
Nhìn chung, hai cuốn gia phả này được chép khá tỉ mỉ về xuất xứ của
dòng họ Đào cùng các chi phái. Dưới đây là nội dung sơ lược của hai bản
gia phả này.
Về mặt hình thức.
Bản Tự Đức: Bìa ngồi bằng giấy bồi màu hồng, ruột bằng giấy bản
còn tốt. Gia phả ghi bằng chữ Hán. Nhiều chữ sửa chữa, có lẽ là do người
viết khơng chính xác. Một số chữ lại đánh dấu móc, ngoặc lên ngoặc
xuống, chua sang bên cạnh. Cũng có thế những chữ được chữa hoặc chua
thêm là do những người sau này khi trùng tu gia phả viết thêm vào. Bản gia
phả này bị mất một số trang (không rõ bao nhiêu trang) ở phần giữa. Phần
cịn lại dày 26 trang (khơng kể bìa), khổ 19cm x 29cm. Trang đầu ghi:
21


“Triều vua Tự Đức muôn năm soan tu gia phả. Năm thứ 30 Đinh Sửu”[13]
(tức là năm 1877).
Bản Thành Thái: Bìa ngồi bằng giấy bồi màu đen, ruột bằng giấy
bản, cịn tốt, chữ Hán có một vài tên riêng viết chữ Nôm ghi chép sạch sẽ.
Bản này dày 41 trang (khơng kể bìa) khổ rộng 19cm x 29cm. Trang đầu ghi
“Triều vua Thành Thái năm thứ ba tức là năm Tân Mão tháng hai ngày tốt
làm việc trùng tu gia phả này”[13] (tức là năm 1891).
Cả hai bản gia phả đều chép giống nhau về các đời của họ Đào, trong
cùng một khung niên đại:từ đời viễn tổ Đào Duy Trung đến mốc phụng tu
gia phả. Bản Tự Đức bị mất một số trang ở phần giữa- phần liệt kê những
chi phái. Bản Thành Thái do trùng tu trên cơ sở của bản Tự Đức nên văn
cảnh sáng sủa, ghi chép cẩn thận đầy đủ sạch sẽ hơn. Các chức tước của

Đào Tá Hán và Đào Duy Từ cũng được ghi đầy đủ hơn.
Về phương pháp soạn tu.
Điều rất tiếc là cả hai bản đều thiên về liệt kê tên họ các chi phái theo
thế thứ (đời thứ mấy) mà khơng nói rõ vào năm nào, đời vua nào khơng
nêu chi tiết những hành trạng, công danh của từng người, nhất là từ đời
hiển bát thế tổ Đào Duy Phần trở về sau này. Gia phả chủ yếu lấy Đào Duy
Từ làm vị cao tổ và cũng chép kỹ các chi phái ở trong Nam, cịn ở Tĩnh Gia
lại khơng cụ thể.
Về nội dung của hai bản gia phả.
Cả hai bản đều chia làm 4 phần. Phần đầu đều ghi lý do của việc
soạn tu gia phả. Sơ lược lịch sử dịng họ: cơng danh, chức sắc của các ơng
từ viễn tổ Đào Duy Trung đến hiển thuỷ tổ Đào Duy Từ.
Theo các gia phả ấy ta được biết:
- Viễn tổ họ Đào là cụ Đào Duy Trung (làm con nuôi của ông Lê Đại
Lang) sinh ra ông Đào Tá Hán.
- Đào Tá Hán và vợ là Nguyễn Thị Mạch sinh ra con trai là Đào Duy
Từ (khơng nói có anh chị em).
22


- Đào Duy Từ và vợ là Trinh Liệt phu nhân Cao Thị Nguyên sinh ra
Đào Duy Huệ và Đào Thị Hưng.
- Đào Duy Huệ được xem là ông tổ chín đời, lấy vợ là Nguyễn Thị
Ân sinh ra Đào Duy Phần. Ơng Phần có 6 con sau thành các vị mở ra các
chi phái họ Đào trong Nam. Đào Thị Hưng con gái Đào Duy Từ, sau này là
vợ của Nguyễn Hữu Tiến, một võ tướng của chúa Nguyễn (do Đào Duy Từ
tiến cử).
Gia phả có nói Đào Duy Huệ giữ chức ký lục ở Đàng Trong, được
tước Du lĩnh hầu, nhưng khơng nói hành trạng ra sao. Tất cả về Đào Duy
Từ theo hai bản gia phả kể trên, chỉ được biết như vậy.

Riêng về tông phái ở Tĩnh Gia, gia phả có nói đến:
- Những người ngang vai với Đào Duy Huệ là các ông Đào Duy Chu,
Đào Duy Mỹ v.v...
- Những người ngang vai (đều là tiên tổ cô) với ĐàoThị Hưng là Đào
Thị Đỗ, Đào Thị Trâm v.v...nhưng không cho biết là quan hệ thúc bá như
thế nào. Về ông Đào Tá Hán, gia phả cũng khơng ghi rõ hành trạng. Nhưng
có một chi tiết đáng để ý. Gia phả có ghi một vị tiên tổ bá làm chức Ty
chánh ty giáo phường được tước Mỹ Sơn bá nhưng không rõ tên (?). Gia
phả ghi: Nghi là người con khác của hiển thuỷ tổ ở tỉnh Thanh, chỉ là ức
đốn chứ khơng chắc chắn. Hiển thuỷ tổ chính là Đào Duy Từ. Phải chăng
ơng Từ có con trai nữa làm việc ở ty giáo phường?
Phần kết thúc của hai bản gia phả khác nhau:
- Bản Tự Đức chỉ ghi:
+ Lý trưởng Đào Duy Cảm nhận thực ký, áp triện.
+ Phụng tu gia phả Đào Duy Vinh tự ký.
+ Phụng tu gia phả: Giám phụng đội trưởng Đào Duy
Thanh ký.
- Bản Thành Thái ghi rất cụ thể những quy định của dòng họ như:
“Về sau, người nào trong họ thuộc hệ nào không lo việc sản nghiệp, không
23


hoà thuận trong họ hàng; hoặc dâm dục; hoặc nghiện thuốc phiện, say sưa
che rượu cờ bạc, những hạng người như thế nên xem là bất tiếu, sau khi
chết không được ghi tên thờ tự, khiến cho biết để răn bảo, thì đối với gia
giáo khơng thế khơng bổ ích vậy”[13].
Tiếp đó là ngày, tháng năm phụng tu gia phả; các trưởng chi phái ký
xác nhận, lý trưởng xác nhận, đóng dấu; các đại diện của dịng họ nhận
thực bằng ký tên hoặc điểm chỉ; và cuối cùng là người chép gia phả ký tên.
Những nội dung mà chúng ta biết được từ hai bản gia phả cho chúng

ta thấy rằng nó có những điều khác với một số tài liệu về Đào Duy Từ hiện
đang được lưu hành. Tất nhiên sẽ cịn có nhiều ý kiến tranh cãi. Thế nhưng,
thiết nghĩ rằng: muốn tìm hiểu về Đào Duy Từ thì nên dựa vào gia phả của
dịng họ Đào, bởi vì gia phả sẽ phản ánh đúng nhất, sẽ giúp cho chúng ta
tìm ra một phần nào đó sự thật về cuộc đời và con người của Đào Duy Từ.
Trên đây là những nội dung cơ bản của dòng họ Đào, giúp cho chúng
ta biết được quan hệ dòng tộc của ơng. Thế cịn nhà thờ chính của dịng họ
Đào thì như thế nào?
Theo sử cũ, sau khi bị bệnh nặng. Đào Duy Từ đột ngột qua đời ở
tuổi 63. Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) thương tiếc ông khôn nguôi, truy
tặng ông là “Hiệp niên đồng đức công thần đặc tôn Kim tứ Vinh Lộc Đại
Phu” đưa về táng tại thơn Tùng Châu huyện Bồng Sơn, phủ Hồi Nhơn.
Như vậy ngôi đền thờ ông ở Tùng Châu (Ngọc Sơn) là khởi nguyên lịch sử.
Đến bây giờ nó trở thành nơi lưu niệm tưởng nhớ Đào Duy Từ cùng tổ tiên
của ông.
Đến viếng đền thờ Đào Duy Từ ở Tùng Châu xưa (nay là Ngọc Sơn )
chúng ta chỉ còn được chiêm ngưỡng dấu tích cũ gồm cổng tam quan, bờ
thành cổng (cũng bị đổ). Do chiến tranh, từ đường đã bị tàn phá ngiêm
trọng, khn viên hầu như bị xố sạch. Bước qua cổng tam quan là một tấm
bình phong có trạm hình hổ, kèm theo cây tùng, phía ngồi cổng có đề hai
câu:
24


“Quốc công môn tự ”( cổng đền thờ Quốc công )
và:

“Khai quốc công Nguyên huân”
(Quốc công là người mở nước đầu tiên.)
Tiếp đến là hai câu đối nhưng rất tiếc vì q mờ nên khơng đọc được.


Tại bức bình phong có đề câu:
“Bách thế bất di ”
(Trăm đời khơng di dịch)
Hai bên là đơi câu đối ca ngợi cơng tích của Quốc công:
“Ngọc Sơn chung tứ Bắc
Bồng lãnh hiển danh Nam”.
Tạm dịch:

(Tiếng chuông Ngọc Sơn vang đất Bắc
Danh hiển vinh Bồng Sơn rạng đất Nam).

Bước vào trong cùng ta sẽ được chứng kiến dấu vết cũ của đền là hai
câu đối nữa, nhưng đáng tiếc chữ đã mờ. Ngày nay đền đã được dựng mới
lại. Song, chứng kiến những dấu tích cũ cịn lại tại đền đã giúp ta liên tưởng
tới một thời xa xưa hơn 400 năm trước, Đào Duy Từ một danh nhân toàn
tàivới nhiều cống hiến làm rạng danh non nước đã được dân nơi đây hết
lòng ngưỡng vọng. Một pho truyện kể truyền ngôn về tài đức Đào Duy Từ
được lưu giữ trong tâm thức dân gian nơi đây vẫn rọi sáng mãi nét đẹp
truyền thống dân tộc.
Rời đền Đào Duy Từ tại Tùng Châu, du khách sẽ tiếp tục về với Cự
Tài để vãn cảnh đến Lớn- ngôi đền thứ hai thờ Đào Duy Từ trên đất Hoài
Nhơn. Cự Tài- một miền quê trù phú, có suối lớn nước chảy trong veo, dừa
xanh ngả bóng đung đưa... Đền Lớn được khởi dựng vào năm 1880, đến
năm 1916 lại được trùng tu. Tiếc thay thời Mỹ- Nguỵ đền bị huỷ diệt và
sau năm 1975 mới được phục dựng trở lại và đồng thời nơi đây trở thành
nơi thờ chính Đào Duy Từ và dịng họ của ông.
Nghi thức cúng tế ở nhà thờ Cự Tài rất tôn nghiêm, trang trọng. Vào
dịp giỗ Đào Duy Từ (ngày 17/10) hàng năm, con cháu nội, ngoại họ Đào
25



×