Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chính sách đối ngoại và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội nhật bản trong thời kì mạc phủ tokugawa từ 1603 1867

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.74 KB, 71 trang )

DẪN LUẬN.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tìm hiểu lịch sử Nhật Bản nói chung và chính sách đối ngoại của Nhật
Bản trong thời kỳ Tokugawa nói riêng là một trong những lĩnh vực giành được
sự quan tâm và có sức thu hút đối với những người làm công tác nghiên cứu
lịch sử trong và ngoài Nhật Bản từ trước đến nay. ở Việt Nam trong thời gian
gần đây, việc nghiên cứu lịch sử Nhật Bản ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ
và đứng trước triển vọng phát triển tốt đẹp, phù hợp với xu hướng duy trì và
mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Nhưng, càng đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Nhật Bản người ta lại càng
nhận thấy một đặc tính nổi bật là: xã hội Nhật Bản hiện đại có mối liên hệ chặt
chẽ với những yếu tố truyền thống. Di sản từ q khứ có sức mạnh tiềm ẩn. Đó
chính là động lực tác động trực tiếp đến đặc điểm và khuynh hướng phát triển
của Nhật Bản ngày nay.
Từ những khám phá rất có ý nghĩa này, những nhà nghiên cứu chú ý hơn
đến mối liên hệ có tính lịch đại giữa các giai đoạn trong tiến trình lịch sử. Điều
hiển nhiên là, trong trường hợp Nhật Bản sẽ không thể lý giải được đầy đủ
những phát triển hiện tại nếu như khơng có một thái độ nghiên cưú, phân tích
thực sự khách quan những giá trị truyền thống. Với cách nhìn nhận đó, lịch sử
Nhật Bản, đặc biệt là thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (hay còn gọi là thời kỳ Edo
1600- 1868) cần phải được đi sâu nghiên cứu hơn nữa. Bởi vì, đây khơng chỉ là
thời kỳ phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản mà nó
cịn đồng thời tạo ra những tiền đề kinh tế, xã hội hết sức quan trọng cho sự
chuyển mình mau chóng của Nhật Bản từ xã hội phong kiến sang xã hội tư sản
vào giữa thế kỷ XIX.
Việt Nam và Nhật Bản vốn có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá từ
lâu trong lịch sử và mối quan hệ thuở xưa đó vẫn cịn để lại những dấu ấn đến
ngày nay. Trong bối cảnh đó thì việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử Nhật Bản
là điều cần thiết,đặc biệt là đối với những sinh viên nghành sử- chuyên nghành
Lịch sử Thế giới. Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là bước phát triển liên


tục của lịch sử Nhật Bản từ thời cổ đại. Trong đó chính sách đối ngoại của thời
kỳ này đã làm cho dân tộc Nhật Bản chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả mọi
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

1


phương diện để nhanh chóng” đuổi kịp và vượt Phương Tây”. Bởi vậy nếu làm
rõ được thời kỳ này đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ có ý nghĩa quan trọng
khi thấy được những điều kiện, tiền đề để Nhật Bản bước vào giai đoạn lịch sử
tiếp theo. Hơn nữa, tìm hiểu nghiên cứu thời kỳ này khơng chỉ tăng thêm sự
hiểu biết đơn thuần về lịch sử của một quốc gia mà cịn thực sự hữu ích đối với
các sinh viên nghành sử nó khơng chỉ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
tìm hiểu nghiên cứu lịch sử Nhật Bản mà còn là để mài sắc tư duy lịch sử, nâng
cao hiểu biết của mình làm hành trang khi bước vào đời.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .

Nhật Bản từ lâu đã là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Từ trước đến nay việc nghiên cứu lịch sử Nhật Bản đã được một số
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều góc độ, mức độ khác
nhau từ nguồn gốc lịch sử cho đến kinh tế, xã hội, văn hoá từ truyền thống đến
hiện đại. Không kể những bộ sách về lịch sử Nhật Bản của các học giả nước
này đã đề cập khá toàn diện từ khởi thuỷ đến nay, thì những cơng trình nghiên
cứu của các học giả ngồi Nhật Bản( trong đó có Việt Nam) đang hiện có tại
Việt Nam cũng khá đầy đủ. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu như:” Lịch sử Nhật Bản” gồm ba tập của George Sansom( NXBKHXHHà Nội. 1994), “ Lịch sử Nhật Bản” ĐHQG. Hà Nội… ĐHSP(NXBVHTT- Hà
Nội. 1995), “ Bách khoa toàn thư Nhật Bản” của Richard Bowring và Peter
Komicki( Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản. 1995). Ngồi những cơng trình như
trên cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác ít nhiều liên quan đến khoá luận
như: “ Lịch sử văn hoá Nhật Bản( 2 tập)” G.B.Sansom( NXBKHXH- Hà Nội.

1989 và 1990),” Nhật Bản ngày nay”( NXBTT- Lý luận. 1991)… các bài báo,
bài viết trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Nhật Bản…
Song viết về thời kỳ Mạc phủ Tokugawa thì các học giả trên mới chỉ nêu
lên những vấn đề mang tính chất thơng sử chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể
vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu. Chính vì vậy chúng tơi quyết định chọn đề tài
này làm khố luận tốt nghiệp của mình, với hy vọng góp thêm một phần sức
mình vào việc làm sáng tỏ vấn đề nêu trên một cách khoa học và có hệ thống

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

2


giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử Nhật Bản nói chung và thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa nói riêng.
Tuy nhiên liên quan đến đề tài khoá luận, bên cạnh một số vấn đề đã
được đề cập khá đầy đủ thì cũng còn nhiều vấn đề mới chỉ là nét chấm phá
hoặc chỉ là những gợi ý có tính chất tham khảo mà thôi. Bởi đây là một công
việc vô cùng khó khăn nếu khơng muốn nói là một sự thách thức khó vượt qua
được bởi khả năng hạn chế về chun mơn cũng như về ngoại ngữ của chính
bản thân tơi.

III. NGUỒN TÀI LIỆU.

Để đề tài này được hồn thành chúng tơi đã dựa vào các nguồn tài liệu
chính như:
1. Lịch sử Thế giới trung đại - Nguyễn Gia Phu. Nguyễn Văn Ánh…
NXBGD. 2000.
2. Lịch sử Nhật Bản - Phan Ngọc Liên( chủ biên)- NXBVHTT- Hà Nội.
1997.

3. Lịch sử Nhật Bản( tập 2, 3) G.B. Sansom- NXBXH. 1995.
4. Bách khoa thư Nhật Bản – Richaro Bowring and Feter Koernicki- Trung
tâm KHXHNVQG. 1995.
5. Nhật Bản quá khứ và hiện tại- Edwino. Reischauer- NXBKHXH. 1994.
Các bài báo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí nghiên cứu
lịch sử chuyên san do Viện sử học thực hiện; Tạp chí nghiên cứu Nhật
Bản chuyên san của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc TTKHXH và
Nhân văn Quốc Gia…
IV. PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
IV.1. Phạm vi nghiên cứu:
Về khơng gian: Tìm hiểu lịch sử Nhật Bản trong quan hệ với các nước
Phương Tây và các nước trong khu vực.
Về thời gian: Từ thế kỷ XVII- giữa thế kỷ XIX.
IV.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

3


Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa đối với
các nước Phương Tây và các nước trong khu vực… Qua các giai đoạn lịch sử
cụ thể (1600- 1868).
V. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, đề tài gồm: 3
chương
Chƣơng1. Khái qt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản
thời kỳ Tokugawa.
1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên.
1.2. Quá trình thống nhất đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa.

1.3. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa.
1.3.1. Tình hình chính trị.
1.3.2.Tìmh hình kinh tế, xã hội.
1.3.3. Tình hình văn hố.
Chƣơng 2: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa
2.1. Những ngun nhân dẫn đến chính sách đóng cửa của
Nhật Bản.
2.1.1. Thiên chúa giáo và vấn đề an ninh của Nhật Bản.
2.1.2. Kinh tế Nhật Bản với những đoàn thuyền bn
đến và đi.
2.1.3. Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa với chính sách
trung lập hố.
2.1.4. Mạc phủ với mục tiêu chính trị trong nước.
2.2. Chính sách mở cửa trong thời kỳ Tokugawa.
Chƣơng 3: Những chuyễn biến kinh tế – xã hội ở Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa
3.1. Bakuhan Taisei và tác động của nó đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội.
3.2. Những chuyển biến về kinh tế nông - công - thương
nghiệp thời kỳ Tokugawa.
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

4


3.2.1. Những chuyển biến về kinh tế nông nghiệp.
3.2.2. Những chuyển biến về kinh tế công - thương nghiệp.
3.2.3. Những chuyển biến trong cơ cấu và quan hệ xã hội.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài này là
phương pháp logic- lịch sử, kết hợp với phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ
các vấn đề mà đề tài đặt ra.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

5


NỘI DUNG:

Chƣơng1: KHÁI QT TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
NHẬT BẢN THỜI KỲ TOKUGAWA.

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.
Điều kiện địa tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển xã hội.
Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu để nhận thức sâu sắc hơn lịch sử, xã hội, văn hoá
của Nhật Bản. Nhiều người gọi Nhật Bản là “xứ sở của hoa anh đào”. Quả cũng
không sai. Trên khắp đất nước Nhật Bản, hoa anh đào nở rộ theo mùa. Miền
Nam hoa nở vào khoảng cuối tháng ba. Tiết trời càng ấm lên thì hoa lần lần nở
ở các miền trên và đến khoảng giữa tháng năm thì nở rộ ở Nhật Bản. Vì thế cây
hoa anh đào được xem là “quốc hoa” của Nhật Bản. Tuy nó thiếu vẻ hùng vĩ
của cây thông, cái rực rỡ của cây mận, cái duyên dáng của cây liễu, nhưng lại
mộc mạc và bình dị. Đối với người Nhật Bản, anh đào nở rộ là điều lành báo
mùa lúa tốt. Màu lá hoa anh đào mùa thu và màu hoa mùa xuân tạo nên cảnh
thanh bình, thịnh vượng và ấm cúng, khác với những mùa đông lạnh lẽo kéo
dài. Ngắm hoa anh đào là một phong tục dân gian của Nhật Bản, bắt nguồn từ
thời kỳ Hâyan và phổ biến vào khoảng thế kỷ X. Đây cũng là dịp xuất hành du
xuân của người Nhật Bản trong tuần lễ hoa anh đào nở vào mùa xuân, người ta

ngắm hoa, uống rượu SaKê và ca múa. Các em gái Nhật Bản cũng có hội” hoa
anh đào” hay “ hội búp bê” của riêng mình, được tổ chức vào ngày 03 tháng 03
hàng năm. Vào ngày hội này, các em đem bày búp bê cùng hoa anh đào vừa thể
hiện tài nữ công, vừa để cầu may. Hoa anh đào là một tượng trưng để đuổi tà
khí, làm cho con gái sẽ xinh đẹp như hoa.
Người Nhật Bản cịn gọi đất nước mình là” Nihon hay Nipon” tức là” xứ
sở của mặt trời” theo cách nói của thái tử Shôtôka trong thư gửi vua Trung
Quốc, tự xưng là người đứng đầu của” đất nước mặt trời mọc”. Tên nước cịn
bắt nguồn từ truyền thuyết đầy chất trữ tình về cặp anh em- vợ chồng Izana và
Izanani. Tên Nhật Bản được MarCo Polo(nhà du lịch người Italia thế kỉ XIII)
phiên âm là Cipango (Xipango). Do người Nhật Bản đọc chệch âm Quảng
Đông “Nhật Bản quốc”thành “Gipen quốc” nên chuyển sang tiênga Anh và
Đức là Japan và tiếng Pháp là Japon. Truyêng thuyết chỉ là truyền thuyết, dù
phản phần nào hiện thực. Nhiều tài liệu khoa học xác nhận thực tế trước đây
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

6


nhiều triệu năm, từ đáy đại dương sâu thẳm, những vụ nổ núi lửa ghê gớm đã
naqang lên khỏi mặt biển một dãy quần đảo hình cánh cung ơm lấy lục địa châu
Á từ vĩ tuyến 30 – 40 độ Bắc. Đó là quần đảo Nhật Bản, gồm bốn đảo lớn:
Hokkaido, Honshu, Kyushu, Sikoku và khoảng gần 4000 đảo nhỏ rải ra theo
hình cánh cung dài khoảng 3.800 Km. Như vậy, xưa kia quần đảo Nhật Bản nối
liền với đại lục địa châu Á. Về vị trí địa lý, Nhật Bản ở góc Đơng Bắc của Thái
Bình Dương và thuộc miền cực đông của lục địa châu Á. Quần đảo Nippon giữ
mối liên lạc với lục địa châu Á qua ba con đường: đường phía Bắc từ Đơng
Xibiađến Hokkaido qua Sakhalin, đường phía Đơng từ bán đảo Triều Tiên đến
Honshu và dường phía Nam từ đất Trung Hoa đến đảo Kyushu qua Đài Loan
và quần đảo Ryukyu. Từ ba con đường này, Nhật Bản có mối giao lưu văn hố,

kinh tế từ lâu với thế giới. Dù sao, tính chất “đảo” tạo nên một hoàn cảnh địa lý
đặc biệt của Nhật Bản, làm cho việc giao lưu trở nên khó khăn nhưng lại thuận
lợi cho việc giữ gìn độc lập và đặc biệt cho tính thống nhất và thuần nhất của
nền văn minh dân tộc. Có nhà xã hội học cho rằng tính chất “ đảo” khiến cho
tâm lý người Nhật có khuynh hướng “hướng nội”.
Nhìn tồn bộ, địa hình Nhật Bản tạo nên những phong cảnh thật hùng vĩ:
núi rừng trùng trùng, điệp điệp sườn đá cheo leo, khe lũng hiểm trở, hồ trong
veo đẩy nước của tuyết núi tan đổ xuống, thác chảy rào rào. Nhưng đằng sau
những cảnh “ngoạn mục” đó là những nét khắc nghiệt và dữ dội của một vùng
đất đầy núi lửa, động đất, sóng thần, bão lụt và hạn hán. Ở Nhật Bản hiện nay
có hơn ba chục ngọn núi lửa vẫn hoạt động trong tổng số 196 núi lửa. Mỗi năm
có tới hàng ngàn những rung chuyển địa chấn và thỉnh thoảng lại có những trận
động đất lớn, có khi thiêu huỷ cả một thành phố.
Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật Bản lại lấy ngọn núi lửa Fuji (có
nghĩa là “ núi rượu trường sinh”) làm hình ảnh tượng trưng cho đất nước mình.
Đó là hình ảnh tượng trưng cho cảnh quan thiên nhiên Nhật Bản: thật là hùng
vĩ và ngoạn mục, nhưng cũng thật dữ dội và đầy biến động. Ngày nay hằng
năm có đến 2 triệu người Nhật, khơng kể người nước ngồi trèo lên núi Fuji ít
nhất cũng đến lưng chừng để ngắm cảnh, uống trà…Vì được xem là “ núi
thiêng”, nên trước đây phụ nữ bị cấm không được trèo lên đỉnh núi.
Thiên nhiên Nhật Bản đẹp, nhưng quả thật khắc nghiệt đối với con
người. Những hòn đảo nghèo nàn này không được hưởng thiên thời và địa lợi.
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

7


Vây mà những con người Nhật Bản như càng được tôi luyện thêm trong thiên
nhiên nghiệt ngã, họ đã vươn lên một cách độc đáo, trở thành một trong những
dân tộc đứng hàng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật. Sự thành cơng

đó chứng tỏ một thắng lợi của con người đối với thiên nhiên.
1.2. Quá trình thống nhất đất nƣớc dƣới thời Mạc phủ Tokugawa.
Từ những cư dân đầu tiên đến cuối thế kỷ XII, lịch sử Nhật Bản trải qua
nhiều giai đoạn phát triển và nền văn hoá khác nhau: Văn hoá thời đồ đá, tiêu
biểu là văn hoá Jomon, văn hoá của các quốc gia cổ đại, nổi bật là các vương
quốc Yamoto, các triều đại Nara và Hâyan…Tuy chịu sự ảnh hưởng của văn
hố bên ngồi chủ yếu là Trung Quốc, song Nhật Bản đã xây dựng cho mình
một nền văn hố độc lập, truyền thống độc đáo của mình.
Những thay đổi trong xã hội cuối thế kỷ XII đã dẫn tới những sự kiện lớn
trong đời sống chính trị – thời kỳ Mạc phủ. Đây là thời kỳ tồn tại khá dài trong
lịch sử Nhật Bản với nhiều biến động lớn và cũng được xem là giai đoạn phát
triển cuối cùng cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản. Như: Mạc phủ
Kamakura, Mạc phủ Murômachi, đặc biệt là Mạc phủ Tokugawa.
Tokugawa Ieyasu (1542 – 1616) là người sáng lập ra triều đại Nhật Bản
ở thời kì tốt đẹp nhất trong khoảng 300 năm. Tokugawa Ieyasu được Thiên
Hoàng phong làm “Chinh di đại tướng quân” (Shogun) vào năm 1603. Đây là
giai đoạn phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Đây cũng là thời kì có nhiều diễn biến phức tạp về mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội…Đây là triều đại trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo
bởi nội chiến, một đất nước mà quyền lực trung ương không xứng đáng với cái
tên của nó. Quyền lực bị chia rẽ và thường xuyên bị tranh dành bởi các lãnh
chúa quân sự, liên minh nông dân và các tổ chức của nhà thờ Thiên chúa giáo.
Đi lại khi đó vừ khó khăn vừa nguy hiểm, phương tiện liên lạc thì lúc có lúc
khơng, thương nghiệp thì trong tình trạng bếp bênh bị ngăn chặn ở mọi ngả bởi
rào chắn trạm kiểm soát và thuế quan tư nhân.
Tình trạng đất nước thời kì Chiến quốc khơng những là cho nhân dân
thêm đói khổ mà còn gây trở ngại lớn cho sự phát triển xã hội. Vì vậy, xuất
phát từ những lợi ích khác nhau các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đều mong
muốn hồ bình và thống nhất. Quần chúng mong muốn hồ bình để được n
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khố luận tốt nghiệp.


8


ổn làm ăn, cuộc sống đỡ cực khổ. Chính trong giai cấp phong kiến cũng nảy
sinh nhu cầu kết thúc nội chiến, chấm dứt tình trạng phân liệt, khơi phục lại
chính quyền thopóng nhất và vững mạnh, một phần để cứu vãn nền kinh tế bị
đình đốn, một phần để đối phó có hiệu quả với các phong trào của quần chúng,
bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình.
Năm 1560 là bước ngoặt trong lịch sử chính trị Nhật Bản, mở đầu vận
hội thiết lập tái thống nhất. Trong khoảng 40 năm tiếp theo, ba nhà lãnh đạo
quân sự là Oda Nobunaga (1534 – 1582), Toyomi Hideyosi (1536-1598) và
Tokugawa Ieyasu (1542 – 1616) đã kế tiếp nhau hoàn thành sự nghiệp thống
nhất đất nước.
Nobunaga là một đaimiô loại nhỏ ở vùng Oda, gần Nagoya, thuộc trung
bộ đảo Honshu. Từ trẻ, ông đã nổi tiếng là một nhà chiến lược táo bạo.Ông đã
biết tổ chức một đạo bộ binh mạnh và áp dụng kĩ thuật mới (súng đạn) nên đã
nhanh chóng đánh bại quân đội của thủ hộ các tỉnh lân cận và đến năm 1568 thì
chiếm được kinh đơ. Năm 1537, Nobunaga lật đổ Mạc phủ Murơmachi rồi nắm
lấy chính quyền trung ương, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra trung thành với Thiên
hồng, nên khơng xưng Tướng qn. Tuy nhiên cho đến năm 1582, khi
Nobunaga mới thu phục được 30 trong số 36 tỉnh của Nhật Bản thì bị một viên
tướng sát hại. Công việc thống nhất đất nước do ông tiến hành chưa thật hoàn
thành. Tuy nhiên, Nobunaga cũng xây dựng được những khu thương - thủ công
nghiệp tự do ở nhiều nơi trong nước, gọi là chế độ “nhạc thị”(Rakuichi), “
nhạc toạ” (Raku-za). Ông bảo hộ Thiên chúa giáo song bản thân khơng phải là
tín đồ của tơn giáo nào. Ơng mở rộng bn bán với nước ngồi và tiếp nhận
nhiều thành tựu khoa học của châu Âu.
Người kế tục công việc của Nobunaga là một bộ tướng khác của ông –
Toyotomi Hideyoshi. Xuất thân từ nông dân lớp dưới ở Oda, Hideyoshi nhờ tài

thao lược của mình đã liên tiếp tiến lên từ cấp này đến cấp khác. sau khi đánh
bại các bộ tướng khác của Nobunaga, Hidenaga, Hideyoshi đã tiến hành 4 cuộc
chiến tranh lớn, lần lượt chiếm được các đảo và đến năm 1590 về cơ bản đã
thống nhất được đất nước, chấm dứt tình trạng phân liệt hỗn chiến trên 100
năm. Sau đó ơng chỉ nhận làm chức Quan bạch (như tể tướng) của triều đình
nhưng thực tế nắm hết mọi quyền bính trong tay.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

9


Trong mười lăm năm cầm quyền, Hideyoshi vừa hoàn thành việc chinh
phục các đaimiô cát cứ, vừa tiến hành những biện pháp nhằm cũng cố chính
quyền và chế độ phong kiến Nhật Bản. Ông cho mở mang thành phố Osaka trở
thành trung tâm chính trị và kinh tế của cả nước. Nhà nước cho đo đạc lại
ruộng đất, gắn chặt nông dân với phần ruộng của họ được lĩnh canh, như tiến
hành kiểm tra lại ruộng đất, mức thu hoạch, lập điền bạ, chế độ thuế khoá.
Về mặt đối ngoại, Hideyoshi đã hai lần mang quân sang đánh Triều Tiên
vào các năm 1592 và 1597. Cái chết đột ngột (1598) đã làm cho mộng xâm
lăng bành trướng thế lực ra bên ngồi của ơng khơng thực hiện được.
Hideyoshi chết, để lại con trai là Hideyori, nhờ Tokugawa Ieyasu (15421616) và bốn đaimiơ phị tá. Yeyasu là người có thế lực cao nhất, từ lâu đã xây
thành, đắp luỹ ở vùng Edo ( nay là Tôkyô) để chờ thời cơ. Lấy danh nghĩa phò
tá con trai Hideyoshi còn nhỏ tuổi Yeyasu đã khống chế chính quyền. Ngược
lại, dưới khẩu hiệu bảo vệ địa vị hợp pháp của Hideyoshi, các chúa phong kiến
khác cũng liên minh với nhau để chống lại Yeyasu. Năm 1600, Yeyasu đã đánh
bại liên quân của hơn 40 đaimiô trong trận Sekigahara, rồi tự xưng là “Tướng
quân” lập Mạc phủ Edo, gọi là “Mạc phủ Tokugawa” cùng các đaimiô cai quản
hơn 250 lãnh địa. Năm 1603, Yeyasu được Thiên hồng phong “chinh di đại
tướng qn”(Shogun). Từ đó nội chiến hồn tồn chấm dứt, Nhật Bản bước vào

thời kì hồ bình.
Lên làm tướng qn, Tokugawa đã thi hành nhiều biện pháp nhằm củng
cố Mạc phủ và chế độ phong kiến Nhật Bản. Một mặt ông tiếp tục xây dựng cơ
sở chế độ phong kiến bằng cách dựa vào các đaimiơ, cho họ có quyền rất lớn ở
lãnh địa như quyền được có tổ chức hành chính, tư pháp và quân đội riêng.
Đồng thời, Tướng quân lại ra sức khống chế và nắm chắc các lãnh chúa, bắt họ
phải tuyệt đối phục tùng Mạc phủ. Ông cấm mọi hành động gây hấn, xung đột
lẫn nhau hoặc chống lại Mạc phủ. Dựa trên tiêu chuẩn “ ai đứng về phía mình
trước khi trận Sekigahara kết thúc” Tokugawa chia các đaimiô làm ba loại: thứ
nhất là Shimpan(thân phiên) là các lãnh chúa có họ hàng với gia tộc Tokugawa;
Thứ hai là Fuđai - Đaimiơ(phổ đại) gồm có 145 lãnh chúa, vốn là đồng minh
của Tokugawa trước năm 1600; Thứ ba là Tozanma đaimiô(ngoại phiên) gồm
97 lãnh chúa, là những người chỉ chịu thần phục Tokugawa sau khi bị đánh bại.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

10


Với từng loại đaimiơ, Mạc phủ có cách đối xử khác nhau không chỉ
trong việc ban cấp lãnh địa của cải mà cịn cả trong vấn đề hành chính, luật
pháp, tước vị, nghĩa vụ đối với chính quyền trung ương. Bên cạnh một một
chính sách ưu ái, nâng đỡ đối với hai loại đaimiơ trên. Mạc phủ ln có thái độ
mềm dẻo, những nguyên tắc với các lãnh chúa vốn là kẻ thù của mình. Bản
thân Tokugawa chiếm giữ vùng đất rộng lớn (đồng bằng Kantô, khu vực phụ
cận Kyôtô, kéo dài đến miền duyên hải phía Nam và các thành phố quan trọng
như : Edo, Kyoto, Osaka, Nagasaki), còn các vùng khác chia cho các lãnh chúa
tuỳ quan hệ thân sơ.
Những chính sách Tokugawa thực hiện ở trên đặc biệt là với Togama
Daimio (ngoại phiên) với 97 lãnh chúa ở phía Bắc hoặc phía Tây Nhật Bản,

vốn là những dịng họ lớn, có nhiều thế lực về chính trị và kinh tế như Satsuma
Choshu, Kaga…Họ bị đối xử lạnh nhạt và chỉ chịu thuần phục Tokugawa sau
khi bị đánh bại. Đây là nguyên nhân sâu xa mà các lãnh chúa này nơỉ lên chống
Tokugawa, địi trả lại quyền lực cho Thiên hồng.
Như vậy cuối thế kỉ XVI một nhóm nhỏ những người lãnh đạo của các
chiến binh, trongđó Tokugawa Ieyasu đã làm thay đổi toàn bộ xã hội Nhật Bản.
Mỗi người trong số họ đều nhằm vào mục tiêu dành quyền kiểm soát đất nước,
xây dựng lực lượng cho mình thơng qua cơng cuộc chinh phục và ngoại giao,
củng cố sự kiểm sốt tài chính và thương nghiệp đối với các khu vực đang ngày
một mở rộng. Bên cạnh đó, các tổ chức tơn giáo lớn dần dần buộc phải chịu sự
kiểm soát. Đất đai của các tổ chức này bị tịch thu, cịn lực lượng qn sự thì bị
tiêu diệt. Các cuộc nổi dậy của nông dân bị dập tắt và sự ổn định được xác lập
ở một số vùng nông thôn. Điều quan trọng hơn cả là những thủ lĩnh chiến binh,
những người tranh dành quyền lợi trong tình hình bất ổn cũng như do khát
khao quyền lực đã kéo Nhật Bản từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng
hoảng khác đã bị đặt dưới quyền kiểm sốt hợp nhất thơng qua việc kết hợp
giữa dùng ngoại giao và vũ lực. Quá trình này được kết thúc bằng cuộc chiến
đấu ở Sekigahara năm 1600, khi Tokugawa Ieyasu dẫn đầu 70.000 quân đánh
bại liên minh đối thủ thậm chí cịn lớn hơn nhiều so với lực lượng của Ieyasu.
Nhận tước hiệu Sei-itaiShogun, hay còn gọi là tổng tư lệnh của cuộc bình
định, Tokugawa Ieyasu bắt đầu đặt nền móng cho một chính thể có kỷ cương
và hiệu quả hơn bất cứ những gì mà Nhật Bản đã có. Những gì mà Ieyasu và
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khố luận tốt nghiệp.

11


những người kế nhiệm của ông làm được đã thay thế tình trạng bất ổn của thế
kỷ XVI bằng sự tập trung quyền lực chưa từng thấy trước đó ở Nhật Bản.
Thơng qua cơ quan chính quyền được biết dưới cái tên Bakufu, chính quyền

Tokugawa nhanh chóng đảm đương chức năng của một chính phủ: kiểm sốt
cơng việc đối ngoại, tiền tệ, các tổ chức tơn giáo, các tiêu chí đo đếm… Với tốc
độ phát triển cao như vậy, nó quản lí một phần lớn tài nguyên thiên nhiên của
Nhật Bản. Sở hửu đất đai của triều đình chiếm 47 trong số 68 tỉnh của Nhật
Bản, trong đó có một số vùng đất đai màu mỡ vào bậc nhất của đất nước như
đồng bằng Kanto rộng lớn. Ngoài ra triều đình cịn có quyền sở hữu những mỏ
vàng, bạc lớn nhất ở Nhật Bản. Cùng với quyền sở hữu nguồn tài ngun trên,
triều đình Tokugawa cịn nắm các thành phố lớn ở Nhật Bản như là Edo nơi đặt
cơ quan chính quyền Shogun Kyoto, nơi của Hồng đế; Osaka- trung tâm
thương nghiệp của đất nước và Nagasaki- nơi tiến hành các mối quan hệ ngoại
thương và ngoại giao của Nhật Bản.
1.3. Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Nhật Bản thời kì Tokugawa.
1.3.1. Tình hình chính trị.
Để cũng cố quyền lực năm 1615, Tokugawa cho ban hành bộ luật “Buke
Shohatto”(bộ luật Vũ gia) để kiểm soát các đaimiô. Bộ luật này quy định :
1.Cấm các đaimiô xây dựng thêm thành quách,nếu cần tu sửa phải có sự
đồng ý của Mạc phủ.
2. Cấm các đaimiô trở thành thơng gia hay kết nghĩa đồng minh với
nhau.
3.Luật lệ hố chế độ “Sankin Kotai”, tức là bắt buộc các Daimiô phải để
vợ con ở Edo làm con tin và cứ sau mỗi năm ở han(tỉnh) của mình phải lên Edo
túc trực một năm.
4. Cấm đóng tàu lớn.
Bộ luật này đã củng cố quyền lực của chính quyền trung ương Tokugawa và
ràng buộc hơn nữa các chư hầu(bắt buộc phải thực hiện chế độ “Sankin
Kotai”).
“Bộ luật Vũ Gia” do Tokugawa Ieyasu ban hành một năm trước khi mất,
hai mươi năm sau(1635) Tokugawa Ieyasu, Shogun thứ ba, chỉnh lí hồn chỉnh
hơn.
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.


12


Đối với triều đình Thiên hồng ở Kyoto, chính quyền Tokugawa tiếp tục
thi hành chính sách của những đời Shogun trước, một mặt nâng cao uy tín của
Thiên hồng, một mặt tìm cách kiểm sốt và tách rời Thiên hồng với các
Daimio nhằm phịng ngừa các Daimio có thể nhờ thế lực Thiên hồng để chống
lại mình.
Để làm chỗ dựa vững chắc cho Mạc phủ và chế độ phong kiến
Tokugawa, đặc biệt chú ý tổ chức và xây dựng quân đội chuyên nghiệp. Trên
cùng là các võ sĩ đặc biệt gọi là hatamoto, với khoảng 5.000 người, làm nhiệm
vụ cấm binh và chỉ huy quân đội. Hatamoto do Tướng quân trực tiếp chỉ huy họ
được phép vào chầu Tướng quân, được phong nhiều ruộng đất và bản thân họ
cũng có võ sĩ dưới quyền. Nó đứng hàng thứ hai trong đẳng cấp phong kiến sau
Daimio.
Dưới hatamôtô là tầng lớp võ sĩ nói chung, cả nước có khoảng 40 vạn
người, phần lớn phụ thuộc các Daimio. Khác với thời trước, võ sĩ sống ở thành
thị, được hưởng bổng lộc bằng gạo, chuyên nghề võ và được đeo gươm thường
xuyên(hai thanh một dài, một ngắn). Hai thanh kiếm này dần dần trở thành biểu
tượng của linh hồn người võ sĩ. Tuy là tầng lớp thấp nhất trong đẳng cấp phong
kiến nhưng võ sĩ vẫn là tầng lớp có đặc quyền. Họ tự cho mình là cao quý với
tinh thần võ sĩ đạo, có thể xử phạt hay chém tại chỗ những thường dân nào mà
họ coi là vô lễ.
Tầng lớp thứ hai, sau võ sĩ là nông dân, chiếm khoảng 80% dân số. Tuy
được coi trọng hơn tầng lớp công và thương gia, trên thực tế nông dân là nhữn
người bị áp bức bóc lột nặng nề nhất. Tuy mức độ tơ quy định là một nữa số
hoa lợi thu hoạch, nhưng họ còn phải chịu rất nhiều loại thuế phụ nặng nề. Tình
cảnh bị bóc lột khốn khổ của nơng dân được thể hiện qua câu nói truyền miệng
thời đó là: “Nông dân như hạt vừng càng ép càng ra dầu”.

Để phân biệt địa vị xã hội, chính quyền cịn quy định một cách tỉ mỉ,
khắc nghiệt bắt nông dân phải theo, như không được ăn gạo ngon, mặc áo lụa,
ở nhà rộng hoặc diễn kịch vui chơi… Thực hiện chế độ quản lí chặt chẽ và
ngăn ngừa sự nổi dậy của nông dân, Mạc phủ tổ chức “ngũ liên gia”, bắt họ
quản lí, giám sát và chịu trách nhiệm lẫn nhau. Với thiết chế chính trị kết hợp
chặt chẽ với quân sự và hành chính, Tokugawa vừa là lãnh chúa lớn nhất, vừa
là người cai trị thực tế đất nước làm cho Thiên hoàng chỉ là tượng trưng của
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

13


quyền uy cao nhất, mà chẳng có quyền gì. Đây là nguồn gốc mâu thuẫn giữa
Shogunvới Thiên hoàng và những cơng quốc ủng hộ Thiên hồng.
Chính sách cai trị này của Tokugawa là nguyên nhân của những cuộc
khởi nghĩa nông dân. Cho nên, bằng những biện pháp độc đoán mà chính
quyền vẫn khơng thể ngăn cản được tinh thần đấu tranh của nông dân. Năm
1637 cuộc khởi nghĩa lớn Simabara đã nổ ra ở Kyushu, thu hút đến 3 vạn người
tham gia. Mạc phủ đã đàn áp hết sức dã man và càng tăng cường hơn sự kiểm
soát đối với nơng dân. Song những chính sách ấy làm cho mâu thuẫn xã hội
dưới chính quyền Mạc phủ càng tỏ ra ngày một khủng hoảng trầm trọng.
Trong tình hình đó, Mạc phủ Tokugawa lại phải đương đầu với một sự
kiện quan trọng khác; đó là sự xâm nhập của Chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Nhật Bản có nhiều quan hệ từ lâu với các nước phương Tây. Người châu Âu
đến Nhật Bản sớm nhất là người Bồ Đào Nha. Năm 1543, trên một thuyền
bn Trung Quốc có ba người châu Âu đã chính thức cập bến Tanegasima,
phía nam Kyushu. Sáu năm sau(1549) giáo sĩ dòng Tên Sait Francis Xavier, từ
Goa đến truyền đạo ở Nhật Bản. Đến cuối thế kỉ XVI, người Hà Lan và người
Anh đã đến Nhật Bản. Lái buôn châu Âu không những chở súng đạn đến bán ở
Nhật Bản mà cịn đóng vai trị trung gian trong việc mậu dịch giữa Nhật Bản

với nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Philippin… Theo gót chân
lái bn, các giáo sĩ đạo Thiên chúa đến Nhật Bản nhiều hơn. Trong khi truyền
giáo, thành lập giáo hội, họ còn mở trường học, nhà thương, nên đã có sức thu
hút lớn đối với quần chúng nghèo khổ. Theo báo cáo cuả các giáo sỹ, năm 1579
số tín đồ đạo Thiên chúa ở Nhật Bản đã lên đến 150.000 người.
Lúc đầu do mong muốn mua được nhiều vũ khí tối tân để tăng cường lực
lượng quân sự, các Daimiô đều hoan nghênh người châu Âu đến lãnh địa của
mình để bn bán. Chính quyền Nhật Bản cũng thi hành chính sánh khuyến
khích bn bán nên các lái bn nước ngồi được hưởng nhiều đặc quyền. Vì
thế có thời gian việc bn bán giữa Nhật Bản với các nước Tây Âu khá phát
triển.
Song đến thời Hideyoshi, các giáo sỹ phương Tây dần dần để lộ âm mưu
của kẻ dọn đường cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân nước họ. Hơn nữa,
một số Daimiô lại cấu kết chặt chẽ với giáo hội Thiên chúa để chống lại cơng
cuộc thống nhất. Vì vậy, năm 1587 Hideyoshi đã lệnh cấm đạo.
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

14


Dưới thời Mạc phủ Tokugawa tiếp theo, do yêu cầu của chính sách phát
triển quan hệ bn bán với bên ngoài, nên đối với việc truyền đạo, Mạc phủ
cũng làm ngơ. Về sau trong liên minh các đaimiô chống lại Tokugawa có kẻ là
tín đồ đạo Thiên chúa. Mặt khác, Mạc phủ lại sợ các Daimiô ở miền Tây Nam
lại sẽ trở nên lớn mạnh nhờ phát triển qua hệ mậu dịch với các nước phương
Tây và do đó sẽ đe doạ nền thống trị của mình. Vì vậy Tokugawa lại thi hành
chính sách cấm đạo. Năm 1624, Mạc phủ xử thiêu 50 tín đồ đạo Thiên chúa.
Riêng ở Kyushu lúc bấy giờ có hơn 100.000 tín đồ. Về sau số tín đồ bị xử tử
ngày càng nhiều. Sau cuộc khởi nghĩa của nông dân theo đạo Thiên chúa và võ
sĩ thất nghiệp ở Simabara ở đảo Kyushu năm 1637, Mạc phủ lại càng cấm đạo

ráo riết và đến năm 1639 thì chính thức ra lệnh đóng cửa, cấm chỉ việc bn
bán với nước ngồi, lái bn và giáo sĩ nước ngồi phải rời khỏi Nhật Bản, chỉ
trừ lái bn Trung quốc và Hà lan cịn được bn bán ở Nagasaki mà thơi.
Chính sách “bế quan toả cảng” đó duy trì được hơn 200 năm đã làm cho các
tầng lớp nhân dân trong nước thêm bất bình với Mạc phủ.
Sau khi “ đóng cửa”, mọi quan hệ bn bán giữa Nhật Bản với các nước
châu Âu bị đình chỉ. Một vài trường hợp đặc biệt còn giữ được quan hệ như Hà
Lan, do Hà Lan giúp đỡ Shogun đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân ở
Simabara. Do vậy, thương nhân Hà Lan được cập thuyền có chở hàng hoá vào
một cảng được quy định trên đảo Dexima ( ở vịnh Nagasaki).
Tuy nhiên chính sách “ đóng cửa” khơng thể làm cho Nhật Bản hoàn
toàn tách khỏi các nước bên ngồi. Bên cạnh những quan hệ ít ỏi với châu Âu,
Nhật Bản vẫn tiếp tục buôn bán ở các nước châu Á. Thương nhân và kiều dân
Nhật Bản đến và cư trú ở Việt nam (Hội an – Quảng nam - Đà nẵng ngày nay).
Thương nhân Trung quốc cũng được phép đến bn bán ở Nagasaki.
1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Tokugawa
Mặc dù dòng họ Tokugawa đã nỗ lực hết sức để ngăn ngừa mọi sự thay
đổi có thể làm lung lay cái chính thể đã được cơ lập hố một cách an tồn của
họ, song điều hiển nhiên là họ khơng thể chặn đứng được tất cả những quá trình
diến biến và phát triẻn tự nhiên ở bên trong xã hội Nhật Bản. Duy trì những
hình thức chính trị bên ngồi có thể dễ dàng, nhưng kìm hãm hoạt động bên
trong của xã hội và của nền kinh tế trong những khn khổ và mơ hình cứng
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

15


ngắc không thay đổi là điều không thể thực hiện được. Trong suốt thế kỉ XVI,
sự phát triển xã hội và kinh tế của Nhật Bản đã vượt ra ngoài những gị bó của
một chế độ phong kiến thuần t. Dù có hà khắc và tàn bạo đến như chế độ

Edo cũng không thể nào buộc nước Nhật quay trở về với những mẫu mực
phong kiến giản đơn được nữa…
Về kinh tế : Trên thực tế, sự thống nhất đất nước và sự yên tĩnh kéo dài
dưới triều đại Tokugawa đã làm cho việc duy trì nền kinh tế phong kiến càng
khơng thể có được. Khi sự thống nhất đất nước đã được thực hiện, nhiều sự hạn
chế và gò bó nhỏ trong lĩnh vực kinh tế tồn tại trong thời Askikaga đã bị xố
bỏ. Thương mại đã có thể hoạt động trên một quy mô lớn chưa từng thấy từ
trước đến nay, và mặc dù có sự phân chia đất nước trở thành nhiều lãnh địa
Daimiô, Nhật Bản cũng đã trở thành một đơn vị kinh tế duy nhất. Được giải
thoát khỏi sưu thuế của chế độ phong kiến và hạn chế của các thời đại trước,
các thương gia khơng cịn cần tới sự bảo trợ của các tổ chức chặt chẽ của các
phường hội nữa. Các phường hội đã dần dần biến mất, các thương gia độc lập
và các công ty thương nghiệp và thủ công nghiệp độc lập đã thay thế các
phường hội này trong một trật tự kinh tế tự do hơn.
Thời đại thái bình hồn tồn và kéo dài của dịng họ Tokugawa đã đem
lại cho Nhật Bản những năm tháng thịnh vượng chưa từng thấy. Sản xuất kĩ
nghệ và thương mại đã gia tăng một cách nhanh chóng. Mặc dù dịng họ
Tokugawa, các Daimiơ và toàn bộ giai cấp Samurai vẫn cương quyết bám và
quan niệm cho rằng nông nghiệp là nguồn của cải duy nhất đích thực, và tiếp
tục tính lợi tức của họ bằng thóc đong bằng thùng. Tại các thị trấn và các thành
phố của Nhật Bản, một giai cấp thương gia đang phát triển mạnh mẽ và bắt đầu
hình thành một nền kinh tế thương mại mà người ta không thể chờ đợi trong
một đất nước theo chỉnh thể phong kiến. Các tín chỉ thuộc đủ loại được phát
triển và sử dụng một cách rộng rãi trong các cuộc sang nhượng thông thường
và những vụ buôn bán lúa gạo lớn với giá cả lên xuống từng ngày được thực
hiện tại hai thủ phủ kinh tế là Osaca và Edo.
Giai cấp thống trị đã đặt các thương gia ở bậc thấp nhất của tôn ti xã hội,
nhưng các thương gia lại kiểm soát thị trường lúa gạo của cả nước, cho nên họ
dần dần đi tới chỗ chế ngự cuộc sống kinh tế. Trong một nền kinh tế tiền tệ
đang được mở rộng, các Daimiô và các Samurai ngày càng cần có tiền, và

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khố luận tốt nghiệp.

16


trong thời kì Tokugawa niều người trong số họ đã trở thành những con nợ vô hi
vọng của các thương gia giàu có ở các thành thị. Các Daimiơ và Samurai, mặc
dù về phương diện xã hội vốn khinh miệt giai cấp thương gia, đôi khi cũng đã
gả con gái của họ cho những thương gia giàu có để cải thiện tình trạng kinh tế
của chính mình.
Vào đầu thế kỉ XIX, nhiều gia đình thương gia đã có được những gia tài
kếch xù. Gia đình Mitsui, thời gian gần đây đã xây dựng được một quyền lực
kinh tế lớn nhất tại Nhật Bản vào thời đó, đã là một nhân tố quan trọng trong
đời sống kinh tế của một quốc gia. Một giai cấp tư bản chính hiệu đã xuất hiện
cùng với tập đồn đơng đảo các nhà doanh nghiệp có kinh nghiệm. Khung cảnh
đã sẵn sàng cho cơng cuộc hiện đại hoá kỳ diệu của nền kinh tế Nhật Bản sẽ
diễn ra khi đất nước mở rộng cửa để bn bán và trao đổi với thế giới bên
ngồi.
Các thương gia, chứ không phải là các võ sĩ - quan chức đã làm chủ Nhật
Bản về mặt kinh tế, nhưng ưu thế đích thực của các thương gia này trong thời
Tokugawa có lẽ lộ rõ hơn cả trong lĩnh vực văn hố, bởi vì nghệ thuật và văn
chương của thời kỳ này là sự biểu hiện của một tầng lớp tư sản thành thị hơn là
một giai cấp võ sĩ phong kiến. Rõ ràng là các thành thị đã chế ngự nền văn hoá
Tokugawa và tại các thành thị những khu phố ăn chơi vui vẻ chính là những
trung tâm của đời sống xã hội. Tại đây, các geisha(nghệ gia) tức những nữ
chiêu đãi viên nhà nghề được đào tạo một cách kỹ lưỡng về các nghệ thuật hát,
múa, nói chuyện vui, chiếm địa vị tối cao. Các nhà doanh nghiệp trong những
lúc mỏi mệt tìm đến với họ, trong khi các võ sĩ quý tộc đi tìm sự tiếp xúc xã hội
tự do với phụ nữ, một điều mà trước kia những khuôn phép quá khắt khe của xã
hội khơng cho phép họ. Chính những khn phép ấy đã giam cầm người phụ

nữ gia giáo trong bốn bức tường của ngơi nhà.
Như vậy, có thể nói sau khi đất nước được thống nhất dưới quyền Mạc
phủ Tokugawa, tình hình kinh tế có những bước tiến nhất định. Sản lượng nông
nghiệp tăng gấp đôi. Từ giữa năm 1600 và năm 1720, dân số tăng khoảng gấp
2,5 lần(tỷ lệ tăng hàng năm là 0,77%). Có nghĩa là sản lượng nơng nghiệp phải
tăng để nuôi số người đông thêm. Chắc chắn là đúng như vậy và đất đai trồng
trọt đã được tăng lên theo. Nguyên nhân của dân số gia tăng là do mơi trường

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khố luận tốt nghiệp.

17


sống và chế độ dinh dưỡng được cải thiện cũng như tỷ lệ trẻ em (từ 10 tuổi trở
lên, chết yểu đã giảm mạnh mẽ từ 40% còn 10% vào cuối thời kỳ Edo).
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, càng về cuối thời kỳ Tokugawa
quan hệ kinh tế hàng hố xâm nhập nhiều vào nơng dân. Nơng dân càng lệ
thuộc hơn vào địa chủ, phong kiến, phải nộp tơ từ 60 - 80% hoa lợi. Nơng dân
giàu có thâm canh tăng năng suất, kết hợp hay chuyển sang sản xuất thủ công
nghiệp hay chế biến sản phẩm bán cho thị trường và một số thành địa chủ mới.
Một hiện tượng mới dưới thời Tokugawa là sự phát triển nhanh chóng
của các thành phố và thương nghiệp. Vào thời Tokugawa có trên 200 thành
phố, thị trấn. Có những thành phố trên 100.000 dân. Thành phố là trung tâm
của sản xuất thủ công nghiệp, cung cấp cho thị trường. Thợ thủ công tập trung
trong các phường hội, độc quyền sản xuất một vài loại hàng hố .Các phường
có những quy tắc sản xuất chặt chẽ và diễn ra một sự phân hố giai cấp khá sâu
sắc. Chủ phường hội bóc lột tàn tệ những thành viên khác (thợ ban, thợ học
việc…)
Vai trò của người cho vay lãi – thương nhân ngày càng lớn, chi phối việc
sản xuất, buôn bán . Vào thế kỷ XVII bắt đầu xuất hiện một số công trường thủ

công trong việc khai mỏ, luyện kim, thương mại, ngân hàng, những chủ kinh
doanh lớn như Metsui,Yamanaga.
Các thương nhân có thế lực lớn ở các thành phố, tuy về mặt xã hội hội
thuộc đẳng cấp thấp. Họ tập hợp trong các “thương hội” càng phát triển, khi
Tokugawa “đóng cửa” với thương nhân châu Á. Những thương nhân nắm giữ
địa vị chủ yếu trong thương hội có thế lực lớn, có ảnh hưởng lớn đến đời sống
chính trị Nhật Bản lúc bấy giờ (họ quyết định giá cả, tỷ giá hối đoái trong cả
nước…).
Sản xuất và quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển đã tác động to lớn đến
xã hội thời Tokugawa. Nó củng cố thêm chế độ phong kiến và mối liên hệ chặt
chẽ, phụ thuộc lẫn nhau giữa những nhà sản xuất, thương nhân, cho vay lãi.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào xã hôị phong kiến song
không phá vỡ xã hội này. Đặc điểm này sẽ chi phối đến tiến trình sau đây diễn
ra trong việc lật đổ Tokugawa, phục hồi quyền lực Thiên hoàng và đưa Nhật
Bản tiến theo con đường tư bản chủ nghĩa, trong khuôn khổ chế độ phong kiến.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

18


Về xã hội: Ở thời kỳ Tokugawa thì chế độ đẳng cấp cũng được củng cố.
Xã hội Nhật Bản ở thời kỳ này vẫn chia thành 4 đẳng cấp đó là: Võ sĩ, Nông
dân, Thợ thủ công, Thương nhân.
Nét nổi bật trong hệ thống chính quyền Tokugawa là có sự phân chia giai
cấp rõ ràng. Về ngun tắc, khơng có người nào thốt ly được giai cấp xuất
thân của mình. Các nhà cầm quyền đương thời trong thâm tâm đều khơng
muốn có những sự biến động xã hội dẫn tới sự phân hoá giai cấp làm đất nước
mất ổn định.
Bốn giai cấp hình thành rõ ràng theo vị trí xã hội từ trên xuống. Tầng lớp

võ sĩ chiếm không đến 1/10 hay đúng hơn không quá 1/12 tổng dân số, cịn
nơng dân chiếm khoảng 8/10. Thời chiến tranh trung cổ ở Nhật Bản, đương
nhiên là quần chúng đông đảo chỉ chia làm 2 tầng lớp là quân nhân và những
người sản xuất. Song sự phân chia giai cấp trở nên phức tạp hơn theo các bộ
luật Yòrò và Taihò vào thế kỷ XVIII, rập khuôn theo cách phân chia giai cấp
của Trung hoa. Nhân dân Nhật Bản rất có ý thức về đẳng cấp và tình trạng giai
cấp của mình trong lịch sử.
Trong từng giai cấp tự phát có sự phân hố vì nảy sinh các phong trào
mới trong xã hội, mặc dầu việc phân chia giai cấp xuất thân khơng dễ gì xố
bỏ. Chẳng hạn tầng lớp qn nhân bao gồm tất cả những gia đình có dính dáng
tới binh nghiệp, từ các thủ lĩnh quân sự có thế lực đến người lính chiến nghèo
khổ nhất.
Liền dưới tầng lớp quân nhân là tầng lớp dân cày cũng bao gồm từ người
bần nông đến những ông chủ trang trại khá giả. Trong thời bình, sau chiến
thắng ở Osaka người nơng dân an phận ở nơi cư trú của mình nhưng cuộc sống
khó khăn ln bị giới địa chủ áp bức. Một vị đại thần là Doitoshikatsu, liền
ngay sau đại nguyên soái, cũng phải nhận xét thái độ của tầng lớp cầm quyền là
tham lam tàn bạo.
Trong thời trung cổ nền kinh tế của Nhật Bản chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Nông dân chiếm số đông trong dân cư và họ có vai trị quan trọng nhất.
Khơng thể hiểu được lịch sử của Nhật Bản nếu khơng hiểu rõ vai trị của các
cộng đồng sống ở nơng thơn, trong đó có những người dân cày là những thành
viên chính.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

19


Chính sách của giới qn sự nói chung trước kia là muốn cột chặt người

nông dân trên mảnh đất của họ không cho họ đi nơi khác. Luật pháp của chính
quyền Tokugawa từ đầu khơng có gì khắc nghiệt, chẳng những thế cịn có phần
bảo vệ quyền nơng dân khỏi bị giới điền chủ áp bức. Một đạo luật của chính
quyền Edo năm 1603 cho phép người nơng dân có thể rời bỏ ruộng đất mình
đang cày cấy đi nơi khác, nếu như bị người quản lý ruộng đất đối xử tàn tệ, dầu
đó là ruộng đất của họ Tokugawa hay ruộng đất riêng của các đại điền chủ. Chỉ
có một điều kiện là trước khi rời đi nơi khác, nơng dân phải trang trải xong
mọi khoản thuế. Sau đó anh ta muốn sống nơi nào cũng được. Một chương
khác trong bộ luật nghiêm cấm việc dùng bạo lực chống lại nông dân và nêu rõ
rằng mọi sự tranh chấp về thuế má nếu không tự giải quyết được giữa địa chủ
và nơng dân thì đưa ra tồ án xét xử.
Ở nhiều nơi người ta đối xử với nông dân thơ bạo mặc dầu cũng có một
số điền chủ thiên về thuyết phục hơn là dùng vũ lực. Chính quyền Bakufu có
chính sách mềm dẻo hơn. Một đạo luật năm 1643 có những đoạn sau đây : “
Nếu như những người quản lý đất đai hạc đại diện của họ xử sự không đúng và
không thể chịu được, người nông dân có thể ra đi sau khi thanh tốn hết mọi
khoản thuế cũ. Họ có thể sang cư trú ở làng bên cạnh nơi mà họ cảm thấy dễ
thở hơn”. Tuy nhiên lệnh của chính quyền Bakufu ở nhiều nơi khơng có hiệu
lực người nơng dân bị áp bức đã bỏ trốn ngày càng nhiều. Chẳng hạn, năm
1642, một đạo luật của lãnh chúa Okayama đã lên án những nhóm nông dân bỏ
trốn để mưu nổi loạn và buộc những người còn lại trong làng phải cày cấy
những mảnh đất bỏ hoang. Không phải tất cả những người bỏ trốn đều do bị áp
bức bóc lột, mà nhiều người muốn bỏ nông thôn ra thành phố, nơi họ cho rằng
kiếm sống dễ hơn. Tình hình đó dẫn đến hình thành một tầng lớp những người
làm công hoặc đi ở cho những nhà giàu ở thành phố. Số này ngày càng đơng
trong hồn cảnh kinh tế phát triển trong thời bình. Ngồi ra nhiều nơng dân
khéo tay bỏ ra thành phố làm thợ thủ công, thành tầng lớp thứ ba trong xã hội.
Thợ thủ công mọi nghề bị coi rẻ hơn tầng lớp nơng dân. Tuy nhiên có
một số kiến thức, có tay nghề giỏi được kính trọng, nhất là nếu họ phục vụ cho
tầng lớp võ sĩ. Những người sản xuất áo giáp, gươm, kiếm được đối xử đặc

biệt, được trả lương cao, có nơi ở tử tế. Chính quyền Bakufu và các lãnh chúa
lớn có nhiều ưu ái đối với họ. Nghề thợ mộc cũng được đối xử tốt. Chẳng hạn
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

20


có một người thợ mộc giỏi ở Kyoto năm 1698 tên là Nakaimondo được hưởng
lương 500 koku và được phép đeo kiếm như một võ sĩ. Những quyền lợi và sự
đối đãi tương tự cũng được áp dụng đối với các loại thợ giỏi khác như thợ kim
hoàn làm nghề vàng bạc, các nghệ nhân, sthợ may, nhất là những người được
giao công việc may quần áo cho đại nguyên sối và giới q tộc trong triều.
Những người thợ bình thường thì khơng được ưu ái như vậy. Những
người sống ở các thành phố pháo đài, làm việc cho các lãnh chúa với số lượng
ít ỏi, nhưng họ lại được đặc quyền bán hàng hố họ sản xuất ra. Cịn loại thợ
làm công nhật, các thợ thủ công lập thành các phường hội để cùng nhau bảo vệ
quyền lợi. Có những phường buôn bán, phường thợ mộc, thợ cưa xẻ, thợ rèn,
thợ làm ngói, thợ nề…, mỗi nghề có phường hội riêng. Chế độ học nghề khá
chặt chẽ nhưng có hiệu quả.
Tầng lớp thương nhân bao gồm những nhà buôn và các chủ hiệu là tầng
lớp thấp nhất trong xã hội. Song nền kinh tế Nhật Bản trong thời bình ngày một
phát triển và mở rộng, tầng lớp thương nhân giàu có lên và có thế lực. Đến thế
kỷ XVIII thì bằng sức mạnh của đồng tiền họ đã phá được những hàng rào
phân chia giai cấp trong xã hội dưới thời các đại nguyên soái Tokugawa.
Những thương nhân giàu có được chính quyền sử dụng như những chủ thầu và
công việc của họ rất cần cho tầng lớp võ sĩ. Ngay cả phường hội bn bán, vốn
khơng được chính quyền ưa lắm, nay cũng được vị nể do họ đóng góp được
nhiều thuế má, lệ phí.
Cần nói thêm rằng, trong mỗi giai tầng xã hội lại chia ra nhiều đẳng cấp,
từ các lãnh chúa đến người lính thường; từ phú nông đến người tá điền làm

công nhật kiếm sống; từ người thợ thủ công lành nghề đến thợ học việc; từ
những thương nhân giàu có đến người bán rong. Sự phân hố thành đẳng cấp
đó ngày càng rõ, người ta thấy trong các cuộc họp làng xã, mỗi loại người có vị
trí rõ rệt. Tơn ti trật tự phức tạp trong xã hội lại thể hiện rõ trong các mối quan
hệ xã hội, tuy có nặng nề nhưng lại khuyến khích được ý thức vươn lên.
Bốn giai cấp chính trong xã hội nói trên chiếm phần đơng dân số, vì cịn
một số loại người khơng thuộc hẳn tầng lớp nào. Chẳng hạn có những nhóm
người sống lưu động trên sông nước, người đi cày cuốc thuê, người làm nghề
khuân vác, thợ đấu, chân sào, phu khiêng kiệu và những người lao động đơn
giản khác khơng cần có kỹ năng gì đặc biệt. Cịn có loại người nữa vốn là
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

21


những võ sĩ cũ, gặp rủi ro hoặc bất mãn vì lý do gì đó, nội dung chống lại trật
tự xã hội đương thời. Họ thường là những võ sĩ khơng nghề nghiệp, thường gọi
là Rịnin, một loại người trong lịch sử chế độ phong kiến cần được nghiên cứu
kỹ hơn.
Mặc dầu có những biện pháp đàn áp của chính quyền, số võ sĩ thất
nghiệp vẫn không giảm. Chẳng những thế số này ngày một tăng, họ oán trách
thái độ đối xử của chính quyền. Nguy cơ của những cuộc nổi dậy ngày một rõ,
điển hình nhất là đã có cuộc khởi nghĩa trên quy mô lớn của những võ sĩ thất
nghiệp dưới sự lãnh đạo của Yuishòsetsu, trong những năm cuối đời của đại
ngun sối Iemetsu.
1.3.3. Tình hình văn hoá.
Những điều kiện kinh tế, xã hội như vậy được phản ánh trong nền văn
hoá phong phú, đa dạng ở thời kỳ Tokugawa. Xóm làng, nhà cửa ở nơng thơn
quy hoạch khá ngăn nắp, có đường đi rộng, thẳng, những dòng nước tưới cho
đồng ruộng. Ở thành thị được xây dựng to lớn đẹp đẽ, dân cư đông đúc, thành

thị còn là chiến lũy nữa.
Trong những thế kỷ XIII - XV, kỷ luật của tầng lớp võ sĩ đã đặc biệt phát
triển thành cái gọi là “Võ sĩ đạo”(Bushido) tới mức trở thành một giá trị thẩm
mĩ, một tiêu chuẩn đạo đức và hành động của tồn xã hội. Nó có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới sự phát triển văn hố.
Hình tượng nghệ thuật của người võ sĩ đã được thể hiện trong các tác
phẩm văn học ra đời và phát triển trong thời kỳ ấy mang tính hình thức là
“gunki”- những anh hùng ca. Nổi tiếng nhất là hai thiên anh hùng ca: một là,
Hâykê Mônôgatati, ra đời vào đầu thế kỷ XIII, có nội dung kể về cuộc chiến
giữa họ Taira và họ Minamơtơ; và hai là Taihayki(Thái bình kí), ra đời vào
giữa thế kỷ XIV, kể lại cuộc đấu tranh giữa các phong kiến miền Đông và miền
Tây. Cả hai tác phẩm này đều hình thành trên cơ sở những câu chuyện truyền
miệng của nhân dân có người chuyên kể lại.
Ngoài văn học, nghệ thuật sân khấu cũng đạt được những thành tựu đáng
kể trong các thế kỉ XIV - XV. Tuy nhiên đặc điểm kịch của thời kì này là ở chỗ
nó khơng tách rời sân khấu. Kịch bản ra đời trong q trình trình diễn, cịn
những mục trình diễn đều bắt nguồn từ những điệu nhảy múa của nhân dân. Đề
tài của kịch thường là những câu chuyện hoang đường, thần thoại, những
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

22


truyện anh hùng, truyện lãng mạn, cổ tích và cả những biến cố xảy ra trong
cuộc sống. Khi trình diễn, người ta thay đổi nhiều cảnh, có đoạn múa, đoạn hài
hước và đơi khi cịn xen vào vài ngón ảo thuật. Kịch gia nổi tiếng nhất thời ấy
là Xêami (1368-1443).
Hội hoạ thời kì này rất phát triển với những lối vẽ thuỷ mặc. Đó là lối vẽ
dùng nước lã, mực đen để vẽ lên giấy. Lối vẽ này có nguồn gốc từ Trung Quốc
và được truyền vào Nhật Bản từ thời Tống. Vào thế kỉ XV, lối vẽ thuỷ mặc đã

được kết hợp với Đại Hoà hội để vẽ sơn thuỷ, hoa, điểu, cầm thú. Sự kết hợp
này được thể hiện ở chỗ, người ta vẫn vẽ thuỷ mặc là chính, nhưng chấm phá
thêm một vài mầu sắc theo nghệ thuật tả chân của Đại Hoà hội trong hội hoạ,
qua đó thể hiện được tình cảm và tư tưởng sâu sắc nhất của con người. Các
nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong hội hoạ của thời kì này là Giơsetsu Setsusu (14201506) và Canô Môtônôbu (1476-1559).
Bên cạnh hội hoạ, nghành điêu khắc cũng phát triển rộng rãi, khuynh
hướng mới trong điêu khắc thời kì này là sự kết hợp những truyền thống cũ của
Nhật Bản với những yếu tố điêu khắc. Tuy nhiên, điêu khắc thường vẫn được
kết hợp với kiến trúc. Những cơng trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời bấy giờ có
Tồ nhà vàng (kinkakuddi) xây dựng năm 1397 ở Kiôtô và Chùa bạc
(ginkakuddi) xây năm 1473.
Sự phát triển của văn hoá vào thế kỉ XVI vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn
cảnh rất phức tạp. Các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài đã ảnh hưởng tới
nó. Do vậy đặc điểm của văn hoá Nhật Bản ở thế kỉ XVI là được hình thành
dưới ảnh hưởng của các yếu tố xung đột và mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, trong
văn học, loại văn châm biếm rất phát triển. Nội dung của loại văn này mang
tính chất hiện thực, chủ yếu phản ánh những thói xấu của tầng lớp quý phái và
bọn thầy tu.
Kiến trúc của thế kỉ XVI cũng có nhiều thay đổi, nhìn chung lộng lẫy có
tỉ lệ rất đều và ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của phương pháp xây dựng và hình
thái kiến trúc của châu Âu. Các nghệ sĩ trang hồng thời kì này cũng đồng thời
là những nhà chế tạo đồ trang sức, đạt đến mức độ rất điêu luyện. Ơ thành thị
bắt đầu phổ biến các hình thức văn hố gọi là phịng trà (tianơu). Ơ đây thường
tập trung một nhóm người nhỏ nhất định, họ tự do thảo luận những vấn đề văn
hố, chính trị mà họ quan tâm. Đồng thời với việc phổ biến các cuộc họp phòng
Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

23



trà thì lối trồng cây cảnh – một trong những đặc điểm của dân tộc Nhật Bản
tiêu biểu cho văn hoá nhà cửa - cũng phát triển. Vườn cây cảnh trong dinh tiêu
khiển của Thiên hoàng Casura ở gần Kioto, ở giữa vườn có phịng trà, được
xem là vườn mẫu mực của loại nghệ thuật này.
Sang thời Tokugawa, do đất nước được hồ bình thống nhất hơn 2 thế kỉ,
nên văn hố Nhật Bản có nhiều điều kiện phát triển. Đây là thời kì văn hố
truyền thống của Nhật Bản, sau một giai đoạn dài hình thành và phát triển, đã
định hình, đồng thời cũng là thời kì Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của văn
hoá phương Tây.
Về sân khấu, đã xuất hiện và phổ biến loại kịch tuồng kèm vũ, nhạc gọi
là Cabuki(ca-vũ-kĩ) do một phụ nữ là Ôkuni sáng lập. Lúc đầu các đồn ca-vũkĩ thường trình diễn trong các bữa tiệc của các nhà quyền quý để mua vui. Cách
trình diễn của loại kịch này cịn tạp nghệ: hoặc ca, hoặc ngâm những cố khúc,
hoặc diễn những màn kịch dao khúc ngắn. Lời lẽ thiên về cuồng ngôn vui
nhộn, hay châm biếm, vũ điệu kèm theo nhạc hoặc những điệu lả lướt. Lối diễn
Cabuki này về sau được quần chúng bình dân rất ưa chuộng, nên nhiều đồn
Cabuki được thành lập và đi trình diễn khắp nơi. Nổi tiếng nhất là các đồn
Sacata Tơdurơ ở Kioto, và Isicaoa Đandurơ ở Edo.
Cũng trên lĩnh vực sân khấu, cịn có sự phát triển mạnh của loại hình
múa rối cạn. Loại hình này xuất hiện từ những thế kỷ trước và có đặc điểm là
trình diễn đồng thời với lối hát xẩm Dôruri. Vào khoảng những năm 1688 1703 tuồng múa rối đạt tới sự phát triển toàn thịnh. Tác giả nổi tiếng nhất của
loại hình nghệ thuật này là Sicamasu Mơndămơn(1623 - 1724).
Về văn học, đây là thời kì phát triển của thể thơ Haicai( Bài hài) và thể
thơ trào phúng.
Thơ bài hài, cũng gọi là bài cú, là thể thơ mà người Nhật tự hào là đặc
biệt nhất thế giới. Mỗi bài thơ rất ngắn, nhưng lời lẽ thì tao nhã, ý nhiều, đủ
mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Masuô Sunêfusa được coi là bậc thánh
của thể thơ này, và được người Nhật đánh giá cao như nhà thơ Lí Bạch thời
Đường(Trung Quốc).
Trên cơ sở thể thơ bài hài, một số nhà thơ đã đem kết hợp nó với một số
thể thơ khác thành thể thơ trào phúng châm biếm thói đời. Người thành cơng


Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

24


nhất trên lĩnh vực này là Caraisenriư(1718 - 1790). Ông sáng tác nhiều và được
lưu lại thành một tập gọi là Senriưsu(Xuân Liễu tập).
Hội hoạ dưới thời Tokugawa đặc biệt phát triển, lôi kéo không chỉ những
hoạ sĩ nhà nghề mà cả rất nhiều hoạ sĩ nghiệp dư, và hình thành nên nhiều mơn
phái. Có mơn phái gồm các thi nhân, văn sĩ, nho gia, gọi là Buninga (văn nhân
hoạ), có mơn phái chun vẽ thảo mộc, thụ, lâm, nên gọi là Sasâyga(tả sinh
hoạ), có phái chuyên dùng sơn màu thực tươi vẽ bình phong hoặc tranh thờ,
chùa, đền…Những hoạ sĩ nổi danh nhất thời bấy giờ là: Canôtanyư (16021674), Ôgata Kôrin (1658 - 1716), Hisicaoa Môrônôbu (1618 - 1694) và
Maruyama Ơk (1733 - 1795).
Sự phát triển của văn hố thời Tokugawa không tách rời với sự phát triển
của giáo dục. Tuy vẫn lấy Nho học làm nội dung giảng dạy chính, nhưng điểm
mới của thời kì này là ở chỗ, giáo dục khơng cịn là đặc quyền của q tộc nữa
mà đã lan xuống các tầng lớp thứ dân. Các lớp tư học được mở ra ở khắp nơi và
được gọi là Têracôya(tự tử ốc). Phần lớn các thầy đồ là nhà sư, nhưng cũng có
khơng ít những quan chủ, thầy thuốc, vũ sĩ giải nghệ cũng tự mình đóng vai các
thầy đồ giảng dạy.
Trong khi đó, mọi tiếp xúc với văn hố phương Tây bị nghiêm cấm bởi
chính sách đóng cửa của nhà Tokugawa. Nhưng vì những người Hà Lan vẫn
được buôn bán ở Nagasaki, nên thông qua người Hà Lan, văn hố phương Tây
vẫn ít nhiều được truyền vào và bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới trí thức
Nhật Bản. Nó nhanh chóng được nhiều người học hỏi và làm bùng lên một
phong trào của những người học tập, nghiên cứu và làm theo phương Tây, gọi
là phong trào “Hà Lan học”. Nhờ ảnh hưởng của phong trào này, Nhật Bản đã
tiếp thu được ít nhiều khoa học và kĩ thuật phương Tây, rút ngắn được phần

nào khoảng cách giữa phương Tây và Nhật Bản.

Phạm Hồng Thắng 40E1- Sử. Khoá luận tốt nghiệp.

25


×