Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Bước đầu dùng một số chỉ số cơ bản nghiên cứu sự phát triển thể chất cho học sinh lứa tuổi 16 17 18 trường thpt nguyễn trung thiên thạch hà hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.52 KB, 52 trang )

Khố luận tốt nghiệp.

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Giáo
dục thể chất trường Đại học Vinh cùng các thầy cô giáo, các em học sinh
trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Thạch Hà- Hà Tĩnh đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ cho tơi hồn thành đề tài thuận lợi.
Và tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn của mình đối với sự động viên
khích lệ, sự giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập, xử lý số liệu của tất cả
các bạn bè đồng nghiệp.
Với đề tài này sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, vì vậy
tơi rất mong được sự giúp đỡ đóng góp, cho ý kiến từ phía các thầy cơ
giáo và các bạn đồng ghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2004
Tác giả: Nguyễn Duy Tú
Lớp 41A2 - Thề dục

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

1


Khố luận tốt nghiệp.
MỤC LỤC

Trang
Đặt vấn đề
I.



Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3
5

I.1.

Mục đích nghiên cứu

5

I.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5

II.

Phƣơng pháp - tổ chức nghiên cứu

6

Phương pháp nghiên cứu

6

II.1.1.


Phương pháp phân tích đọc tài liệu

6

II.1.2.

Phương pháp quan sát sư phạm

6

II.1.3

Phương pháp điều tra sư phạm

7

II.1.4

Phương pháp toán thống kê

7

II.2.

Tổ chức nghiên cứu

8

II.2.1.


Thời gian tiến hành nghiên cứu

8

II.2.2.

Đối tượng nghiên cứu

8

II.1.

II.2. 3. Địa điểm nghiên cứu
III
III.1.
III.2.

8

Kết quả và phân tích kết quả

13

Kết quả và phân tích kết quả nhiệm vụ 1

13

Kết quả và phân tích kết quả nhiệm vụ 2

22


Kết luận - Kiến nghị

45

IV.1.

Kết luận

45

IV.2.

Kiến nghị

45

Phụ lục - Tài liệu tham khảo

47

Phụ chƣơng

48

IV.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

2



Khoá luận tốt nghiệp.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong hệ thống
Giáo dục thể chất nhân dân. Việc duy trì và phát triển nòi giống Việt Nam chủ
yếu là từ thế hệ trẻ tương lai này, chính vì thế Bác Hồ ln ln quan tâm và
săn sóc đến sự phát triển các mặt nói chung và thể chất nói riêng của thế hệ trẻ.
Mục đích của giáo dục thể chất nước ta là: "bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những người phát triển tồn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có
dũng khí kiên cường để sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc" . Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là phải khoẻ cả về thể chất lẫn tinh
thần, có khả năng lao động trí óc một cách sáng tạo mưu trí, dũng cảm trong
chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của

nhân dân ta. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời
sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khoẻ mới thành cơng".
Hơm nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển nền kinh tế xã hội
thì nhân tố sức khoẻ của nhân dân nói chung và của học sinh nói riêng càng
được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng. Học sinh nguồn hạnh

phúc của gia đình nhà trường và xã hội.
Chính vì vậy việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng để tăng thêm sức khoẻ cho họ chuẩn bị bước vào cuộc
sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp giữ gìn và tăng cường sức
khoẻ cho nhân dân và cải tạo nòi giống Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặt nhiều vào thế hệ trẻ.
Để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của cách mạng nước ta để
phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng CNXH, vấn đề bảo vệ và tăng cường

sức khoẻ cho học sinh là một nhiệm vụ cấp thiết. Tiến hành giáo dục thể
chất sao cho phù hợp với từng đối tượng trong xã hội nói chung và lứa tuổi

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

3


Khố luận tốt nghiệp.
"16-17-18" nói riêng là cả một vấn đề có tính khoa học và mang ý nghĩa sâu
sắc.
Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mối quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta. Trong các văn kiện Đại hội VIII Nghị quyết TW 2 của Đảng khẳng
định: "Muốn xây dựng nước nhà giàu mạnh, văn minh phải có con người và
khơng thể coi nhẹ vai trị giáo dục thể chất trong trường học".
Nghị quyết của Đảng tồn quốc lần thứ VII có viết: "Cần coi trọng nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học". Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Nhà nước thống nhất quản lý sự
nghiệp TDTT quy định các chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường
học". Mục tiêu công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đến năm 2025 là
"xây dựng và bước đầu hoàn thiện giáo dục thể chất trong trường học từ cấp
mầm non đến cấp Đại học thực hiện việc giảng dạy thể dục một cách nghiêm
túc và thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà trường".
Trong công cuộc xây dựng XHCN, cán bộ và nhân dân huyện Thạch Hà
luôn luôn cố gắng thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
cùng với cả nước hồ mình trong cơng cuộc đổi mới, góp phần đẩy nhanh,
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề giáo dục thể chất cho thế
hệ trẻ nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng được các cấp các ngành huyện
Thạch Hà quan tâm là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra ngang
tầm giáo dục dân trí. Bởi đó khơng phải là sự chuẩn bị cho các em phát triển

toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ … mà cịn có đủ điều kiện để các em bước
vào cuộc sống lao động và xây dựng CNXH là lực lượng chính cho ngày mai.
Xuất phát từ những vấn đề trên với mong muốn nắm được thực trạng thể chất
của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh chúng
tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

"BƢỚC ĐẦU DÙNG MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH LỨA TUỔI "16 - 17 - 18"
TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN - THẠCH HÀ - HÀ TĨNH"

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

4


Khố luận tốt nghiệp.
I. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

I.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đánh giá bước đầu về thực trạng thể chất của trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh để làm số liệu thơng
tin, tham khảo, góp phần ít nhiều cho cơng tác giáo dục thể chất ở trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh làm cho thể chất học
sinh ngày càng được nâng cao và phát triển.
I.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích của đề tài này chúng tôi thực hiện các
nhiệm vụ sau:
I.2.1. Điều tra thực trạng phát triển thể chất của học sinh trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.

I.2.2. Bước đầu đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh
trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

5


Khoá luận tốt nghiệp.
II. PHƢƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

II.1.Phƣơng pháp nghiên cứu.
II.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phân tích là: Là phương pháp tách phần tài liệu
thành các đơn vị nhỏ kiến thức tạm thời. Cho phép chúng ta tìm hiểu
những dấu hiệu bản chất, quy luật, thuộc tính.
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phương pháp phân
tích ta tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống về quy luật, khái niệm.
- Phương pháp đọc và phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan tới
đề tài là phương pháp nghiên cứu chủ yếu, nó được sử dụng rộng rãi
trong các cơng trình nghiên cứu lý luận sư phạm, nhằm thu thập những
nguồn thông tin khoa học hiện có đã được cơng bố trong và ngồi nước.
Tìm hiểu phân tích các văn bản pháp quy, sách báo, tạp chí, khoa học,
chương trình giảng dạy ở trường THPT, lý luận phương pháp giáo dục
thể chất, các tài liệu giáo trình có liên quan đến sự phát triển thể chất,
phương pháp giảng dạy trong các trường THPT, một số luận văn khoa
học của các sinh viên trong các khoá luận tốt nghiệp .
II.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp quan sát sư phạm: Là phương pháp thu thập thông tin
về đối tượng nghiên cứu bằng cách trực tiếp, trực giác lên đối tượng về

nhân tố có liên quan đến đối tượng. Phương pháp quan sát sư phạm cũng
thuộc phạm trù của phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu các vấn đề sư phạm. Điều nổi bật là người
nghiên cứu trực tiếp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thực tế khách
quan. Để thực hiện phương pháp quan sát sư phạm chúng tôi sử dụng các
hình thức:
- Quan sát các giờ giảng dạy thể dục và có nhận định đánh giá một
cách khách quan.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

6


Khoá luận tốt nghiệp.
- Quan sát đo đạc (Quan sát đo đạc khi tiến hành kiểm tra)
II.1.3. Phương pháp điều tra sư phạm.
Là phương pháp nhà nghiên cứu khảo sát một số lượng lớn các đối
tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực vào một hay nhiều thời điểm.
Điều tra giáo dục nhằm thu thập thông tin, các số liệu hiện tượng để từ
đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến nguyên
nhân…chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Có các loại điều tra
sau:
- Điều tra cơ bản trong sư phạm (Như điểu tra về thể chất của học
sinh).
- Trưng cầu ý kiến là phương pháp tìm hiểu nhận thức, tâm trạng…
II.1.4. Phương pháp toán thống kê.
Là phương pháp dùng lý thuyết tốn học, lơgíc, các cơng trình tốn
học để tính tốn số liệu từ đối tượng nghiên cứu và xử lý số liệu, xử lý
thơng tin có liên quan.

- Cơng thức tính giá trị trung bình :
n

 ni .xi

X =

i 1

n

Trong đó: X là số trung bình cộng .
xi là giá trị quan sát
n là số cá thể
- Cơng thức tính phương sai:
n

 ni ( xi  X )2

 x2  i 1

n

(n > 30)

2
- Tính độ lệch chuẩn  x   x

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC


7


Khố luận tốt nghiệp.

- So sánh giá trị trung bình của hai mẫu:
T

XA  XB

 A2  B2

nA
nB

II.2. Tổ chức nghiên cứu.
II.2.1. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12- 2003 đến tháng 5 2004 gồm có các giai đoạn sau:
- Từ ngày 15-12 đến ngày 10-01-2004 hồn thành và thơng qua đề
cương.
- Từ ngày 01-02 đến ngày 20-04-2004 giải quyết nhiệm vụ I.
- Từ ngày 20-04 đến ngày 10-05 giải quyết nhiệm vụ II.
- Từ ngày 10-05 đến ngày 30-05 hoàn thành và chuẩn bị báo cáo luận văn
II.2. 2. Đối tượng nghiên cứu.
- Tổng số gồm 300 em học sinh (gồm 150 nam, 150 nữ) trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
II.2.3. Địa điểm nghiên cứu.
Trường PTTH Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
II.2.4. Các nội dung kiểm tra sư phạm.
II.2.4.1. Cân nặng.

- Cân nặng là trọng lượng của cơ thể. Dụng cụ đo là cân bàn điện
tử, chính xác đến 0,05kg . Đối tượng điều tra mặc quần áo mỏng, chân
đất ngồi trên ghế, đặt hai bàn chân lên bàn cân, rồi mới đứng thẳng lên.
Đơn vị để tính cân nặng là kg.
II.2.4.2. Chiều cao đứng.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

8


Khoá luận tốt nghiệp.
- Chiều cao đứng là chiều cao cơ thể đo được từ mặt phẳng đối
tượng điều tra đứng đến đỉnh đầu. Đối tượng điều tra đứng ở vị trí đứng
nghiêm (chân đất).
Làm sao cho 4 điểm phía sau chạm vào thước đó là: Chẩm, lưng,
mơng, gót chân.
Đi mắt và vành tai nằm trên một đường ngang.
Điều tra viên đứng phía bên phải đối tượng điều tra đặt ê ke chạm
đỉnh đầu, sau khi đối tượng điều tra bước ra ngoài thước, đọc kết quả,
ghi giá trị đo được đơn vị là (cm)
Dụng cụ là thước dây của Bộ y tế chia độ đến 0,1.
II.2.4.3. Chỉ số BMI .
- Để giữ cho cận nặng tương xứng với chiều cao, tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã đưa ra cơng thức tính chỉ số khối cơ thể (Body mass
Index - viết tắt là BMI) .
Nếu gọi W là cân nặng, tính bằng (kg)
H là chiều cao tính bằng (m) thì trung bình cân nặng sẽ tính theo
cơng thức:
BMI =


W
H2

=

Cân nặng
(Chiều cao) 2

Bình thường BMI từ 19-24,9 ở nam giới. 18,5-23,8 ở nữ giới thông
thường đối với các bạn trẻ, chỉ số BMI lý tưởng nhất là từ 20-22.
II.2.4.4. Dẻo gập thân (cm)
Kiểm tra Dẻo gập thân để đánh giá độ mềm dẻo.
- Thiết bị gồm có bục kiểm tra hình hộp, có thước ghi sẵn ở mặt
trước thước dài 50 (cm) có chia thang độ (cm) ở hai phía. Mặt trước
thước (mặt bục) từ điểm 0 chia về hai đầu thước, mỗi đầu là 25 (cm). Từ
điểm 0 trở xuống giới bục là dương (+), từ điểm 0 lên trên là âm (-).

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

9


Khoá luận tốt nghiệp.
- Đối tượng điều tra đứng lên bục (chân đất), tư thế đứng nghiêm,
đầu ngón chân sát mép bục, hai chân thẳng, mép trong hai bàn chân song
song, đầu gối không được co, từ từ cúi xuống, hai tay duỗi thẳng, ngón
tay duỗi thẳng, lịng bàn tay úp dùng đầu ngón tay cố gắng đẩy "con
trượt" xuống phía giới. Khi đã cúi hết mức "con trượt" dừng ở đâu thì đó
là kết quả của độ mềm dẻo thân mình.

- Kết quả được xác định như sau:
"Con trượt" không qua được mặt phẳng của bục đối tượng điều tra
đang đứng, đó là kết quả âm (-), thí dụ:
- 3 (cm), -5 (cm). Như vậy tay cách mặt phẳng bàn chân là 3 (cm),
5(cm). "con trượt" qua mặt phẳng của bục, có kết quả dương (+) thí dụ
(+) 3 (cm), 5(cm)
Kết quả dương (+) độ mềm tốt, kết quả âm (-) độ mềm dẻo kém.
Đo hai lần lấy một lần tốt nhất.
II.2.4.5. Nằm ngửa gập bụng (số lần/30giây).
Test này để đánh giá sức mạnh cơ bụng. Tính số lần trong 30 (giây) .
- Đối tượng điều tra ngồi trên sàn (ghế băng, trên cỏ) bằng phẳng
sạch sẽ. Chân co 1 góc 90 0 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay
đan chéo nhau, lịng bàn tay áp sát vào đầu, khuỷu tay chạm đùi.
Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với
đối tượng điều tra, hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho đối
tượng điều tra tách chân ra khỏi sàn.
Khi có hiệu lệnh "bắt đầu", đối tượng điều tra ngả người nằm ngửa
ra, hai vai chạm sàn, sau đó gập bụng thành ngồi. Hai khuỷu tay chạm
đùi, thực hiện động tác gập thân thành ngồi 90 0. Mỗi lần ngả người, co
bụng tính 1 lần. Điều tra viên ra lệnh "bắt đầu" bấm đồng hồ, đến giây
thứ 30, hơ "kết thúc" điều tra viên thứ hai tính số lần gập bụng.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

10


Khoá luận tốt nghiệp.
Yêu cầu đối tượng làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện số lần
cao nhất trong 30 (giây).

II.2.4.6. Chạy 30 (m) xuất phát cao (giây).
Đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất là 40(m) , bằng phẳng,
chiều rộng ít nhất là 2 (m), cho 2 người chạy cùng một đợt, nếu rộng
hơn có thể cho chạy 4 người.
Kẻ vạch xuất phát, vạch đích, ở hai đầu đường chạy đặt cọc tiêu.
Sau đích ít nhất có khoảng trống 10 (m) để giảm tốc độ sau khi về
đích.
- Đối tượng điều tra chạy bằng chân không hoặc bằng giày,
khơng chạy bằng dép, guốc, khi có hiệu lệnh "vào chỗ" tiến vào vạch
xuất phát đứng chân trước chân sau cách nhau từ 30 -40 (cm), trọng
tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên. Bàn chân trước đặt
ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe hiệu lệnh "sẵn
sàng", hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu tay,
đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi toàn
thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có hiệu lệnh ngay
lập tức chạy nhanh về trước thẳng tiến tới đích và băng qua đích.
- Đối với người bấm đồng hồ, đứng ngang vạch đích , tay cầm
đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi
thấy cờ bắt đầu hạ lập tức bấm đồng hồ. Khi ngực hoặc vai của người
chạm vào mặt phẳng của đích thì bấm dừng đồng hồ.
Thành tích được xác định là (giây)và số lẻ từng 1/100 (giây)
II.2.4.7. Chạy thoi 4 x 10m (giây)
Dùng test này để đánh giá năng lực khéo léo và sức mạnh.
Đường chạy có kích thước là 10 x 1,2m , bốn góc có vật chuẩn
để quay đầu. Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

11



Khố luận tốt nghiệp.
đất khơ. Để an tồn, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là
2(m). Dụng cụ đồng hồ bấm giây, thước đo dài, 4 vật chuẩn 4 góc.
Đối tượng điều tra theo khẩu lệnh thực hiện "vào chỗ" - "sẵn
sàng" - "chạy", giống như thao tác đã trình bày trong xuất phát cao.
Khi chạy đến vạch 10 (m), chỉ cần 1 chân chạm vạch lập tức nhanh
chóng quay ngoắt tồn thân vịng lại, về vạch xuất phát đến chân chạm
vạch thì quay lại. Thực hiện lặp lại cho hết quảng đường, tổng số hai
vòng, 3 lần quay.
II.2.4.8. Bật xa tại chỗ (cm).
Kiểm tra Bật xa tại chỗ để đánh giá sức mạnh.
- Đối tượng điều tra bật xa tại chỗ trên thảm cao su (trên hố cát).
Trên thảm đặt thước đo để tính độ dài bật xa. Thước đo là một thanh hợp
kim dài 3m rộng 3cm. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất
phát.
- Đối tượng điều tra đứng dang hai chân rộng bằng vai, ngón chân
đặt sát vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp
khuỷu, gập thân hơi lao về trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau
(giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợp chuỗi thẳng thân, chân bật
mạnh về trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân tiến hành đồng thời
cùng lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vạch gần
nhất của gót chân (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính
bằng (cm). Thực hiện hai lần bật nhảy và tính bằng (cm) khi đo lần xa nhất
II.2.4.9. Chạy tuỳ sức 5 phút (tính quảng đường (m) .
Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí)
- Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất là 2m,hai đầu kẻ hai
vạch giới hạn, phía ngồi hai đường giới hạn có khoảng trống ít nhất là 1m
để đường chạy quay vòng. Trên đoạn 50 (m) đánh dấu từng đoạn 10(m) để
xác định phần lẻ quảng đường (5m) sau khi hết thời gian chạy.


Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

12


Khố luận tốt nghiệp.
- Khi có hiệu lệnh "chạy" đối tượng điều tra chạy trong ô chạy hết
đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng
thời gian 5 phút. Người chạy nên chạy từ từ ở đoạn đường đầu, phân phối
đều sức mình và tăng tốc độ dần. Nếu mệt có thể đi bộ cho đến hết giờ.
Mối đối tượng điều tra mang một số đeo ở ngực và tay cầm tích - kê
có số tương ứng. Khi có lệnh dừng chạy lập tức thả ngay tích - kê của mình
ngay xuống nơi chân chạm đất để đánh dấu số lẻ quảng đường chạy, sau đó
chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức. Đơn vị đo quảng đường (m)

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

13


Khố luận tốt nghiệp.
III. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
III.1. Kết quả và phân tích kết quả nhiệm vụ 1.
III.1. 1.Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục, cơ sở vật chất, sân bãi
dụng cụ phục vụ cho học tập môn học thể dục tại trường THPT Nguyễn
Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Về đội ngũ giáo viên, thể dục trường THPT Nguyễn Trung Thiên Thạch Hà - Hà Tĩnh thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Nguyễn Trung Thiên Thạch Hà - Hà Tĩnh


Tổng số

Nam

Nữ

TĐĐH

TĐCĐ

Tỷ lệ gv/lớp

4

4

0

4

0

1gv/ 10lớp

- Tình hình học tập môn học thể dục của học sinh trường PTTH
Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Bảng thống kê việc thực hiện học tập môn Thể Dục của học
sinh trƣờng THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh
Khối
lớp


Số lớp Tổng HS

Tổng giờ/HK

Tổng
giờ/năm

10

15

775

33/học kỳ

66h/năm

11

13

730

33/học kỳ

66h/năm

12


12

660

33/học kỳ

66h/năm

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

Môn học

Chạy - Đẩy tạ Tự chọn
Đẩy tạ - Chạy Tự chọn
Nhảy xa - Nhảy
cao - Tự chọn

14


Khố luận tốt nghiệp.
Bảng 3: Tình hình cơ sở vật chất của trƣờng PTTH
Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh
Sân
chạy

SBĐ

1


Sân

Hố nhảy

M2

Giếng

Loại

Tủ

BC

X-C - ĐT

sân tập

nƣớc

sân

thuốc

1

2-2-1

1500m2


Khơng

Đất

0

1

Dụng cụ: Bóng đá

4 quả

Tạ:

17 quả

Bóng chuyền:

3 quả

Đồng hồ bấm dây:

5 cái

Xà đơn - xà kép:

0

Bóng bàn:


1 bàn

Thước mét :

8 chiếc

Hệ thống nước uống:

0

Giá nhảy:

3 cái

Cán bộ y tế tủ thuốc:

0

- Tình hình giảng dạy môn học thể dục của trường THPT Nguyễn
Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
- Nhìn chung giáo viên thể dục thực hiện đúng phân phối chương
trình giảng dạy mơn thể dục, nhiệt tình trong cơng tác và hồn thành
nhiệm vụ. Nhiều đồng chí đã đăng ký giáo viên dạy giỏi các cấp, lên lớp
đúng trang phục quy định, giáo án hồ sơ chun mơn đầy đủ. Song bên
cạnh đó, trong giờ học thể dục vẫn còn một số nhược điểm cần khắc
phục đó là giờ giảng dạy chưa sinh động, chưa thu hút học sinh tích cực
tập luyện một cách tự giác, giờ học còn đơn điệu cứng nhắc, gò ép. Phần
lớn giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên lên
lớp thí phạm kỹ thuật, phân tích kỹ thuật chỉ ra sai lầm, cách khắc phục,
sau đó tổ chức cho học sinh tập luyện. Các nội dung thể lực ở mỗi buổi

tập chưa thực hiện đồng đều, nhiều khi khối lượng chưa đủ hoặc quá
nặng. Một số giờ học chưa phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh.
Như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục thể chất trong trường học
mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

15


Khoá luận tốt nghiệp.
III.1.2. Thực trạng phát triển thể chất của học sinh lứa tuổi "16-1718" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh
trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
Trong các phương pháp đó chúng tôi đã sử dụng chủ yếu là
phương pháp điều tra sư phạm để tìm ra các chỉ số tố chất vận động để
đánh giá bước đầu trình độ phát triển thể chất. Tuy nhiên ở phạm vi nhất
định mới chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bản về thể hình (chiều
cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể) và về tố chất thể lực (nhanh, mạnh,
bền, mềm dẻo và khéo léo).
Qua điều tra số liệu 300 em học sinh (150 nam, 150 nữ), lứa tuổi "
16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh thu
được qua kết quả bảng sau:
Bảng 4: Chỉ số cân nặng, chiều cao đứng, chỉ số khối cơ thể (chỉ số
BMI) học sinh trƣờng THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà
Hà Tĩnh
Tuổi

Giới tính

Chỉ số
Test

16

17

18

Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

Nữ

Nam
X



X




159,64
47,98
18,15
160,50
49,48
18,56
161,06
51,10
18,92

4,096
4,570
2,060
6,140
4,790
1,820
6,540
6,510
2,020

151,80
42,70
17,99
152,74
42,98
19,20
153,30
44,26

18,59

3,210
3,691
1,897
3,900
3,490
1,782
4,280
5,450
1,797
16


Khoá luận tốt nghiệp.

III.1.2.1. Thực trạng phát triển chiều cao của học sinh lứa tuổi
"16 - 17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên-Thạch Hà-Hà Tĩnh:
* Ở lứa tuổi 16: Chiều cao trung bình của học sinh Nam là:
159,64(cm). Chiều cao trung bình của học sinh Nữ là:151,80(cm).
* Ở lứa tuổi 17: Chiều cao trung bình của học sinh Nam là: 160,50
(cm). Chiều cao trung bình của học sinh Nữ là: 152,74 (cm).
* Ở lứa tuổi 18: Chiều cao trung bình của học sinh Nam là: 161,06
(cm). Chiều cao trung bình của học sinh Nữ là: 153,30 (cm).
III.1.2.2. Thực trạng phát triển trọng lượng cơ thể của học sinh
lứa tuổi "16 - 17 - 18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà Hà Tĩnh .
* Ở lứa tuổi 16: Trung bình trọng lượng của cơ thể học sinh Nam
là: 47,99(kg), trung bình trọng lượng cơ thể Nữ là: 42,70(kg).
* Ở lứa tuổi 17: Trung bình trọng lượng của cơ thể học sinh Nam
là: 49,48(kg), trung bình trọng lượng cơ thể Nữ là: 42,98(kg).

* Ở lứa tuổi 18: Trung bình trọng lượng của cơ thể học sinh Nam
là: 51,10(kg), trung bình trọng lượng cơ thể Nữ là: 44,26(kg).
III.1.2.3. Thực trạng phát triển chỉ số khối cơ thể của học sinh
trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh:
* Ở lứa tuổi 16: Chỉ số khối trung bình của học sinh Nam là:
18,15, chỉ số khối trung bình của học sinh Nữ là: 17,99 (kg/m2).
* Ở lứa tuổi 17: Chỉ số khối trung bình của học sinh Nam là:
18,56, chỉ số khối trung bình của học sinh Nữ là: 19,20(kg/m 2).
* Ở lứa tuổi 18: Chỉ số khối trung bình của học sinh Nam là:
19,92, chỉ số khối trung bình của học sinh Nữ là: 18,59(kg/m 2).

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

17


Khoá luận tốt nghiệp.
Bảng 5: Chỉ số thể lực của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Trung
Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
Tuổi

Giới tính
Chỉ số
X



X




9,00

6,172

10,000

0,015

19,00

3,915

10,000

3,531

203,40

16,100

156,10

10,790

Chạy 30(m)XPC (giây)

4,86

0,370


6,07

0,338

Chạy thoi 4 x 10m (giây)

11,12

0,801

12,75

0,815

Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

921,00

101,627

737,00

101,246

Dẻo gập thân (cm)

10,00

5,611


10,00

6,231

20,00

3,920

11,00

4,000

209,30

17,67

157,04

12,744

Chạy 30(m)XPC (giây)

4,75

0,31

6,03

0,382


Chạy thoi 4 x 10m (giây)

10,90

0,676

12,83

1,011

Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

948,00

95,817

727,00

101,246

Dẻo gập thân (cm)

12,00

5,612

13,00

5,672


19,00

4,001

11,00

3,665

209,50

27,000

162,70

15,350

Chạy 30(m)XPC (giây)

4,80

0,303

6,08

0,326

Chạy thoi 4 x 10m (giây)

10,35


0,681

12,95

1,201

Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

978,00

100,485

695,00

87,123

Test
Dẻo gập thân (cm)
Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
16

Bật xa tại chỗ (cm)

Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
17

Bật xa tại chỗ (cm)


Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
18

Nữ

Nam

Bật xa tại chỗ (cm)

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

18


Khoá luận tốt nghiệp.
III.1.2.4. Thực trạng về độ mềm dẻo qua test Dẻo gập thân của học
sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà
- Hà Tĩnh.
Kết quả thu được ở bảng 5 cho chúng ta thấy:
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh
Nam là: 9,00(cm). Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh Nữ
là: 10,00(cm)
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh
Nam là: 10,00(cm). Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh Nữ
là: 10,00(cm)
* Ở lứa tuổi 18:
Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh Nam là:
12,00(cm). Thành tích Dẻo gập thân trung bình của học sinh Nữ là:

13,00(cm).
III.1.2.5.Thực trạng về sức mạnh các nhóm cơ bụng qua test nằm
ngửa gập bụng (số lần/30giây) của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Nằm ngửa gập bụng trung bình của học
sinh Nam trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là:
19(lần/30giây). Thành tích trung bình Nằm ngửa gập bụng của học sinh
Nữ là: 10 (lần/30giây).
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Nằm ngửa gập bụng trung bình của học
sinh Nam trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là:
20(lần/30giây) .Thành tích trung bình Nằm ngửa gập bụng của học sinh
Nữ là: 11 (lần/30giây).
* Ở lứa tuổi 18: Thành tích Nằm ngửa gập bụng trung bình của học
sinh Nam trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là:

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

19


Khố luận tốt nghiệp.
19(lần/30giây) .Thành tích trung bình Nằm ngửa gập bụng của học sinh
Nữ là: 11 (lần/30giây).
III.1.2.6. Thực trạng về sức mạnh tốc độ qua test bật xa tại chỗ
của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên Thạch Hà - Hà Tĩnh.
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh
Nam là: 203,40(cm) .Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh
Nữ là:156,10 (cm).
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh
Nam là: 209,30(cm).Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh

Nữ là: 157,04(cm).
* Ở lứa tuổi 18: Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh
Nam là: 209,50(cm) .Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh
Nữ là: 162,70 (cm).
III.1.2.7. Thực trạng về sức nhanh qua test chạy 30 m xuất phát
cao (XPC) của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT

Nguyễn

Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Chạy 30m XPC trung bình của học
sinh Nam là :4,86(giây). Thành tích Chạy 30m XPC trung bình của học
sinh Nữ là: 6,07 (giây)
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Chạy 30m XPCtrung bình của học sinh
Nam là :4,75(giây). Thành tích Chạy 30mXPC trung bình của học sinh
Nữ là: 6,03(giây)
* Ở lứa tuổi 18: Thành tích Chạy 30m XPC trung bình của học
sinh Nam là: 4,80(giây). Thành tích Chạy 30mXPC trung bình của học
sinh Nữ là: 6,08(giây)

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

20


Khoá luận tốt nghiệp.
III.1.2.8. Thực trạng về năng lực khéo léo và sức mạnh qua test
chạy thoi 4 x 10mn của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT
Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của học

sinh Nam là: 11,12(giây). Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của
học sinh Nữ là: 12,75(giây).
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của học
sinh Nam là: 10,90(giây). Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của
học sinh Nữ là: 12,83(giây).
* Ở lứa tuổi 18: Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của học
sinh Nam là: 10,35(giây). Thành tích Chạy thoi 4x10m trung bình của
học sinh Nữ là: 12,95(giây).
III.1.2.9. Thực trạng về sức bền chung (sức bền ưa khí) qua test
chạy tuỳ sức 5 phút của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT
Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
* Ở lứa tuổi 16: Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của học
sinh Nam là: 921,00 (m). Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của
học sinh Nữ là: 737,00(m).
* Ở lứa tuổi 17: Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của học
sinh Nam là: 948,00 (m). Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của
học sinh Nữ là: 727,00(m).
* Ở lứa tuổi 18: Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của học
sinh Nam là: 978,00 (m). Thành tích Chạy tuỳ sức 5 phút trung bình của
học sinh Nữ là: 695,00 (m).

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

21


Khoá luận tốt nghiệp.
Bảng 6: Thực trạng phát triển thể chất ngƣời Việt Nam lứa tuổi "16-17-18"
(Thời điểm năm 2001).
Tuổi


16

17

18

Giới tính
Chỉ số
Test
Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dẻo gập thân (cm)
Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy thoi, 4 x 10 m(giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút(m)
Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dẻo gập thân (cm)
Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy thoi, 4 x 10 m(giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút(m)

Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dẻo gập thân (cm)
Nằm ngửa gập bụng (số
lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy thoi, 4 x 10 m(giây)

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

Nữ

Nam
X



X



162,86
49,26
18,53
10,00

5,822
6,693

2,061
8,003

153,07
43,76
18,67
9,00

5,004
4,915
1,887
7,228

20,00

3,736

11,00

4,451

210,00
4,98
10,895
972,00
164,48
51,07
18,86
11,00


20,570
0,531
0,980
112,783
5,593
6,091
1,803
8,956

159,00
6,19
12,40
764,00
153,32
44,48
19,91
9,00

16,378
0,743
0,954
114,874
4,906
4,487
1,792
7,696

21,00

3,857


12,00

4,377

217,00
4,84
10,64
968,00
164,85
53,15
19,47
13,00

21,167
0,544
0,840
106,928
5,288
6,886
2,120
5,779

158,00
6,19
12,57
756,00
153,47
45,76
19,32

12,00

17,360
0,771
0,960

20,00

3,594

12,00

3,955

219,00
4,18
10,61

21,114
0,507
0,854

160,00
6,23
12,58

18,232
0,643
1,171


116,391

5,195
4,083
1,786
5,809

22


Khoá luận tốt nghiệp.
Chạy tuỳ sức 5 phút(m)

940,00

111,596

722,00

102,268

III.2. Kết quả và phân tích kết quả nhiệm vụ 2.
III.2.1. Đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh lứa tuổi "1617-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh .
Từ những số liệu đã được trình bày ở bảng 4 và bảng 5 chúng ta
thấy thực trạng phát triển thể chất của học sinh qua các chỉ số sau:
Để có cơ sở đánh giá sự phát triển thể hình và thể lực của học sinh
lứa tuổi "16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà
Tĩnh chúng tôi tiến hành so sánh với các số liệu điều tra thể chất người
Việt Nam đã được khảo sát và công bố năm 2001.
III.2.1.1. Đánh giá sự phát triển chiều cao của học sinh lứa tuổi

"16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Kết quả thu được cho thấy Chiều cao của học sinh trường THPT
Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh tăng dần theo lứa tuổi, so
sánh với số liệu điều tra thể chất người Việt Nam lứa tuổi "16-17-18"
(bảng 6). Như vậy Chiều cao của học sinh trường THPT Nguyễn Trung
Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là:
* Ở lứa tuổi 16:
Học sinh Nam theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã
được khảo sát và công bố năm 2001 là : 162,86(cm) (bảng 6). Chiều
cao trung bình của học sinh Nam lứa tuổi 16 trường THPT Nguyễn
Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 159,64(cm ), giảm 3,22(cm). Sự
khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05), T tính > T bảng (bảng 7).
Học sinh Nữ theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã được
khảo sát và công bố năm 2001 là: 153,07(cm) (bảng 6). Chiều cao trung
bình của học sinh Nữ lứa tuổi 16 trường THPT Nguyễn Trung Thiên -

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

23


Khoá luận tốt nghiệp.
Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 151,08 (cm), giảm 1,99(cm), sự khác biệt này
có ý nghĩa về mặt thơng kê (p<0,05), T tính > Tbảng ((bảng 8).
* Ở lứa tuổi 17:
Học sinh Nam theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã
được khảo sát và công bố năm 2001 là : 164,486(cm) (bảng 6). Chiều
cao trung bình của học sinh Nam lứa tuổi 16 trường THPT Nguyễn
Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 160,50(cm ), giảm 3,98(cm). Sự
khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05), T tính > T bảng (bảng 7).

Học sinh Nữ theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã được
khảo sát và công bố năm 2001 là: 153,327(cm) (bảng 6). Chiều cao
trung bình của học sinh Nữ lứa tuổi 16 trường THPT Nguyễn Trung
Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 152,74cm giảm 0,,99(cm), sự khác biệt
này khơng có ý nghĩa về mặt thơng kê (p<0,05), T tính < Tbảng (bảng 8).
* Ở lứa tuổi 18 :
Học sinh Nam theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã
được khảo sát và công bố năm 2001 là : 164,85(cm) (bảng 6). Chiều
cao trung bình của học sinh Nam lứa tuổi 16 trường THPT Nguyễn
Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 161,06(cm ), giảm 3,79 (cm). Sự
khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05), T tính > T bảng (bảng 7).
Học sinh Nữ theo số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã được
khảo sát và công bố năm 2001 là: 153,47(cm) (bảng 6). Chiều cao trung
bình của học sinh Nữ lứa tuổi 18 trường THPT Nguyễn Trung Thiên Thạch Hà - Hà Tĩnh là: 153,30 ( cm) giảm 0,17(cm). Sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa về mặt thơng kê (p<0,05), T tính < Tbảng (bảng 8).
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng Chiều cao của học sinh
sinh lứa tuổi "16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch
Hà - Hà Tĩnh có giảm so với Chiều cao của học sinh cùng lứa tuổi theo

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

24


Khoá luận tốt nghiệp.
số liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã được khảo sát và công bố
năm 2001 và được thể hiện ở từng lứa tuổi:
* Ở lứa tuổi 16: Nam giảm 3,22(cm ), Nữ giảm 1,99 (cm).
* Ở lứa tuổi 17: Nam giảm 3,98(cm ), Nữ giảm 0,55(cm).
* Ở lứa tuổi 18: Nam giảm 3,79 (cm ), Nữ giảm 0,17 (cm)

Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng chiều cao của Nam, Nữ lứa
tuổi 16, Nam, Nữ lứa tuổi 17, Nam, Nữ lứa tuổi 18 đã được tăng lên
nhưng còn thấp hơn so với Chiều cao của học sinh cùng lứa tuổi theo số
liệu điều tra thể chất người Việt Nam đã được khảo sát và công bố năm
2001. Đối với Nam lứa tuổi "16-17-18" Chiều cao có sự khác biệt rõ rệt
so với Chiều cao của học sinh cùng lứa tuổi theo số liệu điều tra thể chất
người Việt Nam, đã được khảo sát và công bố năm 2001. Sự khác biệt
này có ý nghĩa về mặt thống kê.
(P < 0,05) , T tính > T bảng (bảng 7).
Đối với học sinh Nữ lứa tuổi "16-17-18" Chiều cao giảm hơn so
với Chiều cao của học sinh cùng lứa tuổi theo số liệu điều tra thể chất
người Việt Nam đã được khảo sát và công bố năm 2001. Tuy nhiên chỉ ở
lứa tuổi 16 là có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt
thống kê (P<0,05), T tính > Tbảng (bảng 8). Còn ở học sinh lứa tuổi "16" sự
khác biệt khơng rõ rệt và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) ,
Ttính < Tbảng (bảng 8).
III.2.1.2. Đánh giá sự phát triển trọng lượng của cơ thể học sinh
lứa tuổi "16-17-18" trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà
Tĩnh .
So sánh chỉ số Cân nặng của học sinh lứa tuổi "16-17-18" trường
THPT Nguyễn Trung Thiên - Thạch Hà - Hà Tĩnh với số liệu điều tra
thể chất người Việt Nam đã được khảo sát và công bố năm 2001, chúng
tơi thấy có sự khác biệt như sau:

Nguyễn Duy Tú - 41A2 - GDTC

25



×