Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quan hệ hợp tác hà tĩnh (chxhcn việt nam) bôlykhămxay (chđcn lào) từ 1976 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.64 KB, 127 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Tĩnh và Bôlykhămxay là hai tỉnh thuộc hai nước Việt - Lào, gần
gũi nhau về địa lý, lịch sử và văn hoá truyền thống nên đã sớm có quan hệ gắn
bó với nhau. Tình cảm đó được thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế
kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân hai nước chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ và có ý nghĩa đặc biệt trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước của mỗi dân tộc. Trên cơ sở mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp
tácViệt Nam - Lào đã được hai đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn
Phơmvihẳn cùng nhiều thế hệ cách mạng dày công vun đắp, quan hệ Hà Tĩnh
- Bôlykhămxay ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển.
Sau năm 1975, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, Hà Tĩnh Bơlykhămxay nói riêng đã có những chuyển biến mới: từ mối quan hệ chủ
yếu về chính trị, đối ngoại, chuyển sang quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, an ninh quốc phịng. Trong đó, hợp
tác kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng. Đặc biệt, trong năm 2003, Hà Tĩnh
tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các tỉnh của 3 nước Việt Nam - Lào Thái Lan có sử dụng Đường 8 về hợp tác, đầu tư và phát triển. Sự kiện này đã
đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.
Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Lào nói chung, Hà Tĩnh - Bơlykhămxay
nói riêng, diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi. Cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, “Chiến tranh lạnh”
kết thúc, xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ Việt Nam Lào cũng không nằm ngồi xu hướng đó. Đặc biệt, khi hai nước đều là thành
viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng tham gia vào
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì mối quan hệ hai nước lại càng
phát triển hơn. Để giành được thắng lợi trong quá trình phát triển kinh tế, từng


2

bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế với các nước ngoài khu vực


và trên thế giới, hai nước Việt Nam - Lào phải không ngừng củng cố quan hệ
với các nước bạn bè truyền thống, thắt chặt quan hệ với các nước chung
đường biên giới có vài trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế đối ngoại, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
ở các tỉnh vùng biên.
Việt Nam có 2067 km đường biên giới với nước bạn Lào. Do vậy,
nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào không thể không
nghiên cứu mối quan hệ giữa hai tỉnh có chung đường biên giới, nhất là các
tỉnh kết nghĩa như Hà Tĩnh và Bôlykhămxay. Mối quan hệ này là sự thể hiện
tình cảm truyền thống vốn có của nhân dân hai dân tộc, đồng thời cịn cụ thể
hố các chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của hai đảng, hai nhà
nước. Quan hệ Việt - Lào hết sức tốt đẹp là nhân tố quyết định cho sự phát triển
lâu dài, bền vững trong quan hệ giữa các địa phương cùng chung biên giới.
Chủ đề về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Nhưng nghiên cứu mối quan hệ ở cấp độ địa phương,
với tư cách là một phận cấu thành nên mối quan hệ toàn diện của hai nước
Việt - Lào lại chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, mối quan hệ Hà Tĩnh
- Bơlykhămxay chưa được tìm hiểu và nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Quan hệ hợp tác Hà Tĩnh (CHXHCN Việt Nam) - Bôlykhămxay
(CHDCND Lào) từ 1976 - 2003” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.
Đồng thời, nghiên cứu đề tài này chúng tơi mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé của mình giúp nhân dân Hà Tĩnh - Bơlykhămxay hiểu rõ hơn về mối
quan hệ đồn kết, gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh, góp phần đẩy mạnh và tăng
cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, bền vững của hai nước
Việt - Lào và hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề


3


Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ hai nước Việt - Lào,
nhưng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các địa phương cùng chung biên giới
hai nước là một việc làm khá mới. Đặc biệt chưa có tác giả nào đề cập một
cách đầy đủ về mối quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay. Tuy nhiên, quan hệ Hà
Tĩnh - Bôlykhămxay cũng như mối quan hệ của các tỉnh cùng chung biên giới
khác là một bộ phận cấu thành, một biểu hiện sinh động của quan hệ hai
nước Việt Nam và Lào. Cho nên nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác Hà Tĩnh
- Bôlykhămxay phải được xem xét trong tổng thể mối quan hệ hai nướcViệt Lào. Viết về mối quan hệ đặc biệt này đã có nhiều tác giả khai thác ở những
khía cạnh khác nhau, trong đó có một số cơng trình tiêu biểu:
+ Hợp tác chính trị Việt Nam - Lào nhìn từ góc độ hợp tác chính trị
của ASEAN, Phạm Ngun Long, Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á.
+ Nhìn lại 15 năm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào 1976 - 1990, thực
trạng, tiềm năng và triển vọng, Phạm Xuân Quế, Tạp chí khoa học, số 3, năm
1991.
+ Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Trường ĐHKHXH-NV, 1993.
+ 25 năm hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào,
Vũ Công Quý, Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á.
+ Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị an ninh
kinh tế thời kỳ 1991- 2001, Nguyễn Hoàng Giáp, Nghiên cứu Quốc tế, số 4,
năm 2001.
+ Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Lê Văn Minh, Bộ kế hoạch và Đầu tư.
+ Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vựcvăn hố - thơng tin, Vũ Tuyết Loan,
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
+ Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giao thông vận tải, Nguyễn Ngọc
Lan, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
+ Vài nét về hợp tác giáo dục - đào tạo Lào - Việt, Nguyễn Quang
Ngọc, Bộ Giáo dục và Đào tạo.



4

Với nguồn tài liệu đã tiếp cận được, cùng với các cơng trình nghiên cứu
nêu trên chúng tơi nhận thấy:
Thứ nhất: Các cơng trình này chủ yếu phản ánh ở góc độ quan hệ giữa
hai đảng, hai chính phủ và hai nhà nước Việt Nam - Lào, mà chưa phản ánh
mối quan hệ ở cấp độ địa phương.
Thứ hai: Trong quá trình nghiên cứu, hoặc là các tác giả quá đi sâu vào
một lĩnh vực hợp tác, bằng cách thống kê các số liệu, sự kiện, các tác giả cho
chúng ta thấy một hiện tượng cụ thể, đơn lẻ mà chưa có được cái nhìn tồn
diện về mối quan hệ Việt - Lào; hoặc là các tác giả nghiên cứu một cách tổng
thể mối quan hệ Việt - Lào, thông qua phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so
sánh… Các công trình này đưa đến một cái nhìn khái quát nhưng lại thiếu tính
cụ thể trong mối quan hệ đặc biệt của hai nước, do đó tính thuyết phục khơng
cao. Các cơng trình nghiên cứu chưa phản ánh được những nét riêng biệt
trong mối quan hệ giữa các tỉnh cùng chung biên giới.
Như vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ về mối quan hệ hợp tác Hà Tĩnh - Bơlykhămxay. Thực tế đó cho thấy
việc nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế, văn hố giáo dục, an ninh quốc
phịng Hà Tĩnh - Bôlykhămxay từ 1976 - 2003 là một việc làm hết sức cần
thiết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác Hà Tĩnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.
Bôlykhămxay từ 1976 - 2003.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác Hà Tĩnh Bôlykhămxay trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - giáo dục, an ninh quốc
phịng.
3.2.2.Ngồi ra luận văn cịn đề cập đến những nhân tố tác động đến mối
quan hệ hợp tác Hà Tĩnh - Bôlykhămxay từ 1976 - 2003 như: Nhân tố địa văn



5

hoá, nhân tố lịch sử và những bước phát triển trong mối quan hệ của hai nước
Việt - Lào.
Thời gian: Luận văn đề cập đến mối quan hệ hợp tác Hà Tĩnh Bôlykhămxay từ năm 1976 - 2003.
Giai đoạn 1976 - 1991: Tỉnh Hà Tĩnh sát nhập với tỉnh Nghệ An thành
tỉnh Nghệ Tĩnh. Nên xét theo đơn vị hành chính, đây là mối quan hệ Nghệ
Tĩnh - Bơlykhămxay.
Giai đoạn 1991 - 2003: Hà Tĩnh tái lập tỉnh năm 1991. Từ đây, quan hệ
Hà Tĩnh - Bôlykhămxay là mối quan hệ giữa hai đơn vị hành chính độc lập.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu: Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu
gốc:
+ Những văn kiện của ĐCS Việt Nam và ĐNDCM Lào.
+ Các công văn, quyết định, biên bản hội đàm, báo cáo tổng kết hàng
năm giữa tỉnh Nghệ Tĩnh, Hà Tĩnh và Bơlykhămxay.
Ngồi ra, để luận văn thêm sinh động, chúng tơi có tham khảo thêm các
nguồn tài liệu khác: các bài báo, tạp chí, phim tư liệu, bản đồ có liên quan đến
đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu được xác định như trên, để giải
quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, về mặt phương pháp luận chúng tôi quán
triệt phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, các chủ trương, đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Về các phương pháp cụ thể, trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng
các phương pháp chuyên ngành: phương pháp lơgíc và phương pháp lịch sử.
Để hồn thành đề tài, ngồi hai phương pháp chính trên, tác giả cịn sử
dụng nhiều phương pháp khác: Thực địa, điền giã, hồi cố…

5. Đóng góp của luận văn.


6

Theo ý kiến chủ quan của bản thân, luận văn này có những đóng góp
chủ yếu sau:
+ Là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ
hợp tác giữa Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, luận văn đã sưu tầm và hệ thống lại
các tài liệu để phác thảo một cách tổng thể và khách quan về mối quan hệ hợp
tác Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.
+ Luận văn bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá và đưa ra một số
định hướng có tính tham khảo cho quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay trong
tương lai.
+ Luận văn góp phần nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương Hà Tĩnh
và Bôlykhămxay.
6. Bố cục luận văn.
Với 120 trang, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, 6 phụ lục và 83 tài liệu
tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương1
Những nhân tố tác động đến mối quan hệ Hà Tĩnh- Bôlykhămxay từ
1976-2003.
Chương 2.
Quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay giai đoạn 1976-1991.
Chương 3
Quan hệ hợp tác Hà Tĩnh- Bôlykhămxay giai đoạn 1991-2003


7


CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀ TĨNH
- BÔLYKHĂMXAY TỪ 1976 - 2003
1.1 Nhân tố địa - văn hoá
1.1.1 Sự gần gũi về địa lý
Hà Tĩnh - Bơlykhămxay là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương
đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá. Vị trí chiến lược “kề vai sát cánh”, chung
đường biên giới, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện… là những điều kiện tốt
để hai bên mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an
ninh quốc phòng một cách bền vững và lâu dài.
Hà Tĩnh là tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ, nằm trên dải đất chắn ngang
giữa chiều dài đất nước, chiếm giữ một vị trí quan trọng về mặt chính trị và
lịch sử, nơi có con đường xuyên dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam.
Địa thế Hà Tĩnh thoai thoải theo chiều dốc từ Tây sang Đơng, phía Bắc giáp
Nghệ An, cùng chung trong “Xứ Nghệ”, phía Nam có dãy Hồnh Sơn làm
đường phân giới với tỉnh Quảng Bình, phía Tây có dãy Trường Sơn vừa là
chỗ dựa, vừa là đường phân giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh với Bơlykhămxay và
Khăm Muộn của nước bạn Lào, phía Đơng giáp Biển Đơng, diện tích đất tự
nhiên 6.054 km2, chiếm 1,7% diện tích cả nước, dân số năm 1999 là 1,3 triệu
người.
Ở dải đất hẹp miền Trung, Hà Tĩnh có khí hậu vừa mang tính lạnh của
miền Bắc, vừa mang tính nóng của phương Nam, nhiệt độ trung bình hằng
năm từ 200 - 350C. Với địa hình tương đối đa dạng, đan xen giữa đồi núi,
trung du và đồng bằng, Hà Tĩnh có nguồn tài ngun vơ cùng phong phú,
nhân lực dồi dào và trình độ khoa học - kỹ thuật khá cao. Trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, nơi đây vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến. Đặc


8


biệt, nhân dân Hà Tĩnh có truyền thống đồn kết hữu nghị lâu đời với nhân
dân Bôlykhămxay.
Bôlykhămxay là tỉnh miền núi ở Trung Lào, theo điều tra năm 1995,
dân số chỉ có 422.300 người [36, 26]. Cũng như các tỉnh miền núi khác, đồi
núi và trung du chiếm 2/3 diện tích đất đai. Bơlykhămxay có địa hình nghiêng
dần từ dãy Phu Luông xuống lưu vực sông Mê Kông, với các núi đá lớn, độ
cao từ 300 - 700m. Là tỉnh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên nhiệt độ
trung bình cả năm ở đây từ 200 - 340C, với hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài 6
- 7 tháng, lạnh và hanh, độ ẩm thấp, đất đai khô cằn, trồng trọt ngưng trệ. Để
bù đắp lại, một mùa mưa kéo dài 4 đến 5 tháng, đó là mùa của màu xanh, cây
cối tốt tươi, ruộng đồng, sông suối tràn ngập nước, là mùa sản xuất, gieo
trồng của nhân dân Lào. Điều kiện tự nhiên này phù hợp cho việc phát triển
kinh tế nông - lâm nghiệp. Kết hợp với nguồn tài nguyên đất đai phong phú,
với những vùng đồng bằng rộng lớn và các thung lũng dọc sườn núi phù sa
màu mỡ là thế mạnh để phát triển cây lúa nước, năng suất 1 vụ đạt từ 4 - 6
tấn/ha.
Rừng núi bạt ngàn là kho của cải vô giá với đủ các loại gỗ quý: sao,
sến, gụ, cầm xe, và những cánh rừng thơng có thể cung cấp gỗ cũng như hàng
chục vạn tấn nhựa hàng năm. Rừng không chỉ là tài nguyên quý báu trong
việc phát triển kinh tế quốc dân mà còn là nơi nương tựa cuộc sống của nhân
dân các bộ tộc Lào. Xung quanh rừng, dọc theo miền bán sơn địa là những
đồng cỏ trải dài mênh mông, thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn ni gia
súc. Ngồi ra Bơlykhămxay cịn là tỉnh có trữ lượng khống sản lớn: thiếc,
chì, sắt, bạc… gợi những tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp.
Bên cạnh sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khó khăn lớn nhất đối
với tỉnh bạn hiện nay là trình độ dân trí cịn thấp, người dân sống chủ yếu
bằng nghề nông và khai thác lâm thổ sản. Do còn là một tỉnh nghèo nên cơ sở


9


hạ tầng rất yếu kém, giao thơng đi lại khó khăn. Cho đến nay, ở bạn vẫn chưa
có đường sắt, hệ thống đường bộ sau nhiều năm khai thác nay đã xuống cấp
nghiêm trọng. Mặt khác, là tỉnh khơng có biển nên việc bn bán, trao đổi
hàng hố, giao lưu với bên ngoài đang là một cản trở rất lớn đối với sự phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội của Bôlykhămxay.
Tuy nhiên, với 145 km đường biên giới đã tạo cho Hà Tĩnh và các tỉnh
biên giới của Lào có được các tuyến giao thơng xun suốt, mở ra nhiều cơ
hội về hợp tác kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phịng giữa hai tỉnh. Hà Tĩnh có
hệ thống giao thông gồm cả đường bộ, đường thủy, đường sắt. Đây là mạng
lưới nối liền các tỉnh trong nước và với nước bạn Lào. Đặc biệt, Quốc lộ 8A
từ Hồng Lĩnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là con đường ngắn nhất nối
vùng Trung, Thượng Lào ra Biển Đơng Việt Nam. Đây chính là thế mạnh, là
một trong những điều kiện thuận lợi để giao lưu hàng hoá, phát triển du lịch và
hợp tác thương mại, đầu tư giữa Hà Tĩnh và Bôlykhămxay.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Hà Tĩnh 137 km bờ biển và một thềm lục
địa rộng 20.000 km2 với 2 cảng nước sâu là Vũng Áng và Xuân Hải, cùng với
trục Quốc lộ 8 nối các tỉnh nước Lào, vừa tạo điều kiện cho kinh tế Hà Tĩnh
phát triển, vừa tìm hướng ra biển cho bạn. Thơng qua tuyến đường này, ngồi
việc phục vụ trao đổi bn bán giữa hai bên, hàng hố q cảnh của
Bơlykhămxay cũng có thể ra vào các cảng này một cách dễ dàng, giảm được
chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả kinh tế cho cả hai bên. Cùng với các hoạt
động đó, nhiều đầu mối giao lưu bn bán cũng được hình thành dọc tuyến
biên giới, trong đó tại hai cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Nậmpao
(Bôlykhămxay) là quan trọng nhất. Lưu lượng hàng hố thơng qua các cửa
khẩu này hàng năm không ngừng được tăng lên. Đây là những nhân tố quan
trọng để Hà Tĩnh và Bôlykhămxay mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện.


10


Sự gần gũi về địa lý là yếu tố cần thiết để Hà Tĩnh - Bôlykhămxay mở
rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt, nhưng nó khơng có ý nghĩa quyết định đến
kết quả hợp tác. Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là hai bên phải có cơ chế
quản lý, đường lối, chính sách hợp tác cụ thể, đề ra được chiến lược hợp tác
mang tính thiết thực và lâu dài, phát huy nội lực, kết hợp với sức mạnh bên
ngoài để tạo cơ hội thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh và
Bôlykhămxay ngày càng phát triển tốt đẹp.
1.1.2. Sự gần gũi về văn hố
Do gần gũi về địa lý nên trong q trình hình thành và phát triển Hà
Tĩnh - Bơlykhămxay có sự tương đồng về văn hoá lịch sử, đặc biệt là ở khu
vực miền núi dọc biên giới hai bên.
Hà Tĩnh - Bôlykhămxay là địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác
nhau. Khác với các tỉnh cùng chung biên giới với Lào như Nghệ An, Thanh
Hoá… đa dạng về tộc người, Hà Tĩnh là một tỉnh với 1,3 triệu dân số chủ yếu
người Kinh, cư trú phần lớn ở đồng bằng, chỉ có một bộ phận rất nhỏ đồng
bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao. Trong đó có dân tộc Chứt, khoảng
200 người thuộc nhóm Mã Liềng và Cọi vốn có mối quan hệ đồng tộc với
nhóm dân cư vùng biên giới nước Lào. Phía bên kia biên giới, tỉnh
Bôlykhămxay là địa bàn quần tụ của nhiều tộc người cùng chung sống trong
các bản mường, trong đó có 3 bộ tộc chính: Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thơng.
Xét về nguồn gốc dân cư, tuy có ít sự tương đồng nhưng nhân dân Hà
Tĩnh và Bôlykhămxay vẫn cùng nhau chung sống hoà thuận, coi nhau như
anh em “làm nương chung rẫy, lấy nước chung khe, ăn chuối chung bẹ, đi
chung con đường”. Yếu tố văn hoá lịch sử đã gắn kết tình cảm nhân dân hai
bên biên giới. Mặc dù Hà Tĩnh và Bơlykhămxay có nhiều tộc người khác
nhau cùng sinh sống, nhưng giữa những nhóm tộc người khơng có sự bài trừ,
kỳ thị lẫn nhau. Ngược lại, họ đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau chia ngọt



11

sẻ bùi, truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, hỗ trợ
nhau trong chống giặc ngoại xâm. Hơn thế nữa, nhân dân các xã vùng biên
giới hai tỉnh cịn gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ thân tộc, đồng tộc,
thường xuyên qua lại thăm thân và giao lưu văn hoá với nhau.
Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên dẫn đến nhiều điểm giống nhau
trong nét sinh hoạt vật chất. Cư dân vùng biên giới hai nước từ xa xưa đến
nay đều là cư dân nông nghiệp với một ngành nông - lâm nghiệp phong phú
và đa dạng. Ngoài việc trồng cây lúa nước, họ cịn biết làm rẫy, chăn ni gia
súc, gia cầm và trồng dâu nuôi tằm… Những tương đồng về phương thức
canh tác đó đã đưa nhân dân Hà Tĩnh - Bơlykhămxay xích lại gần nhau trong
nếp nghĩ, nếp tư duy và trong các phong tục tập quán cũng như trong cách ăn
ở, sinh hoạt hàng ngày. Họ thường ăn gạo nếp, gạo tẻ. Các dân tộc miền núi
thường ở nhà sàn, đàn ơng đóng khố cởi trần, đàn bà mặc váy với những màu
sắc, hoa văn được trang trí hài hoà, vừa thể hiện khiếu thẩm mỹ, vừa mang
đến nét đặc trưng của văn hố tộc người và tình đồn kết gắn bó trong cộng
đồng các dân tộc hai nước Việt - Lào.
Bên cạnh đời sống vật chất, quá trình giao lưu tiếp xúc diễn ra thường
xuyên giữa nhân dân hai bên biên giới đã tạo nên một bức tranh về đời sống
văn hoá tinh thần phong phú và đa dạng. Nhiều phong tục tập quán trong cưới
xin, ma chay, thờ cúng… là những nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời đã
được nhân dân Hà Tĩnh - Bôlykhămxay lưu truyền, kế thừa và phát huy. Mặc
dù đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn, song trong sinh hoạt tinh thần, con
người hết sức lạc quan. Họ sống chan hoà, vui vẻ trước những thử thách khắc
nghiệt của môi trường tự nhiên và xã hội, thích được nhảy múa, ca hát trong
các lễ hội. Đó là niềm vui cuộc sống, gọi con người lại gần bên nhau, là cơ
hội để giao tiếp văn hoá, là khát vọng được thể hiện tình cảm của bản thân,



12

cộng đồng với tự nhiên, và cũng để nói lên ước nguyện của mình sau những
ngày tháng lao động mệt nhọc.
Mặc dù hiện nay Hà Tĩnh và Bôlykhămxay đã thực hiện Hiệp định quy
chế biên giới quốc gia, nhưng đôi khi đường biên giới chỉ có ý nghĩa tương đối.
Do đặc thù của địa bàn cư trú, do mối quan hệ mật thiết giữa các nhóm dân cư
sống dọc đường biên cũng như các điều kiện cụ thể của lịch sử để lại và xuất
phát từ nhu cầu giao tiếp giữa những cá nhân với cộng đồng vốn đã gần gũi về
địa lý, phong tục tập quán, nên trên thực tế đường biên giới quốc gia khơng hề
chia cắt tình cảm giữa các cộng đồng cư dân vốn có từ ngàn xưa.
Nhìn lại một cách tổng thể, nền văn hố của Hà Tĩnh và Bôlykhămxay
không những đã kết tinh được tinh hoa văn hoá của hai dân tộc Việt - Lào mà
còn tiếp thu được những cái mới, những nét đẹp của văn hoá nhân loại.
Trong điều kiện hiện nay, sự gần gũi về địa lý, văn hoá là điều kiện
quan trọng và cần thiết để hai bên tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy q
trình hợp tác tồn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, còn nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống thường nhật của cư dân hai bên biên
giới: nạn di cư tự do, vượt biên trái phép… xảy ra ở nơi nay hay nơi khác làm
cho việc quản lý xã hội, an ninh chính trị gặp nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra
yêu cầu hợp tác chặt chẽ, kịp thời và có hiệu quả khơng chỉ giữa Hà Tĩnh và
Bơlykhămxay mà cịn đòi hỏi sự hợp tác của hai nước Việt - Lào.
Văn hoá là nhịp cầu nối để các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau.
Chính sức mạnh của yếu tố văn hóa truyền thống đã góp phần xây đắp nên
tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, mà trong
suốt chiều dài lịch sử không một thế lực hay sức mạnh nào có thể chia cắt
được.
1.2. Quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay trong bối cảnh quan hệ hai
nước Việt - Lào



13

Việt Nam và Lào chia sẻ với nhau hơn 2000 km đường biên giới dọc
theo dãy Trường Sơn. Từ bao đời nay hai dân tộc đã từng chung sống, vui
buồn, sướng khổ có nhau. Lịch sử của hai dân tộc là lịch sử của mối quan hệ
đoàn kết hữu nghị lâu đời, đặc biệt là liên minh chiến đấu chống kẻ thù
chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Ngày nay truyền
thống tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy, hai dân tộc cùng hợp tác giúp đỡ
nhau, sát cánh bên nhau xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.
Địa lý tự nhiên đã tạo nên một dãy Trường Sơn hùng vĩ, một “lá chắn
chiến tranh” và một “bức tường thành vững chắc”. Hai nước Việt - Lào có
mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau khơng chỉ về mặt địa lý mà cịn cả về
tình cảm, lại ở chung với nhau trên một địa bàn chiến lược quan trọng của khu
vực Đơng Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, mọi vấn đề an ninh
và phát triển của mỗi nước đều có tác động của tình hình nước này hoặc nước
kia. Nói cách khác, nhân tố địa - chiến lược là cơ sở quan trọng trong quan hệ
hai nước Việt - Lào.
Quan hệ Việt Nam - Lào được hình thành từ rất sớm, khi mới bắt đầu
xuất hiện cư dân Việt cổ và Lào cổ đã có sự giao lưu văn hố với nhau. Qua
các di tích khảo cổ tiền sử và sơ sử ở Lào, E. Saurin và J.Fromaget đã chỉ ra
di tích văn hố Hồ Bình ở Lào, nhất là các di tích hang động ở Bắc Lào, có
những nét tương đồng với di tích văn hố Hồ Bình ở Việt Nam. Về mặt địa
lý, các sơn khối đá vôi Đông Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam là một dải với
những dãy núi chạy nối tiếp nhau rất giàu hang động. Nơi đây là địa bàn cư
trú của những nhóm cư dân Hồ Bình có quan hệ mật thiết với nhau về văn
hoá [49, 12].
Lịch sử còn ghi lại: Cách đây hàng ngàn năm, các bộ tộc Lào đã có
quan hệ hữu nghị với các bộ tộc Việt Nam ở vùng biên giới. Năm 713, Vạn



14

Tượng đã giúp Mai Thúc Loan trong cuộc nổi dậy chống ách đô hộ nhà
Đường. Năm 1432, nghịch thần Kha Lai nổi loạn, Ai Lao cho sứ thần sang
cầu cứu, vua Lê Thái tổ đã đưa quân sang giúp. Thế kỷ XVI, một số cựu thần
nhà Lê sang lánh nạn và xây dựng triều Lê Trung Hưng ở Lào…
Bước vào thế kỷ XX, ngay từ những ngày đầu chống Pháp, các cuộc
khởi nghĩa của các bộ tộc sống gần nhau trên biên giới hai nước đều đã biết
“liên kết hợp tác đấu tranh” để chống quân xâm lược, như phong trào khởi
nghĩa của ông Kẹo và Commađăm (1901 - 1937), của Châu Pha Phát Chay
(1918 - 1922) ở Lào đã có sự phối hợp chiến đấu với các cuộc nổi dậy của
đồng bào các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc Việt Nam. Tiếp sau phong trào
Cần Vương và nhiều phong trào khởi nghĩa khác, các chiến sỹ yêu nước của
Việt Nam đã liên minh và hợp tác chiến đấu cùng với nhân dân các bộ tộc
Lào.
Tuy nhiên, trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, quan hệ hợp
tác chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt - Lào còn mang tính tự phát. Chỉ từ
khi Đảng Cộng sản Đơng Dương ra đời (1930), “mối quan hệ đoàn kết và hợp
tác chiến đấu chống kẻ thù chung”, giành độc lập tự do giữa nhân dân ba
nước Đông Dương, đặc biệt là giữa Việt Nam và Lào mới được thiết lập một
cách thực sự. Đó là mối quan hệ hợp tác chiến đấu hồn tồn mới, có ý nghĩa
rất quan trọng và chưa từng có trong lịch sử giữa hai dân tộc Việt - Lào.
Do vậy, hai nước Việt - Lào cũng như ba nước Đơng Dương ln đồn
kết và hợp tác toàn diện với nhau để chống kẻ thù chung và xây dựng đất
nước. Đó là một nhân tố cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự
thành công của cách mạng hai nước Việt - Lào. “Vận mệnh ba dân tộc Việt
Nam - Lào - Cămpuchia không những sống chết có nhau trong chiến đấu
giành và bảo vệ độc lập tự do mà cịn khăng khít lâu dài trong sự nghiệp xây

dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội” [61,17].


15

Trong chiến tranh, mỗi thắng lợi trên chiến trường Lào đều có tác động,
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Ngược
lại, những thắng lợi to lớn trên chiến trường chính Việt Nam đã góp phần thúc
đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quân, dân Lào giành được những thắng lợi
quyết định. Hai nước đã vận dụng khơn khéo chính sách hồ hợp dân tộc,
thêm bạn bớt thù. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ở mỗi nước, nhân dân hai nước
Việt - Lào đã đoàn kết chiến đấu, cùng nhau đứng lên đập tan những âm mưu,
thủ đoạn chống phá tàn bạo của các thể lực thù địch, đưa đến thắng lợi hoàn
toàn vào năm 1975. Thực tiễn lịch sử đấu tranh đó đã chứng minh “Đông
Dương là một chiến trường” và “liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào Cămpuchia là một nhân tố thường xuyên, một nhân tố quyết định thắng lợi”
của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ba nước Đông Dương, đặc biệt là
giữa hai nước Việt Nam - Lào [61,17].
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1975),
phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, cùng nhiều thế hệ cách mạng hai dân tộc dày
cơng vun đắp, đảng, chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục củng cố mối
quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài, nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc thành
quả cách mạng, đập tan âm mưu chia rẽ tình đồn kết gắn bó hai dân tộc Việt
- Lào anh em.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV năm
1976 khẳng định: “Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Cămpuchia, tăng cường tình
đồn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về
mọi mặt giữa nước ta với hai nước anh em trên ngun tắc bình đẳng, tơn
trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, tơn trọng lợi ích chính đáng của

nhau, làm cho ba nước gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân


16

tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước,
vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước” [81,36].
Ngày 18-7-1977, nhân chuyến viếng thăm của đồn đại biểu Việt Nam
do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, hai bên đã
ký các hiệp định: “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Lào”, “Hiệp định
hoạch định biên giới quốc gia”, “Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hoá - khoa
học kỹ thuật” và “Hiệp định miễn thị thực”. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác
Việt - Lào đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước sau
chiến tranh, là cơ sở pháp lý đầu tiên bảo đảm cho nhân dân hai dân tộc có cơ
hội phát huy tình hữu nghị truyền thống. Sự đồn kết đặc biệt giữa hai đảng,
hai chính phủ và nhân dân hai nước trong giai đoạn mới là một biểu tượng
đẹp đẽ, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt - Lào.
Hiệp ước khẳng định: Hai bên cần phải bảo vệ và phát huy tốt mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tăng cường tình đồn kết tin tưởng lẫn nhau, hợp
tác lâu dài, giúp đỡ nhau mọi mặt trên tinh thần quốc tế trong sáng, cùng nhau
xây dựng một thế giới hoà bình và hữu nghị. Đặc biệt, trong Hiệp ước, hai
bên nhất trí: Ngồi việc tăng cường trao đổi quan hệ hợp tác hằng năm giữa
lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh
mối quan hệ giữa các địa phương có chung đường biên giới. Hiệp ước này đã
chuyển quan hệ Việt Nam - Lào sang thời kỳ mới, từ quan hệ chủ yếu về
chính trị, quân sự và ngoại giao sang quan hệ tồn diện cả về chính trị, an
ninh quốc phịng, ngoại giao, kinh tế, văn hố, khoa học - kỹ thuật. Trong đó,
lấy hợp tác kinh tế làm trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển vững chắc của
mối quan hệ hai nước. Hiệp ước này còn là nhân tố quan trọng để các địa
phương hai nước nói chung, Hà Tĩnh - Bơlykhămxay nói riêng, có cơ sở pháp

lý để tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an
ninh quốc phòng.


17

Báo cáo chính trị tại Đại hội III Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, năm
1982, xác định “trước sau như một chúng ta làm hết sức mình để củng cố và
tăng cường tình đồn kết chiến đấu, mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn
diện Lào - Việt Nam, Lào - Việt Nam - Cămpuchia”.
Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương năm 1982, một lần nữa nhấn
mạnh: Mọi vấn đề thuộc quan hệ giữa ba nước sẽ được giải quyết bằng
thương lượng, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ,
khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, với tinh thần hiểu biết, tơn
trọng lợi ích chính đáng của mỗi nước và lợi ích của cả ba dân tộc. Ba nước
tăng cường sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên hoặc ba bên về
mọi mặt trên tinh thần hữu nghị anh em, hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng,
cùng có lợi.
Tình cảm đồn kết chặt chẽ giữa hai dân tộc Việt - Lào đã đem lại
nhiều thành quả thiết thực. Sự giúp đỡ của Việt Nam đã giúp quân và dân các
bộ tộc Lào đập tan được âm mưu phản loạn ở trong và ngoài nước, bước đầu
ổn định tình hình an ninh chính trị, khơi phục kinh tế sau chiến tranh, phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Lào giai đoạn 1976 - 1986 cịn mang
nặng tính bao cấp, tương trợ giúp đỡ mà chưa đẩy mạnh hợp tác sản xuất,
kinh doanh bình đẳng, chưa có chương trình hợp tác dài hạn giữa hai chính
phủ. Đó cũng là tình trạng chung trong quan hệ giữa các địa phương hai nước.
Đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực đã có
nhiều biến đổi, xu thế “tồn cầu hố” và “khu vực hố” tác động đến mọi
quốc gia. Là những nước ở trong khu vực phát triển kinh tế năng động, Việt

Nam và Lào cũng không nằm ngồi xu hướng đó. “Tồn cầu hố”, “khu vực
hố” một mặt có tác động thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, thống nhất
thị trường thế giới, nhưng mặt khác nó cũng làm gia tăng khoảng cách giữa


18

các nước phát triển với những nước kém phát triển. Điều đó dẫn đến hiện
tượng “cá biệt hố” trong quan hệ giữa các nước cùng chung hồn cảnh, trình
độ phát triển. Trong điều kiện hai nước Việt Nam - Lào có điểm xuất phát
thấp, việc hai nước tự bảo vệ mình, tham gia hội nhập bằng những chương
trình hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau là một yêu cầu khách quan. Để hội
nhập, Việt - Lào phải tiến hành cơng cuộc đổi mới, nhằm hồn thiện chế độ
xã hội của mình và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1986, Đảng, Nhà nước Việt Nam cùng với Đảng, Nhà nước Lào
đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với cơng cuộc đổi mới đó,
quan hệ hợp tác Việt - Lào cũng có bước phát triển mới về mục tiêu, phương
thức hợp tác cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế giữa
hai nước giảm dần tính bao cấp, tập trung, chuyển sang sản xuất kinh doanh
cùng có lợi và hợp tác có chiến lược trong từng giai đoạn, thời kỳ, bằng các
Hiệp định, chương trình, dự án. Tuy nhiên, hai bên vẫn dành cho nhau những
ưu tiên, ưu đãi để tạo điều kiện phát triển ở mỗi nước.
Điểm nổi bật trong quan hệ Việt - Lào ở giai đoạn này là hai bên ln
duy trì và đẩy mạnh các cuộc gặp cấp cao hàng năm giữa các lãnh đạo đảng,
nhà nước hai nước nhằm tăng cường mối quan hệ chiến lược lâu dài trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội để khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của
nhau, phục vụ có hiệu quả cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố của hai
dân tộc.
Năm 1992 là năm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đối ngoại giữa
hai nước. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Đỗ Mười đã có chuyến

thăm chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, hai bên ra Tuyên bố chung
nhấn mạnh: Hai nước cần thiết phải củng cố chất lượng và hiệu quả của việc
hợp tác dựa trên nguyên tắc giữ vững nền độc lập, chủ quyền, bình đẳng và
cùng có lợi.


19

Sau chuyến thăm của đồng chí Đỗ Mười, nhiều đồn đại biểu cấp cao
của hai đảng, hai nhà nước đã có các cuộc gặp gỡ, trao đổi về tình hình và
quan hệ hai nước: Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên
thăm Lào tháng 2-2000, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Xổmxavạt
Lênhxavát thăm Việt Nam vào tháng 3-2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu dự
Đại hội VII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tháng 3-2001 và Tổng Bí thư
Nơng Đức Mạnh thăm Lào tháng 7-2001, Thủ tướng Bunnhăng Vơlachít đã
chọn Việt Nam là nước đầu tiên sang thăm trên cương vị mới. Đặc biệt, Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch nước Khămtày Xiphănđon đã thăm hữu nghị chính thức
Việt Nam từ ngày 13 đến 16-5-2002… Qua các cuộc gặp gỡ này, hai bên tiếp
tục khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện. Trên cơ sở phát huy
tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng, đổi mới
phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác. Bên cạnh đẩy mạnh
hợp tác chính trị và an ninh quốc phòng, hợp tác kinh tế phải được tăng cường
để tương xứng mối quan hệ chính tị, làm cơ sở bền vững cho quan hệ chính trị
gắn bó.
Trong năm 1995 và 1997 Việt Nam và Lào chính thức được kết nạp
vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này đã tạo ra một
bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước với các nước trong khối ASEAN, mở
ra cơ hội lớn để Việt Nam - Lào tiếp tục đẩy nhanh q trình hội nhập kinh tế,
văn hố - xã hội với khu vực và thế giới. Các hiệp định hợp tác kinh tế, văn
hoá, khoa học - kỹ thuật ngắn hạn, dài hạn đã được hai bên ký kết. Theo đó,

việc khuyến khích đầu tư, hợp tác ở Việt Nam cũng như ở Lào phải dựa trên
cơ sở bình đẳng, cùng tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau, tôn trọng bản sắc
dân tộc truyền thống của nhau, khơng sử dụng áp lực chính trị, kinh tế và
qn sự trong quan hệ quốc tế. Hai nước tạo môi trường thuận lợi để phát huy


20

tối đa việc sử dụng lao động kỹ thuật của Việt Nam, tài nguyên của Lào và
vốn của nước thứ ba.
Hà Tĩnh và Bơlykhămxay có nhiều tiềm năng về nguồn lực cho hợp
tác, phát triển. Hà Tĩnh có vị trí thuận lợi để Bôlykhămxay giao lưu quốc tế
bằng đường biển, góp phần hạn chế sự biệt lập với đại dương của bạn. Nhu
cầu đó của Bơlykhămxay đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội, phát huy lợi thế của Hà Tĩnh, tạo khả năng hình thành hành lang phát
triển dọc các trục giao thông ngang nối giữa hai nước, thu hút vốn đầu tư và
tài trợ quốc tế được thuận lợi hơn, để Hà Tĩnh - Bơlykhămxay nói riêng và hai
nước Việt - Lào nói chung có điều kiện liên kết kinh tế sâu hơn trong tiểu
vùng Mê Kông mở rộng và ASEAN.
Những năm qua, nhiều đồn đại biểu Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh đã
cùng với tỉnh Bôlykhămxay thường xuyên qua lại thăm hữu nghị, trao đổi
kinh nghiệm với nhau và ký kết văn bản hợp tác. Nội dung các chương trình
hợp tác được khẳng định: mối quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay là mối quan
hệ hợp tác tích cực, tồn diện, lâu dài, có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Trong đó, phải lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm, hợp tác chính trị, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng làm cơ sở đảm bảo vững chắc cho mối quan hệ hợp
tác toàn diện của hai tỉnh, làm tăng thêm tình cảm đồn kết hữu nghị vốn có từ
bao đời nay của nhân dân hai nước Việt - Lào.
Bước sang thế kỷ XXI, mơi trường chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế
trên thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi. Tồn cầu hố kinh tế trở
thành xu hướng khách quan, cùng với xu hướng hình thành và phát triển nền

kinh tế tri thức. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ tác
động đến mọi mặt đời sống xã hội, tạo nên môi trường kinh tế thế giới cạnh
tranh mang tính tồn cầu sâu sắc hơn. Điều đó buộc các quốc gia phải tích cực
hội nhập, gia tăng sức mạnh kinh tế để đương đầu với những cuộc cạnh tranh


21

thương mại và thị trường ngày càng gay gắt hơn. Việt Nam và Lào đều là
thành viên chính thức của ASEAN, vì thế việc tham gia Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA) và áp lực thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần
tăng cường hơn nữa việc hợp tác kinh tế để từng bước thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa các nước trong khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy, đây là
một “cuộc chiến” không kém phần quyết liệt, bởi muốn có thắng lợi khơng
những địi hỏi phải có tinh thần đồn kết, dũng cảm mà cịn phải có khả năng
sáng tạo, trí thơng minh, nhạy bén, biết chấp nhận cạnh tranh và vươn tới đối
với cả Việt Nam và Lào. Với ý nghĩa này, vị trí và tầm quan trọng của hợp tác
kinh tế giữa hai nước ngày càng được hai bên đặc biệt coi trọng.
Cùng với những thay đổi trong môi trường kinh tế có chiều hướng
thuận lợi cho quan hệ hợp tác hai nước, những biến động về chính trị trên
trường quốc tế cũng có tác động mạnh mẽ đến quan hệ Việt Nam - Lào trong
giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau sự kiện 11
- 9 đã tác động trực tiếp đến tình hình an ninh quốc gia của tất cả các nước,
các khu vực, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và
Lào. Các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đang âm mưu dùng “Diễn biến
hồ bình”, “Bạo loạn lật đổ”, với những thủ đoạn “Chống khủng bố” và lợi
dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, sắc tộc, dân chủ, nhân quyền để tạo cớ
can thiệp ngày càng sâu vào nội bộ Việt Nam và Lào, nhằm hình thành “hai
vùng”, “hai lực lượng” và thực hiện chế độ “đa đảng” ở Lào, đồng thời thúc
đẩy nhanh sự chuyển hố chính trị ở Việt Nam. Ngồi ra các thế lực thù địch

cịn tăng cường hỗ trợ, nuôi dưỡng, tiếp tay cho các lực lượng phản động
trong nước và bọn lưu vong ở nước ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam
- Lào một cách quyết liệt hơn. Tình hình chính trị trong khu vực Đông Nam Á
mặc dù được đánh giá là ổn định, nhưng khơng phải là khơng có những mối
bất hồ. Đặc biệt trong quan hệ Lào - Thái Lan, những mâu thuẫn trong mối


22

quan hệ này đã dịu đi sau “chiến tranh lạnh”, nhưng hai bên vẫn chưa thực sự
cởi mở với nhau để cùng hợp tác, phát triển. Sự lựa chọn con đường phát triển
đất nước của hai nước Lào - Thái Lan cũng không giống nhau.
Việt Nam và Lào là hai trong số ít nước hiện nay cịn kiên định mục
tiêu chủ nghĩa xã hội, cho nên mỗi nước phải phát huy tốt tinh thần độc lập tự
chủ, tự lực tự cường, đồng thời quan hệ giữa hai Đảng là hạt nhân của mối
quan hệ chặt chẽ giữa hai nước được duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo giữ
vững định hướng và mục tiêu, lý tưởng cách mạng.
Từ những vấn đề trên cho thấy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Việt Nam
và Lào ln có ví trí quan trọng đối với nhau, vì lợi ích chung của hai nước và
lợi ích riêng của mỗi nước. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Lào là một
vấn đề có ý nghĩa chiến lược, mối quan hệ đó vừa mang tính kế thừa của
truyền thống đồn kết gắn bó lâu đời giữa nhân dân hai dân tộc vừa phản ánh
diễn biến mới trước yêu cầu của thời đại.
Quan hệ Việt - Lào trong thời gian qua đã phát triển hết sức tốt đẹp.
Ngày nay, trước công cuộc dựng xây và đổi mới đất nước, tình cảm đó được
phát huy, trở thành mối quan hệ hơp tác toàn diện trên tất cả mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội. Sự hợp tác giữa hai bên đã đem lại nhiều kết quả thiết
thực, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hai
nước, đảm bảo bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ hợp tác và giành cho
nhau những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt trong tình cảm láng giềng, anh em. Đó là

cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trong tương
lai, Việt Nam và Lào sẽ hình thành vùng “Liên kết kinh tế Việt - Lào”, “Thị
trường chung Việt - Lào”. Hai bên tích cực mở rộng các cuộc giao lưu tiếp
xúc thường xuyên giữa các ngành, các tổ chức xã hội, nhằm tăng cường hiểu
biết và tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa các tỉnh có chung
đường biên giới hai nước, hợp tác xây dựng vùng Trường Sơn trở thành điểm


23

tựa vững chắc cho cả hai trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Xây
dựng cộng đồng người Việt ở Lào phát triển về mọi mặt. Đây là lực lượng tuy
có nhiều vấn đề tế nhị, nhạy cảm, nhưng là một nhân tố quan trọng góp phần
gìn giữ quan hệ hai nước Việt - Lào.
Công cuộc đổi mới, mở cửa của Việt Nam - Lào đang đứng trước nhiều
cơ hội, nhưng cũng khơng ít những thách thức. Vì vậy, đẩy mạnh và tăng
cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tồn diện giữa hai đảng, hai nhà nước
khơng những giữ vững được mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên định sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản ở mỗi nước mà cịn đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích cơ
bản và lâu dài của nhân dân hai dân tộc, phù hợp với xu thế hồ bình, phát
triển của khu vực và thế giới.
Sự phát triển không ngừng trong quan hệ Việt - Lào là nhân tố quan
trọng nhất, bảo đảm vững chắc mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa
phương của hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh và
Bơlykhămxay. Có thể nói, quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay là một bộ phận
cấu thành nên mối quan hệ toàn diện hai nước, là một bằng chứng, một biểu
hiện sinh động của tình cảm đặc biệt hai nước Việt - Lào. Do vậy, quan hệ
hợp tác Hà Tĩnh - Bôlykhămxay phải luôn luôn được xây dựng trên nền tảng
vững chắc là mối quan hệ đồn kết hữu nghị Việt - Lào. Tình cảm gắn bó,
tinh thần hợp tác tồn diện của hai dân tộc là nhân tố quyết định thành công

trong quan hệ hợp tác của các tỉnh có chung đường biên giới hai nước, trong
đó có Hà Tĩnh và Bơlykhămxay.
1.3. Nhân tố lịch sử
1.3.1. Quan hệ Hà Tĩnh - Bôlykhămxay trước năm 1954
Cùng sống chung trên bán đảo Đông Dương, từ xa xưa hai dân tộc Việt
- Lào đã gắn bó với nhau. Tình cảm đó được xây đắp khơng chỉ bằng sức lực,
của cải, trí tuệ mà cả máu xương. Hai nước đã “kề vài sát cánh” bên nhau


24

trong suốt chiều dài lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
Là láng giềng gần gũi, Hà Tĩnh và Bôlykhămxay đã để lại những trang sử vẻ
vang trong đấu tranh chống ngoại xâm, thể hiện truyền thống đoàn kết, tương
thân tương ái giữa nhân dân hai nước Việt - Lào.
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển lên giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cơn khát tìm kiếm thị trường và nguyên liệu thúc
đẩy chúng ráo riết tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Á, Phi, Mỹ La
Tinh, trong đó có Việt Nam và Lào.
Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với lãnh thổ hai nước
Việt - Lào nói riêng và Đơng Dương nói chung, đã vấp phải sự phản kháng
quyết liệt của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
Với nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, ngay từ những ngày
đầu thực dân Pháp xâm lược, truyền thống đoàn kết chống kẻ thù chung đã
được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. Hoà chung vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc, theo Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (1885), nhiều cuộc khởi
nghĩa vũ trang đã nổ ra trên địa bàn Hà Tĩnh, tiêu biểu là khởi nghĩa Phan
Đình Phùng kéo dài trong 10 năm. Nghĩa quân ở Hương Sơn, Hương Khê
dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng đã đẩy mạnh hoạt động ở vùng rừng
núi phía Tây Hà Tĩnh. Từ căn cứ Vụ Quang (Hương Khê), quân dân Việt

Nam phối hợp với quân dân Lào đánh chặn Pháp từ đèo Mụ Giạ và đèo Quy
Hợp, đánh địch từ Napê kéo sang Hương Sơn. Các vùng biên giới Lào là đất
đứng chân của phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷ XIX của
nhân dân Hà Tĩnh.
Kể từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam và Lào đến
trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), phong trào đấu tranh
chống Pháp của nhân dân Hà Tĩnh - Bôlykhămxay diễn ra mạnh mẽ và rộng
khắp. Tuy nhiên, cũng như phong trào chống Pháp của nhân dân hai nước


25

Việt - Lào, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hà Tĩnh Bôlykhămxay đều đã thất bại, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một đường
lối chỉ đạo đúng đắn, thiếu sự phối hợp tác chiến trên quy mô rộng.
Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 là một bước ngoặt lớn
đối với cách mạng hai nước Việt - Lào. Chỉ sau 15 năm (1930 - 1945), dưới
sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân hai nước đã
giành được thắng lợi vẻ vang. Sự kiện đó mở ra một trang sử mới cho quan hệ
hợp tác Việt - Lào.
Ngay từ những ngày đầu cách mạng hai nước thành công, với bản chất
hiếu chiến, lại được sự ủng hộ của thực dân Anh và một số nước Đồng minh
khác, thực dân Pháp đã đưa quân trở lại xâm lược Việt Nam và Lào. Ở khu
vực biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay chúng thường xuyên quấy rối. Các con
đường số 7, 8, 9 nối liền Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị được quân
Pháp chú ý đặc biệt. Ngày 7-9-1945, chi đội qn giải phóng Phan Đình
Phùng của Hà Tĩnh đã kết hợp với chi đội Đội Cung - Nghệ An cùng với nhân
dân Lào tấn công quân Pháp và giành thắng lợi lớn ở Napê, Khăm Cớt, Lạc
Xao, tiêu diệt được hàng chục tên Pháp, Ngụy, thu được nhiều vũ khí và đốt
cháy các kho lương thực của chúng. Đây là trận đầu ra quân của Hà Tĩnh sau
khi nước nhà độc lập đã giành được thắng lợi. Thực tế chiến đấu càng tơ thắm

thêm tình hữu nghị của nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.
Sau trận thua này, kẻ địch càng ráo riết hoạt động dọc tuyến biên giới.
Tháng 10 năm 1945, Hà Tĩnh phải điều 2 đại đội giải phóng quân của Can
Lộc, Thạch Hà lên tăng cường cho Napê, đưa lực lượng thành lập Đoàn 400
do đồng chí Trường Sinh là Tiểu đội trưởng, đảm nhận tuyến phòng ngự từ
đèo Nậm Tuồng qua khe Nước Sốt đến cây số 83 (Quốc lộ 8), phối hợp với
lực lượng vũ trang cách mạng Lào vừa tấn công quân Pháp ở Naxalum,
Noọng Cóc, Lạc Xao vừa giúp bạn xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền


×