Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.54 KB, 57 trang )

Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du

Lời nói đầu
“Truyện Kiều” từ khi ra đời cho đến nay ln là món ăn tinh thần hấp
dẫn của mỗi người dân Việt Nam. Vì thế đã có rất nhiều người đi vào nghiên
cứu tìm hiểu và khám phá thế giới bên trong “Truyện Kiều” nhằm tìm ra
những điều bổ ích và lý thú. Mặc dù thời gian eo hẹp nhưng với sự dạy dỗ
của các thầy, cô giáo, sự kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi
trước và hiểu biết của bản thân, chúng tôi đã hồn thành luận văn này mong
muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé vào việc khẳng định giá trị đích thực
của tác phẩm “Truyện Kiều”.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học thực sự đầu tiên của
chúng tôi và là một đề tài cịn mới cho nên chúng tơi khơng thể tránh
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo và
bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy
giáo Trương Xuân Tiếu và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô giáo trong khoa đã giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Vinh, tháng 5 năm 2004.
SINH VIÊN:
NGUYỄN THỊ THUÝ QUYÊN

Lớp 40E3-Ngữ văn.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[1]



Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

1

……………………………………………………………...

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 2
PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………… 5

Chương1:

Lời kể và lời tả trong ngôn ngữ người kể chuyện ở tác phẩm
“Truyện Kiều” ……………………………………………………………. 5

1.1.

Lời kể trong ngôn ngữ người kể chuyện ở tác phẩm
“Truyện Kiều”……………………………………………………………. 5

1.1.1.

Sự phong phú trong lời kể của tác phẩm “Truyện Kiều”

1.1.2.


Lời kể trực tiếp ……………………………………………………….….. 16

1.1.3.

Lời kể gián tiếp ……………………………………………………….….. 20

1.1.4.

Lời kể tăng tiến ……………………………………………………….….. 23

1.2.

Lời tả trong ngôn ngữ người kể chuyện ở tác phẩm

5

“Truyện Kiều” ……………………………………………………….…… 27
1.2.1.

Tả ngoại hình nhân vật

27

…………………………………………….……

1.2.2.

Tả cảnh ……………………………………………………….…………….. 31


1.2.3.

Tả tình ……………………………………………………….……………… 36

Chương 2: Lời bình luận trữ tình ngoại đề trong ngơn ngữ người kể
chuyện ở tác phẩm “Truyện Kiều” …………………………………. 41
2.1.

Vấn đề lời bình luận trữ tình của ngơn ngữ người kể chuyện
ở tác phẩm “Truyện Kiều” ……………………………………………. 41

2.1.1.

Sự xuất hiện lời bình luận trữ tình ngoại đề của ngơn ngữ
người kể chuyện

41

…………………………………………………………..

2.1.2.

Đối tượng bình luận của tác giả thường là những lúc

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[2]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của

Nguyễn Du
Thuý Kiều bị chà đạp, hành hạ ………………………………………. 45
2.2.

Nội dung chính của lời bình luận ngoại đề

46

………………………..

Phần kết luận

51

………………………………………………………...

Tài liệu tham khảo ………………………………….…………….. 52

PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“Truyện Kiều” là kiệt tác của Nguyễn Du và thơ ca trung đại Việt
Nam. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện Nơm. Nhiều người
đã tìm hiểu về “Truyện Kiều” dưới những góc độ khác nhau và cũng đã gặt
hái được những thành công đáng kể. Vấn đề “Ngôn ngữ người kể chuyện
trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du” đã được một số cơng trình
nghiên cứu đề cập đến. Nhưng cho đến hôm nay chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu thật hệ thống vấn đề này. Nhìn chung những bài nghiên cứu hay
các chuyên luận vẫn còn những khoảng trống chưa giải quyết để chúng tơi có
dịp đi vào tìm hiểu sâu hơn tác phẩm này.

Nghiên cứu “ngôn ngữ người kể truyện trong tác phẩm “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du” sẽ giúp chúng tôi nâng thêm hiểu biết về tác phẩm và nắm
chắc được vấn đề dưới góc độ nghiên cứu khoa học.
2. PHẠM VI GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI:

Ngôn ngữ người kể truyện bao trùm toàn bộ tác phẩm “Truyện
Kiều” cho nên đây là vấn đề rất rộng địi hỏi người viết phải có sự gia
công nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[3]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Tuy nhiên, vì đây là đề tài rộng cho nên với phạm vi một luận văn tốt
nghiệp Đại học chúng tơi chỉ đi vào tìm hiểu ở những chi tiết cụ thể, điển
hình mà nơi đó ngơn ngữ người kể chuyện đã góp phần đắc lực vào sự thành
cơng của tác phẩm.
Đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu ngơn ngữ người kể chuyện chứ khơng
phải tìm hiểu hình tượng tác giả (bởi hình tượng tác giả bao gồm nhiều vấn
đề

trong đó có cả vấn đề ngơn ngữ người kể chuyện), cho nên chỉ khám phá trên
ngôn từ văn bản để thấy cách kể trong “Truyện Kiều” sinh động như thế nào.
3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI:

Trong “Truyện Kiều”, ngơn ngữ người kể chuyện đóng vai trị hết
sức quan trọng và nó chi phối việc đi sâu vào khám phá cuộc đời, số phận

nhân vật. Để có thể giải quyết được đề tài chúng tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát qua thống kê, phân loại. Tức là thống kê xem
ngôn ngữ người kể chuyện chiếm bao nhiên phần trăm trong tác phẩm, sau
đó phân loại các ngôn ngữ ấy theo nội dung từng loại.
- Phương pháp phân tích, lý giải. Tức là phân tích ngơn ngữ người kể
chuyện để tìm ra cái hay, cái độc đáo từ đó lý giải tại sao ngơn ngữ người kể
chuyện lại hay và độc đáonhư vậy.
- Phương pháp so sánh, phân biệt: Đây là loại phương pháp được
vận dụng khá phổ biến trong nghiên cứu văn học. ta có thể so sánh nội
dung, cấu tứ của tác phẩm “Truyện Kiều” với tác phẩm truyện Nôm
khác để thấy rằng khơng phải truyện Nơm nào cũng có sự xuất hiện của
ngôn ngữ người kể chuyện.
Tất cả phương pháp trên nhằm giúp cho việc phát triển đề tài được tốt hơn.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[4]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Vấn đề ngôn ngữ người kể chuyện đã được các nhà nghiên cứu đề cập
đến. Một số chuyên luận đề cập đến một cách bề mặt đó là:
“Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử.
“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc.
Trong cuốn “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử cũng mới chỉ
đề cập đến khái niệm “hình tượng tác giả” – Một khái niệm rộng mang tầm

bao quát, còn khái niệm “ngôn ngữ người kể chuyện trong Truyện Kiều” thì
chưa được đề cập đến (mặc dù khái niệm này nằm trong khái niệm “Hình
tượng tác giả”), cũng có nói qua đến lời bình luận trữ tình của tác giả mà
chưa đi sâu vào vấn đề này.
Cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của tác
giả Phan Ngọc có đề cập đến khá nhiều vấn đề của “Truyện Kiều” trong đó
chương IV nói về “Truyện Kiều” – tiểu thuyết phân tích tâm lý cũng có đề
cập đến ngơn ngữ tác giả (ngôn ngữ người kể chuyện). Như vậy Phan Ngọc
cũng đã đề cập đến ngôn ngữ người kể chuyện. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại
ở việc lý giải có tác dụng như thế nào đến việc phân tích nội tâm nhân vật,
chứ chưa đi sâu vào từng khía cạnh của vấn đề này.
Như vậy hầu hết các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ
người kể chuyện trong “Truyện Kiều” ở những khía cạnh bề mặt mà chưa đi
sâu nghiên cứu như một chỉnh thể có hệ thống.
Chúng tơi hi vọng rằng, với đề tài này sẽ có phần nào đi sâu vào tìm
hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề ngôn ngữ người kể chuyện
trong tác phẩm “Truyện Kiều” nhằm giúp cho việc tìm hiểu “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du một cách thấu đáo hơn.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN:

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[5]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:

Chương 1: Lời kể và lời tả trong ngôn ngữ người kể chuyện ở tác phẩm
“Truyện Kiều”.
Chương 2: Lời bình luận trữ tình ngoại đề trong ngơn ngữ người kể
chuyện ở tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Phần kết luận.

PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: LỜI KỂ VÀ LỜI TẢ TRONG NGÔN NGỮ NGƯỜI
KỂ CHUYỆN Ở TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU”.
1.1. LỜI KỂ TRONG NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN Ở TÁC PHẨM
“TRUYỆN KIỀU”:

1.1.1. Sự phong phú trong lời kể của tác phẩm “Truyện Kiều”:
Trong các tiểu thuyết truyền kỳ, chương hồi của Trung Quốc hay
truyện Nôm Việt Nam và kể cả “Kim Vân Kiều truyện” cũng thế, khơng có
phạm trù gọi là ngơn ngữ người kể chuyện (ngơn ngữ tác giả), vai trị của tác
giả là hết sức thứ yếu. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có một cách tổ chức
nghệ thuật khác hẵn. Ngôn ngữ người kể chuyện xuất hiện mọi lúc, mọi nơi,
thay đổi hầu hết lại tất cả mọi yếu tố của tác phẩm.
So với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thì ngơn ngữ
trong tác phẩm này là ngơn ngữ nặng về tự sự, dàn trải, bởi vì đó là văn xuôi
chương hồi. Nội dung tác phẩm nặng về kể lể, miêu tả chi tiết một cách khách

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[6]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du

quan, lạnh lùng. Tác giả không hề tham gia vào câu chuyện, nhân vật là tất cả, họ
nói, hành động, mưu mơ, tính tốn một cách hồn tồn khách quan, không theo
chủ quan của tác giả. Sau mỗi hồi cũng chỉ có sự xuất hiện lời giới thiệu của tác
giả, đại để như là: “Chưa biết sự thể sẽ ra sao. Xin xem hồi sau phân giải”. Nghĩa
là vai trò của tác giả chỉ như là người nối câu chuyện từ hồi này sang hồi kia, tác
giả khơng có sự bày tỏ quan điểm của mình về các sự kiện, biến cố.
Còn tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì hồn tồn khác hẳn.
Nó thuộc thể loại truyện Nơm nhưng sáng tác theo thể thơ lục bát cho nên
ngoài yếu tố tự sự ra, thì tác phẩm cịn bao gồm cả yếu tố trữ tình.
Lời kể trong ngơn ngữ người kể chuyện ở “Truyện Kiều” cũng bao
gồm nhiều khía cạnh khác nhau và mỗi cách kể như thế đóng góp thêm sắc
thái riêng cho tác phẩm.

1.1.1.1. Kể bằng tự sự:
Đây là loại lời kể đơn thuần chỉ là kể bằng kể, hay nói cách khác là kể
bằng các sự kiện và hành động. Loại lời kể này xuất hiện hầu hết ở các
chương hồi trong “Kim Vân Kiều truyện”. Như trong hồi IV của “Kim Vân
Kiều truyện” kể về việc gia đình họ Vương bị vu vạ như sau: “… Quả nhiên
ơng (Vương Viên ngoại) vừa nói được mấy câu, thì bên ngồi bỗng thấy một
bọn cơng sai chừng bảy, tám tên đạp ngõ sấn vào, chẳng cần phân giải, bắt
hai cha con viên ngoại trói ghì vào cột, rồi chúng quát tháo: Đi tìm tang vật
gian phi; tìm khắp trước sau rồi đến hịm tủ, thứ gì đáng giá chúng đều thu
hết, cả bộ áo mới của Vương bà mặc đi mừng thọ, chúng cũng lột, các đồ
trang sức vét sạch sành sanh, sau cùng đến áo Thuý Kiều, Thuý Vân, dẫu đã
cũ, nhưng là hàng tơ, chúng cũng định lột…”
Ở đoạn trích trên ta thấy việc bị vu oan của gia đình họ Vương đã được
Vương Viên ngoại đoán định trước, tất cả đều được kể tỉ mỉ, chi tiết về việc
làm của bọn sai nha. Còn trong “Truyện Kiều” thì khác, Nguyễn Du cứ để
Nguyễn Thị Thuý Quyên


[7]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
cho mọi việc đến một cách tự nhiên, chuyện vu oan là chuyện bất ngờ, không
định trước, là chuyện khơng biết trước của gia đình họ Vương:
“Hàn hun chưa kịp dã dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,
Một dây vô loại buộc hai thâm tình.
Đầy nhà vag tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
Điều đâu bay buộc ai làm?
Này ai đan dập giật giàm bỗng dưng?
Hỏi ra, sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lồ mây”
Nguyễn Du khơng chỉ kể những hành động của bọn sai nha mà
cịn miêu tả tính cách của chúng thơng qua ngoại hình “Đầu trâu mặt
ngựa ào ào như sôi”. Chúng như những tên cướp đã ngang nhiên vào
nhà người dân vơ vét của cải. Và một điều lý thú là Nguyễn Du đã s ắp
xếp cho việc vu oan này đến một cách quá nhanh chóng và là điều
khơng ngờ tới của gia đình Vương Viên ngoại.
Cách hành truyện của tác giả “Truyện Kiều” có sức thuyết phục triệt

để, thậm chí Nguyễn Du tham gia vào cả sự kiện, biến cố của câu chuyện:
“Một đoàn đổ đến trước sau,
Vuốt đầu xuống đất, cánh đâu lên trời.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[8]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Tú Bà tốc thẳng đến nơi,
Hằm hằm áp điệu một hơi lại nhà.
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,
Đang tay dập liễu vùi hoa tơi bời.
Thịt da ai cũng là người,
Lịng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau”
Vì thế trong “Truyện Kiều” những lời kể thuộc loại đơn thuần chỉ ra
các sự kiện, hành động chiếm tỷ lệ rất ít. Bởi vì trong bất cứ sự kiện, biến cố
hay hành động nào ngồi lời kể của mình ra Nguyễn Du cịn đưa cả lời bình
luận trữ tình ngoại đề vào trong tác phẩm. Ví như ở đoạn thơ trên, Nguyễn
Du kể việc Kiều bị Tú Bà bắt quả tang khi đang đi trốn cùng Sở Khanh,
nhưng tác giả lại còn diễn tả cả nỗi đau ở da thịt của Kiều khi bị Tú Bà đánh
đập. Dường như Nguyễn Du thấu hiểu, cảm nhận hết nỗi đau ấy và kêu lên
rằng: “Thịt da ai cũng là người – Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau”.

Mặc dù là người kể lại các sự kiện nhưng Nguyễn Du như là người
chứng kiến, thậm chí là người trong cuộc hiểu hết chân tơ kẻ tóc các sự việc.
Tấm lịng nhân đạo trong ơng đã khơng cho phép Nguyễn Du đứng ngồi
cuộc để nhìn một cách bàng quan, lãnh đạm.

1.1.1.2. Kể bằng miêu tả nội tâm nhân vật:
Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công lớn nhất của Nguyễn Du
trong “Truyện Kiều”. Dưới ngịi bút của ơng dường như mọi suy nghĩ của
nhân vật đều được thể hiện một cách sinh động.
Nguyễn Du – với cảm quan nhân đạo của mình - ông đã sáng tạo nên
thi phẩm “Truyện Kiều” với một hệ thống những hình tượng nhân vật mà ở
đó thế giới nội tâm được bộc lộ vô cùng phong phú.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[9]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Đối với nhân vật Thuý Kiều – nhân vật chính của tác phẩm, Nguyễn
Du đã miêu tả nội tâm thông qua chủ yếu những đoạn độc thoại. Thúy Kiều
là một con người có một đời sống nội tâm phong phú và là người giàu tình
cảm, có cốt cách đa tình.
Nguyễn Du đã dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân và sáng tạo ra một tác phẩm lớn với một loạt những nhân vật
điển hình. Nguyễn Du có biệt tài trong việc sử dụng ngơn ngữ kể chuyện của
tác giả. Nhờ sử dụng phương tiện này mà chúng ta thấy được thái độ của
Nguyễn Du đối với nhân vật, đối với các hiện tượng miêu tả, thấy được cuộc
sống nội tâm của nhân vật. Ở “Kim Vân Kiều truyện” ngôn ngữ người kể
chuyện không xuất hiện cho nên nhân vật có một cuộc sống nội tâm đơn
giản, nghèo nàn. Mọi ý nghĩ, hành động của nhân vật nếu để y nguyên như
trong “Kim Vân Kiều truyện” thì sẽ hết sức sống sượng, Nguyễn Du đã biến
chúng thành những lời nhận xét của tác giả. Chính vì vậy mà tác giả đi vào
thế giới nội tâm của Kiều rất dễ dàng và hợp lý. Trong “Kim Vân Kiều

truyện”, sau khi Kiều nhận lời bán mình lấy tiền cứu cha và em, nàng viết thư
nhờ Thúy Vân gửi cho Kim Trọng và Kiều đã nói: “Chàng Kim hỡi hỡi,
trước kia mà

thiếp phải giữ tấm thân, chẳng để cho chàng tuỳ theo ý muốn, chỉ vì thiếp sợ
sau này cái đêm hợp cẩn biết lấy chi đối chất với chàng. Ví chăng lúc ấy mà
thiếp sớm biết có ngày nay, thì thiếp có giữ làm chi”và “Cái đêm dưới đèn
cự tuyệt, thiếp cam chịu tội cùng chàng, chàng mà nhớ lại, sao khỏi oán hận
thiếp đây” (Hồi IV). Những lời nói này xuất phát từ nhận thức của một tiểu
thư khuê các. Nguyễn Du thì lại làm khác, tác giả khơng để cho nhân vật nói
dài dịng và lý luận như vậy. Trong cảnh “Bốn bề xuân khoá, một nàng ở

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[10]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
trong”, Thúy Kiều đã phải rời bỏ mối tình trong trắng, thiêng liêng của mình
và khi rơi vào cảnh một kẻ “khi ăn khi nói, lỡ làng – Khi thầy khi tớ, xem
thường xem khinh”, nàng đã lên tiếng bộc lộ niềm căm phẫn và sự tiếc nuối:
“Biết thân đến bước lạc lồi,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”
Nhiều người đã thắc mắc đây là ngôn ngữ của tác giả hay của nhân vật
Thúy Kiều. Rõ ràng ta thấy rằng đây chính là niềm tâm sự của Thúy Kiều
được bộc lộ bằng chính ngơn ngữ của tác giả. Tiếng kêu phản kháng của
nhân vật đã chuyển thành lời của tác giả và sự phân tích nội tâm đó của ngơn
ngữ tác giả đã chuẩn bị cho q trình diễn biến chủ quan của nội tâm nhân
vật.

Không ai phủ nhận rằng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du bắt nguồn từ
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên những đoạn mà
Nguyễn Du vay mượn chất liệu ở “Kim Vân Kiều truyện” để chuyển thành
ngôn ngữ người kể chuyện là rất ít. Phần lớn tác giả tự tiến hành phân tích
nội tâm độc lập với “Kim Vân Kiều truyện”. Điều này thể hiện rõ ở đoạn
Thúc Sinh trở về nhà Hoạn Thư. Hoạn Thư đón tiếp chồng thân mật, rồi gọi
Kiều ra lạy mừng. Đoạn này dài 80 câu (1805 – 1884). Trong suốt 24 câu
đầu, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Kiều khơng ai nói một lời, nhưng tâm trạng mỗi
người được khắc hoạ hết sức rõ nét. Thúy Kiều bước ra lúng túng, ngần ngại
“Bước ra,

một bước một dừng”và trông xa nàng đã thấy rõ Thúc Sinh nhưng vẫn khơng
tin vào chính mắt của mình:
“Phải rằng nắng qng đèn loà?

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[11]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?”
Và ngay lập tức nàng nhận ra tình trạng nguy hiểm của mình và mưu
mơ của Hoạn Thư: “Thơi thơi đã mắc vào vành chẳng sai”.
Chợt trong lòng nàng nỗi căm hờn bốc lên “Chước đâu có chước lạ
đời? – Người đâu mà lại có người tinh ma!”. Nàng thấy rõ bụng dạ Hoạn
Thư hết sức hiểm độc:
“Bề ngồi thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người khơng dao”

Nhưng nàng cịn thấy rõ hơn tình trạng lép vế của mình khi há miệng
mắc quai:
“Bây giờ đất thấp trời cao,
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?”
Thế nhưng trong lịng càng căm tức bao nhiêu thì bên ngồi nàng càng
tỏ ra nhún nhường, khuất phục trước Hoạn Thư bấy nhiêu:
“Sợ uy dám chẳng vâng lời,
Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều”
Ta thấy rằng sự diễn biến nội tâm của nàng Kiều khác hẳn với hành
động bên ngoài. Điều này là do ngôn ngữ người kể chuyện chi phối, chứng tỏ
ngôn ngữ người kể chuyện hết sức quan trọng trong việc lý giải sự việc, phân
tích tâm lý và tổ chức hành động.
Trong “Truyện Kiều” nhân vật Thúy Kiều được miêu tả nội tâm nhiều
nhất khơng phải vì nàng là nhân vật trung tâm của tác phẩm mà nàng còn là
người đa tình, đa cảm và thơng minh, ln tự thức về bản thân mình nhưng lại
gặp nhiều ngang trái bất cơng. Hầu như mọi sự kiện, biến cố chính trong tác
phẩm đều liên quan đến nàng, cho nên dù chỉ một chút ít đổi thay cũng làm cho
Thúy Kiều day dứt nội tâm. Những khi đó tác giả thường để cho nhân vật của
mình ngồi một mình suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong “Kim
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[12]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Vân Kiều truyện” khơng hề có điểm này, nếu khơng hành động và nói năng thì
tác giả để cho Thúy Kiều làm thơ. Trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thì
“Kim Vân Kiều truyện” chỉ để nàng nhớ đến Kim Trọng bèn làm thơ đề 10 vận
“Bất Giai” ghi nỗi niềm thương nhớ. Còn ở “Truyện Kiều” nàng Kiều được tác

giả miêu tả trong một không gian “Bốn bề bát ngát xa trông”, bắt đầu nhớ đến
người yêu, cha mẹ và nghĩ về thân phận nổi nênh phiêu dạt của mình.
Ngơn ngữ người kể chuyện trong “Truyện Kiều” đã góp phần làm
cho nhân vật trong tác phẩm có một nội tâm phong phú. Chỉ cần so
sánh việc ba lần Kiều đi tu ta sẽ thấy rõ “Truyện Kiều” khác “Kim Vân
Kiều truyện” đến nhường nào. Ở “Kim Vân Kiều truyện” kể sự việc ba
lần Thúy Kiều đi tu như sau:
Lần thứ nhất ở Quan Âm các tác giả chỉ kể có một câu: Từ đó Thúy
Kiều an tâm sao chép kinh quyển ở trên lầu (Hồi XVI).
Lần thứ hai ở Chiêu Ẩn am (Sau khi nghe Giác Duyên nhận Thúy Kiều
làm chị em tu hành): Thúy Kiều nghe nói bèn tương kế tựu kế, bái nhận ngay
Giác Duyên là đạo huynh. Hai người rất ý hợp tâm đầu (Hồi XVI).
Lần thứ ba ở thảo lư trên sông Tiền Đường: (Giác Duyên) bèn bảo nhà
chài nhân lúc đêm tối, chèo thuyền đến trước am, rồi lén dắt Thúy Kiều vào
đó ẩn náu không để một người nào được biết (Hồi XIX).
Cũng là việc Thúy Kiều đi tu nhưng Thanh Tâm Tài Nhân và
Nguyễn Du mỗi người có một thái độ khác nhau. Thanh Tâm Tài Nhân
thì bàng quan, cịn Nguyễn Du thì khác, tác giả xót xa thao thức cho
người đi tu mà lòng còn nặng với thế tục. Với lời kể của Nguyễn Du
chúng ta thấy cuộc sống nội tâm của nhân vật phong phú biết bao. Đi tu
mà lịng vẫn xót xa cho thân phận của mình:

“Quan phịng then nhặt lướt mau,
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[13]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du

Nói lời trước mặt rơi châu vắng người”
Đi tu mà lòng vẫn nặng trĩu những đâu đâu:
“Sớm khuya lá bối phiến mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt tiếng chày nện sương”
Đi tu mà lòng vẫn bâng khuâng buồn man mác:
“Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau”.
Nguyễn Du đã rất tài tình khi đưa ngơn ngữ người kể chuyện vào tác
phẩm để xây dựng nên cuộc sống nội tâm của con người: nhớ người yêu, nhớ
cha mẹ, băn khoăn về cuộc đời, số phận, rạo rực yêu đương và cả những tâm
lý ghen tuông. Tất cả cái đó được diễn tả bằng một ngơn ngữ thơ ca điêu
luyện hầu như thâu tóm bằng hết mọi tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
Nguyễn Du đã tỏ ra có tài sáng tạo vai người kể chuyện kể lại những
nỗi băn khoăn về cuộc đời và thân phận của nàng Kiều. Mở đầu cho một mối
tình đang chớm nở, Thúy Kiều đã băn khoăn:
“Người đâu gặp gỡ làm chi?
Trăm năm biết có dun gì hay khơng?”
Rồi từ cái băn khoăn ban đầu ấy, những nỗi băn khoăn khác dồn dập
tiếp theo tràn đến tâm hồn Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc, khi say sưa với
hạnh phúc bên cạnh người u:
“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khn xanh biết có vng trịn mà hay”
Cũng như khi chán chường phải tiếp khách ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa:
Khi sao phong gấm rủ là?
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?”

Nguyễn Thị Thuý Quyên


[14]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Và ngay cả khi bên cạnh người anh hùng Từ Hải, sau cuộc báo ân báo
oán, là lúc mà chúng ta tưởng chừng như cuộc đời Thúy Kiều không cịn gì
phải băn khoăn nữa; thế mà Kiều vẫn băn khoăn nói với Giác Duyên:
“Rồi đây bèo hợp mây tan,
Biết đâu hạc nội chim ngàn là đâu?”
Lời kể bằng miêu tả nội tâm của nhân vật hết sức phong phú. Cái tài
của Nguyễn Du là đã làm được cái việc tưởng chừng như khơng thể đó hết
sức thành cơng.
1.1.1.3. Kể bằng nghệ thuật tả cảnh:
Lời kể của Nguyễn Du bằng nghệ thuật tả cảnh cũng hết sức đặc sắc.
Cảnh sắc thiên nhiên bao trùm cả “Truyện Kiều”, bất cứ trang thơ nào ta
cũng bắt gặp. Từ chuyện chị em Thúy Kiều đi chơi Tết Thanh Minh cảnh sắc
cũng được diễn tả đầy ấn tượng:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Rồi đến câu chuyện Kim – Kiều thề thốt, tác giả cùng lồng cả hình ảnh
thiên nhiên vào, thiên nhiên như làm chứng cho mối tình thiêng liêng đó:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song”
Đã có biết bao câu chuyện trong “Truyện Kiều” được Nguyễn Du kể
bằng nghệ thuật tả cảnh. Ngay cả chuyện Sở Khanh lừa rủ Kiều đi trốn hẹn
ngày rõ ràng, hình ảnh thiên nhiên cũng xuất hiện để chuyển đổi thời gian:
“Chim hôm thoi thót về rừng,

Đố trà mi đã ngậm gương nửa vành”

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[15]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du

Hay cảnh màn đêm được Nguyễn Du khắc hoạ khi Kiều lẻn trốn cùng
Sở Khanh.
“Đêm thu khắc lậu canh tàn,
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương.
Lối mịn cỏ lợt màu sương,
Lòng quê đi một bước đường một đau”
Khi kể chuyện Thúc Sinh từ biệt Thúc ông để về kể hết sự thật với
Hoạn Thư về việc mình lấy thiếp thì cảnh tiễn đưa cũng hiện ra hết sức
buồn bã:
“Sông Tần một dải xanh xanh,
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan”
Lời kể của Nguyễn Du bằng nghệ thuật tả cảnh còn xuất hiện khi Kim
Trọng trở lại vườn Thuý để tìm Kiều. Tác giả tả cảnh vườn Thuý để cho Kim
Trọng nhận ra sự vắng lặng cô liêu khi khơng có người ở: cỏ thì mọc rậm rạp,
tường vách thì sụp đổ, tiêu điều, tất cả đều gợi lên sự trống vắng:
“Đầy vườn cỏ lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngối cịn cười gió Đơng.
Xập xè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa”

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[16]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Đằng sau cảnh sắc đó cịn cả một nỗi niềm của Kim Trọng, chàng Kim
hết sức bàng hoàng, sửng sốt, ngạc nhiên trước cảnh ấy. Kim Trọng không
thể

nghĩ rằng sau nửa năm cách biệt mọi cảnh vật, dấu tích lại có thể biến đổi
nhanh đến như thế.
Như vậy ngơn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du trong việc tả cảnh cũng
hết sức trữ tình và sinh động. Sức hấp dẫn trong lời kể của tác giả “Truyện
Kiều” là lồng cả nghệ thuật tả cảnh ở trong đó.
1.1.1.4. Kể bằng lời đối thoại:
Những câu chuyện hay lời đối đáp của các nhân vật trong “Truyện
Kiều” cũng được Nguyễn Du kể lại bằng một ngôn ngữ hết sức riêng biệt.
Không giống như trong “Kim Vân Kiều truyện", lời đối thoại giữa các nhân
vật choán rất nhiều trong tác phẩm. Ở “Truyện Kiều”, Nguyễn Du không tuỳ
tiện sử dụng lời đối thoại giữa các nhân vật, mà tác giả đã kể một cách hết
sức chọn lọc. Những lời đối đáp trong “Truyện Kiều” chủ yếu là giữa Thuý
Kiều với những nhân vật tiêu biểu như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải.
Lời đối thoại giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong đêm thề nguyền hết
sức ngắn gọn, đó là lời đối thoại về tài nghệ đánh đàn của nàng Kiều:

…”Rằng: - Nghe nổi tiếng cầm đài,
nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Thưa rằng: - Tiện kỹ xá chi,
Đã lịng dạy đến, dạy thì phải vâng”.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[17]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Hay trong đoạn đối thoại giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh về việc Thúc
Sinh muốn cưới Kiều về làm vợ sau khi chàng Thúc đổi chuyện “trăng gió”
ra “chuyện đá vàng”.
“… - Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Chúa xuân đành đã có nơi,
Ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi?
Sinh rằng: - Từ thuở tương tri,
Tấm riêng riêng những nặng vì nước non.
Trăm năm tính cuộc vng trịn,
Phải dị cho hết ngọn nguồn lạch sông
Lời kể của Nguyễn Du rất khéo léo khi lồng lời đối thoại giữa Hoạn
Thư và Thúc Sinh ở Quan Âm các. Mặc dù Nguyễn Du sắp xếp cho Hoạn
Thư nghe hết câu chuyện giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều, nhưng khi để cho
nhân vật xuất hiện giữa câu chuyện ấy thì lời lẽ cũng hết sức ơn tồn, niềm nở:
“…Nhẫn ngừng nuốt tủi, đứng ra,
Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào.
Cười cười nói nói ngọt ngào,

Hỏi: - Chàng mới ở chốn nào lại chơi?
Dối quanh Sinh mới liệu lời:
Tìm hoa qúa bước, xem người viết kinh…”
Sự gặp gỡ giữa Từ Hải và Thuý Kiều cũng được Nguyễn Du kể lại
bằng một loạt các câu đối thoại. Một đoạn đối thoại khá dài giữa trai anh
hùng – Từ Hải và gái thuyền quyên – Thuý Kiều, được diễn ra; qua đoạn
đối thoại này cả hai nhân vật đã hiểu nhau hơn và cùng “Phỉ nguyền sánh
phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nguyễn Du cũng cho người đọc thấy được
“con mắt tinh đời” của Thuý Kiều khi nhìn nhận Từ Hải, sự thông minh,
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[18]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
nhạy bén của nàng Kiều đã khiến “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”, Từ
Hải cũng phải khen ngợi Kiều.
1.1.2. Lời kể trực tiếp:
Lời kể trực tiếp của ngôn ngữ người kể chuyện là lời kể thông qua lời
nhân vật. Dẫu biết rằng rất nhiều lời kể của tác giả trong “Truyện Kiều” và
lời kể trực tiếp. Ngay khi giới thiệu vào câu chuyện, Nguyễn Du cũng kể sơ
lược về gia đình họ Vương như sau:
“Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,

Thuý Kiều là chị, em là Th Vân”.
Hồn cảnh gia đình nàng Kiều được Nguyễn Du giới thiệu như vậy đó,
lời lẽ hết sức tự nhiên không một chút cầu kỳ, trau chuốt.
Kể chuyện lần đầu Kim Trong gặp Thuý Kiều cũng thế, tác giả chỉ đưa
ra bốn câu thơ mà đã nói hết được tình ý giữa hai nhân vật này:
“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngồi cịn e”
Trong “Kim Vân Kiều truyện” tất cả đều là lời kể của tác giả, trong đó
lời kể trực tiếp chiếm phần đa số. Trong “Truyện Kiều” thì nhiều lời kể trực
tiếp được Nguyễn Du chuyển thành lời kể gián tiếp.
Chuyện về nỗi oan của gia đình họ Vương được Nguyễn Du kể trực tiếp:
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[19]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
“Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đồn mừng thọ ngoại hương mới về.
Hàn huyên chưa kịp dã dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,
Một dây vơ lại buộc hai thâm tình…”
Mọi diễn biến, hành động của bọn sai nha như diễn ra trước mắt người
đọc; cảnh tượng nhốn nháo của chúng như là một lũ ăn cướp đến cướp phá

gia
đình Thuý Kiều. Tác giả đã ví chúng như những con ruồi thấy miếng mồi
ngon là bu đến, vét sạch sành sanh.
Lời kể trực tiếp của Nguyễn Du có tác dụng làm người đọc dễ hình
dung ra sự vật, sự việc và dễ xác định được thời gian, địa điểm. Tuy nhiên,
những sự việc đó thường thì khơng được tác giả kể một cách cặn kẽ:
“Cách tường, phải buổi êm trời,
Dưới đào, dường có bóng người thướt tha.
Bng cầm, xốc áo vội ra,
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh!
Lần theo tường gấm dạo quanh,
Trên đào, nhác thấy một cành kim thoa.
Giơ tay với lấy về nhà…”
Đoạn thơ trên kể về chuyện Kim Trọng bắt được Kim Thoa, Nguyễn
Du chỉ kể thoáng qua và quan tâm hơn đến cảm giác của nhân vật khi bắt
được chiếc kim thoa ấy. Thanh Tâm Tài Nhân thì kể khác hẳn, tác giả “Kim
Vân Kiều truyện” lại chú trọng kể kỹ tình huống nhặt được (Hồi II)
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[20]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Trong “Kim Vân Kiều truyện”, điểm nhìn của người trần thuật biết hết
rất lộ làm cho người đọc luôn thấy vai trò của người kể. Còn ở “Truyện
Kiều” Nguyễn Du không hề để lộ dấu vết của người kể chuyện:
“Hoa trơi bèo dạt đã đành,
Biết dun mình, biết phận mình thế thơi.
Nỗi riêng lớp lớp sóng giồi,

Nghĩ địi cơn lại sụt sùi địi cơn…”
Nguyễn Du khơng đưa người đọc vào đầu mối sự việc mà chuyển điểm
nhìn của người đọc vào bên trong nhân vật, cảm nhận sự việc qua lăng kính
tâm hồn nhân vật. Có khi nhân vật được Nguyễn Du giới thiệu hết sức khái
quát, cách kể của tác giả do vậy cũng sơ lược, đại khái:

“Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại, xa gần xơn xao.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”.
Đoạn thơ trên là đoạn đầu trong cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Nguyễn Du đã tạo ra khơng khí cần thiết và tình huống điển hình của một
cuộc mua – bán người được ngụy trang dưới hình thức một lễ đính hơn. Tiếp
đó Nguyễn Du kể về lai lịch của Mã Giám Sinh – một lai lịch không rõ ràng:
“Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”.
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Ngôn ngữ người kể chuyện hết sức tự nhiên, qua lời kể của tác giả, bản
chất con buôn, vô học của Mã Giám Sinh dần dần được bộc lộ. Nguyễn Du
đã miêu tả cuộc mua bán hết sức khách quan, song vẫn kín đáo bộc lộ niềm
xúc động, thương cảm đối với nỗi bất hạnh của Thuý Kiều.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[21]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Tuy là ngôn ngữ kể chuyện song Nguyễn Du ln đưa cả tình cảm, tư
tưởng, thái độ của mình vào trong lời kể, khiến cho lời kể không đơn điệu,

cứng nhắc mà rất uyển chuyển, tinh tế. Ngôn ngữ Nguyễn Du hết sức điêu
luyện làm cho lời thơ đọc lên khơng có sự nhàm chán, tuy đó là một tác phẩm
có số lượng dịng thơ rất lớn – 3254 câu lục bát.
Khi kể chuyện Thuý Kiều sang nhà Kim Trọng trong đêm tối Nguyễn
Du cũng dùng ngôn ngữ trực tiếp của mình để kể:
“Cửa ngồi vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”.
Tác giả đã biết cách tổ chức lời thơ kể chuyện của mình một cách hợp
lý để tạo ra một câu chuyện mới khác với “Kim Vân Kiều truyện” và cũng
khác với cách tổ chức câu chữ của một số truyện Nôm khác. Nghệ thuật kể
chuyện của Nguyễn Du ở ngôi thứ nhất đã chi phối đặc điểm và chất lượng
của lời kể trong tác phẩm “Truyện Kiều”. Ngôi kể chuyện thứ nhất vẫn có
giọng điệu riêng trong việc tạo thành giọng điệu kể và một người kể chuyện
mới mang giọng điệu kể bộc lộ thái độ, tình cảm trực tiếp của người kể như
là người trong cuộc.
1.1.3. Lời kể gián tiếp:
Ở loại lời kể này, nhãn quan của người kể chuyện bị giới hạn trong
nhãn quan của nhân vật. Do đó, nội dung kể khơng cịn giản đơn là các sự
việc xảy ra bên ngồi mà người kể muốn thơng báo mà là bản thân sự nhận
biết, cảm thấy của nhân vật đối với các sự việc ấy. Nói cách khác nội dung
của lời kể gián tiếp được chuyển từ sự việc bên ngoài sang thế giới chủ quan
của nhân vật.

Nguyễn Thị Thuý Quyên

[22]



Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Nguyễn Du là người luôn đi trước thời đại mình trong việc khám phá
bản chất sự vật, sự việc. Ngơn ngữ lời kể chuyện của tác giả có tác dụng chi
phối hầu hết mọi giá trị tác phẩm. Trong “Truyện Kiều” có nhiều lời kể là lời
gián tiếp của tác giả kể về các sự kiện có trong tác phẩm. Nói rằng lời kể gián
tiếp đó thơng qua con mắt của nhân vật khơng có nghĩa là tác giả đứng ngoài
cuộc, mà tất cả đều được tác giả định hướng, chỉ đạo cách nhìn nhận sự kiện,
hành động của nhân vật.
Cảnh đẹp trong tiết Thanh Minh khi chị em Thuý Kiều đi chơi xuân
được tác giả kể lại hết sức giản dị, tự nhiên thông qua nhãn quan, trạng thái
của chị em nhà họ Vương trước mùa xuân:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh

.

Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Cảnh đẹp mùa xuân qua lời kể gián tiếp của Nguyễn Du được hiện lên
với những sắc màu tươi vui, náo nức. Tác giả đã đưa những hình ảnh biểu
tượng của mùa xuân vào trong đoạn thơ như: con én, cỏ non, cành lê làm
trang điểm thêm cho cảnh đẹp mùa xuân – mùa của tình yệu và tuổi trẻ. Qua
buổi Thanh Minh thì câu chuyện nàng Đạm Tiên được hiện lên qua lời kể của

Vương Quan và dưới sự chỉ đạo của ngôn ngữ tác giả:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi,
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[23]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
Nổi danh tài sắc một thì,
Xơn xao ngồi cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
Tài hoa, sắc đẹp của Đạm Tiên được tác giả khái quát trong một từ
“nổi danh”, điều đó cũng đã nói lên được khá nhiều điều. Lời kể khơng cần
dài dịng, chi tiết mà cũng đã tóm gọn cả cuộc đời long đong, lận đận của
Đạm Tiên. Kế đó, dưới sự chỉ đạo của ngơn ngữ người kể chuyện – tác giả
thì số phận Đạm Tiên lại được khái quát trong ba chữ “kiếp hồng nhan”. Đến
đây thì dường như tác giả đã báo hiệu cho người đọc biết một điều là những
người hồng nhan thường hay đa truân, hoặc có thể nói “hồng nhan bạc phận”.
Câu chuyện kể về Đạm Tiên có lồng cả câu chuyện về một người
khách phương xa nghe tiếng đàn nàng Đạm Tiên đã đến tìm thì hỡi ơi nàng
đã khơng cịn ở trên đời này nữa. Người khách ấy đã khóc thương vì sự ra đi
của một kẻ hồng nhan tri kỉ:

“Khóc than khơn xiết tự tình:
Khéo vơ dun bấy là mình với ta!
Đã khơng dun trước chăng mà,
Thì chi chút ước gọi là duyên sau”.
Khi nghe xong câu chuyện nàng Kiều “sẵn mối thương tâm” đã khóc

cho nàng Đạm Tiên:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Lời của nàng Kiều hay cũng chính là lời của tác giả. Nguyễn Du
lên tiếng khóc than cho những “phận đàn bà” nhỏ nhoi trong xã hội
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[24]


Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du
phong kiến – một xã hội bóp nghẹt sự sống và bóp nghẹt số mệnh con
người, nhất là người phụ nữ.
Lời kể gián tiếp của Nguyễn Du còn thấm đượm tính chất trữ tình, tác
giả khơng chỉ nhìn, chứng kiến mà cịn có sự đồng cảm cùng nhân vật:
“Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Cách tường, phải buổi êm trời,
Dưới đào, dường có bóng người thướt tha.
Bng cầm, xốc áo vội ra,
Hương cịn thơm nức, người đà vắng tanh!”
Nhiều khi trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du cịn có tâm trạng
của nhân vật. Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều về Lâm Tri tác giả đã kể như sau:
“Đùng đùng gió giục mây vần,
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Trông vời gạt lệ phân tay,
Góc trời thăm thẳm, đêm ngày đăm đăm”

Một cuộc đón dâu mà như là đi vào cõi xa xăm nào. Lời kể của

tác giả xen lẫn cả sự dự báo về tương lai của nàng Kiều – một tương lai
mờ mịt, xa xôi.
Lời kể gián tiếp của Nguyễn Du còn được thể hiện trong màn Kiều
“báo ân, báo oán”. Đây là một đoạn khá dài có mặt đầy đủ những kẻ ốn và
những người có ơn đối với Thuý Kiều. Ngôn ngữ tác giả chi phối trong cảnh
này đã giúp Kiều xử phân minh, ai có ơn thì trả ơn, ai có ốn thì báo ốn. Lúc
đầu Nguyễn Du thuật chuyện Thuý Kiều thổ lộ những “ân, oán” của mình
cho chồng nghe, Nguyễn Du đồng thời miêu tả thái độ của Từ Hải khi nghe
Nguyễn Thị Thuý Quyên

[25]


×