Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại và DỊCH vụ BÌNH LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

MA THU HỒN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Văn Dần

HÀ NỘI, 2019


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................11
1.1. Hiệu quả kinh doanh ..........................................................................................11
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ..................................................................11
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ..................................................................14
1.1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh .....................................................................15
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân .......................................................................15
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp ...................................................................................15
1.1.3.3. Đối với người lao động ................................................................................15


1.1.4. Một số quan điểm về đánh giá hiệu quả kinh doanh .......................................17
1.1.4.1. Phải đảm bảo tính tồn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................................17
1.1.4.2. Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với
lợi ích xã hội ..............................................................................................................18
1.1.4.3. Phải đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi
ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc.............................18
1.1.4.4. Xem xét hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt định tính và định lượng .......18
1.1.5. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh .............................................19
1.2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..........................21
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................................................21
1.2.1.1. Doanh thu của tổng vốn kinh doanh ............................................................21
1.2.1.2. Doanh thu của vốn tự có ..............................................................................21
1.2.1.3. Doanh thu của doanh thu bán hàng ..............................................................22
1.2.1.4. Hiệu quả tiềm năng ......................................................................................22
1.2.2. Hiệu quả trong từng lĩnh vực hoạt động .........................................................22
1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động...........................................................................22


1.2.2.2. Năng suất lao động .......................................................................................23
1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn......................................................23
1.2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ngắn hạn ...................................................24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................25
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài .....................................................................................25
1.3.1.1. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................25
1.3.1.2. Nhân tố về kinh tế ........................................................................................26
1.3.1.3. Nhân tố về luật pháp ....................................................................................26
1.3.1.4. Nhân tố về công nghệ và khoa học ..............................................................26
1.3.1.5. Nhân tố về văn hoá xã hội ............................................................................27
1.3.1.6. Nhân tố về tự nhiên ......................................................................................27

1.3.2. Các nhân tố bên trong .....................................................................................28
1.3.2.1. Sản phẩm dịch vụ .........................................................................................28
1.3.2.2. Trình độ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................28
1.3.2.3. Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp ...........................................29
1.3.2.4. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp ...............................................................29
1.3.2.5. Khả năng về tài chính ...................................................................................30
1.3.2.6. Chi phí ..........................................................................................................30
1.3.2.7. Năng suất lao động .......................................................................................30
1.3.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro ...............................................................31
1.4. Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả kinh doanh ở một số doanh nghiệp và bài học
cho Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu .........................................32
1.4.1. Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả kinh doanh của Cơng ty TNHH Hịa Hải ....32
1.4.2. Kinh nghiệm đánh giá của Công ty cổ phần Minh Hà ....................................32
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu
...................................................................................................................................33
1.4. Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả kinh doanh ở một số doanh nghiệp và bài học
cho Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu .........................................33


1.4.1. Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả kinh doanh của Cơng ty cổ phần thương mại
và dịch vụ An Hịa.....................................................................................................33
1.4.2. Kinh nghiệm đánh giá của Công ty TNHH Xuân Trường ..............................34
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu
...................................................................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU .....................................37
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu ...37
2.1.1. Thơng tin sơ lược về Cơng ty ..........................................................................37
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty ..............................................37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................................................38

2.1.4. Kết quả hoạt động của Công ty .......................................................................39
2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh .....................................................................39
2.1.4.2. Kết quả hoạt động khác ................................................................................42
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Bình Liêu ...................................................................................................................43
2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................................................43
2.2.1.1. Doanh thu của tổng vốn kinh doanh ............................................................43
2.2.1.2. Doanh thu của vốn tự có ..............................................................................44
2.2.1.3. Doanh thu bán hàng .....................................................................................45
2.2.1.4. Hiệu quả tiềm năng ......................................................................................47
2.2.2. Hiệu quả trong từng lĩnh vực hoạt động .........................................................48
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động...........................................................................48
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn......................................................49
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ngắn hạn ...................................................51
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Bình Liêu .........................................................................................54
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài .....................................................................................54
2.3.1.1. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................54


2.3.1.2. Nhân tố về yếu tố kinh tế .............................................................................54
2.3.1.3. Nhân tố về pháp luật ....................................................................................56
2.3.1.4. Nhân tố về khoa học cơng nghệ ...................................................................56
2.3.1.5. Nhân tố về văn hố – xã hội .........................................................................56
2.3.1.6. Nhân tố về tự nhiên ......................................................................................57
2.3.2. Các nhân tố bên trong .....................................................................................57
2.3.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty .......................................................................57
2.3.2.2. Công tác quản trị doanh nghiệp ...................................................................58
2.3.2.3. Công nghệ ....................................................................................................58
2.3.2.4. Cơ sở vật chất của Công ty ..........................................................................58

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Bình Liêu .....................................................................................................60
2.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................60
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................60
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................61
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................61
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan .............................................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU .................63
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu
...................................................................................................................................63
3.1.1. Định hướng dài hạn .........................................................................................63
3.1.2. Định hướng ngắn hạn ......................................................................................63
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Bình Liêu .........................................................................................64
3.2.1. Phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng ............................................64
3.2.2. Tăng cường các biện pháp tăng doanh thu, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí để tăng
hiệu quả kinh doanh ..................................................................................................65
3.2.3. Đẩy mạnh việc huy động vốn, việc hạch toán kế toán ..................................66


3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................................................68
3.2.5. Tăng khả năng thanh khoản ............................................................................70
3.2.6. Tăng cường biện pháp thu hồi nợ ...................................................................71
3.2.7. Tăng cường doanh thu của Cơng ty ................................................................73
3.2.8. Tăng cường quản trị chi phí sản xuất kinh doanh ...........................................75
3.2.9. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy trình quản trị rủi ro ..........................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty..............................................40
Bảng 2.2. Doanh thu của tồn bộ vốn kinh doanh của Công ty ................................43
Bảng 2.3. Doanh lợi của vốn tự có tại Cơng ty .........................................................45
Bảng 2.4. Doanh thu bán hàng ..................................................................................46
Bảng 2.5. Hiệu quả tiềm năng của Công ty giai đoạn 2015-2018 ............................47
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty ...................................................48
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của Công ty ..............................................50
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty..........................................51
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty ...........................................52
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty .....................................53
Bảng 2.11. Cơ cấu nhân lực tại Cơng ty ...................................................................57
Bảng 2.12. Tình hình tài sản của Công ty .................................................................59
Bảng 2.13. Nguồn vốn của Công ty ..........................................................................59


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty .....................................................................38
Biểu 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ……………………………..41


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu hồi phục và được dự báo là tốt, do
đó thị trường dịch vụ vận tải sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn, song trong q
trình kinh doanh. Các Cơng ty kinh doanh các sản phẩm về dịch vụ vận tải nói
chung và Cơng ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu nói riêng, muốn
tồn tại và phát triển được thì phải khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh

của mình bằng mọi cách như: tạo ra sức mạnh về nguồn lực, đầu tư phát triển
thị trường nhằm mở rộng thị phần, mở rộng mạng lưới phân phối.
Xu hướng toàn cầu hố, khu vực hố hiện đang là xu hướng có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các Công ty tham gia
vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng
quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của mình, các Cơng ty khơng chỉ ln chú trọng đến việc nâng
cao trình độ quản lý, khả năng huy động vốn hay đổi mới công nghệ… mà còn
phải quan tâm đến hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế
nào để sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có, phát huy tối đa các lợi thế về vốn,
công nghệ hay nguồn nhân lực, luôn là một bài tốn khó đối với lãnh đạo các
Cơng ty .
Với nhu cầu của tỉnh về vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải của tỉnh Quảng
Ninh, cùng với mục tiêu mở rộng thị trường trên địa bàn Quảng Ninh và các
tỉnh lân cận, Công ty đang đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các Công
ty vận tải trong nước và một số Công ty vận tải nước ngồi. Doanh thu Cơng
ty tăng trưởng nhưng tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu có dấu hiệu giảm và có nguy cơ
khơng thực hiện được mục tiêu đề ra. Làm thế nào để có thể giữ vững được vị
thế cạnh tranh, hoàn thành được mục tiêu đề ra là vấn đề cấp thiết nhất mà Công

1


ty phải giải quyết, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu” làm Luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu, tác giả tìm thấy một số luận văn thạc sĩ viết về đề tài nâng
cao hiệu quả kinh doanh như sau:
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ Hà Ninh” của Dương Văn Doanh, trường Đại học Kinh

tế Quốc dân, năm 2016, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả kinh
doanh một cách chi tiết và đầy đủ từ đó luận văn cũng đánh giá thực trạng hiệu
quả kinh doanh của Cơng ty, tìm ra hạn chế và nguyên nhân tuy nhiên giải pháp
đưa ra còn chung chung và chưa áp dụng được vào thực tiễn hoạt động kinh
doanh của Công ty này.
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận
tải Minh Hoài” của Nguyễn Thu Thủy, Học viện Ngân hàng, năm 2015. Luận
văn đã trình bày được các cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của các tác giả
trong và ngoài nước, đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh doanh dựa vào
các tiêu chí đưa ra tại chương 1 ở chương 2, tuy nhiên các hạn chế và nguyên
nhân chưa sát với thực trạng nên giải pháp đưa ra của luận văn chưa đúng và
chưa khăc phục được hết hạn chế và vì vậy mà luận văn có tính thực tiễn chưa
cao.
Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ
phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Giang” của Hồng Minh Học, Học viên
Tài chính, năm 2015. Luận văn trình bày về hiệu quả kinh doanh của Cơng ty,
đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty, tìm ra được các giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, tuy nhiên những giải pháp đưa ra
chưa khắc phục hết hạn chế của chương 2 nên tính hồn thiện của luận văn chưa
cao, vì vậy luận văn chưa thực sự tốt.
2


Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Thương mại và dịch vụ Hoa Viên” của Trần Thị Ngọc, Học viện Ngân hàng,
năm 2015. Luận văn đã trình bày được cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh,
các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên chương 2 của luận văn
chưa đánh giá hiệu quả kinh doanh theo các tiêu chí như chương 1 đã nêu vì
vậy mà luận văn thiếu tính thuyết phục dẫn đến giải pháp nêu tại chương 3 của
luận văn cịn thiếu, do đó luận văn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của

Công ty.
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu
tư và thương mại và Dịch vụ Minh Thơm” của Dương Minh Tuyền, Đại học
Kinh tế Quốc dân, năm 2016, luận văn trình bày được những cơ sở luận về hiệu
quả kinh doanh của các tác giả trong và ngồi nước về hiệu quả kinh doanh,
các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh tại chương 1, đánh giá được thực
trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty tại chương 2 tuy nhiên chưa đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nên chưa làm rõ được hạn chế
cũng như nguyên nhân của hạn chế và từ đó dẫn đến các giải pháp của chương
3 nêu tại luận văn chưa áp dụng được vào tình hình thực tế tại Công ty.
Học giả Boriboon Pinprayong (2012) với bài viết: “Restructuring for
organizational efficiency in the coporationink sector in Thailand: A case of
Siam commercial coporation” [87] đã nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thái Lan. Cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997 đã khiến Doanh nghiệp Siam – một doanh nghiệp có
lịch sử phát triển lâu đời, chưa bao giờ thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong
suốt 95 năm, nhưng cũng bị chao đảo. Nghiên cứu đã điều tra và so sánh hoạt
động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh trước và sau tái cấu trúc
của doanh nghiệp này là một trường hợp điển hình để cho thấy thành công của
việc tái cấu trúc đã nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này như thế
3


nào sau cuộc khủng hoảng kinh tế và lấy đó làm bài học cho các Doanh nghiệp
khác.
Học giả Devinaga Rasia, Tan Teck Ming và Abd Halim Bin với bài viết:
“Mergers Improve Efficiency of Malaysian Commercial Coporations” đã nêu
lên vấn đề sáp nhập nhằm nâng cao hiệu quả của các Doanh nghiệp Malaysia.
Nghiên cứu này đã đo lường tác động của việc sáp nhập tự nguyện giữa các
Doanh nghiệp nhằm giành được hiệu quả. Bài viết nêu lên việc sáp nhập và

mua bán của các doanh nghiệp trong nước làm cải thiện hiệu quả hoạt động, lợi
nhuận của doanh nghiệp và tạo ra giá trị như là doanh nghiệp Negara Malaysia
đã chỉ ra năm 1999. Việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp sẽ tạo nên một nền
kinh tế quy mô với mức độ hiệu quả cao.
Học giả Mangeli và George M (2016) với bài viết: “E-business and
operating efficiency of commercial coporations in Kenya” đã nghiên cứu tác
động của thương mại điện tử đến hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp ở
Kenya và những thách thức phải đối mặt khi thực hiện thương mại điện tử. Các
tác giả đã thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và phân tích bằng
thống kê mơ tả, từ đó thấy được tác động tích cực của thương mại điện tử đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như cải thiện chất lượng dịch vụ cung
cấp cho khách hàng, cải thiện năng suất nhân viên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ
ra một số thách thức cản trở việc thực hiện thương mại điện tử trong Doanh
nghiệp như thiếu kết cấu hạ tầng, mối đe dọa từ virus máy tính và các cam kết
lỏng lẻo của những quản lý cấp cao và các doanh nghiệp đã đưa ra những phản
ứng chiến lược để đối phó với những thách thức này như giảm chi phí doanh
nghiệp điện tử, sử dụng lao động được đào tạo tốt trên các ứng dụng thương
mại điện tử tại doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng kết luận việc các Doanh
nghiệp ở Kenya cần phải đầu tư nhiều hơn trong thương mại điện tử để nâng
cao hiệu quả hoạt động của họ.
4


Bài viết: “Improving Efficiency The new high ground for coporations”
trên tạp chí “Deloitte” (2012) được nghiên cứu bởi Trung tâm giải pháp doanh
nghiệp của cơng ty kiểm tốn Deloitte (The Deloitte Center fof Coporationing
Solutions) đã nêu lên vấn đề nâng cao hiệu quả làm tăng vị thế cho doanh
nghiệp. Bài viết nhấn mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động đã trở thành một sự
cần thiết có tính cạnh tranh trong điều kiện thị trường tài chính xáo trộn, cùng
với sự suy thối kinh tế làm mơi trường dịch vụ tài chính thay đổi. Bài viết đã

nêu lên việc xây dựng các hoạt động hiệu quả là không đủ mà phải ổn định,
liên tục cải tiến hiệu quả hoạt động và cũng mơ tả các yếu tố chính, thúc đẩy
sự thành cơng như nhận thức, quy trình kinh doanh, số liệu, cơng nghệ và văn
hóa.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy một số nghiên cứu sử dụng các chỉ số
định lượng để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp như:
Trong nghiên cứu phá sản tại thị trường Indonesia, học giả Judijanto, L.
and Khmaladze, E., V. (2013), “Analysis of Coporation Failure Using
Published Financial Statements: The Case of Indonesia (Part 1)” đã chọn lọc
12 chỉ tiêu từ 32 chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Các
nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời (lợi
nhuận trước thuế/chi phí nhân viên, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận/ tài
sản sinh lợi, lợi nhuận biên); an toàn vốn (vốn chủ sở hữu/tài sản sinh lợi, vốn
chủ sở hữu/cho vay); chênh lệch lãi suất (lãi cận biên, thu nhập từ cho vay/chi
phí lãi vay); tín dụng (bình qn lợi nhuận và chi phí của nguồn vốn); tính thanh
khoản (tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi);tiền gửi Công ty thành viên/cho vay,
chất lượng tài sản sinh lợi (dự phòng rủi ro/cho vay). Mẫu nghiên cứu bao gồm
213 doanh nghiệp giai đoạn2013-2018 đã được tổng hợp và chia thành các
nhóm tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu do

5


ông đưa ra có thể sử dụng để nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh của một
Doanh nghiệp.
Trong báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), đo lường sự ổn định doanh
nghiệp nhằm đánh giá những thay đổi làm tác động đến sự ổn định của hệ thống
doanh nghiệp tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu là vấn đề trọng tâm. Trong
báo cáo này, Charles và Miguel (2008) [90] đã tiến hành xem xét thực nghiệm
các tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đến hệ thống tài chính

ở các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á và khu vực Đông Âu. Nghiên cứu
đã đo lường sự ổn định của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá: (i) rủi ro
chung hệ thống doanh nghiệp; (ii) rủi ro riêng lẻ từng doanh nghiệp; (iii) rủi ro
từng doanh nghiệp tác động lên hệ thống; (iv) ảnh hưởng rủi ro của các doanh
nghiệp với nhau. Nghiên cứu này đã ứng dụng xác suất thống kê trong tính tốn
mức chịu đựng thanh khoản của các doanh nghiệp trong từng đánh giá.
Học giả Podviezko, A. and Ginevičius, R. (2012) với nghiên
cứu:“Economic Criteria Characterising Coporation Soundness And Stability”
[103] đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các chỉ tiêu tài chính trong đánh
giá tình hình tài chính và đo lường độ ổn định của doanh nghiệp. Các tác giả
đã sử dụng 6 chỉ số tài chính theo hệ thống phân tích CAMELS để đánh giá các
doanh nghiệp tại Lithuania. CAMELS bao gồm các yếu tố: (1) Chỉ số an toàn
vốn (Capital adequacy); (2) Chất lượng tài sản (Asset quality); (3) Quản trị
(Management); (4) Khả năng sinh lợi (Earnings); (5) Tính thanh khoản
(Liquidity); (6) Độ nhạy của doanh nghiệp với rủi ro thị trường (Sensitivity) to
market risk). Podviezko và Ginevicius (2011) nhận định những cuộc khủng
hoảng đã làm tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa nghiên cứu các
đánh giá doanh nghiệp trước đó, nhóm tác giả đã phát triển quy trình phân tích
đánh giá DN. Theo đó, bước lựa chọn chỉ tiêu được xem là bước khởi đầu và
là bước quan trọng nhất. Nhóm tác giả đã chọn 6 chỉ tiêu theo hệ thống phân
6


tích CAMELS và từ kết quả đạt được, kết luận yếu tố định lượng đóng vài trị
rất quan trọng trong đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đồng thời các học giả nhấn mạnh sự phát triển ổn định và coi đó như một chỉ
số phát triển tốt hay xấu đối với một doanh nghiệp.
Học giả Mabwe, K. and Robert, W. (2010) tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm về hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khủng hoảng, giai đoạn
2013-2017 tại Nam Phi [100]. Các DN lớn được đánh giá về lợi nhuận, thanh

khoản và chất lượng tín dụng thơng qua 7 yếu tố tài chính. Kết quả chỉ ra rằng
có sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận, thanh khoản thấp, chất lượng tín dụng xấu
khi khủng hoảng xảy ra với tất cả doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đã phát hiện
ra rằng mức độ thanh khoản trong các DN Nam Phi đã đạt đến mức đáng báo
động sau khủng hoảng. Trong cách đánh giá tình hình tài chính cho từng doanh
nghiệp, nhóm học giả Lee, J., Y., Gandy, B., Longsdon, J., Young, M. and
Santarelli, F. (2012), “Global Financial Institutions Rating Criteria” [98] đề
cập vấn đề tiêu chí đánh giá thang bậc của các Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được
phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên: tỷ số về lãi suất (6 chỉ tiêu), chỉ
tiêu lợi nhuận (14 chỉ tiêu), cấu trúc vốn (7 chỉ tiêu), chất lượng tín dụng (11
chỉ tiêu), tính thanh khoản (5 chỉ tiêu). Cấu trúc này dựa trên hệ thống phân
tích CAMELS nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung từ các thông tin trong phương
pháp xếp hạng của Fitch trong đánh giá phân tích các định chế tài chính và đặc
biệt là hệ thống doanh nghiệp. Sự phân chia trong hệ thống thang bậc của ông
phụ thuộc vào quy mô tài sản và thị phần và tỷ lệ cơ cấu tài chính của các
Doanh nghiệp. Hệ thống tiêu chí của học giả này khơng thích hợp cho việc
nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Học giả Gupta, V., K. and Aggarwal, M. (2012), “Performance Analysis
of Coporations in India - Pre and Post World Trade Organization (General
Agreement on Trade in Services)” đã dùng 12 chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá
7


hoạt động của các doanh nghiệp tại Ấn Độ trước và sau khi gia nhập WTO,
đặc biệt thời điểm Ấn Độ phải mở cửa ngành doanh nghiệp vào năm 2005.
Các chỉ số trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đề
cập đến các yếu tố khác như tính thanh khoản. Nghiên cứu cho thấy chính
sách mở cửa lĩnh vực doanh nghiệp đã có những tác động tích cực. Trong hàng
loạt chỉ tiêu do ơng đưa ra, có chỉ số phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và vốn
kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả luận án tán đồng với quan điểm này.

Nói chung, các nghiên cứu nước ngoài trên đánh giá về hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đều đề xuất nhóm chỉ tiêu tài chính dựa trên
cơ sở hệ thống phân tích CAMELS là phổ biến. Một số chỉ tiêu chỉ phù hợp với
các doanh nghiệp ở những quốc gia phát triển, trình độ quản trị cao như chỉ tiêu
“Độ nhạy của doanh nghiệp với rủi ro thị trường”. Hiệu quả xã hội hoàn tồn
khơng được các nghiên cứu đề cập tới trong q trình đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Có thể tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây cơ bản
đã giải quyết được một số nội dung chính sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đã hệ thống hóa một cách chi tiết về Doanh
nghiệp bao gồm các nội dung:
Khái niệm về Doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp
Bản chất của hoạt động doanh nghiệp
Thứ hai, đưa ra các khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh doanh của
Doanh nghiệp và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính như khả năng sinh lời, chất lượng
cho vay, khả năng thanh tốn và an tồn vốn, quy mơ tài sản, thị phần.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động
kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của
8


doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các q trình sản xuất
kinh doanh, khơng phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố.
Qua đánh giá các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong những năm
gần đây có thể thấy, các cơng trình của tác giả vẫn cịn chưa hồn thiện, đặc
biệt là chưa làm rõ được hạn chế và nguyên nhân, giải pháp chưa áp dụng được
vào thực tiễn, chưa đánh giá hết các tiêu chí về hiệu quả kinh doanh dẫn đến
các đề tài trên chưa thực sự tốt. Với ý tưởng khắc phục những hạn chế của các

cơng trình trước, tác giả chọn để tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cơng
ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu” nhằm khắc phục những hạn
chế này và cơng trình nghiên cứu của tác giả cũng không trùng lặp với các cơng
trình nghiên cứu trước đó, nên đề tài có tính áp dụng và thực hiện cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại và Dịch
vụ Bình Liêu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Bình Liêu
Về thời gian: Luận văn đánh giá dự trên các số liệu của Công ty cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu trong giai đoạn 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp trong nghiên cứu khoa học.
Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện phân
tích dữ liệu thứ cấp từ Cơng ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu nói
9


riêng và ngành dịch vụ vận tải nói chung. Luận văn cũng sử dụng các kỹ thuật
thống kê để tổng hợp, phân tích dữ liệu.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả
hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ chỉ ra những điểm nổi bật về hiệu quả kinh
doanh và thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ

Bình Liêu. Đồng thời sẽ chỉ ra những kết quả và mặt còn tồn tại trong hoạt động
kinh doanh của Cơng ty. Trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp khả thi góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Bình Liêu.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn Thạc sĩ, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm
3 phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Bình Liêu
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu

10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có
quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản
lượng của một lượng hàng hố mà khơng cắt giảm sản lượng của một loại hàng
hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất
của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các
nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới
hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên
phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có

thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác
định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết
quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất
hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả
kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.
Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất
của phạm trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vận động
theo những khuynh hướng khác nhau.

11


Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất
và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị... đều dành cho nhà tư bản. Chính vì
thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều
hơn nữa cho nhà tư bản nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của
người lao động có thể thấp hơn nữa. Do vậy, việc tăng chất lượng sản phẩm
không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng
nhằm bán được ngày càng nhiều hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sản phẩm
sản xuất xã hội sản xuất ra vẫn là hàng hoá. Do các tài sản đều thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước, tồn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã
hội chủ nghĩa cũng khác mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích
của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của
mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với
tư bản chủ nghĩa.

Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý
kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả
được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do
tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai
mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
- Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương
đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của quan điểm này
là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chưa
biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh
được hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.

12


- Quan điểm khác nữa lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả
mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu
dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các
doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh". Quan điểm này có ưu
điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng khó khăn ở đây
là phương tiện để đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh
doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực,
tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ
có thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với
mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể
mơ tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây:
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản

ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Như vậy cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu
quả".
Bất kỳ hành động nào của con người nói chung và trong kinh doanh nói
riêng đều mong muốn đạt được những kết quả hữu ích cụ thể nào đó, kết quả
đạt được trong kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu
thông mới chỉ đáp ứng được phần nào tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Tuy
nhiên, kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần xem xét
vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác nhu cầu tiêu
dùng của con người bao giờ cũng có xu hướng lớn hơn khả năng tạo ra sản
phẩm được nhiều nhất. Vì vậy nên khi đánh giá hoạt động kinh doanh tức là
đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh tạo ra kết quả mà nó có được.

13


Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa
đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh
thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do
có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra
sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng....
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động
kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp trong sự vận động khơng ngừng của các q trình sản xuất kinh doanh,
không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh doanh là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động

xã hội được xác định trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối
cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp phải được xem xét một cách tồn diện cả về khơng gian và
thời qian, cả về mặt định tính và định lượng. Về mặt thời gian, hiệu quả mà
doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không được làm giảm
sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều
đó địi hỏi bản thân doanh nghiệp khơng được vì lợi ích trước mắt mà qn đi
lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh, điều này dễ xảy ra khi con người khai
thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao động.
Không thể coi tăng thu giảm chi là có hiệu quả khi giảm một cách tuỳ tiện, thiếu
cân nhắc các chi phí cải tạo mơi trường, đảm bảo mơi trường sinh thái, đầu tư
cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực....

14


Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi
hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quả
chung (về mặt định hướng là tăng thu giảm chi). Điều đó có nghĩa là tiết kiệm
tối đa các chi phí kinh doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt
được kết quả lớn nhất.
1.1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong quá
trình hội nhập kinh tế hiện nay. Vai trò của hiệu quả kinh doanh được thể hiện
cả ba mặt sau đây:
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cá
biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp
được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, góp
phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự an

ninh xã hội.
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, được
tối đa hoá và nó phụ thuộc vào mơi trường kinh doanh trình độ công nghệ, quản
lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh đóng vai trị hết sức quan
trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Khi
có hiệu quả của doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ,
nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.1.3.3. Đối với người lao động
Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động
công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần, điều kiện và môi
15


trường làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao. Mặt
khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ tồn tâm
tồn ý với cơng việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. “Nguồn: Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, 2010” [2].
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết
cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền
kinh tế. Để tiến hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải
nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị tồn
bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh có vai trị quyết định trong việc thành lập, hoạt động
và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vai trị quyết định trong
việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo

luật định. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của Hiệu quả kinh doanh,
cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là Cơng ty cổ
phần, Cơng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp liên doanh…
Hiệu quả kinh doanh là một trong số những tiêu thức để phân loại quy
mô của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình
và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu
quả các nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng
hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hố. Bởi
vậycác doanh nhân thường ví “bn tài khơng bằng dài vốn”.
Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao giờ
16


cũng là cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính tốn hoạch định các chiến lược
và kế hoạch kinh doanh. Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các q
trình và quan hệ kinh tế và đồng thời nó cũng là “dầu nhờn” bơi trơn cho cỗ
máy kinh tế vận động có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố giá trị, nó chỉ phát huy
được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn
đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là
Hiệu quả kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, khơng hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công
nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho
người lao động. Đồng thời, Hiệu quả kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để

tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu quả kinh doanh là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận
động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
thơng qua các chỉ tiêu tài chính. Qua đó, nhà quản trị doanh nghiệp biết được
thực trạng kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, phát hiện các tồn tại,
tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.
1.1.4. Một số quan điểm về đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.4.1. Phải đảm bảo tính tồn diện và tính hệ thống trong việc xem xét hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng ta cần chú ý đến các mặt, các khâu, các yếu tố trong quá trình kinh
doanh; phải xem xét các góc độ khơng gian và thời gian; các giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế hiện tại phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
17


×