Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi hsg lop 85

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHỊNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH


<b>Trường THCS NINH PHONG</b> <b> ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8Năm học: 2009 – 2010</b>
<i><b>Môn: Ngữ văn</b></i>


<i><b>(Thời gian làm bài 150 phút)</b></i>
Câu 1: (8 điểm)


Mở đầu bài thơ : “ Nhớ con sông quê hương” Nhà thơ Tế Hanh viết:
<b> “ Q hương tơi có con sơng xanh biếc</b>


<i><b> Nước gương trong soi tóc những hàng tre</b></i>
<i><b> Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè</b></i>


<i><b> Toả nắng xuống dịng sơng lấp lống”</b></i>
Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp từ bốn câu thơ trên.


Câu 2: (12 điểm)


Nhà phê bình Hồi Thanh có viết: “ Thơ Bác đầy trăng”. Hãy phân tích một số bài thơ của
Bác để chứng minh nhận xét trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

PHỊNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH


<b>Trường THCS NINH PHONG</b> <b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂNTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8</b>
<b>Năm học: 2009 – 2010</b>


<b>Câu</b> <b>Đáp án</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1</b>
<b>( 8điểm)</b>



<b>1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết đoạn văn cảm nhận về cái hay, cái </b>
đẹp của các biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt của nó trong đoạn thơ;
diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, đúng chính tả và ngữ pháp.
2.u cầu về nội dung và cho điểm: Học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác
giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính
từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái qt vẻ đẹp của
dịng sơng : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng.


- Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm
gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ
sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước
trong như gương làm cho dịng sơng trở nên xinh đẹp, dun dáng
biết bao!


- Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái
niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ
thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình u q
hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ.
Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp lống” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho
dịng sơng, dưới ánh sáng mặt trời dịng sơng lấp lống như dát bạc.
-> Ngơn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả
được vẻ đẹp của dịng sơng q hương và tình cảm trong sáng của
nhà thơ đối với dịng sơng q hương trong hồn cảnh xa cách.


<i><b>Lưu ý: Nếu học sinh diễn đạt chưa đảm bảo được những yêu </b></i>
<i><b>cầu về kỹ năng, nội dung chưa sâu, giám khảo có thể trừ </b></i>
<i><b>điểm một cách hợp lý.</b></i>



1,5 điểm
2,0 điểm
2,0 điểm
1,5 điểm
1 điểm
<b>Câu 2</b>
<b>(12điểm)</b>


<b>Về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng đặc trưng </b>
thể loại văn nghị luận , có luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có
sức thuyết phục.


Về nội dung:
*Mở bài:


- Giới thiệu về trăng trong thơ Bác


- Trích lời nhận định của Hoài Thanh: Thơ Bác đầy trăng
* Thân bài: .


Trong thơ Bác trăng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh:


- Vầng trăng chiến khu được thể hiện qua các bài thơ : Rằm tháng
giêng, cảnh khuya.


+ Ở bài thơ “Rằm tháng giêng” người đọc bắt gặp một không gian
tràn ngập ánh trăng, đó là cảnh trăng trên sơng nước mùa xn.
Giữa nơi khói sóng của dịng sơng, Bác bàn bạc việc quân để lãnh
đạo cuộc kháng chiến. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một


hồn thơ tuyệt đẹp: trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, dù
bận rộn việc quân, việc nước nhưng không làm vơi đi cảm xúc, thi
hứng trong thơ Bác, Cho thấy tình yêu thiên nhiên, phong thái ung


1điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dung lạc quan của Bác.


+ Bài thơ : “Cảnh khuya” – ánh trăng tràn ngập cả khu rừng. Bóng
trăng và bóng cây quấn quýt, đan xen, hồ quyện lồng vào từng
khóm hoa rồi in trên mặt đất đẫm sương : “ trăng lồng cổ thụ, bóng
lồng hoa”. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt
nên lời ngợi ca : “ Cảnh khuya như vẽ”, Cảnh thiên nhiên đẹp đã tác
động đến trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ và là nguyên nhân
khiến cho người không nỡ ngủ. Phải là con người gắn bó với trăng,
hồ mình với thiên nhiên mới có thể viết ra được những câu thơ hay,
những hình ảnh thơ đẹp đến như vậy.


- Trong bài thơ: “ Tin thắng trận” : trăng tìm đến với Bác để địi
thơ. Vì bận công việc nên Bác từ chối trăng một cách chân trọng và
nâng niu “ xin chờ hôm sau”


- Trong bài : “Trung thu” : khung cảnh thiên nhiên tràn ngập ánh
trăng “ trăng sáng như gương”. Bác ngắm trăng sáng tình cảm dạt
dào của Bác dành cho các cháu thiếu nhi lại được thể hiện.


+ Trong bài “ Ngắm trăng” : trong cảnh tù đầy dù thiếu thốn những
điều kiện vật chất cần có để ngắm trăng, Bác vẫn chủ động tìm đến
với thiên nhiên, với vầng trăng tự do đang toả mộng ngoài trời mà
quên đi thân phận tù đầy. Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần


của Bác:


. “ Người ngắm trăng soi ngồi của sổ
Trăng nhịm khe của ngắm nhà thơ”


 Bác yêu trăng,viết nhiều thơ về trăng. Trăng góp phần làm cho
thơ Bác thêm đặc sắc. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng tấm lòng
tha thiết, tình u thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên của Bác.
* Kết bài: Khẳng định trăng luôn là người bạn gắn bó trong thơ
Bác . Bác yêu thiên thiên, yêu vầng trăng thật đúng như lời nhận xét
của Hoài Thanh: “Thơ Bác đầy trăng”.


2 điểm


1 điểm


2 điểm


2 điểm


1 điểm


1điểm.


<b>Thang điểm:</b>


- Đạt 12 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên còn mắc một
vài lỗi nhỏ.


- Đạt 8 điểm: Đáp ứng khoảng ½ số u cầu trên cịn 1 số sai


sót


- Đạt 4 điểm: cảm nhận sơ sài, còn mắc nhiều lỗi.
- Đạt 0 điểm: bài lạc đề.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×