Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

chu de gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.81 KB, 35 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Gia Ñình. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 5 TUẦN Từ ngày: 21/10/013 – 23/11/2013. MỞ CHỦ ĐỀ. - Coâ cuøng chaùu haùt baøi “ Caû nhaø thöông nhau”. + Các con vừa hát bài gì? Lớp lặp lại “ Cả nhà thương nhau”. + Theá thì trong gia ñình goàm coù ai ?(OÂng, baø, cha, meï, anh, chò, con). - Beù naøo haõy keå cho coâ vaø caùc baïn cuøng nghe. + Gia ñình con coù ai? “ Ba, meï, con, chò”. - Goïi chaùu khaùc keå “ OÂng, baø, cha, meï, anh, chò, em”. - AØ gia đình mà có thêm ông, bà, cha, mẹ, anh chị đó là gia đình có qui mô lớn. - Gia đình không có ông bà đó là gia đình có qui mô nhỏ. - Gia đình đông con từ 3 – 4 con trở lên. - Gia đình ít con từ 1- 2 con. - Gia đình ít con cuộc sống khá giả hơn, ăn uống đầy đủ, tiện nghi gia đình thoải maùi hôn. - Gia đình đông con cuộc sống thiếu thốn, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vaát vaû..

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: - Trẻ phân biệt được lợi ích của 4 nhóm thực phẩm. - Biết lựa chọn thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà. - Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình, có thói quen trong thao tác vệ sinh cá nhân, biết mặc trang phục theo mùa. - Biết tránh những vật dụng nguy hiểm, biết nói với người lớn khi bị đau ốm. - Biết thực hiện các vận động: Ném xa bằng 2 tay, ném trúng đích thẳng đứng, đi theo đường hẹp khéo léo nhịp nhàng. II/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Lắng nghe, đặt câu hỏi kể lại sự kiện của gia đình theo trình tự - Miêu tả mạch lạc về đồ dùng của gia đình . - Thích nghe đọc thơ, kể chuyện về gia đình và ngày 20/11. - Biết chào hỏi lễ phép, lịch sự. - Biết phát âm đúng, rõ ràng chữ cái: e ê, u ư III/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: - Biết họ tên, một số đặc điểm sở thích người thân trong gia đình. - Biết địa chỉ của gia đình ở. - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình với nghề nghiệp của bố mẹ. - Phân biệt được đồ dùng trong gia đình theo 2 đến 3 dấu hiệu. - Nhận biết, so sánh một số đồ dùng, trong gia đình và cách sử dụng . - Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. - Biết ngày 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam. - Biết so sánh các đồ dùng trong gia đình và sử dụng các từ: to nhất – to hơn – thấp hơn – thấp nhất. IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với các tình huống khác nhau trong gia đình và ngày 20/11. - Thực hiện một số quy tắc trong gia đình như cảm ơn, xin lỗi,… không khạc, nhỗ bừa bãi, chăm sóc bảo vệ môi trường. - Biết sử sự đúng mực với các thành viên trong gia đình và cô giáo. - Có ý thức trong sinh hoạt hằng ngày như tiết kiệm, gọn gàng, mạnh dạn, tự tin trong các sinh hoạt hằng ngày. V/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc phù hợp về đặc điểm trong gia đình, dán hình ngôi nhà, tô màu các thành viên trong gia đình, làm quà tặng cô ngày 20/11.. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát múa, vận động theo nhạc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mạng nội dung GIA ĐÌNH CỦA BÉ - Biết họ tên, một số đặc điểm của những người thân trong gia đình. - Biết công việc và cuộc sống hằng ngày trong gia đình. - Biết thương yêu, chia sẻ, kính trọng những người trong gia đình.. NGOÂI NHAØ GIA ÑÌNH BEÙ - Trẻ hiểu nhà là nơi gia đình cùng chung sống; biết địa chỉ nhà. - Trẻ biết có các kiểu nhà khác nhau; được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. - Trẻ biết kỹ sư, thợ môc, thợ xây,…là những người làm nên nhà.. HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ. Gia đìn NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO - Trẻ biết ngày 20/11 là ngày Tết của thầy cô giáo. - Biết các hoạt động trong ngày 20/11. - Biết yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - Trẻ biết họ hàng bên nội, bện ngoại. - Cách gọi bên nội, bên ngoại (Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, cậu chú, bác… - Những ngày họ hàng thường tập trung: ngày giỗ, ngày lễ, Tết,…. ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH - Đồ dùng gia đình phương tiện đi lại của gia đình - Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình. - Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh. - Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mạng hoạt động TẠO HÌNH - Vẽ chân dung người thân trong gia đình. - Vẽ ngôi nhà của bé. - Vẽ đồ dùng gia đình. - Nặn đồ dùng gia đình - Cắt dán đồ dùng gia đình ÂM NHẠC - Hát, vận động, nghe những bài hát về gia đình: “Tổ ấm gia đình”, “Ba ngon nến lung linh”, “Cả nhà thương nhau”, “Nhà của tôi”. Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”, “Nghe tiếng hát tìm đồ vật.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chủ đề nhánh 1 KHÁM PHÁ KHOA HỌC LÀM QUEN VỚI TOÁN. VĂN HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI. Từ ngày 21/10/2013 đến 26/10/2013. THỂ DỤC. TÌNH CẢM XÃ HỘI.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Gia đình của bé CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH. - Biết họ tên và một số đặc điểm của người thân trong gia đình,hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Biết công việc và cuộc sống hằng ngày của các thành viên trong gia đình. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH. - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Biết công lao kính trọng và lễ phép với ông bà, bố mẹ… - Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đìh Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * Văn Học: - Truyện: + Ba cô gái. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Toán: - ““Nhận ra và nhận tên khối cầu, khối trụ. Nhân dạng trong thực tế”” * MTXQ: - Kể về các thành viên trong gia đình bé. GIA ĐÌNH CỦA BÉ. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Luyện tập “Bò theo đường zích zắc về nhà” - TCVĐ: “Tung cao hơn nữa. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Âm nhạc: - Hát “Cả nhà thương nhau” - Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh” - TC “Ai nhanh nhất” * Tạo hình: - Vẽ người thân trong gia đình”. PHÁT TRIỂN TCXH - Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. - Trò chuyện tìm hiểu về sở thích, tình cảm của các thành viên trong gia đình. - Chơi đonga kịch “Ba cô gái”, “Tích chu”.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN Yêu cầu chung - Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình, hieåu caùc moái quan heä trong gia ñình. - Bieát coâng vieäc vaø cuoäc soáng haèng ngaøy cuûa caùc thaønh vieân trong gia ñình. - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Biết công lao, kính trọng và lễ phép với bố, mẹ, ông bà… - Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Tên hoạt động. Đón trẻ. TDS. Hoạt động ngoài trời Hoạt động. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. - Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ. - Troø chuyeän veà caùc thaønh vieân trong gia ñình beù, veà quy moâ gia ñình. - Quan sát tranh ảnh về gia đình, công việc của từng thành viên trong gia ñình. - Trò chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, chia sẻ với mọi người trong gia đình - Cho treû xem moät soá aûnh veà gia ñình beù vaø gia ñình baïn.  Hoâ hấp: Gaø gaùy saùng  Tay: Tay đưa ra trước lên cao  Chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục  Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước,tay chạm ngón chân  Bật : Bật luân phiên chân trước chân sau  Kết hợp nhạc “Cả nhà thương nhau” * Trò chuyện * QS tranh * Quan sát * Trò chuyện * Quan sát về gia đình gia đình 2 ngôi nhà về 1 số đồ tranh gia thế hệ * Chôi: Gia * Chôi: Thaû dùng gia đình đình ít con” * Chôi “Hái ñóa ba ba *Chôi: “Tung * Chôi “Thả đình Gấu táo” bắt bóng” đĩa ba ba” * Chơi tự * Chơi tự * Chơi tự do * Chơi tự * Chơi tự do do do. do GDAN 1. Thể dục TẠO LQVT LQVH Bò theo HÌNH “Nhận ra và Truyện “Ba - Hát « Cả.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chung. Hoạt động góc. Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn phụ. đường zích zắc về nhà nhận tên khối 2. KPKH Vẽ người nhà thương cầu, khối trụ. cô gái” Kể về các thân trong nhau » Nhân dạng thành viên gia đình trong thực tế” trong gia đình bé 1. Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng 2. Góc xây dựng: Xây nhà của bé 3. Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn 4. Góc học tập: Xem sách, đọc truyện tranh về gia đình “Tích chu”, “Ba cô gái”; đọc thơ ca dao, tục ngữ về chủ điểm. 5.Goùc thieân nhieân: Chaêm soùc caây - Rửa tay trước khi ăn, rửa mặt vệ sinh sau khi ăn . - Chuẩn bị gối, chiếu đủ cho từng trẻ - Cho trẻ ngủ đủ giấc. - Cho trẻ thức đúng giờ, vệ sinh cá nhân, rửa mặt, rửa tay ăn phụ.. - Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn. - Ôn lại kiến thức đã học trong ngày. - Làm quen với kiến thức bài mới. - Nêu gương cuối ngày - Trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Vệ sinh– - Nhắc trẻ đi học đều, về chào cô, chào bố mẹ và các bạn Trả trẻ - Trả trẻ tận tay phụ huynh Sinh hoạt chiều. ĐÓN TRẺ I/ Yeâu caàu: - Cô nhận trẻ từ tay phụ huynh với thái độ ân cần, vui vẻ. - Nhắc phụ huynh nhận thẻ đón trẻ. - Giáo dục trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. II/ Chuaån bò: - Một số đồ chơi, câu hỏi đàm thoại. III/ Hướng dẫn: - Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ chào cô, cha mẹ. - Trẻ thực hiện tốt thói quen tự phục vụ như: cất cặp, dép, nón… đúng nơi quy ñònh. - Cô nên chú ý đến sức khỏe trẻ để kịp thời thông báo với phụ huynh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, khả năng giao tiếp và tình hình học taäp cuûa treû.. HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN. I/ Yeâu caàu: - Trẻ biết lựa chọn đồ chơi theo ý thích của mình. - Giáo dục trẻ chơi xong biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. II/ Chuaån bò: - Một số đồ chơi phục vụ cho cháu. III/ Hướng dẫn: - Cô hướng trẻ vào các hoạt động mà trẻ ưa thích với các trò chơi: dân gian, vận động, xếp kệ đồ chơi…. THỂ DỤC SÁNG Thực hiện từ ngày: 21/10/2013 đến ngày 26/10/2013 Hoâ hấp: Gaø gaùy saùng Tay: Tay đưa ra trước lên cao Chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước,tay chạm ngón chân Bật : Bật luân phiên chân trước chân sau Kết hợp nhạc “Cả nhà thương nhau” 1. Yêu cầu: - Trẻ tập đúng và đều theo nhịp hô. - Phát triển vận động tinh, cơ tay ,chân và cơ toàn thân. - Giáo dục trẻ ích lợi của việc tập thể dục. 2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ. - Cô tập thuộc các động tác thể dục trên. - Trống lắc, nhạc đệm 3. Hướng dẫn: a. Khởi động : - Mở nhạc cho bé đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh, chạy nâng cao đùi theo nhạc và sau đó chuyển đội hình. b. Trọng động: - Cô hướng dẫn bé tập đúng các động tác . * Hoâ hấp: Gaø gaùy saùng *Tay: Tay đưa ra trước lên cao - TTCB: Đứng thaúng, kheùp chaân, tay thaû doïc thaân. - Nhịp 1: Đưa hai tay đưa ra phía trước,chân bước sang trái.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 3: Nhö nhòp 1 - Nhịp 4: Về TTCB (TH 4lần x 8 nhịp) * Chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục - TTCB: Đứng thẳng tay thaû xuoâi. - Nhịp 1: Đöa hai tay ra ngang - Nhịp 2: Ngồi xổm tay đưa ra phía trước - Nhịp 3: Nhö nhòp 1 - Nhịp 4: Về TTCB (TH 4lần x 8 nhịp) *Bụng :đứng cúi gập người vềphía trước,tay chạm ngón chân - TTCB:Đứng thẳng, khép chân tay thả xuôi - Nhịp 1: Bước chân sang trái, tay đưa cao - Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước - Nhịp 3: Như nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB( TH4 lần * 8 nhip) * Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau - TTCB: đñứng thẳng tay thaû xuoâi. - Nhịp 1: bật tách chân phải ra trước, chân trái ra sau. - Nhịp 2 :Bật đổi ngược lại. Hoạt ñộng 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ ñi hít thở nhẹ nhaøng.. TROØ CHUYEÄN ÑIEÅM DANH. I/ Yeâu caàu: - Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt trong ngày. - Trẻ tự kể lại công việc của mình làm trong ngày nghỉ. - Giáo dục trẻ biết tự vệ sinh cá nhân. II/ Chuaån bò: - Sổ theo dõi lớp. - Câu hỏi đàm thoại. III/ Hướng dẫn: - Cô trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ ở nhà, sau đó cô kể lại công việc của cô cho treû nghe. - Cô gợi hỏi trẻ hôm nay bạn nào vắng mặt. - Giáo dục cháu quan tâm đến các bạn. - Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần cho trẻ phấn đấu..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I/ Yeâu caàu: - Trẻ hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời các câu hỏi của cô. - Biết được đặc điểm, hình dáng, công dụng, chất liệu, màu sắc, ích lợi của từng đối tượng quan sát. - Trẻ biết cách chơi theo nhóm và tự chọn đồ chơi. II/ Chuaån bò: - Đồ dùng quan sát phù hợp chủ đề. - Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. III/ Hướng dẫn: 1- Quan saùt coù muïc ñích: 2- Troø chôi có luật * Trò chơi vận động: Tung bắt bóng - Luật chơi: Bạn nào không bắt được bóng thì ra ngoài 1 lần chơi. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn trẻ này tung cho trẻ kia bắt và khi tung thì đọc 1 câu thơ trong bài “Quả bóng côn con”. Cứ đến bạn nào tung cho bạn khác thì phải đọc 1 câu thơ. Bạn nào không bắt được bóng thì sẽ phải ra ngoài một lần chơi. * Trò chơi vận động: “Gia đình Gấu” - Chuẩn bị: Vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà Gấu: mũ theo 3 màu. - Caùch chôi: Coâ qui ñònh voøng troøn 1 laø nhaø cuûa Gaáu traéng, voøng troøn 2 laø nhaø Gấu đen. Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác để phân biệt. Khi nghe hiệu lệnh các chú Gấu đi chơi, bò chui qua các hầm. Khi nghe hiệu lệnh “trời mưa” thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình. * Trò chơi vận độn “ Hái táo” - Mục đích: Rèn luyện vận động và phối hợp vận động cơ thể. - Cách chơi: Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác: - Đây là cây táo nhỏ (giơ tay phải tay trái lên, xòe các ngón tay ra) - Tôi nhìn lên cây và thấy (nhìn theo các ngón tay) - Táo chín đỏ và ngọt (hai bàn tay làm động tác ôm quả táo) - Táo chín ăn ngọt quá (đưa tay lên miệng) - Lắc cây táo nhỏ (làm động tác lắc cây bằng hai tay) - Những quả táo rơi vào tôi (giơ hai tay lên và hạ xuống) - Đây là cái giỏ to và tròn (làm vòng tròn bằng tay) - Nhặt táo trên mặt đất (cui xuống nhặt và bỏ vào giỏ) - Hái táo ở trên cây (giơ tay lên cao mắt nhìn theo tay).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Tôi sẽ ăn quả táo (đưa tay vào miệng) - Có thể chơi 2-3 lần. * Trò chơi dân gian: Xỉa cá mè - Cách chơi: Mỗi nhóm chơi từ 10-12 cháu, đứng thành vòng tròn, mạt quay vào trong, tay phải chìa ra. Một cháu đứng trong vòng tròn, vửa đi vừa đọc và đập vào tay bạn theo nhịp của lời hát (mỗi từ đọc lên đập vào một tay). Từ “men” rơi vào tay trẻ nào thì trẻ đó phải làm “người đi buôn men”, từ “chó”, “mèo” rơi vào trẻ nào thì trẻ đó phải làm “chó”, “mèo”. Các cháu khác ngồi thành vòng tròn làm hàng rào để “giữ nhà”. Người đi buôn men đứng ra khỏi vòng tròn và rao “ai mua men không?”. Các trẻ giữ nhà đồng thanh trả lời là “có”.người đi buôn men tìm lối vào nhà. Trẻ giữ nhà phải giữ chặt (nắm tay nhau) không cho vào nhà, chó sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo” ngăn không cho người buôn men đi vào nhà. Người buôn men không được giằng tay nười giữ nhà. Gặp cửa bỏ ngỏ (trẻ không nắm tay nhau) người buôn men vào nhà được là cả nhà thua. Trò chơi lại tiếp tục từ đầu. * Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành” - Luật chơi: Khi đến câu “Ù….à….ù … ập” thì trẻ phải rút ngón tay ra khỏi bàn tay của người điều khiển thật nhanh. Nếu trẻ nào không rút kịp tay mà bị nắm trúng thì trẻ đó phải bị phạt theo thỏa thuật trước khi chơi. - Cách chơi: Người điều khiển đứng xòe bàn tay ra, những trẻ khác giơ ngón trỏ của mình và đặt vào lòng bàn tay của người điều khiển. Người điều khiển vừa xòe tay vừa đọc nhanh lời đồng dao. Đến chữ “ập” thì người điều khiển nắm tay lại, các trẻ phải phán đoán để rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp thì bị nắm lại thì sẽ phải thay thế người điều khiển để thực hiện trò chơi. 3- Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (Soạn cụ thể từng ngày). KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng 2. Góc xây dựng: Xây nhà của bé 3. Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn 4. Góc học tập: Xem sách, đọc truyện tranh về gia đình “Tích chu”, “Ba cô gái”; đọc thơ ca dao, tục ngữ về chủ điểm. I– YÊU CẦU - Trẻ chơi nhập vai, biết liên kết các góc chơi, thể hiện ngôn ngữ của vai chơi. - Biết đoàn kết, phối hợp với bạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không tranh giành, la hét, quăng mén đồ chơi trong khi chơi. 1. Góc xây dựng: - Biết dùng các vật liệu khác nhau (khối trụ, cây hoa, cây xanh, khối gạch,...) để xếp hàng rào, đường đi, xếp nhà,....

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Biết phối hợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Biết giữ gìn công trình mà cả nhóm tạo ra. 2. Góc phân vai: - Nhận biết vai chơi và phản ánh được một vài hành động của vai chơi: Người bán hàng, người mua hàng, mẹ - con,... + Người bán hàng: Vui vẻ chào mời khách, biết nhận tiền và cảm ơn khách khi mua hàng xong. + Người mua hàng: biết chọn lựa, nói tên hàng định mua, hỏi giá tiền và trả tiền khi mua + Những người trong gia đình phải biết yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. 3. Góc nghệ thuật: - Trẻ biết vẽ người thân trong gia đình, tô màu tranh không lem ra ngoài. Biết sử dụng những kỹ năng đã học để nặn những đồ dùng trong gia đình. 4. Góc học tập: - Trẻ biết cầm, giở sách từng trang nhẹ nhàng, không làm rách sách. - Biết được những hình ảnh về gia đình và đồ dùng trong gia đình. - Biết đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ điểm gia đình. - Trẻ thích xem sách và xếp sách gọn gàng sau khi xem. II – CHUẨN BỊ * Góc xây dưng: - Gạch, khối trụ, khối vuông, khối tam giác - Cây hoa, cây xanh, các con vật. - Ngôi nhà (đồ chơi) - Một số con vật: Tôm, cá, gà, vịt,…(đồ chơi) * Góc phân vai: - Bàn, ghế, rổ, ly, muỗng ,…. - Trái cây, các lạo rau, củ, quả, các loại thực phẩm - Đồ dùng đồ chơi bán hàng, nấu ăn. - Vé số làm tiền * Góc nghệ thuật: - Bàn, ghế. - Giấy vẽ, tranh tô màu, bút chì, sáp màu - Bảng con, đất nặn, đĩa để sản phẩm * Góc học tập: - Bàn, ghế - Các loại sách, tranh ảnh về gia đình. III/ HOẠT ĐỘNG 1/Thỏa thuận trước khi chơi * Trò chuyện - Cô cùng trẻ hát “ Nhà của tôi” - Bài hát nói về điều gì? Vậy trong ngôi nhà của các con có những ai? - Những người trong gia đình phải như thế nào với nhau?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Các con giỏi quá! Vậy đến lớp các con có ngoan và vâng lời cô giáo không? - Lớp mình đang chơi ở chủ điểm nào? - Hôm nay các con sẽ chơi ở những góc chơi nào? => Cô khẳng định lại tên các góc chơi. - Ai có thể nhắc lại tên các góc chơi của lớp nè? * Cô giới thiệu nội dung các góc chơi và hướng trẻ chọn góc chơi * Góc xây dựng - Các con sẽ chơi trò chơi gì? - Vậy xây nhà cho bé các con xây những gì? - Trong công trình gồm có ai? - Cần có những vật liệu gì đê xây nhà? - Khi chơi phải đoàn kết, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Ai thích chơi ở góc xây dựng? * Góc phân vai: - Các con chơi gì? - Trong cửa hàng có ai - Thái độ của người bán hàng phải như thế nào? - Người mua hàng phải làm gì? - Trong gia đình có những ai? - Những người trong gia đình phải như thế nào? - Muốn chơi ở góc này các con cần phải có những đồ chơi gì? - Bạn nào sẽ chơi trò chơi này? * Góc nghệ thuật: - Các con sẽ chơi gì? - Các con sẽ vẽ gì? Tô gì? Nặn gì? - Vẽ tranh và tô màu các con cần có gì? - Muốn nặn các con cần có gì? - Ai thích chơi ở góc này? * Góc học tập - Các con sẽ làm gì? - Khi xem sách phải xem như thế nào? - Xem xong phải để sách như thế nào? - Các con xem những loại sách gì? - Các con sẽ đọc thơ về, kể chuyện chủ điểm như: giúp bà, làm anh, truyện tích chu,… - Ai thích chơi ở góc này nào? 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi “Gió thổi” trẻ chạy về góc chơi - Cô đến từng góc chơi gợi ý trẻ bầu ra nhóm trưởng và hướng dẫn trẻ trẻ thảo luận vai chơi, cách chơi. - Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng ngôn ngữ trong trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Nhắc nhở trẻ sắp xếp đồ dùng gọn gàng trong khi chơi. Không la hét, tranh giành,đập phá đồ chơi trong khi chơi. - Cô tham gia chơi cùng trẻ khi trẻ lúng túng - Tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi. - Cô bao quát, kịp thời xử lý tình huống trong khi chơi. 3. Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô đi đến nhận xét từng nhóm chơi của trẻ bằng ngôn ngữ vai chơi. - Cô nhận xét thái độ hành động của trẻ qua vai chơi. - Nhận xét công việc trẻ hoàn thành và chưa hoàn thành. - Nhận xét trẻ chơi tốt và chơi chưa tốt, khen ngợi, động viên trẻ chưa tích cực. 4. Nhận xét buổi chơi và kết thúc hoạt động góc - Cô tập chung trẻ về góc chơi tốt để nhận xét, tuyên dương góc chơi đó cho cả lớp cùng rút kinh nghiệm. - Động viên góc chơi chưa tốt và nhắc trẻ lần sau cố gắng hơn. - GD trẻ biết yêu quý, giữ gìn sảm phẩm của mình. - Nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi quy định sau khi chơi. - Trẻ đọc đồng dao “Đi cầu đi quán” nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.. VỆ SINH – ĂN TRƯA - Cô chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc nước đầy đủ cho trẻ. - Cô sắp xếp bàn ghế cho 6 – 8 trẻ ngồi vào một bàn và có lối đi quanh bàn dễ dàng. Trong giờ ăn các cô tập trung chăm sóc cho trẻ ăn. Trẻ yếu ăn chậm nên xếp riêng để tiện chăm sóc. - Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Không để trẻ chờ lâu. - Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, đầu tóc và quần áo gọn gàng. - Cô chia cơm và thức ăn ra từng bát, trộn đều. Trẻ ngồi vào bàn là ăn được ngay khi cơm vừa ấm. - Cô giới thiệu tên món ăn và các chất dinh dưỡng có trong món ăn đó - Khi cho trẻ ăn cô cần vui vẻ, ân cần nhẹ nhàng động viên trẻ ăn hết xuất. Đối với trẻ bé và ăn chậm cô cần động viên và xúc cho trẻ ăn. - Tập cho trẻ mời cô và mời bạn trước khi ăn. - Tập cho trẻ cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn - Cô hướng dẫn trẻ xúc gọn gàng, tránh đỗ vãi, ăn từ tốn, nhay kỹ, không xúc cơm từ bát này sang bát khác, không co chân lên ghế và nói chuyện trong khi ăn. - Khi trẻ ăn cô nên đi quanh các bàn đẻ nhắc nhở, xúc cho trẻ và lấy tiếp cơm nếu trẻ ăn hết. - Xử lý kịp thời các tình huống ho, sặc, nôn thức ăn. - Sau khi trẻ ăn xong cô nhắc trẻ lau mặt, lau tay, cởi yếm và cho trẻ uống nước.. NGỦ TRƯA - Cô chuẩn bị đầy đủ chiếu gối cho trẻ - Cô cho trẻ đi vệ sinh sạch sẽ trước khi ngủ. Cho trẻ ngủ trong trạng thái thoải mái..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cô quan tâm đến sức khỏe của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có bệnh và đang uống thuốc. - Nhắc trẻ nằm ngủ ngay ngắn, không nói chuyện, đùa giỡn làm ảnh hưởng đến các bạn khác. - Sau khi trẻ thức dậy, cô hướng dẫn và tập cho trẻ lớn tiếp cô thu dọn nơi ngủ như :cất gối vào nơi quy định…. VỆ SINH – ĂN PHỤ - Cho trẻ thuqwcs dậy từ từ. Cho trẻ cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt. - Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, động viên khuyến khích trẻ ăn tạo không khí thoải mái cho trẻ ăn ngon, ăn hết xuất. - Cô quan sát, giúp đỡ trẻ. - Khi trẻ ăn xong cho trẻ rửa tay, lau mặt, uống nước, vệ sinh cá nhân.. SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY.  Cô ôn lại bài đã học ở buổi sáng, nhằm củng cố kiến thức cho trẻ khắc. saâu.  Tiếp tục cho trẻ làm quen với kiến thức bài mới.  Neâu göông cuoái ngaøy. - Hát bài “Tay thơm tay ngoan”. - Cô cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan. - Cho trẻ tự nhận xét về mình và bạn. - Cô nhận xét chung. - Cho trẻ ngoan lên cắm cờ. - Tuyên dương những cháu đạt bé ngoan. - Động viên trẻ chưa đạt bé ngoan.. TRẢ TRẺ - Cháu ra về đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng cá nhân. - Nhắc nhở trẻ những điều cần phải làm khi bé ở nhà. - Dặn trẻ chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho ngày mai khi đến lớp. - Khi có tín hiệu mở nhạc ra về cô cho lớp cùng đứng dậy chào cô về - Cho trẻ chào cô, bố mẹ ra về. - Giáo viên trả trẻ và nhận lại thẻ từ tay phụ huynh.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGAØY Thứ Hai, ngày 21 tháng 10 năm 2013. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Trò chuyện về gia đình * Chôi: Gia đình Gấu * Chơi tự do 1. Yêu cầu - Trẻ biết quan sát và đàm thoại cùng cô. - Biết chơi trò chơi vận động. - Tích cực tham gia chơi tự do. 2. Chuaån bò: - Câu hỏi đàm thoại. - Một số đồ dùng, đồ chơi như: đất nặn, giấy bút, hột hạt, tranh ảnh, giấy mà, hồ dán. 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trị chuyện về gia đình - Lớp hát: “Cả nhà thương nhau”. - Các con vừa hát bài gì? - Các con hãy kể về gia đình mình nào? Gia đình con có những ai? - Có mấy người? - Mọi người trong gia đình đối với nhau như thế nào? - GD trẻ biết yêu thương giúp đỡ mọi người trong gia đình, nhường nhịn em bé. * Hoạt động 2: Trò chơi “Gia đình Gấu - Tổ chức cho bé chơi theo sự hướng dẫn * Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát, nhắc trẻ chơi hòa thuận. HOẠT ĐỘNG CHUNG MOÂN: THEÅ DUÏC BAØI:. Bò theo đường zích zắc về nhà.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Mục đích – Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp chân tay để bò về đúng nhà. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo khi bò không vướng vào chướng ngại vật. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ hào hứng siêng năng luyện tập. 2. Chuẩn bị: - Vạch chuẩn, đích. Sân sạch sẽ thoáng mát. - Bóng 2 – 3 quả. 3. Tổ chức hoạt động: * Ổn định: Lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”. * Trò chuyện: - Lớp vừa hát bài gì? - Muốn có sức khỏe tốt để chúng ta đi học đều, khỏe mạnh, mau lớn? - Để gia đình mình luôn được khỏe mạnh để đi chơi vui vẻ thì phải làm gì? * Hoạt động 1: Khởi động Cho cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu theo hệu lênh của cô. * Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Tập tất cả 2 lần 8 nhịp - Hô hấp 2: “ Thổi bóng bay”: Hai tay khum trước miệng, làm động tác thổi bóng rồi từ từ đưa tay ra 2 bên - Tay vai 1: 2 tay đưa ra trước, gập trước ngực - Chân 3: Đứng chân ra trước lên cao. - Bụng 1: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân. - Bật 2: bật tách khép chân. b. Vận động cơ bản: Bò theo đường zích zắc về nhà. - Cô mời 3- 4 trẻ lên tập mẫu cô kết hợp phân tích: TTCB: Hai bàn tay và 2 bàn chân áp sát xuống sàn nhà. Khi bò kết hợp tay nọ chân kia bò theo đường zích về nhà. Mắt nhìn thẳng phía trước. - Mời trẻ khá tập - Lần lượt trẻ thực hiện. (Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai). - Cháu yếu tập lại. - Cháu khá xung phong. c. Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa - Caùch chôi: Moãi treû caàm 1 quaû boùng, duøng 2 tay caàm boùng tung leân cao phía trên đầu và cố gắng bắt bóng bằng 2 tay, vừa tung vừa đọc lời thơ. (cho trẻ chơi 23 lần ). * Hoạt động 3: Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 1-2 lần làm động tác thả lỏng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Giáo dục trẻ ăn hết xuất và siêng năng luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được khỏe mạnh mau lớn.. MOÂN: MTXQ. Keå veà caùc thaønh vieân trong gia ñình Beù 1. Yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình, biết được công việc của bố mẹ. - Trẻ biết được lgia đình là sống chung 1 ngôi nhà và biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết chơi trò chơi “ Bé nào nhanh”. b. Kỹ năng: - Phát triển và rèn kỹ năng quan sát, tập trung chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Rèn kỹ năng trả lời được các câu hỏi rõ ràng, mạc lạc. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi cho trẻ. c. Giáo dục: - Trẻ biết chăm ngoan và vâng lời mọi người để bố mẹ vui lòng. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Bài dạy PP trên máy tính. + Đàn có ghi bài hát. “ Cả nhà thương nhau”. + Vòng màu xanh, màu đỏ. Hộp quà. - Đồ dùng của trẻ: + Ghế đủ cho trẻ ngồi. + Thẻ chơi trò chơi. 3. Hướng dẫn:. * Hoạt đông 1: - Cô và trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” và đi vào chỗ ngồi. - Trò chuyện về bài hát: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát có ai? - Cô dẫn dắt: Mỗi gia đình đều có ông bà, bố mẹ là người rất yêu quý các cháu…. * Hoạt đông 2: Quan sát và đàm thoại - Xuất hiện hình ảnh thứ 1: cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ. + Bức ảnh gì?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Trong ảnh có những ai? ( Trong ảnh có ông bà, bố mẹ, bác gái, bác trai, dì, chị gái, anh trai, em béđây là 1 gia đình, gia đình là cùng sống trong 1 ngôi nhà) - Xuất hiện hình ảnh thứ 2: Cô cho trẻ quan sát. + Trong gia đình này gồm có những ai? ( Đây là 1 gia đình nhiều thế hệ cùng sống trong 1 nhà: ông bà, bố mẹ, dì, anh chị và bé – cô cho trẻ nhắc lại “ Gia đình nhiều thế hệ” ) + Ảnh này có những ai? ( Đây là gia đình 2 thế hệ, có bố mẹ và các con cùng sống trong 1 nhà) - Xuất hiện ảnh thứ 3: cô hỏi trẻ. + Trong ảnh có ai? + Có mấy người con? ( gia đình có 2 con – là gia đình ít con: cô cho trẻ nhắc lại ) - Gia đình này có mấy người con? ( Có 4 con – gia đình đông con ) - Xuất hiện hình ảnh thứ 5: + Đây là ai? + Ông bà nội sinh ra ai? + Ông bà ngoại sinh ra ai? ( Ông bà nội sinh ra bố, ông bà ngoại sinh ra mẹ ) - Cô hỏi trẻ: Bố mẹ sinh ra ai? Bố mẹ sinh ra chị, bé - Cô cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình. - Cô hỏi trẻ: Bố mẹ hay đưa các con đi chơi ở đâu? ( Bố mẹ đưa các con đi thăm nhà ông bà, nhà các bác…) - Bố mẹ vất vả chăm sóc các con, yêu thương các con. Các con có thương bố mẹ không? - Cô giáo dục trẻ: Cháu thương bố mẹ là phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời mọi người để bố mẹ vui lòng. Các cháu có đồng ý không? * Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “ Bé nào nhanh” - Cô cho trẻ lấy thẻ chơi trò chơi - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.. + Cách chơi: Các cháu vừa đi vừa hát. Khi cô lắc xắc xô thì ai có thẻ nào trên tay phải bước đúng vào vòng quy đình vói thẻ đó: Vòng màu xanh là gia đình ít con, còng màu đỏ là gia đình đông con. + Luật chơi: Phải bước 1 chân đúng vào vòng quy định. Nếu ai không đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò hoặc làm ếch ộp. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. * Hoạt động 4: Kết thúc.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Cô tuyên dương hoạt động của trẻ. Sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động Dán quà tặng người thân. - Cô cho trẻ về dán quà tặng người thân. - Kết thúc: cô tuyên dương trẻ và chuyển hoạt động nhẹ nhàng.. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Goùc phaân vai: Gia ñình, baùn haøng - Trẻ làm quen với vai chơi ở nhóm gia đình và nhóm bán hàng. 2- Góc xây dựng: Xây nhà của bé - Trẻ làm quen với 1 số nguyên vật liệu để xây các kiểu nhà khác nhau. 3- Goùc hoïc taäp: Xem tranh aûnh, đọc thơ, truyện về gia đình - Treû bieát choïn tranh aûnh gia ñình vaø bieát caùch cầm sách, lật tập. Biết kể truyện theo tranh vẽ. 4- Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn, dán tranh, làm đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ làm được sản phẩm theo sự hướng dẫn của cô.. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY TRẢ TRẺ - Cho treû chôi troø chôi “ Chi chi chành chành” - Ôn lại bài ở buổi sáng đẻ trẻ nắm vững kiến thức. - Coâ keå cho treû nghe chuyeän “ Ba coâ gaùi” - Neâu göông cuoái ngaøy.. Thứ Ba, ngày 22 tháng 10 năm 2013. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát tranh gia đình hai thế hệ * Chôi “Hái táo” * Chơi tự do. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết quan sát và đàm thoại cùng cô. - Biết chơi trò chơi vận động. - Tích cực tham gia chơi tự do. 2. Chuẩn bị: - Câu hỏi đàm thoại..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Một số đồ dùng, đồ chơi như: đất nặn, giấy bút, hột hạt, tranh ảnh. 3. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Vẽ bằng phấn xuống sàn: - Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình 2 thế hệ và gợi hỏi trẻ: - Con có nhận xét về tranh này? - Gia đình trong tranh thuộc loại gia đình nào? - Vì sao con biết? - Cho trẻ đếm số lượng người trong tranh? - Giáo dục trẻ biết yêu thương và vâng lời ông bà cha mẹ. * Hoạt động 2: TC “ Hái táo” - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi vài lần * Hoạt động 3: Chơi tự do: - Bé chơi với những loại đồ chơi bé thích. Cô động viên trẻ tham gia chơi vui veû, hòa thuận trong khi chơi. HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN: TẠO HÌNH BÀI: Vẽ. người thân trong gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: * Kiến thức - Trẻ biết kết hợp những nét cơ bản để thể hiện những ấn tợng về ngời thân của mình trong việc nêu đặc điểm riêng nh: đầu, tóc kính, râu, nét mặt, nếp nhăn, quần, áo. * Kỹ năng: - Ph¸t triÓn ãc s¸ng t¹o vµ trÝ tëng tîng cña trÎ. - Củng cố kỹ năng vẽ người , đồng thời biết phối màu để tạo cho bức tranh của mình đợc hấp dẫn. - Biết đặt tên cho tác phẩm của mình. - TrÎ biÕt s¸ng t¹o khi vẽ, bè côc hµi hoµ c¸c chi tiÕt cho bøc tranh thªm sèng động. * Giáo dục: - Giáo dục tính thẩm mỹ, biết yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình. - Trẻ biết yêu quý kính trọng ông, bà, bố ,mẹ , những ngời thân trong gia đình. Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lợng một cách tiêt kiệm có hiệu quả. 2 Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô - Tranh vẽ những người thân trong gia đình: Ông, bà, cha, me, anh, chị, em… - Nhạc không lời về chủ điểm * Đồ dùng của trẻ - Bút chì, bút màu, vở vẽ.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Giá treo tranh 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động mở đầu - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát xong bài gì? - Ba đi xa thì sao? - Mẹ đi xa thì làm sao? - Cả nhà ta ….? - Thế ngoài ba, mẹ trong gia đình các con còn có những ai nữa? - Trong gia đình chúng ta có rất nhiều thành viên , vậy hôm nay các con có muốn vẽ các thành viên trong gia đình mình không ? * Hoạt động trọng tâm: Quan sát đàm thoại - Nhìm xem! Nhìn xem! (Cho trẻ xem hình ảnh về những người thân trong gia đình) + Đó là ai? Có đặc điểm gì? (Đầu tóc, râu, nét mặt, trang phục,…) - Cho trẻ nêu nhận xét về bố cục bức tranh, cách tô màu. - Cô vẽ gợi ý cho trẻ xem cách vẽ bố, mẹ, chị gái, em bé,… Hỏi xem ý định của trẻ vẽ ai trong gia đình? - Hôm nay con định vẽ về ai? - Người đó có đặc điểm gì? (Đầu tóc, nét mặt, trang phục) - Con vẽ như thế nào? - Con phải làm gì nữ để bức tranh thêm đẹp và hấp dẫn người xem? - Khi tô màu thì con tô làm sao? - Cô nhắc trẻ cách bố cục tranh, cách tô màu, khuyến khích trẻ vẽ thêm cỏ cây hoa lá… để cho bức tranh trêm sinh động * Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc không lời trong khi trẻ ngồi vẽ. - Cô đi đến từng trẻ hướng dẫn trẻ vẽ, cách tô màu và tư thế ngồi. - Trong lúc trẻ vẽ, cô bao quát nhắc trẻ tập trung. Giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn. c) Trưng bày sản phẩm - Khi hết thời gian, cô có hiệu lệnh cho trẻ dừng bút và mang sản phẩm lên trưng bày, nhận xét. + Cho cả lớp cùng nhận xét ( hỏi 3 - 4 trẻ) + Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao con thích? + Mời một số trẻ tự giới thiệu bài vẽ của mình. - Cô nhận xét sản phẩm khen ngợi động viên khích lệ những bài chưa đẹp, những bài chưa hoàn thành. =>Giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Mỗi chúng ta ai cũng có ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Họ là những người thân thương gần gũi nhất với chúng ta. Vì vậy mọi người chung sống trong một gia đình phải yêu thương chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. - §ể thể hiện tình yêu thương của mình với người thân trong gia đình thì các con phải làm gì? *Kết thúc - Cho trẻ đọc 1 bài ca dao, đồng dao về chủ điểm. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng - Treû bieát nhaän vai chôi, bieát vaøo nhoùm chôi mình choïn vaø phaân vai cho baïn.. 2. Góc xây dựng: Xây nhà của bé. - Trẻ biết chọn các vật liệu để xây đường đi, nhà.. 3 Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn - Trẻ biết kỹ năng tô, vẽ, nặn, dán tranh để tạo được sản phẩm.. 4. Góc học tập: Xem sách, đọc truyện tranh về gia đình “Tích chu”, “Ba cô gái”; đọc thơ ca dao, tục ngữ về chủ điểm. - Trẻ thuộc một số bài thơ truyện về chủ điểm. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY TRẢ TRẺ - Luyeän cho treû kyõ naêng naën. - Cho trẻ làm quen với kiến thức bài mới. - Neâu göông cuoái ngaøy.. Thứ Tư, ngày 23 tháng 10 năm 2013. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN- THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát ngôi nhà * Chôi: Thaû ñæa ba ba * Chơi tự do 1 - Mục đích – yêu cầu - Trẻ biết quan sát và diễn tả đợc bằng lời về những gì trẻ quan sát đơc từ ngôi nhµ. - Gi¸o dôc trÎ biÕt yªu qóy, gi÷ g×n b¶o vÖ ng«i nhµ cña m×nh. - TrÎ ch¬i trß ch¬i s«i næi..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2- Chuẩn bị - Muõ, noùn. - Địa điểm để trẻ quan sát 3 - Cách tiến hành * Hoạt động 1: Quan sát ngơi nhà: - Coâ cho treû ñi daïo quanh sân trường, đến địa điểm cần quan sát + Con nh×n thÊy ng«i nhµ thÕ nµo? + Mµu s¬n g×? + Mái nhà lợp bằng gì? + C¸c cöa h×nh g×? Cöa nµo lín h¬n?... => C« kh¸i qu¸t l¹i cñng cè kiÕn thøc cho trÎ. Gi¸o dôc trÎ t¸c dông cña ng«i nhµ m×nh ë vµ cÇn b¶o vÖ vµ gi÷ g×n vÖ sinh ng«i nhµ cña m×nh. * Hoạt động 2: TC “ Thả đĩa ba ba” - Tổ chức cho bé chơi “Thả đỉa ba ba”, cô tổ chức cho cả lớp cùng tham gia chôi vui veû. * Hoạt động 3: Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi quanh sân. Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Moân: AÂm nhaïc Haùt “Caû nhaø thöông nhau 1. Mục đích - Yêu cầu : * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ biết hát và vận động theo lời bài hát. - Trẻ hát thuộc và hiểu nội dung bài hát. - Trẻ được nghe hát và biết được nội dung bài hát. - Biết chơi trò chơi âm nhạc. * Kỹ năng: - Trẻ ngắt nhịp đúng, hát đúng giọng. - Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát - Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau khi hát. - Trẻ chơi đúng cách, luật chơi của trò chơi. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu âm nhạc. - Giáo dục trẻ có thái độ tích cực trong các hoạt động. - Qua nội dung bài hát, giáo dục trẻ đoàn kết với bạn, tích đi học. 2. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Đàn, máy casset, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc - Coâ haùt toát baøi nghe haùt. 3. Tổ chức hoạt động: * Ổn định - Trò chuyện: Đọc thơ “Yêu mẹ” - Baøi thô noùi veà ai? - Ngoài mẹ ra gia đình còn có những ai? - Trong baøi thô meï laøm gì? - Meï raát vaát vaû lo cho caùc con vì theá caùc chaùu phaûi yeâu thöông meï, vaø caàn aên uống đủ chất để mau lớn giúp me ïnhé! - Cô có 1 bài hát nói về ba, mẹ và các con đó là bài “cả nhà thương nhau” nhạc và lời “phan văn Minh” các cháu cùng hát và vận động với cô. * Hoạt động 1: Dạy vận động “vỗ theo lời ca”. - Cô mở đàn cả lớp cùng hát lại bài hát (1 lần ) - Cô hát kết hợp vỗ theo lời ca và hỏi trẻ cô hát và làm gì? có giống vỗ Theo nhịp không? Vỗ theo lời ca là vỗ như thế nào? Vỗ theo lời ca là hát 1 ca từ vỗ 1 tiếng, hoặc hát lời ca như thế nào thì vỗ như thế đó. - Cả lớp vỗ cùng cô cả bài hát. - Chia 2 nhóm: nhóm vỗ + nhóm hát và đổi ngược lại. - Cá nhân 2-3 cháu vỗ cùng cô (chú ý sửa sai cháu) - Cả lớp kết thành ban nhạc vận động theo ý thích của mình. * Hoạt động 2: Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh” - Cô hát theo nhạc (có thể mở đàn hoặc nhạc thu) Bài hát nói về ba ngọn nến tượng trưng cho 3 thành viên trong gia đình. Nói đến ba, mẹ và con. - Cô hát lần 2 kết hợp minh họa cùng với cháu. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh nhất” Caùch chôi: Coâ chuaån bò 4- 5 voøng troøn, choïn treû leân chôi nhieàu hôn soá voøng, cho trẻ vừa đi vừa hát, khi cô gõ trống lắc chậm thì đi ngoài vòng, cô gõ trống lắc nhanh thì trẻ nhảy vào vòng mỗi vòng 1 bạn, ai chậm thì ở ngoài 1 lần chơi. * Keát thuùc tieát hoïc: - Qua bài hát giáo dục các cháu phải biết yêu thương, kính trọng những người trong gia ñình.. HOẠT ĐỘNG GÓC 1/ Goùc phaân vai: Gia ñình, baùn haøng - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện được vai chơi như: mẹ biết đi mua thức ăn về nấu cho gia đình, các con nói chuyện với cha mẹ lễ phép..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Người bán hàng thì biết tên từng mặt hàng, nói chuyện lịch sự với khách, người mua hàng biết chọn lựa mặt hàng cần mua, biết trả tiền. - Sắp xếp đồ chơi ngăn nắp. 2/ Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà - Trẻ biết chọn vật liệu để xây nhà, biết trồng cây xanh, vườn hoa… 3/ Góc học tập: Xem tranh, phân loại đồ dùng, xếp chữ cái. - Trẻ biết phân loại đồ dùng theo từng nhóm, biết dùng hạt để xếp chữ cái. 4/ Goùc ngheä thuaät: Toâ, veõ, naën, daùn tranh. - Treû bieát taïo ra saûn phaåm baèng kyõ naêng toâ, veõ, naën…. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY TRẢ TRẺ - Luyện kỹ năng tô và vẽ cho trẻ. - Đọc Ca dao “Công cha….” - TrÎ ch¬i ë c¸c gãc ch¬i - Nêu gương cuối ngày. Thứ Năm, ngày 25 tháng 10 năm 2013. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN- THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình *Chôi: “Tung bắt bóng” * Chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết quan sát và đàm thoại cùng cô. - Biết chơi trò chơi vận động. - Tích cực tham gia chơi tự do. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh nhà trệt. - Một số đồ dùng, đồ chơi như: đất nặn, giấy bút, hột hạt, tranh ảnh, giấy mà, hồ dán. 3. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Trị chuyện về mợt số đồ dùng trong gia đình - Lớp đọc thơ: “Cái bát xinh xinh” - Bài thơ nói đến điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Kể tên một số đồ dùng trong gia đình mà con biết? - Những đồ dùng đó đùng để làm gì? - Phải làm gì để đồ dùng trong gia đình được gọn gàng ngăn nắp? - Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng ngăn nắp. * Hoạt động 2: TC “ Tung bắt bĩng” - Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi tự do: - Bé chơi với những trò chơi bé thích.. HOẠT ĐỘNG CHUNG Môn: Làm quen với toán. Baøi “Nhaän ra vaø goïi teân khoái caàu, khoái truï. Nhận dạng trong thực tế” 1. Mục đích - yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhận biết gọi tên đúng các khối: khối cầu, khối trụ. * Kỹ năng: - Biết liên hệ thực tế. * Giáo dục: - Các đồ dùng, đồ chơi cần phải giữ gìn lâu bền, để đúng nơi quy định, không được quăng ném bừa bãi. 2. Chuẩn bị: -Mỗi trẻ 1 khối cầu,1 khối trụ, đất nặn, bảng con. -Một số đồ dùng có dạng khối cầu, khối trụ đặt xung quanh lớp. -Một số khối cầu, khối trụ cho trẻ thực hiện trò chơi. -Đồ dùng của cô kích ttước lớn hơn của trẻ. * Nội dung tích hợp: - LQVH- LQCV: đọc câu đố “Quả bóng” - GDAN: Caû nhaø thöông nhau. - TH: Naën caùc khoái. 3. Tiến hành hoạt động * OÅn ñònh- Troø chuyeän: Cô đọc câu đố “Quả bóng” đố trẻ - Quả bóng dùng để làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Đá bóng cũng là môn thể thao rất tốt cho cơ thể. * Hoạt động 1: Nhận biết khối cầu, khối trụ - Coâ ñöa quaû boùng leân hoûi chaùu thaáy quaû boùng nhö theá naøo? Coù daïng gì? - Cô đặt quả bóng xuống sàn để cho quả bóng lăn và hỏi trẻ thấy quả bóng nhö theá naøo? - Vì sao quả bóng lăn được? - Vật có dạng tròn, không có cạnh, không có góc, lăn được gọi là khối cầu. - Cho lớp nhắc lại “khối cầu” - Cô đặt hộp sữa phía trước hỏi trẻ đó là gì? - Sữa dùng để làm gì? Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho mọi người. - Cô đặt hộp sữa đứng và nhờ 1 trẻ lên lăn? - Cháu có lăn được không? Vì sao? - Vật có 2 mặt phẳng ở 2 đầu đặt đứng không lăn được, khi đặt nằm chiều dài thì lăn được gọi là khối trụ. - Cho lớp nhắc lại “khối trụ” * Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ - Cô giơ khối trụ và cho trẻ chọn khối giống như cô đã chọn và giơ lên. - Cho trẻ đặt nằm khối trụ và lăn xem có lăn được không? - Còn khối gì nữa cũng lăn được? - Cho trẻ chọn khối cầu lăn thử, sau đó đặt khối cầu cạnh khối trụ và hỏi trẻ đó là khối gì? - Cô cho 2 trẻ chơi với nhau theo nhóm: đầu tiên đặt chồng 2 khối lên nhau, trẻ thử và phát hiện không đặt được. - Cô cho đặt chồng 2 khối trụ, trẻ đặt được. - Hỏi trẻ vì sao 2 khối trụ đặt chồng lên nhau được, còn 2 khối cầu không đặt chồng lên được? - Cho trẻ đặt 2 loại khối ra sau và chọn khối theo yêu cầu của cô: dùng tay phaûi caàm khoái caàu, tay traùi caàm khoái truï… Cô tóm lại: Khối cầu, khối trụ lăn đều được, còn khối trụ khi đặt khối nằm mới lăn được - Cho cháu tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ. - Cho cháu nặn khối cầu, khối trụ bằng đất nặn. * Hoạt động 3: Luyện tập - Troø chôi “Chuyeån khoái veà nhaø” - Cách chơi: chia lớp làm 2 đội A-B mỗi đội có 1 rổ đựng khối cầu, khối trụ có dán chữ cái và 2 ngôi nhà cũng dán chữ cái. Lần lượt từng bạn của mỗi đội chạy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> lên theo đường dích dắc chọn 1 khối giơ lên và gọi tên sau đó đem về để vào rổ ngôi nhà có chữ cái đó, lần lượt như thế đến hết thời gian, nếu đội nào chọn đúng và nhiều khối là thắng cuộc. Thời gian tính bằng 1 bài hát. - Trẻ chơi.. HOẠT ĐỘNG GÓC 1/ Goùc phaân vai: Gia ñình, baùn haøng. - Trẻ chơi đúng vai, thể hiện được vai của mình. - Biết sử dụng ngơn ngữ trò chơi. - Biết liên kết qua lại giữa các góc chơi. 2/ Góc xây dựng: Xây các kiểu nhà - Trẻ xây được các kiểu nhà khác nhau. - Biết sáng tạo xây công trình có vườn cây, vườn hoa, ao cá… 3/ Goùc ngheä thuaät: Toâ, veõ, naën, daùn tranh veà gia ñình. - Trẻ biết dùng các kỹ năng cơ bản để tô, vẽ, nặn, dán tranh về chủ đề. 4/ Goùc thieân nhieân: Chaêm soùc caây - Trẻ biết tưới nước, lau lá cây.. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY TRẢ TRẺ - Cho trẻ ôn lại bài đã học ở buổi sáng để nắm vững kiến thức. - Cho trẻ làm quen với chữ cái E - Ê - Neâu göông cuoái ngaøy.. Thứ Sáu, ngày 25 tháng 10 năm 2013. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN- THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát tranh gia đình ít con” * Chôi “Thả đĩa ba ba” * Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận xét được từng chi tiết trong tranh gia đình, - Thực hiện trò chơi vận động hứng thú. II. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Tranh gia ñình ít con - Đồ dùng thực hiện trò chơi - Câu hỏi đàm thoại III. Cách tiến hành: * Quan saùt coù muïc ñích: Tranh gia ñình ít con - Lớp hát bài: “cả nhà thương nhau” - Gia đình cháu có những ai? Bao nhiêu người? - Gia ñình chaùu coù maáy anh, chò em? Vaäy gia ñình chaùu laø gia ñình gì? - Cô cho cháu quan sát tranh gia đình ít con và gợi hỏi trẻ trả lời theo nội dung tranh. - Cháu xem bức tranh vẽ những gì? trong tranh có những ai? - Gia đình cháu có mấy người con? - Vaäy gia ñình naøy ñoâng con hay ít con? - Gia ñình ít con thì cuoäc soáng gia ñình nhö theá naøo? - Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng những người trong gia đình. * Hoạt động 2: Trò chơi “ Thả đĩa ba ba” - Cô và trẻ cùng trao đổi về trò chơi và tổ chức cho trẻ chơi. Động viên trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi. * Hoạt động 3: Chơi tự do: - Cô gợi mở với trẻ về một số loại đồ chơi, trẻ tự lựa chọn những đồ chơi bé thích và tổ chức cho trẻ chơi.. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Moân: Laøm quen vaên hoïc Truyeän “Ba coâ gaùi”. 1. Mục đích – Yêu cầu: * Kiến thức: Cháu hiểu được nội dung truyện, biết được các nhân vật trong truyện. * Kỹ năng: Biết trả lời được những câu hỏi của cô. Kể nối tiếp nhau thành câu chuyện. * Giáo dục: Qua nội dung câu chuyện giáo dục cháu biết thương yêu cha mẹ. 2. Chuẩn bị: - Moâ hình, roái bìa. - Tranh minh hoïa roái bìa.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> * Nội dung tích hợp: - LQVH- LQCV: đọc từ “ Ba cô gái” - GDAN: Caû nhaø thöông nhau. 3. Tiến trình hoạt động: * OÅn ñònh- Troø chuyeän: - Lớp hát “Cả nhà thương nhau” - Lớp vừa hát bài hát gì? - Vaäy caùc con coù thöông yeâu gia ñình vaø cha meï mình khoâng? - Cô có 1 câu chuyện nói về người mẹ rất thương yêu các con, nhưng khi mẹ bò oám caùc con coù veà chaêm soùc meï mình khoâng? - Bây giờ các cháu lắng nghe cô kể câu chuyện “ Ba cô gái” để biết nhé! * Hoạt động 1: Cô kể chuyện đặt câu hỏi định hướng - Cô kể “ Từ đầu............ mẹ bị ốm” + Các con đoán thử xem chuyện gì đã xảy ra với bà mẹ? - “ Keå tieáp............ Soùc con mang thö ñi” + Caùc con nghó xem ba coâ gaùi coù veà thaêm meï khoâng? - “.............. Coâ keå phaàn coøn laïi” - Lần 2 : Cô kể cho trẻ xem hình ảnh minh họa. Giới thiệu từ “ Ba cô gái” * Hoạt động 2: Trò chơi đàm thoại với nhân vật - Cô nhập vai Sóc con xuất hiện dẫn dắt trẻ đi đến nhà của ba cô gái. - Caùc baïn coù bieát toâi laø ai khoâng? - Khi bà mẹ ốm bà viết thư và nói với Sóc con như thế nào? - Bây giờ mình đi đến nhà ai trước? Sóc con nói chị cả ơi mẹ đang ốm đấy chị về thăm mẹ chị đi? Chị cả đã nói gì mình quên mất rồi, các bạn giúp mình đi? - Ôi chị cả không về thăm mẹ, mình sẽ đi đến nhà chị nào nữa? - Chò hai cuõng khoâng veà thaêm meï? Chò hai bieán thaønh con gì caùc baïn nhæ! - Mình sẽ đi tiếp đến nhà ai? Các bạn có biết chị út đang làm gì không? - Chò uùt nghe soùc noùi meï bò oám thì veà thaêm meï ngay. * Hoạt động 3: Tưởng tượng và sáng tạo - Các con thấy chị cả và chị hai là người con như thế nào? Còn cô chị út là người con thế nào? - Neáu laø caùc con khi cha meï mình bò oám thì con seõ laøm gì? => Qua caâu chuyeän giaùo duïc chuùng ta laøm con thì phaûi bieát thöông yeâu, chaêm sóc ông bà, cha mẹ. Và còn phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn, như vậy mới được mọi người thương yêu quí mến. * Hoạt động 4: Trò chơi “Xếp tranh theo thứ tự nội dung truyện”.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Chia lớp thành 2 nhóm, thi đua nhau xếp tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện, thời gian tính 1 bài hát, nhóm nào xếp đúng là thắng.. HOẠT ĐỘNG GÓC 1/ Goùc phaân vai: Gia ñình, baùn haøng. - Trẻ thực hiện được vai chơi, chơi thành thạo, biết sử dụng ngôn ngữ trò chôi. 2/ Góc xây dựng: xây các kiểu nhà. - Trẻ xây sáng tạo nhà có vườn cây, vườn hoa, ao cá… 3/ Goùc ngheä thuaät: Toâ, veõ, naën, daùn tranh veà gia ñình. - Trẻ biết dùng các kỹ năng cơ bản để tô, vẽ, nặn, dán tranh về chủ đề. 4/ Goùc thieân nhieân: Chaêm soùc caây - Trẻ biết tưới nước, lau lá cây.. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA SINH HOẠT CHIỀU - NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN TRẢ TRẺ * Neâu göông cuoái tuaàn - Coâ chaùu cuøng haùt ‘Hoa beù ngoan” - Cô tổng kết số cờ cháu đạt trong tuần - Cô phát bông hồng cho cháu đạt bé ngoan. - Động viên cháu chưa đạt bé ngoan. - Cô đưa ra tiêu chuẩn cho tuần tới để trẻ phấn đấu.. Ban Giám Hiệu Duyệt Ngày. tháng. năm 2013. Giáo Viên Soạn Ngày. tháng. năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×