Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

GIAO AN PHU DAO VAN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.24 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>***** TUẦN : 1 - TIẾT : 1. *****. NS : 18/8/10 ***** ND : 21/8/10 ******. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VAÊN BAÛN THYEÁT MINH  ************** I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Bieát vaän duïng moät soá bieän phaùp ngheä thuaät khi vieát vb thuyeát minh. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó GV chốt lại: - Văn thuyết minh là là văn bản cơ bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Nó trình bày những hiểu biết cần thiết về các sự vật, hiện tượng,… trong tự nhiên, xã hội để phục vụ cuộc sống. - Ngoài các phương pháp thường dùng (định nghhĩa, giải thích, phân tích,…), đôi khi để bài thuyết minh thêm sinh động, có thể dùng một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, đối thoại, diễn ca,…, một số phép tu từ,…). - Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật phải hợp lí, không lạm dụng. 2/ Luyện tập : GV cho HS vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vbản thuyết minh để làm một số bài tập, nhằm giúp HS củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh có sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật làm cho bài văn TM thêm sinh động: Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau : Cây dừa gắn bó với người dân Bình định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con ngưòi: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ sôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mức, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. (Hoàng Văn Huyền, Cây dừa Bình Định) a) Đ/văn thuyết minh trên chủ yếu dùng phương pháp nào? Tác dụng của phương pháp đó? b) Hãy dùng phép nhân hoá hoặc so sánh diễn đạt lại câu cuối của đoạn văn trên để thể hiện sinh động sự gắn bó của cây dừa đối với đời sống con người. * Gợi ý : a) Đ/văn thuyết minh trên chủ yếu dùng phương pháp liệt kê. Tác dụng của phương pháp này là giúp người đọc thấy được nhiều lợi ích của cây dừa trong đời sống hằng ngày của con người. b) HS có thể dùng phép nhân hoá hoặc so sánh khác nhau để diễn đạt lại câu cuối của đoạn văn trên để thể hiện sinh động sự gắn bó của cây dừa đối với đời sống con người: Ví dụ: Cây dừa ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. (nhân hoá), hoặc: Cây dừa gắn bó đối với đời sống con người chẳng khác nào như tay với chân. (so sánh). Bài tập 2 : Hạy dựa vào văn bản sau, tưởng tượng một cuộc thoại giữa em và thầy (cô) giáo dạy Sinh học để viết một văn bản thuyết minh màu xanh lục của lá cây. TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC Lá cây có màu lục vì các tế bào chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất lục lạp có màu xanh lục vì nó hút các tia có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có mày xanh là do chất diệp lục trong lá cây. (Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)  Gợi ý : - Có thể đặt cuộc đối thoại vào trong một câu chyện kể về cuộc gặp gỡ của em với thầy (cô) giáo dạy Sinh học. - Nên nghĩ ra một tình huống mở đầu khiến cho câu chuyện được tự nhiên: có thể từ một câu hỏi của một em bé, của một bạn học ; từ một bài tập em phải giải đáp ; từ yêu cầu của một cuộc hội thảo ở lớp,… - Để cho cuộc thoại giữa thầy và trò được phong phú, sinh động, những thông tin trong văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục cần được chia nhỏ ra. Từ đó, chuyển một số câu trần thuật thành câu hỏi của trò, rồi lấy nội dung của câu tiếp viết thành lời đáp của thầy (cô). Ví dụ: - Thưa cô, em chưa hiểu vì sao lá cây có màu xanh? Cô nheo mắt cười hiền từ: - À, là vì lá có nhiều tế bào lục lạp, một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Cứ thế tiếp cho đến hết văn bản, sao cho cuộc thoại chuyển tải hết nội dung của bản bản thuyết minh trên. Bài tập 3 : Nguyên Ngọc đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để thuyết minh rất sinh động về đá và nước trong Vịnh Hạ Long (vbản Hạ Long – Đá và Nước, SGK NV 9, tập 1, tr. 12). Học theo lối viết đó, em hãy viết một đoạn về đá và nước trong hang động ở Vịnh Hạ Long hoặc nơi nào đó em đã được tham quan. * Gợi ý (HS về nhà làm): Có thể thấy, Nguyên Ngọc đã luôn tưởng tượng, liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi để thuyết minh sự phong phú của hình thù của đá, sự đa dạng của hiện tượng địa chấn; liên tưởng để sáng tạo các hình ảnh nhân hoá các đảo đá; dùng rất nhiều từ ngữ gợi cảm giác,… Nhờ vậy, tác giả biến các đảo đá vô tri thành một thế giới sinh động, có hồn. Em hãy đọc kĩ lại văn bản thuyết minh đó, để học tập lói viết của tác giả, vận dụng một cách sáng tạo vào đ/văn thuyết minh của mình. *. *. *. *. *. *. *. *. *.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ***** TUẦN : 2 - TIẾT : 2. *****. NS : 25/8/10 ***** ND : 28/8/10 ******. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VAÊN BAÛN THUYEÁT MINH  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng kết hợp thuyết minh với mtả trong vb TM. - Qua giờ luyện tập, GD HS t/cảm gắn bó với quê hương – yêu thương loài vật. - Rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó GV chốt lại: Để cho đối tượng thuyết minh được hiện ta cụ thể, sinh động, khi viết văn TM, có thể kết hợp sdụng yếu tó MT. Nhờ vậy, bài văn TM sẽ hấp dẫn người đọc hơn. Nếu đối tượng TM là sự vật, có thể sdụng yếu tố MT khi giới thiệu đặc điểm từng bộ phận. Nếu đối tượng là một cảnh quan (danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá khảo cổ, …), có thể sdụng những câu, đoạn MT vè sắc thái độc đáo của đối tượng… Các yếu tố MT không được ảnh hưởng đến tính liên tục của bố cục vbản, đến nhiệm vụ chủ yếu của vbản TM là cung cấp những hiểu biết chính xác, những giá trị, công dụng thiết thực,… của đối tượng. 2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể: * Bài tập 1.a) Giả sử phải viết bài văn thuyết minh về cây tre Việt Nam, em dự định sẽ sử dụng yếu tố miêu tả vào những chi tiết nào? Hãy thể hiện rõ trong dàn ý bài viết của em. b) Với mỗi chi tiết đó, hãy viết một câu văn miêu tả.  Gợi ý : a) Dàn ý: * Mở bài: - Cây tre rất gần gũi với người dân Việt Nam (miêu tả một vài câu). - Nó cũng có nhiều công dụng thiết thực (sử dụng từ miêu tả). * Thân bài: - Tre hầu như xuất hiện cùng với bản làng trên khắp đất nước Việt Nam (sử dụng kể một vài chi tiết về quê mình để giới thiệu). - Tre không kén chọn đất đai, thời tiết (liệt kê, giải thích), thường sống thành hàng luỹ (két hợp miêu tả). - Đặc điểm và công dụng của cây trưởng thành: thân, rễ, cành, lá (phân tích, liệt kê kết hợp miêu tả màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hoá,…). - Đặc điểm và công dụng của cây non: từ mầm thành măng (phân tích, liệt kê kết hợp miêu tả màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hoá,…). * Kết bài: - Sự gắn bó thân thiết của tre đến mức trong nhiều tác phẩm văn thơ, nó là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. - Đời sống nhân dân ta ngày càng hiện đại, chúng ta vẫn không thể xa rời tre. b) HS có thể viết câu văn miêu tả khác nhau, Ví dụ về câu văn tả tre mọc thành hàng: Tre ít mọc riêng lẻ mà thường mọc thành hàng, thành luỹ bao bọc, che chở cho làng quê như bức tường thành kiên cố..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Chú ý: HS đã từng biết một số văn bản về cây tre, cần phân biệt phương thức biểu đạt chính để không làm bài lạc đề. Ví dụ: Tuy có yếu tố thuyết minh, Cây tre Việt Nam (Thép Mới) vẫn là kí chính luận, Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) là biểu cảm, còn đề bài này yêu cầu thuyết minh. Khi viết, có thể kết hợp các yếu tố khác nhưng không được lấn át thuyết minh. * Bài tập 2. Nhận xét về phương pháp thuyết minh của đ/văn sau. Viết lại cho sinh động hơn bằng cách thêm các từ ngữ hoặc các câu văn miêu tả. Lăng Bác Hồ thật đẹp. Hai bên là những hàng tre. Ngôi lăng ở chính giữa, cao to. Hai bên là hai dãy lễ đài thấp hơn. Vỉa hè rộng và thoáng. Cửa vào lăng rộng mở đón khách.  Gợi ý : Đ/văn trên chủ yếu dùng phương pháp thuyết minh liệt kê nhưng chưa sinh động bởi vì thiếu yếu tố miêu tả nên người đọc không hình dung hết vẻ đẹp của cảnh vật quanh lăng Bác. Khi viết lại đoạn văn mới cho sinh động hơn, có thể bổ sung những từ ngữ tượng hình, tượng thanh, gợi cảm,… vào những câu văn đó. Cũng có thể viết lại cả câu với sự vận dụng các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…  Nếu không còn thời gian thì giao về nhà cho HS làm (theo các gợi ý trên). *. *. *. *. *. *. *. *. *.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> LUYỆN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI  ************** I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. phương châm quan hệ, phương châm cách thức & phương châm lịch sự. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. - Nắm được mqh chặt chẽ giữa phương châm hội thoại & tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thuû. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó GV chốt lại: Để hội thoại có thể đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người tham gia hội thoại phải tuần thủ các phương châm hội thoại. Có 5 phương châm hội thoại là : + Phương chầm về lượng là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói có nội dung đủ như đòi hỏi của cuộc thoại – không nói thừa, không nói thiếu; không nói những câu không có thông tin. Ví dụ: - Anh làm việcở đâu? - Tôi là giám đốc công ty X.  nói thừa thông tin + Phương châm về chất là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều mà mình tin là đúng; không nói những điều mà mình tin là không đúng, không có bằng chứng xác thực. Ví dụ: Cô giáo: - Tại sao hôm nay bạn An nghỉ học ? Bình: - Thưa cô, bạn ấy bị ốm ạ. Cô giáo: - Em biết chắc như thế chứ ?. Bình: - Thưa cô, không ạ Cô giáo: - Không biết chắc sao em lại nói ? Bình lúng túng, không biết trả lời thế nào, đánh đứng im.  Bình: nói không có bằng chứng xác thực… + Phương châm quan hệ là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Nhờ phương châm quan hệ mà cuộc hội thoại có sự liên kết về mặt nội dung, tránh tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”. + Phương châm cách thức là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa. (VD: Nói ra đầu ra đũa). + Phương châm lịch sự là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải tế nhị, tôn trọng người khác. (VD: Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau) * Lưu ý: Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội. Đồng thời, những người tham gia hội thoại còn phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của những người khác..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cần chú ý, trong hội thoại có những câu cùng lúc vi phạm nhiều phương châm hội thoại. Ví dụ như khi vi phạm phương châm về lượng là vi phạm phương châm quan hệ và phương châm cách thức. - Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho các cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực tế, khi hội thoại, để tế nhị, người nói có thể cố tình vi phạm các phương châm hội thoại về mặt hình thức. Để cho chúng vẫn tuân thủ các phương châm hội thoại, người nghe phải hiểu khácđi. Ví dụ: A – Đói quá. B – Tớ không mang tiền. - Các phương châm hội thoại có liên quan chặt chẽ tới tình huống giao tiếp. Cụ thể, khi giao tiếp phải xác định rõ: Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào thời gian nào?) ? Nói nhằm mục đích gì? Từ đó mới quyết định: Nói cái gì? Nói như thế nào? - Các phương châm hội thoại không có tính chất bắt buộc cho mọi tình huống giao tiếp. Những người tham gia hội thoại có thể tuân thủ các phương châm hội thoại hoặc cố tình vi phạm chúng để đạt được mục đích giao tiếp của mình tuỳ tình huống giao tiếp. Không ít trường hợp, người nói phải cố tình đánh trống lảng (vi phạm phương châm quan hệ), cố tình nói vòng vo, mơ hồ (vi phạm phương châm về lượng, phương châm cách thức),… - Người nói có thể cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào đó để: + Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một mục đích nào đó quan trọng hơn. (các ví dụ trong SGK) + Tạo ra hàm ý, gây chú ý ở người nghe. (các ví dụ trong SGK) - Tuy nhiên, nếu không có lí do đặc biệt, nhgười nói cần tuân thủ các phương châm hội thoại để tránh bị coi là vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. 2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể: * Bài tập 1. Nhận xét về cách nói của nhân vật “lão” trong truyện sau và cho biết cách nói đó có phù hợp với tình huống hiao tiếp không. GIẤU CÀY Lão kia cày ruộng. Đến buổi vợ gọi về ăn cơm. Lão nói lớn lên rằng: “Được rồi. Để tao còn giấu cái cày ở dưới bụi tre đã”. Vợ giận lắm, trách: “Từ giờ có giấu cày ở đâu thì phải làm thinh, chớ la lối lên như vậy, người ta nghe thấy, ăn cắp đi, còn gì”. Lão nghe vợ nói cho là có lí. Lát sau, ăn cơm xong, lão lại chạy ra ruộng thì người ta lấy mất cái cày rồi. Hốt hoảng, lão chạy một mạch về nhà, nói thật nhỏ vào tai vợ: “Cái cày của ta đã bị chúng lấy mất rồi”. (Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)  Gợi ý : Nhân vật “lão” trong câu chuyện rõ ràng nói năng không hợp tình huống: khi cần nói nhỏ lại nói to và ngược lại, khi không cần nói nhỏ lại nói nhỏ.  Bài tập2. Đọc truyện sau: NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI Một phú nông nọ có một anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp đâu nói đấy, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Phú ông mới gọi anh đầy tớ đến mà dạy rằng: - Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cho cả tao lẫn mày. Từ rày mày định nói cái gì thì mày phải nghĩ cho kĩ xem cái đấy bắt đầu nó thế nào rồi hãy nói nghe không. Anh đầy tớ vâng dạ. Một hôm phú ông mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói: - Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ. Người ta mang tơ đi bán cho người Tàu. Người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông và áo ông đang cháy. Phú ông giật mình nhìn xuống áo thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi. (Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam) a) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? Phương châm hội thoại đó ở trong truyện trên có được người đầy tớ tuân thủ không? Hậu quả ra sau?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b) Trong trường hợp nào phương châm hội thoại không được tuân thủ mà vẫn chấp nhận được? * Gợi ý : a) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm cách thức. Phương châm hội thoại này được người đầy tớ tuân thủ một cách qúa mức trong truyện đã cho. Và hậu quả là phú ông bị cháy mất áo. b) Do đó, các phương châm hội thoại chỉ có hiệu lực khi chúng phù hợp với tình huống giao tiếp. Nếu không, hiệu quả giao tiếp khó đạt được. Khi cần ưu tiên cho một mục đích nào đó, các phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ. * Bài tập 3. Sau khi khám cho người có bệnh, theo em, bác sĩ nên nói cách nào trong hai cách nói sau? Tại sao? a) Bệnh của anh không thể chữa khỏi được. b) Bệnh của anh cũng không nặng lắm. Anh chịu khó chữa rồi cũng khỏi thôi. * Gợi ý : Sau khi khám cho người có bệnh, để người có bệnh an tâm, không thất vọng về tình trạng sức khoẻ của mình, bác sĩ có thể vi phạm phương châm về chất ; do đó, nên chọn cách nói (b). * Bài tập 4. Cách nói: thủ… giống thủ…, xôi giống xôi trong truyện sau có vi phạm phương châm về lượng hay không? Hãy lí giải điều đó. PHÙ THUỶ SỢ MA Vợ thầy phù thuỷ hỏi chồng: - Nhà có bao giờ sợ ma không? Thầy vênh mặt lên đáp: - Hỏi thế mà cũng hỏi. Đã có phép trừ tà, tróc quỹ thì sao còn sợ ma nữa? Một hôm, thầy đi cúng cho người ta về. Trời tối, người vợ núp trong bụi, cầm bát nhang hồng hoa lên doạ chồng. Thầy vội bắt quyết niệm thần chú. Nhưng đốm lửa lại quay tròn trước mặt. Thầy hoảng quá, vứt cả đồ lễ, vất chân lên cổ chạy. Người vợ lượm cả lấy đêm về. Hôm sau, chị ta dọn những thứ ấy cho chồng ăn. Thầy nhìn vào mâm, lẩm bẩm: - Quái, thủ…giống thủ…, xôi … giống xôi. (Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam) * Gợi ý : Về nguyên tắc, cách nói thủ…giống thủ…, xôi … giống xôi vi phạm nguyên tắc về lượng (vì lặp lại nội dung thông tin), song, trong câu chuyện đã cho, cách nói đó được hiểu như sau: Thủ trên mâm giống thủ thầy phù thuỷ mang về hôm trước, xôi cũng vậy. Nếu không còn thời gian thì giao về nhà cho HS làm (theo các gợi ý trên) * Bài tập 4. Hãy đặt một tình huống có sử dụng câu: Trẻ em vẫn là trẻ em. * Gợi ý : Ví dụ, HS có thể đặt một tình huống như sau: Có một người thấy trẻ em nô nghịch, bèn cấm không cho chơi đùa và mắng các em. Khi đó, có thể khuyên người đó bằng câu: Trẻ em là trẻ em. Câu này có nghĩa: Trẻ em phải được đùa nghịch (chỉ có không nên nghịch quá thôi). *. *. *. *. *. *. *. *. *.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> LUYEÄN TAÄP CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP  ************** I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Nắm được thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp một cách vững chắc hơn. - Biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong nói và viết. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó GV chốt lại: - Trong giao tiếp, có những lúc ta phải dẫn lại lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính chúng ta. Có hai cách dẫn là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. - Dẫn trực tiếp là dẫn nguyên văn lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính người nói. + Lời dẫn trực tiếp không được thay đổi, thêm bớt và được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng sau dấu ngang cách. Ví dụ: (1) Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. (Nam Cao, Chí Phèo) (2) Mợ Du ngọt ngào van lơn: - Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đây mợ cho con hai hào đây. (Nguyên Hồng, Mợ Du)  Những câu in đậm là lời dẫn trực tiếp. + Về mặt vị trí: Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn. Ví dụ: (1) Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. (2) Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mười phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. (3) Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy: - Còn đây là sách tôi mua tặng anh. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) - Dẫn gián tiếp là dẫn lại lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính người nói nhưng có điều chỉnh lời lẽ cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Lời dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn.Ví dụ: a) Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) b) Có lần thị xin của hắn ít rượu để về bóp chân, hắn mải ngủ càu nhàu bảo thị rằng: ở xó nhà ấy muốn rót bao nhiêu thì rót. khác đâu”. (Nam Cao, Chí Phèo) - Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần chú ý: + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. + Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp. + Lược bỏ các tình thái từ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn. Ví dụ: Nam nói: “Ngày mai tớ nghỉ học nhé”.  Nam nói là ngày mai bạn ấy nghỉ học. (chuyển từ ngôi thứ nhất: tớ sang ngôi thứ ba: bạn ấy; bỏ tình thái từ nhé; thêm từ là). 2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể: * Bài tập 1. Tìm lời dẫn trong các đ/trích sau và cho biết đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp. a) Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bới ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với loài người: “Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được”. (Tường Lan, Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh) b) Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra đi lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn mấy chú láy máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại xử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé !”. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c) Sau có một viên quan sực nhớ đến Nguyễn Hiền bèn tâu vua có thể ông trạng trẻ tuổi chưa thâm thuý nhưng thông minh thì có thừa, may ra ông trạng giải được (câu đố của sứ Tống) thì hay. Vua bèn sai sứ giả đi luôn về Dương A mời ông trạng về kinh đô. (Hà Ân, Ông trạng thả diều) @ Gợi ý : Trước hết cần tìm lời dẫn trong các đ/trích. Sau đó, dựa theo cách dẫn và các dấu hiệu có/không có ngoặc kép để chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Các lời dẫn gián tiếp: a) Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bới ruồi, không cho đẻ nhiều. b) Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. c) Sau có một viên quan sực nhớ đến Nguyễn Hiền bèn tâu vua có thể ông trạng trẻ tuổi chưa thâm thuý nhưng thông minh thì có thừa, may ra ông trạng giải được (câu đố của sứ Tống) thì hay. Các lời dẫn trực tiếp: a) Ngọc Hoàng lại nói với loài người: “Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được”. b) Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé !”. * Bài tập2. Tìm lời dẫn trong các đ/trích sau và cho biết đâu là dẫn lời nói, đâu là dẫn ý nghĩ. a) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b) Cụ giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò: “Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm như lời thầy dạy”. (Hà Ân, Chuyện về người thầy) c) Phải rồi, buổi trưa hôm trước, khi thấy tôi ăn một nắm cơm muối trắng bên bờ đồng với một đồng chí du kích, có một em bé từ phía nội cỏ đã đưa đến cho tôi một dúm tép rang. Em ấy bảo tép của em cất được… Khi đó tôi tự hỏi: Em này làm gì một mình giữa đồng mà lại đem cơm tép rang đi ăn? (Vũ cao, Em bé bên bờ sông Lai Vu) d) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) @ Gợi ý : Cũng như BT 1, trước hết phải tìm lời dẫn trong các đ/trích. Sau đó, dựa vào nội dung dẫn để xác định lời dẫn lời nói hay ý nghĩ.  a) Lời dẫn ý nghĩ ; b) Lời dẫn lời nói ; c) Lời dẫn ý nghĩ ; d) Lời dẫn ý nghĩ * Bài tập 3. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau thành các lời dẫn gián tiếp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> a) Anh ấy dặn lại chúng tôi: “Ngày mai tôi đi công tác vắng, các em ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ”. b) Thầy giáo dặn cả lớp: “Sắp đến kì thi hết cấp, các em cần chăm học hơn nữa”. c) Chúng tôi chào bà: “Chúng cháu chào bà, chúng cháu đi học ạ”. @ Gợi ý : HS đọc kĩ nội dung lời dẫn trực tiếp trong dấu ngoặc kép để chuyển lại cho đúng (chú ý, bỏ dấu ngoặc kép, có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn): a)  Anh ấy dặn chúng tôi rằng ngày mai anh ấy đi công tác, chúng tôi ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ. b)  Thầy giáo dặn cả lớp mình là sắp đến kì thi hết cấp, chúng mình cần chăm học hơn nữa. c)  Chúng tôi chào bà chúng tôi đi học. *Bài tập 4. Chuyển các lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp. a) Thầy hiệu trưởng nhắc chúng mình ngày mai mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học kì. b) Bố tôi nói bố tôi luôn mong muốn chúng tôi học giỏi để trở thành những công dân có ích cho đất nước. @ Gợi ý : Khi chuyển các lời dẫn gián tiếp thành dẫn trực tiếp, cần chú ý: - Khôi phục lại nguyên văn nội dung lời được dẫn (thay đổi ngôi xưng hô, thêm bớt các từ cần thiết). - Đặt lời dẫn sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. a)  Thầy hiệu trưởng nhắc: “Ngày mai các em hãy mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học kì”. b)  Bố tôi nói: “Bố luôn mong muốn các con học giỏi để trở thành những công dân có ích cho đất nước”. * Bài tập 5. Cho câu sau: Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu. (Xuân Diệu) Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp. @ Gợi ý : Khi viết đoạn văn, chú ý lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. HS có thể tham khảo đ/văn sau: Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn. đặc biệt là văn học bằng tiếng mẹ đẻ. Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu”. Đúng như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn. * Bài tập 6. Cho câu sau: Nghề dạy Văn thật đáng yêu, học Văn thật là một niềm vui sướng lớn. (Tố Hữu nói với các thầy cô giáo dạy Văn ở hà Nội, thàng 3 – 1963). Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn gián tiếp. @ Gợi ý : Khi viết đoạn văn, chú ý lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép (chú ý, có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn). HS có thể tham khảo đ/văn sau: Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy Văn ở Hà Nội, tháng 3 – 1963, nhà thơ Tố Hữu nói rằng nghề dạy Văn thật đáng yêu, học Văn thật là một niềm vui sướng lớn.  Nếu không còn thời gian thì giào BT 5, 6 cho HS về nhà làm vời gợi ý như trên. *. *. *. *. *. *. *. *. *.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> LUYỆN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG  ************** I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Giúp HS nắm được: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức 1 từ ngữ phát triển nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc và phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: a) Tạo thêm từ ngữ mới. b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC. Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr. 56, 73,74), sau đó GV chốt lại:. - Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, ngôn ngữ luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong các bộ phận của ngôn ngữ, từ vựng biến đổi khá nhanh, kịp thời phản ánh những thay đổi trong đời sống. Mỗi khi xuất hiện sự vật, hiện tượng,… mới trong XH, con người có nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng,… đó, từ vựng lại biến đổi, phát triển. - Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: + Phát triển nghĩa của từ. + Phát triển số lượng các từ ngữ. - Có 2 phương thức chủ yếu để phát nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ. - Phát triển số lượng các từ ngữ:. a) Tạo thêm từ ngữ mới. b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể: * Bài tập 1. Dựa vào nghĩa “tạo nên sản phẩm” của từ đánh (đánh chiếc nhẫn), hãy giải. thích nghĩa của cụm từ : đánh máy bài phát biểu. @ Gợi ý : Đánh máy bài phát biểu: dùng máy chữ, máy vi tính để tạo ra bài phát biểu. * Bài tập2. Từ mảnh có các nghĩa sau: (1) Phần nhỏ, mỏng, tách ra từng chỉnh thể: xé tờ giấy thành nhiều mảnh, mảnh gương vở. (2) Thanh, nhỏ nhắn: dáng người mảnh, xé sợi cho thật mảnh. Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào? @ Gợi ý : Dựa vào khái niệm ẩn dụ và hoán dụ đã học ở Lớp 6 để xác định: Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ * Bài tập 3. Từ gạch có các nghĩa sau: (1) Hoạt động vạch tạo thành đường thẳng: gạch chéo, gạch chân những từ cần nhấn mạnh. (2) Xoá bỏ cái đã viết: gạch tên trong danh sách, chỗ nào sai thì gạch bằng mực đỏ. Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào? @ Gợi ý : Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ *Bài tập 4. Từ đầu trong từ điển tiếng Việt có các nghĩa được minh hoạ bằng các ví dụ sau: a) Đầu con người ; đầu con ngựa. b) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết. c) Đầu máy bay; đầu tủ. d) Dẫn đầu ; lần đầu..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> e) Sản lượng tính theo đầu người ; mỗi lao động hai đầu lợn. Hãy giải thích nghĩa của từ đầu trong những ví dụ trên và nói rõ phương thức chuyển nghĩa của từng trường hợp. @ Gợi ý : a) Đầu : phần trên cùng của cơ thể người hoặc động vật, nơi chứa bộ óc. b) Đầu : trí tuệ, tư tưởng của con người (hoán dụ). c) Đầu : bộ phận trước nhất, trên cùng của đồ vật (ẩn dụ). d) Đầu : ở vị trí nhất trong không gian hoặc thời gian (ẩn dụ). e) Đầu : đơn vị người, động vật (hoán dụ). * Bài tập 5. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) mới được cấu tạo trong đời sống khinh tế, xã hội hiện nay. @ Gợi ý : VD: khu công nghiệp, du lịch sinh thái, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, giao dịch chứng khoán, công ty trách nhiệm hữu hạn, viễn thông, điện tử, vi tính, điện thoại di động, điện thoại không dây, truyền hình cáp,… * Bài tập 6. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) được cấu tạo theo mô hình x + hoá. Ví dụ: công nghiệp hoá @ Gợi ý : VD: quốc hữu hoá, điện khí hoá, hiện đại hoá, tự động hoá, cổ phần hoá, tư nhân hoá, vi tính hoá,… * Bài tập 7. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu hiện đang dùng phổ biến trong đời sống xã hội. @ Gợi ý : VD: ma-két-tinh, công-ten-nơ, com-pu-tơ, in-tơ-nét, phô-tô-cóp-pi,… * Bài tập 8. Hiện nay trong đời sống, nhất là trong tầng lớp thanh niên, có nhiều cách dùng từ rất mới. Ví dụ như: để nói ai đó có tính “keo kiệt, ki po”, dùng từ suzuki. Theo em, đây có phải là cách phát triển từ vựng không? Em có thái độ thế nào với hiện tượng này? @ Gợi ý : Cách nói này là một dạng chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm giữa một từ tiếng Việt với một bộ phận (âm tiết - tiếng) của từ nước ngoài (tên chung hoặc tên riêng). Đây rõ ràng không phải là một cách để phát triển từ vựng mà chỉ là cách nói nhất thời, mang dấu ấn của nhóm xã hội. Hiện tượng này nên hạn chế trong một phạm vi giao tiếp sinh hoạt khẩu ngữ, không được sử dụng trong giao tiếp chính thức. *. *. *. *. *. *. *. *. *.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ***** TUẦN : 6 - TIẾT : 6. *****. NS : 23/9/10 ***** ND : 25/9/10 ******. LUYỆN TẬP THUẬT NGỮ  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS nắm được: - Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. - Biết sử dụng chính xác thuật ngữ. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr88, 89), sau đó GV chốt lại: - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị các k/n được dùng trong các ngành khoa hoïc, kó thuaät vaø coâng ngheä. - Thuật ngữ có những đặc điểm sau: + Tính chính xác; + Tính hệ thống ; + Tính quốc tế ; + Tính dân tộc. 2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể: * Bài tập 1. Em hãy xác định lĩnh vực khoa học của những thuật ngữ sau đây: truyện, phân số, vị ngữ, số thập phân, tập hợp, khúc xạ, thấu kính, thời kì lịch sử, hội tụ, hỗn hợp, chủ ngữ, a-xít, hi-đrô, thực vật, động vật, ba-dơ, thụ phấn, nhân vật lịch sử, bản đồ, luỹ thừa, địa hình, thời tiết, khí hậu, thơ, sự kiện lịch sử, tế bào Ngữ văn: …………………………………………………………………………….. Lịch sử: ……………………………………………………………………………… Địa lí: ………………………………………………………………………………… Toán: ………………………………………………………………………………… Vật lí: ………………………………………………………………………………… Hoá học: ……………………………………………………………………………… Sinh học: ……………………………………………………………………………… @ Gợi ý : Ngữ văn: truyện, thơ, chủ ngữ, vị ngữ Lịch sử: thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Địa lí: bản đồ, địa hình, thời tiết, khí hậu Toán: phân số, số thập phân, tập hợp, luỹ thừa Vật lí: khúc xạ, thấu kính, hội tụ, phân kì Hoá học: hỗn hợp, a-xít, ba-dơ, hi-đrô Sinh học: tế bào, thực vật, động vật, thụ phấn * Bài tập2. Dựa vào kiến thức Tiếng Việt đã học, em hãy tìm các thuật ngữ thích hợp cho các giải thích sau: a) ………………………… là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. b) …………………………. là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). c) ……………………….. … là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). d) ………………………… là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. e) …………………………… là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> @ Gợi ý : a) Câu đặc biệt b) Câu chủ động c) Câu bị động d) Liệt kê e) Trường từ vựng * Bài tập 3. Trong các cách giải thích sau, cách nào được xem là cách giải thích thuật ngữ ? a) Hợp chất là chất mà phân tử do những nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố hoá hợp với nhau tạo thành. b) Hợp chất là chất do các hợp chất hợp lại với nhau mà tạo thành. c) Vi khuẩn là loài thực vật rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, thường là đơn bào hay gây bệnh. d) Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh). Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục, hoại sinh hoặc kí sinh (trừ một số có thể tự dưỡng). Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên và thường có số lượng lớn. e) Cháy là quá trình hoá học phức tạp xảy ra nhanh kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. Cơ sở sự cháy là phản ứng ô xi hoá khử giữa chất cháy và chất ô xi hoá. g) Cháy là hiện tượng toả nhiệt hoặc cả nhiệt hoặc ánh sáng, và thường biến đổi đồng thời thành tro, than, khói, do bị lửa đốt. @ Gợi ý : a, d, e * Bài tập 4. Sự khác nhau giữa thuật nhữ và từ ngữ thông thường ? - Ý nghĩa? - Phạm vi sử dụng? - Tính biểu cảm? @ Gợi ý : Khác nhau. Thuật ngữ. Từ ngữ thông thường. Sử dụng trong ngành khoa học, công nghệ Không rộng rãi (chỉ dùng để diễn đạt các khái niệm trong các ngành khoa học, công nghệ) Không có tính biểu cảm. Ý nghĩa Phạm vi sử dụng Tính biểu cảm. *. *. *. *. *. *. *. Sử dụng trong đời sống thường ngày Sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày của quần chúng nhân dân Có tính biểu cảm. *. *.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ***** TUẦN : 7- TIẾT : 7. *****. NS : 29/9/10 ***** ND : 2/10/10 ******. LUYỆN TẬP MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS nắm được: - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự là làm cho bài văn tự sự được sinh động hơn. - Biết sử dụng yếu tố miêu tả thích hợp vào thực hành làm văn tự sự . II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr. 91,92), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: So sánh đoạn trích Chị em Thuý Kiều (sgk,tr.81) với đoạn văn ở mục Đọc thêm (sgk, tr. 84), em có nhận xét gì về giá trị biểu hiện nhân vật ở đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du? Nhờ đâu mà có sự khác biệt đó? @ Gợi ý: Nhờ yếu tố MT mà đ/trích này khắc hoạ rõ nét được hai nh/vật, đúng là mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. (HS minh hoạ cụ thể bằng so sánh hai cách kể).  Vd: Về Thuý Vân, Thanh Tâm tài nhân chỉ kể “dáng yêu kiều, hiền diệu”; còn Nguyễn Du thì tả tỉ mỉ vẻ trang trọng của nàng: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang; rồi lại dùng hình ảnh so sánh để tả mái tóc và làn da: Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. *Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (sgk, tr. 97), viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh cùng bọn tay chân kéo vào nhà Kiều, trong đó có kết hợp miêu tả. @ Gợi ý: Đoạn văn tự sự cần kết hợp miêu tả, do đó cần sử dụng các chi tiết của đoạn thơ: tả tính cách qua lời nói của Mã Giám Sinh ; tả ngoại hình: ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao; tả cử chỉ: lao xao, ghế trên ngồi tót sỗ sàng…; kết hợp với sự tưởng tượng của HS để viết thành văn xuôi. *Bài tập 3: Cho đề bài: Một câu chuyện trên đường phố ám ảnh em mãi. a) Hãy xây dựng dàn bài cho bài văn. b) Viết phần mở bài, đoạn giới thiệu nhân vật chính và phần kết bài (kết hợp miêu tả) @ Gợi ý: Đó là câu chuyện gì? Xảy ra vào lúc nào? với ai? Ở đâu? Sự việc đáng nhớ là gì? Ám ảnh em như thế nào? Em đã làm gì trong sự việc đó? Kết thúc sự việc như thế nào? Suy nghĩ của em về sự việc đó?  Học sinh dựa trên các gợi ý trên để viết đoạn mở bài, đoạn giới thiệu nhân vật chính và kết bài (chú ý kết hợp miêu tả).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ***** TUẦN : 8- TIẾT : 8. *****. NS : 6/10/10 ***** ND : 9/10/10 ******. LUYỆN TẬP MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS nắm được: - Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự là làm cho bài văn tự sự được sinh động hơn (khắc họa được tâm lí nhân vật rõ nét hơn). - Biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm thích hợp vào thực hành làm văn tự sự. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr. 117), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Trong Truyện Kiều có một cảnh dòng suối và cây cầu, trong buổi chiều Thanh minh được tả đến hai lần: a) Lúc Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên: Nao nao dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. b) Khi Kiều và Kim Trọng tạm biệt sau cuộc gặp gỡ tình cờ: Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Vẻ đẹp của hai câu thơ sau có gì khác với vẻ đẹp của hai câu thơ trước? @ Gợi ý : a) Khi Thuý Kiều cùng hai em đi tảo mộ, trên đường trở về nhà thì gặp cảnh đó. Thiên nhiên mùa xuân thì vẫn đẹp, nhưng khi chuẩn bị dẫn đến cảnh ngôi mộ không hương khói (Sè sè nấm đất bên đường/ rầu rầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh) thì cảnh gợi buồn. Cách tả như vậy biểu lộ tâm trạng con người như thế nào? ( phân tích từ nao nao, hình ảnh dịp cầu nho nhỏ ở tận cuối ghềnh) b) Cũng chính tại đây một lúc sau, Kiều gặp Kim Trọng lần đầu. Họ chưa nói gì với nhau, mà tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Cho nên cảnh cũng gợi buồn nhưng khác nỗi buồn ở cảnh trên như thế nào? Hãy so sánh cách tả nước ở (b) với (a) và nhất là hình ảnh tơ liễu bóng chiều thướt tha, chú ý cách dùng từ tơ liễu (không phải cây liễu). *Bài tập 2: Hãy tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (sgk/tr. 97) một số chi tiết tả ngoại hình nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật và một số chi tiết tả ngoại hình để biểu hiện nội tâm nhân vật. Hãy phân tích tác dụng của các chi tiết đó. @ Gợi ý : Các chi tiết (ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao và nhất là cử chỉ ghế trên ngồi tót sổ sàng có thể giúp người đọc nhận biết những gì về bản chất nhân vật Mã Giám Sinh? Còn 6 câu sau tả Kiều, trước hết qua dáng điệu mà nhận biết được nỗi lòng nàng như thế nào? *Bài tập 3: Khi làm bài văn: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích, một bạn đã kể việc để lạc mất chú chó yêu như sau: Mải xem bác ấy nặn con gà trống, em quên mất Mi-lu. Lát sau quay lại chẳng thấy nó đâu. Em vội vàng đi tìm khắp công viên mà vẫn không thấy. Mãi sau, đang nhớn nhác gọi, em thấy nó trong cái vườn nhỏ, đang loay hoay tìm lối ra. Theo em, vì sao cách kể của bạn chưa phong phú và thiếu hấp dẫn? Em hãy viết lại đoạn văn trên cho sinh động hơn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> @ Gợi ý : Đoạn văn thiếu yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể tả nỗi lo lắng của mình khi đi tìm con chó, khi thấy Mi-lu đang tìm lối ra khỏi vườn ; có thể tả tâm trạng vừa giận vừa thương vừa mừng của em….  HS dựa vào gợi ý trên để viết đoạn văn.. *********************.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TUẦN : 9 - TIẾT : 9. NS : 16/10/10 ** ND : 17/10/10. LUYỆN TẬP TỔNG KẾT TỪ VỰNG  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr. 122  126), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Sắp xếp các từ sau thành các nhóm theo kiểu cấu tạo từ: kẹo, kẹo lạc, bánh rán, đèm đẹp, máy móc, máy bay, xe cộ, tốt đẹp, trăng trắng, đi lại, đi đi lại lại, long lanh, bối rối, khấp khểnh, xanh lè, xanh thẫm, xanh xanh, xanh xao. @ Gợi ý : Từ đơn Từ ghép Từ láy kẹo kẹo lạc, bánh rán, máy bay, đèm đẹp, máy móc, trăng trắng, đi xe cộ, tốt đẹp, đi lại, long đi lại lại, long lanh, bối rối, khấp lanh, xanh lè, xanh thẫm. khểnh, xanh xanh, xanh xao. *Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ một câu. a) dai như đỉa ; dai như chảo b) lúng túng như gà mắc tóc ; lúng túng như thợ vụng mất kim @ Gợi ý : a) dai như đỉa : lằng nhằng, lê thê, rề rà, đeo đẳng mãi không chịu buông tha VD: Mấy cậu ngồi dai như đỉa. ; dai như chảo: (vật thể) rất dai, bền chắc ,khó kéo đứt  VD: Sợi dây rất mảnh nhưng bền, dai như chảo. b) lúng túng như gà mắc tóc: lúng túng, không biết tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc VD: Tình hình rối beng khiến cho ai nấy trong lớp đều lúng túng như gà mắc tóc. ; lúng túng như thợ vụng mất kim: lúng túng, vụng về, không biết xoay trở, tháo gỡ  VD: Vốn liếng chẳng là bao nên ai nấy đều lúng túng như thợ vụng mất kim. *Bài tập 3: Tìm các thành ngữ chỉ yếu tố động vật và thực vật (có giải thích ý nghĩa) , đặt câu với các thành ngữ đó  chia lớp thành hai đội lên bảng thi với nhau: Vòng 1 (5’) đội nào tìm nhiều thành ngữ đúng hơn thì thắng cuộc. Sau đó cho cả lớp cùng trao đổi tìm hiểu ý nghĩa của các câu thành ngữ đó. Vòng 2 (5’) : đội nào đặt câu có sử dụng thành ngữ vừa tìm thích hợp hơn, nhiều hơn thì thắng cuộc (chọn 3 em trong lớp cùng làm trọng tài với GV.  VD: Thành ngữ có sử dụng yếu chỉ động vật (thả hổ về rừng; chậm như rùa ; nhanh như cắt; ăn như hổ ; nhát như thỏ đế,…)  VD: Thành ngữ có sử dụng yếu chỉ thực vật (cây nhà lá vườn, lúng búng như ngậm hột thị, dây cà ra dây muống,…). TUẦN : 10 - TIẾT : 10. NS : 20/10/10 ** ND : 23/10/10.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> LUYỆN TẬP TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp theo)  **********************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng). II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr. 122  126), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Nghĩa của các từ: đen, ô, mực, huyền có gì giống và khác nhau? đặt câu với mỗi từ một câu. @ Gợi ý : Các từ: đen, ô, mực, huyền cùng chỉ màu đen, chúng khác nhau về khả năng kết hợp: - đen: dùng cho sự vật (bảng đen, bút đen, mực đen,…) - ô: chỉ kết hợp với ngựa (ngựa ô) - mực: chỉ kết hợp với chó (chó mực) - huyền: chỉ kết hợp với mắt (mắt huyền) *Bài tập 2: Giải thích nghĩa của từ nói trong những cách dùng sau: a) Nghĩ sao nói vậy. b) Họ không nói tiếng Việt mà nói tiếng Anh. c) Người ta nói ông nhiều lắm. d) Những con số nói lên một phần sự thật. - Trong các nghĩa đó của từ nói , nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? - Các nghĩa chuyển được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào? @ Gợi ý : từ nói có các nghĩa sau: a) Nghĩ sao nói vậy.  phát âm, phát thành tiếng, thành lời với một nội dung nào đó. b) Họ không nói tiếng Việt mà nói tiếng Anh.  dùng một thứ tiếng khi giao tiếp c) Người ta nói ông nhiều lắm.  chỉ trích, chê bai, phê bình d) Những con số nói lên một phần sự thật.  thể hiện, diễn đạt một nội dung nào đó. *Bài tập 3: Tìm các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: thẳng, cứng. @ Gợi ý : thẳng: đồng nghĩa với (thẳng đơ, thẳng thắn, ngay thẳng,…) ; trái nghĩa với (cong, cong queo, quanh co, gian dối, gian xảo,…) ; cứng: đồng nghĩa với (cứng đờ, cứng cỏi, cứng rắn,…) ; trái nghĩa với (mềm, mềm oặt, yếu mềm, yếu đuối,…) *Bài tập 4: Chỉ ra quan hệ khái quát - cụ thể giữa các từ sau: hoa, hoa hồng, hoa cúc, hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa cúc dại. @ Gợi ý : khái quát : hoa cụ thể : hoa hồng, hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa cúc, hoa cúc dại. (khái quát ) hoa hồng  hoa hồng bạch, hoa hồng vàng (cụ thể) (khái quát ) hoa cúc hoa cúc dại (cụ thể) *Bài tập 5: Tìm các từ chỉ trạng thái tâm lí của con người.  chia lớp thành hai đội lên bảng thi với nhau (5’) đội nào tìm nhiều từ mà đúng hơn thì thắng cuộc (chọn 3 em trong lớp cùng làm trọng tài với GV..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> @ Gợi ý : lo, lo lắng, lo âu, mừng, vui, vui sướng, sợ, sợ sệt, sợ hãi, hãi hùng, chán, buồn, chán nản, buồn rầu, sầu não, phấn khởi, say sưa, hăng hái,… *Bài tập 6: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 câu) diễn tả một niềm vui (hoặc buồn) của em, trong đoạn văn có sử dụng trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí của mình. @ Gợi ý : HS vận dụng ác từ chỉ trạng thái tâm lí con người vừa tìm ở bài tập 6 để làm. ==============.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TUẦN : 11- TIẾT : 11. NS : 27/10/10 ** ND : 30/10/10. LUYỆN TẬP TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp theo)  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ). II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã ôn tập trong SGK(tr. 135 136), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Tìm một số từ ngữ trong tác phẩm v/học trung đại hoặc giai đoạn 1930 – 1945 mà hiện nay ít dùng. @ Gợi ý : ví dụ: lí tưởng, chánh tổng, cai lệ,… *Bài tập 2: Tìm một số từ theo mẫu sau: tâm lí + sinh lí = tâm sinh lí. @ Gợi ý : công nghiệp + nông nghiệp = công nông nghiệp ; công nghiệp + thương nghiệp = công thương nghiệp ; thầy giáo + cố giáo = thầy cô giáo,… *Bài tập 3: Cho các từ: cấp bách, cấp dưỡng, cấp báo, cấp phát, cấp cứu, cung cấp, cao cấp, chu cấp, trung cấp, nguy cấp. a) Giải thích nghĩa của yếu tố cấp. b) Dựa vào nghĩa của yếu tố cấp, hãy xếp các từ trên thành các nhóm. @ Gợi ý : Yếu tố cấp có các nghĩa sau: (1) Gấp: cấp bách, cấp báo, cấp cứu, nguy cấp,… (2) Bậc: cao cấp, trung cấp,… (3) Cho, cung ứng cho: cấp dưỡng, cấp phát, cung cấp, chu cấp,… *Bài tập 4: Sửa chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau: a) Mẹ đã đỡ đần con bước đi những bước đaàu tiên. b) Ông ta cởi tấm áo khoác ngoài thì trơ trọi một thân hình ghẻ lở. c) Anh cứ giữ cái thái độ lạnh lẽo ấy, nên mọi người không gần anh là phải. d) Anh đừng lo gì vì tình hình ở đây rất yên tâm. @ Gợi ý : a) đỡ đần  dắt, dìu, đỡ tay b) trơ trọi  trơ ra c) lạnh lẽo  lạnh lùng, lạnh nhạt d) yên tâm  yên ổn *Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một thành phố với hệ thống công trình kiến trúc và mạng lưới giao thông. (chú ý lựa chọn các từ ngữ mới, sử dụng từ cho thích hợp với việc miêu tả thành phố hiện đại). @ Gợi ý : có thể sử dụng các từ ngữ mới sau: đường hầm, cầu vượt đường cao tốc, cao ốc, công viên nước, siêu thị, ….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TUẦN : 12 - TIẾT : 12. NS : 4/11/10 ** ND : 7/11/10. LUYỆN TẬP TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp theo)  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng). II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã ôn tập trong SGK(tr. 146 147), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn văn sau: Cho tới bây giờ rừng đã vang vang, vừa lúc nắng đã vàng ửng. Con khứu bách thanh ẩn kín đâu đó thánh thót hót mãi không thôi. Tiếng hú kéo dài không dứt của bầy vượn đen lúc thoáng xa, lúc gần gụi, rành rọt. Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay liến thoắng gọi nhau choách choách. Trầm trầm âm vang trong các vòm lá là tiếng động râm ran của đông đảo những cánh ong rừng nhỏ xíu, bận rộn đi về. Tiếng gió rì rào lan khắp đâu đó, lá khô trên đất tí tách muốn trở mình đón nắng… (Theo Hải Hồ) @ Gợi ý : vang vang, thánh thót, rành rọt, liến thoắng, choách choách, trầm trầm, râm ran, rì rào, tí tách. *Bài tập 2: Cho các từ tượng thanh, tượng hình sau. Đặt với mỗi từ một câu. - chiêm chiếp, chí choeù, boong boong ; - gập ghềnh, chình ình, chồm chỗm. @ Gợi ý : - Mấy chú gà con kêu chiêm chiếp ngoài sân. - Mấy con chuột cắn nhau chí choé. - Tiếng chuông boong boong vang lên làm mọi người thức giấc. - Chúng tôi đi qua con đường núi gập ghềnh sỏi đá. - Xe chết máy nằm chình ình giữa đường. - Nó ngồi chồm chỗm. *Bài tập 3: Tìm và phân tích các phép tu từ từ vựng có trong các đoạn trích sau : a) Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. (Truyện Kiều) b) Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tay vạ. (Bình Ngô đại cáo) c) Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. (Truyện Kiều) d) Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. (Truyện Kiều) e) Phần tôi, phần đầu từ đây, tôi muốn đem phân tích và giải thích “miếng ngon Hà Nội” - những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đất nước Việt Nam, thấy mình Việt Nam hơn, và thấy thú, kiêu hãnh được trời cho làm người Việt Nam. (Vũ Bằng) @ Gợi ý : a) so sánh ; b) ẩn dụ (nướng – ngọn lửa ; vùi – hầm) ; c) nhân hoá (trời đất ghen) ; d) hoán dụ (má hồng) ; e) điệp ngữ ( Việt Nam) *Bài tập 4: Tìm và sưu tầm các bài văn, thơ có sử dụng các phép tu từ đã ôn tập. @ Gợi ý : * so sánh: - Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (ca dao) - Trường Sơn : chí lớn ông cha, Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. (Lê Anh Xuân) * ẩn dụ: - Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (ca dao) -Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) - Quả nhiên, thấy Soan hút đầu vào việc, bà Cam chẳng để ý gì khác. (Tô Hoài) * hoán dụ: - Sài Gòn thức đêm đêm theo Hà Nội Nghe thủ đô đập giữa trái tim mình. (Giang Nam) - Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính) * nhân hoá: - Bác nồi đồng hát bùng boong. (Trần Đăng Khoa) - Trâu ơi ta bảo trâu này… * điệp ngữ : Mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp… Lộp bộp… Rơi… Rơi… (Trần Đăng Khoa) * chơi chữ : Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dẫu bôi vôi. (Hồ Xuân Hương).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> RÈN LUYỆN LÀM VĂN TỰ SỰ CÓ KẾT HỢP YẾU TỐ NGHỊ LUẬN, MIÊU TẢ NỘI TÂM (4tiết)  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Củng cố và nắm vững các kiến thức về văn tự sự. Để bài văn tự sự thêm phần triết lý, sinh động, thể hiện được những suy nghĩ, nhận xét, tính cách của nhân vật được sâu sắc… bài văn tự sự cần có thêm các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm (đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm), biết sử dụng ngôi kể thích hợp khi kể chuyện…. - Rèn luyện viết đoạn văn, bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố trên. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. TUẦN : 13 - TIẾT : 1 NS : 11/11/10 ** ND : 13/11/10 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã ôn tập trong SGK(tr. 138), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : Cho HS vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: Sau đây là đoạn kết của câu chuyện kể về một chuyến thăm quê: Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú thím em cũng ra tiễn một đoạn xa, tận cổng làng. Rặng tre râm mát cũng nghiêng đầu, vẫy cành tạm bệt. Thế là em hiểu được quê hương. Đó là nơi mồ mả tổ tiên nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ, nơi những người cùng dòng máu, dù xa xôi, đều nhận ra nhau và có tình thân với nhau. a) Người viết đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của những phương thức đó? b) Học theo lối kể đó, hãy viết đoạn kết cho câu chuyện kể nhân Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, lớp em đi làm mộ nghĩa trang liệt sĩ. @ Gợi ý : a) Người viết đã sử dụng những phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + nghị luận (tự sự là chính).Tác dụng của những phương thức đó là làm cho đoạn văn tự sinh động, thể hiện được những nhận xét có tính triết lí của nhân vật “em” khi nói về quê hương - họ hàng… b) Để viết được đoạn kết của câu chuyện, cần hình dung được toàn bộ câu chuyện mình kể qua dàn ý. Ví dụ: Dàn ý (thân bài) - Vài nét tả quang cảnh nghĩa trang (kết hợp biểu cảm). - Chúng em sửa sang nghĩa trang: nhổ cỏ, tỉa cây, tưới hoa, trồng thêm cây, sửa sang ngay ngắn các bát nhang,… - Lễ dâng hương mặc niệm (kết hợp hồi tưởng về chiến công và sự hi sinh dũng cảm của một, hai liệt sĩ, hoặc ngày đưa thi hài một liệt sĩ về nghĩa trang,…). - Đại diện lớp hứa trước hương hồn các liệt sĩ. - Lễ hoá vàng: không phải là đốt tiền và vàng mã mà là đốt những bài văn, bài thơ, bản báo cáo thành tích, thư quyết tâm,… của chúng em gửi tới các liệt sĩ. => Những câu kết có tính nghị luận nên dùng câu phán đoán, ngoài ra có thể dùng câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định, câu ghép có quan hệ nhân quả,… để trình bày điều mình suy ngẫm sâu sắc nhất..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> *Bài tập 2: Có hai chủ đề sau: a) Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. b) Phê phán những ý tưởng viễn vong, mới nghe thì rất hay nhưng không thể thực hiện được. - Hãy kể hai truyện ngụ ngôn, mỗi truyện phù hợp với một chủ đề. - Viết lời nghị luận có nội dung trên kết hợp một cách hợp lí khi kể chuyện. @ Gợi ý : Đó là hai truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6: Ếch ngồi đáy giếng và Đeo nhạc cho mèo. Yêu cầu không chỉ là kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của mình mà còn phải kết hợp nghị luận một cách hợp lí. Thường thì người ta kết hợp yếu tố nghị luận vào sau tình tiết có ý nghĩa, có tác dụng tạo nên bước ngoặt của truyện, hoặc đưa lời bình vào đoạn kết nhằm lưu ý người đọc.  HS dựa vào gợi ý trên để kể. **********************. TUẦN : 14 - TIẾT : 2 ***** ND : 21/11/10 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM (ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM) 1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã ôn tập trong SGK(tr. 178), sau đó GV chốt lại. 2/ Luyện lập : Cho HS vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập *Bài tập 1: So sánh đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (SGK, tr. 93) với đoạn văn ở phần Đọc thêm (SGK, tr. 96), em thấy tài miêu tả nội tâm của Nguyễn Du như thế nào? @ Gợi ý : Cách miêu tả nội tâm của Nguyễn Du phong phú và tinh tế: Tâm trạng nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ tự sự của tác giả hoà quyện với độc thoại nội tâm của nhân vật và qua bút pháp tả cảnh ngụ tình  HS tìm các chi tiết để phân tích, chứng minh điều đó. Chú ý: - Cảnh thiên nhiên bát ngát, vắng lặng ở 6 câu đầu ngụ ý tả tâm trạng Kiều lúc này như thế nào? - 8 câu tiếp, tâm trạng Kiều được thể hiện như thế nào trong những lời vừa như tả tình vừa như độc thoại? - Trong 8 câu cuối, mỗi cảnh lại diễn tả một nét tâm trạng nào của Kiều? *Bài tập 2: Cho HS đọc lại đoạn văn (SGK, tr. 169, 170) từ “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi” đến “mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.” (Trích Làng, Kim Lân) a) Tìm những lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn đó. b) Phân tích tác dụng của từng lời thoại. @ Gợi ý : đoạn văn có nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện tâm lí nhân vật. Cần chú ý: - Vì sao tác giả lại để ông Hai tâm sự với đứa con út còn rất nhỏ tuổi? - Bởi vậy, những lời đối thoại chủ yếu là để làm gì? - Đoạn sau đây có lời đối thoại không? Đó là loại lời đối thoại nào? Nó thể hiện tâm trạng nào? Khắc hoạ đặc điểm tính cách gì của nhân vật? Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. *Bài tập 3: Kể chuyện về cuốn sách Ngữ văn 9, có bạn viết một đoạn đối thoại như sau:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Cô chủ ơi, tôi rét quá! - Sao mày lại ở dưới đất thế? - Chính cô bỏ tôi ở đây khi vội chạy đi chơi trưa nay mà. - Ôi! Đợi tí, tao đang vội làm bài toán đây. (Hôm sau, bạn đó không làm được bài kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn). Tôi ân hận quá, về nhà cố tìm xem quyển Ngữ văn 9 ở đâu. - Ngữ văn 9 ơi! Mày ở đâu? - Tôi đây này, ở xó tủ đây này. Tôi vồ lấy nó, vui mừng khôn xiết và bọc lại cẩn thận. a) Nêu tác dụng của các lời đối thoại trên đây. b) Thay đổi hoặc thêm đôi ba lời thoại để thể hiện nội tâm nhân vật cho đầy đủ hơn. @ Gợi ý : đoạn đối thoại có tác dụng chủ yếu kể sự việc. Như vậy, tuy góp phần làm cho cách tự sự được sinh động nhưng chưa thể hiện thái độ và tâm lí hai nhân vật. Sau lời thoại: “Ôi! Đợi tí, tao đang vội làm bài toán đây.”, có thể thêm lời độc thoại nội tâm của quyển Ngữ văn 9. Ở đoạn sau, có thể kết hợp độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi”. ***************************. TUẦN : 15 - TIẾT : 3 ***** ND : 27/11/10 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM (ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM) (tiếp theo) *Bài tập 4: Dựa vào khổ thơ sau, viết một đoạn tự sự có đối thoại của hàng xóm với bà và của bà với cháu. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết tư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bằng Việt, Bếp lửa) @ Gợi ý : Cần phải tưởng tượng thêm nhiều chi tiết: - Kể thêm chi tiết giặc càn quét, dân làng chạy giặc. - Miêu tả rõ cảnh làng bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi; cảnh mọi người trở về lầm lụi. thêm một số lời đối thoại giữa dân làng với bà trước nếp nhà đã cháy hết, trước túp lều tranh mới dựng. - Miêu tả bà lặng lẽ mà can đảm sắp đặt lại cuộc sống của hai bà cháu kết hợp lời đối thoại của bà với cháu (trong đoạn thơ), thêm độc thoại (với bố ở chiến khu) và độc thoại nội tâm của đứa cháu. *Bài tập 5: Lập dàn dàn ý cho đề bài sau: Tâm trạng của em khi được điểm tốt, hoặc đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. (lưu ý, trong dàn ý cần ghi rõ chỗ nào kể, tả, có yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận,…) @ Gợi ý : điểm tốt hoặc danh hiệu HS Giỏi là kết quả của một quá trình vươn lên trong học tập. Do đó cần kể tóm tắt và chân thực quá trình vươn lên, và kể tương đối chi tiết diễn biến sau khi đạt kết quả tốt. Khi tự sự, cần kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>  HS xây dựng dàn ý, tập viết 1 đoạn trong phần Thân bài (có kết hộp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm). ***************************. TUẦN : 16 - TIẾT : 4 ***** ND : 4/12/10 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ (SỬ DỤNG NGÔI KỂ CHO PHÙ HỢP) *Bài tập 1: Hãy chứng minh rằng: Trong đoạn văn (từ “Cũng chỉ được bằng ấy câu” đến “ trận đánh giặc ấy xong thật…”, Trích “Làng”, Kim Lân, SGK NV 9, tr. 71), người kể chuyện luôn thay đổi điểm nhìn nên kể rất sinh động. @ Gợi ý : Nhận biết từng chi tiết để phân loại theo cách nhìn khác nhau của tác giả: khi thì đứng ngoài quan sát, kể một cách khách quan, khi thì kể như người thấu suốt mọi điều về ngôn ngữ, cử chỉ, tâm lí các nhân vật và nhận xét, đánh giá các nhân vật. Từ đó mà tìm hiểu tác dụng của từng chi tiết. Ví dụ: - Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác: Người kể dùng điểm nhìn từ bên ngoài, mtả ông hai một cách khách quan. - Còn phải để cho người khác biết chứ: Người kể nhập vào nhân vật, mtả ông Hai có ý muốn bày tỏ niềm vui với tất cả mọi người. *Bài tập 2: So sánh 2 đ/văn sau, nhận xét về ngôi kể (điểm nhìn) và cách kể: a) Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước, mặt cúi xuống. Đôi quang thúng lủng lẳng trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào vòi quà. Trong nhà im ắng, không tiếng nói. b) Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oả, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất lên tiếng nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa. (Trích “Làng”, Kim Lân) @ Gợi ý : trong đoạn (a), người kể đã quan sát từ bên ngoài, kể một cách khách quan nên chưa sâu sắc. Trong đ/văn (b), người kể nhìn thấu suốt từ dáng vẻ đến tâm tư tất cả các nhân vật, tạo nên một không khí ám ảnh tất cả mọi người, cảnh vật trong nhà ông Hai (HS tìm các từ ngữ, chi tiết chứng tỏ điều đó). *Bài tập 3: Dựa vào văn bản Làng của Kim lân, để cho ông Hai tâm sự với bác Thứ đôi điều về tâm trạng của ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. @ Gợi ý : Chọn một đoạn thích hợp trong phần kể tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng theo giặc. Khi kể, phải thay đổi ngôi kể (ông Hai đứng ra kể nên người kể xưng “tôi”); có thể phải thay đổi thứ tự, thêm bới một vài chi tiết. Ví dụ đoạn: Đã ba bốn bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra ngoài… Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. - Khi kể lại, đầu tiên nên thêm một chi tiết kể về sự cảm thông của bác Thứ, một thái độ khác mọi người, thì việc ông Hai tâm sự với bác Thứ mới hợp lí. - Nên kể gọn một số sự việc (ví dụ: dư luận không cho người làng Chợ Dầu ở nhờ…); lời đối thoại giữa mụ chủ nhà và bà Hai, nên để ông Hai nhắc lại bằng lời gián tiếp cho gọn..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Khai thác thế mạnh của cái nhìn bên trong để mtả sâu sắc tâm sự của nhân vật về nỗi lòng, tủi nhục, lo lắng nhưng vẫn trung thành với Cụ Hồ, với kháng chiến. *Bài tập 4: Dựa vào văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, kể lại đoạn tự sự chú bé Hồng nói chuyện với người cô, trong đó người kể chuyện không xuất hiện nhưng dường như thấu suốt mọi điều. @ Gợi ý : Chuyển từ ngôi kể thứ nhất sang ngôi kể thứ ba, người kể không xuất hiện nhưng với điểm nhìn thấu suốt tâm địa người cô và tâm trạng chú bé Hồng mà diễn tả được hợp lí và sâu sắc. Khi kể, có thể thay đổi, thêm bới một vài chi tiết.  yêu cầu Hs về nhà đọc kĩ lại vb này, dựa vào gợi ý trên để kể. *************. TUẦN : 17, 18, 19 ***** TIẾT 17, 18, 19. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP (VĂN - TIẾNG VIỆT) (3tiết)  **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Củng cố và nắm vững các kiến thức về (Văn, tiếng Việt, Tập làm văn) trong NV 9, HK I. - Biết vận dụng các kiến thức ôn tập để làm tốt bài KTHKI..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,… IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. TUẦN 17 - TIẾT 17: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT *******. 1) Cho Hs kiểm tra 15 phút (có đề và đáp án kèm theo).

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 2) Cho HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm của phầm tiếng Việt HKI và vận dụng làm một số bài tập Câu 1 : Có mấy phương châm hội thoại ? Kể ra và nêu k/niệm từng phương châm hội thoại. Câu 2 : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ? Câu 3 : Có mấy cách chính để phát triển từ vựng tiếng Việt ? Đó là những cách nào ? Hãy tìm các từ mượn tiếng nước ngoài và các từ ngữ mới xuất hiện hiện nay liên quan đến môi trường ? Câu 4 : Đọc kĩ các đoạn hội toại sau : a) Hội thoại 1 : Cô giáo : – Bình, cho cô biết tại sao hôm nay An nghỉ học ? Bình : – Thưa cô, bạn ấy bị bệnh ạ ! Cô giáo : – Em biết chắc như thế chứ ? Bình : – Thưa cô, không ạ ! Cô giáo : – Không biết chắc sao em lại nói ? Bình lúng túng, không biết trả lời thế nào, đành đứng im. b) Hội thoại 2 : Một học sinh đăng kí học tin học ngoài giờ, về nói với cha: – Cha ơi! Cho con tiền đóng để học tin học. Người cha hỏi con: – Tin học là gì con? Người con trả lời : – “Tin học” là ai “tin” thì học. c) Hội thoại 3 : Trong giờ Địa lí, thấy Tuấn có vẻ mất tập trung, thầy giáo liền gọi Tuấn đứng dậy trả lời câu hỏi. Thầy giáo: – Em hãy cho thầy biết, châu Phi ở đâu? Tuấn: – Thưa thầy, ở trang 5, sách giáo khoa ạ. Hỏi : - Bạn Bình (Hội thoại 1) đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? (Vi phạm phương châm về chất) - Câu trả lời của người con (Hội thoại 2) đã vi phạm phương châm hội thoại nào? (Vi phạm phương châm về chất) - Câu trả lời của Tuấn (Hội thoại 3) đã vi phạm phương châm hội thoại nào? ((Vi phạm phương châm về lượng) Câu 5 : Phương châm lịch sự trong hội thoại đòi hỏi ta phải có những cách nói như thế nào ? Câu 6: Nguyên tắc cơ bản khi mượn từ ngữ tiếng nước ngoài là gì ? Cho câu văn sau : Hôm nay, ngày 3 tháng 6, tại Hà Nội đã khai mạc Đại hội Đại biểu phụ nữ xuất sắc toàn quốc lần thứ tám. Có thể thay từ phụ nữ trong câu văn trên được không ? Vì sao ? Câu 7 : Việc thay thế từ “xuân” cho từ “tuổi” trong câu : “Khi người ta đã nhgoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp”, có tác dụng gì ? Câu 8: Đọc kĩ hai câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Câu 9 : Lựa chọn và điền các từ ngữ : mặc cả, mặc niệm, mặc nhiên, mặc cảm vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp: a) Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ là ……………………………(mặc niệm) b) Làm một việc gì đó một cách không nói ra bằng lời mà hiểu ngầm với nhau như vậy là …………………………. (mặc nhiên) c) Thầm nghĩ rằng mình thua kém mọi người và cảm thấy buồn day dứt là ………………….. ( mặc cảm ) Câu 10 : Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên đưới : BÁC HỒ PHÊ BÌNH THƠ HUY CẬN Nhà thơ Huy Cận có lần gửi tặng Bác Hồ một tập thơ mà ông vừa sáng tác. Nhà thơ xin Bác “phê bình”. Bác đã gửi cho Huy Cận bài thơ sau : Cảm ơn chú tặng Bác tập thơ Bác đã xem trong suốt mấy giờ. Bảo Bác phê bình, ừ khó thật ! Bài hay xen lẫn với bài vừa. Hỏi : Bác Hồ đã thể hiện thái độ phê bình của mình rõ nét nhất ở câu thơ nào ? Bằng một câu ngắn gọn, em hãy ghi lại lời phê bình của Bác ? Câu 11: Từ trong tiếng Việt được chia mấy loại ? Đó là những loại nào ? Các từ cá voi, cây khế, mũm mĩm, ríu rít thuộc loại từ gì ? Các từ nhai, cắn, nuốt, nghiền dùng để chỉ hoạt động của miệng, những từ này được gọi là gì ? Câu 12 : Hãy nêu ra một số biện pháp tu từ từ vựng đã học ? Trong số các phép tu từ từ vựng đó, phép tu từ nào liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong hội thoại ? Câu : “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) đã sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào ? Câu 13 : Vận dụng kiến thức về từ láy đã học để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau : Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). TUẦN 18 - TIẾT 18: ÔN TẬP PHẦN VĂN ******* I .VĂN BẢN NHẬT DỤNG Câu 1: Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” em đã được học, em hãy phân tích vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong cách sống và làm việc của Người như thế nào? Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? *Gợi ý : Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : -Chuyện ở: ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ. -Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, cái đồng hồ báo thức, cái ra-điô… -Chuyện ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc:cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.. -Cuộc sống một mình không xây dựng gia đình, suốt đời hi sinh vì dân, vì nước. =>Bác sống giản dị, tiết chế. Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho mình khác đời mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống. -Khác các vị danh nho: đây là lối sỗng của một người công sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng CNXH. Câu 2: Em hãy nêu luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”? *Gợi ý : -Luận điểm chủ chốt :Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vây, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. - Các luận cứ: +Kho vũ khí hạt nhân được tàn trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. +Chạy đua vũ trang, nhất là vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém và hết sức phi lí. +Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí loài người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá của nhân loại, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát của nó cách đây hàng triệu nghìn năm. +Bởi vậy, tất cả nhân loại phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Câu 3:Trong văn bản “Tuyên bố với thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì? *Gợi ý : -Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới. -Sự đoàn kết hợp tác ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội. -Học sinh có thể liên hệ ở nước Việt Nam ta như được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong một số lĩnh vực như trường dạy học sinh câm, điếc; các bệnh viện nhi; hệ thống trường mầm non; các công viên; nhà hát; nhà xuất bản dành cho trẻ em;… II. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Câu 4:Qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” em đã được học, theo em vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận đựợc điều gì về thân phận của người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến? *Gợi ý : + Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.(Chi tiết Trương Sinh “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”; lời nói của Vũ Nương “thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu” và với chế độ gia trưởng phong kiến. + Tính cách đa nghi của Trương Sinh và tâm trạng có phần nặng nề khi trở về nhà mẹ đã mất. + Tình huống bất ngờ : Lời nói ngây thơ của trẻ con chứa đầy những dự kiện đáng ngờ.+ Cách cư sử hồ đồ độc đoán của Trương Sinh: không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả bà con hàng xóm, nhất quyết không nói duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. - Từ đó em cảm nhận đựợc về thân phận của người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay, bất công, oan nghiệt. Đây cũng là lời tố cáo xã hội phong kiến . Câu 5 : Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong Truyện Kiều? Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Trích Truyện Kiều) như thế nào? *Gợi ý : -Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khta vọng về quyền sống, kh át vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc… -Về nghệ thuật :Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách tâm lí con người. Câu 6: Qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều), em hiểu thế nào là bút pháp nghệ thuật ước lệ và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“Buồn trông cửa bể chiều hôm...Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” ). *Gợi ý : - Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là tả cảnh vật nhìn qua tâm trạng. -Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“buồn trông cửa bể chiều hôm...Ầm ầm tiếng sóng kêu quang ghế ngồi” ) rất đặc sắc. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển đều gợi lên một nỗi buồn. Cụ thể: +Cánh buồm thấp thoáng:gợi sự cô đơn; +Cánh “hoa trôi man mác”: gọi thân phận nổi trôi vô định; + “Nội cỏ rầu rầu”: gọi nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ; + “Ầm ầm tiếng sóng” : sự bàng hoàng lo sợ tai hoạ sẽ ập đến. Câu 7: Em hãy nêu vị trí và kết cấu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? *Gợi ý : - Vị trí: Sau đoạn tả tài sắc của chị em thuý Kiều, đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều. -Kết cấu : +Bốn câu đầu: khung cảnh ngày xuân. +Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh . +Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Câu 8:Em hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? (Những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp: +Bẻ cây làm gậy, xông đến chỗ bọn cướp, hỏi tội bọn chúng. +Những động từ mạnh, nghệ thuật so sánh=>Vân Tiên tả đột hữu xông như người anh hùng trong chiến trận, bọn cướp bị đánh tan =>Hành động đó chứng tỏ Vân tiên là con người vì việc nghĩa quên thân mình. -Những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga : nhẹ nhàng hỏi thăm, từ tốn, lịch sự, từ chối sự trả ơn của nàng một cách thành thật =>con ngưòi chính nghĩa, hào hiệp, nhân hậu.). TUẦN 19 - TIẾT 19: ÔN TẬP PHẦN VĂN (TIẾP THEO) ******* III. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Câu 9: Chép lại theo trí nhớ sáu dòng đầu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Em hãy nêu cơ sở hình thành tình đồng chí qua sáu dòng thơ trên? (Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, cùng mục đích, lí tưởng ; Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cách cánh bên nhau trong chiến đấu ; Tình đồng chí , đồng đội được nảy nở và chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt.) Câu 10: Chép lại theo trí nhớ các dòng thơ (từ Anh với tôi biết từng con ớn lạnh đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay) trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Biểu hiện của tình đồng chí trong những dòng thơ trên? (đoàn kết, chia sẻ, cùng chịu gian lao, bệnh tật nơi chiến trường,…).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Câu 11:Em hãy phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? (Giọng điệu ngang tàng, lí sự rất phù hợp tính cách của người lái xe, nhất là phù hợp tính cách ngang tàng, dũng cảm đầy nghị lực, thích tếu nhộn của những lái xe đường Trường Sơn ; Những người lái xe điều khiển những chiếc xe không kính kì lạ “Ung dung… buồng lái” ; Điệp từ, phép so sánh => tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, thanh thản, cảm giác xúc động, khoan khoái khi cho xe phóng nhanh ; “Không có… mau khô thôi” vẫn giọng điệu ngang tàng, rất nghịch ngợm, điệp ngữ, ngôn ngữ văn xuôi đời thường đưa vào thơ một cách tự nhiên=>tinh thần dũng cảm, lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ ; Những hình ảnh thực=>những người lính lái xe trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, đồng đội. Sinh hoạt khẩn trương nhưng cũng rất đàng hoàng, không hề tạm bợ. Cả tiểu đội như một gia đình đặc biệt.) Câu 12: Em hãy nêu những hồi tưởng về bà và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt? (Sự hồi tưởng bắt đầu từ một hình ảnh thân thương, ấm áp, về bếp lửa: “Một bếp lửa……ấp iu nồng đượm’ ; Từ tuổi thơ gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn bên người bà: “Năm ấy là năm… ngựa gầy” ; Tuổi thơ sống bên bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa->Bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần như sự cưu mang đùm bọc của bà ; Sự xuất hiện của chim tu hú làm tô đậm thêm hoài niệm nhớ mong. Tiếng chim ấy còn gợi ra cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu.) Câu 13: Em hãy nêu chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng” ? (Chủ đề: lời nhắc nhở thấm thía về thái độ , tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý nghĩa khái quát : bài thơ có ý nghĩa đối với cả một thế hệ, nhiều người, nhiều thời, bởi nó đặt ra một thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.) Câu 14: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc qua truyện ngắn “ Làng”? (Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “cổ ông…không thỏ đựơc”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể quá rành rọt, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, ông không thể không tin được. Từ khi ấy, tin dữ đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt, nghe tiếng chửi bọn Việt gian ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”.Về đến nhà ông nằm vậtra giường rồi tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông …hắt hủi đấy ư”. Suốt mấy ngày sau ông không dám đi đâu, ông chỉ quanh quẩn trong nhà cứ nơm nớp người ta đang bàn tán tới chuyện đó. =>Diễn tả nối ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thưòng xuyên trong ông Hai, cùng với nỗi đau xót tủi hổ.). Câu 15: Qua câu chuyện “Chiếc lược ngà” không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến điều gì? (Qua câu chuyện “Chiếc lược ngà” không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người và gia đình.) Câu 16: Em hãy phân tích hình ảnh anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ sa pa”? a/ Hoàn cảnh sống và làm việc: -Chàng trai hai mươi bảy tuổi, “một trong những người cô độc nhất thế gian”, sống một mình trên đỉnh núi cao 2600m, chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Công việc: đo gió, đo mưa, tính nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày. Công việc ấy đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định). b/ Những phẩm chất đáng quý của anh: -Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được công việc ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. khi được biết là do một lần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay của Mĩ=>giàu nghị lực và lí tưởng..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Anh có những suy nghĩ đúng đắn về công việc đối với cuộc sống con người “khi ta làm….cháu buồn đến chết mất”. -Anh tổ chức công việc thật ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. -Sự cỏi mở chân thành trong tình cảm khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi ngưòi. -Anh còn là người khiêm tốn và thành thực cảm thấy công việc của mình thật nhỏ bé. ***************.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> TUẦN 20, 21 - TIẾT 20, 21. NS : 6/1/09 ** ND : 9 & 16/1/10. LUYỆN TẬP PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ************** I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích và tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. Củng cố kiến thức đã học trên lớp, nắm kĩ hơn kĩ năng viết lập luận phân tích và tổng hợp qua việc làm một số bài tập. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC - Tiết 1 : Giúp HS ôn lại lý thuyết và làm 1 bài tập. - Tiết 2 : Giúp HS thực hành 3 bài tập. III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 2, Sách giúp hs hoc tốt Nv 9, t 2 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản : a) Để hiểu rõ sự vật, hiện tượng, một khái niệm, một quan điểm, tư tưởng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. b) Phân tích là phân chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận và mqhệ của các bộ phận nhằm tìm ra các đặc điểm, bản chất của từng bộ phận và mqhệ của các bộ phận với nhau. Trong văn bản nghị luận, phân tích là phân chia vấn đề thành những luận điểm để tìm hiểu ý nghĩa từng mặt của vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Chú ý : Các bộ phận được phân chia phải cùng ở trên một bình diện. Quá trình phân chia theo một thứ tự tầng bậc (rộng đến hẹp, cao xuống thấp hoặc ngược lại). Khi xem xét từng bộ phận, người ta dùng các phép : giả thiết, so sánh, đối chiếu, suy luận, chứng minh, giải thích,… để tìm ra ý nghĩa của từng bộ phận và mqhệ giữa chúng. c) Tổng hợp là phép tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem kết quả của phân tích mà liên kết lại với nhau để rút ra nhận định chung. Hai phương pháp p/tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có tổng hợp. 2/ Luyện tập : Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thế nào. a) Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta thường dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài, mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc ! Nếu cứ ngồi kể lại những gương người tốt, việc tốt thì kể mãi cũng không hết được. Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều : chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Cháu bé nhặt được của rơi đem nộp cho chú công an ; hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè, rủ nhau lấy đất đắp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã ; một người dân đi dưới trời mưa thấy xe gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm áo ni lông của mình ra đậy gạo cho Nhà nước ; chú bộ đội đi công tác gặp người đàn bà giở dạ đẻ ở giữa đường, đã đở đẻ cho dân, được mẹ tròn con vuông, lại đưa cả hai mẹ con về tận gia đình ; cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc với lòng thiết tha cùng đồng bào chia sẻ khó khăn, ghánh vác công việc đánh giặc giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Tất cả nhữngbviệc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mĩ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng. (Phan Hiền, Hồ Chủ tịch với việc bồi dưỡng nêu gương người tốt, việc tốt) b) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là một kẻ hùng mạnh, Kiều là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ở trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều đều vấp phải một bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt cuộc đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình, Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không “nào biết trên đầu có ai”. Nếu Kiều lê bước.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> trên mặt đất liền đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình của anh hùng tự tôn. (Theo Vũ Hạnh, Bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn) * Gợi ý : - Hãy nêu phần phân tích, phần tổng hởp mỗi văn bản. - Phần phân tích có những ý kiến cụ thể nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao ? - Từ sự phân tích, văn bản rút ra ý khái quát nào ? - Văn bản đã dùng những biện pháp nào để trình bày (giả thiết, chứng minh, so sánh, đối chiếu, giải thích,…) ? Tác dụng của những biện pháp đó.  Ví dụ : đoạn (a) :  Bố cục : - Phân tích : + Giọt nước và biển cả, nền và pho tượng, lâu đài. + Chớ bỏ qua những việc tầm thường (với 5 luận cứ). - Tổng hợp : + Đó là yêu nước, là đạo đức trong sáng. + Đánh giặc và xây dựng đất nước cần có số đông đó. * Mối quan hệ : Ví dụ : Từ những hình ảnh giọt nước và biển cả, dẫn đến ý chớ coi thường những việc bình thường, là một sự liên tuởng hợp lí… Bài tập 2 : Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan (SGK, tr. 26)  Gợi ý : Nêu vấn đề : Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước váo nền kinh tế mới. Phân tích vấn đề thành 3 luận điểm : - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người. - Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. - Những cái mạnh, cái yếu của con người VN cần được nhận rõ khi bước vào nền KT mới.  Tổng hợp : Cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen ngay từ những việc nhỏ để đưa đất nước đi vào CNH, HĐH. - Hãy tiếp tục chia nhỏ từng luận điểm, trình bày mqhệ giữa chúng. - Hãy nêu lên các b/pháp tác giả sử dụng khi phân tích từng khía cạnh của mỗi luận điểm. Bài tập 3 : Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc, để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước * Gợi ý : Có thể dựa vào những lí lẽ sau để phát triển thành đoạn văn : - Con và cha ở đây là mhệ ruột thịt, đồng thời là qhệ giữa thế hệ sau và trước trong xã hội. - Con hơn cha là kết quả cao của sự dạy dỗ ; sẽ dẫn đến hiệu quả cao của lao động, gia đình phát triển hơn trước. - Thế hệ sau hơn thế hệ trước là phù hợp với q/luật  của XH loài người . (dẫn chứng) - Nếu ngược lại thì sao ? - Rút ra kết luận. Bài tập 4 : Dựa vào hệ thống luận điểm trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn ĐìnhThi (SGK. Tr. 12), em hãy viết về một tác phẩm văn học để chứng minh cho những luận điểm đó.  Gợi ý : Các luận điểm trong vb là : - Nội dung của văn nghệ là thực tại kháchquan và nhận thức mới mẻ. - Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với con người. - Văn nghệ có sức mạnh lôi cuốn, cảm hoá kì diệu. * Chọn một tác phẩm, nên là thơ cho gọn. Trình bày ý kiến theo các luận điểm trên (phép phân tích). Từ sự phân tích một tác phẩm cụ thể mà rút ra kết luận về tác dụng vủa tác phẩm văn học đối với bạn đọc (phép tổng hợp).  HS dựa vào gợi trên để viết (trên lớp viết một vài đoạn), về nhà làm hoàn chỉnh.. TUẦN: 22 - TIẾT: 22. NS : 20/01/10 ** ND : 23/01/10. LUYỆN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Giúp HS củng cố về khái niệm các thành phần biệt lập và công dụng của các thành phần biệt lập. Biết đặt câu có các thành phần biệt lập thông qua việc làm các bài tập. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS củng cố lại thành phần biệt lập tình thái và cảm thán. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 2, Sách giúp hs hoc tốt Nv 9, t 2 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản a) Thành phần tình thái là thành phần biệt lập nêu nhận định, cách đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu hoặc thái độ, cách ứng xử của người nói đối với người nghe. * Ví dụ: - Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. + Hình như đó là bạn Lan. (mức độ tin cậy thấp) + Chắc chắn đó là bạn Lan. (mức độ tin cậy cao) - Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu (Theo dự báo của đài, hôm nay trời sẽ mưa vào buổi chiều.) - Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói đối và người nghe. + Cháu đi học ạ. (kính trọng) + Tớ đi nhé. (thân mật) Thái độ giữa người nói và người nghe, ngoài thành phần tình thái, còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô. * Ví dụ: Con nín đi ! Mợ đã về với con rồi mà. (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) b) Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập bộc lộ cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Việc bộc lộ cảm xúc của người nói nhiều khi được tách thành một câu riêng. Đó là câu đặc biệt cảm thán (ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? - Thế Lữ, Nhớ rừng). Khi cảm xúc được bộc lộ bằng thành phần biệt lập, thì sự việc nêu ở nòng cốt câu là nguyên nhân của cảm xúc, nó giải thích cho sự xuất hiện cảm xúc (ví dụ: Chà, cái bánh to quá.). 2/ Luyện tập Bài tập 1: Tìm các thành phần tình thái trong các câu sau. Cho biết thành phần tình thái đó biểu thị những ý kiến cụ thể nào. a) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam cao, Lão Hạc) b) Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) c) Nhưng không còn biết xử trí thế nào, lão bộc đành lựa lời nói cho Ngọc Hân yên lòng: - Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi đấy thôi… (An Cương, Trước lăng mộ Quang Trung) d) Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. (Theo Thái An, Bài toán dân số) e) Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) f) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ).

<span class='text_page_counter'>(39)</span> *Gợi ý: a) có lẽ: biểu thị thái độ tin cậy chưa cao vào việc “bán con chó của lão Hạc”; đấy, ạ: biểu thị thái độ tôn trọng đối với ông giáo. b) xem ý, chừng như: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc “nhà cháu còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm”. c) chắc là: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc “nó nhớ nhà”. d) có người cho rằng : biểu thị nguồn gốc ý kiến về việc “bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại”. e) chắc: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc “người thạo mới cầm nổi bút thước”. f) thế nào… cũng: biểu thị độ tin cậy cao vào việc “cuối năm mợ cháu về”. Bài tập 2: Tìm thành phần cảm thán trong những câu sau và cho biết các thành phần đó bộc lộ cảm xúc gì? a) Quái, đã đến giờ chưa nhỉ? Sao Phạm Huy Văn và Lê Thành mãi vẫn chưa tới. (An Cương, Trước lăng mộ Quang Trung) b) Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! (Viết Linh, Kim cương) c) Eo ôi, đứa nào mặt mũi đen đuổi xấu xí thế? (Cửu Thọ, Hoa, lá và rễ) d) A, mẹ mua dưa. Cả khoai sọ nhữa. (Ma văn Kháng, Con dog) e) Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế này! (Vũ Cao, Em bé bên bờ sông Lai Vu) *Gợi ý: a) quái: ngạc nhiên b) chà: thán phục c) eo ôi: kiếp sợ d) a: vui mừng e) chết chửa: hoảng hốt. *********************************.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> TUẦN: 23 - TIẾT : 23. NS : 27/01/10 ** ND : 30/01/10. LUYỆN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo) **************. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS củng cố về khái niệm các thành phần biệt lập và công dụng của các thành phần biệt lập. Biết đặt câu có các thành phần biệt lập thông qua việc làm các bài tập. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Giúp HS củng cố lại thành phần biệt lập gọi – đáp và phụ chú III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 2, Sách giúp hs hoc tốt Nv 9, t 2 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản a) Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe. Ví dụ: - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (thành phần gọi) (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. (thành phần đáp) (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Thành phần gọi – đáp có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu. Để gọi – đáp (giống như để bộc lộ cảm xúc), có thể sử dụng câu riêng biệt. đó là câu đặc biệt gọi – đáp. (ví dụ: – Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) ; – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) Thành phần gọi – đáp có tác dụng lớn trong việc thể hiện thái độ, cách ứng xử giữa những người giao tiếp với nhau. Do đó, khi nói năng phải biết vận dụng thành phần gọi đáp một cách phù hợp. b) Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập để bổ sung, giải thích cho nội dung của câu hoặc một bộ phận náo đó trong câu. (ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy hoặc trong dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. 2/ Luyện tập Bài tập 1: Tìm thành phần gọi – đáp trong những câu sau và cho biết thái độ của người nói với người nghe. a) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân, Làng) b) – Việc gì thế, cụ? – Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí. – Vâng, cụ nói. – Nó thế này, ông giáo ạ!... (Nam cao, Lão Hạc) c) Trang ơi, mình…không dự liên quan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình… bận. (Trần Thiên Hương, Điều không thể nói) Bài tập 2: Tại sao bé Thu trong đoạn trích sau lại nói với ba các câu không có thành phần gọi – đáp?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Anh mong nghe được một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: – Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: – Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé đứng trong bếp nói vọng ra: – Cơm chín rồi! (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Bài tập 3: Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết phần phụ chú đó giải thích ý nghĩa cho từ nào trong câu ? a) Giồng Cây Xanh – một vùng quen thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – là nơi duy nhất trên nước ta trồng loại dừa độc nhất vô nhị có cái tên nghe ngồ ngộ là dừa sáp. (Thanh Thuý, Dừa sáp) b) Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) c) Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến. (Trần Hoài Duơng, Món quà sinh nhật) d) Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Bài tập 4: Cuối các văn bản đọc – hiểu trong SGK thường có những dòng chữ nhỏ đặt trong ngoặc đơn. Đó là thành phần gì? Nó có tác dụng gì? Hãy lấy hai ví dụ về thành phần này. Gợi ý: 1) a. Thưa ông: thái độ kính trọng ; b. Cụ, vâng, ông giáo ạ: Thái độ kính trọng; c. Trang ơi: Thái độ thân mật – bạn bè. 2) Bé Thu chưa nhận anh Sáu là ba. Vì vậy nó rất khó xưng hô với anh Sáu, và chọn cách nói trổng (Nói trống không) 3) a. Một vùng ven thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh: giải thích cho Giồng Cây Xanh. b. Người con gái quê ở Nam Xương: giải thích cho Vũ Thị Thiết. c. Đứa bạn thân nhất của tôi: giải thích cho cái Trinh. 4) Cuối các văn bản đọc – hiểu trong SGK thường có những dòng chữ nhỏ đặt trong ngoặc đơn: Đó là thành phần phụ chú. Nó có tác dụng giải thích xuất xứ của văn bản về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, … ***********.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> TUẦN: 24 - TIẾT: 24. NS : 30/01/10 ** ND : 6/02/10. LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS củng cố về khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn, vận dụng làm bài tập để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn có sự liên kết. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Làm một số bài tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 2, Sách giúp hs hoc tốt Nv 9, t 2 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản (cho HS nhắc lại k/n về l.kết câu & l.kết đ/văn, các phép liên kết về hình thức) 2/ Luyện tập : Tìm các biểu hiện l/kết n/dung và l/kết h/thức trong các đ/văn sau: a) Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời khong có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đ/kết của nhân dân. Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân. (Hồ Chí Minh)  Gợi ý: – Về n/dung: các câu được sắp xếp hợp lí, cùng hướng tới việc làm rõ “vai trò của nhân dân” nhằm khẳng định sự “vẻ vang của việc phục vụ nhân dân”. – Về mặt hình thức: các câu trong đ/văn l/kết với nhau nhờ: + Phép lặp từ ngữ (nhân dân, không gì … bằng). + Phép liên tưởng (nhân nghĩa là – thiện nghĩa là ; bầu trời – thế giới – xã hội ; quý – mạnh – tốt đẹp – vẻ vang). b) Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển thật sự có giá trị. nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)  Gợi ý: – Về n/dung: các câu được sắp xếp hợp lí, cùng hướng tới việc làm rõ chủ đề: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. – Về mặt hình thức: các câu trong đ/văn l/kết với nhau nhờ: + Phép lặp từ ngữ (đọc sách, mười – một). + Phép liên tưởng (tinh – không quan trọng – thực sự có giá trị ; kĩ – lướt qua – đọc mười lần ; mười một). c) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. (Nguyễn Thế Hội, Chú chuồn chuồn nước)  Gợi ý: – Về n/dung: các câu được sắp xếp hợp lí, cùng hướng tới việc làm rõ chủ đề: “vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước”. – Về mặt hình thức: các câu trong đ/văn l/kết với nhau nhờ phép liên tưởng (lưng – cánh – đầu – mắt – thân). TUẦN: 25 - TIẾT: 25 NS : 30/01/10 ** ND : 6/02/10. LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (tiếp theo).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS củng cố về khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn, vận dụng làm bài tập để nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn có sự liên kết. II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC Làm một số bài tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn. III/ TÀI LIỆU SGK, SGV9, tập 2, Sách giúp hs hoc tốt Nv 9, t 2 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1/ Kiến thức cơ bản (cho HS nhắc lại k/n về l.kết câu & l.kết đ/văn, các phép liên kết về hình thức) 2/ Luyện tập : Tìm các biểu hiện l/kết n/dung và l/kết h/thức trong các đ/văn sau: Bài tập 1: Các đoạn văn sau mắc lỗi liên kết nội dung. Hãy chỉ ra những lỗi đó. a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt. Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn. Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng học tập. * Gợi ý: Các câu trong đoạn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì đánh giá tốt về lớp, không thì đánh giá không tốt. b) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như truớc nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động phong trào ủng họ đồng bào bị thiên tai. * Gợi ý: Các câu trong đoạn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì nêu sự thay đổi, câu lại nêu sự không thay đổi cách ăn mặc ; thêm vào đó, câu cuối không liên quan gì đến n/dung ở các câu trên. c) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm. * Gợi ý: n/dung các câu trong đ/văn mâu thuẫn nhau (yên tĩnh, vắng lặng, không một tiếng động – lá cờ bay phần phật ; đêm sập cửa – sáng rực trong đêm). Bài tập 2: Chỉ ra và chữa các lỗi liên kết hình thức giữa các câu sau: Thuý Kiều và Thuý Vân là hai chị em. Nhưng Thuý Kiều là chị, còn Thuý Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc. * Gợi ý: câu (1) và (2) liên kết với nhau bằng quan hệ từ nhưng là không đúng (q/hệ giưũa 2 câu không có gì là “đối lập”. Bài tập 3: Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn. (1) Vị lạnh của đá đã được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan toả khắp miệng để lại dư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. (2) Thời gian trước người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. (3) Ngày nay người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa và đá ở trong đó. * Gợi ý: (2) – (3) – (1). Bài tập 4: Hãy lấy một bài tập làm văn của bản thân và phân tích sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài. * Gợi ý: HS chú ý phân tích, nhận xét những chỗ được, chỗ chưa được trong liên kết câu, các đoạn để rút kinh nghiệm viết tốt hơn (đọc thật kĩ lại bài làm văn). *****************.

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×