Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.21 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

́


́H



LÊ XUÂN HÀ

ho

̣c K

in

h

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

̀ng

Đ

ại

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SỐ: 8 31 01 10

Tr
ươ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA

HUẾ 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồn
thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngồi những tài liệu và thơng tin đã được
liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn.
Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

́



đã được cảm ơn và trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức

́H

những đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông




tin về nguồn tham khảo rõ ràng.

Các số liệu và thơng tin trong luận văn này hồn tồn dựa trên kết quả thực

in

h

tế của địa bàn nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng cho việc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đ

ại

ho

̣c K

bảo vệ học vị nào.

Tr
ươ

̀ng

Lê Xuân Hà


i


LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường kết hợp
với sự nỗ lực cố gắng của bản thân; đạt được kết quả này, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền
đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ cho bản thân tôi trong 2 năm học vừa qua. Với lịng kính
trọng và bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa, người

́



trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian tâm huyết, quý báu để giúp đỡ tôi

́H

trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.



Xin chân thành cảm ơn Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng
Trị; Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Hướng Hóa, đặc biệt là Sở

in

h


Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị (cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo
Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị), các cơ quan, địa phương trên địa

̣c K

bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã giúp tơi hồn thành các nội dung, số liệu tại
vùng nghiên cứu thực hiện luận văn.

ho

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng luận văn cũng khơng tránh khỏi những

ại

hạn chế, thiếu sót, kính mong q thầy, cơ giáo góp ý, bổ sung.

Đ

Tơi xin chân thành cảm ơn.

Tr
ươ

̀ng

Tác giả luận văn

Lê Xuân Hà


ii


́

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c K

in

h



́H



TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Lê Xuân Hà

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8 31 01 10
Niên khóa: 2017 - 2019
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Tên đề tài: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯỚNG HĨA, TỈNH QUẢNG TRỊ.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng về giảm nghèo tại địa bàn huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng, đề xuất giải pháp hồn thiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những vấn đề liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Phương pháp nghiên cứu
Thảo luận ngắn gọn thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp (khảo sát 110 hộ nghèo
trên địa bàn huyện bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra)
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học, tỷ lệ phần trăm (%), giá trị trung
bình, so sánh giá trị tuyệt đối… để để tính tốn, so sánh và phân tích số liệu.
Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo và giảm nghèo của
một số nước trên thế giới và tại Việt Nam.
Nghiên cứu tổng kết công tác giảm nghèo ở một số địa phương trong nước để
rút ra bài học kinh nghiệm trong q trình thực hiện cơng tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
nghèo của nhân dân trên địa bàn huyện.
Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, thành tựu đạt được cũng như
những tác động đến tình hình thực hiện cơng tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện.

Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo và
giảm nghèo của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam.
Phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng nghèo, nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng nghèo của nhân dân trên địa bàn huyện.
Đề xuất những giải pháp phù hợp góp phần giúp chính quyền địa phương nâng
cao công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2019-2020 và các năm tiếp theo.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BTXH

: Bảo trợ xã hội

CBCC

: Cán bộ công chức

CN - TTCN - XD

: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

GD & ĐT


: Giáo dục và đào tạo

HĐND

: Hội đồng nhân dân

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

KBNN

: Kho bạc nhà nước

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LĐ-TB&XH

: Lao động - Thương binh và xã hội

LHQ

: Liên hiệp quốc


NSNN

: Ngân sách nhà nước

TDTT

: Thể dục thể thao

́H


h

in

̣c K

ho

ại

: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Đ

TM-DV-DL
TN-MT

́


: An sinh xã hội



ASXH

: Tài nguyên và môi trường
: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

Tr
ươ

̀ng

UBND

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... iv


́



MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii

́H

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1



1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

h

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

in

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

̣c K

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu luận văn......................................................................................................5

ho


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................6

ại

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ

Đ

GIẢM NGHÈO..........................................................................................................6
1.1. Nghèo và chuẩn nghèo .........................................................................................6

̀ng

1.1.1. Một số khái niệm về nghèo ...............................................................................6

Tr
ươ

1.1.2. Chuẩn nghèo......................................................................................................9
1.1.3 Chuẩn nghèo ở Việt Nam.................................................................................10
1.2. Khái niệm, chính sách giảm nghèo ....................................................................14
1.2.1. Khái niệm giảm nghèo ....................................................................................14
1.2.2. Nội dung, quan điểm giảm nghèo ...................................................................15
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 .............................................................................22
1.2.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm .......23

v



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................................29
2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.................................30
2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................................30
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................30
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................31
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................32

́



2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế..........................................................................................32

́H

2.3.2. Văn hóa - xã hội ..............................................................................................32



2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ...........................................................................33

in

h

2.4.1. Những thuận lợi ..............................................................................................33
2.4.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân ................................................................35


̣c K

2.5. Thực trạng và những nguyên nhân liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016-2017 ............................................................37

ho

2.5.1. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn

ại

2016 - 2017 ...............................................................................................................37

Đ

2.5.2. Đánh giá của hộ điều tra về kết quả thực hiện cơng tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.....................................................................50

̀ng

2.5.3. Nhận xét, đánh giá của hộ điều tra dẫn tới nguyên nhân nghèo tại địa bàn

Tr
ươ

huyện Hướng Hóa .....................................................................................................55
2.6. Đánh giá kết quả đạt được về công tác giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa giai
đoạn 2016-2017.........................................................................................................59
2.6.1. Một số kết quả đạt được ..................................................................................59

2.6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.....................................................................63
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA
BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI ...67
3.1. Một số căn cứ để định hướng và xây dựng giải pháp hồn thiện cơng tác giảm
nghèo trong thời gian tới ...........................................................................................67

vi


3.2. Mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ .................................................................67
3.3. Mục tiêu giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ............................69
3.3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................69
3.3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 70
3.4. Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong
thời gian tới ...............................................................................................................72
3.4.1. Giải pháp tuyên truyền ....................................................................................72

́



3.4.2. Giải pháp về nguồn vốn vay cho hộ nghèo.....................................................73

́H

3.4.3. Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo..........................................................75
3.4.4. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực; thực hiện công tác đào




tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo ..........................................................75

h

3.4.5. Giải pháp nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo .77

in

3.4.6. Giải pháp tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất cho nông dân.........78

̣c K

3.4.7. Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng
...................................................................................................................................78

ho

3.4.8. Tăng cường đầu tư phát triển mạnh lĩnh vực dịnh vụ, du lịch; đẩy mạnh phát
triển công nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo động lực mới thức

ại

đẩy phát triển kinh tế - xã hội....................................................................................79

Đ

3.4.9. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác giảm nghèo ..........................80

̀ng


3.4.10. Các giải pháp khác ........................................................................................81
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ............................................................83

Tr
ươ

1. Kết luận .................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................92
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:

Tiêu chí phân loại các nền kinh tế dựa theo GNI/người .....................10

Bảng 1.2:

Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 đến 2015........................12


Bảng 1.3:

Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2020 theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều .......................................................................13

Bảng 2.2:

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .......................................................31

Bảng 2.3:

Số hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo cũ năm 2016....................38

Bảng 2.4:

Bảng số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Hướng Hóa năm 2016



́H

́

Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa ................................................29



Bảng 2.1:

theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng từ 01/01/2016 ...............39

Diễn biến kết quả tăng, giảm số hộ nghèo năm 2016 .........................41

Bảng 2.6:

Diễn biến kết quả tăng, giảm số hộ cận nghèo năm 2016...................42

Bảng 2.7:

Hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2016 tại huyện

̣c K

in

h

Bảng 2.5:

Hướng Hóa ..........................................................................................43
Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2016 tại

ho

Bảng 2.8:

ại

huyện Hướng Hóa ...............................................................................43
Diễn biến kết quả tăng, giảm số hộ nghèo năm 2017 .........................45


Bảng 2.10:

Diễn biến kết quả tăng, giảm số hộ cận nghèo năm 2017...................46

Bảng 2.12:

Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2017 tại

̀ng

Đ

Bảng 2.9:

Tr
ươ

huyện Hướng Hóa ...............................................................................47

Bảng 2.13:

Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho cơng tác giảm nghèo tại
huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 và 2017.........................................49

Bảng 2.14:

Hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại xã Tân Thành và xã A
Xing, huyện Hướng Hóa .....................................................................51

Bảng 2.15:


Số liệu điều tra về tiêu chí thu nhập của hộ nghèo tại xã Tân Thành và
xã A Xing huyện Hướng Hóa..............................................................54

Bảng 2.16:

Các nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02 xã Tân Thành và xã A Xing
huyện Hướng Hóa ...............................................................................56

viii


Bảng 2.17:

Tổng hợp kết quả phỏng vấn các nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02
xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa .................................56

Bảng 2.18:

Tổng hợp tỷ lệ về nhu cầu, nguyện vọng chính của hộ nghèo để thốt
nghèo tại xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa..................58

́
Tr
ươ

̀ng

Đ


ại

ho

̣c K

in

h



́H



No table of figures entries found.

ix


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo và giảm nghèo đang là vấn đề bức xúc, là thách thức, cản trở lớn đối với sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp
nhằm đẩy nhanh, bền vững ln là ưu tiên trong chính sách phát triển của các nước. Giảm
nghèo và giảm nghèo luôn là ưu tiên trong chính sách phát triển của các nước.
Ở Việt Nam, công tác giảm nghèo là vấn đề mang tầm chiến lược, là một trong

́




những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của cách mạng. Ngay từ khi mới ra đời,

́H

Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ



xã hội chủ nghĩa để đem lại ấm no, hạnh phúc cho tồn thể nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xem đói nghèo cũng là một thứ “giặc” và phải cần diệt bỏ như giặc dốt, giặc

in

h

ngoại xâm. Người căn dặn: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu.
Người khá giàu thì giàu thêm”. Và theo Người: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là

̣c K

phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ
có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi....Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính

ho

sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh


ại

tật thì chính sách của ta dù có hay đến mấy cũng khơng thực hiện được”. Giảm nghèo

Đ

đã trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và cao
hơn nữa giảm nghèo bền vững là một nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ

Tr
ươ

minh”.

̀ng

nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

Xóa đói giảm nghèo có tầm quan trọng đặc biệt, nó khơng chỉ có nghĩa kinh tế,

chính trị mà cịn mang ý nghĩa nhân văn, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội
nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã khẳng định:
“Vấn đề nghèo khổ khơng được giải quyết thì khơng mục tiêu nào mà cộng đồng quốc
tế cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hịa bình ổn
định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện”.
Như vậy, có thể xem mục tiêu giảm nghèo là một mắt xích trong giây chuyền
của sự phát triển kinh tế xã hội; lại là mắt xích đầu tiên có vai trị khởi động và đặc
biệt trọng yếu. Chính vì thế, quan điểm của Đảng ta ln nhất qn là phải kết hợp

1



chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Có thể
nói, giải quyết vấn đề nghèo đói trong tồn xã hội kết quả đạt được như thế nào là
thước đo sự phát triển kinh tế xã hội, thước đo việc thực hiện tốt tổng thể các chính
sách của đất nước và cao hơn, đó là thước đo tính ưu việt của chế độ ta và của nền
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm vừa qua, nước ta thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
xóa đói giảm nghèo và đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế

́



đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo; năm 2011 cả

́H

nước còn 11,76% hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 còn 9,64% (giảm 2,12% so với



năm 2011); năm 2013 giảm còn 7,6% (giảm 2%); năm 2014 còn 5,97%, (giảm 1,83%);
năm 2015 cịn 4,45% (giảm 1,52%); Theo kết quả rà sốt, tổng số hộ nghèo trên cả

in

h

nước năm 2016 là 1.986.697 hộ, chiếm tỷ lệ 8,23% (Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội 2017), tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 7% vào cuối năm 2017, đời sống

̣c K

vật chất, tinh thần của người nghèo, cận nghèo được cải thiện; riêng tại địa bàn huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 là 29,35%.

ho

Mặc dù đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo cụ

ại

thể, nhưng khi thực hiện khơng thể áp dụng máy móc, rập khn cho tất cả các vùng

Đ

miền, địa phương mà phải nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc về thực trạng,
nguyên nhân đói nghèo của từng vùng cụ thể; trên cơ sở lý luận và giải pháp khung để

̀ng

đưa ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương nhằm đạt hiệu

Tr
ươ

quả cao nhất, tối ưu nhất đó là điều mà đảng bộ và nhân dân huyện Hướng Hóa tỉnh
Quảng Trị đang tập trung giải quyết, vì đây là một huyện miền núi có nhiều xã đặc biệt
khó khăn, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao nên

cơng tác giảm nghèo tại huyện là vấn đề bức thiết và nan giải. Xuất phát từ mục đích
và ý nghĩa trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” để làm đề tài luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề ra các giải pháp góp phần giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo và giảm nghèo.
Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
nghèo của nhân dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị.

́



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

́H

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm những vấn đề liên quan đến cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn




huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

h

3.2. Phạm vi nghiên cứu

in

- Về khơng gian: Nghiên cứu cơng tác xóa đói giảm nghèo trong phạm vi 22 xã,

̣c K

thị trấn thuộc địa bàn huyện Hướng Hố, tỉnh Quảng Trị.
Để đảm bảo tính chính xác, khách quan và khoa học của luận văn; tiêu chí

ho

chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều theo chuẩn nghèo mới được áp dụng từ 01/01/2016 (cho
giai đoạn 2016-2020) không thể so sánh với chuẩn nghèo cũ từ năm 2015 trở về trước

ại

(áp dụng theo 01 mức thu nhập/người/năm và theo hộ thực tế tại địa phương); vì vậy

Đ

số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, điều tra, xử lý được thể hiện trong luận văn
được tính từ thời điểm 01/01/2016 đến 31/12/2017 làm cơ sở nghiên cứu để đề ra các


̀ng

giải pháp giảm nghèo cho các năm tiếp theo.

Tr
ươ

- Thời gian: Tiến hành triển khai thu thập số liệu, thông tin, báo cáo, phân tích
thực trạng cơng tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2017, đề xuất giải pháp tổ
chức thực hiện trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Những thông tin, số liệu thống kê, báo cáo về điều kiện tự
nhiên, địa lý, khí hậu, đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế xã hội,
các chỉ tiêu, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, kết quả thực hiện
công tác xóa đói giảm nghèo… được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet, các phịng
chun mơn thuộc chính quyền huyện Hướng Hóa; từ Ban chỉ đạo thực hiện Chương

3


trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị và huyện Hướng Hóa
thuộc tỉnh Quảng Trị; niên giám thống kê của tỉnh và huyện năm 2016 và 2017, báo cáo
của UBND các xã điều tra... trên các trang thông tin điện tử của huyện, tỉnh và cả nước.
Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập được từ việc điều tra phỏng
vấn trực tiếp 120 hộ ở 2 xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa năm 2018; lý do
chọn 02 xã để điều tra bởi xã A Xing là xã đại diện cho nhóm các xã có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu vùng xa, đa phần là người dân tộc thiểu số Pakô và


́



Vân Kiều sinh sống, xã Tân Thành là xã đại diện cho nhóm các xã có điều kiện kinh tế xã

́H

hội khơng khó khăn, đại bộ phận nhân dân sinh sống là người dân tộc Kinh.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ theo bảng hỏi có sẵn.



- Xác định số mẫu điều tra từng xã: Chọn mẫu ở từng xã theo phương thức chọn

h

mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ 60 hộ/01 xã đảm bảo tính khoa học và có đặc

in

điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, điều kiện phát triển kinh tế xã hội cơ bản

̣c K

khác nhau như đã trình bày.

Phiếu khảo sát, phỏng vấn: Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả đã lập phiếu điều


ho

tra, tổ chức thảo luận với cán bộ làm công tác giảm nghèo tại Ban chỉ đạo giảm nghèo
huyện Hướng Hóa và các cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn của 02 xã khảo

ại

sát nhằm xác định các nội dung cần khảo sát thiết thực nhất. Sau khi thảo luận và phân

Đ

tích, đã thống nhất nội dung của phiếu khảo sát về các vấn đề sau:
Đánh giá mức độ thiếu hụt và thực tế hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội

̀ng

cơ bản theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đối với hộ điều tra.

Tr
ươ

Đánh giá mức thu nhập thực tế bình quân của hộ nghèo so với số lao động chính
trong cùng một gia đình tại thời điểm điều tra.
Nguyện vọng và nhu cầu của hộ nghèo để vươn lên thốt nghèo, từ đó xác định

thứ tự ưu tiên để hoàn thiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê toán học, tỷ lệ phần trăm (%), giá trị trung bình, so sánh
giá trị tuyệt đối… để phân tích, so sánh.

4


Sử dụng cơng cụ thống kê tốn học để tính tốn, phân tích số liệu.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết
cấu, bố cục gồm có 03 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo và giảm nghèo.
Chương 2. Thực trạng về cơng tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị.

́



Chương 3. Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng

Tr
ươ

̀ng

Đ

ại

ho


̣c K

in

h



́H

Trị.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO VÀ
GIẢM NGHÈO
1.1. Nghèo và chuẩn nghèo
1.1.1. Một số khái niệm về nghèo
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất tồn cầu phụ thuộc vào đặc điểm riêng
của từng quốc gia, khu vực địa lý và là một trong những mối quan tâm hàng đầu các

́



nước và các tổ chức quốc tế. Vì vậy, có rất nhiều khái niệm về nghèo đói khác nhau,


́H

Hội nghị thượng đỉnh thế gới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan



Mạch 1995 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu
nhập thấp hơn dưới 1 đôla mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua

in

h

những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” {5, tr.19-20}.

Ngân hàng thế giới năm 1998 đã đưa ra khái niệm: “Nghèo không chỉ là thu

quyền lực và nghề nghiệp”.

̣c K

nhập mà cịn có đời sống, sức khoẻ, giáo dục, điều kiện vệ sinh ở mức thấp khơng có

ho

Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam năm 2003 đã nêu rõ:

ại

“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đủ các đều kiện vật chất và tinh thần


Đ

để duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng. Mức sống
tối thiểu gồm: Ăn, mặc, ở, chữa bệnh, đi lại, học hành...”. Hay “Nghèo đói là tình

̀ng

trạng thua kém về nhiều mặt, từ thu nhập đến tính dễ bị tổn thương khi bị rủi ro và ít

Tr
ươ

có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung”.
Theo chuyên gia hàng đầu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ông Abapia

Sen: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng”.

Bên cạnh đó khái niệm nghèo đói cũng được tách riêng ra là nghèo và đói:
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp do bị
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, thiếu tài sản để
tiêu dùng khi bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát. Đói là
một bộ phận của những người nghèo, không những không đủ các nhu cầu cơ bản tối
thiểu mà khơng đủ lương thực để duy trì cuộc sống hàng ngày.

6


Tại Hội nghị về giảm nghèo khu vực Châu Á Thái bình Dương do Ủy ban kinh

tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (viết tắt quốc tế là ESCAP) tổ
chức tại Băng Cốc, Thái lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Nghèo đói là tình
trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thoả mãn những nhu cầu của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển
kinh tế, xã hội và phong tục tập quán địa phương”.
Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính

́



chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo.

́H

Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa được bỏ ngỏ bởi vì cịn phải tính đến sự
khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển



của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra

h

được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu khơng được thỏa mãn thì

in

họ chính là những người nghèo đói. Một khái niệm mở như vậy sẽ dễ dàng được các tổ


̣c K

chức và các quốc gia chấp nhận. Khái niệm sẽ được mở rộng hơn theo sự phát triển
của xã hội, nhất là khi nhu cầu cơ bản của con người được mở rộng theo thời gian.

ho

Khơng chỉ thế, xét theo từng quốc gia thì về cơ bản khái niệm cũng đã phù hợp vì dù
dưới góc độ nào, người dân ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần có những nhu cầu cơ bản

ại

tối thiểu để duy trì cuộc sống của mình.

Đ

Bản thân khái niệm nghèo nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong

̀ng

các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải là nghèo nhất trong xã
hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém, do đó với cách tiếp cận khác nhau về tình trạng

Tr
ươ

thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau, nghèo được nhận diện trên hai khía
cạnh: Nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối:
Nghèo đói tuyệt đối (absolute poverty): Một người hoặc một hộ gia đình được


xem là nghèo đói tuyệt đối khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức
thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong một
thời gian nhất định hay; nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư
khơng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống.
Nghèo đói tương đối (relative poverty): Là tình trạng được xác định khi so sánh
cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các

7


vùng với nhau, hay nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Ngày nay, nghèo đói tương đối được chú ý nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp
sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo; trong thực tế việc đánh giá thực trạng
đói nghèo thường được kết hợp các phương pháp tuyệt đối và phương pháp tương đối.
Ngồi khái niệm chung về đói, nghèo, trong q trình nghiên cứu cịn có một số
khái niệm liên quan chỉ những khía cạnh của đói, nghèo như:

́



Đói: Là khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ

́H

năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày, do đó không đủ sức




để lao động và tái sản xuất sức lao động; là tình trạng của một bộ phận dân cư
nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về

in

h

vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp
nhất của nghèo.

̣c K

Nghèo: Là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành
hầu như cho nhu cầu ăn, thậm chí khơng đủ chi cho nhu cầu ăn, phần tích lũy hầu như

ho

khơng có. Các nhu cầu tối thiểu ngồi ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc, y

ại

tế, văn hóa, giáo dục, đi lại giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần rất ít ỏi.

điểm đang xét.

Đ

Nghèo đói kinh niên: Là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho đến thời

̀ng


Nghèo đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì

Tr
ươ

nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét.
Vùng nghèo, vệt nghèo: Là nơi có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư

thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm.
Quốc gia nghèo: Là một quốc gia có mức thu nhập trung bình rất thấp,nguồn

lực (tài nguyên, vật chất, lao động, tài chính...) cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng, mơi
trường yếu kém, có vị trí khơng thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế và
còn một số khái niệm khác như: Nghèo về không gian, nghèo thời gian, nghèo
môi trường, nghèo giới, nghèo lứa tuổi…tất cả cũng để xác định rõ đặc điểm, mức
độ, nguyên nhân của đối tượng nghèo để có những giải pháp thích hợp cho từng
đối tượng nghèo khác nhau.

8


1.1.2. Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo hoặc tiêu chí nghèo là
cơng cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo.
Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu, những người được xem là
nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu
chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập hoặc chi
tiêu ở trên chuẩn này là người khơng nghèo hoặc vượt nghèo, thốt nghèo.


́



Chỉ số xác định đói nghèo của thế giới

́H

Chuẩn nghèo là cơng cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Một thước đo



nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèo
đói, cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nước

in

h

khác và giám sát chi tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo.
Để xem xét về sự đói nghèo của một quốc gia, chúng ta thường dựa trên việc

̣c K

xem xét các yếu tố nguồn lực và cơ sở hạ tầng (CSHT), môi trường và địa lý của
quốc gia đó cao hay thấp, yếu kém hay không, thuận lợi trong giao thương buôn bán

ho

hay khơng; như vậy, để đánh giá đói nghèo thì chúng ta phải xem xét tổng hợp các


ại

yếu tố, còn để xem xét đánh giá tình hình đói nghèo của các hộ gia đình chúng ta

Đ

thường dựa trên việc xem xét các yếu tố thành phần của nhu cầu cơ bản thiết yếu cho
sự tồn tại của con người như: lương thực, thực phẩm, ăn mặc, nhà ở, y tế, giáo dục,

̀ng

tiếp cận thơng tin ...

Tr
ươ

Chỉ số xác định đói nghèo của thế giới: Chuẩn nghèo có sự biến động theo thời
gian và không gian, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra thước đo nghèo đói như sau:
Để phân chia các nước thành các nhóm có các đặc điểm chung nào đó, người ta

có nhiều cách phân loại khác nhau, một trong những cách phân loại là căn cứ vào mức
tổng thu nhập quốc gia (GNI) tính theo đầu người, theo tiêu chí này, Ngân hàng thế
giới (WB) phân chia các nước thành ba nhóm:
+ Nhóm các nước có thu nhập cao
+ Nhóm các nước có thu nhập trung bình (nhóm này lại chia thành hai nhóm:
một nhóm có thu nhập trung bình cao và một nhóm có thu nhập trung bình thấp)
+ Nhóm các nước có thu nhập thấp.

9



Mức thu nhập này có sự thay đổi theo thời gian do trình độ phát triển chung của
nền kinh tế thế giới cũng như giá trị của đồng tiền.
Tại thời điểm ngày 1-7 hằng năm, Ngân hàng thế giới tiến hành phân loại các
nền kinh tế của thế giới dựa trên tổng thu nhập quốc gia/người (GNI/người) của năm
trước (được tính theo phương pháp Atlas).
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại các nền kinh tế dựa theo GNI/người

́

Từ 1.046 USD đến
12.735 USD
Từ 1.046 USD đến
4.125 USD
Từ 4.126 USD đến
12.735 USD
Từ 12.736 USD trở
lên

̣c K

in

h



Từ 1.006 USD đến
12.275 USD

Từ 1.006 USD đến
3.975 USD
Từ 3.976 USD đến
12.275 USD

Dưới 1.045 USD

́H

Dưới 1.005 USD

Từ 12.276 USD trở lên

ho

1. Nhóm các nền kinh tế có thu
nhập thấp
2. Nhóm các nền kinh tế có thu
nhập trung bình
- Nhóm các nền kinh tế có thu
nhập trung bình thấp
- Nhóm các nền kinh tế có thu
nhập trung bình cao
3. Nhóm các nền kinh tế có thu
nhập cao

Tại thời điểm
01/7/2015




Tại thời điểm
01/7/2011

Phân loại

(Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2016)

ại

Năm 2011, Việt Nam được xếp vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập trung

Đ

bình thấp (GNI/người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.100 USD, xếp hạng 170/215 nền

̀ng

kinh tế). Đến năm 2015, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế có thu nhập

Tr
ươ

trung bình thấp, thứ hạng đã được cải thiện (GNI/người của Việt Nam năm 2014 đạt
1.890 USD, xếp hạng 161/213 nền kinh tế; GDP/người của Việt Nam năm 2010 là
1.333 USD và năm 2014 là 2.052 USD).
1.1.3 Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là người nghèo (hoặc
khơng nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước nhằm bảo
đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, căn cứ vào mức sống thực

tế các địa phương, trình độ phát triển KT - XH, từ năm 1993 đến năm 2016, Chính phủ
đã 7 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời
gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Các chuẩn nghèo của Chính

10


phủ quy định ban đầu được quy đổi ra thóc, nhưng từ năm 2005 được tính theo
phương pháp tiếp cận dựa vào chi phí cho những nhu cầu cơ bản đa dạng hơn.
Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn:
(1). Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995
+ Hộ đói: bình qn thu nhập đầu người quy theo gạo/tháng dưới 13kg đối với
thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.

́H

(2). Chuẩn nghèo 1995-1997

́

kg đối với thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nơng thơn.



+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20



- Hộ đói, là hộ có mức thu nhập bình qn một người trong hộ một tháng quy ra
gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.


in

h

- Hộ nghèo, là hộ có thu nhập:

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng.

̣c K

+ Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng.
+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng.

ho

(3). Chuẩn nghèo 1997-2000

ại

- Hộ đói, là hộ có mức thu nhập bình qn một người trong hộ một tháng quy ra

Đ

gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng).
- Hộ nghèo, là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau:

Tr
ươ


ngàn đồng).

̀ng

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55

+ Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương

70 ngàn đồng).

+ Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng).
(4). Giai đoạn 2001-2005
Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định như sau thì

được xác định là hộ nghèo.
+ Vùng nơng thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.

11


(5). Giai đoạn 2006-2010
+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000
đồng/người/tháng.
+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới
260.000đồng/người/tháng.
(6). Giai đoạn 2011 - 2015
Hộ nghèo:


́



+ Vùng nơng thơn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.

́H

+ Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.



Hộ cận nghèo:

+Vùng nơng thơn: Có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng.

in

h

+ Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.

̣c K

Bảng 1.2: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 đến 2015
Chuẩn nghèo qua các giai
Phân loại người nghèo
Mức thu nhập bình
đoạn


theo khu vực

Nghèo khu vực nông thôn

Dưới 15 kg

Nghèo khu vực thành thị

Dưới 20 kg

Giai đoạn 1995-2000 (mức

Nghèo khu vực nông thôn,

Dưới 15 kg

thu nhập quy ra gạo)

miền núi, hải đảo

ho

Giai đoạn 1993-1995 (mức

quân /người/tháng

Tr
ươ

̀ng


Đ

ại

thu nhập quy ra gạo)

Giai đoạn 2001-2005

Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2011-2015

Nghèo khu vực nông thôn,

Dưới 20 kg

đồng bằng trung du
Nghèo vùng thành thị

Dưới 25 kg

Vùng nông thôn miền núi,

Dưới 80 ngàn đồng

hải đảo
Vùng nông thôn đồng bằng

Dưới 100 ngàn đồng


Vùng nông thôn thành thị

Dưới 150 ngàn đồng

Khu vực nông thôn

Dưới 200 ngàn đồng

Khu vực thành thị

Dưới 260 ngàn đồng

Khu vực nông thôn

Dưới 400 ngàn đồng

Khu vực thành thị

Dưới 500 ngàn đồng

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2015)

12


(7). Giai đoạn 2016-2020
Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
- Về tiêu chí về thu nhập:
+ Chuẩn nghèo ở khu vực nơng thôn là 700.000 đồng/người/tháng

+ Khu vực thành thị 900 ngàn đồng/người/tháng.
+ Chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 01 (một) triệu đồng/người/tháng

́



+ Khu vực thành thị 1,3 triệu đồng/người/tháng.

́H

- Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, gồm 5 dịch vụ:
+ Y tế



+ Giáo dục

h

+ Nhà ở

̣c K

+ Thông tin.

in

+ Nước sạch và vệ sinh


- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ

ho

số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng
đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người; nguồn nước

Đ

cận thơng tin {15, tr 1}.

ại

sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp

Tr
ươ

̀ng

Bảng 1.3: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2020
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
Phân loại người Tiêu chí về thu Các tiêu chí Các chỉ số đo lường mức
nghèo theo khu nhập bình quân dịch vụ xã hội độ thiếu hụt các dịch vụ
vực
/người/tháng
cơ bản
xã hội cơ bản
Nghèo khu vực 700 ngàn đồng
Gồm 5 dịch vụ: Gồm 10 chỉ số: tiếp cận

nông thôn
y tế, giáo dục, các dịch vụ y tế; bảo hiểm
Nghèo khu vực 900 ngàn đồng
nhà ở, nước y tế; trình độ giáo dục của
thành thị
sạch và vệ sinh, người lớn; tình trạng đi
thơng tin
học của trẻ em; chất lượng
nhà ở; diện tích nhà ở bình
qn đầu người; nguồn
nước sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng
dịch vụ viễn thơng; tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin.
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

13


1.2. Khái niệm, chính sách giảm nghèo
1.2.1. Khái niệm giảm nghèo
Khái niệm: Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là làm cho bộ phận dân cư đói nghèo
nâng cao mức sống, từng bước thốt khỏi đói nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người đói nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, XĐGN là một quá trình chuyển
một bộ phận dân cư đói nghèo lên một mức sống cao hơn, ở một khía cạnh khác XĐGN
là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa

́




chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.

́H

Nói giảm nghèo trong đó bao hàm xóa đói, có thể nói đây là một khái niệm kép



gắn liền với nhau vì đói là biểu hiện của tình trạng rất nghèo; bởi vậy có khi dùng khái
niệm giảm nghèo cũng có khi dùng khái niệm XĐGN, và cũng giống như khái niệm

in

h

nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ mang tính chất tương đối, bởi nghèo có thể tái sinh
hoặc khi chuẩn nghèo có thể thay đổi, vì vậy khái niệm XĐGN phải được đánh giá

̣c K

trong một thời gian, không gian nhất định.

niệm về XĐGN khác nhau.

ho

Do cách đánh giá và nguồn góc nhìn nhận khác nhau nên cũng có nhiều quan

ại


Nếu hiểu đói nghèo là dạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu

Đ

song vẫn cịn tồn tại thì XĐGN chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức mới
tiến bộ hơn.

̀ng

Nếu hiểu đói nghèo là do phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công

Tr
ươ

đối với người lao động, do chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa thì XĐGN chính là q
trình xóa bỏ chế độ sở hữu về chế độ phân phối này.
Nếu hiểu đói nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm

hảm sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì XĐGN là quá trình các nước
thuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc trên cơ sở đó phát triển KT - XH.
Nếu hiểu đói nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt qua tốc độ phát triển
kinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số lại.
Còn nếu hiểu đói nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế thì XĐGN chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định
và phát triển.

14



Theo Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (tên tiếng Anh:
United Nations Development Programme, viết tắt UNDP): Tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo luôn song hành với nhau, tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở vật chất để góp
phần giảm nghèo, ngược lại giảm nghèo là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh
tế; tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là nhân tố chịu sự tác động và
chi phối của phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của các
quy luật như: Quy luật cung, cầu; quy luật cạnh tranh; quy luật giá cả, năng suất lao

́



động…thì giảm nghèo chịu sự tác động của sự phân hóa giàu nghèo, phân phối thu

́H

nhập, lao động việc làm, an sinh xã hội… Trong quá trình vận động các yếu tố, các



quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều chiều hướng, có
khi trái ngược nhau. Do vậy, để đảm bảo được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đòi

in

h

hỏi Nhà nước phải có sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hướng đồng
thuận, đây là vấn đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng làm được


̣c K

trong quá trình phát triển; chính vì vậy, muốn giảm nghèo có hiệu quả thì cần phải có

trong cơng tác giảm nghèo.

ho

chính sách và phương pháp cụ thể mà trước hết là xác định được các nội dung cần làm

ại

Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động tăng trưởng kinh tế

Đ

và XĐGN theo nhiều chiều hướng, có khi trái ngược nhau, do vậy địi hỏi Nhà nước
có sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hướng đồng thuận; đây là vấn

̀ng

đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng làm được trong q trình phát

Tr
ươ

triển. Vì vậy, cơng tác XĐGN là nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị
(HTCT), các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng, gồm toàn bộ các hoạt động từ lãnh đạo, quản lý điều hành đến tuyên truyền,
giáo dục, vận động, tổ chức, chính sách… để giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng

cao thu nhập thốt khỏi đói nghèo.
1.2.2. Nội dung, quan điểm giảm nghèo
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trường Đại học kinh tế Quốc dân về Chính
sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, thực trạng và định hướng hoàn thiện đăng trên
tạp chí Kinh tế và phát triển năm 2012:

15


×