Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tình hình FDI từ năm 1988 – nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.05 KB, 33 trang )

Đềán kinh tế chính trị.
LỜIMỞĐẦU
Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong thời gian qua đã thu được những kết
quả bước đầu quan trọng. Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng
hoảng triền miên trong thập kỉ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong
phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân ở các năm
cao, công nghiệp giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 13,5%,
nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, lạm phát
được đẩy lùi, đời sống đại bộ phận nhân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần.
Cóđược những thành tựu đáng ghi nhận trên,là nhờ phần đóng góp lớn của
đầu tư nước ngoài (FDI). FDI đă trở thành một phần rất quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của một nước. Giai đoạn 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính Châu á cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta có phần giảm thiểu cả về số lượng và
chất lượng. Do đóđãảnh hưởng không nhỏđến việc phát triển kinh tế xã hội.
Trong hai năm trở lại đây, khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng
nhiều. Đó là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhưng
cơ hội luôn kèm theo những thách thức, nếu chúng ta không tỉnh táo thì dễ sa
vào “lưới” của các nước khác.
Trước tình hình đó, vấn đề của chúng ta là phải có sự nhìn nhận vàđánh
giáđúng đắn vềđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam để thấy được những
tác động tích cực hay tiêu cực đối với đất nước. Trên cơ sởđóđề ra hệ thống
những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Viêt Nam trong thời gian tới , góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược
màĐảng va Nhà Nước ta đãđề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn
đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để nhận thức rõ hơn vấn đề này, em chọn nghiên cứu đề tài : Đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam.


Em xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đề
tài này. Nhưng vì lượng kiến thức có hạn nên không thể không tránh khỏi những
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 1
Đềán kinh tế chính trị.
thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy côđểđề tài này của em
được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
CƠSỞLÝLUẬNCỦAĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI
(FDI : FOREIGN DIRECT INVESTMENT ) VÀVAITRÒCỦANÓ
I. Quan niệm vềđầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc
tế. Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý vàđiều
hành hoạt động sử dụng vốn.
2. Đặc điểm chủ yếu của FDI.
a) FDI trở thành hình thức đầu tưchủ yếu trong đầu tư nước ngoài:
Xét vềưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất
lượng trong nền kinh té thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp,
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở
của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên
quốc tế
b) FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển:
Có nhiều lý do giải thích mức độđầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát
triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Thứ nhất, môi trường đầu tưở các nước phát triển cóđộ tương
hợp cao. Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công
nghệ và môi trường pháp lý.
+ Thứ hai, xu hướng khu vực hoáđã thúc đẩy các nước này xâm
nhập thị trường của nhau.
+ Ngoài ra xu hướng tự do hoá và mở cửa của nền kinh tế các

nước đang phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay
đổi đáng kể dòng chảy FDI.
c) Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn:
Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở
nên đa dạng hơn so với trước đây. điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 2
Đềán kinh tế chính trị.
phan công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh
tế thương mại toàn cầu.
d) Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giưã FDI và ODA, thương mại và chuyển
giao công nghệ.
o FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau . Thông thường,
một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục
đích tăng tiềm năng xuất khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty
nước ngoài được lựa chọn ngành vàđịa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế.
o FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công
nghệ. Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng
gắn bó chặt chẽ với nhau . Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của
sự lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế.
o Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặcđiểm nổi bật của sự lưu
chuyển các nguồn vốn , công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những
năm gần đây. Hơn nữa xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn.
3. Các hình thức chủ yếu của FDI.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
(gọi là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên,
để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân. Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ thực hiện và cóưu
thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm.Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự

kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng là
xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần xu hướng của sự
phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiền bên
nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vón, cùng kinh doanh, cùng
hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh
được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp
nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tưđược các nhàđầu
tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua.
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 3
Đềán kinh tế chính trị.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhàđầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhàđầu
tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết
quả sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được
thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân.
4. Những nhân tốảnh hưởng tới thu hút vốn FDI.
4.1. Các chính sách.
Chính sách tiền tệổn định và mức độ rủi ro tiền tệở nước tiếp nhận đầu tư.
Yếu tốđầu tiên ởđây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhàđầu tư.
Tỷ giáđồng bản bị nâng cao hay bị hạ thấp đều bịảnh hưởng xấu tới hoạt độnh
xuất nhập khẩu.
Chính sách thương nghiệp.Yếu tố này cóý nghĩa đặc biệt đối với vấn đềđầu
tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá
hành xuất khẩu. Hạn mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương
mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thể không kích thích hấp
dẫn tới các nhàđầu tư nước ngoài. Chính yếu tố này làm phức tạp thêm cho thủ
tục xuất khẩu và bị xếp vào hàng rào xuất khẩu khác.

Chính sách thuế vàưu đãi. Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu
hút các nhàđầu tư nước ngoài.
Chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách này, màổn định thì sẽ góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhàđầu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Nếu
không có những biện pháp tích cực chống lạm pháp thì có thể các nhàđầu tư
thích bỏ vốn vào nước này. Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể
tiên định được của kết quả hoạt độnh kinh doanh.
4.2. Luật đầu tư.
Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nước
ngoài trên thị trường bản địa. (Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà bản
xứ). Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống
như cho các nhàđầu tư bản xứ.
Ở Việt Nam, luật khuyến kích đầu tư nước ngoài triển khai còn chậm và
không đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độưu đãi và khuyến khích còn hạn
chế, chưa nhất quán.
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 4
Đềán kinh tế chính trị.
4.3. Các yếu tốảnh hưởng khác.
Yếu tố hàng đầu làđặc điểm của thị trường bản địa (quy mô, dung lượng
của thị trường sức mua của dân cư bản xứ và khả năng mở rộng quy môđầu tư).
Đặc điểm của thị trường nhân lực. Công nhân lao động là mối quan tâm
hàng đầu ởđây, đặc biệt đối với những nhàđầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào
các lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất lớn. Trình độ nghề
nghiệp và học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng và triển vọng) cóý
nghĩa nhất định.
Khả năng hồi hương vốn đầu tư. Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới
(hồi hương) là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ở một số
nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hàng trung ương
khá rườm rà.
Bảo vệ quyền sở hữu. Đây là yếu tốđặc biệt cóý nghĩa lớn đối với những

người muốn đầu tư vào các ngành hàm lượng khoa học cao và phát triển năng
động (như sản xuất máy tính, phương tiện liên lạcvv....) ở một số nước, lĩnh vực
này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ biến là sử dụng không hợp pháp
các công nghệấy của nước ngoài. Chính vì lý do này mà một số nước bị các
nhàđầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư.
Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài. Luật lệ
cứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài. Các nhàđầu tư
rất thích có sự tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đến
một đạo luật mềm dẻo giểp cho họứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn
biến của thị trường. Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù
hợp với lợi ích của công ty nước ngoài. Chính sách lãi suất ngân hàng và chính
sách biệt đãi đối với một số khu vực cũng cóý nghĩa đối với các nhàđầu tưở một
số nước.
Ổn định chính trịở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này. Đây là
yếu không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thể gây
thiệt hại lớn cho các nhàđầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng phát triển. Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhung chỉ
một khâu nào đó trong kết cấu hạ tầng (giao thông liên lạc, điện nước) bị thiếu
hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làm giảm sự hấp hẫn của các nhàđầu tư.
II. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế.
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 5
Đềán kinh tế chính trị.
1. Vai trò của FDI với phát triển kinh tế.
Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào
mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia
quản lý sản xuất , kinhh doanh nên mức độ khả thi của dựán khá cao, đặc biệt là
trong việc tiếp cận thị trường quốc tếđể mở rộng xuất khẩu.Do quyền lợi gắn
chặt với dựán , họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công
nghệ thích hợp , nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân . Vì vậy ,
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh

tếở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư .
- Đối với nước đầu tư : Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm
và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung
cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp
bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây
dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụở nước ngoài mà các nước đầu tư
mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các
nước.
- Đối với nước nhận đầu tư :
 Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc
giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và
lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những
công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình
thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo
điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuếđể cải
thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán
bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
 Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát
triển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút
thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước
này. FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình
trạng thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát
triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 6
Đềán kinh tế chính trị.
là trong thời kỳđầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước
đang phát triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa

công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc
tế.
Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du
nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp
phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với
phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà
doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng
hoá nước ngoài vàđi kèm với nó là những hoạt động Marketing được mở rộng
không ngừng.
FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các
công ty nước ngoài. Từđó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong
việc huy động nguồn tài chính cho các dựán phát triển.
2. Các biện pháp khuyến khích đầu tư.
- Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn.
- Đảm bảo các quyền cơ bản của nhàđầu tư.
- Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhàđầu tư và người
nước ngoài.
- Sở hữu bất động sản của các nhàđầu tư nước ngoài : Đây cũng có
thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư , bởi vì nó làm cho
các nhàđầu tư nước ngoài tin tưởng vào khả năng ổn định của
khoản đầu tư cũng như những quyền khác. Nói chung, đối với các
nhàđầu tư thì thuận lợi nhất vẫn làđuợc sở hữu bất động sản. Nếu
việc sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép thì các
nhàđầu tưđòi hỏi phải được sử dụng bất động sản trong một thời
gian hợp lý.
- Miễn giảm thuế : chính phủ có thể miễn giảm một số loại thuế cho
các doanh nghiệp FDI như thuế vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế bản quyền,…
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 7

Đềán kinh tế chính trị.
- Chính phủ có thể trợ cấp một số chi phí của doanh nghiệp : như chi
phí vận hành, ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái
đầu tư, hoặc trợ cấp cho các khoản tín dụng thuế của nhàđầu tư
nước ngoài.
- Áp dụng các biện pháp khuyến khích đặc biệt với các nhàđầu tư
nước ngoài.
- Ban hành các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhàđầu tư nước
ngoài.
CHƯƠNG II
TÌNHHÌNH FDI TỪNĂM 1988 ĐẾNNAY
I. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt
Nam qua 20 năm.
1.
Quy mô dựán.
Qua các thời kỳ, quy mô dựán ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài
chính cũng như sự quan tâm của các nhàĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt
Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dựán ĐTNN tăng dần qua các giai
đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực
1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tưđăng ký bình quân đạt 7,5 triệu đô
la Mỹ/dựán/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dựán đạt 11,6
triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu đô la Mỹ/dựán
trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dựán quy mô lớn được
cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên,
quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu đô la Mỹ/dựán trong thời kỳ
2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dựán cấp mới trong giai đoạn
2001-2005 thuộc dựán có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy
mô vốn đầu tư trung bình của một dựán đều ở mức 14,4 triệu đô la Mỹ, cho thấy
số dựán có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan
tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dựán lớn (Intel,

Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
2.
Cơ cấu vốn ĐTNN từ 1988 đến 2007.
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 8
Đềán kinh tế chính trị.
2.1ĐTNN phân theo ngành nghề.
2.1.1 Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng
thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh
vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thểđược xác định tại Danh mục các
lĩnh vực khuyến khích vàđặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90
thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi,
khuyến khích các dựán :
(i)
Sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
(ii)
Sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệxuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên).
(iii)
Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã
bãi bỏ các quy định vềưu đãi đối với dựán có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu
cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua
các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có
thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến
khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ
khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử...
Đây cũng chính là các dựán có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có
lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dựán ĐTNN thuộc
các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công
nghệ cao, sản phẩm điện vàđiện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...)

vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo
nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ
cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các
tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v.
Hầu hết các dựán ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tựđộng
hoáđạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó cóảnh hưởng lớn
đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn
nhất với 5.745 dựán còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷđô la Mỹ, chiếm
66,8% về số dựán, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 9
Đềán kinh tế chính trị.
STT Chuyên ngành Số dựán Vốn đầu tư (đô
la Mỹ)
Vốn thực hiện
(đô la Mỹ)
1 CN dầu khí 38 3,861,511,815 5,148,473,303
2 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314
3 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865
4 CN thực phẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260
5 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027
Tổng số 5,745 50,029,948,532 20,042,587,769
2.1.2 ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ.
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài
(1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụđã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng vàđời sống nhân dân, góp phần đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh

doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất
khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO,
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực
tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Trong khu vực dịch vụĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động
sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ),
du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%) (xem bảng).
TT Chuyên ngành Số dựán Vốn đầu tư
(triệu đô la
Mỹ)
Đầu tưđã
thực hiện
(triệu đô la
Mỹ)
1 Giao thông vận tải-
Bưu điện ( bao gồm
cả dịch vụ logicstics).
208 4.287 721
2 Du lịch - Khách sạn. 223 5.883 2.401
3 Xây dựng văn phòng, 153 9.262 1.892
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 10
Đềán kinh tế chính trị.
căn hộđể bán và cho
thuê.
4 Phát triển khu đô thị
mới.
9 3.477 283
5 Kinh doanh hạ tầng
KCN-KCX.

28 1.406 576
6 Tài chính – ngân
hàng.
66 897 714
7 Văn hoá - y tế – giáo
dục.
271 1.248 367
8 Dịch vụ khác (giám
định, tư vấn, trợ giúp
pháp lý, nghiên cứu
thị trường...).
954 2.145 445
Tổng cộng 1.912 28.609 7.399
Trong năm 2007 tuy vốn đầu tưđăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực
dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm
2006 (31,19%) với nhiều dựán xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản,
xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v.
2.1.3 ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư.
Dành ưu đãi cho các dựán đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp
đãđược chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến
nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh
vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được
như mong muốn.
Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dựán còn hiệu
lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷđô la Mỹ, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷđô la Mỹ;
chiếm 10,8% về số dựán ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện,
(giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dựán về chế biến nông sản, thực
phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó,
các dựán hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột

mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dựán trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm
24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 11
Đềán kinh tế chính trị.
thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9%
tổng số dựán. Có 130 dựán thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu đô la Mỹ,
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư trực tiếp vào ngành
nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu á ( Đài Loan, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông
nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng
kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước
có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa
thực sựđầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dựán ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở
phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng
bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu
vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông
Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉđạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
STT Nông,lâm nghiệp Số
dựán
Vốn đăng
ký(đô la Mỹ)
Vốn thực hiện
(đô la Mỹ)
1 Nông-Lâm nghiệp 803 4,014,833,49
9
1,856,710,521
2 Thủy sản 130 450,187,779 169,822,132
Tổng số 933 4,465,021,27
8

2,026,532,653
ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ.
Qua 20 thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương
“trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực
sự là vùng kinh tếđộng lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng
phụ cận (xem biểu 5).
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dựán còn hiệu lực với vốn đầu tư trên
24 tỷđô la Mỹ, chiếm 26% về số dựán, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24%
tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dựán với tổng
vốn đăng ký 12,4 tỷđô la Mỹ) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả
vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dựán với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷđô la
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 12
Đềán kinh tế chính trị.
Mỹ), Vĩnh Phúc (140 dựán với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷđô la Mỹ), Hải Dương
(271 dựán với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷđô la Mỹ), Hà Tây (74 dựán với tổng vốn
đăng ký 1,5 tỷđô la Mỹ), Bắc Ninh (106 dựán với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷđô la
Mỹ) và Quảng Ninh (94 dựán với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷđô la Mỹ).
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dựán với tổng vốn đầu tư 44,87
tỷđô la Mỹ, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả
nước (2.398 dựán với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷđô la Mỹ) chiếm 36,9% tổng vốn
đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự làĐồng Nai (918 dựán với tổng vốn đăng ký
11,6 tỷđô la Mỹ) chiếm 25,9% vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dựán
với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷđô la Mỹ) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà
Rịa-Vũng Tàu (159 dựán với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷđô la Mỹ) chiếm 13,6%
vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dựán với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷđô la
Mỹ) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. Điều này, minh chứng cho việc triển
khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và
Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường thu hút và nâng cao hiệu quảĐTNN thời kỳ 2001-2005.

1[3]
Chính vì vậy, ngoài một sốđịa phương vốn cóưu thế trong thu hút vốn
ĐTNN (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Hải Phòng, Quảng Ninh) một sốđịa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú
Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút
vốn ĐTNN đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm
2004 công nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65%
của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà
Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng
(bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn
ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao
(Quang Trung, Hòa Lạc).
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dựán với tổng vốn đăng ký
8,6 tỷđô la Mỹ qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký
của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dựán với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷđô la Mỹ)
1
Đỗ Thị Nhung - Lớp Thống kê kinh tế - xã hội - K49 - ĐHKTQD 13

×