Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

LẬP và TRÌNH bày báo cáo của TỔNG GIÁM đốc VINGROUP gửi hội ĐỒNG QUẢN TRỊ về VIỆC bán VINMART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 24 trang )


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT
1

HỌ VÀ TÊN
Mai Diễm Hằng

MSSV
K174070827

LỚP
K17407C

CHỨC VỤ
Thành viên, làm báo
cáo, thuyết trình
Thành viên, làm báo

2

Nguyễn Thanh Lam

K174070835

K17407C

3

Trần Thị Phương Ngân


K174070841

cáo, thuyết trình
K17407C Nhóm trưởng, làm lý

4

Bùi Huy Thành

K174070845

K17407C

thuyết, làm báo cáo
Thành viên, làm báo

5

Trần Bùi Cẩm Tú

K174070853

K17407C

cáo, thuyết trình
Thành viên, làm lý
thuyết, powerpoint

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................3



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG BÁO CÁO.........................................4
1.1. Tầm quan trọng của báo cáo...........................................................................4
a. Khái niệm..........................................................................................................4
b. Tầm quan trọng.................................................................................................5
c.Thời điểm báo cáo..............................................................................................5
1.2. Như thế nào là báo cáo hiệu quả.....................................................................5
1.3. Câu chữ rõ ràng, tính logic và sự chính xác..................................................6
a. Câu chữ rõ ràng................................................................................................6
b. Tính logic...........................................................................................................6
c. Sự chính xác.......................................................................................................7
1.4. Các thói xấu trong báo cáo..............................................................................7
a. Lạm dụng các hình ảnh, sơ đồ...........................................................................7
b. Văn phong không khoa học................................................................................8
c. Sử dụng khổ giấy ngang.....................................................................................8
1.5. Các loại báo cáo...............................................................................................9
1.6. Các bước lập báo cáo.....................................................................................10
1.7. Kỹ năng trình bày báo cáo............................................................................12
a. Bám sát nội dung trọng tâm.............................................................................12
b. Giọng nói và cử chỉ.........................................................................................12
CHƯƠNG II. LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
VINGROUP GỬI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ VIỆC BÁN VINMART............13
2.1. Giới thiệu Vingroup và Vinmart..................................................................14
a. Vingroup..........................................................................................................14
b. Vinmart............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................23

MỞ ĐẦU



Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đôi khi cũng phải ghi lại thông tin quan
trọng hay cần một bản kế hoạch đã làm trong quá khứ để xem xét tình hình diễn ra cụ
thể như thế nào. Đặc biệt thì trong các cơng ty trách nhiệm hữu hạn hay cơng ty cổ
phần, các cơ quan nhà nước thì cấp dưới phải viết báo cáo về tình hình đang diễn ra
cho cấp lớn hơn, đó là một điều bắt buộc và phải có, phải làm thường xuyên hàng quý,
hàng năm. Báo cáo rất quan trọng đối với một cơ quan bất kỳ nào vì nó thể hiện số
liệu, dữ liệu, thơng tin một cách chính xác về tình hình hoạt động trong thời gian qua,
từ đó cấp trên có thể nắm bắt chính xác tình hình, đưa ra giải pháp cho những tình
huống xấu hay đưa ra kế hoạch tương lai dựa vào số liệu ở quá khứ.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG BÁO CÁO


1.1. Tầm quan trọng của báo cáo
a. Khái niệm
Báo cáo là một loại văn bản dùng để trình bày một sự việc hoặc các kết quả hoạt
động của một cơ quan, tổ chức trong một thời gian nhất định, qua đó cơ quan, tổ chức
có thể đánh giá tình hình thực tế của việc quản lý, lãnh đạo định hướng những chủ
trương mới phù hợp.
b. Tầm quan trọng
Báo cáo là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công việc. Nếu không nhận được
báo cáo, các lãnh đạo hay đồng nghiệp sẽ rất căng thẳng, vì khơng rõ cơng việc của
một người đang diễn biến như thế nào, khả năng hoàn thành cơng việc đó ra sao.
Chính vì thế, cần chủ động báo cáo và không nên chờ đến lúc cấp trên đưa ra yêu
cầu.
Trong trường hợp, nếu không báo cáo tiến độ công việc đều đặn với cấp trên hoặc
trưởng phịng người có trách nhiệm sẽ khiến các thơng tin bị khơng rõ ràng, cấp có
thẩm quyền khơng rõ cơng việc đó liệu có hồn thành kịp deadline hay khơng, mọi
thành viên, module dự án có diễn ra đúng như kế hoạch khơng, có cần điều chỉnh hay

can thiệp khác để đảm bảo tiến độ hay không?
Đặc biệt, không báo cáo sẽ có thể khiến người thực hiện cơng việc đó đi sai
hướng q xa dẫn đến lãng phí vì phải làm lại từ đầu. Và nếu làm xong hết rồi mới
báo cáo, khi đó người nhận báo cáo mới phát hiện ra thì đã q muộn. Tồn bộ dự án
bao gồm các cơng việc của thành viên khác có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và
người báo cáo sẽ bị giảm sự tín nhiệm của mình.
Khơng báo cáo khi phát sinh ra lỗi mà tự mình xử lý lỗi sẽ có thể càng làm hậu
quả nghiệm trọng hơn vì khơng thể đảm bảo người thực hiện cơng việc đó sẽ xử lý
đúng. Trong một dự án, chỉ một phần nhỏ gặp lỗi sẽ ảnh hưởng tới cả team, cả dự án
và có thể tới cả cơng ty. Nhất là khi khơng báo cáo thì các thành viên và cấp trên
những người nhiều kinh nghiệm và quyền hạn hơn sẽ không thể can thiệp giúp đỡ
kịp.
c.Thời điểm báo cáo
Đối với những cơng việc có thời hạn dài thì nên báo cáo về tình hình cơng việc
theo định kỳ. Bên cạnh đó, cần báo cáo khi hồn thành việc hoặc các cơng việc được
giao từ cấp trên, từ nhóm hay là khách hàng; khi có sự cố phát sinh hoặc những yếu


tố làm thay đổi công việc; những thông tin mới được cập nhật và khi có những ý
tưởng, biện pháp mới giúp cải tiến chất lượng hoặc hiệu suất làm việc.
1.2. Như thế nào là báo cáo hiệu quả
- Trước khi báo cáo được gửi đi hay được chuyển đi thì đó phải là báo cáo được
chỉnh sửa hồn chỉnh cuối cùng. Vì người viết ln nghĩ rằng văn bản đã hồn thành
từ khi họ nói hay lúc họ suy nghĩ, nhưng thực ra đó chỉ là quan điểm của người gửi.
Thực tế thì cơng việc chưa thực sự bắt đầu, chưa thực sự hoàn thiện qua suy nghĩ của
người gửi mà phải được chỉnh sửa chi tiết, sửa đổi một cách tốt nhất để tạo ra cơ hội
lớn cũng như hiệu quả mạnh để người đọc có thể hành động ngay.
- Viết tài liệu phải logic, tính chính xác hay sự thật mang lại hiệu quả. Chúng ta phải
xác định chính xác ai là đối tượng mục tiêu và những gì khiến họ hồi đáp lại để tạo ra
văn bản theo từng cá nhân riêng biệt. Chẳng hạn như văn bản gửi đến phịng kế

hoạch kinh doanh thì phải có đầy đủ số liệu, đồ thị và bảng biểu, văn bản gửi đến luật
sư thì nên gửi nhiều con chữ thay vì hình ảnh hay số liệu.
1.3. Câu chữ rõ ràng, tính logic và sự chính xác
Khơng ai có thể phủ nhận sự tồn tại của tệ nạn quan liêu nhưng trong bộ máy
hành chính, sự chuyên nghiệp là điều ai cũng cần phải học. Tất cả các hình thái làm
việc trở nên khả thi nhờ có cơng nghệ hiện đại về viễn thơng có thể đứng vững hay
thất bại là do các quy tắc và thực hiện nghiêm túc việc báo cáo chuyên nghiệp.
a. Câu chữ rõ ràng
- Bản báo cáo được trình bày sạch sẽ, khơng có lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật máy tính
(khoảng trống hay lỗi font chữ,..).
- Trong báo cáo nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu.
- Lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, thiết thực. Nên tránh những từ ngữ q hoa mỹ,
phơ trương. Vì báo cáo cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác. Nếu cần thiết có
thể sử dụng các số liệu, biểu đồ để minh họa nhưng những số liệu và sơ đồ đó phải dễ
hiểu và có tính khoa học.
- Sự rõ ràng, súc tích và chính xác của ngơn ngữ là điều khơng thể thiếu trong xã hội
tri thức. Tuy nhiên, không may là việc làm chủ các kỹ năng này không phải là điều
hiển nhiên ngay cả với những người ở bậc học cao.


b. Tính logic
- Bài báo cáo cần được trình bày một cách có trình tự. Đi từ bức tranh tổng thể cho
câu chuyện định trình bày, sau đó đưa ra các luận điểm chính của câu chuyện và cuối
cùng là trình bày nội dung chi tiết và cụ thể.
- Nói đến kiến thức giao tiếp hiệu quả trong các hệ thống phức hợp, thì chúng ta vẫn
cịn ở mức khởi đầu. Ví dụ như trong các báo cáo tài chính hoặc báo cáo về các chỉ
số phân tích, vẫn có tình trạng thiếu dấu % hoặc trình bày đồ họa thông tin
(infographics) chưa đúng tiêu chuẩn chuyên môn của ngành đặc thù như địa lý hay
đồ thị xã hội,…
- Một bài báo cáo có nhiều đoạn khác nhau, vì vậy cần tạo ra sự liên kết và quá trình

chuyển tiếp các ý giữa các đoạn này cần nhịp nhàng và hợp logic để tạo ra sự liền
mạch và dễ hiểu cho báo cáo. Bố cục về mặt tổng thể của báo cáo là sự kết hợp và bổ
sung cho nhau chặt chẽ giữa các phần, do đó khi trình bày báo cáo cần liên kết: các
câu trong một đoạn và giữa các đoạn với nhau. Sử dụng các câu từ chuyển tiếp như
“vì vậy”, “chúng ta có thể thấy rằng”,...
c. Sự chính xác
- Sử dụng đúng mẫu báo cáo theo quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có) hoặc tự xây
dựng mẫu báo báo phù hợp với mục đích, nội dung của vấn đề cần báo cáo.
- Những điều máy tính có thể làm trong bối cảnh này là sự thực thi chính xác. Sự
nghiêm khắc của hệ thống điện tử do các kỹ sư lập trình viết nên không hề làm cho
sự sáng tạo của các nhà văn hay người dùng khác cảm thấy khó chịu về tính ngun
tắc của nó (Ví dụ căn chỉnh văn bản, tiêu chuẩn gạch đầu dịng, tiêu chuẩn về vị trí
đặt logo,...) Từ đó xây dựng hiệu ứng giáo dục lành mạnh về tầm quan trọng của tính
chính xác.
- Sự chính xác và nguyên tắc bất di bất dịch của máy tính là điều cần thiết và buộc
phải có mới có thể quản lý bộ máy hệ thống nhưng không thể áp dụng cho vị trí quản
lý hay lãnh đạo được, vậy nên cần phải tối ưu hóa máy tính cho yếu tố này.

1.4. Các thói xấu trong báo cáo
a. Lạm dụng các hình ảnh, sơ đồ
Khi báo cáo, những hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hay cơng thức có thể giúp nội
dung trở nên hình tượng hóa và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó để trình


bày với mong muốn “Một hình hơn ngàn câu chữ” thực ra khơng phải lúc nào cũng
có tác dụng như mong đợi.
Có nhiều trường hợp, hình ảnh được đưa vào nhưng lại khơng đem mục đích gì
mà chỉ khiến người đọc thấy khó hiểu, mơ hồ, trừu tượng. Để khắc phục điều này,
người báo cáo cần biết rõ đối tượng đang nghe báo cáo của mình là những ai, ví dụ
như khơng thể trình bày sơ đồ mặt bằng cho một người khơng phải kiến trúc sư hay

khơng có chun môn về thiết kế cấu trúc, điều này khiến cho họ khơng nắm được ý
nghĩa của sơ đồ, từ đó có thể gây ra những hiểu lầm dẫn đến đưa ra những đóng góp
sai lệch cho bài báo cáo cũng như tốn nhiều thời gian để giải thích lại một cách rõ
ràng và dài dịng.
Nếu sơ đồ mặt bằng thì cịn có sự logic về quy cách thiết kế, cịn nếu báo cáo về
buổi hội thảo, khơng có một tiêu chuẩn cụ thể nào cho nó cả, nói rộng ra là chung về
quản lý và tổ chức, khơng có khn mẫu nào để chúng ta có thể trình bày báo cáo
một cách chuẩn được. Vậy nên từ ngữ là hình thức hiệu quả nhất để giúp ta báo cáo
trình bày chứ khơng phải hình ảnh minh họa - thứ có thể dẫn đến việc hiểu theo nhiều
cách và rồi có thể gây thêm nhiều vấn đề phát sinh khác.
Tóm lại, khơng nên dùng q nhiều hình ảnh, biểu đồ trong một bài báo cáo mà
chỉ nên dùng chúng trong những tình huống cần thiết. Sử dụng khi người báo cáo
muốn mơ tả một nội dung nào đó mà cần phải biểu diễn qua sơ đồ, biểu đồ còn đối
với những nội dung mà có thể diễn đạt và phân tích được thì tốt hơn là nên dùng văn
bản.
b. Văn phong khơng khoa học
Báo cáo là một văn bản có khoa học, chính vì vậy khi trình bày trước hết cần
đảm bảo văn phong phải khoa học, chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, việc thường
xuyên sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, email hay blog đã khiến cho nhiều người hình
thành nên thói quen trình bày một bài báo cáo với những câu từ như một bài viết hay
sự tương tác trên những phương tiện đó. Điều này là khơng được đánh giá cao, bởi vì
những nội dung đó thơng thường được mang tính chất gần gũi với câu chữ rời rạc và
cụm từ thông dụng hơn là những câu hồn chỉnh.
c. Sử dụng khổ giấy ngang
Việc trình bày theo khổ dọc với các dòng ngang vừa đủ ngắn trong tầm mắt có


thể đọc là một chi tiết nhỏ nhưng đem đến sự dễ chịu hơn hẳn so với việc dùng khổ
giấy ngang. Đó là lý do hầu hết các tờ báo theo khổ dọc và in chia khung với bề rộng
hẹp.

Tóm lại, văn bản nên tạo điều kiện thuận lợi cho thơng tin liên lạc, chứ khơng
phải cản trở. Mục đích của văn bản là giảm tải cho bộ nhớ của người đọc, cung cấp
một cái nhìn tổng quan về các sự kiện và nhận định quan trọng, giúp đỡ theo dõi các
sự việc giữa cả núi thơng tin. Do đó, những mục đích này cần được xem xét kỹ càng
khi suy nghĩ và viết báo cáo – luôn luôn coi rằng hiệu quả là mối quan tâm thực sự.
1.5. Các loại báo cáo
Báo cáo giải trình/đề xuất.
Những báo cáo này có thể được dùng để đề xuất lên ban quản lý hay người có
quyền ra quyết định quan trọng trong cơng ty, thường có cấu tạo hai phần: tóm tắt và
nội dung. Tóm tắt nêu bật đề nghị của người báo cáo. Phần nội dung (thân bài) phân
tích kỹ hơn lợi ích, chi phí, rủi ro, v.v. đi kèm với nó.
Báo cáo điều tra
Giúp xác định độ rủi ro liên quan đến một đường lối hành động nhất định. Loại
báo cáo này vơ cùng hữu ích trong việc hỗ trợ cơng ty dự báo hậu quả có thể xảy ra.
Nó bao gồm phần giới thiệu, nội dung điều tra và kết luận. Phần giới thiệu nhấn
mạnh vấn đề được xem xét. Phần nội dung điều tra được dùng để thảo luận về những
yếu tố thực tế và kết quả điều tra. Kết luận được dùng để tóm tắt lại vấn đề.
Báo cáo tuân thủ
Được dùng để giúp công ty thể hiện trách nhiệm của mình. Nó chứng minh việc
tn thủ luật lệ/quy định và chi tiêu hợp lý của công ty trước cơ quan chủ quản (chính
quyền thành phố, tỉnh, nhà nước,…). Báo cáo này bao gồm phần giới thiệu, phần nội
dung báo cáo và kết luận. Phần giới thiệu thường chứa đựng cái nhìn khái quát về
những nội dung chính trong báo cáo. Phần nội dung trình bày dữ liệu, sự kiện, v.v. cơ
quan điều hành cần biết. Kết luận được dùng để tóm tắt lại.
Báo cáo khả thi


Dùng để xác định liệu một ý tưởng có thiết thực hay khơng. Báo cáo này nên có
kết cấu hai phần: tóm tắt và nội dung báo cáo. Phần nội dung trình bày lợi ích, những
vấn đề có thể gặp phải, chi phí đi kèm,v.v. của ý tưởng được đề xuất.

Báo cáo nghiên cứu điều tra
Trình bày nghiên cứu về một vấn đề hay vướng mắc nào đó. Đó thường là cái
nhìn chuyên sâu về một vấn đề đặc biệt cụ thể, nên bao gồm các phần: tóm tắt, giới
thiệu, phương pháp nghiên cứu, kết quả thu được, kết luận và đề xuất. Nghiên cứu
liên quan cũng nên được đề cập đến trong báo cáo này.
Báo cáo định kỳ
Giúp công ty cải thiện chính sách, sản phẩm hay quy trình hoạt động thông qua
việc không ngừng theo dõi, kiểm tra. Được lập trên những khoảng thời gian cố định,
chẳng hạn như tuần, tháng, quý, v.v., báo cáo định kỳ có thể rà sốt một cách chi tiết
tính hiệu quả, lợi nhuận và thua lỗ hay bất kỳ tiêu chuẩn nào khác trong khoảng thời
gian cho trước.
Báo cáo tình hình
Trái ngược với khoảng thời gian cố định, tình huống cụ thể cần đến báo cáo tình
hình. Tình hình ở đây có thể chỉ đơn giản như thông tin thu được từ một cuộc hội
thảo hay phức tạp như báo cáo về việc phản ứng trước một thảm họa tự nhiên. Báo
cáo này bao gồm các phần: giới thiệu, nội dung và kết luận. Dùng phần giới thiệu
nhằm nhận diện sự kiện và điểm qua những gì sẽ được đề cập đến trong nội dung báo
cáo. Kết luận được dùng để nêu lên những cam kết hay hành động cần thiết trong tình
huống này.
Báo cáo so sánh
Cân nhắc một vài giải pháp khả dĩ cho một tình huống nào đó. Dựa trên kết quả,
người viết sẽ đề xuất đường lối hành động cụ thể. Nó thường bao gồm ba phần: giới
thiệu, nội dung và kết luận. Phần giới thiệu nêu rõ mục đích của báo cáo. Phần giữa
trình bày tình huống hay vấn đề cùng giải pháp/lựa chọn khả thi. Phần kết tiết lộ giải
pháp hay lựa chọn thay thế tốt nhất.


1.6. Các bước lập báo cáo
Một văn bản báo cáo sẽ khơng có một khn mẫu nhất định nào cả. Tùy vào mỗi
tổ chức và phịng ban sẽ có các yêu cầu khác nhau về hình thức và nội dung. Nếu báo

cáo được viết theo mẫu quy định của cơ quan, tổ chức cụ thể thì người viết báo cáo
chỉ cần lên kế hoạch, thu thập dữ liệu và sau đó điền vào mẫu. Tuy nhiên, nếu khơng
có mẫu báo cáo thì người viết lúc này phải tự nghiên cứu và trình bày theo kinh
nghiệm của mình. Nhìn chung, để lập báo cáo cần tiến hành theo các bước sau:
a. Bước 1: Chuẩn bị lập báo cáo
- Xác định loại báo cáo mà mình đang viết, là báo cáo tình hình hay báo cáo định
kỳ,…để tiêu điểm của báo cáo được giữ vững và bài báo cáo được viết có trọng tâm,
trọng điểm hơn.
- Xác định mục đích của báo cáo theo yêu cầu của cấp trên hoặc do tính chất của
công việc đang thực hiện quyết định. Khi mục đích của báo cáo đã rõ ràng, chúng ta
có thể xác định được mục tiêu. Mục tiêu sẽ được nêu rõ trong phần mở đầu nhằm xác
định chính xác về những gì mà cần phải đạt được trong báo cáo.
- Xác định đối tượng đọc và nghe báo cáo. Họ có thể là đồng nghiệp, cấp trên hoặc
cấp dưới hay bất cứ những người liên quan nào trong hoặc ngoài tổ chức. Cách trình
bày sẽ khác biệt đáng kể dựa vào đối tượng tiếp nhận thơng tin: Vị trí, kiến thức và
điều mà họ quan tâm.
Ví dụ:
+ Đối với cấp trên, cần kiểm soát các mục báo cáo ngắn gọn và súc tích, giúp dễ dàng
nắm bắt nội dung và đưa ra đánh giá. Các lãnh đạo hàng đầu công ty thường có rất
nhiều cơng việc cần giải quyết nên không thể dành nhiều thời gian để đọc từng báo
cáo. Vì vậy, hãy trình bày nổi bật những ưu và nhược điểm của vấn đề để họ có thể
dễ dàng đưa ra quyết định.
+ Đối với thành viên nội bộ, trước khi thực hiện báo cáo nên tìm hiểu những điểm mà
các thành viên mong muốn và các kết quả tương ứng để báo cáo có trọng tâm và
được quan tâm.
+ Đối với khách hàng, cần đảm bảo đúng thời hạn, hình thức và thể hiện sự tơn trọng.
- Thực hiện thu thập và xử lý các dữ liệu cần báo cáo. Dữ liệu cần được nghiên cứu
một cách kỹ càng. Bằng khơng, có thể báo cáo sẽ thiếu tính tin cậy. Bên cạnh đó,
thơng số dữ liệu được lựa chọn cần ngắn gọn và phù hợp với luận điểm của báo cáo.



Các dữ liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như từ việc khảo sát thực
tế trong hoạt động của các phòng, ban; từ số liệu qua báo cáo của chính các phịng,
ban; từ ý kiến nhận định phản hồi của cán bộ nhân viên cơ quan, của những người có
liên quan, của báo chí,… Sau đó, xử lý các thông tin đã thu nhận được để có được
thơng tin chính xác đưa vào trong báo cáo; sắp xếp, tổng hợp các dữ liệu theo một
trật tự nhất định để đưa vào báo cáo.
b. Bước 2: Xây dựng đề cương báo cáo
Đề cương báo cáo (tổng kết, sơ kết) có cấu trúc như sau:
Mở đầu: Nêu những điểm chính về chủ trương, cơng tác, nhiệm vụ được giao,
nêu hồn cảnh thực hiện với những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng chi phối đến
kết quả thực hiện.
Phần nội dung: Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra, kiểm
điểm những việc đã làm được, chưa làm được, những nguyên nhân đem đến kết quả
trên; Đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Phần kết thúc: Nêu những mục tiêu, nhiệm vụ, những biện pháp thực hiện, những
kiến nghị, đề nghị sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên hay các cơ quan chức năng.
c. Bước 3: Viết báo cáo
Trên cơ sở đề cương báo cáo đã được lãnh đạo phê duyệt và dựa vào các thông
tin, tư liệu đã sưu tầm được để tiến hành viết báo.
d. Bước 4: Hoàn thiện báo cáo và trình lãnh đạo duyệt
Kết thúc giai đoạn viết báo cáo trên đây văn bản có thể được hồn thành để trình
lãnh đạo duyệt. Đối với những báo cáo quan trọng (báo cáo tổng kết năm hoặc 5
năm, 10 năm trở lên), người soạn báo cáo cần dựa vào dàn ý và cấu trúc để sửa chữa,
bổ sung, biên tập hồn chỉnh rồi trình lãnh đạo phê duyệt.
1.7. Kỹ năng trình bày báo cáo
a. Bám sát nội dung trọng tâm
Cần bám sát nội dung trọng tâm của báo cáo, khơng được đi lạc đề. Nếu trình bày
q rộng hay diễn đạt loanh quanh hoặc sai lạc vấn đề sẽ tốn thời gian và thêm vào



đó là sẽ khơng biết kết thúc như thế nào. Nếu muốn làm rõ ý một vấn đề nào đó mà
cần nhiều thời gian thì nên dành cho phần thảo luận.
b. Giọng nói và cử chỉ
Giọng nói góp phần thành cơng cho một bài báo cáo. Giọng nói rõ ràng cùng với
diễn đạt mạch lạc sẽ làm cho người nghe dễ theo dõi bài báo cáo hơn. Về âm lượng,
người báo cáo nên phát âm rõ ràng, không lớn tiếng hay nhỏ tiếng, phát âm sao cho
mọi người trong phòng có thể nghe rõ ràng. Tốc độ nói khơng nhanh quá hoặc nói
một cách chậm chạp, rề rà. Thỉnh thoảng cũng nên dừng lại một chút ở một ý chính
thú vị, độc đáo vì đây cũng là cách để nhấn mạnh ý chính đó. Về âm điệu nói lên tính
trầm bổng của giọng nói, báo cáo viên khơng nên giữ mức độ đều đều vì điều đó sẽ
dễ gây buồn chán cho người nghe. Lưu ý là tránh dùng những câu bơng đùa, vì hành
vi này khơng được đánh giá cao khi trình bày bài báo cáo trước đám đơng, nhất là
trước Hội đồng.
Dùng tay chỉ để nhấn mạnh những ý chính, tuy nhiên khơng cho phép di chuyển
tay nhiều quá, vì khi di chuyển nhiều quá làm cho khán giả cảm thấy chóng mặt, khó
chịu khi theo dõi. Khi báo cáo cần nhìn về phía người nghe, tuy nhiên khơng phải
nhìn đăm đăm vào một người nào đó vì có thể làm cho họ cảm thấy khơng thoải mái.
Lưu ý đến vị trí đứng khi trình bày. Khơng đứng ở vị trí che khuất màn hình, hay
quay lưng về phía người nghe. Phải kiểm tra tầm nhìn của người nghe mà chọn vị trí
đứng cho phù hợp. Tránh di chuyển quá nhiều, đi lên, đi xuống có thể làm cho người
nghe không được tập trung nghe báo cáo.


CHƯƠNG II. LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
VINGROUP GỬI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ VIỆC BÁN VINMART
2.1. Giới thiệu Vingroup và Vinmart
a. Vingroup

Hình 1. Vingroup – Sự “kỳ diệu” đến từ đâu? (từ Tapchitaichinh, 2018)

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và
là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Được ra đời
vào tháng 8/1993, tiền thân là đơn vị Technocom - một tổ chức chun cung cấp mì
gói và vào năm 2012 sáp nhập hai công ty Vinpearl và Vincom. Tập đồn Vingroup
khơng ngừng phát triển và mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Trên tinh thần phát triển bền
vững và chuyên nghiệp, Vingroup hiện đang hoạt động trong sáu lĩnh vực chính:


Công nghiệp, Công nghệ, Bất động sản, Y tế, Giáo dục và Du lịch nghỉ dưỡng - Vui
chơi giải trí.
Khi tham gia bất cứ lĩnh vực nào, Vingroup đều chứng tỏ vai trò người tiên
phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng với việc đem đến cho thị trường
những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

b. Vinmart

Hình 2. Vinmart (từ Wikipedia, 2020)
VinMart hiện nay là hệ thống siêu thị thuộc Tập đoàn Masan Group, Việt Nam.
Bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 20/11/2014 do tỷ phú Phạm Nhật Vượng - thuộc
tập đoàn VinGroup - sáng lập và điều hành.
Các siêu thị VinMart có quy mơ lớn với diện tích lên đến hơn 10.000m2, với hơn
40 ngàn mặt hàng thuộc đủ các nhóm hàng khác nhau như thực phẩm, hóa mỹ phẩm,
đồ dùng gia đình, may mặc thời trang,…, hệ thống siêu thị đáp ứng hoàn hảo các nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng thuộc khu vực cộng đồng lớn. Trong khi
đó, các siêu thị mini và cửa hàng tiện ích VinMart+ có quy mơ nhỏ hơn với diện tích
dưới 1.000m2 và có đầy đủ mọi mặt hàng thiết yếu, được bố trí tại các vị trí thuận
tiện nhất cho việc mua sắm của khách hàng. Tính đến nay, hệ thống đã phủ rộng khắp
Việt Nam với hơn 132 siêu thị VinMart và gần 3000 cửa hàng VinMart+.



Với những nỗ lực không ngừng trong nhiều năm qua, VinMart và VinMart+ đã
liên tiếp 3 năm liền (2018, 2019, 2020) giữ vững vị trí số 1 trong Top 10 Cơng ty uy
tín ngành Bán lẻ do Vietnam Report bình chọn.
Ngày 3/12/2019, Tập đoàn VinGroup và Tập đoàn Masan tiến hành thỏa thuận về
việc hốn đổi cổ phần Cơng ty VinCommerce và Công ty VinEco. Vậy nên VinMart
& VinMart+ thuộc quyền quản lý và chi phối của Tập đoàn Masan, khơng cịn thuộc
sở hữu của VinGroup.
2.2. Báo cáo của Tổng giám đốc Vingroup gửi Hội đồng quản trị về việc bán
Vinmart
TẬP ĐỒN VINGROUP – CƠNG TY CP
Địa chỉ: Số 7, đường Bằng Lăng 1, khu đô thị sinh thái Vinhomes
Riverside, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên,
Hà Nội.
Điện thoại: 084439749999

Fax: 084439748888

Website: www.vingroup.net

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
VỀ THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP HỆ THỐNG CHUỖI BÁN LẺ
VINMART VỚI TẬP ĐỒN MASAN
Kính gửi: Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup
Sau nhiều năm điều hành thương hiệu chuỗi bán lẻ Vinmart đã đạt được nhiều thành
tích vượt trội trong thị trường bán lẻ Việt Nam, đồng thời đã đạt được sứ mệnh ban
đầu đề ra. Trong thời gian tới, Ban lãnh đạo tập đoàn Vingroup đã có những chiến
lược mới mẻ cho lĩnh vực bán lẻ này. Tôi thay mặt Ban Giám đốc Công ty xin trình
bày báo cáo trước Hội đồng quản trị về dự án sáp nhập chuỗi bán lẻ Vinmart với

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan gồm các nội dung sau:
I. Mục tiêu của dự án.


- Vingroup sẽ hốn đổi tồn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công
ty mới sau sáp nhập (bao gồm công ty Masan Consumer Holdings và công ty
VinCommerce). Masan sẽ nắm giữ quyền điều hành, phát triển và Vingroup giữ vai
trị cổ đơng. Về chi tiết của việc chuyển giao:
+ Giữ nguyên các chế độ lương, thưởng, đãi ngộ từ Vingroup, VinID cho nhân
viên, quản lý các cấp và hưởng thêm chế độ từ Masan cho toàn bộ nhân sự Công ty
Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce.
+ Bàn giao hệ thống quản lý CRM và hệ thống quản lý nội bộ của VinCommerce
cho hệ thống quản trị của Tập đồn Masan. Thơng báo việc giữ nguyên các chính
sách đến với Nhà cung cấp và các đối tác khác.
+ Hoàn thiện vấn đề về pháp lý và bàn giao hoàn chỉnh.

II. Tổng quan về dự án.
1. Thực trạng thương hiệu chuỗi bán lẻ Vinmart và Vinmart+
Cùng với việc sáp nhập hệ thống siêu thị của Ocean Mart và mở mới hàng loạt siêu
thị, điểm bán mới, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup tăng lên mức 423 tỷ
đồng ngay trong năm 2014.
Bán lẻ nhanh chóng trở thành mảng kinh doanh lớn thứ 2 tại Vingroup từ năm 2015
khi đóng góp gần 13% tổng doanh thu tập đồn. Doanh thu từ mảng kinh doanh này
cũng chỉ xếp sau mảng kinh doanh chính là chuyển nhượng bất động sản với tỷ trọng
62% tổng doanh thu hợp nhất.
Trong năm gần nhất (2018), chuỗi Vinmart và Vinmart+ cùng với VinPro mang về
cho tập đoàn 19.333 tỷ đồng doanh thu, lớn thứ 2 sau chuyển nhượng bất động sản và
đóng góp 16% tổng doanh thu hợp nhất.
Lũy kế 9 tháng 2019, con số này là 23.571 tỷ đồng, tăng 60%. Đến tháng 10/2019,
VinCommerce (công ty vận hành Vinmart và Vinmart+) đang quản lý 115 siêu thị

Vinmart cùng gần 2.500 cửa hàng Vinmart+. Trở thành nhà bán lẻ hàng tiêu dùng có
số điểm bán lớn nhất tại Việt Nam, gấp nhiều lần so với chuỗi Bách hóa Xanh của
Thế giới Di động với 866 cửa hàng.


2. Phân tích
2.1 Lĩnh vực bán lẻ

Vì vẫn đang trong q trình mở rộng liên tục, tập đồn vẫn đang chịu lỗ ròng. Cụ thể
9 tháng năm 2019, mảng bán lẻ của tập đoàn đã lỗ hơn 3.461 tỷ đồng. Ước tính trong
5 năm triển khai, Vingroup đã lỗ gần 17.500 tỷ đồng cho mảng bán lẻ. Tiếp tục đầu
tư phát triển vào lĩnh vực này có thể là một thách thức khơng nhỏ khi có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh đang liên tục đẩy mạnh chiến lược bán lẻ và phát triển tại thị trường
Việt Nam như Family Mart, K Mart, Lotte, Central Group, Aeon, Circle K… Trong
đó, các tập đồn nước ngồi khơng chỉ tham gia vào thị trường bán lẻ từ khâu phân


phối mà còn mở rộng chuỗi cung ứng bằng cách tham gia cạnh tranh từ khâu sản
xuất.
2.2 Bức tranh toàn cảnh

Tập đồn Vingroup vừa cơng bố doanh thu hợp nhất 2019 toàn hệ thống đạt xấp xỉ
131.000 tỷ đồng – tăng 7,3% so với mức 122.000 tỷ đồng của năm trước. Ngoại trừ
mảng kinh doanh bất động sản ghi nhận doanh thu giảm 23% - từ 83.300 tỷ xuống
64.500 tỷ đồng - do giảm số lượng bàn giao, các mảng kinh doanh khác đều tăng
trưởng 2 chữ số so với cùng kỳ. Đây cũng là năm đầu tiên tỷ trọng doanh thu chuyển
nhượng bất động sản giảm xuống dưới 50% tổng doanh thu của tập đoàn (đạt 49% so
với 68% của năm trước).
Hai mảng kinh doanh khác liên quan đến lĩnh vực bất động sản là Cho thuê bất động
sản của Vincom Retail đạt gần 7.000 tỷ đồng (tăng 25%) và khách sạn, giải trí của

Vinpearl đạt 8.500 tỷ đồng (tăng 16%) – đóng góp lần lượt là 5% và 6% tổng doanh
thu.
Lĩnh vực y tế đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng và giáo dục đạt 2.000 tỷ đồng.
Doanh thu mảng bán lẻ tăng trưởng 53% từ 19.300 tỷ lên 29.600 tỷ đồng, chiếm 23%
tổng doanh thu. Mảng sản xuất và các dịch vụ liên quan - bao gồm cả điện thoại
VinSmart và ô tô, xe máy VinFast - đạt 9.900 tỷ đồng doanh thu trong khi năm ngoái
mới chỉ đạt 556 tỷ đồng. Cuối năm 2019, VinFast đã có hơn 17 nghìn ơ tơ và 50
nghìn xe máy điện mang thương hiệu VinFast được khách hàng đặt mua. Trong năm


2019, VinSmart đã bán được 600 nghìn điện thoại thơng minh, đồng thời ghi nhận thị
phần đạt 7,5% trong tháng 12.

Bức tranh tồn cảnh cho thấy đã có những dấu hiệu về áp lực tài chính trong những
năm gần đây thông qua những số liệu qua từng năm. Đặc biệt là ngành kinh doanh
chính bất động sản. VinSmart và Vinfast trước khi đem lại những khoảng doanh thu
đầu tiên cũng cần một khoảng đầu tư khổng lồ trong 3 năm trở lại đây.


Đơn cử, VinFast cho biết đến cuối năm 2019, tổng vốn chủ sở hữu của công ty này
đạt 19.459 tỷ đồng. Với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,67 lần, nợ phải trả của doanh
nghiệp ước khoảng 71.414 tỷ. Như vậy, tổng tài sản cân đối tổng nguồn vốn của nhà
sản xuất ôtô và xe điện này đến cuối năm 2019 là gần 91.000 tỷ đồng. Trong đó,
riêng năm 2019, cơng ty lỗ rịng sau thuế 5.702 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn
chủ sở hữu (ROE) âm 29%.
Thêm vào việc thị trường tuy có tiềm năng nhưng yêu cầu đầu tư về khả năng khai
thác là tương đối lớn như trên. Việc thực hiện dự án là khả thi và Vingroup nên hành
động ở thời điểm hiện tại.
2.3 Tầm nhìn chiến lược
Những cơng ty hàng đầu thế giới hiện nay phần lớn đều là công ty về cơng nghệ.

Điều đó cho thấy cơng nghệ là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất, thậm chí là duy
nhất để tạo nên sự phát triển đột phá cho bất kỳ nền kinh tế nào. Bắt đầu từ năm 2017
Tập đoàn Vingroup đã chuyển hướng sang phát triển công nghệ và công nghiệp theo
4 hướng khác nhau:
-

Lập bộ phận nghiên cứu và đầu tư cơng nghệ mới có tính ứng dụng cao và áp
dụng ln vào sản phẩm của mình.

-

Hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới để học hỏi, tiếp cận cơng nghệ lõi và
rút ngắn thời gian.

-

Góp sức vào đào tạo nhân lực tinh hoa và thu hút nhân tài công nghệ để làm
việc.

-

Mở rộng mạng lưới tại những nước có cơng nghệ phát triển để dễ dàng tiếp
cận và tận dụng công nghệ của những quốc gia đi trước này.

Để thực hiện được những điều đó cần một nguồn đầu từ rất lớn từ con người, kĩ
thuật, tài chính và để rút gọn q trình phát triển định hướng lâu dài này Vingroup
nên tái cấu trúc lại các lĩnh vực hoạt động một lần nữa. Trong đó có việc rút ra khỏi
mảng bán lẻ (Vinmart) và tập trung vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp.
III. Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội



-

Vingroup có thể tái cấu trúc lại các lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả. Tập
trung nguồn lực cho hệ thống từ lãnh đạo đến quản trị cho mảng Công nghệ và
Công nghiệp với những dự án lớn về sản xuất ô tô Vinfast, điện thoại thông
minh, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại như những dịch chuyển đầu
từ trong 3 năm qua Vingroup đã và đang thực hiện theo mục tiêu chung của
Tập đồn. Từ đó hướng đến phát triển trở thành tập đồn Cơng nghệ - Công
nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu và đưa Việt Nam ra thị trường quốc
tế.

-

Dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm, mảng bán lẻ của
Vingroup qua các năm đều tích lũy những khoản lỗ đáng kể. Vì vậy, việc
chuyển nhượng Vinmart và Vinmart+ sẽ làm giảm áp lực tài chính cho doanh
nghiệp. Đồng thời, mang lại nguồn tài chính lớn để phát triển những lĩnh vực
cốt lõi của doanh nghiệp.

2. Thách thức
-

Vingroup không còn giữ một phương án marketing hiệu quả cho thương hiệu
cũng như ngành đầu tư chính: bất động sản. Hiệu quả của việc quảng bá hình
ảnh thương hiệu sẽ sụt giảm. Mặt khác, đầu tư chỉ tập trung vào những ngành
mũi nhọn mang lại những rủi ro lớn trong tương lai nếu có vấn đề phát sinh.

-


Khả năng tiếp nhận và phát triển Vinmart của Masan. Năm gần nhất, lợi nhuận
trước thuế của Masan Consumer đạt hơn 3.800 tỷ đồng, nhưng hệ thống
VinCommerce lỗ tới 5.100 tỷ đồng. Mặc dù Masan sẽ hưởng lợi khi làm chủ
hệ thống phân phối, giảm thiểu chi phí trung gian, song để duy trì cuộc chơi
trên thị trường này, việc bị ăn mòn lợi nhuận là điều khó tránh. Nếu đi theo
con đường của Vingroup trong những năm gần đây, nhiều khả năng câu
chuyện đánh đổi lợi nhuận lấy thị phần sẽ phải tiếp diễn. Hậu quả là Vingroup
sẽ phải chịu nhiều hệ lụy nếu Masan thất bại.

IV. Kết luận
Ban Giám đốc kính trình Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup xem xét về dự án sáp
nhập hệ thống chuỗi bán lẻ Vinmart với tập đoàn Vinmart nhằm sớm triển khai các
bước tiếp theo của dự án.

Nơi nhận:

TẬP ĐỒN VINGROUP - CƠNG TY CP


- Như trên

Tổng giám đốc

- Lưu Văn phịng Tập đồn Vingroup

Nguyễn Việt Quang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang thư ký. Những yêu cầu khi soạn thảo một báo cáo. Truy xuất từ

/>2. Fredmund Malik. Quản lý hiệu quả trong một thế giới đại chuyển đổi. Nhà xuất
bản Thanh Niên.
3. Tạp chí tài chính. (2018). Vingroup – Sự “kỳ diệu” đến từ đâu? Truy xuất từ
/>4. Tập đoàn Vingroup. (2019). Báo cáo thường niên 2019. Hà Nội: Tác giả
5. Trung tâm phổ biến kiến thức dự án PTĐTĐH. (2003, tháng 11). Kỹ năng viết báo
cáo. Truy xuất từ />6. Vietnam Report. (2020, tháng 8). Khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp ngành
Bán lẻ . Truy xuất từ />

7. Wikipedia. (2020). Vinmart. Truy xuất từ />


×