Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TỔ CHỨC mô HÌNH CHĂN NUÔI dê lấy THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.97 KB, 16 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

NGUYỄN THỊ NGA

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN MARKETING
Dự án:

TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHĂN NUÔI DÊ LẤY THỊT

Lớp:

NLP – CNTP52

Chuyên ngành:

CNTP

Khoa:

CNSH-CNTP

Năm học:

2020 - 2021

Thái Nguyên, 2021




i

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iii
Phần 1................................................................................................................1
KHÁI QUÁT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP...................................1
1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp................................1
1.2. Tên ý tưởng/ dự án khởi nghiệp, mô hình tổ chức sự kiện.....................2
1.3. Lý do chọn thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp..................................2
1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án.............................................................3
1.5. Địa điểm, thời gian thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp.....................3
Phần 2................................................................................................................5
CHI TIẾT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP.........................................5
2.1. Sản phẩm.................................................................................................5
2.2. Khách hàng và kênh phân phối...............................................................5
2.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................7
2.4. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp7
2.5. Các hoạt động chính cần thực hiện.........................................................8
2.6. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận..............................................9
2.6.1. Chi phí của dự án.............................................................................9
2.6.2. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án.......................12
Phần 3..............................................................................................................13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.........................................................................13
3.1. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp................................................13
3.2. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng/dự án được thực hiện........13



ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án............................8
Bảng 2 Những rủi ro có thể có và cách phòng /chống......................................9
Bảng 3: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản..............................................9
Bảng 4 Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống của dự án.............10
Bảng 5: Chi phí sản xuất thường xuyên 4 tháng.............................................11
Bảng 6: Doanh thu dự kiến 4 tháng đầu của dự án.........................................12


1

Phần 1
KHÁI QUÁT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp
+ Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, 2019 –
2020 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với ngành chăn nuôi nước ta. Chăn nuôi lợn
gặp dịch tả châu phi, trâu bò bị dịch viêm da nổi cục, gà bị dịch cúm gia cầm. Các
sản phẩm chính của nghành chăn nuôi đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, làm
cho giá cả bấp bênh. Bên cạnh đó là dịch Covid trên người lan rộng làm cho nghành
chăn nuôi càng gặp nhiều khó khăn. Do đó người tiêu dùng hướng đến sản phẩm
thịt an toàn khác thúc đẩy người chăn nuôi chuyển hướng sang nuôi dê thịt.
+ Đàn dê nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc,
tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm 57,41%
về tổng đàn dê và 51,16% về sản lượng thịt dê; ĐBSCL, Tây Nguyên cũng có sự
phân bố tương đối về đầu đàn và sản lượng và ít nhất là ĐBSH. Chăn nuôi dê chủ
yếu ở quy mô nông hộ với giống dê bản địa hoặc dê lai nhưng cũng đã xuất hiện ở
một số trang trại nuôi dê thịt lớn từ 1.000 đến 3.000 dê thịt, chủ yếu là giống ngoại

ở Lâm Đồng, Ninh Bình và Long An. Mười tỉnh có đàn dê lớn nhất cả nước năm
2018 lần lượt là Nghệ An (237.000 con), Đồng Nai (203.132 con), Sơn La (200.903
con), Bến Tre (179.215 con), Hà Giang (164.909 con), Thanh Hóa (135.831 con),
Ninh Thuận 135.189 con, Tiền Giang 132.572 con, Điện Biên 73 352 con. Số đầu
dê của 10 tỉnh này chiếm 59,44 % tổng đàn dê của cả nước.
+ Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, là
cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa trung du miền núi phía Bắc với Đồng Bằng Bắc Bộ.
Tại huyện miền núi Định Hóa còn 2/3 số xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn và
29,5% hộ nghèo vào thời điểm 10 năm trước, nhưng nay đã thụ hưởng hơn 537 tỷ
đồng thuộc 14 chương trình tín dụng chính sách. Nhờ vậy, các hộ nghèo là đồng bào
dân tộc đã chủ động phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, thâm canh đồi chè, ruộng
lúa đạt năng suất, sản lượng cao.


2

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ
105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc; phía tây - tây bắc
giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, nam - đông nam giáp
huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái
Nguyên 50 km về phía tây bắc.
Định Hoá có 520.75 km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2 đất nông
nghiệp, 221.7 km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46 km2 đất chuyên dùng, 7.33 km2 đất ở,
183.98 km2 đất chưa sử dụng.
Với diện tích phần lớn là đất lâm nghiệp, cây trồng chủ yếu là keo, đây là
nguồn thức ăn dồi dào cho con dê. Diện tích đất trống nhiều là tiềm năng để phát
triển mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng liên kết.
+ Sinh ra và lớn lên ở huyện Định Hóa, gia đình có đông anh em nhưng chủ
yếu là lao động tự do. Khi thực hiện dự án đây sẽ là nguồn nhân lực bền vững. Gia
đình cũng đang nuôi vài con dê nên nhận thấy hiệu quả ban đầu từ việc nuôi dê. Với

diện tích đất rừng của gia đình chưa sử dụng hết có thể tiết kiệm chi phí mặt bằng
cho thực hiện dự án.
1.2. Tên ý tưởng/ dự án khởi nghiệp, mô hình tổ chức sự kiện
Tên dự án: TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHĂN NUÔI DÊ LẤY THIT
Mô hình tổ chức thực hiện ý tưởng/ dự án: Trang trại
1.3. Lý do chọn thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Về phía nhu cầu chung của xã hội: Thịt dê là một loại thực phẩm ngày
càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần, đây nhu cầu về thịt dê ngày
càng lớn, giá cả thịt dê ổn định và tương đối cao so với các loại thịt khác. Mặt khác,
nuôi dê không khó, dê ăn ít, ít bệnh hơn so với các loại động vật khác. Ngoài sản
phẩm chính là thịt dê thì phân dê cũng là một sản phẩm phụ đang được bán chạy
cho các nhà vườn trồng hoa và cây cảnh.
+ Về phía địa phương: Chăn nuôi dê sẽ khai thác được điều kiện tự nhiên của
huyện Định Hóa.


3

+ Về phía bản thân và gia đình: Nuôi dê sẽ sử dụng nguồn lao động dư thừa
trong nông nghiệp.
Chăn nuôi dê sẽ tận dụng được các nguồn thức ăn phụ phẩm trong nông
nghiệp tốt nhất như lá keo, lá mít, cám gạo, bã đậu, các loại thân cây họ đậu, thân
ngô, rau củ quả các loại…
1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án
+ Những mục tiêu mong đợi về mặt tổ chức: Trang trại có quy mô vừa nên
các thành viên trong gia đình vừa quản lý về tài chính vừa thực hiện công việc nuôi
và chăm sóc đàn dê, bán sản phẩm nên công việc cần được tổ chức một cách khoa
học, phân công từng phần việc cho mỗi người một cách rõ ràng.
+ Những mục tiêu mong đợi về sản phẩm: Con dê khỏe mạnh, phát triển tốt,
đạt được trọng lượng theo yêu cầu. Chất lượng thịt tốt, không có dư lượng kháng

sinh, không mắc bệnh khi xuất bán ra thị trường.
+ Những mục tiêu về dịch vụ sẽ đem đến cho khách hàng: Trang trại luôn
đem đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Trang trại sẽ đặt ra các mục tiêu
về dịch vụ như:
- Đem đến cho khách hàng dịch vụ nằm ngoài mong đợi
- Đặt mình vào vị trí của khách hàng
- Không bào chữa vấn đề mà tập trung vào giải pháp trước tiên
- Nói chuyện một cách tự nhiên, cởi mở, thân thiện
+ Sự khác biệt/ nổi trội về các mặt tổ chức, sản phẩm, dịch vụ: Là mô hình
trang trại xây dựng trên diện tích đất của gia đình và tận dụng được nguồn nhân lực
sẵn có nên giá thành sản phẩm sẽ cạnh tranh với các nông hộ và trang trại xung
quanh phải thuê nhân công. Dê giống được tuyển chọn là loại dê Boer lai cho năng
suất và chất lượng thịt tốt.
1.5. Địa điểm, thời gian thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Địa điểm: Xã Bình Thành – huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên
+ Thời gian bắt đầu thực hiện ý tưởng/dự án: 01/01/2022
+ Các giai đoạn thực hiện ý tưởng/dự án:


4

- Giai đoạn 1: Tìm hiểu về các giống dê, tập tính sinh hoạt, điều kiện thích
nghi, cách nuôi và chăm sóc, phòng và chữa bệnh…, tham quan và học hỏi trực tiếp
các trang trại nuôi dê lâu năm.
- Giai đoạn 2: Thiết kế và lên kế hoạch
- Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kinh doanh
- Giai đoạn 4: Tìm nhà đầu tư và huy động vốn


5


Phần 2
CHI TIẾT VỀ Ý TƯỞNG/DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
2.1. Sản phẩm
+ Những loại sản phẩm: thịt dê, phân dê
+ Tiến trình phát triển và hoàn thiện các sản phẩm qua các năm: Mô hình
nuôi dê lấy thịt dự kiến hoàn thiện trong 07 tháng.
+ Điểm khác biệt của sản phẩm: Dê Boer có nguồn gốc ở Nam Phi với đặc
điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông
thường và thịt chứa nhiều chất béo. Boer là con vật thuần tính, dẻo dai, có khả năng
phát triển trong những điều kiện khí hậu khác nhau, tính kháng bệnh tốt và ăn tạp,
thích chăn thả. Nuôi chăn thả trên đồng cỏ nghèo, khô hạn vẫn phát triển tốt.
2.2. Khách hàng và kênh phân phối
+ Khách hàng mục tiêu: Thịt dê là sản phẩm có thành khá cao nên các nhà
hàng, khách sạn trong địa bàn tỉnh Thái nguyên là khách hàng mục tiêu mà trang
trại hướng đến đầu tiên. Các thương lái mua dê thịt trong tỉnh Thái nguyên và các
tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Nội, Tuyên Quang.
Phân dê là sản phẩm phụ thứ 2 có thể làm tăng lợi nhuận cho trang trại. Đây
là nguồn phân bón hữu cơ rất thích hợp cho hoa và cây cảnh. Khách hàng mục tiêu
mà trang trại hướng tới là các nông hộ trồng hoa, cây cảnh trong huyện Định Hóa.
+ Khách hàng tiềm năng: Thành phố Thái nguyên những năm gần đây phát
triển mạnh các khu dân cư, xen lẫn với các nhà hàng chuyên chế biến các món ăn về
dê, các siêu thị lớn được mở ra. Nếu marketing tốt thì các siêu thị lớn là khách hàng
tiềm năng số một của trang trại.
+ Cách tiếp cận khách hàng: Trước tiên cần giới thiệu sản phẩm cho bạn bè
người thân, đây là những người luôn ủng hộ, giúp đỡ mình, họ cũng chính là những
người quảng cáo miệng cho sản phẩm của dự án.
Thứ hai có thể giới thiệu với bạn bè trên mạng xã hội, facebook. Cần cung
cấp thông tin cần thiết về qua trình sản xuất sản phẩm dụng nhằm tạo ấn tượng dòng



6

sản phẩm. Đăng những phản hồi tích cực của người thân của mình lên trang cá nhân
kèm theo sản phẩm.
Ngoài ra mình sẽ làm các quyển có hình ảnh về trang trại và sản phẩm đến
các nhà hàng, siêu thị để quảng cáo trực tiếp.
+ Quan hệ khách hàng: Để khách hàng yêu mến sản phẩm và tiếp tục quay
trở lại mua hàng cần phải thực hiện các giải pháp sau:
1. Hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ mà trang trại cung cấp: Để cung cấp dịch
vụ khách hàng tốt, cần biết rõ về sản phẩm mình đang bán, từ tổng quan cho đến chi
tiết nhất. Có thể giới thiệu và trả lời các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm một
cách trơn tru và chuyên nghiệp. Trình bày rõ ràng khiến khách hàng hài lòng và có
lòng tin về trang trại của bạn hơn.
2. Thân thiện: Khi bạn đối mặt với khách hàng, cần có cử chỉ thân thiện như
chào hỏi một cách nồng nhiệt, hay khi xử lý các yêu cầu dịch vụ khách hàng qua
điện thoạicũng cần có thái độ thân thiện.
3. Lắng nghe: Lắng nghe là một trong những bí mật đơn giản nhất của dịch
vụ khách hàng. Nó có nghĩa là nghe những gì khách hàng đang trực tiếp nói với
bạn, cũng như những gì họ đang truyền tải nhưng không bằng lời nói. Cần theo dõi
các dấu hiệu nhỏ nhất cho thấy họ không hài lòng và lắng nghe những ý kiến của
họ.
4. Nói lời cảm ơn: Lòng biết ơn là một cách duy trì mối quan hệ với khách
hàng hiệu quả. Nó có thể nhắc nhở khách hàng của bạn rằng tại sao họ lựa chọn sản
phẩm và dịch vụ của bạn. Bất kể loại hình nào mà bạn đang kinh doanh, nói lời cảm
ơn sau mỗi giao dịch là một trong những cách dễ nhất để bắt đầu thói quen phục vụ
khách hàng tốt.
5. Thế hiện sự tôn trọng: Dịch vụ khách hàng thường có thể liên quan đến
cảm xúc, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo những người đảm đương vai trò chăm
sóc khách hàng luôn lịch sự và tôn trọng khách hàng. Không bao giờ để cảm xúc

tiêu cực ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng.


7

6. Hãy phản hồi: Cần phải trả lời nhanh chóng mọi thắc mắc, ngay cả khi
khách hàng chỉ nói rằng họ đang xem xét sản phẩm và sẽ liên lạc lại. Sự phản hồi sẽ
khiến họ không cảm thấy bị bỏ qua.
2.3. Đối thủ cạnh tranh
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các trang
trại trong tỉnh Thái Nguyên là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với trang trại của mình.
Đối với các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, thường nuôi giống dê cỏ tại địa
phương và chăn thả tự do nên cho năng suất thịt thấp, dê tăng trưởng chậm và tỷ lệ
thịt xẻ thấp. Do chăn thả tự nhiên nên xuất bán không theo lứa. Huyện Định hóa lại
cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 50km, nên mỗi lần bán lại phải mất
chi phí vận chuyển và thời gian. Còn với trang trại nuôi quy mô thì dê xuất theo lứa,
tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Trong địa bàn huyện Định Hóa nói riêng và
tỉnh Thái Nguyên nói chung có nhiều nông hộ phát triển chăn nuôi thỏ, hươu. Sản
phẩm của họ hướng đến các nhà hàng, người có thu nhập cao cạnh tranh gián tiếp
với sản phẩm của trang trại mình. Tuy nhiên, hai sản phẩm này có giá thành cao hơn
so với thịt dê. Mặt khác thỏ và hươu không ăn tạp như dê nên thức ăn cũng hạn chế
hơn và không tận dụng được các loại thức ăn có sẵn như lá keo, lá xoan… là những
loại lá sẵn có nhiều trong huyện Định Hóa. Thỏ là loại nhạy cảm với khí hậu, khả
năng kháng bệnh kém, dễ nhiễm bệnh và lây lan nhanh trong đàn. Chính vì vậy tỷ lệ
chăn nuôi ít, không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiêu thụ thịt dê của trang trại.
2.4. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng/ dự án khởi nghiệp
+ Điều kiện về vốn: Tổng số vốn ban đầu cần có: 600.000.000. Nguồn vốn
đã có 400.000.000đ. Còn thiếu: 200.000.000đ : 100.000.000đ huy động từ anh em,
bạn và người thân; vay ngân hàng 100.000.000đ.

+ Điều kiện về nhân lực con người: Vì quy mô trang trại nhỏ nên nguồn nhân
lực chỉ cần 3 người. Nguồn nhân lực chính là người trong gia đình mình, bố và hai
em. Một người phụ trách quản lý kiêm bán hàng là em mình. Một người trồng và
cung cấp thức ăn cho dê và cho ăn, một người chăm sóc và vệ sinh chuồng trại.


8

+ Điều kiện về kỹ thuật công nghệ: Nuôi dê lấy thịt không khó nhưng cũng
đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm được quy trình kỹ thuật, cách chăm sóc. Các kỹ
thuật trồng và chăm sóc cỏ, sử dụng các loại máy móc và thiết bị phục vụ quy trình
chăn nuôi. Ngoài ra cần phải biết về điều kiện thích nghi của dê để khi có những
thay đổi về thời tiết, tập quán sinh hoạt cần chủ động chăm sóc để dê thích nghi với
môi trường mới. Công tác thú y là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất.
Hiện trang trại chưa có người có chuyên môn để phụ trách công tác thú y. Cần học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ những người chăn nuôi dê lâu năm. Thường xuyên trao
đổi, mời người có chuyên môn về thú y đến trang trại để kiểm tra sức khỏe của đàn
dê định kỳ, phát hiện sớm những con bị bệnh để có biện pháp cữa trị kịp thời.
+ Điều kiện về đất đai: Với diện tích sẵn có của gia đình khoảng 2ha đất đồi
thoải liền kề với bãi ruộng là một điều kiện tốt để trang trại làm chuồng nuôi, khu
vực sân chơi và trồng cỏ phục vụ nhu cầu thức ăn.
+ Những điều kiện khác
2.5. Các hoạt động chính cần thực hiện
Bảng 1: Các hoạt động chính trong thực hiện ý tưởng/dự án
Stt

Tên hoạt động chính

Kết quả cần đạt
Hoàn thành đúng thời


1

2

3

4

Thời gian thực
hiện
Từ tháng 1/2022

Trồng cỏ và chăm sóc cỏ

gian và diện tích cần

chơi

gian
đến tháng 3/2022
Tìm được nguồn cung

đến tháng 3/2022
thiết
Làm chuồng nuôi và sân Hoàn thành đúng thời Từ tháng 1/2022

Mua công cụ và thiết bị cấp công cụ, thiết bị và Từ tháng 3/2022
và thức ăn bổ xung


Mua con giống

thức ăn cho dê với giá đến tháng 4/2022
rẻ, chất lượng đảm bảo.
Mua được con giống Từ tháng 03/2022
theo yêu cầu kỹ thuật

đến tháng 4/2022


9

Tiến hành chăn nuôi theo
5

quy trình và tiêu thụ sản
phẩm

Dê được chăm sóc đúng
kỹ thuật, dê khỏe mạnh, Từ tháng 4/2022
tăng trưởng theo yêu trở đi
cầu.

Bảng 2 Những rủi ro có thể có và cách phòng /chống
Stt
1

Những rủi ro có thể có
Dê mắc bệnh thường gặp như


Những giải pháp phòng chống
Tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng sạch

chướng hơi, đi ỉa, đau mắt, long

sẽ, cho ăn thức ăn khô, sạch

móng lở mồm…
2

Cần phân tích thị trường, tìm

Giá thịt dê giảm

nguồn tiêu thụ ổn định

3
2.6. Dự kiến các chi phí, doanh thu, lợi nhuận
2.6.1. Chi phí của dự án
1/ Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 3: Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản
ĐVT: 1000 Đồng

STT

1

Hạng mục

Quy mô


xây dựng

(m2)

Làm chuồng

2

nuôi
Làm sân chơi
Làm khu

3

chứa phân và
nước thải
Tổng (1)
Trong đó:

Gía đơn
vị
(đ/m2)

Tổng giá

Số năm

trị


khấu hao

Gía trị
khấu
hao/năm

300

200

60.000

10

6.000

900

30

30.000

10

3.000

50

20


10.000

10

1.000

100.000

10.000


10

Dự kiến nông trại sẽ xây dựng cơ bản với tổng chi phí dự kiến là
100.000.000đồng. Sau khi khấu hao tài sản cố định là 10.000.000đồng/ năm
2/ Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống
Bảng 4 Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị và con giống của dự án
ĐVT: 1000 Đồng

STT

1
2
3
4
5
6
7
8


9

Tên thiết

Số

bị

lượng

Xô uống

ĐVT

Đơn giá

Thành tiền

(đ)

(vnđ)

Số năm

Giá trị

khấu

khấu


hao

hao/năm

10

chiếc

30

300

5

30

01

chiếc

1.500

1.500

10

150

01


chiếc

2.200

2.200

10

220

01
8
500
10

chiếc
chiếc
m
chiếc

1.000
110
15
50

1.000
880
7.500
500


10
01
10
2

10
880
750
250

01

chiếc

250

250

10

25

10

chiếc

150

1.500


10

150

cụ nhỏ lẻ

5.000

2

2.500

khác
Tổng (2)

20.630

nước
Máy bơm
nước
Máy băm
cỏ
Xe kéo
Bóng điện
Dây điện
Bóng sưởi
Cân đồng
hồ (100kg)
Thùng phi
nhựa

(100lit)
Các dụng

10

4.965

Tổng dự kiến dầu tư trang thiết bị hiện đại và con giống với chi phí dự kiến
đầu tư là 20.630.000 đồng. Sau khấu hao tài sản cố định và con giống tính cho 1
năm là 4.965.000đ.
3/ Chi phí sản xuất thường xuyên


11

Bảng 5: Chi phí sản xuất thường xuyên 4 tháng
ĐVT: 1000 Đồng
STT
1
2
3
4

Loại chi phí
Con giống
Thức ăn cho dê
Thuốc thú y
Sửa chữa thường

Số lượng

Kg
Kg

Đơn vị tính
2.000
18.000

Đơn giá
155
8

Thành tiền
310.000
144.000
2.000

xuyên
Tổng (3)

1.000
457.000

=> Tổng chi phí dự kiến của dự án trong năm đầu: 10.000.000 + 4.965.000 +
(457.000.000 x 3) =1.385.965đ
Bao gồm:
+ Khấu hao xây dựng cơ bản/năm: 10.000.000đ
+ Khấu hao trang thiết bị máy móc /năm: 4.965.000đ
+ Chi phí sản xuất thường xuyên trong 1 năm: 1.371.000đ
=> Kết luận về chi phí:
+ Tổng chi phí xây dựng cơ bản ban đầu để trang trại đi vào hoạt động là:

120.630.000đ
+ Trong 4 tháng tiếp theo trang trại cần 457.000.000đ để duy trì sản xuất
=>Những giải pháp tiết kiệm chi phí có thể thực hiện:
+ Trồng ngô để cung cấp nguồn thức ăn tinh cho dê
+ Vệ sinh chuồng trại thường xuyên sạch sẽ để phòng bệnh cho dê
+ Tận dụng cây gỗ, cây tre, lá cọ của gia đình để làm chuồng và sân chơi,
khu chứa phân cho dê.
2.6.2. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến hàng năm của dự án
Doanh thu dự kiến của ý tưởng/dự án trong 1 năm gồm:
+ Doanh thu từ sản phẩm chính: 1.680.000đ


12

+ Doanh thu từ các sản phẩm phụ và thu nhập phát sinh khác: 7.500.000đ
Bảng 6: Doanh thu dự kiến 4 tháng đầu của dự án
ĐVT: Đồng

Stt
1
2

Sản phẩm
Dê thịt
Phân dê

ĐVT
kg
kg


Số lượng
4.000
5.000

Đơn giá
140.000
500

Thành tiền
560.000.000
2.500.000

Tổng
562.500.000
+ Doanh thu dự kiến trong năm đầu của dự án = 562.500.000 x 3=
1.687.500đ
+ Lợi nhuận dự kiến của dự án trong năm đầu = 1.687.500 –1.385.965=
301.535.000
=> Kết luận về doanh thu lợi nhuận: Trong năm đầu tiên trang trại đã thu về
301.535.000

Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp
+ Dự án Tổ chức mô hình chăn nuôi dê lấy thịt mở ra hướng đi mới cho gia
đình, địa phương và xã hội. Dự án tận dụng được các điều kiện sẵn có tại gia đình:
diện tích đất trống, vật liệu làm chuồng: tre, lá cọ, gỗ; các loại thức ăn thô xanh: lá
cây keo, xoan, mít, thân ngô; thức ăn tinh gia đình tự sản xuất được: ngô hạt; phế
phụ phẩm sẵn có tại địa phương: cám gạo, khoai lang, bã đậu…
+ Dự án tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có tại gia đình, bước đầu tiết

kiệm được chi phí thuê nhân công, tập trung nguồn vốn cho đầu tư vào con giống và
xây dựng cơ bản. Dự án tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần phát
triển kinh tế địa phương, làm giàu cho đất nước.


13

+ Chi phí cho để dự án có thể đi vào hoạt động được là 600.000.000đ. Dự án
được tiết kiệm tối đa do sử dụng các vật liệu sẵn có tại gia đình để đầu tư xây dựng
cơ bản. Gia đình trồng thêm ngô để tiết kiệm chi phí thức ăn cho dê.
Dự án cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thịt dê an toàn vì dê là một trong
những loài vật nuôi được cho là có lượng thịt sạch, ít nhiễm bệnh nhất.
+ Dự án sẽ đem lại lợi nhuận hằng năm trên 300.000.000đ cho gia đình, tạo
nguồn thu nhập chính cho các thành viên trong gia đình ổn định cuộc sống.
3.2. Nhưng kiên nghi nhăm hô trơ cho y tương/dư an đươc thưc hiên
+Tổ chức liên doanh, liên kết, hình thành các HTX, các câu lạc bộ chăn nuôi
dê. Khuyến khích đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Tổ chức hội thi, triển
lãm, hội chợ đấu xảo vật nuôi.
Tổ chức Hội nghị, hội thảo trao đổi và phổ biến nhanh các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất; trao đổi những kinh nghiệm, những bài học rút ra từ thực tế cơ sở ở
các địa phương khác nhau.
+ Kiến nghị các cơ quan cức năng có các biện pháp hỗ trợ nguồn vốn để dự
án được triển khai trong thời gian sớm nhất.



×