Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Tài liệu Kế hoạch đào tạo ngành Lịch sử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 187 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS - LOAN No1718-VIE
(SF)
]
HOÀNG ANH KHIÊM







THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
NGÀNH HỌC LỊCH SỬ

(
Sách trợ giúp giảng viên CĐSP
)








NH XUT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2007





PHẦN MỞ ĐẦU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
²

“Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như
một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm”
Albert Einstein

Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu c
ấp
thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung
chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư
duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thờ
i
đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghĩa tri
thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có
giáo dục.
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi
mới phương pháp dạy học hiện đại
1
. Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ
XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được
xác định từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở
thành ch

ủ trương của nhà nước (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày
chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”.
Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào
thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học.
Ngay từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu
giáo dục đã nêu ra nh
ững vấn đề bất cập về vị trí, vai trò của khoa học xã
hội trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng cho đến nay, đa số học sinh, sinh viên thích các ngành khoa học kĩ
thuật, khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chỉ có một số ngành của khoa
học xã hội liên quan đến kinh tế, đối ngoại như thương nghiệp, kinh tế kế
hoạch, quan hệ quốc t
ế, ngoại giao… được sinh viên quan tâm. Còn các
ngành như kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học thì chưa
thu hút được học sinh, sinh viên vì chưa thực sự đổi mới chương trình và đội
ngũ giảng dạy các ngành khoa học xã hội còn khá bảo thủ, ảnh hưởng của

1

Quan điểm dạy học tích cực này đã được đề ra từ thế kỷ XVIII với tư tưởng của J.J.Rousseau (trào lưu
“Triết học Anh sáng”) ở châu Au và ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà khoa học thế kỷ XIX.

một giai đoạn dài của thời kỳ bao cấp, duy ý chí. Chúng ta muốn hình thành
nhân cách xã hội chủ nghĩa nhưng uy tín của khoa học lý luận đang giảm
sút, thiếu bổ sung, còn nặng tính hàn lâm, giáo điều và minh họa. Thậm chí,
theo một số nhà nghiên cứu thì thực trạng khoa học xã hội hiện nay đã là
một vấn đề trầm trọng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xã hội đòi hỏi bức
xúc về
cải cách chính trị, cải cách hành chính nhưng trong các hệ thống
trường học lại ngán ngại môn học chính trị, và khoa học xã hội nói chung.

Khoa học lịch sử và văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong thực
tế hiện nay, vị trí bộ môn lịch sử ở bậc học phổ thông, chế độ tuyển sinh và
chính sách ngành nghề đối với các ngành khoa học xã hội cũng tác động
không nhỏ đến việ
c xác định mục đích, động cơ học tập và chất lượng đào
tạo của đa số học sinh, sinh viên…
Dư luận, báo chí một vài năm gần đây cũng đã có những diễn đàn bày tỏ
sự quan ngại về chất lượng dạy và học lịch sử nhất là về lịch sử dân tộc của
học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học. Th
ế hệ trẻ ngày nay tự khẳng định
mình bằng tri thức thời đại và nền văn hoá dân tộc, song còn nhiều hạn chế
về phương pháp tư duy trừu tượng mang tính sáng tạo, khám phá. Sinh viên
cần biến những tri thức hàn lâm sách vở, kiến thức thời đại thành vốn tri
thức của riêng mình mà không phải chỉ là sự sao chép, thừa hưởng. Hiểu
sâu, biết rộng những kiến thức lịch sử và kỹ n
ăng vận dụng vào thực tiễn
phải là nhu cầu tự thân của tuổi trẻ trong hành trang vào đời. Nhà trường,
các thày cô giáo cần phải khắc phục những nhược điểm của phương pháp
dạy học truyền thống để rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập,
năng lực trí tuệ và sự say mê sáng tạo. Những trở lực lớn trong phạm vi rộng
hiện nay về môi trường làm vi
ệc tập thể đó là tính hợp tác, kỹ năng làm việc
theo nhóm và ý thức tự giác - một ý thức mới trong hội nhập và phát triển.
Những giá trị ảo, bệnh thành tích, sự níu kéo lẫn nhau, chủ nghĩa bình
quân… trong công tác quản lý, trong dạy và học hiện nay đang là một trở
lực vô hình và rất nguy hiểm. Một “sức ì” khá phổ biến trong các trường đại
học, cao đẳng hiện nay là sinh viên rất ngại phát biểu (hoặc không muốn là
người phát biểu đầu tiên) trong các vấn đề xêmina (seminar). Giảng viên
cũng cần có biện pháp tình thế hoặc xem lại cách nêu vấn đề của mình đã
phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn sinh viên chưa. Đội ngũ giảng viên lịch sử cũng

cần phải biết vượt qua sự bảo thủ của chính mình và những hạn chế của
phương pháp dạy học truyền thống. Xã hội văn minh ngày nay chính là xã
hội củ
a những con người tự giác – theo nghĩa rộng, do những con người tự
giác tạo ra.
Đối với các trường đại học, cao đẳng bản chất hoạt động dạy và học là
hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới
sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải là chủ thể của hoạt động nhận
thức – huy động ở mức cao nhất tiềm năng, vốn sống để chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng. Trong quá trình đó, sinh viên không chỉ tái tạo lại tri thức mà còn
tìm kiếm tri thức mới. Với những hoạt động dạy – học tương tác và hệ thống
các phương pháp tích cực, sinh viên sẽ được học và tìm kiếm tri thức, kỹ
năng trong điều kiện sư phạm.
Đổi mới ph
ương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực (active
method) ở các trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm là sự vận dụng,
tích hợp các lý thuyết dạy học hiện đại với hệ thống các phương pháp tích
cực và có sự trợ giúp của công nghệ mới. Muốn vậy, cần đổi mới nhận thức
về 4 nhiệm vụ dạy học của hệ
đào tạo sư phạm hiện nay đối với ngành học
lịch sử: dạy tri thức khoa học lịch sử, dạy kỹ năng dạy học bộ môn lịch sử;
dạy phương pháp lưu trữ, xử lý thông tin, sử dụng thông tin và phương pháp
nghiên cứu khoa học lịch sử…; hình thành thái độ, thế giới quan khoa học,
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các nhiệm vụ dạy học này phụ thuộ
c
vào sự đổi mới, hoàn thiện 4 yếu tố trong cấu trúc hoạt động dạy - học tương
tác: chương trình, giáo trình; giảng viên; phương tiện, thiết bị dạy học hiện
đại và sinh viên. Trong đó, giảng viên, sinh viên là hai yếu tố chính (hai yếu
tố động) các yếu tố khác chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong tác động tương
hỗ của hai yếu tố này vì nó định hướng cho những tác động của giảng viên

và nhữ
ng đáp ứng của sinh viên trong suốt quá trình học tập.
Tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song điều kiện quyết định và quan trọng
hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay vẫn là sự tự hoàn thiện đổi mới
của giảng viên. Giảng viên phải được hoàn thiện chu đáo để thích ứng với
những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng ph
ức tạp của hướng
dạy học theo phương pháp tích cực và có tâm huyết với công cuộc đổi mới
giáo dụ. Giảng viên phải thực sự có tri thức khoa học sâu rộng về chuyên
môn, có trình độ nghiệp vụ tiên tiến để có được sự ứng xử tinh tế trong mọi
tình huống.Ngoài sứ mệnh của khoa học xã hội là ngành khoa học dẫn
đường, khoa học lịch sử nói riêng còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục
truy
ền thống và những giá trị nhân văn cao quý.Chính tri thức khoa học sâu
rộng của giảng viên sẽ quyết định phương pháp khoa học trong giảng dạy,
truyền thụ tri thức. Trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng khoa học
– công nghệ, giảng viên cũng cần phải có khả năng nhất định về ngoại ngữ,
tin học để khai thác, cập nhật thông tin khoa học và các nguồn tư liệu phong
phú trên mạng internet, làm chủ được các ph
ương tiện công nghệ thông tin,
thiết bị hiện đại, vận dụng sáng tạo trong giảng dạy.
Mục tiêu chính của kế hoạch đào tạo ở cao đẳng, đại học ngành sư phạm
không phải là thông tin lại toàn bộ tri thức lịch sử nói chung mà là truyền thụ
các vấn đề, chuyên đề lịch sử mang tính khoa học của chương trình đồng
tâm. Đó là các vấn đề về phương pháp luận sử h
ọc, những quy luật phát triển
của lịch sử xã hội, phương pháp tư duy và những kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết… Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy chương trình, giáo trình lịch
sử cần phải được tinh giản vững chắc, phải chủ động, dày công thiết kế các
kịch bản dạy học, tạo điều kiện cho thày, trò tổ chức những hoạt động học

tập tích cực mà không cắt xén chương trình, d
ạy dồn, dạy ép hoặc thường
xuyên bị “cháy giáo án”. Nhóm phương pháp thuyết giảng và lượng tri thức
khoa học của giáo trình, sách giáo khoa là mặt mạnh của khoa học xã hội
song cần giảm bớt những thông tin áp đặt buộc sinh viên phải thừa nhận và
ghi nhớ máy móc. Với cách dạy theo vấn đề, trong một ý nghĩa nhất định,
giáo trình sẽ chỉ còn chức năng lưu trữ hệ thống các dữ liệu tra cứu. Giảng
viên nên tăng cường các bài tập nhận thức về phương pháp luận sử học,
giảm bớt những câu hỏi tái hiện lịch sử, tăng cường các câu hỏi phát triển
thông minh, giảm bớt những kết luận áp đặt và tăng cường phương pháp gợi
mở để sinh viên tự nghiên cứu phát triển bài học.
Trong thực tế không có hai cách lựa chọn phương pháp dạy học giống
nhau và cũng không có hai phong cách giảng dạ
y giống nhau. Ngành tâm lý
học sư phạm có rất nhiều lý thuyết học tập khác nhau như “thuyết hành vi”,
“thuyết nhận thức”, “thuyết kiến tạo”, “thuyết tự lập”… Mỗi lý thuyết đều
có những ưu điểm và giới hạn riêng. Các nhà khoa học ngày nay không tìm
kiếm một lý thuyết tổng quát toàn năng mà xu hướng chung là chỉ xây dựng
những mô hình riêng lẻ cho từng chuyên ngành từng chuyên đề khoa học.
Đó là việc vận dụ
ng kết hợp một cách thích hợp các lý thuyết học tập khác
nhau với sự trợ giúp của công nghệ mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của
cơ chế học tập. Chính vì vậy, những phương pháp, giải pháp nêu ra trong các
phân môn, học phần lịch sử trong tài liệu này chỉ mang tính minh họa, gợi ý
để cùng tìm ra các hình thức dạy học tốt nhất, hiệu quả nhất.
Phương pháp dạy học đối v
ới khoa học lịch sử ở bậc cao đẳng, đại học
thích hợp nhất là dạy học theo vấn đề lịch sử và theo các chuyên đề khoa
học. Điều kiện tiên quyết là xác định được những vấn đề trọng tâm, bao trùm
hết được các mục tiêu đào tạo về nội dung, kỹ năng… trong từng phân môn,

học phần và từ đó lập ra kế hoạch thực hi
ện. Hệ thống các phương pháp hiện
đại sẽ là sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp nêu vấn đề, phương
pháp diễn giảng, phương pháp xêmina, phương pháp điều phối, phương
pháp dự án (project method hoặc project based learning)… và sẽ đặc biệt có
hiệu quả khi kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại. Các phương
pháp này có khả năng vận dụng và tích hợp nhiều lý thuyế
t học tập khác
nhau. Yếu tố tích cực là cách dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng
hành động, dạy học khám phá

và làm việc theo nhóm (thuyết nhận thức).
Giảng viên giữ vai trò “người điều phối“ (một ứng dụng lý thuyết kiến tạo)
tổ chức sự tương tác giữa sinh viên và đối tượng học tập, giúp sinh viên xây
dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy đã được sinh viên tự điều chỉnh.
Sinh viên học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri
thức
2
(thuyết tự lập). Các phương pháp nhỏ như “tia chớp”, “philip xyz”,
“công não”, “bể cá”… là những giải pháp tình huống để thay đổi động hình
và kích thích tư duy người học nhằm tập trung sự chú ý vào nội dung chính.
Các thể loại phương pháp này tuỳ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo
của giảng viên và sẽ có hiệu quả cao trong việc phát huy trí lực sinh viên.
Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học trên phải căn cứ
vào bản chất công
việc hoặc tài liệu sẽ học, bản chất mục tiêu học tập cần đạt đến, khả năng,
năng lực của sinh viên và khả năng, kiến thức của giảng viên cùng các
nguồn lực sẵn có (thời gian, nguồn tư liệu, thiết bị, phương tiện multimedia
có thể sử dụng để phát huy hiệu quả nhất…)
Khi lựa chọn phương pháp cầ

n kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau sao cho sinh viên được tham gia nhiều nhất trong các hoạt động nhận
thức. Sinh viên phải được tự học ít nhất 30% học phần hoặc các môn học
(giảng viên cần hướng dẫn chu đáo phương pháp tự học, sinh viên nắm được
nhiệm vụ và cách học, giảng viên cũng cần có các biện pháp để kiểm tra chất
lượng nội dung tự học một các thiế
t thực…); sắp xếp sao cho trong một bài
giảng lịch sử thời lượng giảng viên diễn giảng là ít nhất. Với hệ thống các
phương pháp dạy học hiện đại giảng viên cần thử nghiệm nhiều kĩ thuật
khác nhau.
Phương pháp dạy học theo vấn đề, theo từng chuyên đề giúp sinh viên
ghi nhớ sự kiện, nhân vật, địa danh con số, ngày tháng (sẽ là rất nhiều)…
một cách khoa học, logic và vận d
ụng đúng vị trí, vai trò của chúng trong
từng nội dung, từng vấn đề. Sinh viên không chỉ thuộc sự kiện, hiện tượng
lịch sử mà còn hiểu sâu sắc quy luật phát triển mang tính toàn cục của các
vấn đề, các giai đoạn lịch sử. Trong quá trình truyền thụ sinh động các nội
dung khoa học, giảng viên phải định hướng được sự phát triển của sinh viên
theo mục tiêu giáo dục. Đồng thời cũng phải
đảm bảo được sự tự do của sinh
viên trong các hoạt động nhận thức. Các phương pháp giảng dạy theo vấn
đề, chuyên đề trong các phần phương pháp đào tạo cho một số học phần cụ
thể trong sách này cũng được biên soạn theo hướng mở để giảng viên có thể
sáng tạo lựa chọn các phương pháp nhỏ giải quyết vấn đề lịch sử một cách
tốt nhấ
t, phù hợp nhất và hiệu quả nhất tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh,
đối tượng sinh viên.

2
Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian, đòi hỏi cao

ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của giảng viên. Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên chỉ
mang tính giả thuyết.

Theo nguyên lý: thày say mê khoa học, trò tiếp nhận tri thức một cách
hứng thú, thông minh, sáng tạo, chủ động thì phương pháp tích cực mới xảy
ra. Một giờ học thành công là giờ học duy trì được sự hào hứng trong suốt
quá trình dạy và học. Muốn vậy, trong mọi hoàn cảnh phải tạo được môi
trường tương tác (thuyết kiến tạo) giữa giảng viên và sinh viên, giữa khối
lượng tri thức và phương tiện, thiết bị có thể có đượ
c. Ngay từ đầu giảng
viên phải khơi dậy được sự hứng thú, ham muốn hiểu biết ở sinh viên về các
vấn đề lịch sử, nội dung khoa học vừa được đặt ra. Giảng viên nêu rõ cái
đích học tập cần phải đạt được để sinh viên nhìn thấy ý nghĩa của việc học,
cách thức và điều kiện cần sử dụng và những giai đoạn học phả
i trải qua.
Các bước lên lớp (không nhất thiết phải theo 5 bước một cách máy móc)
giảng viên tiến hành bài giảng theo logic của trình tự phương pháp nêu vấn
đề, sử dụng các kỹ thuật minh hoạ, mô phỏng, hệ thống hoá, khắc sâu những
vấn đề quan trọng, kết luận, chuyển tiếp… Trong suốt giờ học, giảng viên
buộc sinh viên tham gia bài học bằng hệ thống câu hỏi, tham gia thảo luận
hoặc thuyết trình trên bảng… Giảng viên phải duy trì được kết cấu bài
giảng, tốt nhất là tóm tắt được nội dung bài giảng trên bảng, nếu có điều kiện
trên màn hình với các kỹ thuật máy chiếu overhaed hoặc slideshow project.
Cuối cùng giảng viên phải gây được niềm tin vững chắc vào tri thức khoa
học, thông thái, nhiệt tình đối với sinh viên trong suốt bài giảng. Giảng viên
thể hiện những ý định này ở trong kế hoạch dạy học bộ môn và kế
hoạch bài
học. Điều kiện tiên quyết là giảng viên phải chuẩn bị tốt về kiến thức, tài
liệu, các kênh tư liệu, thiết bị cần thiết và phù hợp. Sau mỗi tiết học cần nắm
được những thông tin phản hồi từ lớp học về chất lượng tri thức và kỹ năng

của sinh viên. Cuối cùng điều không thể thiếu là sự tự tin củ
a giảng viên và
phải hết sức nhiệt tình với phương pháp của mình.

LOGIC HOẠT ĐỘNG DẠY LOGIC HOẠT ĐỘNG HỌC


1- Kích thích hứng thú học tập, nêu

2- Tổ chức hoạt động học của sinh
viên
3- Hợp tác - giúp đỡ
4- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh
1- Hứng thú học tập - học tích cực xảy
ra
2- Tham gia tích cực vào hoạt động
học
3- Chịu trách nhiệm đến cùng việc học
4- Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh
Bài học kinh nghiệm Bài học kỹ năng

Phương tiện dạy học hiện đại (multimedia) không phải là giải pháp toàn
năng và cũng không phải là phương pháp dạy học hiện đại, nhưng hành động
sử dụng những phương tiện dạy học này lại là hành động phương pháp.
Ung dụng multimedia trong các hoạt động dạy học đang là xu hướng mới
tích cực trong việc phát huy trí lực học sinh, sinh viên. Đó là một hệ thống
kỹ thuật dùng để trình diễ
n các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các
hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình, film, vidéo clip, các hiệu
ứng… qua hệ thống computer, trong đó tạo khả năng tương tác giữa người

sử dụng và hệ thống. Từ đó khả năng tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt
động học có hiệu quả cao
3
.
Học tập với đa phương tiện theo nghĩa rộng cũng là sự sử dụng kết hợp
những phương tiện truyền thống như giáo trình, sách giáo khoa, phấn trắng
bảng đen (có thể thay bảng mica để tiện trình chiếu), máy chiếu bản phim
trong (overhaed), máy chiếu vật thể, phim và các phương tiện nghe - nhìn
khác.
Trước mắt, sử dụng multimedia trong giảng dạy đã khắc phục được tình
tr
ạng dạy “chay” phổ biến, phụ thuộc hoàn toàn vào “chữ viết” và phương
pháp “thuyết giảng” truyền thống hiện nay. Phương tiện hiện đại cho phép
thể hiện linh hoạt những kênh thông tin khoa học phong phú như phim khoa
học, ảnh tư liệu, bản đồ, video clip minh họa, mô phỏng thực tế, những hiệu
ứng động… khiến bài giảng rất hấp dẫn, sinh động và đã được học sinh, sinh
viên tiếp nhậ
n hào hứng. Một lợi ích đáng kể nữa đó là tiết kiệm được thời
gian giảng viên phải trình bày bảng, kẻ vẽ, treo bản đồ, mô phỏng, miêu tả…
và thời gian cho các hoạt động tương tác có được nhiều hơn. Tuy nhiên,
giảng viên phải đầu tư nhiều công sức, thời gian thiết kế các slide show trình
diễn. Thông thường, nếu thiếu kinh nghiệm thì cũng khó tránh được tình
trạng lạm dụng kỹ thuậ
t, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, font chữ, màu nền
thiếu hài hoà, chưa đảm bảo tính sư phạm, kết cấu hệ thống bài giảng tản
mạn hoặc thiếu thẩm mỹ nghệ thuật…
Phòng Bộ môn là một giải pháp bước đầu hết sức quan trọng trong việc
ứng dụng multimedia. Các khoa, các tổ bộ môn cần được lãnh đạo nhà
trường đầu tư thỏa đáng về phòng ốc, thiết b
ị nghe, nhìn hiện đại. Tối thiểu

cũng phải có một máy tính nối mạng, máy chiếu (projecter), amply, loa, màn
hình… Phòng Bộ môn sẽ là nơi lưu trữ, xử lý thông tin khoa học và thuyết
trình, hội thảo các vấn đề khoa học. Trong tương lai cần số hoá chương

3
Ở các nước tiên tiến, văn hoá nghe nhìn cũng cạnh tranh với văn hoá đọc. Nền công nghiệp xuất bản sách giáo
khoa cũng kìm hãm sự phát triển của giáo dục điện tử. Theo kinh nghiệm Mỹ, giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất
là kết hợp phương pháp tryền thống với hiện đại. Hiện thực ảo trong giáo dục cho phép gia tăng tới 20% năng lực
trí tuệ của học sinh. Tuy vậy, nhân tố
quan trọng nhất vẫn là thày giáo – yếu tố không máy móc nào có thể thay
thế được

trình, giáo trình, đồng bộ cơ sở dữ liệu khoa học, đồng bộ các phương tiện
thiết bị, tiến tới dạy học sử dụng mạng điện tử e-Learning với các hình thức
dạy học kết hợp sử dụng mạng thông tin điện tử (mạng nội bộ hoặc internet),
sử dụng đa phương tiện để trình bày các thông tin khoa học và tổ chức các
ho
ạt động dạy - học tương tác. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, mạng
thông tin điện tử với giáo trình điện tử các chương trình dạy học, thư viện
điện tử… đã được xây dựng như một cổng hành chính quốc gia (gateway)
cho phép hoạt động dạy và học áp dụng mọi thời gian (anytime), cho mọi
người (anybody), khắp nơi (anywhere) một cách thuận tiện.
Cùng với công cuộ
c công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành giáo dục-đào
tạo một số tỉnh đã định hướng sẽ đưa CNTT vào ứng dụng rộng rãi trong
mọi hoạt động dạy, học và quản lý của ngành trong giai đoạn 2006-2010.
Xây dựng mô hình trường điện tử ở các cấp học, ngành học. Các trường đều
đã có website riêng. Mạng e-Learning và Internet ADSL sẽ kết nối, phủ kín
tại các cơ sở ngành giáo dục-đào t
ạo. Trước hết, các cơ sở của ngành cần

hoàn thiện hạ tầng cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng được công
nghệ cao và thông dụng nhất. Tất cả các phòng học đều được trang bị hệ
thống máy tính và màn hình (tốt nhất là bảng điện tử và màn hình plasma
monitor từ 42” trở lên), trang bị hệ thống các phương tiện multimedia nghe,
nhìn, nghe - nhìn với hệ thống máy chiếu Projecter, Projection monitor,
laptop, hệ thống truy cập internet không dây, hệ thống thẻ từ (ID card), hệ
thống camera quan sát phục vụ quản lý và giảng dạy… Chương trình, nội
dung giảng dạy sẽ được số hoá trên mạng e-Learning, mạng nội bộ, cải tiến
phương pháp, hình thức trên nền công nghệ thông tin và truyền thông; thay
đổi phương thức học tập của học sinh, sinh viên như học trên mạng, học với
thư viện điện t
ư...
Hiện nay ở một số tỉnh như Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Đồng Nai… một số trường (kể cả ngoài công lập), đã chứng tỏ năng lực hội
nhập trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã đầu tư hàng trăm
máy tính nối mạng với mạng cục bộ hỗn hợp tốc độ 1 Gbps và 100 Mbps
đường truyền ADSL. Có trường đã thiết l
ập webserver riêng với dịch vụ
DNS động qua băng thông ADSL và các mailserver sử dụng phần mềm
Kerio của Mozilla… Tất cả các tác nghiệp quản lý, giảng dạy đã được thực
thi với những cơ sở dữ liệu chính xác.
Phương pháp dự án (project method & project-based learning) là một
phương pháp mới. Thực chất dạy học theo dự án đã được áp dụng trong các
hình thức hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận hoặc khoá luận, luận án tố
t
nghiệp từ trước đến nay. Vấn đề mới ở đây là có thể vận dụng phương pháp
dạy học theo dự án trong mọi học phần, mọi phân môn của chương trình đào
tạo.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hiện đại. Đây là một
phương pháp vận dụng thuyết tự lập và là cách sinh viên tự học tốt nhất. Dự

án là một nhiệm vụ học tập phức hợp nhằm giải quyết một nội dung, một
vấn đề quan trọng hay một giai đoạn lịch sử. Với sự hướng dẫn của giả
ng
viên, sinh viên sẽ tự lực gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực
hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả công việc. Hình
thức chủ yếu là làm việc theo nhóm, kết quả dự án sẽ là những sản phẩm
hành động (có thể là một đề tài, một chương trình lịch sử được số hoá hay là
những sơ đồ
, biểu đồ, sa bàn lịch sử… ) có thể giới thiệu, trình diễn được.
Về phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Thông thường, các hình thức thi, kiểm tra, đánh giá như hiện nay sẽ
quyết định cách học, cách dạy theo kiểu truyền thụ một chiều. Để đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá cần tiến hành từng bước theo cách dạy tích
cực. Hiện tại vẫn phải duy trì các hình thức bài kiem tra như: kiể
m tra viết
gồm bài tự luận, bài tập nhận thức, kiểm tra vấn đáp và gần đây, thêm hình
thức thi trắc nghiệm khách quan…
Dù áp dụng hình thức kiểm tra, đánh giá nào khi ra đề cũng phải chú ý đề
ra các mục đích, yêu cầu cụ thể như:
- Kiểm tra cả quá trình và kết quả học tập các học phần lịch sử.
- Kiểm tra nhằm phát hiện lỗi để sửa ch
ữa hơn là để xếp loại sinh viên
- Kiểm tra sự giải thích và ứng dụng khái niệm khoa học, kiến thức lịch
sử hơn là nhớ lại khái niệm, sự kiện lịch sử.
- Kiểm tra và đánh giá để mở ra một qui trình dạy học mới chứ không
chỉ kết thúc một qui trình dạy học đã thực hiện và cũng là một hình thức tự
học c
ủa sinh viên.
- Hướng đến tự kiểm tra và tự đánh giá của sinh viên.
Ngân hàng đề thi : Các khoa hoặc phòng Đào tạo nên xây dựng nhiều bộ

đề thi cho các môn học hoặc học phần. Khi thi học kỳ, Phòng Đào tạo sẽ
chọn các bộ đề ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá kết
quả giảng dạy, học tập.
Đề thi tự luận nên thêm nhiều dạng “đề mở”, sinh viên được sử
dụng tài
liệu, giáo trình làm bài nhưng với những yêu cầu cao về mục tiêu đào tạo,
phù hợp về định lượng, định tính kiến thức, thời lượng làm bài. Đặc biệt là
đánh giá được khả năng sáng tạo trong diễn đạt, trình bày và nhất là khả
năng khái quát tổng hợp theo từng vấn đề, từng chuyên đề lịch sử. Sinh viên
không chỉ nắm được những nội dung đơn lẻ của s
ự kiện, khái niệm mà nắm
được toàn cục của các vấn đề lịch sử. Biểu điểm chấm nên cấu trúc theo mặt
bằng chung về chất lượng học tập và có những yêu cầu cao về nội dung phân
loại.
Ví dụ về một dạng “đề mở” (thời gian 90’):
“Đảng ta ra đời là sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lênin,
phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là hiện thân của sự kết hợp đó và là người thực
hiện sự kết hợp đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.”
Bằng những sự kiện lịch sử từ 1911 đến 1930 anh (hay chị) hãy chứng
minh nhận định trên.

Kiểm tra bằng phương pháp “trắc nghiệm khách quan”:
- Trắc nghiệm là một dạng trong nhiều dạng đặc biệt của đánh giá. Một
bài trắc nghiệm thường bao gồm tập hợp các câu hỏi được đặt ra cho tất cả
các học sinh làm trong một khoảng thời gian cố định với một số điều kiện
tương đối nào đó.
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có yêu cầu rất cao
đối với việc xây
dựng 1 bộ đề với các thể loại đơn tuyến, song tuyến và đa tuyến. Câu hỏi

phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng cần tránh các câu quá đơn
giản hoặc quá dài, phức tạp. Tránh các câu phát biểu có hai ý tưởng, trừ phi
đo lường khả năng sinh viên nhận ra mối quan hệ nhân quả của sự vật, hiện
tượng.
- Số lượng, độ khó của các câu h
ỏi và thời gian làm bài tuỳ thuộc vào
yêu cầu kiểm tra đánh giá của từng học phần. Kiểu nhận dạng câu thể hiện ý
kiến đúng nên dựa vào một cơ sở suy luận kiến thức thật chính xác nhưng
không mang tính đánh đố hoặc chỉ kiểm tra sự ghi nhớ máy móc. Trong
phần đáp án a, b, c, d, e… nên có khoảng 3 - 4 đáp án gần đúng, không nên
có đáp án sinh viên dễ dàng loại trừ.
- Hình thức thi trắc nghiệm khách quan chỉ
nên vận dụng thử nghiệm
khoảng 30% trong toàn bộ chương trình các học phần các phân môn. Cần
hạn chế những câu hỏi chỉ kiểm tra được việc ghi nhớ con số, sự kiện hoặc
những kiến thức từ chương, sách vở mà chủ yếu là kiểm tra được khả năng
phân tích, suy luận, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn. Hình thức Hội
thi nghiệp vụ
sư phạm với việc kiểm tra kiến thức tổng hợp vận dụng trắc
nghiệm khách quan là phù hợp nhất. Nên tổ chức thường xuyên các hình
thức show games, tạo các sân chơi trí tuệ cho sinh viên mô phỏng theo các
chương trình truyền hình Việt Nam và thế giới. Nếu có phòng máy tính nối
mạng nên thiết kế các bộ đề có khả năng thay đổi thứ tự các câu hỏi cho
từng thí sinh và thiết kế chương trình máy tính để có thể chấ
m bài tự động.
Đánh giá là một thuật ngữ chung bao gồm các qui trình đầy đủ dùng để
thu thập thông tin về việc học của học sinh (chẳng hạn quan sát, xếp hạng,
hay các bài kiểm tra viết) và sự hình thành các phán đoán giá trị có liên quan
đến sự tiến triển của việc học tập.
Tóm lại, trong lý luận dạy học tích cực, để hoàn thiện 4 cấu trúc hoạt

động dạy học và 4 nhiệm vụ dạy học ở bậc đại học, cao đẳng thì nhà trường
nhất là các hệ đào tạo sư phạm phải từng bước tự chủ hoàn thiện nội dung
chương trình đào tạo, môi trường sư phạm và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại. Quan tr
ọng hơn, giảng viên đại học, cao đẳng phải tự hoàn thiện, dám
nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo trong từng chuyên môn của mình để
trong mọi hoàn cảnh phải phấn đấu sao cho mỗi tiết học bình thường, sinh
viên được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và
quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội
dung học t
ập.
Cuối cùng, phương châm đổi mới phương pháp dạy học chính là việc đơn
giản hoá các vấn đề phức tạp. Kiến thức nào cũng cần cũng quan trọng song
phải chọn lọc và trở thành nhu cầu hiểu biết thực sự với từng đối tượng sinh
viên. Cái mới của phương pháp là dạy ít nhưng học nhiều và chuyên sâu.
Giảng viên phải coi sinh viên như là những đối tác và được đối tho
ại, đề
xuất yêu cầu trong quá trình truyền thụ, tiếp nhận tri thức. Sinh viên cần
được giảng viên khơi gợi sự ham muốn hiểu biết khoa học và được hướng
dẫn phương pháp để chiếm lĩnh tri thức - biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo.

















































PHẦN II

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO MÔN HỌC HOẶC HỌC
PHẦN











PHẦN CỨNG

1. Tên học phần : NHẬP MÔN SỬ HỌC
2. Mã số : CĐCM (Sử) 01
3. Thời lượng : 2 (24,6)
4. Mục tiêu :
* Về kiến thức:

Nắm được - Những quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về những vấn đề cơ bản có liên quan việc học tập, nghiên cứu lịch
sử ở Cao Đẳng Sư Phạm.
- Đố
i tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
- Sơ lược lịch sử, khoa học lịch sử (Việt Nam – chủ yếu và thế giới).
- Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử ở CĐSP.
* Về tư tưởng :
- Nhận thức đúng đắn về Lịch sử với tư cách là một khoa học, về vai trò,
ý nghĩa của môn Lị
ch sử trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
- Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh vào học tập, nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử.
- Xác định thái độ đúng, đổi mới phương pháp khoa học trong nghiên
cứu, học tập để đạt chất lượng đào tạo cao.
* Về kĩ năng:
- Rèn luyện tư duy khoa học trong việc phân tích, khái quát,
đánh giá về
các vấn đề đang học.
- Nâng cao khả năng thực hành trong độc lập nghiên cứu, học tập bộ
môn, thông qua các hoạt động trên lớp, ngoài trường, thực tế xã hội …

5. Chương trình chi tiết
Chương I
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC LỊCH SỬ
(5 tiết)
1. Lịch sử là một khoa học
1.1.Về khái niệm “lịch sử” và “khoa học”.
1.2. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Mối quan hệ giữa hiện thực
lịch sử và nhận thức lịch sử.

1.3. Lịch sử là một khoa học, một môn học ở trường. (chủ yếu ở trường
phổ thông)
2. Đối tượng, Chức năng – Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử.
2.1. Đối tượng sử học là gì? Các quan niệm khác nhau về đối tượng sử
học. Đối tượng sử học Mác xít.
2.2. Chức năng của sử học: Chức năng khoa học và chức năng xã hội
(theo quan điểm Mác xít- Lêninnit).
2.3. Nhiệm vụ của sử học (Chủ yếu là sử học Mác xít).
2.4. Bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở: vai trò, ý nghĩa trong
đào tạo th
ế hệ trẻ.
Chương II
SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ
(4 tiết)

1. Khái quát về lịch sử sử học Việt Nam.
1.1. Về bộ môn Lịch sử khoa học lịch sử: Nội dung, ý nghĩa việc học
tập.
1.2. Sự phát triển của sử học Việt Nam qua các giai đoạn: bối cảnh
lịch sử, các quan điểm, phương pháp nghiên c
ứu và thành tựu sử học Việt
Nam trước cách mạng, sử học Mácxít – Lêninnít Việt Nam.
2. Đôi nét về lịch sử sử học thế giới.
2.1. Sử học thời cổ đại.
2.2. Sử học thời trung đại.
2.3. Sử học thời cận đại.
2.4. Sử học thời cận đại.
3. Sơ lược về việc phát triển giáo dục lịch sử ở Việt Nam.
3.1. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
3.2. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.


Chương III
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC
LỊCH SỬ
(10 tiết)
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – cơ sở phương pháp
luận nhận thức lịch sử của chúng ta.
1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh v
ới việc nhận
thức lịch sử.
1.2. Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh được vận dụng vào công tác sử học.
2. Tính khoa học và tính đảng trong sử học Mác-xít.
2.1. Tính khoa học trong công tác sử học.
2.2. Nguyên tắc tính đảng cộng sản trong nghiên cứu lịch sử của chúng
ta.
2.3. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng trong sử học Mác-
xít.
3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu và học
tập lịch sử.
3.1. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Nội dung và mối quan
hệ giữa hai phương pháp này trong nghiên cứu, dạy học lịch sử. Những sai
lầm thường gặp do vận dụng không đúng hai ph
ương pháp này.
3.2. Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong giải
quyết một số vấn đề chủ yếu trong công tác sử học. Những sai lầm mắc phải
khi vận dụng không đúng hai phương pháp lịch sử về logic.
3.2.1. Xử lý mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện và khái quát lý luận.
3.2.2. Xử lý mối quan hệ giữa quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp.


Ch
ương IV
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
(5 tiết)
1. Nhiệm vụ – Yêu cầu của việc học tập Lịch sử ở trường Cao Đẳng Sư
Phạm.
1.1. Quan niệm về học tập Lịch sử ở trường CĐSP.
1.2. Những yêu cầu đối với sinh viên CĐSP.
2. Phương pháp học tập lịch sử ở CĐ
SP.
2.1. Trên lớp.
2.2. Hoạt động ngoại khóa.
2.3. Kiểm tra, đánh giá.
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học đối với sinh viên CĐSP.
3.1. Tiến trình nghiên cứu khoa học.
3.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
6. Đánh giá
 Hình thức đánh giá:
- Hoạt động trong giờ học trên lớp và xêmina.
- Bài tập nhỏ giữa học phần, được xem là điều kiện thi hết học phần.
- Cuối học phần thi vi
ết ( có tính đến kết quả bài tập để cộng thêm
điểm).
 Tiêu chí đánh giá:
- Nắm vững các khái niệm khoa học, nội dung các vấn đề cơ bản.
- Thể hiện kiến thức và phương pháp trong học tập và nghiên cứu Lịch
sử.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình.

- Cần cung cấp kiến thức mới, tổ chức hướng dẫn sinh viên làm việc và
trao đổi trên lớp.
- Tổ chức xêmina sau khi học một vài chương và tổng kết 6 tiết
(Chương I + II – 2 tiết; Chương III + IV – 2 tiết; Tổng kết – 2 tiết)
- Chú ý việc vận dụng kiến thức về nhập môn sử học vào việc học tập
các học phần về L
ịch sử và Phương pháp dạy học Lịch sử vào làm bài tập,
nghiên cứu khoa học.
8. Tài liệu tham khảo.
1. Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên: Nhập môn sử
học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986.
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng: Nhập môn sử học
(Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm), NXB
Giáo dục, Hà Nội 1989.
3. Viện sử học: Sử học Việt Nam trên đường phát triể
n, NXB Khoa học
xã hội Hà Nội,1989.
4. N.A Erơphêêp: Sử học là gì? NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ
Chí Minh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
***
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Nhập môn sử học gồm phần mở đầu, 4 chương và phân bố thành 2 đơn vị
học trình. Mục tiêu đào tạo đặt ra mang tính quyết định cho việc thành công
của cả quá trình gi
ảng dạy, học tập và nghiên cứu các học phần, phân môn
khác của toàn bộ chương trình lịch sử. Đó là những kiến thức cơ sở, nền
móng của khoa học lịch sử, phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ
khoa học, tình cảm nghề nghiệp cần phải truyền thụ cho sinh viên. Kế hoạch

đào tạo vì thế cũng đòi hỏi phải thực sự khoa học, thiết th
ực và thu hút được
sự chú ý của sinh viên. Kiến thức khoa học về phương pháp luận, phương
pháp học tập, nghiên cứu lịch sử và thái độ, tình cảm khoa học của sinh viên
sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện trong suốt quá trình đào tạo sau này qua
nhiều học phần, phân môn.
Cách dạy theo vấn đề và kết hợp các hình thức dạy học mới sẽ đáp ứng
yêu cầu một cách hiệu quả nhấ
t. “Nhập môn sử học” có thể khái quát qua 3
vấn đề lớn quan hệ mật thiết với nhau:

- Kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch
sử.
- Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học lịch sử.

- Vấn đề thứ nhất: “Kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử” bao gồm phần
mở đầu, chương I và chương II. Đây là sự tổng hợp của một hệ thống kiến
thức của nhiều ngành học với rất nhiều khái niệm lịch sử cơ bản, những vấn
đề về lịch sử sử học và phương pháp luậ
n sử học. Nhiệm vụ giảng dạy sẽ rất
nặng nề và khó hoàn tất nếu chỉ áp dụng cách dạy theo từng chương mục. Ở
phần này, giảng viên cần chú ý không nên quá cầu toàn trong việc giảng giải
toàn bộ hệ thống các khái niệm một cách quá chi tiết hoặc những đi sâu vào
những kiến thức quá trừu tượng về phương pháp luận sử học.
Nhóm phương pháp thuyết trình sử
dụng trong nội dung kiến thức cơ sở
bao gồm các phương pháp giảng thuật, giảng giải, giảng diễn… cần phải
thực hiện linh hoạt cả hai kiểu thuyết trình: thuyết trình thông báo – tái hiện
(nên hạn chế) và thuyết trình đặt – giải quyết vấn đề (phương pháp chủ yếu).

Thuyết trình thông báo - tái hiện, giảng giải nhằm hình thành những khái
niệm cơ sở ban đầu và những kiến thứ
c sơ giản về phương pháp luận trong
nội dung chương I.
Thuyết trình đặt – giải quyết vấn đề áp dụng trong nội dung chương II -
Sơ lược lịch sử phát triển của khoa học lịch sử - giảng viên sẽ không thông
báo những tri thức khoa học lịch sử dưới dạng có sẵn mà phục hồi (ở mức độ
nhất định) con đường mà các nhà sử học từ cổ đạ
i đến ngày nay đã và đang
trải qua để hoàn thiện khoa học lịch sử. Giảng viên sẽ phải lần lượt nêu các
vấn đề (ơrixtic) cơ bản và trình bày cách giải quyết vấn đề, phân tích những
mâu thuẫn trong từng cách giải quyết đó và đưa ra những cách giải quyết
khác hợp lý hơn, khoa học và hiệu quả hơn. Giảng viên cũng có thể minh
hoạ cụ thể về các quan điể
m sử học cổ đại, phong kiến hay tư sản để nêu bật
sự ưu việt của quan điểm sử học mácxit.
Nếu kết hợp tổ chức được những hoạt động xêmina hay thảo luận nhóm
nhỏ theo những vấn đề nêu ra thì hiệu quả đạt được rất cao vì sinh viên sẽ
được dẫn đắt, theo dõi quá trình phát hiện ra chân lý khoa học và có được
cảm xúc thực sự của m
ột người nghiên cứu khoa học.
Ví dụ: Nêu nhận định của F. Enghels: “Lịch sử loài người từ khi thành
văn đến ngày nay là lịch sử đấu tranh giai cấp” hoặc đánh giá về khoa học
lịch sử “Trong tất cả các khoa học, chúng tôi chỉ công nhận có một khoa học
đó là khoa học lịch sử”. Như vậy, với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh
viên sẽ phải vận dụng những tri thứ
c về khảo cổ học, khoa học tự nhiên, lịch
sử, triết học… để chứng minh lịch sử là khoa học của mọi khoa học.
Chú ý: những nội dung về phương pháp luận hay những khái niệm phức
tạp (như hình thái kinh tế – xã hội, ý thức hệ, chủ nghĩa duy vật lịch sử,

phương thức sản xuất …) sẽ được sinh viên sư phạm đặc biệt quan tâm,
giảng viên cần sử dụng những thuật ngữ quen thuộc, giải thích thật kỹ những
thuật ngữ mới, khái niệm mới. Chính những vấn đề, những nội dung lịch sử
phức tạp hoặc những kiến thức mang tính hàn lâm, kinh điển, những quy
luật lịch sử, cấu trúc vấn
đề, mối lin hệ giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử, các
kết luận khoa học mà sinh viên tự chiếm lĩnh, nắm bắt được lại đem đến sự
say mê, hứng thú trong học tập. Đó chính là chìa khoá mở ra nguồn gốc mọi
hiện tượng lịch sử và những vấn đề lớn của lịch sử.
Nội dung sinh viên tự học sẽ là những nội dung, nhữ
ng tiêu mục chưa có
điều kiện đi sâu phân tích và khả năng sinh viên có thể vận dụng kiến thức
đã học để tự tìm hiểu, giải quyết. Giảng viên cần hướng dẫn phương pháp
nghiên cứu và thông qua bài tập nhận thức để đánh giá, cho điểm điều kiện
thi hết học phần.
- Vấn đề thứ hai: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
cơ s
ở nhận thức lịch sử và vận dụng nghiên cứu, học tập lịch sử. Đây là nội
dung trọng tâm của toàn bộ học phần “Nhập môn sử học”. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là kim chỉ nam cho mọi chương trình
phân môn của khoa học lịch sử.
Phương pháp thuyết trình đặt – giải quyết vấn đề sẽ là giải pháp chủ yế
u
để trình bày các luận cứ lịch sử: Giảng viên cần chứng minh chủ nghĩa Mác-
Lênin là sự phát triển đỉnh cao của khoa học xã hội và đề ra phương pháp
khoa học nhất để nghiên cứu, học tập lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của cách mạng Việt Nam và tình hình thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh còn
là cơ
sở phương pháp luận của khoa học xã hội với những đặc trưng mới đó

là sự kết hợp tài tình chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nhân tố duy vật và
biện chứng của triết học phương Đông, kết hợp hài hoà giữa các nhân tố
hiện đại và truyền thống.
Nội dung những quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh được vận dụng vào nghiên cứu, học tập lịch sử. (Sẽ cụ thể hoá trong
phần hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử)
4
Giải quyết vấn đề lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương
thức sản xuất và là lịch sử đấu tranh giai cấp, giảng viên nên dùng phương
pháp sơ đồ hoá các vấn đề lịch sử để trình bày quá trình phát triển của lịch
sử qua 5 hình thái kinh tế – xã hội. Hệ thống các sơ đồ đơn giản nhưng chứa
đựng hàm lượng tri thức cao sẽ giúp sinh viên có khả năng hệ
thống, khái
quát các vấn đề lịch sử và rèn luyện các kĩ năng tư duy lịch sử.

4
Tham khảo “Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh”- Gs Phan Ngọc Liên - NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội – 2006.
Vấn đề nêu ra để giải quyết là một nội dung tổng hợp và có thể tổ chức
xêmina theo từng nhóm vấn đề như sau:
“Nội dung học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Ý nghĩa của nó đối với việc nhận thức các thời kì lịch sử. Dẫn chứng
cụ thể về phần chương trình lịch sử thế giới, lịch sử Vi
ệt Nam đang học”.



Với slideshow sơ đồ trên, giảng viên sử dụng những hiệu ứng về kênh
chữ, kênh hình, hoặc click vào các biểu tượng (icon) liên kết (hyperlink) tìm
đến các trang tư liệu khác để dẫn dắt sinh viên chứng minh các quan điểm cơ

bản: lịch sử xã hội là lịch sử sản xuất, lịch sử của các hình thái kinh tế xã hội
kế tiếp nhau và lịch sử đấu tranh giai cấp. Lịch sử diễn ra theo quy luậ
t
thông qua các hoạt động của con người. Vai trò quần chúng và cá nhân trong
lịch sử…
Hệ thống các sơ đồ có thể thiết kế theo logic, trình tự phát triển của lịch
sử:
Ví dụ: Khái quát các nội dung cơ bản hai mô hình xã hội cổ đại phương
Đông và phương Tây. Giảng viên có thể dựa vào sơ đồ phân tích mối quan
hệ qua lại giữa các vấn đề để làm rõ tính hệ thống của chúng và cũng dễ
dàng làm nổ
i rõ sự khác biệt giữa hai mô hình này về nền tảng kinh tế, thể
chế chính trị và cơ cấu xã hội:



Các hình thái kinh tế – xã hội tiếp theo sẽ là sự phát triển của kinh tế
(nền sản xuất, quan hệ sản xuất ) chi phối sự phát triển của chính trị, văn
hoá, xã hội. Giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên thiết kế các sơ đồ về hình
thái kinh tế – xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản hiện
đại…


Dạng sơ đồ này cũng có thể giải quyết những vấn đề lịch sử trừu tượng,
phức tạp khác như cơ sở hình thành phong trào văn hoá phục hưng:










Hoặc trình bày về nguyên lý cách mạng vô sản:



- Vấn đề thứ ba: “Vận dụng lý luận trong học tập, nghiên cứu khoa học
lịch sử”.
Đây chính là mục đích và yêu cầu chủ yếu của học phần “Nhập môn sử
học”. Sau khi giới thiệu khái quát toàn bộ chương IV, giảng viên xây dựng
cho sinh viên kế hoạch tự học thông qua một số dự án nhỏ và các bài tập
nhận thức với các yêu cầu cụ thể:
+ Trình bày có hệ thống các khái niệ
m khoa học, nội dung các vấn đề
cơ bản của phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức và phương pháp trong học tập và nghiên cứu lịch
sử.
Nhận xét, đánh giá các bài tập nhận thức và tổng kết, giảng viên cần
nhấn mạnh nội dung về rèn luyện năng lực tự học, năng lực dạy học của sinh
viên sau này và
đặc biệt khả năng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo.

***

1. Tên học phần : KHẢO CỔ HỌC ĐẠI CƯƠNG
2. Mã số :
3. Thời lượng : 2 (24,6)

4. Mục tiêu :
* Về kiến thức
- Cung ấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về khảo cổ học để
minh họa và bổ sung cho những kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc, đặc biệt phần về xã hội nguyên thủ
y và cổ đại.
- Trang bị cho người học một số khái niệm về các phương pháp nghiên
cứu cơ bản của khảo cổ học nhằm góp phần hình thành các kỹ năng thực
hành trong nghiên cứu lịch sử, nhất là phần lịch sử địa phương.
- Trang bị cho giáo sinh những kiến thức cơ bản liên quan đến dạy học
các khóa trình Lịch sử ở trường THCS.
* Về tư tưởng:
Bồi dưỡng cho sinh viên ý thức trân trọng, bảo vệ các di vật khảo cổ.
* Về kỹ năng:
Bồi dưỡng các kỹ năng xem xét, phân loại, vẽ lại các hiện vật khảo cổ:
kỹ năng sử dụng các tài liệu khảo cổ học để học tập, giảng dạy ở THCS và
nghiên cứu lịch sử.

5. Chương trình chi tiết:

PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG
Chương I
DẪN LUẬN
(2 tiết)
1. Khảo cổ học là gì? Vị trí của khảo cổ học trong khoa học lịch sử. Mối
quan hệ của khảo cổ học với các ngành khoa học khác.
2. Sơ lược lịch sử phát triển của khảo cổ học thế giới và Việt Nam.

Chương II
CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ VĂN HÓA KHẢO CỔ.

(3 tiết)
1. Các di tích khảo cổ, nơi c
ư trú và mộ táng cổ. Tầng văn hóa khảo cổ.
Các loại di tích khác.
2. Văn hóa khảo cổ.

Chương III
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHẢO CỔ HỌC
(3 tiết)
1. Điều tra và khai quật khảo cổ.
2. Các phương pháp nghiên cứu ở trong phòng:
- Hệ thống niên đại tương đối và niên đại tuyệt đối; Các phương pháp
xác định niên đại tương đối và niên đại tuyệt đối của khảo c
ổ học.
- Các phương pháp nghiên cứu khác.

Chương IV
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
(2 tiết)
1. Những bằng chứng khoa học về bằng chứng loài người.
2. Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
3. Vấn đề cái nòi của loài người.

PHẦN II: CÁC THỜI ĐẠI KHẢO CỔ
Chương V
THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ CŨ
(4 tiết)
1. Khái niệm các thời đạ
i khảo cổ và niên đại.
2. Các giai đoạn phát triển của thời đại đồ đá cũ và đặc điểm mỗi giai

đoạn.
3. Thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam.

Chương VI

×