Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG TÌNH

VĂN HỐ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT
QUA MỐI TÌNH TÀI TỬ GIAI NHÂN TRONG
TRUYỆN NÔM BÁC HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG TÌNH

VĂN HỐ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT
QUA MỐI TÌNH TÀI TỬ GIAI NHÂN TRONG
TRUYỆN NÔM BÁC HỌC
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGƠ THỊ THANH NGA


THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Văn hóa ứng xử của người Việt qua mối
tình tài tử giai nhân trong truyện Nơm bác học” là cơng trình nghiên cứu của
tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Ngơ Thị Thanh Nga. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố trong các cơng
trình khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được ghi trong mục tham khảo với
tên tác giả, tên cơng trình và thời gian rõ ràng. Nếu khơng đúng như đã nêu trên,
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Hương Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, dưới sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ của các thầy cơ, đến
nay tơi đã hồn thành chương trình khóa học Thạc sỹ chun ngành Văn học
Việt Nam và hồn thành luận văn: “Văn hóa ứng xử của người Việt qua mối
tình tài tử giai nhân trong truyện Nơm bác học".
Để hồn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng
viên hướng dẫn: TS. Ngô Thị Thanh Nga, người cô luôn tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo trong suốt thời gian tơi nghiên cứu và hoàn thành luận văn!
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Hương Tình

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....... 8
1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử ............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm văn hoá ..................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm văn hoá ứng xử ........................................................................ 9
1.2. Văn hoá ứng xử của người Việt.................................................................. 11
1.2.1. Văn hoá ứng xử của người Việt trong gia đình ....................................... 11

1.2.2. Văn hố ứng xử của người Việt ngồi xã hội.......................................... 14
1.2.3. Văn hố ứng xử của người Việt trong tình yêu ....................................... 14
1.3. Một số vấn đề về truyện Nôm .................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm................................................................................................. 18
1.3.2. Phân loại truyện Nơm .............................................................................. 19
1.4. Tóm tắt về tác giả, tác phẩm Truyện Hoa tiên, Truyện Kiều, Sơ kính
tân trang, Phan Trần........................................................................................... 20
1.4.1. Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa tiên ....................................................... 20
1.4.2. Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều ..................................................... 24
1.4.3. Phạm Thái và tác phẩm “Sơ kính tân trang” ........................................... 28
1.4.4. Truyện “Phan Trần”................................................................................. 32
iii


Chương 2. NỘI DUNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT
QUA MỐI TÌNH TÀI TỬ GIAI NHÂN TRONG TRUYỆN NƠM
BÁC HỌC ......................................................................................................... 35
2.1. Mãnh liệt, tha thiết trong tình yêu, lên án sự tráo trở, bội bạc ................... 35
2.2. Chủ động trong tình yêu, đi theo tiếng gọi của trái tim, đấu tranh để
bảo vệ tình yêu và hạnh phúc ............................................................................ 44
2.3. Hi sinh, vị tha trong tình yêu ...................................................................... 55
2.4. Nghĩa tình, thủy chung, sắt son .................................................................. 60
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 72
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HỐ ỨNG XỬ CỦA
NGƯỜI VIỆT QUA MỐI TÌNH TÀI TỬ GIAI NHÂN TRONG
TRUYỆN NÔM BÁC HỌC ............................................................................ 73
3.1. Bố cục, tình tiết và nhân vật ....................................................................... 73
3.1.1. Bố cục ...................................................................................................... 73
3.1.2. Tình tiết.................................................................................................... 80
3.1.3. Nhân vật ................................................................................................... 82

3.2. Thể thơ, ngôn ngữ và nghệ thuật tả cảnh. .................................................. 86
3.2.1. Thể thơ, ngôn ngữ.................................................................................... 86
3.2.2. Nghệ thuật tả cảnh ................................................................................... 89
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 95
KẾT LUẬN....................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99
PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề văn hoá, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hoá dân tộc… ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Văn hóa của bất
kì dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển đều tồn tại hai cơ chế: thứ
nhất là sự phát triển nội sinh của chính nền văn hóa dân tộc đó, là sự chọn lọc, duy
trì, phát triển và lưu truyền những giá trị văn hóa đích thực qua các thời kì khác
nhau của lịch sử. Cơ chế thứ hai liên quan tới quá trình giao lưu giữa văn hóa bản
địa với văn hóa khu vực và thế giới. Vì vậy, muốn duy trì và phát triển nền văn
hóa của mình, mỗi dân tộc, bên cạnh sự hội nhập văn hóa phải có được ý thức giữ
gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc
mình. Đó là những giá trị văn hóa quý báu, là tinh hoa văn hóa của một dân tộc
được lựa chọn, bảo tồn, duy trì và phát triển qua các thời kì lịch sử, giúp chúng ta
phân định rõ cái riêng, cái độc đáo của một nền văn hóa.
1.2. Văn hố ứng xử - một biểu hiện rất đáng quan tâm của văn hóa - một
đề tài muôn thủa của phép đối nhân xử thế của con người trong mọi thời đại, mọi
quốc gia, mọi dân tộc. Nó thể hiện trực tiếp thái độ của con người trong các mối
quan hệ, với những vấn đề lớn như: giữa người với người, giữa cá nhân với gia
đình, xã hội, với tự nhiên… đồng thời thể hiện mức độ học vấn và nhận thức của

cá nhân, suy rộng ra là của cả một cộng đồng dân tộc. Văn hóa ứng xử ở mỗi
cộng đồng, mỗi tộc người lại có những yếu tố đồng nhất và khác biệt. Thông qua
cách ứng xử một cộng đồng, một dân tộc người ta có thể biết được lịch sử và văn
hố dân tộc đó. Người Việt Nam ta có truyền thống ứng xử tình nghĩa. Truyền
thống này đã kết tinh thành một giá trị độc đáo của văn hóa dân tộc - văn hóa
nghĩa tình. “Tình sâu nghĩa nặng”, “trọn tình vẹn nghĩa” đã trở thành một trong
những phẩm giá nhân văn cao quý nhất. Văn hoá ứng xử của người Việt từ ngàn
xưa, được kết tinh, bộc lộ không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn được đúc
rút thành những triết lý sống trong ca dao, tục ngữ hay thuấn nhầm trong các tác
phẩm văn học.

1


1.3. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hóa đặc trưng của
dân tộc, đất nước nơi tác phẩm được sinh ra. Tính văn hóa được biểu hiện qua
đề tài, chủ đề, cảm hứng, thẩm mỹ, cách nói, cách diễn đạt, cách xây dựng, khái
qt hình tượng văn học... Tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại, trong đó có
truyện Nơm ta thấy được biểu hiện của truyền thống văn hoá ứng xử của con
người Việt Nam trong các mối quan hệ với tự nhiên, với con người và xã hội.
Yếu tố văn hoá đã trở thành bầu khí quyển bao bọc cả nội dung và hình thức, góp
phần quan trọng tạo nên sự thành cơng cho tác phẩm.
Từ trước tới nay, truyện thơ Nôm đã trở thành đối tượng quan tâm tìm hiểu
của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng chủ yếu mới chỉ là những
nghiên cứu trên phương diện đặc trưng thể loại, tiếp cận từ góc độ văn hố nói
chung chứ chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về “Văn hố ứng xử của
người Việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện Nơm bác học”. Vì vậy,
chúng tơi lựa chọn đề tài với hi vọng góp tiếng nói nhỏ bé của mình để khẳng
định đầy đủ, sâu sắc hơn những vẻ đẹp và giá trị trong văn hoá ứng xử của người
Việt biểu hiện trong các tác phẩm truyện Nơm tiêu biểu.

2. Lịch sử vấn đề
“Văn hố”, “văn hố và văn học” là vấn đề khơng mới. Đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề này, tuy nhiên lại có ít cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về sự biểu hiện của văn hoá, ứng xử văn hoá trong các
tác phẩm văn học cụ thể.
Năm 1938 cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh được Quan
Hải Tùng Thư ấn hành là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực văn hố. Từ
đó đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về văn hóa các vùng miền,
văn hóa các dân tộc của các tác giả nổi tiếng như: Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc,
Trần Ngọc Thêm… Có thể kể đến: Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn
hóa Đơng Nam Á (Đinh Gia Khánh), Khái niệm và quan niệm về văn hóa (Đỗ Văn
Khang), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm), Văn hóa Việt Nam

2


và cách tiếp cận mới (Phan Ngọc), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển Việt Nam hiện
nay (Vũ Khiêu và Phạm Xuân Nam), Văn hóa và phát triển (Trường Lưu), Xây
dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay (Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy)…Trong
cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”[56. tr25]. Phạm Minh Hạc nhận định: Nói đến
văn hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết phải nói đến tình
cảm, tư tưởng, tâm lí, tư duy, chính trị… Đó là cốt lõi của văn hóa. Lịch sử văn hóa
là lịch sử con người và loài người. Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho
con người trở thành người. Có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho
rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra
trong tiến trình lịch sử.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu nói chung về văn hố, văn hố các

vùng miền, dân tộc, cịn có các cơng trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử của người
Việt như: Văn hóa giao tiếp của Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa ứng xử các dân
tộc Việt Nam do Lê Như Hoa chủ biên (2002), Nghệ thuật ứng xử của người Việt
của tác giả Phan Minh Thảo (2003), hay Văn hóa ứng xử truyền thống của người
Việt của La Văn Quán (2007)… Tất cả các cơng trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu
các đặc trưng giao tiếp ứng xử trong môi trường gia đình, xã hội và ứng xử với tự
nhiên của người Việt, ít có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu và
thực sự đầy đủ về văn hóa ứng xử của người Việt qua văn học. Đáng chú ý, gần đây
có đề tài luận văn: “Văn hố ứng xử của người Việt trong truyện thơ Nôm” của tác
giả Triệu Thuỳ Dương và “Truyền thống văn hóa người Việt trong Truyện Kiều”
của tác giả Đặng Văn Kim. Ở cơng trình nghiên cứu, tác giả Triệu Thuỳ Dương đã
khái quát văn hóa ứng xử của người Việt, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của tư tưởng
văn hóa ngoại sinh đến văn hóa bản địa, tìm hiểu và giới thiệu khái qt các nét văn
hóa ứng xử của người Việt qua các truyện thơ Nơm theo các mối quan hệ chính của

3


con người: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với gia đình. Trong
luận văn “Truyền thống văn hóa người Việt trong Truyện Kiều” tác giả Đặng Văn
Kim đã có sự so sánh, đối chiếu khá tỉ mỉ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du với
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Qua đó, tác giả đã cố gắng chỉ ra
những nét truyền thống của văn hóa Việt Nam, hệ thống lại những nét văn hóa có
tính truyền thống của người Việt.
Về lĩnh vực nghiên cứu truyện thơ Nôm của người Việt, chúng tôi nhận
thấy có khá nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Có những cơng trình
nghiên cứu chung về truyện Nơm, có cơng trình khai thác phương diện nào đó
của truyện Nơm dựa trên một tác phẩm cụ thể như: Truyện Nơm bình dân của
người Việt, lịch sử hình thành và bản chất thể loại - luận án phó tiến sĩ khoa học
Ngữ văn của tác giả Kiều Thu Hoạch, Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của

tác giả Đặng Thanh Lê, Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm - luận án phó tiến
sĩ của tác giả Đinh Thị Khang, Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học
- luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Lê Thị Hồng Minh, Hình tượng nhân vật
phụ nữ trong truyện Nơm tài tử giai nhân - luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn
của tác giả Nguyễn Thị Chiến. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều các bài viết liên
quan đến truyện Nơm đăng trên Tạp chí Văn học, Văn hóa dân gian như: Nhân
vật phụ nữ qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê, Thi pháp truyện Nôm
của Kiều Thu Hoạch, Thể tài tử giai nhân trong truyện thơ Nôm Việt Nam của
Trần Quang Huy, Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam của Lê Đình Kỵ.
Trong các tác phẩm này, các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh thể
loại, ngơn ngữ và nhân vật của loại hình truyện thơ Nơm người Việt, chưa có
cơng trình nào đi sâu tìm hiểu, phân tích văn hố ứng xử của người Việt qua mối
tình tài tử giai nhân trong các truyện Nơm bác học. Vì vậy, trên cơ sở gợi ý và
tiếp thu từ những cơng trình nghiên cứu và các bài viết kể trên, chúng tơi tìm
thấy khoảng trống để tiếp cận và triển khai đề tài: “Văn hoá ứng xử của người
Việt qua mối tình tài tử giai nhân qua một số truyện Nơm tiêu biểu”.
3. Mục đích nghiên cứu
4


Người viết cố gắng khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét văn hoá ứng xử
của người Việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện Nơm bác học nhằm làm
rõ mối quan hệ tác động, gắn bó giữa văn hoá, ứng xử văn hoá của người Việt
với đời sống văn học trong những tác phẩm cụ thể.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những ứng xử văn hóa của người Việt qua
mối tình tài tử giai nhân trong truyện Nôm bác học như Truyện Kiều, Sơ kính tân
trang, Phan Trần, Truyện Hoa tiên. Cụ thể, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu, phân tích, lí giải những ứng xử, cách biểu hiện tình yêu của tài
tử, giai nhân dựa trên văn hóa trọng tình của người Việt.

- Thơng qua việc tìm hiểu, khai thác nghệ thuật thể hiện mối tình tài tử
giai nhân từ đó làm rõ nghệ thuật viết truyện Nôm rất đặc sắc của nền văn học
Việt Nam trung đại.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là đề tài văn hố ứng xử của người
Việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện Nôm bác học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống truyện Nơm bác học có khá nhiều tác phẩm, nhưng trong
đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích ở bốn truyện Nơm tiêu biểu:
- Truyện Kiều - Nguyễn Du, Nxb Văn hóa - Thông tin, khổ 10*15 cm, 2008.
- Hoa tiên - Nguyễn Huy Tự, Nxb Sở văn hóa Thơng tin Hà Tĩnh, khổ
13*19 cm, 12/1993
- Sơ kính tân trang - Phạm Thái, Nxb Giáo dục, khổ 13*19 cm, 10/1993.
- Phan Trần, Nxb Văn học, 2009.
Ngồi ra trong luận văn chúng tơi có đề cập đến một số truyện Nơm bình
dân như: truyện Lý Cơng, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lưu Bình - Dương Lễ, Tống
5


Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa,…hoặc tác phẩm gốc như: Kim Vân Kiều
truyện.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi thực hiện những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này sẽ giúp chúng tơi trong q
trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật
biểu hiện văn hố ứng xử của người Việt qua mối tình tài tử giai nhân qua một
số truyện Nôm bác học.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong chừng mực có thể, chúng tôi so

sánh đối chiếu với một số tác phẩm truyện Nôm bác học với tác phẩm gốc mà
các tác giả truyện Nôm bác học vay mượn như Kim Vân Kiều truyện để làm rõ
hơn những biểu hiện văn hóa ứng xử đặc trưng của người Việt trong những tác
phẩm truyện Nơm bác học chính mà chúng tơi nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sẽ giúp chúng tơi đi
sâu nghiên cứu đặc điểm văn hố ứng xử của người Việt qua mối tình tài tử giai
nhân qua một số truyện Nôm bác học
- Phương pháp liên ngành: Chúng tơi sử dụng phương pháp này để có
thể tìm hiểu văn hố ứng xử của người Việt qua mối tình tài tử giai nhân
qua một số truyện Nơm bác học với cái nhìn đa chiều từ góc độ lý luận, văn
học, văn hóa…
7. Đóng góp của luận văn
Với luận văn này, chúng tơi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc tìm
hiểu về văn hóa ứng xử của người Việt trong tình yêu qua mối tình tài tử giai
nhân rất đặc trưng của nhóm truyện Nơm bác học.
8. Cấu trúc luận văn

6


Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung có liên quan đến đề tài
Chương 2: Nội dung văn hoá ứng xử của người Việt qua mối tình tài tử
giai nhân trong truyện Nơm bác học
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hố ứng xử của người Việt qua mối
tình tài tử giai nhân trong truyện Nôm bác học.

7



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm văn hố
Thuật ngữ: “Văn hóa” được bắt nguồn từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa gốc
là gieo trồng, canh tác, trồng trọt. “Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài
đồng (cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục bồi dưỡng
tâm hồn con người” [54, tr10].
Theo thời gian, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Trong cuốn sách
Văn hóa nguyên thủy Edward Burnett Tylor đã xác định “Văn hóa là một chỉnh
thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và bất kỳ năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách
là một thành viên của xã hội” [19, tr13].
Theo Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO thì: “Đối với một số
người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo;
đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín
ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [51, tr5]. Cách hiểu về văn
hóa này đã được cộng đồng quốc tế công nhận và phổ biến một cách rộng rãi tai
Hội nghị liêm chính phủ về chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise. Trong
các định nghĩa về văn hóa người viết cho rằng định nghĩa mà UNESCO đưa ra
có tính tổng qt cao, mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa nhưng vẫn
nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa: “Văn hóa là tổng hợp các
hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn
hóa khơng thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao
hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín
ngưỡng” [54, tr18].
8



Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về văn hóa học cũng đưa ra nhiều định
nghĩa khác nhau, trong đó có định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm được các
nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều và coi đó là cơng cụ hữu ích để tìm hiểu văn hóa:
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [56, tr 25]. Định nghĩa này
đã khái quát được những đặc trưng cơ bản của khái niệm văn hóa là tính hệ thống,
tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử. Từ đó trong cơng trình nghiên cứu Cơ sở
văn hóa Việt Nam, ơng đã đưa ra hệ thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản:
văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trường
tự nhiên, văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội.
Như vậy, từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu văn hóa là hệ thống
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch
sử, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định. Văn
hóa là sản phẩm của con người, song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con người, duy trì bền vững và trật tự xã hội.
1.1.2. Khái niệm văn hoá ứng xử
Từ lâu nay, vấn đề ứng xử trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
con người với gia đình, với xã hội... được rất nhiều người quan tâm xem xét, đặc biệt
là ở Việt Nam - một đất nước gốc nơng nghiệp với lối sống “trọng tình”.
Theo góc nhìn xã hội học văn hóa thì khái niệm “ứng xử” được dùng để
chỉ thái độ, cách hành động, cử chỉ, cách nói như thế nào đó của một chủ thể nào
đó với một chủ thể khác trong một tình huống nhất định. Ứng xử không chỉ giới
hạn ở giữa các vai trò xã hội với nhau mà còn bao gồm cả ứng xử với chính mình,
với đồ vật, với tự nhiên. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa,
đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử
chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó.


9


Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, hệ thống văn hóa gồm 4 thành tố (văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên,
văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội) trong đó văn hóa ứng xử đã chiếm hai tiểu
hệ (văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với mơi trường xã
hội). Qua đó, ta có thể thấy văn hóa ứng xử là biểu hiện rất quan trọng của văn hóa,
góp phần cơ bản tạo nên hệ thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.
Về khái niệm Văn hóa ứng xử ở Việt Nam có khá nhiều định nghĩa khác
nhau. Nhà nghiên cứu Phạm Vũ Dũng cho rằng: “Văn hóa ứng xử là hệ thống
tinh tuyển những nếp ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa
con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống,
tâm sinh lý... trong quá trình hình thành phát triển và hoàn thiện đời sống, đã
được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã
hội, tồn xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc văn hóa
một dân tộc, một quốc gia... được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn xã
hội, thừa nhận và làm theo” [14, tr27]. Theo Đỗ Long trong cuốn Tâm lý học
văn hóa ứng xử thì: “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi được xác
định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp luật
đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng người, của xã hội”
[36, tr73]. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết Văn hóa ứng
xử và hành vi ứng xử có văn hóa trong học sinh cũng đưa ra định nghĩa như
sau: “Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con
người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất
định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người
nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng
xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội” [77]


10


Như vậy, qua các định nghĩa của các nhà nhiên cứu trên, chúng ta có
thể thấy rằng văn hóa ứng xử chính là phép đối nhân xử thế của con người.
Nó thể hiện trực tiếp thái độ của con người trong các mối quan hệ, với những
vấn đề lớn như: giữa người với người, giữa cá nhân với gia đình, xã hội, với
tự nhiên… đồng thời thể hiện mức độ học vấn và nhận thức của cá nhân, suy
rộng ra là của cả một cộng đồng dân tộc. Văn hóa ứng xử ở mỗi cộng đồng,
mỗi tộc người lại có những yếu tố đồng nhất và khác biệt. Văn hóa ứng xử
hình thành và phát triển cùng với sự hình thành phát triển của nền văn hóa ở
mỗi quốc gia dân tộc. Thơng qua tìm hiểu văn hố ứng xử chúng ta có thể
nhận thức sâu hơn về văn hóa tộc người, hiểu được cội nguồn và sự vận động
của nó trong tiến trình lịch sử.
1.2. Văn hố ứng xử của người Việt
Văn hóa Việt Nam thuộc kiểu văn hóa nơng nghiệp lúa nước Đơng Nam
Á. Văn hóa gốc nơng nghiệp gắn với thiên nhiên, với cộng đồng xã hội... đã hình
thành nên nếp ăn, ở, mặc, giao tiếp, tính cộng đồng, tính tự quản, lối sống hướng
tới sự hài hịa... của người Việt Nam. Cùng với tính cộng đồng - người Việt Nam
luôn sống trong mối quan hệ giữa mình với gia đình, dịng họ, xóm làng... nên
người Việt đề cao lối sống “trọng tình”, đồn kết, giàu tình cảm, trọng nhân
nghĩa... Những yếu tố trên làm nên bản sắc dân tộc Việt, tạo nên diện mạo văn
hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam.
1.2.1. Văn hoá ứng xử của người Việt trong gia đình
Văn hóa ứng xử giữa con người với con người thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ,
hành vi, nếp sống... của mỗi cá nhân. Soi vào các khn mẫu, qua lối ứng xử đó thì
tình cảm, đạo đức, nhân cách con người được bộc lộ rõ nét. Nhìn chung, truyền
thống của người Việt Nam đối với gia đình rất trọn tình, vẹn nghĩa.
Trong quan hệ gia đình, tình nghĩa được trân trọng qua sự yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau của các thành viên như: sự hiếu thảo hết mực của con cái với

cha mẹ, tấm lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con, sự yêu thương, đùm
11


bọc, kính nhường của anh, chị, em là tình u chân thành, mãnh liệt và sự thủy
chung son sắt, biết trân trọng và cảm thông của quan hệ vợ chồng,… Lối ứng
xử văn hóa này được thể hiện sâu sắc và đậm nét trong kho tàng ca dao tục ngữ
Việt Nam. Từ thời “mẹ ru con bên nôi, trai gái tự tình bên cối gạo”, người Việt
Nam ta đã bao đời truyền tai nhau những câu ca dao, tục ngữ ngọt ngào đầy
hình ảnh, gợi cảm mà rất sâu sắc về tình u thương trong gia đình như “Cơng
cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, “Ngó lên
nuột lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuột lạt thương ông bà bấy nhiêu”, “Anh em như
thể tay chân”.... hay những câu chuyện dân gian như truyện cổ tích Tấm Cám,
Trầu Cau, Sọ Dừa, Cây Khế...
Sang tới giai đoạn văn học trung đại do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,
hệ thống ba mối quan hệ trong gia đình: phụ tử, phu thê, huynh đệ đã bị thắt chặt,
buộc họ vào những khuôn khổ nhất định. Trong xã hội phong kiến, một gia đình
mẫu mực theo tư tưởng Nho giáo đã góp phần ổn định xã hội và phục vụ lợi ích
của giai cấp thống trị. Theo Nho giáo muốn “trị quốc” thì phải “tề gia”, “gia đình
được Nho giáo đặc biệt chú ý khơng chỉ vì nó quan tâm nhiều đến việc xây dựng
gia đình, đề cao vai trị của gia đình trong đời sống xã hội mà cịn vì nó chủ trương
tổ chức nhà nước và xã hội theo mẫu gia đình” [32, tr232].
Tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ phụ - tử được nhấn mạnh qua phạm
trù chữ Từ và chữ Hiếu. Từ là cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng giáo dục
con cái. Hiếu là con cái phải kính trọng cha mẹ. Hiếu được coi là gốc của Nhân,
con cái không được cãi lời cha mẹ. Chữ Hiếu chính là bổn phận của người con
đối với cha mẹ. Nó trở thành mối quan hệ vững vàng, thành trụ cột duy trì trật
tự trong gia đình nhiều thế hệ và trở thành đạo lý làm người. Bên cạnh những
mặt tích cực, quan niệm này cũng mang những nét tiêu cực như con cái không
được trái lời cha mẹ “phụ sự tử vong, tử bất vong bất hiếu”, “cha mẹ đặt đâu

con ngồi đấy” - hôn nhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt. Vì vậy trong mối
quan hệ phụ - tử theo như Nho giáo thì tính bình đẳng bị triệt tiêu, khó tránh
khỏi cực đoan, khiên cưỡng. Văn học giai đoạn này cũng phản ánh khá trung
12


thực những mặt tích cực và tiêu cực trong quan niệm Nho giáo này. Nhân vật
Lương Sinh trong Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự đã phải giằng co, đấu
tranh giữa tình yêu tự do và lễ giáo phong kiến, đã có lúc có ý nghĩ quyên sinh,
cuối cùng cay đắng chấp nhận hôn nhân với Lương Ngọc Khanh do cha mình
áp đặt nhưng vẫn khơng thơi day dứt đau khổ vì bội ước với Dao Tiên. Và cũng
bởi sự ép duyên của người mẹ, mà Trương Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang
đã bị dồn ép đến đường cùng phải tự tận để trọn tình vẹn nghĩa với Phạm Kim....
Đối với mối quan hệ phu - phụ, Nho giáo coi đây là mối quan hệ trung
tâm của ngũ luân, là nền tảng cho các mối quan hệ khác. Gia đình trước hết là
sự kết hợp, chung sống hịa thuận giữa người chồng và người vợ. Với quan
niệm “trọng nam kinh nữ” thì vai trị của người chồng trong gia đình rất lớn,
người vợ chỉ xuất hiện với vai trị lệ thuộc, tịng thuộc, phải chấp nhận những
khn khổ hà khắc: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “phu
xướng - phụ tùy”... Những quan niệm này đã ăn sâu vào tâm thức người Việt
và đã có một thời nó mặc nhiên trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của
người phụ nữ. Hàng loạt các tấm gương người vợ trung trinh, tiết hạnh trong
văn học trung đại như Vũ Nương, Cúc Hoa, Châu Long... đều là những chuẩn
mực thể hiện mối quan hệ này.
Mối quan hệ huynh - đệ cũng được Nho giáo coi trọng. Chữ đễ trở thành
chuẩn mực trong cách ứng xử của anh em trong gia đình: Chữ đễ có nghĩa là
nhường/ Nhường anh nhường chị lại nhường người trên.
Do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo nên các tác phẩm thời kì trung đại,
trong đó có các truyện thơ Nơm khi đề cập đến chủ đề gia đình hay các nhân vật
trong mối quan hệ gia đình thường mang màu sắc, tư tưởng Nho giáo trong khn

khổ tam tịng tứ đức, tam cương ngũ thường, dù mức độ ít, nhiều, đậm nhạt có
khác nhau. Ta có thể tìm thấy trong các truyện thơ Nơm bình dân và bác học một
loạt những hình mẫu tiêu biểu cho tư tưởng này. Đó là nàng Kiều lấy chữ Hiếu
làm đầu, trong cơn biến cố gia đình đã “bán mình chuộc cha”, là nàng Ngọc Khanh
tự trầm mình, thủ tiết khi hay tin Lương sinh tử trận, hay tình yêu thương con cảm
13


động của các bậc sinh thành như Lương mẫu, Giang ông, Giang bà, mẫu thân Tống
Trân,... hoặc lòng hiếu thảo, thủy chung, nghị lực phi thường của những con người
sống vì chữ hiếu, chữ tình như Tống Trân, Cúc Hoa, Lương Sinh, Dao Tiên, Phạm
Kim, Thụy Châu.... Có thể thấy văn hóa ứng xử trong gia đình được thể hiện trong
các truyện Nôm trung đại là sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của nhân dân và
giáo lý Nho học đề cao giá trị đạo đức, tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc.
1.2.2. Văn hoá ứng xử của người Việt ngồi xã hội
Truyền thống văn hóa của người Việt trước hết thể hiện ở truyền thống
yêu nước. Tinh thần đó thấm nhuần và trở thành chuẩn mực đạo đức của cả dân
tộc. Lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng đã trở thành minh chứng rõ nét
cho truyền thống đó. Trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam “ái quốc” đã
trở thành tín nghĩa, như một thứ tín ngưỡng thấm vào máu thịt, vào tiềm thức
mỗi người, được truyền từ đời này sang đời khác trở thành thước đo đạo đức cho
cá nhân, mở rộng ra cả dân tộc. Từ đó, người Việt hình thành lối sống đồn kết,
lối ứng xử “thân tộc hóa” trong các mối quan hệ xã hội.
Trong xã hội, quan hệ giữa người với người đều xây dựng và tồn tại trên
nền tảng tình nghĩa. Tình nghĩa chính là cách sống trong sạch, làm điều phải, điều
nhân, giúp đỡ lẫn nhau, đồng cảm trước nỗi đau nhân tình: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Thương người như thể
thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”… Trong
quan hệ xã hội, người Việt ln lấy tấm lịng ra đối đãi với nhau, thiên về tình
nghĩa hơn là lí trí cứng nhắc: “Một bồ cái lý bằng một tý cái tình”, “Bán anh em

xa mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”... Con người trở
nên gắn kết với nhau, tự ý thức tính cộng đồng, tập thể và tơn trọng quy ước dịng
họ, xóm làng. Con người gần gũi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc
sống... cùng với đó là truyền thống, lối ứng xử đầy tính nhân văn: tơn sư trọng
đạo, kính trên nhường dưới, uống nước nhớ nguồn...
1.2.3. Văn hoá ứng xử của người Việt trong tình yêu

14


Đời sống nội tâm của người Việt rất phong phú, mang nhiều cung bậc cảm
xúc, nhiều trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, u, ghét, thù, hận… Chính vì vậy,
văn hóa nghĩa tình là nét đặc trưng cơ bản của tâm hồn người Việt. Người Việt
gắn kết với nhau và cùng chung sống dựa trên cơ sở chữ tình, điều đó tạo nên
nhiều mối quan hệ tình cảm được nảy sinh và ni dưỡng. Trong gia đình đó là
tình cảm giữa ông bà với con cháu, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ với con cái,
giữa anh chị em với nhau… Ngồi xã hội đó là tình bạn bè, tình đồng chí, đồng
đội,… Và một trong số những mối quan hệ khăng khít thiêng liêng khơng thể
khơng kể đến đó chính là tình u lứa đơi.
Tình u hay ái tình, là một loại trạng thái cảm xúc, tâm lý, và thái độ đặc
biệt xuất phát từ hai giới khác nhau (Ngày nay, trong xã hội hiện đại người ta
chấp nhận thứ tình u cùng giới). Đó chính là sự thu hút, lơi cuốn mong muốn
gắn bó, ràng buộc của người nam và người nữ. Trong tình yêu, con người trải
qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Ngọt ngào, cay đắng, buồn, vui, giận
hờn, nhớ nhung, ghen tng… Tình u ln ln tồn tại và là một thứ tình cảm
tự nhiên vốn có của con người.
Văn học Việt Nam dành một vị trí đặc biệt, một khoảng đất rộng và tốn
khơng ít giấy, mực để viết về đề tài tình u. Theo dịng lịch sử, theo tiến trình
phát triển của xã hội lồi người, của lịch sử văn học, tình yêu luôn hiện hữu, làm
đầy những trang văn và để lại khơng ít sự trầm trồ, u thích, vui, buồn, ngưỡng

mộ, căm ghét… trong lịng người. Trong tình u đơi lứa, người Việt luôn ca
ngợi sự chung thủy sắt son, lên án sự tráo trở, bội bạc. Sự thủy chung son sắt
được coi là thước đo tình cảm và cả nhân cách con người. Những con người
chung thủy trước sau như nhất thì dù có phải chịu đựng mn vàn gian khổ, cuối
cùng đều được hưởng hạnh phúc trong sự sum vầy, đồn tụ.
Nếu đi sâu tìm hiểu về văn hóa, văn học dân gian hình thành, nảy sinh
trong đời sống sinh hoạt của nhân dân thì có thể nói mảng ca dao về tình nghĩa
là thể loại truyền tải ái tình một cách sâu sắc nhất. Ca dao viết về tình u lứa
đơi, tình nghĩa vợ chồng chiếm một nửa số lượng và trở thành một mảng lớn của

15


thể loại này. Với đặc trưng là sự ngọt ngào, nhẹ nhàng, đằm thắm mà không kém
phần sâu sắc, ca dao Việt Nam có đầy đủ khả năng lột tả sắc thái trong tình u
đơi lứa, tình cảm vợ chồng. Theo sự phát triển của mối quan hệ lứa đôi, ca dao
có thể chia thành: ca dao tỏ tình, ca dao tương tư - yêu đương, ca dao thề nguyền,
ca dao hận tình. Tình yêu trong ca dao được thể hiện một cách ý nhị, uyển
chuyển, nhưng lại chân thành mộc mạc; một thứ tình yêu mộc mạc chân quê, pha
trộn hương đồng cỏ nội. Qua ca dao, hình ảnh những cô gái quê chân chất, bẽn
lẽn, những chàng trai hóm hỉnh được gợi nên một cách rõ nét. Tỏ tình trong ca
dao ln khéo léo, tế nhị, nói bóng gió xa xơi, tình u trong ca dao sâu sắc, đậm
đà. Nỗi nhớ, niềm thương trong ca dao thật đong đầy, lắng đọng. Đó chính là do
sự ảnh hưởng của nét văn hóa ứng xử phương Đơng:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
……………….
Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi khơng n một bề”
(Ca dao)
Hay:
“Một thương tóc bỏ đi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan

16


Tám thương má phấn lại càng thêm xinh
Chín thương em ngủ một mình
Mười thương con mắt có tình với ai”
(Mười thương)
“Hơm qua tát nước đầu đình
Bỏ qn chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
……………………………….”
(Khuyết danh)
Với nền văn học trung đại, hiện đại hay hậu hiện đại, tình yêu lứa đôi chưa
bao giờ trở thành đề tài bị quên lãng. Người Việt ln đề cao đức tính thủy chung,
sắt son của người phụ nữ đồng thời ln ca ngợi tình u tự do, ln tha thiết
mãnh liệt trong tình u… Yêu như thế nào thì cách thể hiện bằng hành động
như vậy. Trong tình yêu, người con gái ngày càng chủ động táo bạo. Ở văn học
trung đại, truyện thơ Nơm bác học và truyện thơ Nơm bình dân có vai trị truyền

tải nội dung này. Những điều đó hội tụ đủ trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Sơ
kính tân trang… Trong văn học hiện đại, tình yêu được biết đến qua thơ ca của
các tác giả như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh…, qua truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nam Cao, Nguyễn Khải, Tơ Hồi…, qua tiểu
thuyết và rất nhiều thể loại khác.
Như vậy, văn hóa ứng xử của người Việt trong tình yêu được thể hiện rất
rõ trong văn học, qua các bài thơ, câu chuyện hay trong cả những vở kịch, thậm
chí là những trang nhật kí. Bất cứ ở một thể loại nào hay trong thời đại văn học
nào, văn hóa ứng xử của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc cách ứng xử ngoài
đời sống. Người nước ngoài khi đến Việt Nam dường như đều có chung một cảm
nhận đó chính là sự hiếu khách, mến khách, cởi mở, thân thiện của con người
Việt. Đây là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi một người dân Việt
Nam trong việc giữ gìn nền văn hóa của dân tộc.

17


1.3. Một số vấn đề về truyện Nôm
1.3.1. Khái niệm
Hiện nay có khá nhiều cách định nghĩa về truyện Nơm. Trong Từ điển thuật
ngữ văn học, truyện Nôm được quan niệm là: “thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu
biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, do
viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nơm”[24, tr 372].
Truyện Nơm có số lượng khá lớn và giữ vị trí rất quan trọng trong trong
đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Theo GS. Đặng Thanh Lê thì Truyện
Nơm là sản phẩm văn học vào thời kì phong kiến suy tàn, mang ý nghĩa phản
ánh một thời kì bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp dưới chế độ phong kiến.
Trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử nhấn mạnh: “Truyện thơ Nơm viết
ra để đọc, xem hoặc ngâm nga trong thư trai, phịng văn. Khơng có chữ Nơm thì
khơng thể có truyện Nôm” [49, tr 88]. Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch thì cho

rằng truyện Nơm là: “một hiện tượng đặc biệt, độc đáo, khá phức tạp và lý thú”
[26] trong dòng chảy của văn học Việt Nam.
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đã đưa ra những nhận xét khái quát về
thể loại truyện Nôm: “Truyện Nơm là loại hình tự sự bằng thơ dùng ngơn ngữ
văn tự dân tộc - chữ Nôm để sáng tác. Xét về thể thơ, một số tác phẩm được viết
bằng thể thơ Đường luật, gọi là truyện thơ Đường luật (như truyện Vương
Tường, Lâm tuyền kì ngộ, Tơ Cơng phụng sứ.... Nhưng phần lớn truyện Nôm
được viết bằng thể thơ lục bát. Do đó nhiều khi khái niệm truyện Nơm được dùng
để chỉ những tác phẩm truyện thơ lục bát”[59].
Mặc dù các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về truyện
Nơm nhưng tựu chung lại ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của thể loại
này: Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ của văn học trung đại Việt Nam,
thường được viết bằng ngôn ngữ dân tộc - chữ Nôm và thể thơ đặc trưng của dân
tộc - lục bát. Truyện Nôm hình thành từ khoảng thế kỉ XVI, XVII và phát triển
đến đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
18


1.3.2. Phân loại truyện Nôm
Về vấn đề phân loại truyện Nơm có nhiều tiêu chí phân loại và cách phân
loại khác nhau. Hiện nay phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả là cách phân
loại dựa vào nội dung và hình thức của truyện Nơm. Với cách phân loại trên các
nhà nghiên cứu chia các tác phẩm truyện Nôm thành: truyện Nơm bình dân và
truyện Nơm bác học.
Truyện Nơm bình dân là các tác phẩm truyện Nơm do các nho sĩ bình dân
sáng tác nên, có nội dung mang đậm tính dân dã của người lao động và nghệ
thuật mộc mạc, giản dị. Tiêu biểu như các truyện: Tống Trân Cúc Hoa, Phạm
Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu
Tuấn…

Khác với đối tượng sáng tác của truyện Nơm bình dân, truyện Nơm bác
học do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác nên có nội dung phức tạp, tình
tiết, tâm lí nhân vật và nghệ thuật điêu luyện hơn so với truyện Nơm bình dân
(Truyện Song Tinh, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyện Kiều… ). Chúng tôi theo xu
hướng phân loại phổ biến này.
Ngoài cách phân chia trên, các nhà nghiên cứu cịn sử dụng cách phân loại
truyện Nơm dựa vào nguồn gốc đề tài: (Truyện thơ Nôm lấy đề tài từ các truyện
cổ dân gian như: Trương Chi, Tấm Cám, Thạch Sanh… Truyện thơ Nơm có
nguồn gốc đề tài từ văn học Trung Quốc như: Truyện Hoa tiên, Nhị Độ Mai,
truyện Phan Trần…) và cách phân loại dựa vào tác giả. Truyện Nơm hữu danh
gồm những truyện cịn tên tác giả như truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), truyện
Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào), Truyện Kiều (Nguyễn Du)… Truyện Nôm khuyết
danh là những truyện khơng cịn tên tác giả như Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công
Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu
Tuấn…
19


×