Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.85 KB, 8 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MƠI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN PHÖ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Thị Nguyện10
Đại học Khoa học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề thách
thức lớn nhất của nhân loại ở thế kỉ XXI và dƣới tác động của BĐKH tồn cầu, Việt Nam
cũng đã có những sự biến đổi rõ rệt về các yếu tố khí hậu.
Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ khơng khí trên lãnh thổ Việt Nam đã tăng
khoảng 0,70C, mực nƣớc biển dâng lên khoảng 20cm [1]. Hiện tƣợng Elnino và Lanina
ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Theo
đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nói chung và dải ven biển miền Trung Việt
Nam nói riêng là một trong khu vực sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH và đây
chính là ngun nhân sẽ gây khó khăn rất nhiều cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, cũng
nhƣ việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc [1].
Phú Vang là một huyện thuộc vùng đầm phá, nằm ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Vang có một hệ thống thủy văn khá phức tạp, bao gồm cả dịng chảy sơng, biển và
hệ đầm phá Tam Giang - Cầu hai. Điều kiện tự nhiên này đã tạo cho Huyện một tiềm
năng rất lớn về khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cũng chính vị trí địa lý này
đã khiến Huyện thƣờng xuyên phải gánh chịu những thiệt hại lớn do các yếu tố thời tiết
cực đoan gây ra. Ngƣời dân ở đây lại chủ yếu sống dựa vào hoạt động nông nghiệp –
thủy sản, nhƣng thu nhập thấp, bấp bênh, trình độ dân trí khơng cao, sức khỏe thì ln bị
đe dọa..., vì thế Phú Vang đƣợc xem là một trong những huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế
phải gánh chịu những tác động nặng nề nhất bởi sự BĐKH chung của toàn cầu.
2. NỘI DUNG
2.1. Biểu hiện của BĐKH ở lãnh thổ nghiên cứu
Phú Vang có vị trí gần kề trung tâm thành phố Huế, vì thế khơng có trạm quan trắc
Khí tƣợng – Thủy văn nào đƣợc bố trí tại Phú Vang. Do đó, trên cơ sở phân tích nguồn số
liệu quan trắc của một số trạm Khí tƣợng – Thủy văn ở Thừa Thiên Huế, sự biểu hiện về
BĐKH ở huyện Phú Vang cũng nằm trong phạm vi biểu hiện BĐKH của Tỉnh và những
biểu hiện đó đƣợc thể hiện qua các yếu tố sau:


2.1.1. Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm (TN) từ 1940 đến nay hầu nhƣ không tăng,
nhƣng nhiệt độ các tháng mùa hè có xu hƣớng tăng rõ rệt với tốc độ tăng 0,10C/ thập kỉ.
Nhiệt độ trung bình mùa đơng có xu hƣớng tăng, giảm rõ rệt và các mùa đông rét đậm
xuất hiện nhiều hơn trong 30 năm qua với các kỉ lục nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn
so với 30 năm qua.

10

Trƣởng Bộ môn Địa lý Tài nguyên – Môi trƣờng, Khoa Địa lý – Địa chất, Đại học Khoa học, Đại học Huế
91


Bảng 1. Sự biến đổi của nhiệt độ qua các thập kỉ ở trạm Huế
Đơn vị: 0C
Thời kì

TN

TI

TVII

Tn

TX

1931 – 1940

25,1


19,8

29,0

8,8 (1933)

39,9 (1936)

1941 – 1950

25,3

20,8

29,3

11,8 (1949)

39,3 (1949)

1951 – 1960

25,2

20,1

29,2

11,1 (1953)


40,0 (1952)

1961 – 1970

25,3

19,9

29,2

11,4 (1964)

40,0 (1969)

1971 – 1980

25,1

20,1

29,3

10,7 (1976)

39,2 (1977)

1981 – 1990

25,1


19,8

29,4

10,7 (1986)

41,3 (1983)

1991 – 2000

25,1

20,2

29,5

9,5 (1999)

39,5 (1998)

2001 - 2010

25,0

19,9

29,1

-


-

Nguồn [Trung tâm KT-TVTTH]
Ghi chú: TN: Nhiệt độ trung bình năm, TI: nhiệt độ trung bình tháng I, TVII: Nhiệt
độ trung bình tháng VII, Tn: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, TX: nhiệt độ tối cao tuyệt đối
2.1.2. Mƣa, lũ
Trong gần một trăm năm qua, lƣợng mƣa trung bình năm có sự biến động mạnh.
Lƣợng mƣa tăng trong các tháng IX, X, XI và lƣợng mƣa ngày lớn nhất có xu hƣớng tăng
rõ, lƣợng mƣa trong các tháng mùa khô giảm dần trong ba thập kỉ gần đây (Bảng 2). Do
lƣợng mƣa tăng dần và đặc biệt lƣợng mƣa ngày lớn nhất cũng tăng nên đã gây ra những
trận lũ rất lớn, nhƣ trận lũ năm 1959, 1983, đặc biệt lƣợng mƣa ngày 02/ 11/ 1999 là
978mm và lƣợng mƣa tháng 11/ 1999 là 2452mm, đã gây ra trận lũ lịch sử trong 100 năm
qua.
Bảng 2. Sự biến động của lƣợng mƣa qua các thập kỉ ở trạm Huế
Đơn vị: mm
Thời kì

RN

Rtmax

Rnmax

1911 – 1920

2817

1568 (11/ 1917)


283 (13/ 10/ 1916)

1921 – 1930

3008

1241 (11/ 1930)

360 (13/ 11/ 1930)

1931 – 1940

2631

1166 (10/ 1932)

433 (25/ 11/ 1939)

1941 – 1950

3230

1547 (10/ 1949)

440 (23/ 10/ 1949)

1951 – 1960

2751


1078 (10/ 1960)

277 (27/ 11/ 1960

1961 – 1970

2824

1792 (10/ 1969)

550 (05/ 11/ 1969)

1971 – 1980

2666

1564 (10/ 1983)

470 (23/ 10/ 1973)

1981 – 1990

2575

1572 (10/ 1983)

582 (10/ 10/ 1981)

1991 – 2000


3093

2452 (11/ 1999)

978 (02/ 11/ 1999)

2001 - 2010

3327,7

1544 (10/ 2007)

-

Nguồn [Trung tâm KT-TVTTH]
92


RN: Lƣợng mƣa trung bình năm, Rtmax: Lƣợng mƣa tháng lớn nhất, Rnmax: Lƣợng
mƣa ngày lớn nhất.
2.1.3. Bão và âp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế tăng
mạnh trong thập kỉ 70, 80 và có xu hƣớng giảm trong thập kỉ 90 nhƣng cƣờng độ bão lại
mạnh hơn.
Theo số liệu theo dõi bão từ 1952 đến 2005 (54 năm) đã có 32 cơn bão và ATNĐ
ảnh hƣởng đến Thừa Thiên Huế, trong đó có 5 cơn bão mạnh và rất mạnh chiếm tỷ lệ
9,4%, gồm có bão ngày 30/X/1952 vào Huế sức gió cấp 12 (122km/giờ), bão BABS
ngày 16/IX/1962: cấp 12(118km/giờ), bão TILDA ngày 22/IX cấp 13 (137km/giờ), bão
PATSY ngày 15/X/1973 cấp 11 (104km/giờ) và bão CECIL ngày 16/X/1985 cấp 11
(104km/giờ).

Mùa bão ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI mỗi năm,
trong đó tháng IX chiếm tần suất cao nhất với 31%, sau đó đến tháng X chiếm 19%, cịn
lại các tháng khác chiếm từ 9,4 đến 12,5%. Trung bình hàng năm có 0,6 cơn bão ảnh
hƣởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, năm nhiều bão nhất là 3 cơn( 1971), năm ít bão
nhất khơng có cơn nào. Tần suất khơng có bão chiếm trên 50%. [6]
Tốc độ gió bão trung bình ở Thừa Thiên Huế là 76 km/giờ tƣơng đƣơng với cấp 9,
mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137km/gi). Theo tính tốn thì cứ 10 năm sẽ xuất hiện
bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12. Từ năm 1991 đến nay chƣa có bão mạnh đổ
bộ vào Thừa Thiên Huế. điều này khác với tình hình chung của cả nƣớc.
Bên cạnh tác hại do gió mạnh gây ra, bão và ATNĐ cịn gây ra lũ lụt do mƣa lớn.
Bão kết hợp lũ là hình thế thời tiết rất nguy hiểm gây nhiều thiệt hại nhƣ cơn bão năm
1985

Đƣờng đi của các cơn bão ảnh hƣởng đến TTH từ năm 1954-2005

93


2.2. Dự báo BĐKH và những thiên tai ở lãnh thổ nghiên cứu
Đối với tình hình nƣớc biển dâng thì theo báo cáo lần thứ tƣ của IPCC, ƣớc tính
mực nƣớc biển dâng khoảng 26 – 59cm vào năm 2100. Tuy nhiên tính tốn của IPCC về
nƣớc biển dâng vẫn còn thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và ảnh chụp từ vệ tinh.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nƣớc biển tồn cầu có thể tăng 50 – 140cm vào
năm 2100. Các kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam đƣợc tính tốn theo kịch bản phát
thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất
(A1). Theo kịch bản này cho thấy vào giữa thế kỉ XXI mực nƣớc biển có thể dâng thêm
28 – 33cm và đến cuối thế kỉ XXI, mực nƣớc biển có thể dâng thêm từ 65 – 100cm so với
thời kì 1980 – 1999 [1].
- Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Với kịch bản phát thải trung bình thì đến cuối thế kỉ XXI nhiệt độ trung bình năm

ở Thừa Thiên Huế có thể tăng 2,5 – 2,60C, nhƣng sẽ tăng đáng kể trong các tháng I và II,
dự đoán từ 2,6 – 2,70C, các tháng VI và VII sẽ tăng từ 2,4 – 2,50C.
Lƣợng mƣa trung bình năm có thể tăng 3,16% vào năm 2050, tăng 7,74% vào năm
2100. Lƣợng mƣa tháng VII – VIII có thể giảm 7% vào năm 2050 và giảm 14% vào năm
2100. Ngƣợc lại lƣợng mƣa mùa mƣa (IX – XI) tăng 8% vào năm 2050 và tăng 15% vào
năm 2100.
Với kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng 3,90C và trong các
tháng III, IV, V có thể tăng 4,70C. Năm 2050 lƣợng mƣa trung bình năm có thể tăng lên
5,1%, lƣợng mƣa tháng IX – XI sẽ tăng 12,3%. Vào cuối thế kỉ XXI, lƣợng mƣa trung
bình năm có thể tăng đến 11% và trong tháng IX - XI tăng đến 24,7%, nhƣng trong
tháng III – V có thể giảm 23,4%.
- Đối với huyện Phú Vang
Hiện tƣợng nƣớc biển dâng sẽ tràn qua các cửa biển vào trong phá Tam Giang –
Cầu Hai và sẽ tiến sâu vào lục địa. Phú Vang là huyện chiếm diện tích phá lớn nhất, vì
thế khi mực nƣớc biển dâng 1m thì tồn bộ khu vực đầm phá thuộc Huyện sẽ trở thành bể
nƣớc mặn, nghĩa là mức độ nhiễm mặn ở Huyện sẽ nặng nề hơn các nơi khác (theo tính
tốn khoảng 8.532ha).
Phần lớn lãnh thổ Phú Vang nằm trong tiểu vùng khí hậu 1a, với đặc điểm có số
tháng thiếu ẩm nhiều nhất Tỉnh là 6 tháng, tổng lƣợng mƣa năm và tổng lƣợng mƣa từ
tháng I – VIII thấp nhất Tỉnh, chịu ảnh hƣởng gay gắt của gió Tây Nam khơ nóng. Chính
vì thế Phú Vang đƣợc xem là một trong hai huyện có mức độ hạn hán cao nhất Tỉnh. Với
những kịch bản BĐKH ở Thừa Thiên Huế, lƣợng mƣa mùa khơ (tháng III – V) có thể
giảm 7% vào năm 2050 và trên 14% vào năm 2100, làm cho mức độ hạn hán ở Huyện sẽ
càng nghiêm trọng hơn.
Trong những thập kỉ gần đây, tần suất các cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế có
xu hƣớng tăng lên. Trong đó huyện Phú Vang từ năm 1951 đến năm 2000 trung bình mỗi
năm có khoảng 0,89 cơn bão so với trƣớc năm 1950 là 0,87 cơn/ năm.
Hệ thống sông Hƣơng có diện tích lƣu vực sơng lớn nhất Tỉnh, trong đó hơn 80%
diện tích đồi núi, độ cao lƣu vực trung bình là 330m, độ dốc trung bình là 28,5%. Thừa
Thiên Huế là một trong những vùng có lƣợng mƣa lớn nhất Việt Nam, với lƣợng mƣa

trung bình năm của khu vực ven biển thuộc lƣu vực sông Hƣơng khoảng 2.500mm, vùng
94


đầu nguồn khoảng 3.500mm. Bên cạnh đó do địa hình của lƣu vực sông thay đổi đột
ngột, từ vùng núi cao ở thƣợng nguồn đổ xuống đồng bằng và ra hệ thống đầm phá, gần
nhƣ khơng có vùng chuyển tiếp nên mùa mƣa có tốc độ dịng chảy càng lớn, gây lũ và
ngập lụt trên diện rộng. Huyện Phú Vang gần nhƣ nằm trong lƣu vực sơng Hƣơng, lại có
diện tích đầm phá lớn và có cửa biển Thuận An nên hằng năm chịu thiệt hại nhiều hơn
các khu vực khác trong Tỉnh do từ lũ lụt gây ra. Với kịch bản BĐKH, lƣợng mƣa tăng
15% từ tháng IX – XI vào cuối thế kỉ XXI sẽ gây ra cƣờng độ lũ trên sông Hƣơng ngày
càng mạnh hơn và thiệt hại ngày càng nặng nề hơn cho khu vực huyện Phú Vang.
2.3. Những tác động của BĐKH đến các yếu tố liên quan môi trƣờng tự nhiên, kinh
tế và xã hội ở huyện Phú Vang
2.3.1. Tác động đến hệ sinh thái và môi trƣờng
Hệ sinh thái chủ đạo ở huyện Phú Vang là hệ sinh thái đầm phá và hệ sinh thái ven
biển, bao gồm các thảm thực vật tự nhiên, rừng ngập mặn, động - thực vật thủy sinh nƣớc
ngọt, nƣớc lợ. BĐKH đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái này.
- Với kịch bản BĐKH khi nƣớc biển dâng, hiện tƣợng nƣớc mặn sẽ xâm nhập sâu
vào đất liền, sẽ phá hủy các trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh ven biển. Đồng thời khi nhiệt
độ tăng cao, mức độ hạn hán, lũ lụt càng nặng nề hơn, làm cho độ mặn trong nƣớc lên
xuống đột ngột ảnh hƣởng đến sự tồn tại của các loài động thực vật thủy sinh và một số
lồi khơng chịu đƣợc sự thay đổi của các yếu tố sinh thái có thể bị tiêu diệt. Hiện tƣợng
nhiệt độ tăng cao cùng với ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngày càng gia tăng sẽ làm suy giảm
số lƣợng các loài sinh vật nƣớc lợ, đe dọa đến mật độ đa dạng sinh học của khu hệ đầm
phá này [3,4,5].
- Theo thống kê [5], năm 2009 Phú Vang có khoảng 500ha rừng, chủ yếu là phi
lao và keo lá tràm, tập trung ở các xã ven biển. Dải rừng này có vai trị quan trọng trong
việc bảo vệ bờ và chắn gío. Diện tích rừng ngập mặn của Huyện cũng rất ít, chỉ cịn lại
một số mảng ven đầm phá và khu vực nghỉ mát gần cầu Thuận An. Nếu nƣớc biển dâng

và nƣớc mặn xâm nhập sâu thì nguy cơ rừng ngập mặn này sẽ bị thu hẹp dần, thậm chí bị
phá hủy hồn tồn. Bờ biển thuộc huyện Phú Vang đã bị xâm thực mạnh mẽ, nhất là ở xã
Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh An... bãi biển bị thu hẹp dần, nƣớc biển đang tiến vào phá
hủy dần dải rừng ngập mặn ven biển. Ngoài ra do hoạt động khai thác cát trên biển đã
làm cho bãi biển càng dễ bị xói lở hơn.
- BĐKH cũng đã góp phần (gián tiếp) gia tăng mức độ ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc,
suy thối mơi trƣờng đất. Cụ thể tại huyện Phú Vang với hoạt động nuôi trồng thủy sản ở
thị trấn Thuận An, xã Phú An, Phú Mỹ, Phú Xn... nhƣ ni tơm chắn sáo, nị sáo với
mật độ dày đặc do đặc điểm thủy văn ở đây tƣơng đối khép kín, trao đổi dịng chảy yếu,
chủ yếu là ở trạng thái tù đọng. Vì thế khi nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài thì lƣu
lƣợng dịng chảy ở trong đầm, sông càng giảm mạnh, nồng độ chất hữu cơ sẽ tăng lên,
hiện tƣợng phú dƣỡng quá mức sẽ xảy ra càng nghiêm trọng hơn. Đối với môi trƣờng đất,
từ việc làm giảm sản lƣợng lúa, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn nên nông dân phải tăng
cƣờng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, điều này đã làm cho môi trƣờng
đất bị ô nhiếm. Ngoài ra, hiện tƣợng hạn hán và ngập lụt kéo dài cũng đã làm gia tăng
mức độ suy thoái môi trƣờng đất. Khi bị hạn hán, độ ẩm trong đất giảm mạnh, các keo Fe
và keo Al bị mất nƣớc tạo thành các oxit có liên kết vững chắc, nguy cơ hình thành các
khối đá ong, điều này sẽ ảnh hƣởng đến canh tác. Còn khi lƣợng mƣa tăng, sẽ gây ngập
úng trong thời gian dài và sẽ làm biến đổi tính chất đất. Đồng thời, do ven vùng đầm phá
95


thƣờng đƣợc che phủ bởi các trảng cỏ có bộ rễ yếu nên khi lƣợng mƣa tăng, kéo dài, lũ
lụt xảy ra thì lớp đất ở khu vực này rất dễ bị xói lở, sạt lở
2.3.2. Tác động của BĐKH đến hoạt động kinh tế
a. Đối với ngành nông nghiệp – thủy sản: Đây là ngành sản xuất chính của
huyện Phú Vang, chiếm gần 45% GDP của Huyện và thu hút gần 89% lao động. Tuy
nhiên đây cũng là ngành chịu tác động trực tiếp rất lớn của BĐKH [3,4,5].
- Hoạt động khai thác thủy sản tập trung ở các xã Phú Thuận, Thuận An, Phú Hải,
Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An. Khai thác thủy sản của Huyện chủ yếu là khai thác trực

tiếp trên biển chiếm 96% sản lƣợng đánh bắt, cịn khai thác trên sơng, vùng đầm phá chỉ
chiếm 4% [5]. Tuy nhiên phƣơng tiện khai thác còn lạc hậu, các trang thiết bị liên lạc của
các thuyền cịn thơ sơ, nên mỗi khi có bão xuất hiện, huyện Phú Vang là một trong những
huyện bị thiệt hại lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 1951 đến nay, tần suất các
cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế ngày càng tăng, trong đó huyện Phú Vang là một
trong những huyện bị tổn thất rất nặng nề về ngƣời và tài sản, nhất là đối với những gia
đình sống ven vùng đầm phá và có thuyền khai thác thủy sản trên biển.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản của Huyện chủ yếu là nuôi trong môi trƣờng nƣớc
lợ, chiếm 91% diện tích ni thủy sản, nghĩa là nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt chỉ chiếm
9% và hiện đang thu hẹp dần diện tích do mức độ xâm nhập mặn ngày càng tăng bởi
nƣớc biển dâng và nhiệt độ tăng cao. Trong 20 năm gần đây, từ 1991 – 2009, do thiên tai
và dịch bệnh liên tục xảy ra, các đợt hạn hán nghiêm trọng năm 1991, 1994, 1997... làm
nguồn nƣớc bị nhiễm mặn nên tôm chết hàng loạt. Bình thƣờng nƣớc ở vùng đầm phá
thuộc Huyện thƣờng bị nhiễm mặn vào tháng V – VII, nhƣng những năm gần đây tình
trạng này xảy ra ngày càng sớm, nhƣ năm 2009, 2010 mới tháng III mà nguồn nƣớc đã bị
nhiễm mặn nặng khiến cho tôm sú chết sạch. Đặc biệt với trận lũ lịch sử năm 1999, 90%
hộ nuôi trồng thủy sản đã bị thiệt hại nặng nề. Cơn bão năm 2006 đã cuốn trôi 82 lồng cá,
24,1 tấn tôm, 216,6 tấn cá và 691 vạn con cá giống. Trận bão 2009 đã cuốn trôi 43 lồng
bè cá, 17,2 tấn tôm, 204,9 tấn cá và 631,8 vạn con cá giống. Ngoài ra dịch bệnh từ năm
2002 – 2005 đã làm cho các hộ nuôi tồng thủy sản điêu đứng, nhiều gia đình mất trắng,
nợ nần chồng chất đến nổi không thể mua con giống để nuôi trở lại, nghĩa là tình trạng tái
nghèo lại xuất hiện với họ [3,4,5].
- Hoạt động nông nghiệp ở huyện Phú Vang chủ yếu trồng lúa, hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và tập trung ở các xã phía Bắc và phía Tây của Huyện. Vì thế nếu mực
nƣớc biển dâng thêm 1m thì diện tích đất nơng nghiệp sẽ khơng bị ảnh hƣởng nhiều
nhƣng do tình trạng nƣớc biển dâng và nhiệt độ tăng cao làm cho đất canh tác và nguồn
nƣớc tƣới bị nhiễm mặn, vì thế sẽ ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng thu hoạch. Theo
dự báo đến năm 2050 nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở Thừa Thiên Huế tăng 1,40C,
lƣợng mƣa từ tháng III – V sẽ giảm xuống 5 – 8%, kết hợp với nƣớc biển dâng làm cho
mức độ nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn, biên độ mặn trên 4%0 và ăn sâu từ 30 – 40km.

Diện tích đất nhiễm mặn sẽ lớn hơn rất nhiều so với 300ha đất đang bị nhiễm mặn nhƣ
hiện nay. Ngồi ra lƣợng mƣa trung bình năm tăng khoảng 3,16%, lƣợng mƣa từ tháng
IX – XI tăng 8% sẽ làm gia tăng cƣờng độ lũ tiểu mãn, lũ chính vụ và cùng với bão hoạt
động sẽ cuốn trôi gia súc, gia cầm và phá hủy mùa màng [3,4,5].
Bão thƣờng kèm theo mƣa lớn, gây lũ lụt trong vùng đã cuốn trôi gia súc, gia cầm.
Trận bão năm 2006 hoạt động nông nghiệp ở huyện Phú Vang đã bị thiệt nặng nề, cụ thể
có 143 con gia súc và 21.046 con gia cầm chết, làm mất 9ha sắn, 28ha khoai, 903 tấn
96


nấm rơm, 61,45ha hoa màu, 800 cây ăn quả bị đổ, ngập 263ha lúa nƣớc và mất 101 tấn
hạt giống [4].
BĐKH khiến cho dịch bệnh xuất hiện nhiều và dễ lây lan, ảnh hƣởng đến khả
năng thâm canh, tăng chi phí sản xuất. Từ năm 2007 đến nay dịch bệnh trên gia súc, gia
cầm đã xảy ra liên tục nhƣ dịch lở mồm, long móng, dịch heo tai xanh, cúm gia cầm... đã
gây thiệt hại lớn cho hoạt động chăn nuôi của Huyện. Bệnh rầy nâu, cuốn lá, đạo ôn trong
những năm qua bùng phát mạnh ở cả hai vụ đã ảnh hƣởng đến năng suất cây lúa rất
nhiều. BĐKH còn liên quan đến hiện tƣợng rét kéo dài, đầu năm 2008 trận rét kéo dài 38
ngày đã làm hơn 2.300ha lúa và 200ha mạ bị chết [5].
b. Đối với hoạt động dịch vụ du lịch: Đối với hoạt động này BĐKH tác động ở cả
hai mặt, nghĩa là vừa có lợi, vừa gây hại. Nhiệt độ tăng cao là cơ hội khiến cho lƣợng du
khách đến các bãi tắm ở biển Thuận An tăng lên. Nhƣng ngƣợc lại, mực nƣớc biển dâng
lại làm cho mặt bằng bãi biển bị thu hẹp, thậm chí có nhiễu bãi tắm bị “xóa sổ” nếu mực
nƣớc biển dâng cao theo kịch bản A1, B1. Ngồi ra nƣớc biển dâng cịn gây xói lở bờ
biển, phá hủy mảng rừng ngập mặn, làm mất cảnh quan bãi biển, giảm độ hấp dẫn đối với
du khách.
2.3.3. Tác động của BĐKH đến đời sống dân cƣ
- Rõ ràng BĐKH đã tác động tiêu cực đến hoạt động nơng nghiệp – thủy sản, là
nghề chính của phần lớn cƣ dân trong Huyện. Thiên tai xảy ra liên tiếp, ngày càng dữ dội
đã khiến nhiều hộ gia đình khơng thốt đƣợc đói nghèo, nợ nần chồng chất. Cơn lốc ngày

25/ 09/ 1997 với sức gió cấp 10 tràn qua huyện Phú Vang đã phá hủy nhà cửa, cây cối,
mùa màng... làm thiệt hại hơn 8 tỷ đồng. Trận lũ năm 1999 đã cuốn trơi 64 căn hộ ở làng
Hịa Duân thuộc vùng cồn cát đầm phá, khiến trên 100 ngƣời bị chết và mất tích [3].
- BĐKH cùng với tình trạng khan hiếm nƣớc ngọt do hạn hán kéo dài đã ảnh
hƣởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Ngƣợc lại mùa mƣa lũ đã
gây ngập lụt kéo dài, cùng với nhiệt độ tăng đã dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho
ngƣời cũng nhƣ gia súc, gia cầm.
- Cơ sở hạ tầng của Huyện hiện nay vẫn cịn thấp kém. Diện tích đê sơng, đê biển
rất ít, giao thơng đƣờng bộ liên thôn, liên xã chủ yếu là đƣờng đất và đƣờng cấp phối,
đƣờng nhựa chiếm khoảng 4,8% nhƣng chất lƣợng kém nên rất dễ bị hƣ hỏng khi xảy ra
lũ lụt. Do lƣợng mƣa ngày càng tăng, kết hợp với hoạt động của bão càng làm trầm trọng
thêm tình trạng ngập lụt trong mùa mƣa, càng gây xói lỡ, sạt lỡ đê bao, phá hỏng cơ sở hạ
tầng ven biển, nhƣ cảng Thuận An, bến cá, bến thuyền... Ngoài ra do hệ thống kênh
mƣơng chƣa đƣợc nâng cấp nên đã gây khó khăn cho việc cung cấp và tiêu thốt nƣớc,
điều này đã làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt và hoạt động kinh tế của cƣ dân trong Huyện
rất rõ.
- Khi mực nƣớc biển dâng, đối tƣợng bị tác động mạnh nhất ở huyện Phú Vang là
cộng đồng dân cƣ thủy diện trên đầm phá. Mặc dù các hộ dân thủy diện đã đƣợc đƣa lên
bờ để định cƣ, đƣợc vay vốn để nuôi tôm sú, nhƣng kết quả đều bị thất thu do các yếu tố
tác động nhƣ trên đã phân tích, vì thế họ phải qy trở lại với sơng nuớc, tìm cách đánh
bắt thủy sản để kiếm kế sinh nhai, con cái lại không đƣợc học hành, cuộc sống của họ trở
nên bấp bênh. Ngoài ra sức khỏe của cƣ dân thủy diện luôn bị đe dọa bởi nguồn nƣớc
sinh hoạt của họ không đảm bảo chất lƣợng do chủ yếu lấy từ vùng đầm phá, trình độ dân

97


trí lại rất thấp vì thế tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến đƣờng tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất
Tỉnh.
3. KẾT LUẬN

Phú Vang là một huyện đầm phá, có một hệ thống thủy văn rất phức tạp, kết hợp
cả dịng chảy sơng, biển và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Điều kiện tự nhiên này đã
tạo cho Huyện một tiềm năng rất lớn về khai thác và ni trồng thủy sản. Tuy nhiên,
cũng chính vị trí địa lý này đã khiến cho huyện Phú Vang đƣợc xem là một trong những
huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bị tác động nặng nề nhất bởi sự BĐKH chung của
toàn cầu.
Nhằm giảm thiểu sự thiệt hại và nâng cao khả năng thích ứng trƣớc sự BĐKH,
huyện Phú Vang cần sớm xây dựng và phát triển các mơ hình quản lý thiên tai dựa vào
cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý thiên tai cho cán bộ địa phƣơng, kiên cố hóa cơ sở
hạ tầng, xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, nâng cấp cơng trình thủy lợi nhằm đảm
bảo vấn đề cấp, thoát nƣớc kịp thời, tiến hành quy hoạch lại các vùng nuôi trồng thủy sản
ở các xã Phú An, Phú Mỹ, Thuận An là những nơi trực tiếp chịu thiệt hại nặng nề bởi
hiện tƣợng nhiệt độ khơng khí tăng và nƣớc biển dâng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam.
[3]. Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang (1999), Báo cáo tổng hợp tình
hình thiệt hại về nơng, ngƣ nghiệp do trận lũ năm 1999.
[4]. Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang (2006), Báo cáo tổng hợp tình
hình thiệt hại về nơng, ngƣ nghiệp do bão năm 2006.
[5]. Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Phú Vang (2009), Báo cáo tổng hợp tình
hình thiệt hại về nông, ngƣ nghiệp do bão năm 2009.
[6] Nguyễn Việt, Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh, Tham luận Hội thảo
khoa học về Giải pháp phòng chống thiên tai ở Thành phố Huế năm 2012

98




×