Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugenie Grandet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.8 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

ĐỀ TÀI
BÚT PHÁP HIỆN THỰC CỦA H.BALZAC
QUA TIỂU THUYẾT EUGÉNIE GRANDET

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
MÔN: VĂN HỌC TÂY ÂU II
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu
1
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Mục lục
Lời nói đầu
1. Dẫn nhập: Cơ sở hình thành và sự phát triển chủ nghĩa hiện thực phê phán
1.1. Bối cảnh Pháp sau cuộc Cách mạng Tư sản
1.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Pháp
2. Honoré de Balzac và Tấn trò đời
2.1. Honoré de Balzac
2.2. Tấn trò đời
3. Eugenie Grandet: sự thành công rực rỡ của bút pháp hiện thực Balzac
3.1. Bức tranh xã hội tỉnh lẻ: một bút pháp tả thực độc đáo
3.2. Bút pháp hiện thực thơng qua những hình tượng nhân vật
3.2.1. Kiểu nhân vật tư sản “gạo cội”
3.2.2. Kiểu nhân vật tư sản hóa
3.2.3. Kiểu nhân vật Eugenie Grandet
4. Tổng kết
Thư mục tài liệu tham khảo



2
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Lời nói đầu
Văn hóa Pháp là một trong những vùng văn hóa có mặt sớm trong buổi bình minh
lịch sử. Tuy nhiên, lịch sử văn học Pháp lại bắt đầu khá muộn, so với các vùng láng
giềng khu vực Tây Âu. Dấu mốc của lịch sử văn học Pháp là vào thời Trung đại, với
các bản anh hùng ca truyền miệng và văn bản tiếng Latin.
Trải qua thời Trung đại, văn học Pháp đã phát triển hơn và đạt nhiều thành tựu ở
nhiều thể loại như sân khấu bi hài, truyện kể thanh nhã, thơ ca,… Khi khu vực Tây Âu
sục sôi tinh thần Phục Hưng; ở Pháp, văn nghệ vẫn chưa thốt khỏi tinh thần Cơ Đốc
giáo. Văn hóa Pháp va chạm và tiếp thu phong trào Phục Hưng khá muộn, nên khi bước
vào thế kỷ 17, Pháp đã vay mượn chất liệu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại để tạo nên
trào lưu/chủ nghĩa cổ điển, nền văn nghệ phục vụ cho nền chính trị quân chủ.
Trải qua thế kỷ 18 đậm tinh thần duy lý, văn học Pháp sản sinh nhiều tác giả và
tác phẩm ủng hộ tư tưởng Khai sáng như Voltaire với Những câu chuyện triết học,…
Bước sang thế kỷ 19, chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời, văn học hiện thực phê pháp
Pháp bấy giờ chĩa mũi nhọn vào những mặt xấu trong xã hội, tố cáo, lên án, phê phán
một xã hội thối nát, tơn vinh đồng tiền. Ở đó, ta bắt gặp những tác giả khổng lồ như
Standhan, Flaubert, Beranger,… và đình đám với Honoré de Balzac và bộ Tấn trò đời.
Nổi bật trong bộ Tấn trò đời, được xem là kiệt tác, Eugénie Grandet thể hiện rõ
ràng nhất tinh thần của chủ nghĩa hiện thực phê phán và bút pháp của tác giả. Bài tiểu
luận này sẽ tập trung bàn về: Bút pháp hiện thực của Honoré de Balzac qua tiểu
thuyết Eugénie Grandet bằng phương pháp phân tích hình tượng của những nhân vật
trung tâm của tác phẩm.
NHĨM THỰC HIỆN

1. Dẫn nhập: Cơ sở hình thành và sự phát triển chủ nghĩa hiện thực phê

phán ở Pháp
1.1. Bối cảnh Pháp sau cuộc Cách mạng Tư sản
3
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Châu Âu thế kỷ 19 sục sôi trong tâm thế đấu tranh chống lại những tiêu cực của
xã hội sau những cuộc Cách mạng Tư sản. Những cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra
dưới nhiều hình thức: văn nghệ, bãi công, vũ trang,… Xã hội Pháp đầu thế kỷ 19 là một
bối cảnh điển hình cho những tiêu cực sau cuộc Cách mạng Tư sản và dẫn đến sự ra đời
của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Phát súng đầu tiên, mở màn cho Cách mạng Tư sản Pháp là vào năm 1789. Trước
năm 1789, xã hội Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng vì chế độ quân chủ
chuyên chế Pháp đã đi đến hồi suy tàn. Vua Louis XVI bóc lột thuế khóa nhân dân để
bù đắp vào tài chính đang cạn kiệt của nhà nước, tầng lớp quý tộc cũng ra sức bóc lột
sức lao động của nơng dân,… Bên cạnh tình hình kinh tế và xã hội rối ren, trào lưu triết
học Ánh sáng đã phát triển rực rỡ, dọn đường cho cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng
nổ.
Cuộc cách mạng diễn ra ròng rã suốt mười năm, đến năm 1799 thì chấm dứt;
đánh dấu bằng sự nắm quyền của Napoleon Bonaparte. Trong vòng mười năm đó, nước
Pháp đã đi từ một nước quân chủ chuyên chế, chuyển sang quân chủ lập hiến rồi tiến
đến nước cộng hòa; nhiều đảng phái đấu tranh, thay phiên nhau nắm quyền.
Sau khi Napoleon Bonaparte chính thức lên nắm quyền (1800), xã hội Pháp lại
trải qua nhiều biến động khác nhau; cụ thể như sau:
+ Năm 1814: chế độ quân chủ được lập lại;
+ Tháng 7/1830: nhân dân nổi dậy, chống lại vương triều Bourbon;
+ Tháng 8/1830: Nền quân chủ tháng Bảy được thiết lập, do vua Orleans Philippe
trị vì. Tiền bạc, nhà băng là sự lựa chọn của nền quân chủ tháng Bảy. Ba mươi năm đầu
thế kỷ 19 là giai đoạn tích lũy tư sản. Bắt đầu từ dấu mốc 1830, giai cấp tư sản lớn
mạnh và đồng tiền cũng lên ngôi.

+ Năm 1847: Tây Âu khủng hoảng kinh tế;
+ Tháng 2/1848: Nhân dân phản đối những đàn áp của chính quyền, đứng lên đấu
tranh. Cuối cùng, nước Pháp thống nhất lập nên nền cộng hòa thứ 2.

4
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


1.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Pháp
1.2.1. Trải qua cuộc Cách mạng Tư sản (1789 - 1799), nước Pháp phải đối mặt
với những biến động về chính trị lẫn xã hội (trải qua nền quân chủ lập hiến, nền cộng
hòa I rồi đến nền quân chủ tháng Bảy).
Những biến động tiêu cực trong tình hình xã hội đã dẫn đến tình hình văn học
cũng thay đổi, khơng cịn “dùng đầu để đi”, khơng cịn sục sơi đàm luận về những vấn
đề được đặt ra trong trang viết của Voltaire, Ghoet, Diderot, Rousseau,… Diễn đàn văn
học dần dần hình thành trào lưu văn học lãng mạn; manh nha ở Anh và phát triển rực rỡ
tại Pháp, về sau gọi đó là Chủ nghĩa lãng mạn.
Ra đời muộn hơn trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực phê phán ra đời khoảng
năm 1820, do Standhan khởi xướng. Hai trào lưu phát triển song song và trở thành
dòng chảy chủ lưu suốt thế kỷ 19, tại Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung.

1.2.2. Định nghĩa:
Trào lưu hiện thực phê phán ra đời như một sự tất yếu của lịch sử, nhằm phản ánh
mâu thuẫn cơ bản của Tây Âu sau cuộc cách mạng tư sản, đó là mâu thuẫn giữa tư sản
và vô sản.
Tại Pháp, trào lưu văn nghệ hiện thực phê phán diễn ra sôi nổi, tiêu biểu nhất
trong lĩnh vực văn học. Có nhiều tài liệu định nghĩa về trào lưu hiện thực phê phán/chủ
nghĩa hiện thực phê phán, chúng tôi tổng hợp lại vài định nghĩa để có một định nghĩa
đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu:
Trào lưu hiện thực phê phán là trào lưu “phản ứng lại phái lãng mạn”, bằng

cách “mô tả lại đời sống khơng lý tưởng hóa và tránh đề cao chất trữ tình. Bên cạnh
đó, trào lưu hiện thực phê phán khơng chỉ dừng lại ở việc mô tả mà mỗi nhà văn cịn
bộc lộ, thái độ phê phán của mình đối với hiện thực phản ánh trong tác phẩm.

1.2.3. Thủ pháp sáng tác:
5
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Năm 1857, trào lưu hiện thực phê phán được nâng tầm thành “chủ nghĩa hiện
thực phê phán”, vì Jules Champfleury, một nhà văn Pháp, đã mạnh dạn viết “Tuyên
ngôn chủ nghĩa hiện thực”, dựa trên những quan niệm rút ra từ tiểu thuyết của Balzac,
Standhan,…
Thủ pháp sáng tác văn nghệ của chủ nghĩa hiện thực phê phán bao gồm:
+ Thể hiện ý thức dân chủ;
+ Nhiệt tình tố cáo những bất công trong xã hội “đồng tiền lên ngôi”, phản ánh
mâu thuẫn/xung đột, những cạnh tranh giữa giai cấp tư sản (bóc lột) và vơ sản.
+ Phản ánh một cách chân thực hiện trạng xã hội.
+ Xây dựng những hình tượng điển hình, hồn cảnh điển hình trong tác phẩm(*).
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo trong tác phẩm.
Có thể nói, những tác phẩm văn học hiện thực phê phán là những bản sử chép tay
trung thành của thời đại. Ở Pháp, trào lưu hiện thực phê phán diễn ra mạnh mẽ với một
vài đại diện tiêu biểu như Balzac, Standhan, Charles Dickens, Flaubert,…
(*) Ở bài tiểu luận này, chúng tơi sẽ vận dụng phương pháp phân tích những hình
tượng điển hình trong tác phẩm Eugénie Grandet để trình bày về bút pháp hiện thực
của Honoré de Banzac trong tiểu thuyết cùng tên.

2. Honoré de Balzac và Tấn trò đời
2.1. Honoré de Balzac
HONORÉ DE BALZAC là nhà văn lớn của Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung

vào nửa đầu TK XIX. Ơng sinh ngày 20/5/1799 ở Thành Tua, phía Tây Nam Paris. Dù
học Luật song ông lại sớm từ bỏ để theo con đường văn chương.
Balzac là người đã có cơng rất lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa hiện thực phê
phán. Các tác phẩm của ông đa phần đều nói về con người trong nước Pháp đương thời.
6
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Để phản ánh thực tế, ông thường xây dựng những nhân vật điển hình và những hồn
cảnh điển hình để khắc họa rõ hiện thực xã hội thối nát.
Sau khi mất năm 1850, ông để lại cho nhân loại số lượng tác phẩm khổng lồ. Hầu
hết các tác phẩm được tổng hợp vào bộ Tấn trò đời. Gồm những tác phẩm xuất sắc như
Miếng da lừa (1831), Eugenie Grandet (1833), Lão Goriot(1834), Vỡ mộng (18371843)…
2.2. Tấn trò đời
Balzac dồn hết công sức, thời gian cho việc viết tiểu thuyết và 95 tiểu thuyết
được gộp lại trong bộ Tấn trò đời. Những tác phẩm trong đó là những tác phẩm độc
lập, người đọc có thể hiểu trọn vẹn mà khơng cần phải đọc thêm các tác phẩm khác.
Nhân vật trong 95 tác phẩm có sự liên quan đến nhau, các nhân vật xuất hiện nhiều lần
trong nhiều tác phẩm và giữ những vai trò khác nhau. Trong Tấn trò đời Balzac đã tạo
một xã hội hoàn chỉnh với những con người có tác động qua lại, khơng cơ lập tác phẩm
này với tác phẩm khác. Vì vậy mà có thể nói Tấn trị đời phản ánh tồn bộ đời sống và
những góc khuất của xã hội Pháp đương thời.
Tấn trị đời gồm ba phần lớn: khảo cứu phong tục, khảo cứu triết học, khảo cứu
phân tích.
Phần 1: Khảo cứu phong tục: gồm 6 cảnh
+ Cảnh đời tư có 32 tiểu thuyết, đã viết xong 28 tiểu thuyết;
+ Cảnh đời tỉnh nhỏ có 17 cuốn đã viết xong 11 cuốn;
+ Cảnh đời Paris có 20 cuốn, đã viết xong 14 cuốn;
+ Cảnh đời chính trị có 8 cuốn đã viết xong 4 cuốn;
+ Cảnh đời quân sự có 23 cuốn đã viết xong 2 cuốn:

+ Cảnh đời nơng thơn có 5 cuốn đã viết xong 3 cuốn.
Phần 2: Khảo cứu triết học: gồm 27 tiểu thuyết, đã hoàn thành 22 tiểu thuyết;
Phần 3: Khảo cứu phân tích: gồm 5 tiểu thuyết, đã viết xong 1 tiểu thuyết.
7
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


3. Eugenie Grandet: sự thành công rực rỡ của bút pháp hiện thực Balzac
3.1. Bức tranh xã hội tỉnh lẻ: một bút pháp tả thực độc đáo
Balzac đã quan sát một cách rất tinh tế, miêu tả chân thực bức tranh tỉnh lẻ gắn
với thực tế nước Pháp sau những năm biến động cuối thế kỷ 18. Bức tranh tỉnh lẻ ấy
thể hiện bút pháp hiện thực độc đáo của Balzac về xã hội Pháp đầu thế kỷ 19.
Trước tiên, bức tranh tỉnh lẻ hiện lên với một không gian u buồn, hiu hắt, hoang
tàn và mênh mơng. Ngịi bút của tác giả đi từ không gian rộng đến một khơng gian hẹp
hơn: đó là thị trấn Saumur ủ dột “trên đường phố, đây đó có những vùng tăm tối”. Điều
kiện tự nhiên ở nơi đây khắc nghiệt, hè thì q nóng, đơng thì q lạnh. Bất kỳ ai đi qua
cũng cảm nhận được sự biến đổi kỳ diệu từ các ngả đường. Nơi đây cịn có những ngơi
nhà gỗ mang dáng dấp độc đáo khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ. Balzac tả:
“Những ngôi nhà đã trải qua ba thế kỉ vẫn còn đứng vững mặc dù là nhà
gỗ, nhà nào cũng có vẻ riêng của nhà ấy, nên tồn khu có một dáng dấp độc đáo
làm cho các họa sĩ và những người hiếu cổ chú ý nhiều. Thị trấn này cịn in đậm
vết tích của một thời đã qua đó là những “cuộc cách mạng làm đảo lộn vùng
này từ năm 1789 đến nay”.
Sau khi phác thảo vài nét về cảnh vật Saumur, Balzac không quên miêu tả đời
sống của những bóng người khắc khổ, nhỏ bé trước cái màu buồn man mác trải dài của
không gian ấy. Người dân ở thị trấn này phần lớn mưu sinh bằng nghề bn bán.
Dường như họ khơng thích sự phô trương: những gian hàng thô sơ, đơn giản, tối om
thiếu ánh sáng, cách bán hàng cũng rất kì quặc “tùy tâm tính họ, họ sẽ bình thản, niềm
nở hay kiêu kỳ mà bán hàng cho ta, dù ta mua hai vạn phơ-răng hay chỉ mua hai xu
cũng thế”. Từ đó, ta thấy ngồi việc bn bán tẻ nhạt, nếp sống sinh hoạt của họ cũng

chẳng màu sắc. Họ có thói quen ngồi tán gẫu, phê bình, nhận xét và hay nhìn ngó người
khác trong phố hay chỉ là người lạ tình cờ đi ngang qua. Cho nên thoạt nhìn ta tưởng
chừng nơi đây có vẻ kín đáo, tăm tối nhưng thật ra nó cũng chẳng có gì là bí ẩn.
Không phải tự nhiên mà Balzac lại tốn gần một chương truyện chỉ để mô tả khái
quát bức tranh tỉnh lẻ. Đó là một ý đồ nghệ thuật sâu xa của nhà văn. Với quan điểm
8
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


nghệ thuật phải gắn bó với hiện thực, Balzac đã dùng ngòi bút sắc sảo len lỏi vào từng
ngõ ngách của xã hội Pháp để dựng lên bức tranh tỉnh lẻ u sầu, vắng lặng đầy bóng tối.
Để rồi, chỉ vài chục trang sau đó, đối lập với Saumur u buồn cô tịch, Paris tráng lệ lộ
dần ra. Balzac đã miêu tả gián tiếp cái thủ đô Paris hào hoa, tráng lệ ấy qua việc
Charles mang theo rất nhiều thứ văn minh từ thủ đô đến vùng tỉnh nhỏ này: bộ quần áo
đi săn đẹp nhất, con dao găm đẹp nhất thành Paris,… đó là những thứ hào nhống của
Paris. Chính vì thế việc một người, sang trọng từ Paris đến trấn Saumur như một “sự
kiện thời đại” đối với thành phố này khiến người dân ở đây không khỏi ngỡ ngàng.
Balzac đã miêu tả bức tranh tỉnh lẻ một cách kỹ lưỡng như vậy, giúp ta thấy được
phần nào nếp sống của đa phần người dân Pháp lúc bấy giờ. Tác giả cũng khéo léo xếp
bức tranh tỉnh lẻ này mở đầu tác phẩm làm nổi bật lên sự tương phải đối lập với bức
tranh Paris. Nhà văn phần nào tố cáo tầng lớp cầm quyền không chăm lo toàn vẹn xã
hội Pháp tạo nên sự chênh lệch về “ánh sáng văn minh” giữa tỉnh lẻ và đô thành. Bức
tranh tỉnh lẻ mở đầu truyện là một hoàn cảnh điển hình tạo điều kiện và làm nền cho
các nhân vật điển hình xuất hiện về sau.

3.2. Bút pháp hiện thực thơng qua những hình tượng nhân vật
3.2.1. Kiểu nhân vật tư sản “gạo cội”
Nhân vật Grandet, trong tác phẩm, vốn xuất thân một người thợ đóng thùng.
Nhưng bằng những mưu mô, xảo quyệt và bất chấp mọi thủ đoạn, Grandet đã nhanh
chóng trở thành một đại tư sản vơ cùng giàu có dưới ánh mắt kính nể của nhiều người,

kể cả một số bọn quý tộc cũng phải quỳ gối để chạy theo. Hình tượng nhân vật Grandet
là một bổ khuyết cho bức tranh tỉnh lẻ nước Pháp trong giai đoạn tích lũy tư sản đẫm
máu.
Balzac khắc họa hình tượng nhân vật Grandet là một người nặng đầu óc gia
trưởng. Grandet điều khiển mọi quyền hành trong gia đình. Vợ con Grandet phải phục
tùng lão một cách vô điều kiện. Họ dường như bị động và khơng có tiếng nói trong gia
đình. Ngồi vợ con thì tất cả mọi người làm trong gia đình lão đều phải tuân theo
những quy định, những luật lệ mà lão đã đặt ra.
9
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Balzac ngấm ngầm tố cáo một Grandet toàn quyền trong gia đình vì lão tự tin
rằng mình người kiếm ra tiền nên mọi quyết định đều nằm trong tay lão, đều phải do
lão kiểm soát kể cả người thân của lão. Và đó như là một phần nhỏ trong tấn bi kịch mà
gia đình Grandet gặp phải cũng như những gia đình tư sản khác trong xã hội Pháp thế
kỉ XIX lúc bấy giờ.
Grandet là kiểu nhân vật đại diện cho tầng lớp tư sản “gạo cội” của những năm
đầu tích lũy tư sản. Balzac tạo cho nhân vật một bản tính “khơng lẫn vào đâu được”; đó
là lịng hám vàng, thói keo kiệt. Grandet có dục vọng muốn kiếm được thật nhiều tiền,
lão vui khi được ngắm nhìn những thùng vàng mà lão cố công kiếm được. Cả cuộc đời
của lão, lão chỉ biết và quan tâm đến vàng, vàng là thứ duy nhất có giá trị với lão.
Balzac viết: “Lão thấy vàng như con hổ đói thấy mồi, lão khao khát vàng đến nỗi
nghiện vàng và thờ vàng như một đức chúa. Trong mắt lão lúc nào cũng rực lên màu
sắc của vàng. Chính vì vậy, lão cho rằng vàng cũng linh hồn, cũng có cuộc sống như
con người “đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người, nó cũng đi, cũng lại,
cũng đổ mồ hơi, cũng sinh sơi, nảy nở”.
Khi cịn sống cho đến khi sắp lìa xa cõi đời lịng hám vàng của Grandet khơng hề
thuyên giảm. Những ngày cuối cùng của cuộc đời lão, lão vẫn cố gắng hết sức để được
nhìn vào căn phịng kín của lão, nơi cất giữ những túi vàng, những thùng vàng. Trong

lúc bị bệnh cứ khi nào lão mở mắt ra được điều đầu tiên lão làm là hướng mắt về phía
căn phịng đó. Lão sợ mất vàng cịn hơn là sợ chết. Vì vậy, lão nhờ con gái lão phải
canh giữ vàng giúp mình và mang vàng ra cho ơng ngắm nghía trước khi khơng cịn cơ
hội được ơm ấp chúng nữa.
Lịng hám vàng của lão cịn được thể hiện rõ hơn khi cha xứ đến rửa tội cho lão.
Khi nhìn thấy cây thánh giá, đơi đèn, lọ nước thánh bằng bạc nỗi khát vàng của lão lại
dâng lên cuồng nhiệt đến mức lão không làm chủ được bản thân “nhìn chằm chặp
những thứ ấy và cái chóp mũi ơng động đậy lần cuối. Khi ơng cố đạo đưa cây thánh giá
mạ vàng kề môi ông để ông hôn hình đức chúa Jesu thì ông vùng lên một cách khủng
khiếp để chụp lấy cây thánh giá”. Cho đến giây phút cuối cùng vàng vẫn quan trọng
nhất đối với lão, nó là thứ duy nhất tồn tại trong tâm trí lão.

10
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Chính vì q hám vàng nên Grandet trở nên keo kiệt. Balzac đã cho độc giả thấy
một Grandet keo kiệt đến mức thái quá, gần như có thể trở thành một điều phi lý trong
cuộc đời. Lão keo kiệt trong cách dè xẻn tiền lương của mụ Nanon, trong cách tính tốn
chi li những chi tiêu hay những thứ cần dùng trong sinh hoạt gia đình từ từng loại thực
phẩm, nguyên liệu cho đến từng ngọn nến, bếp lửa để sưởi ấm trong mùa lạnh. Lão
càng keo kiệt đến mức tự tay đi phát bánh mì cho từng người vào bữa sáng; cầu thang
đã quá cũ kĩ nhưng không hề làm lại cái mới mà chỉ khi nào hỏng mới sửa, mà sửa thì
do chính tay lão sửa chứ cũng không hề thuê thợ về sửa. Lão bắt buộc những tá điền
phải cung cấp lương thực cho lão từ rau quả, thịt cho đến củi đốt, và không hề muốn
tốn một đồng bạc nào cho những thứ vặt vãnh trong nhà.
Có một điểm nổi bật ở hình tượng nhân vật Grandet; Lão một là người keo kiệt
một cách khôn ngoan, xảo quyệt và có tính tốn. Lão rất coi trọng danh dự, điều này
trái ngược với tính cách của Harpagon. Harpagon keo kiệt nhưng khơng quan tâm đến
danh dự mình, miễn giữ được vàng thì Harpagon đồng ý bỏ cả danh dự, nhưng ở

Grandet thì khác. Khi biết tin em trai mình vỡ nợ, cháu trai thì khơng có thể trả nợ,
Grandet tìm cách để hỗn lại số nợ và bằng cách tiết kiệm đến mức tối đa, lão đưa cháu
mình qua Ấn Độ để lập nghiệp. Làm như vậy lão vừa được tiếng là người anh, người
bác tốt, vừa bảo vệ được danh dự và quan trọng là tiền của lão vẫn cịn đó. Khơng chỉ
vậy, lão cịn che đậy bản tính keo kiệt của mình với mọi người xung quanh bằng cách
tỏ ra mình sống lối sống giản dị trong sinh hoạt. Tùy hoàn cảnh, lão sẽ giả vờ điếc và
nói lắp nếu điều đó đem lại lợi ích cho lão.
Qua đó, ta có thể thấy sự khác biệt giữa sáng tạo của hai nhà văn: Hình tượng
Harpagon (Molièe) mang tính chất phẳng, đơn điệu; cịn hình tượng Grandet sinh động
và phức tạp hơn mang tính chất đời thực hơn. Balzac khái quát được bản chất của
Grandet thưc sự là một kẻ hai mặt, bên ngoài tỏ ra giản dị nhưng bên trong là một con
quỷ ẩn nấp. Đó cũng là cái sự thật mà Balzac muốn vạch trần của giai cấp tư sản ở
Pháp thế kỉ XIX, một thế kỉ mà bọn tư sản tồn tại và phát triển với những bộ mặt giả
tạo.
Balzac còn phơi bày sự điên loạn, tha hóa về nhân cách của Grandet, có thể vì
tiền vàng mà đánh mất tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Bởi, chính lịng hám
vàng và keo kiệt đã làm cho Grandet mất dần những bản tính tốt đẹp của lão. Để thỏa
11
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


mãn cơn “khát vàng” Grandet đã vứt bỏ mọi tình cảm thiêng liêng mà một con người
cần có đó là tình vợ chồng, tình cha con và tình bác cháu. Grandet cần tiền hơn là tình
cảm, tiền vàng đã biến lão thành một người chồng, người cha vô tâm, vô tình và bất
nghĩa.
Qua hình tượng Grandet, Balzac lên án mạnh mẽ một xã hội thượng tôn đồng
tiền. Để rồi tiền đã đè bẹp đi những thứ tình cảm thiêng liêng. Cũng là đồng tiền, là tình
cảm nhưng Grandet lại đối lập với lão Goriot trong tiểu thuyết “Lão Goriot” (Balzac).
Grandet vì tiền mà trở nên tàn nhẫn, vơ tâm với vợ con, từ bỏ đi những tình cảm thiêng
liêng ở bản thân. Trong khi đó, Goriot lại dùng tiền để có được tình cảm của các con

ơng. Giữa xã hội Pháp tăm tối, Goriot hiện lên là một người cha thương con vô bờ bến,
mặc dù ông biết các con của ơng đến và quan tâm ơng chỉ vì tiền nhưng ơng vẫn chấp
nhận. Ơng dùng hết số tiền cịn lại để mong con ơng có được hạnh phúc. Hình ảnh đó
đã hồn tồn trái ngược với Grandet. Grandet xem tình cha con như một món nợ sinh
thành cần phải trả, lão sẵn sàng từ bỏ tình cảm đó nếu nó đem lại cho lão một món hời.
Nói theo Mác - Ănghen thì “…giai cấp tư sản đã biến phẩm chất con người thành một
giá trị trao đổi bình thường, giai cấp tư sản đã xé toang bức màn tình cảm, phủ lên
trên những quan hệ gia đình và biến những quan hệ ấy thành ra chỉ còn là những quan
hệ “tiền nong đơn thuần”.
Từ chất liệu của cuộc sống hiện thực, Balzac tạo nên một Grandet sinh động,
phản ánh bức tranh đời sống xã hội một cách chân thực. Đồng thời, vạch trần, phê phán
xã hội tư bản đề cao đồng tiền mà làm tha hóa con người trong những mối quan hệ giả
dối; con người dường như thành nô lệ của đồng tiền, sống trong cuồng quay, không thể
thốt ra được.
3.2.2. Kiểu nhân vật tư sản hóa
Charles là em họ của nàng Eugenie. Vì cha Charles phá sản trên Paris, nên phải
gửi con trai mình về vùng tỉnh lẻ Saumur, cậy nhờ bác Grandet nuôi nấng. Charles là
nhân vật khơng thể thiếu trong cuốn tiểu thuyết vì góp phần tạo ra một “diện mạo” đầy
đủ cho xã hội tư sản đẫm máu ở Âu châu vào những năm đầu thế kỷ 19.
Trước hết, Charles là một nhân vật điển hình cho sự “tư sản hóa” ở Châu Âu.
Xuất thân trong một gia đình giàu có, sống trong nhung lụa, Charles khi lần đầu về
12
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Saumur đã diện bộ trang phục đẹp nhất, may ở cửa hiệu có tiếng trên Paris. Nhưng khi
đến với gia đình người bác Grandet, Charles nhận ra sự đối lập rất lớn. Cậu cho rằng
con người nơi đây không trưng diện, ăn mặc rất tầm thường. Qua lần gặp gỡ đầu tiên
ấy, Balzac đã phác họa lên sự chênh lệch lớn giữa tỉnh lẻ và thủ đô, giữa một lão hà
tiện, xuề xòa, quê kệch và một kẻ tiêu hoang, rực rỡ, cầu kỳ thời bấy giờ.

Sự “tư sản hóa” cịn biểu hiện ở tình tiết, người bác Grandet đẩy Charles đến Ấn
Độ để tự kiếm sống. Cuộc đời Charles đã thay đổi. Từ một chàng trai hai mươi hai hiền
lành, yếu đuối, thương cha, yêu Eugenie, biến thành một gã tư sản thứ thiệt. Charles
giàu lên sau khi ra đời bơn ba. Có lẽ, vì cái xuất thân vốn đã tư sản, nên Charles được
thừa hưởng khí chất làm giàu từ cha, từ bác mình.
Balzac đã tố cáo xã hội thượng tôn đồng tiền bằng cách tạo nên một Charles từ tư
sản hóa đến tha hóa. Charles làm tất cả để giàu lên như cho vay nặng lãi, buôn bán
người, buốn bán tổ yến và các vật phẩm xa xỉ,…
Charles vì đồng tiền, vì danh vọng mà quên đi những tình cảm tốt đẹp. Charles
cịn có mong ước cao hơn cả người bác Grandet; đó là tiến thân vào giới thượng lưu,
giới quý tộc. Charles quên đi Eugenie, tình yêu trong sáng một thời để lấy một người
phụ nữ giàu có ở Paris, sẽ cho anh ta địa vị. Nói đến đây, chúng ta sẽ liên tưởng đến
một Rebecca trong Hội chợ phù hoa (William Makepeace Thackeray) đã bất chấp mọi
thủ đoạn để tiến đến ngôi vị của một mệnh phụ quý tộc đài các; một Anastasa muốn
tiến thân vào địa vị quý tộc bằng cách lấy một bá tước giàu sang, rồi sau đó bịn rút tiền
của cha ruột, đuổi cha ra khỏi nhà vì khơng chấp nhận địa vị thấp hèn của cha, trong
Lão Goriod (Balzac); hoặc cũng có khi liên tưởng đến một cụ cố Hồng trong Số đỏ (Vũ
Trọng Phụng), chỉ mong cha mình chết sớm để thừa hưởng gia tài kếch xù.
Dù là Honore de Balzac, William Makepeace Thackeray hay Vũ Trọng Phụng thì
cũng là những nhà văn mạnh dạn tố cáo bộ mặt tàn độc của xã hội tư sản. Tuy nhiên,
phong cách của Vũ Trọng Phụng lại trào phúng – chọc cười, phong cách của William
Makepeace Thackeray thì phảng phất sự đau xót. Chỉ riêng Balzac là giữ một thái độ
lạnh lùng, tố cáo những kẻ tư sản vô đạo đức, quên đi những tình cảm tốt đẹp.
Balzac cịn gợi cho người đọc một ẩn ý ở những chương cuối truyện, rằng
Charles phụ bạc Eugenie vì cho rằng cha nàng rất nghèo khốn nên sẽ không để lại
13
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


nhiều vàng lại cho nàng. Nhưng nếu Charles biết rằng Eugenie có một số tiền hồi mơn

khổng lồ thì có lẽ câu chuyện sẽ có một diễn tiến khác. Nhưng dù là hướng đi nào thì
Balzac cũng phơ bày hết những gì thối nát nhất của xã hội đương thời.
Như vậy, qua sự thành cơng nghệ thuật xây dựng hình tượng Charles, Balzac đã
gửi gắm tâm sự của mình đến độc giả về một hiện trạng tình người xuống cấp, con
người tha hóa trong xã hội tích lũy tư bản ở Pháp bấy giờ. Đó khơng chỉ là hiện thực
mà cịn là nỗi đau!

3.2.3. Kiểu nhân vật Eugenie Grandet
Hình tượng nàng Eugenie đại diện cho hình ảnh một người phụ nữ với tình yêu
thương mạnh mẽ, nhưng cam chịu sống dưới một xã hội tư sản, nơi mà thế lực đồng
tiền lên ngơi một cách mạnh mẽ, ngay trong chính gia đình cơ có thể xem là mơ hình
thu nhỏ của xã hội bấy giờ. Thơng qua hình tượng Eugenie, Balzac gửi gắm nhiều
thông điệp sâu sắc về nhân sinh.
Trước hết, nhân vật Eugenie được Balzac khắc họa là một thiếu nữ ngây thơ, có
tâm hồn sạch đẹp, giàu lịng bác ái giữa xã hội đầy những hỗn tạp. Trước khi gặp
Charles, Eugenie biết luôn nghĩ về Chúa, biết vâng lệnh cha, yêu thương mẹ. Khi gặp
cậu em họ Charles, nàng hết lịng u thương người em họ của mình. Bất chấp những
ngăn cản của cha, Eugenie vẫn thường xuyên tâm sự với Charles, thiết đãi những món
ăn ngon, sẵn sàng đưa những đồng tiền vàng tiết kiệm của mình cho Charles trước lúc
chàng đi xa.
Nhân vật Eugenie còn mang trong mình sự thủy chung trong tình yêu. Khi
Charles rời đi thì nàng mỗi ngày đều ưu tư, buồn bã suy nghĩ về Charles, những kĩ
niệm đã qua. Nhờ đó, nàng ni trong mình một niềm tin cháy bỏng rằng người em họ
của mình sẽ thực hiện lời hẹn ước giữa hai người. Khơng chỉ vậy, nàng cịn trân trọng
từng món kỉ vật mà Charles đánh đổi với nàng, nhất quyết khơng cho ơng Grandet xâm
phạm. Trong nàng, tình u vẫn bền bỉ, không hề suy suyển trong suốt thời gian vắng
bóng Charles và tác động của xã hội, thậm chí cịn ngày một mạnh mẽ.

14
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet



Nét đẹp chân – thiện trong hình tượng nhân vật Eugenie khơng thể bị xã hội làm
cho tha hóa mà trở nên thăng hoa, chiến thắng cái xấu xa trong xã hội. Nàng Eugenie
dù trải qua bao thăng trầm nhưng tư cách đạo đức tuyệt vời vẫn còn ngời sáng. Dù bị
Charles phản bội, nàng vẫn không hận thù, trả đũa. Balzac vẽ nên một Eugenie giàu
lòng khoan dung, sẵn sàng đứng ra trả nợ cho cha của Charles. Hành động này của
Eugenie, như một chiếc đòn bẫy, đã làm bật lên một tấm gương đạo đức trong xã hội.
Mượn hình tượng Eugenie, Balzac như muốn gửi gắm rằng: Tình người rồi sẽ
chiến thắng tất cả, dù là thứ có mãnh lực như đồng tiền. Cuối truyện, Eugenie hiện ra là
một người có tính tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày như cha, nhưng không đến đỗi
keo kiệt. Nàng tiết kiệm để có thêm nhiều dư dả, giúp đỡ cho những người có hồn
cảnh khó khăn. Đồng tiền bây giờ là là thứ để ở dưới chân, chứ không phải để trên đầu
và tơn thờ.
Song song với hình tượng Eugenie được lí tưởng hóa thì vấn đề hiện thực vẫn
cịn sót lại. Vấn đề ở đây được đặt ra là giữa một xã hội u tối, thượng tôn đồng tiền như
Pháp đầu thế kỷ 19 như thế, phải chăng Eugenie chỉ mơ ước, là hy vọng của Balzac?
Theo chúng tôi, ở đây không hẳn là một mơ mộng, hy vọng của nhà văn mà đó là một
vấn đề của hiện thực. Có lẽ, đương thời cũng có những người mang tư cách như
Eugenie, biểu trưng cho cái đẹp, cái trong sạch. Nhưng những con người tốt đẹp ấy lại
hoàn toàn cô độc, bị những kẻ như Grandet, Charles, Crusoe lấn át. Nhà văn không thể
hiện một cách lộ liễu, chỉ tinh tế cho mỗi nhân vật Eugenie chiến thắng trong cuộc đấu
tranh giữa đạo đức và đồng tiền.
Như vậy, nhân vật Eugenie là một hình tượng nhân vật bổ khuyết cho bức tranh
hiện thực xã hội, cho người ta thấy được sự nhẫn tâm, biến chất của cả một xã hội.
4. Tổng kết
Tác phẩm Eugenie Grandet đã phơi bày được thực tại xã hội Pháp đầu thế kỷ 19,
nơi mọi người đua nhau trên con thuyền tiền bạc và danh vọng. Grandet, họ Crusoe, họ
Dé Cratxanh hay Charles đều dùng những mưu đồ để tiến về cùng một điểm. Những
hình tượng nhân vật mà Balzac xây dựng đều có những ẩn ý riêng, phơi bày một hiện

thực chướng mắt và vẽ nên một niềm tin rằng đâu đó trong xã hội vẫn có những người
khơng đánh mất lương thiện, đạo đức vì đồng tiền.
15
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet


Thư mục tài liệu tham khảo

16
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet



×