Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.86 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 8 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành



Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2020
Học viên

Nguyễn Ngọc Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo cao học khố 26
trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo và
cán bộ , y bác sĩ của BVĐK Trung Ương Thái Nguyên; Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên;
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên; sở Tài ngun và mơi trường tỉnh Thái Ngun;
Phịng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo TS.
Dư Ngọc Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thu thập
tài liệu, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn, song do
hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn của em khơng thể tránh khỏi

những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để báo cáo
luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 09 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Ngọc Quỳnh


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt
CTYTNH

Chữ đầy đủ
Chất thải y tế nguy hiểm

CTYT

Chất thải y tế

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế


HBV

Hepatitis B virus - gây viêm gan

HCV

Hepatitis C virus - gây viêm gan

HIV

Human Immunodeficiency Virus = Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải

KHCN

Khoa học công nghệ

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ

QĐ-BKHCN
QĐ-TTg
TT-BTNMT
TTLT/BKHCN

Quyết định của Bộ Khoa học cơng nghệ
Quyết định của Thủ tướng
Thông tư của Bộ Tài nguyên môi trường

Thông tư liên tịch giữa Bộ khoa học Công nghệ và Bộ Y tế

MT-BYT
TW

Trung Ương

VSV

Vi sinh vật


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chất thải y tế theo giường bệnh trên Thế Giới .................................... 10
Bảng 1.2. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh ở các tuyến bệnh viện
tại Việt Nam ........................................................................................................ 12
Bảng 2.1 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ...................................................... 23
Bảng 2.2 Giá trị của hệ số K ............................................................................... 25
Bảng 3.1 Khối lượng chất thải y tế thông thường tại các bệnh viện................... 29
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải y tế nguy hại trung bình ở các bệnh viện........... 30
Bảng 3.3 Nhân lực quản lý môi trường tại các bệnh viện................................... 31
Bảng 3.4 Hiện trạng xử lý CTRYT thông thường tại các bệnh viện ................. 33
Bảng 3.5. Lượng nước thải tại các bệnh viện ..................................................... 35
Bảng 3.6 Hệ thống xử lý nước các bệnh viện ..................................................... 36
Bảng 3.7 Chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý của bệnh viện Đa khoa TW
Thái Nguyên ........................................................................................................ 38
Bảng 3.8 Chất lượng nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện A
Thái Nguyên ........................................................................................................ 39

Bảng 3.9 Chất lượng nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện Quốc tế
Thái Nguyên ........................................................................................................ 40
Bảng 3.10 Đánh giá ưu nhược điểm hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện
nghiên cứu ........................................................................................................... 44
Bảng 3.11 Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế
quản lý chất thải y tế ........................................................................................... 45
Bảng 3.12. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức BV Đa Khoa
TW Thái Nguyên về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải...................... 46
Bảng 3.13. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện A
về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ................................................... 47


v

Bảng 3.14. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức BV Quốc Tế
về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ................................................... 47
Bảng 3.15. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện Đa
Khoa TW Thái Nguyên về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế........................ 48
Bảng 3.16. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện A
Thái Nguyên về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế......................................... 49
Bảng 3.17. Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện Quốc
Tế Thái Nguyên về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế ................................... 49
Bảng 3.18. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của cán bộ, nhân viên y tế và vệ
sinh viên của bệnh viện Đa Khoa TW Thái Nguyên theo nhóm chất thải và theo
mã màu ................................................................................................................ 50
Bảng 3.19. Hiểu biết về phân loại CTYT của Cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh
viên của bệnh viện A Thái Nguyên theo nhóm chất thải, mã màu ..................... 51
Bảng 3.20. Hiểu biết về phân loại CTYT của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh
viên của bệnh viện Quốc Tế Thái Nguyên theo nhóm chất thải, mã màu .......... 51
Bảng 3.21. Tỉ lệ hiểu biết về phân loại CTYT theo nhóm chất thải và mã màu của

các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên …………………………… 48
Bảng 3.22. Tình hình thực hiện quy chế quản lý CTYT tại bệnh viện Đa Khoa
TW Thái Nguyên ................................................................................................. 52
Bảng 3.23. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện A
Thái Nguyên ........................................................................................................ 53
Bảng 3.24. Tình hình thực hiện quy chế quản lý CTYT tại bệnh viện
Quốc Tế Thái Nguyên ......................................................................................... 54


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
Mở đầu.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 1
2.1. Mục tiêu tổng quát........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................. Error! Bookmark not defined.
3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu …………………………………..3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 3
1.1.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế........................................................ 4
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế ...................................................................... 6
1.1.4. Qui trình quản lý chất thải y tế .................................................................... 8

1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 10
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới ......................................................................... 10
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải y tế tại Việt Nam. .................................... 12
1.3. Cơ sở pháp lý của luận văn .......................................................................... 17
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu……………21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 21


vii

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp…………………….22
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp………………………………….22
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu nước ……………………………………23
2.4.4. Cách tính tốn lượng chất thải ……………………………………….24
2.4.5. Phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá…………………………26
Chương 3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 28
3.1. Giới thiệu về các bệnh viện được chọn nghiên cứu ..................................... 28
3.2. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện ….29
3.2.1. Hiện trạng phát thải chất thải rắn y tế ....................................................... 29
3.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý CTRYT......................................................... 30
3.2.3. Hiện trạng phát thải và quản lý nước thải của các bệnh viện ................... 34
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải bệnh viện ............................................ 41
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý rác thải rắn ...................................................... 41
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nước thải ......................................................... 42
3.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế ... 45

3.4.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế ................. 45
3.4.2. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế về 46
3.4.3. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế về mã 48
3.4.4. Đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý CTYT của cán bộ…………52
3.5. Đề xuất công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện nghiên cứu ......... 55
3.5.1. Đề xuất công tác quản lý chất thải rắn ...................................................... 55
3.5.2. Đề xuất công tác quản lý nước thải ........................................................... 57
Kết luận và kiến nghị ………………………………………………………..59
1. Kết luận ........................................................................................................... 59
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 60


viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay việc phát triển và nâng cấp các bệnh viện là một nhu cầu thiết
yếu và cần thiết của xã hội, song sự phát triển ồ ạt dẫn tới việc không đồng bộ
của hoạt động bộ máy, đặc biệt bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được đặt ra
sau cùng trong quá trình phát triển này. Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng,
kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh
nhân cũng tăng theo. Các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành,
nhưng hầu hết các chất thải bệnh viện chưa được quản lý và xử lý theo đúng
một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng.

Ơ nhiễm mơi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng quản lý kém
hiệu quả các chất thải bệnh viện. Để đánh giá thực trạng về chất thải y tế cũng
như những ảnh hưởng của về chất thải y tế đối với môi trường, nhiều nhà khoa
học, nhiều cơ quan đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, các nghiên cứu đã phần
nào cho thấy những tồn tại trong công tác quản lý về chất thải y tế ở nước ta.
Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áp lực về nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của
bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm
bảo. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý về
chất thải y tế tại các bệnh viện, được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng
dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công
tác quản lý chất thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý về chất thải y tế tại một số bệnh
viện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.


2

3. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý
chất thải y tế một cách có hiệu quả hơn, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
môi trường bền vững.
+ Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá được hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý về chất thải y tế tại
các bệnh viện được chọn nghiên cứu.
- Xây dựng được mơ hình quản lý về chất thải y tế tại các bệnh viện được
chọn nghiên cứu.
- Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đưa ra các
biện pháp quản lý nhằm kiểm soát cũng như hạn chế được tác động xấu đến
chất lượng môi trường.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định.
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở
y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu huỷ an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Theo thông tư liên tịch 58/2015/TTLT BYT - BTNMT chất thải y tế, thu
gom và vận chuyển chất thải y tế được quy định như sau:
1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các
cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước

thải y tế.
2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có
đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây
nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
3. Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực
hiện.
4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế.


4

5. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ
sở y tế.
6. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ
nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở
xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất
thải y tế.
Để bảo đảm lưu chứa an tồn chất thải, có khả năng chống thấm và có
kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa. Màu sắc của bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
- Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
- Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại
không lây nhiễm;
- Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông
thường;
- Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.

1.1.2. Thành phần và phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hố học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm (Thơng tư liên tịch
58/2015/TTLT BYT – BTNMT)
* Chất thải lây nhiễm: Nhóm này gồm các loại chất thải:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các
vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.


5

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hố học nguy hại: Nhóm này gồm các loại chất thải sau:
- Dược phẩm q hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng.
Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: Vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: Thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa
chẩn đốn hình ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát

sinh từ các hoạt động chẩn đốn, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán
và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng
10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường: Là chất thải khơng chứa các yếu tố lây nhiễm,
hố học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương
kín. Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hố học
nguy hại.


6

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế
Bệnh viện trong quá trình hoạt động của mình sẽ thải ra các loại CTYT
dưới các dạng khác nhau rắn, lỏng, khí. Nếu việc quản lý và xử lý chất thải của
bệnh viện không tốt chúng có thể gây ra hai ảnh hưởng. Thứ nhất, CTYT có
thể gây tác động tới mơi trường thơng qua việc làm ô nhiễm môi trường nước,
môi trường đất, mơi trường khơng khí từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức
khoẻ con người. Thứ hai, CTYT có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ cộng đồng.
1.1.3.1. Môi trường nước
Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây ra

các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nước thải ngấm vào nguồn nước nhất là
hệ thống nước ngầm. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến môi trường
nước đó chính là nước thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế không được xử lý mà
thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung, nước thải bệnh viện có thể tiềm
tàng rất nhiều nguy cơ
- Nguy cơ nhiễm khuẩn
+ Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Shigella, dạng Coli, phẩy khuẩn,
liên cầu, tụ cầu, phế cầu chủng loại này ở bệnh viện thường có khả năng kháng
kháng sinh rất cao.
+ Nguy cơ nhiễm virus chủ yếu là các loại virus đường tiêu hóa (bại liệt,
ECHO...), virus viêm gan A, virus gây ỉa lỏng ở trẻ em Rotavirus.
+ Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như amip, lambli, trứng giun sán.
- Nguy cơ nhiễm chất độc hại thường gặp trong việc rửa, tráng phim hay
thủy ngân của các nhiệt kế, huyết áp bị vỡ, các độc dược bị đổ đi rơi vào các
nguồn nước thải. Tuy nhiên nguy cơ này không xảy ra nhiều.


7

- Nguy cơ nhiễm chất phóng xạ do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều
trị và nghiên cứu không được bảo quản đúng sẽ gây phát xạ nguy hiểm.
1.1.3.2. Ô nhiễm môi trường đất
Không phải tất cả các bệnh viện đều có điều kiện xử lý CTYT hàng ngày.
Chất thải sau khi được phân loại, thu gom sẽ được tập trung về nơi lưu giữ tạm
thời nếu nơi lưu giữ này khơng đảm bảo vệ sinh để cho nhiều lồi cơn trùng,
lồi gặm nhấm xâm nhập thì đây chính là các tác nhân trung gian sẽ mang mầm
bệnh phát tán ra bên ngồi do vậy ảnh hưởng đến mơi trường trong và ngoài
bệnh viện. Các chất độc hại như gạc, bơng băng nhiễm khuẩn, hóa chất chưa
được xử lý lại thu gom đổ cùng với chất thải sinh hoạt và đem đi chơn khơng
đảm bảo u cầu có thể ảnh hưởng đến mơi trường đất và mạch nước ngầm.

1.1.3.3. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Ở bệnh viện đặc biệt là khoa truyền nhiễm chứa rất nhiều mầm bệnh như
Shetococcus,

Corynebacterium

diphteriea,

Mycobacterium

tuberculosis,

Stphylococcus và khơng khí là mơi trường truyền mầm bệnh ngồi ra cịn là mơi
trường truyền các loại virus như virus cúm, virus sởi, quai bị có thể gây nên các
vụ dịch lớn trong cộng đồng.
Mơi trường khơng khí cịn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý chất
thải:
- Rác thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện,
khu vực dân cư xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loài dịch bệnh.
- Nước thải bệnh viện gây ơ nhiễm khơng khí do q trình phát tán các
chất độc bay hơi vào khơng khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nước thải, đường
ống dẫn nước thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung.
- Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa, phịng trong bệnh viện như khoa
chuẩn đốn hình ảnh, khoa xét nghiệm không được xử lý đúng cũng là một
trong những nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí trong bệnh viện.
- Do hoạt động đốt chất thải làm phát sinh ra các hạt bụi, NO2, SO2, các
hợp chất hữu cơ bay hơi như dioxin, furan, chì, crơm, thủy ngân. Một thực tế


8


chung các lò đốt chất thải ở nước ta hiện nay đều khơng có bộ phận kiểm sốt
ơ nhiễm khơng khí, khơng được bảo dưỡng thường xun do đó phát sinh nhiều khí
thải độc hại trong ống khói với nồng độ cao hơn nhiều so tiêu chuẩn cho phép.
1.1.3.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã có những đánh giá về tình hình thương
tích của cán bộ nhân viên bệnh viện do các vật sắc nhọn gây ra qua phỏng vấn
trực tiếp. Một số nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của chất thải y tế
đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu
đánh giá thực trạng tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ ở những người
tiếp xúc với chất thải y tế.
Theo nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khoẻ tại 6 bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh đã kết luận: Một số bệnh có liên quan đến ơ nhiễm mơi
trường ở nhóm người dân bị ảnh hưởng của chất thải từ bệnh viện cao hơn
nhóm khơng bị ảnh hưởng.
1.1.4. Qui trình quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ
chất thải y tế và kiểm tra, giám sát thực hiện. Giống như các loại chất thải khác
thì việc quản lý chất thải y tế cũng chia thành 3 công đoạn: thu gom, vận chuyển
và xử lý.
* Thu gom
Thu gom CTYT tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng
gói và lưu giữ tạm thời chất thải phát sinh trong cơ sở y tế. Thu gom chất thải
được tính từ khi chất thải phát sinh ra đến khi chất thải cộng với thời gian chất
thải được lưu giữ tại kho lưu giữ. Phân loại là việc phân các CTYT vào các
nhóm khác nhau tuỳ theo đặc tính hố học, sinh học của chúng. Việc phân loại
chất thải ngay tại nguồn có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xử lý chất thải sau
này được thuận lợi bởi mỗi loại chất thải khác nhau sẽ có phương pháp xử lý
khác nhau. Phân loại chất thải còn giúp cho cơ sở y tế có thể tái sử dụng, tái



9

chế lại những dụng cụ y tế thích hợp nhờ đó hạn chế được lượng chất thải đưa
đi xử lý.
* Vận chuyển
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý ban đầu, lưu giữ và tiêu hủy. Vận chuyển chất thải gồm có 2 q
trình vận chuyển riêng biệt. Thứ nhất là vận chuyển trong các cơ sở y tế thường
được thực hiện bởi hộ lý của các khoa, phòng hay nhân viên vệ sinh của bệnh
viện. Chất thải được vận chuyển từ nguồn phát sinh đến nơi lưu giữ ít nhất 1
lần/ngày và vận chuyển khi cần thiết. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi cơ sở
mà việc vận chuyển CTYT có thể bằng các xe chuyên dụng hay xách tay. Trong
q trình vận chuyển phải đảm bảo khơng gây ảnh hưởng tới hoạt động chung
của bệnh viện và khơng làm rơi vãi chất thải ra bên ngồi. Thứ hai là vận chuyển
chất thải bên ngoài cơ sở y tế, các cơ sở y tế có thể ký hợp đồng với cơ sở có
tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Nếu địa phương
chưa có đơn vị chun về vận chuyển chất thải thì nhân viên bệnh viện phải
chịu trác nhiệm vận chuyển CTYT ra nơi tiêu hủy. Chất thải y tế nghuy hại
trước khi vận chuyển phải được đóng gói vào trong các thùng để tránh bị bục
hoặc vỡ trên đường vận chuyển. Phải có các phương tiện chuyên dụng để vận
chuyển chất thải bên ngoài cơ sở y tế, chúng phải được tẩy uế khử trùng sau
mỗi lần vận chuyển.
* Xử lý
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy có lây nhiễm cao tại nơi phát sinh trước khi chuyển tới nơi lưu giữ hoặc
tiêu hủy. Mục đích của xử lý ban đầu là giảm tính độc hại của chất thải trước
khi trước khi cho đi xử lý cuối cùng
Xử lý và tiêu hủy chất thải là q trình sử dụng cơng nghệ nhằm cô lập

nhằm làm mất khả năng nguy hại đối với mơi trường và sức khỏe con người.
Có rất nhiều phương pháp xử lý CTYT đang được áp dụng, mỗi phương pháp
lại có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Dựa trên những điều kiện thực


10

tế mà mỗi cơ sở y tế sẽ lựa chọn một mơ hình xử lý chất thải cho phù hợp nhằm
mục đích chi phí bỏ ra là tối thiểu nhưng hiệu quả thu về là lớn nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý chất thải y tế trên
thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu
đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản
lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất
thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT
đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với
sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng
đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những
vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y
tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài
bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người phơi
nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế.
1.2.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và
phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy
mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám,
chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng.
Bảng 1.1 Chất thải y tế theo giường bệnh trên Thế Giới

Tổng lượng CTYT(kg/GB)

CTYT nguy hại

Bệnh viện trung ương

4,1 - 8,7

(kg/GB)
0,4 - 1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1 - 4,2

0,2 - 1,1

Bệnh viện huyện

0,5 - 1,8

0,1 - 0,4

Tuyến bệnh viện


11

Nguồn: Canadian Standards Association (2019)
1.2.1.2 .Phân loại chất thải y tế

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2012), ở các nước đang
phát triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại
(chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất
thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn
(khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm
(không kể các loại thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất
thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải
có khả năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền
nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong
điều trị, nghiên cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác
động vật, các phần của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất
thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ.
1.2.1.3. Quản lý chất thải y tế
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử
lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị
tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này
cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng
hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh
viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không
đựng trong xe thùng có nắp đậy.
Theo H.Ơ-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường
khu vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm sốt tốt CTYT,
chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải.
Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Indonesia, Canada đã đi đầu trong cơng
tác xử lí CTYT, Malasia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo
và các hệ thống xử lý rác thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo.


12


Ở các nước phát triển đã có cơng nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt
rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây khơng phải là biện pháp hữu hiệu được áp
dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á
đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin
đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản
đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thốt ra từ các thùng đựng rác có nắp kín
bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trương
nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT
gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp.
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam.
1.2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Bảng 1.2. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh
ở các tuyến bệnh viện tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện

Đơn vị

Tổng lượng CTYT

CTYTNH

Bệnh viện trung ương

(kg/GB)

0,97

0,16


Bệnh viện tỉnh

(kg/GB)

0,88

0,14

Bệnh viện huyện

(kg/GB)

0,73

0,11

Chung

(kg/GB)

0,86

0,14

Nguồn: Trần Thị Minh Tâm (2005)
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh là cơ sở quan trọng để xác định khối
lượng thu gom, cơng suất lị đốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số
công trình nghiên cứu trong nước về tổng lượng CTYT phát sinh trên địa bàn
cả nước có sự sai lệch: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiển... 50 - 70
tấn/ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga (Bộ Y tế) là 16,5 tấn.ngày;

kết quả nghiên cứu của Lê Doãn Diên 37,5 tấn ngày; theo báo cáo diễn biến
môi trường Việt Nam 2004 là 57,5 tấn/ngày; của Bộ Xây dựng là 34 tấn/ngày.
Sở dĩ có sự chệnh lệch như vậy vì một số đề tài khi nghiên cứu về lượng CTYT
phát sinh có xét đến cả chất thải xây dựng, bùn bể phốt.... Một số đề tài nghiên


13

cứu khác chỉ xét đến lượng CTYT phát sinh khi cần thiêu đốt. Theo kết quả
khảo sát của Bộ Y tế (2001) tại 280 bệnh viện lượng CTYT phát sinh mỗi ngày
khoảng 429 tấn/ngày, trong đó lượng CTYT nguy hại khoảng 34 tấn/ngày, ước
tính tổng lượng khoảng 15 triệu tấn/năm CTYT, trong đó có khoảng 21.000
tấn/năm CTYT nguy hại. Dự báo đến năm 2010, lượng CTYT nguy hại sẽ có
khoảng 25.000 tấn/năm.
1.2.2.2. Quản lý chất thải y tế
Ở nước ta CTYT đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật,
nhưng việc thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định, hầu hết CTYT ở các bệnh
viện chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nhiều bệnh
viện khơng có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hoặc có thì nhiều hệ thống
cống rãnh đã bị hư hỏng, xử lý xuống cấp; rác thải không được phân loại, chôn
lấp thủ công hoặc đốt thủ công tại chỗ. Thực trạng như sau:
* Về quản lý rác thải:
Kết quả điều tra năm 2012 của Bộ Y tế tại 294 bệnh viện trong cả nước
cho thấy 94,2% bệnh viện phân loại CTYT tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8%
bệnh viện chưa thực hiện. Các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh
viện tư nhân thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn tốt hơn các bệnh viện
tuyến huyện và bệnh viện ngành. Có 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật
sắc nhọn ra khỏi CTYT, hầu hết các bệnh viện sử dụng chai nhựa, lọ truyền đã
dùng để đựng kim tiêm. Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại CTYT ở
một số bệnh viện chưa chính xác, làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất

thải. 85% bệnh viện sử dụng mã màu trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển
chất thải.
Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung
(2003) cho thấy: cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát
sinh nhưng chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của Bộ Y
tế và việc phân loại phụ thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện.


14

Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế (2014) về CTYT ở 175 bệnh viện
tại 14 tỉnh, thành phố, cho thấy số bệnh viện có thùng chứa chất thải chiếm
76%, có bể chứa rác chiếm 9,6%, có nắp đậy thùng rác hoặc mái che bể chứa
rác chiếm 43%, rác được để riêng biệt chiếm 19,3% trong tổng số bệnh viện,
nơi chứa rác thải đảm bảo vệ sinh chiếm 35,5%; 29% bệnh viện chơn CTR
trong bệnh viện; có 3,2% bệnh viện vừa chôn, vừa đốt trong bệnh viện. Hầu hết
các CTR trong bệnh viện đều không được xử lý trước khi đem đốt hoặc chơn.
Một số ít bệnh viện có lị đốt CTYT nhưng lại q cũ kỹ và gây ô nhiễm môi
trường.
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2018) tại 4 bệnh viện Hà Nội, Bệnh viện
Lao và bệnh phổi Trung ương được đánh gía là bệnh viện quản lý rác thải tốt
nhất trong 4 bệnh viện được kiểm tra nhưng Đoàn kiểm tra đã phát hiện trong
buồng bệnh chỉ có thùng đựng rác sinh hoạt thiếu thùng chứa đờm của bệnh
nhân. Ở Bệnh viện Việt Đức tất cả rác thải đều chứa chung trong một loại túi
đựng rác màu vàng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2019), năm 2016, tỷ lệ bệnh viện thực hiện
phân loại CTYT là 95,6% và thu gom hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu
gom CTYT như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu
và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản
lý CTYT. Chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom đạt yêu

cầu theo quy chế.
* Về nước thải:
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2014) tại 175 bệnh viện ở 14 tỉnh, thành
phố thì có đến 31,5% bệnh viện khơng có hệ thống thoát nước thải, chủ yếu ở
các bệnh viện tuyến huyện. Trong số bệnh viện có hệ thống thốt nước thì có
tới 47,4% bệnh viện sử dụng hệ thống thốt nước chung gồm cả nước mưa,
nước thải sinh hoạt, nước thải y tế; chỉ có 21,1% bệnh viện có hệ thống thốt
nước thải riêng biệt; 26,3% bệnh viện có hệ thống thốt nước thải kín; 31,4%
hở và 42,3% vừa kín vừa hở.


15

Kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh (2013): cả 6 bệnh viện đều
có hệ thống cống thốt nước thải nhưng chất lượng cống khác nhau, có bệnh
viện hệ thống cống nổi nhưng khơng có nắp đậy, nước thải bệnh viện không
được xử lý (bệnh viện Yên Bái), hoặc xử lý một phần (bệnh viện Quảng Nam,
Cần Thơ), hoặc đã xử lý toàn bộ (bệnh viện Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng Tháp)
nhưng tất cả đều đổ nước thải ra cống thoát nước chung.
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2019), năm 2016, tỷ lệ bệnh viện có hệ thống
xử lý nước thải tuyến Trung ương là 71%, tuyến tỉnh là 46%, tuyến huyện là
30% và bệnh viện tư nhân là 85%. Tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử
lý nước thải là 37% và chỉ có khoảng 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép.
Hiện cả nước cịn có gần 640 bệnh viện cần được trang bị hệ thống xử lý nước
thải, số bệnh viện cần cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải khoảng 220 bệnh viện
* Về xử lý khí thải bệnh viện: Chỉ có một số bệnh viện lớn có hệ thống
xử lý khí thải hoặc có hotte hút hơi khí độc tại các khoa/ phịng Xét nghiệm, X
quang, cịn đa phần các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý khí thải.
1.2.2.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế
* Về xử lý chất thải rắn y tế:

Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ
thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.Theo báo cáo diễn biến môi
trường Việt Nam (2004) [1], Việt Nam đã xây dựng được 43 lị đốt CTYT hiện
đại, nâng cơng suất xử lý lên 28.840 kg/ngày Cơng suất thiết kế của một lị đốt
khoảng 40kg/h - 50 kg/h. Tuy nhiên đại đa số các lị đốt chưa sử dụng hết cơng
suất, khi so sánh tổng cơng suất của các lị đốt với lượng CTYT phát sinh, đã
cho thấy, các lò đốt được lắp đặt đã đáp ứng đủ khối lượng phát sinh tại thời
điểm. Qua đó đã chứng tỏ rằng vẫn cịn một khối lượng lớn CTYT phát sinh
chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Thực trạng như sau:
- Thiêu đốt chất thải rắn y tế:


×