Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu mô hình liên kết đào tạo “nhà trường - doanh nghiệp” cho chuyên ngành nhà hàng - khách sạn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.39 KB, 9 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
“NHÀ TRƯỜNG - DOANH NGHIỆP” CHO CHUYÊN NGÀNH
NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
ThS. Phan Thị Thanh Hằng
ThS. Nguyễn Tấn Danh
Khoa QTKD – Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, yếu tố cốt lõi của việc đào tạo nhân lực du lịch, trong đó có nhân lực Nhà hàng –
Khách sạn (NH-KS) là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của xã hội. Việc áp dụng mơ hình liên kết đào tạo “Nhà trường – Doanh nghiệp” dựa
trên việc thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực NH-KS được xem là yêu cầu quan trọng được đặt ra hiện nay.
Lực lượng lao động trình độ trung cấp, cao đẳng được đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ
bản, ý thức đạo đức tại nhà trường và được tham gia các lớp học thực hành trực tiếp tại các
doanh nghiệp, từ đó góp phần phát triển và rèn luyện các kỹ năng nghề nâng cao, tác phong
làm việc trong suốt thời gian đào tạo của chương trình. Bài viết tập trung nghiên cứu việc
áp dụng mơ hình liên kết đào tạo “Nhà trường – Doanh nghiệp” tại các cơ sở đào tạo và đề
xuất một số giải pháp nhằm áp dụng mơ hình này trong đào tạo nhân lực NH-KS tại các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp đạt hiệu quả cao.
Từ khóa: nhà trường - doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà hàng - khách sạn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của du lịch Việt Nam thời gian gần đây kéo theo nhu cầu về nhân lực
phục vụ ngành ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du
lịch và NH-KS cần 40.000 lao động nhưng chỉ có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ
các cơ sở đào tạo trên cả nước. Trong số này nhân sự được đào tạo chính quy và sử dụng
được trong ngành cũng rất ít khi chỉ có khoảng 4.000 người. Trong khi đó, thống kê của
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho thấy, nhu cầu lao động đến năm 2022


của ngành du lịch với hơn 4 triệu lao động và hơn 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Điều này
cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực trong du lịch Việt Nam cả hiện tại và trong tương lai rất
lớn. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
NH-KS còn thiếu lao động lành nghề. Sau khi tuyển dụng lao động vừa tốt nghiệp ở các
cơ sở đào tạo, nhiều doanh nghiệp phải tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong số đó chính là cơng tác đào
287


LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

tạo chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, chương trình học vẫn nặng lý thuyết,
chưa phù hợp với sự phát triển đa dạng với thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Theo kết
quả khảo sát của mạng tuyển dụng trực tuyến JobStreet.com (11/2016), chỉ có 22% người
lao động chuyên ngành nhà hàng – khách sạn cho rằng kiến thức học được ở trường hỗ trợ
họ rất nhiều khi đi làm, số cịn lại đều cảm thấy khơng đủ cho cơng việc và cần đào tạo
thêm. Vì vậy, cơng tác đào tạo của nhà trường địi hỏi phải có sự gắn kết giữa lý thuyết và
thực tiễn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Việc đào tạo kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp đã được nhiều nước trên thế
giới áp dụng thành công như Mô hình kép của Đức, Áo và Thụy Sỹ; Mơ hình đào tạo linh
hoạt của Na Uy; Mơ hình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp địa phương của Nhật
Bản. Ở nước ta, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động
đào tạo kết hợp với doanh nghiệp. Tuy đây vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ nhưng hết
sức cần thiết ở Việt Nam, đặc biệt là ngành NH-KS. Do vậy, một nghiên cứu về mơ hình
đào tạo theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực NHKS là cần thiết. Thêm vào đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu tổng quan về giáo dục nghề nghiệp
Thuật ngữ giáo dục nghề nghiệp chính thức được sử dụng khi Luật Giáo dục nghề
nghiệp được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày

1/7/2015. Luật mới ra đời thay thế cho Luật Dạy nghề trước đây đã hình thành được hệ
thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp,
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho
người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo
đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường
làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao
động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm,
tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn
giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc
của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính phức tạp của chun ngành
hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm
việc theo nhóm;
288


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc
của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc có tính phức tạp của chuyên ngành
hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc,
hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
2.2. Khái quát về đào tạo chuyên ngành NH-KS trình độ trung cấp, cao đẳng
a) Đào tạo chuyên ngành NH-KS trình độ trung cấp
Chương trình đào tạo chuyên ngành NH-KS trình độ trung cấp với thời gian đào tạo
từ 1,5 đến 2 năm nhằm trang bị cho người học có kiến thức chun mơn, kỹ năng thực

hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, buồng, ăn uống và kiến thức, kỹ
năng về giám sát.
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo cịn trang bị
cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp
và sức khỏe tốt để có khả năng độc lập hoặc làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân, buồng
hoặc nhà hàng. Khi có cơ hội thăng tiến người lao động có thể đảm nhận các vị trí giám sát
tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng tại các nhà hàng và khách sạn có quy mơ vừa và nhỏ.
b) Đào tạo chuyên ngành NH-KS trình độ cao đẳng
Chương trình đào tạo chuyên ngành NH-KS trình độ cao đẳng với thời gian đào tạo
từ 2,5 đến 3 năm nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực
hành về các nghiệp vụ cơ bản của nhà hàng - khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn
uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu,
chương trình đào tạo cịn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
kỷ luật, phong cách chun nghiệp và sức khỏe tốt;
Hồn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm
việc theo nhóm tại bộ phận lưu trú, ăn uống hoặc hội nghị hội thảo; có thể đảm nhận các
vị trí giám sát, quản lý tại các nhà hàng, khách sạn vừa và lớn khi có cơ hội thăng tiến.
Trong phạm vi bài viết này, đào tạo nguồn nhân lực chun ngành NH-KS trình độ
trung cấp, cao đẳng có thể được hiểu “là đào tạo người lao động cho lĩnh vực NH-KS có
sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp và tơn trọng luật pháp; có kỷ luật lao động và tác phong
cơng nghiệp; có kiến thức chun mơn cơ bản và kỹ năng thực hành nghề thành thạo; có ý
thức phục vụ cộng đồng và phát triển bản thân”.
2.3. Khái niệm về mơ hình Nhà trường – Doanh nghiệp
Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao
dịch giữa các trường học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy
mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó
khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong
thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia
và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003; Gibb & Hannon, 2006).
289



LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

Có thể định nghĩa trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa Nhà
trường và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong nghiên
cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và
các nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực
sáng nghiệp và quản trị tổ chức.
Như vậy, mơ hình Nhà trường – Doanh nghiệp là sự liên kết giữa các trường với các
doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà các Trường đào tạo. Mơ hình
liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với các trường
Đại học – Cao đẳng vì khi gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ
thực hành, thực tập cho sinh viên hay xin học bổng, mà còn giúp việc đào tạo của trường
gắn liền với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau
khi tốt nghiệp.
Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng.
Sự hiệp lực giữa Nhà trường với các doanh nghiệp được coi là động lực cốt yếu của những
xã hội và những nền kinh tế dựa trên tri thức. Thành công của mối quan hệ hợp tác này có
thể là kết quả nâng cao chất lượng đào tạo và triển vọng việc làm tương lai cho HSSV.
2.4. Mơ hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp của một số nước trên thế giới
a) Mơ hình đào tạo kép của CHLB Đức
Mơ hình đào tạo kép đã được áp dụng tại các Đức, Áo, Thụy Sỹ và đem lại những
thành công nhất định. Đây là mơ hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp đem lại
hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Mơ hình đào tạo sẽ áp dụng theo
phương thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Doanh nghiệp được phép tham gia vào
hoạt động đào tạo nghề thông qua các quy định của nhà nước được thể hiện cụ thể trong
luật dạy nghề. Theo đó, học sinh - sinh viên (HSSV) sẽ được trang bị các kiến thức và kĩ
năng cơ bản tại các trường nghề, sau đó họ được rèn luyện và phát triển kĩ năng nghề

nghiệp tại các cơ sở sản xuất. Mơ hình đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để đào
tạo nghề, như: Phần Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.
b) Mơ hình đào tạo linh hoạt của Na Uy
Với mơ hình đào tạo linh hoạt 2+2 gắn nhà trường với doanh nghiệp, Na Uy đã áp
dụng rất thành công trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề dành cho học sinh, sinh
viên. Theo đó, người học sẽ có thời gian là 2 năm để trang bị các kiến thức lý thuyết nền
tảng. Trong khoảng thời gian này, người học có 50% thời gian học ở trường và 50% thời
gian học ở doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp tại các trường, học sinh, sinh viên phải trải qua 2 năm học việc tại
doanh nghiệp trước khi chính thức tham gia vào thị trường lao động. Mơ hình đào tạo nghề
của Na Uy được dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục
(Bộ Giáo dục, Viện Giáo dục) với Liên đoàn lao động (LO) và Liên đoàn giới chủ Na Uy
290


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

(NHO). Xuất phát điểm từ lý do các xí nghiệp sản xuất rất quan tâm và ủng hộ người học
đến thực tập tại nhà máy. Do đó, doanh nghiệp và thị trường lao động rất tin tưởng vào
chất lượng đào tạo của các trường khi áp dụng theo mơ hình này.
c) Mơ hình đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương của Nhật Bản
Với mô hình của người Nhật, người học sẽ được trang bị kiến thức về đạo đức, kỉ
luật, tác phong công nghiệp, và đào tạo năng lực nghề nghiệp ở mức độ cơ bản. Sau đó,
doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo bổ sung cho người học về năng lực làm việc chuyên
sâu, phù hợp với nhu cầu đặc điểm sản xuất của chính doanh nghiệp đó. Mơ hình cho thấy,
việc đào tạo nguồn nhân lực có sự tham gia của ba bên, bao gồm: nhà trường, doanh nghiệp,
cơ quan chức năng làm cầu nối. Do vậy, công tác đào tạo của nhà trường luôn đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp bởi sự phù hợp với nhu cầu và đặc điểm sản xuất. Tuy
nhiên, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả phí cho cơ quan chức năng cầu nối để lưu trữ
thông tin về nhu cầu nhân lực và công tác đào tạo bổ sung.


Hình 1. Mơ hình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp địa phương của Nhật Bản
Từ các mơ hình đào tạo của các nước đã áp dụng thành công chỉ rõ việc đào tạo nguồn
nhân lực cho xã hội không phải chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, mà còn sự giúp
sức của bản thân các doanh nghiệp sử dụng lao động và cơ quan quản lí nhà nước. Vì vậy,
nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực dựa trên
sự hỗ trợ của cơ quan quản lí nhà nước sẽ tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực trình độ nghề ở bậc trung cấp, cao đẳng.
3. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NH-KS THEO MƠ HÌNH NHÀ TRƯỜNG –
DOANH NGHIỆP
Từ những mơ hình trên, nghiên cứu này đề xuất quy trình đào tạo cho chuyên ngành
NH-KS được xây dựng theo mơ hình kết hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và cơ
quan quản lý như sau:
- Năm học thứ nhất, học sinh sinh viên (HSSV) được học tại các trường, các cơ sở
291


LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

đào tạo. Trong năm học này, nhà trường tập trung rèn luyện những kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp cơ bản, kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong
cơng nghiệp cho HSSV, song song đó, tổ chức cho học sinh tham quan NH - KS nhắm
giúp học sinh có khái niệm về nghề nghiệp và vị trí làm việc trong tương lai.
- Năm học thứ hai, tổ chức đào tạo song song giữa nhà trường với doanh nghiệp. Tại
trường, HSSV tiếp tục được rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật và tác phong công
nghiệp và giáo dục bổ sung các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Nhà trường tận
dụng các mối quan hệ với các Nhà hàng - Khách sạn trên địa bàn hoạt động của Trường
nhằm giới thiệu HSSV thực tập thực tế tại Nhà hàng – Khách sạn đó. Khi đi thực tế tại NH
- KS, HSSV được thực hành các kỹ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao sự phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực NH – KS

như nghiệp vụ phục vụ buồng, nghiệp vụ phục vụ bàn, lễ tân,…. Đối với học sinh trung
cấp nghề, sau hai năm đào tạo như vậy học sinh có thể nắm bắt được cả khối kiến thức và
kỹ năng về lý thuyết được truyền thụ tại trường hoặc cơ sở đào tạo, đồng thời học sinh
cũng nắm được những kiến thức, kỹ năng thực tế khi đi thực thực tế tại doanh nghiệp kinh
doanh NH-KS.
- Năm học thứ ba, sinh viên ngoài việc học các môn học thuộc khối kiến thức chuyên
ngành về NH – KS, sinh viên sẽ được gửi đến làm việc luân phiên tại các bộ phận như bộ
phận lễ tân, bộ phận phục vụ bàn, bộ phận phục vụ buồng ở các cơ sở kinh doanh trong
lĩnh vực NH – KS như các nhân viên thực thụ một thời gian ngắn. Hàng tuần, sinh viên sẽ
viết một báo cáo thu hoạch nhỏ về những vấn đề mình nắm bắt được trong việc quản trị
kinh doanh cụ thể từng bộ phận để báo cáo cho giảng viên bộ môn biết, theo dõi và điều
chỉnh. Sau quá trình làm việc từ một đến ba tháng, sinh viên sẽ làm báo cáo tổng hợp để
báo cáo lại cho phía nhà trường để kiểm tra tiến độ và chất lượng đào tạo.

Hình 1. Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại ký hợp tác với Công ty Cổ phần Vinpearl
Qua các bước đào tạo như vậy, HSSV phát triển đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật và tác
phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chính doanh nghiệp tham gia đào tạo.
292


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Bảng 1. Quy trình đào tạo theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp

Bậc cao đẳng

Năm thứ ba

Tại Trường


9. Bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề 11. Phát triển đạo đức
nghiệp chuyên ngành quản trị kinh
nghề nghiệp kỷ luật
doanh NH-KS;
lao động và tác phong
cơng nghiệp;
8. Duy trì rèn luyện kỹ năng mềm, đạo đức
nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác 10. Đào tạo năng lực
phong nghề nghiệp, bổ sung kỹ năng
thực hành nghề nâng
phỏng vấn tìm việc, kỹ năng khởi
cao tại NH-KS
nghiệp;

Năm thứ hai

Tại Trường

Tại Doanh nghiệp

5. Bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề 7. Phát triển đạo đức
nghiệp cơ bản;
nghề nghiệp kỷ luật
lao động và tác phong
4. Tiếp tực rèn kỹ năng mềm, luyện đạo
công nghiệp;
đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác
phong nghề nghiệp;

6. Đào tạo năng lực thực

hành nghề tại NH-KS

Tại Trường

Năm thứ nhất

Bậc trung cấp

Tại Doanh nghiệp

3. Tham quan hướng nghiệp về NH-KS
2. Đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản;
1. Rèn luyện kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và
tác phong công nghiệp;

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG TỐT MƠ HÌNH ĐÀO TẠO NHÀ
TRƯỜNG – DOANH NGHIỆP CHO CHUYÊN NGÀNH NH-KS TẠI CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp “bắt tay” với doanh nghiệp khơng cịn là câu chuyện mới,
mà đã được đề cập lâu nay nhưng mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu vẫn dừng lại ở việc
đưa sinh viên đi thực tập ở doanh nghiệp. Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh
nghiệp kết hợp đào tạo theo mơ hình Nhà trường – Doanh nghiệp khơng chỉ giúp người
học tiếp cận nhiều cơ hội việc làm mà doanh nghiệp cũng có được nhân lực đảm bảo cho
hoạt động sản xuất, giảm chi phí đào tạo lại cho lao động. Để áp dụng tốt mơ hình đào tạo
Nhà trường – Doanh nghiệp cho chuyên ngành NH-KS thì các cở sở đào tạo và doanh
nghiệp cần thực hiện một số hoạt động sau:

293



LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…

a) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Kiện toàn hoặc thành lập bộ phận chức năng làm nhiệm vụ đầu mối hợp tác đào tạo
với doanh nghiệp trong lĩnh vực NH-KS; thiết lập kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu đào tạo
theo đặt hàng của doanh nghiệp NH-KS và tổ chức việc đào tạo theo hợp đồng đặt hàng
đào tạo của doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp kinh doanh NH-KS.
- Chủ động tiếp cận và tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh NH-KS trên địa bàn để
đề xuất và ký kết các chương trình hợp tác (hợp đồng liên kết đào tạo, hợp đồng đặt hàng
đào tạo hoặc các thỏa thuận hợp tác khác,…); xây dựng mạng lưới doanh nghiệp đối tác
đào tạo và tuyển dụng thường xuyên sinh viên tốt nghiệp.
- Tăng cường truyền thông để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, người học và
xã hội; thiết lập kênh thông tin (website, email, điện thoại,…) về hợp tác đào tạo của các
doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Chủ động hợp tác với doanh nghiệp trong việc rà soát và điều chỉnh các chương
trình theo hướng tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; biên soạn
giáo trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Hợp tác tổ chức cho giáo viên đi thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp; mời các
bộ kỹ thuật, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp để giảng dạy, được tham gia vào các hội
đồng chuyên môn của nhà trường.
b) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh NH-KS
- Khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý,… có kinh nghiệm hoạt
động nghề nghiệp tham gia đào tạo nhân lực NH-KS tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp.
- Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực NH-KS về số lượng, yêu cầu về chất lượng; phối
hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác chú trọng
xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc
tế phục vụ đào tạo nhân lực ngành NH-KS.
- Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức,

kỹ năng, tăng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên ngành NH-KS đã tốt nghiệp của các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
c) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Cần ban hành các văn bản chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới hệ thống
tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập trong việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp.
- Để thực hiện được mục tiêu, trước mắt phải giải quyết được những khó khăn tồn tại
294


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia hợp tác
đào tạo. Theo đó, với những doanh nghiệp có đóng góp và tham gia đào tạo lao động với các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ về miễn, giảm thuế và các ưu đãi khác.
5. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng mang đến nhiều cơ hội và
cũng có khơng ít thách thức thì việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo là vấn đề cấp bách hiện nay. Với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nghề nghiệp nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho
chuyên ngành NH-KS nói riêng trong bối cảnh mới, nhóm tác giả tin tưởng mơ hình đào
tạo “Nhà trường – Doanh nghiệp” sẽ giúp HSSV có thể thực hiện các nghiệp vụ chuyên
môn một cách thành thạo, tiếp cận nhanh chóng với các trang thiết bị hiện đại; đồng thời
giúp giảng viên cập nhật nội dung giảng dạy mới, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao
động theo nhu cầu của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 27/11/2014.
2. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3. Thông tư số 16/2009/TT-BLĐTBXH ngày 20/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Chương trình khung trình độ trung cấp,
cao đẳng các ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
4. Bùi Văn Hồng (2015), Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp
theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí khoa học ĐHSPHN.
5. Carayol, N. (2003), Objectives, Agreements and Matching in Science–Industry
Collaborations: Reassembling the Pieces of the Puzzle, Research Policy, 32(6)
pp. 887-908.
6. Gibb, A. A. and Hannon P. (2006), Towards the Entrepreneurial University,
International Journal of Entrepreneurship Education (4), pp. 73-110.

295



×