Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xu hướng chuyển dịch dòng vốn quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.63 KB, 15 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

33.

Văn Thiện Tâm*
Nguyễn Tiến Hùng*

1Nguyễn

Tóm tắt
Một bức tranh kinh tế ảm đạm, số lượng giao dịch thương mại sụt giảm, chuỗi giá trị tồn
cầu liệu có bị phá hủy, nhiều ngành điêu đứng bởi đại dịch Covid-19, những lệnh phong
tỏa và giờ giới nghiêm ở nhiều nơi trên thế giới, là những gì mà rất nhiều báo đài đã nói
về năm 2020. Đại dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2019 với những diễn biến khó lường
của nó cho đến nay, là một cú sốc đối với mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Nhưng hơn hết,
đại dịch đã và đang góp phần thúc đẩy q trình dịch chuyển của dịng vốn quốc tế, cũng
như định hình lại chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị tồn cầu. Với tầm nhìn của một quốc gia
đang phát triển, Việt Nam cần biết tận dụng thời cơ, củng cố nền công nghiệp hỗ trợ, tạo
dựng mơi trường đầu tư lành mạnh để có thể khai thác tối đa những cơ hội mà dòng vốn
đầu tư quốc tế mang lại, góp phần phục hồi nhanh chóng nền kinh tế hậu Covid-19.
Từ khóa: Covid-19, dịch chuyển dòng vốn, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
1. Đặt vấn đề
Thế giới đã, đang và sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ gây ra
bởi đại dịch Covid-19. Covid-19 đã “chạm” đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, gây ra rất
nhiều khó khăn và thách thức trong cơng cuộc phịng chống và hồi phục hậu Covid của
các quốc gia. Tính đến cuối năm 2020, GDP toàn cầu đã giảm 5.6% so với năm 2019,
tăng trưởng của hầu hết các khu vực đều mang một màu ảm đạm. Sự đứt gãy của chuỗi
cung ứng toàn cầu đã trở thành đề tài nhận được nhiều sự bàn luận, quan tâm cũng như
tranh cãi của nhà kinh tế toàn cầu bởi mối liên hệ của nó đối với dịng vốn quốc tế. Có


thể thấy, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động mang tính tức thì và tiêu cực đến

*

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ:

470


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

dịng vốn quốc tế bao gồm cả dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư danh mục hay
đầu tư gián tiếp (portfolio investment).
Những phản ứng của thị trường tài chính trước diễn biến khó lường của đại dịch
Covid-19 và những sự kiện kinh tế trước đó đã phần nào cho thấy tính dễ bị tác động của
nó. Chính vì thế, nhận biết được sự thay đổi của những thành phần trong thị trường này,
nhất là sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế cũng như nguyên nhân và xu thế dịch chuyển
trong tương lai là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng trung
ương, Chính phủ của khơng chỉ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi
mà còn đối với các trung tâm tài chính quốc tế trong việc điều hành và ổn định điều kiện
tài chính tồn cầu.
2. Dịng vốn tồn cầu đang “chảy” như thế nào?
Trong q trình phân tích dịng vốn FDI của các quốc gia, dựa trên tính sẵn có của số liệu để
có những phân tích mang tính cập nhật hơn nên các nguồn số liệu được sử dụng khác nhau
nhưng đều đảm bảo dòng vốn FDI được ghi nhận theo cùng một phương pháp được công bố
trong BMD4 ( OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment) và BPM6 (IMF
Balance of payment manual 6) - đó là phương pháp định hướng (directional presentation).
Theo đó, để thuận tiện trong việc phân tích dịng vốn tại từng quốc gia, số liệu thống kê chi

tiết về FDI theo quốc gia và theo ngành được công bố theo cách trình bày định hướng thay
vì phương pháp ghi nhận theo tài sản/nợ (assets/liabilities) vì nó khơng thể hiện rõ hướng
chảy của dòng vốn. Sự khác biệt trong số liệu giữa các tổ chức này đến từ thời gian sửa đổi
cũng như các số liệu của UNCTAD đã được điều chỉnh (adjusted).
Từ những làn sóng đầu tiên của đại dịch, các tổ chức trên thế giới như IMF, World
bank hay UNCTAD đã dự báo dịng FDI tồn cầu gắn với dịch chuyển chuỗi có thể giảm
xuống. Và thực tế số liệu đã chứng minh các dự báo trên là hồn tồn chính xác. Hình 1
đã minh họa rõ nét xu hướng này đối với 3 nhóm: các nước phát triển, đang phát triển,
đang chuyển đổi cùng với mức thay đổi của thế giới.
Có thể thấy, năm 2020, dịng vốn FDI toàn cầu đã sụt giảm 42%, tương đương 849 tỷ
USD so với năm 2019 (1.5 tỷ USD). Tổng lượng vốn FDI thế giới lần đầu tiên giảm
xuống dưới 1 tỷ USD kể từ năm 2005, cũng như thấp hơn mức giảm của FDI toàn cầu
dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính 2007-2008. Tình trạng này diễn ra ở tất cả
các nhóm quốc gia nhưng với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, FDI chủ yếu giảm
mạnh ở các nước phát triển, lên đến gần 70% so với năm 2019, tương đương với gần 229
tỷ USD. Trong khi đó, nhóm các nước đang phát triển cũng khơng nằm ngoài quy luật
chung của thế giới nhưng với một mức khiêm tốn hơn, chỉ vào khoảng 12% so với năm
trước. Đối với từng nhóm nước thì tỷ lệ thu hút vốn FDI cũng khác biệt tùy thuộc vào
471


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

khu vực địa lý và sự tham gia trên chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị tồn cầu. Do
đó, để hiểu rõ hơn mức giảm chung của từng nhóm nước hay thế giới, chúng ta cần xét
đến những quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong FDI tồn cầu, hay có ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế chung.
Hình 1: FDI inflows (tỷ USD) - Dòng vốn vào trong giai đoạn 2007 – 2020, phân chia

theo khu vực kinh tế

Nguồn: UNCTAD.

Hình 2: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ và vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ ra
nước ngoài, giai đoạn 2012-2020 (Tỷ USD)
600000
500000
400000
300000

200000
100000
0
-100000

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


2019

2020

-200000
-300000
FDI inflows

FDI outflows

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ US. Bureau of Economics Analysis

Là một nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, Mỹ đồng thời cũng là quốc gia có hoạt động
đầu tư FDI nổi trội. Vì thế, sự thay đổi trong dịng vốn đầu tư FDI tại Mỹ cần được phân
tích cụ thể vì nó có thể góp phần giải thích cho các xu hướng đang diễn ra trên thế giới.
472


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Trước hết, dòng vốn vào Mỹ giảm hơn 40% so với năm 2019. Số liệu từ Cơ quan phân
tích kinh tế của Mỹ (BEA) cho thấy sự sụt giảm dòng vốn vào chủ yếu đến từ các MNEs
ở các nước có đầu tư trực tiếp lớn vào Mỹ từ trước đến nay như Đức, Nhật và Anh (Hình
3). Điều này có thể được lý giải bởi tình hình Covid rất phức tạp tại Mỹ với số ca nhiễm
và số ca tử vong tăng cao chóng mặt, cũng như tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
vào cuối năm. Bên cạnh đó, dịng vốn đầu tư ra nước ngồi của Mỹ cũng chỉ giảm nhẹ
nhưng so với nửa cuối năm 2019 thì nửa đầu năm 2020 vẫn có phần khả quan hơn.
Hình 3: Vốn đầu tư trực tiếp vào Mỹ từ các đối tác chính giai đoạn 2012 – 2020 (Tỷ USD)

250000
200000
150000
100000
50000
0
-50000

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

-100000
-150000
Canada


Germany

United Kingdom

Japan

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ US. Bureau of Economics Analysis

Các quốc gia trong Liên minh châu Âu cũng trải qua năm 2020 với nhiều biến động về
dòng vốn FDI. Cụ thể, dòng vốn chảy vào khu vực này giảm 71% so với năm 2019 gây ra
bởi việc thoái vốn mạnh tại các quốc gia trước đây từng là những nơi thu hút nguồn vốn lớn
như Hà Lan, Thụy Sĩ. Nhìn chung, có rất ít các quốc gia thành viên có dịng vốn vào tăng.
Cụ thể, 17 quốc gia có FDI giảm trong khi đó vẫn ghi nhận sự gia tăng vốn FDI tại các quốc
gia như Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển trong hai quý đầu năm 2020 – góp phần vực dậy
dịng vốn FDI từ Q II-2020 (Hình 4). Trong khi đó, một bức tranh trái ngược được thể hiện
trong Hình 5 đối với dịng vốn FDI chảy từ các nước thành viên đến các quốc gia khác, dòng
vốn ra vào hai quý đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các quốc gia.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thoái vốn đầu tư từ Bỉ và Áo.

473


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Hình 5: Vốn đầu tư trực tiếp vào các Hình 4: Vốn đầu tư từ các quốc gia EU
quốc gia Liên minh châu Âu (Tỷ USD) ra nước ngoài (Tỷ USD)

Nguồn: OECD, FDI in figures, October 2020.


Tiếp đến, để có thể có cái nhìn cụ thể về chuyển biến của dịng vốn FDI, chúng ta có thể
xem xét những thay đổi trong các hình thức chính của FDI là vốn sở hữu ngoài lợi nhuận tái
đầu tư (equity), reinvestment of earnings (lợi nhuận tái đầu tư) và debt instrument (vay nợ).
Theo đó, sự vận động của FDI được thể hiện ở hai thành phần chính trong vốn chủ sỡ hữu là
greenfield (hình thức đầu tư mới) và hợp nhất sát nhập (M&A). Hình 6, cho thấy, hai hình
thức đầu tư này đều giảm mạnh so với năm 2019, đặc biệt là hình thức đầu tư mới. Đầu tư
mới giảm 37% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, trong 3 quý
đầu năm, các hoạt động hợp nhất sát nhập cũng giảm 15%.
Hình 6: Xu hướng đầu tư quốc tế trong ba quý đầu năm 2020

Nguồn: UNCTAD

474


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Tại Mỹ, dòng vốn FDI giảm chủ yếu do nguồn vốn chủ sở hữu bị thu hẹp. Xu hướng
này đã bắt đầu từ năm 2015, với sự tác động của Covid-19, năm 2020 chứng kiến một sự
sụt giảm rõ rệt. Theo đó, giá trị rịng của các giao dịch M&A năm 2019 giảm gần 50% so
với năm 2018, đến năm 2020 con số là 41%. Trong khi đó, các dự án đầu tư mới về cả
đăng ký và thực hiện năm 2019 đều giảm so với năm 2018.
Hình 7: Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Mỹ phân theo hình thức đầu tư, giai đoạn
2012 – 2020 (Triệu USD)

Nguồn : Simeon Djankov, Eva (Yiwen) Zhang (2020)


Hình 8: Đầu tư mới vào Mỹ giai đoạn 1997 – 2019 (Tỷ USD)

Nguồn: BEA

475


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Khác với những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, khủng hoảng phi kinh tế gây ra
bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến sự trì trệ và đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh
hưởng lên những “giao điểm” quan trọng nhất trên chuỗi giá trị toàn cầu như Trung Quốc,
Mỹ. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển khác với sự tham gia ngày càng tích cực
và mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng cũng chịu nhiều tác động đáng kể. Không những thế,
đối với các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, FDI là một trong những
nguồn lực góp phần vào hồi phục kinh tế hậu Covid -19. Chính vì thế, việc xem xét hiện
trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp tại các quốc gia này là cần thiết để xem liệu đại dịch này
có làm cho các MNCs đưa ra những quyết định về thay đổi phân bổ địa lý của các chuỗi
sản xuất ở nước ngồi hay khơng.
Như đã đề cập ở trên, dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển chiểm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng số FDI toàn cầu. Việc giảm không đáng kể nguồn vốn tại khu vực này
nhờ vào việc dòng vốn vào Trung Quốc đã hồi phục trở lại cùng với sự thu hút vốn thành
công từ Ấn Độ. Mặc dù vào giai đoạn đầu của dịch Covid, sự trì trệ hồn tồn của hệ
thống cung ứng tồn cầu xuất phát từ tình hình dịch nghiêm trọng tại Trung Quốc, mắt
xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, nơi gia công hàng đầu của thế giới dẫn đến
các cơng ty đa quốc gia có khuynh hưởng rút vốn dần ra khỏi thị trường này nhằm giảm
sự phụ thuộc cũng như rút gọn chuỗi cung ứng, FDI vào Trung Quốc vẫn tăng 4% trong
năm 2020, dù chỉ là một mức tăng nhẹ nhưng cũng chứng minh được sự thành cơng của

Trung Quốc trong việc phịng chống dịch cũng như chính sách ổn định đầu tư hay các
chương trình hỗ trợ nhằm níu giữ các nhà đầu tư nước ngoài sau giai đoạn phong tỏa. Bên
cạnh Trung Quốc, Ấn Độ cũng ghi nhận sự gia tăng 13% về dòng vốn FDI, chủ yếu tập
trung vào kinh tế số thơng qua các giao dịch thu mua.
Trong khi đó, Đơng Nam Á là nơi có dịng vốn FDI giảm nhiều nhất trong nhóm các
nước đang phát triển ở châu Á, với mức giảm lên đến 31%. Điều này đến từ việc dòng
vốn FDI giảm ở hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Tuy vậy, vai trò đầu tàu trong
thu hút FDI ở khu vực này vẫn không thay đổi. Điều này được chứng minh thông qua
việc các dự án đầu tư mới chỉ giảm ở mức 14%, thấp hơn nhiều so với các nhóm nước
khác. Các nước Đơng Nam Á, trong năm 2020, đã thu hút về 70 tỷ USD các dự đầu tư
mới, là nơi nhận được nhiều dịng vốn này nhất trong nhóm các nước đang phát triển.
Từ những phân tích trên có thể thấy, dịch Covid đã gây ra những biến động rõ nét đến
dòng vốn FDI. Liệu Covid có phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự dịch chuyển này hay
chỉ là chất xúc tác cho những thay đổi đã diễn ra từ trước đây. Để trả lời nghi vấn này, chúng
ta cần xem lại những sự kiện kinh tế - chính trị những năm trở lại đây để có câu trả lời xác
đáng. Khi quan sát lại hình 1, trong một vài năm trở lại đây, dịng vốn FDI đã có giai đoạn
suy giảm mạnh, có khi bão hịa trước khi đối mặt với dịch Covid-19. Điều này cho thấy, dòng
476


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

vốn đã có sự dịch chuyển từ trước xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước khi chạm đáy vào
năm 2020, dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm sâu vào năm 2018, gần chạm mốc của cuộc khủng
hoảng tài chính. Lý do xuất phát từ những thay đổi chính sách thuế của Trump liên quan đến
đầu tư làm cho lượng vốn vào quốc gia này giảm rõ rệt. Dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Mỹ cũng “quay đầu” về nước dẫn đến việc lần đầu tiên trong lịch sử, dòng vốn ra của Mỹ là
một số âm. Song song với hành động này của các công ty Mỹ là sự giảm mạnh trong dịng

vốn vào của các nước châu Âu, vì đây là những điểm đến đầu tư của các công ty này. Ngồi
ra, cũng khơng thể khơng nhắc đến những căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung dẫn đến
những trừng phạt bắt đầu từ tháng 8-2018 hay kịch bản về Brexit đã gây ra những xáo trộn
trong dòng vốn FDI tồn cầu.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất cần được đề cập đó là độ mở thương mại tồn
cầu đã có dấu hiệu chậm lại trong những năm trở lại đây. Thật vậy, thế giới đã đạt đỉnh
tồn cầu hóa vào năm 2008 với tốc độ hội nhập kinh tế tăng chưa từng thấy. Cùng với sự
phát triển của vận tải quốc tế, sự hoàn thiện của hệ thống thơng tin và cơng nghệ đã góp
phần hình thành nên chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu tăng và tỷ lệ nghèo đói
giảm xuống rõ ràng. Tuy nhiên, dấu hiệu suy giảm của tồn cầu hóa được thể hiện qua
chính sách của các quốc gia như Mỹ hay Trung Quốc. Cụ thể, dưới thời của tổng thống
Donald Trump, nước Mỹ đã đi theo chính sách “America first”. Điều này thể hiện rõ nhất
ở việc Mỹ đã rút khỏi hiệp định TPP ngay khi Donald Trump đắc cử, nước Mỹ dần quay
về chế độ bảo hộ với những chính sách thuế, rào cản thương mại nhằm bảo vệ an ninh
quốc gia và nền kinh tế trong nước, điển hình đó là cuộc thương chiến Mỹ-Trung như đã
đề cập trước đó.
Trước những căng thẳng của thương chiến, Trung Quốc cũng đưa ra kế hoạch 5 năm
trong đó đáng chú ý nhất là chính sách “tuần hồn kép” nhằm chống lại những đáp trả
của Mỹ. Trung Quốc muốn tăng trưởng trong tương lai dựa vào sản xuất, tiêu dùng, phân
phối hàng hóa và dịch vụ nội địa. Thực chất, trước những khuynh hướng bảo hộ hiện tại,
Trung Quốc đã dần giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu từ nhiều năm nay. Số liệu cho thấy
tỷ trọng xuất khẩu trong GDP đã giảm từ 31% năm 2008 xuống còn 17% năm 2019.
Trung Quốc vẫn là một quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới, chính sách “tuần hồn kép”
khơng có nghĩa sẽ quay lưng lại với thương mại toàn cầu mà là hướng đến sự định hình
lại của chuỗi cung ứng. Bởi lẽ, hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ những lợi ích của tồn cầu
hóa những cũng biết chắc được những rủi ro đáng gờm của sự đứt gãy các kết nối thương
mại (deglobalization).
Từ những phân tích trên có thể thấy, trước khi có bị tác động bởi đại dịch Covid-19,
đã có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự suy giảm của xu hướng tồn cầu hóa và Covid-19 chỉ
là chất xúc tác cho quá trình này diễn ra nhanh hơn với sự dịch chuyển dòng vốn FDI và

477


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

tái cơ cấu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, có 4 xu hướng chính để định
hình chuỗi cung ứng bao gồm: rút ngắn chuỗi (reshoring); đa dạng chuỗi (diversification);
khu vực hóa chuỗi (regionalization); và nhân rộng chuỗi (replication). Trong tình hình
hiện nay, các cơng ty đa quốc gia có thể sẽ rút ngắn chuỗi giá trị để bảo vệ mình khỏi sự
sụp đổ của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, họ có thể đa dạng hóa khu vực địa lý nhằm
giảm các cú sốc tại một số khu vực cụ thể, từ đó giảm chi phí để có thể đối phó với các
cuộc khủng hoảng.
Đầu tư danh mục là một loại tài sản dễ biến động. Vì vậy, cũng tương tự như dòng
vốn FDI, dòng vốn gián tiếp đã phản ứng rất nhanh với cú sốc gây ra bởi đại dịch Covid.
Hình 9: Dịng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc

Nguồn: Annamaria de Crescenzio et al (2020)

Hình 9 sử dụng số liệu từ viện tài chính quốc tế IIF đã cho thấy trong năm 2020, đặc
biệt vào giai đoạn tháng 3, 4, thời kỳ dịch Covid lên đến đỉnh điểm, dẫn đến sự phong tỏa
ở hàng loạt các quốc gia, số lượng ca nhiễm và tử vong tăng lên hàng giờ, nhiều quốc gia
rơi vào tình trạng mất kiểm sốt, dịng vốn đầu tư gián tiếp tháo chạy khỏi các quốc gia
mới nổi và đang phát triển. Điều khác biệt trong chuyển động của dòng vốn trong năm
2020 là quy mơ và tốc độ của sự thối vốn. Có thể thấy, sự dừng đột ngột của dòng vốn
diễn ra nhanh và trầm trọng hơn so với các sự kiện trong những năm gần đây như khủng
hoảng tài chính tồn cầu 2008, Taper tantrum năm 2013 hay việc bán tháo trên thị trường
chứng khoán Trung Quốc năm 2015 – hơn 100 tỷ USD đã được rút khỏi các quốc gia này
chỉ sau hơn 2 tháng kể từ đại dịch. Đầu tư danh mục giữa tại những nước phát triển cũng

478


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

cho thấy cùng một xu hướng. Dữ liệu từ OECD cho 9 tháng đầu năm 2020 minh họa cho
sự sụt giảm của cả dòng vốn vào và ra tại Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Có thể
thấy, tại Mỹ, dịng vốn dù giảm nhưng ít hơn so với các nước cùng được quan sát. Bên
cạnh đó, dịng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngồi từ Mỹ cũng ít biến động hơn. Mặc dù,
các khoản đầu tư danh mục rất “nhạy cảm” và mức độ giảm sâu hơn nhưng nó cũng mau
chóng phục hồi hơn so với dịng vốn FDI trước những điều chỉnh của ngân hàng trung
ương hay các chính sách, gói cứu trợ từ chính phủ.
Hình 10: Dòng vốn đầu tư gián tiếp 9 tháng đầu năm 2020 tại một số nước phát triển

Nguồn: Annamaria de Crescenzio et al (2020

3. Thách thức và cơ hội cho việt nam
Việc tập trung phân tích Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đều có lý do của nó
khi đây đều là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, góp phần quan trọng trong
việc phát triển, duy trì hoạt động trên chuỗi giá trị tồn cầu cũng như phát triển kinh tế.
Chính vì thế, những thay đổi tại các quốc gia này chắc chắn sẽ có tác động ít nhiều đến
nền kinh tế Việt Nam
Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam nổi lên như một quốc
gia vừa kiểm soát dịch tốt vừa có tăng trưởng dương trong năm 2020. Chính điều này đã
góp phần giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên,
479



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

có thật sự các dòng vốn đang dịch chuyển về Việt Nam, cũng như liệu Việt Nam có tận
dụng được thời điểm vàng này để bứt phá trên bản đồ kinh tế thế giới hay khơng.
Hình 11: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm vừa qua

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng tồn cầu đã góp
phần giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng đều qua các năm và góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt
Nam. Bên cạnh đó, số liệu từ GSO cho thấy, lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng
trong những năm gần đây, nhất là sau khi gia nhập vào WTO. FDI đóng một vai trị vô
cùng quan trọng và chủ chốt trong xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ví dụ như ngành cơng
nghiệp chế tạo là một động lực của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp đến hơn 70% tổng
kim ngạch xuất khẩu nhưng gần 90% xuất khẩu trong ngành này đến từ các doanh nghiệp
FDI. Chỉ một minh chứng đơn giản này có thể thấy được sự cần thiết của FDI đối với nền
kinh tế Việt Nam. Tính riêng trong năm 2020, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm
72,3% kim ngạch xuất khẩu và 64.3% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.2 Biểu đồ dưới
đây cho thấy, cũng tương tự như xu hướng chung của thế giới, dòng vốn FDI vào Việt
Nam năm qua đã giảm khoảng 20% so với năm 2019. Tuy nhiên, so với các quốc gia
khác như Singapore (37%), Indonesia (24%), Thailand (50%), Malaysia (68%)3, có thể

2
3

Cổng thơng tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Global Investment Trend Monitor, No. 38, UNCTAD.


480


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

thấy, những nỗ lực của chúng ta trong phòng chống dịch và các biện pháp ổn định tâm lý
nhà đầu tư đã phần nào phát huy hiệu quả.
Hình 12: Dịng vốn FDI đăng ký và thực hiện tại Việt nam từ năm 2005 – 2020
80000
70000
60000
50000
40000

30000
20000
10000
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)

Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Dưới tác động của dịch Covid-19 cũng như thương chiến Mỹ - Trung, đã có nhiều
nhận định cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc dòng vốn dịch chuyển ra khỏi

Trung Quốc và chuyển đến các quốc gia khác như Việt Nam hay Bangladesh, nhất là các
ông lớn về công nghệ hay các ngành thâm dụng lao động. Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều
tập đoàn hàng đầu thế giới vẫn chưa sẵn sàng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Hơn 70%
doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc chưa có kế hoạch rút khỏi thị trường này nhưng vẫn
đang trong quá trình tìm kiếm các thị trường khác để tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Điều này cho thấy, vẫn còn một khoảng thời gian nữa để Việt Nam có thể chuẩn bị kỹ
càng hơn trong việc đón đầu cũng như tận dụng được những cơ hội từ nguồn vốn FDI. Tại
sao phải cần chuẩn bị kỹ hơn bởi lẽ hiện nay, nếu quan sát vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs),
sẽ thấy mặc dù phần lớn các ngành của nước ta đều tham gia tích cực vào chuỗi giá trị nhưng
chỉ tập trung ở downstream. Nghĩa là các công ty vẫn chủ yếu phải nhập nguyên liệu đầu vào
và bán thành phẩm từ các quốc gia khác để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Hình 134 cho thấy 3 ngành quan trọng nhất trong xuất khẩu của Việt nam là: thiết bị
vận tải, thiết bị điện tử và máy tính, máy móc và thiết bị đều giảm dần vị trí của nó trên
chuỗi giá trị. Mặc cho sự tham gia mạnh mẽ vào GVCs, tỷ trọng giá trị gia tăng của sản
Vị trí trên chuỗi giá trị tồn cầu của một ngành sẽ được tính theo công thức của Koopman et al. (2011)
𝑮𝑽𝑪𝒑𝒐𝒔𝒊 = 𝑳𝒏(𝟏 + 𝑰𝑽𝑨𝒋𝒕 ) − 𝑳𝒏(𝟏 + 𝑭𝑽𝑨𝒋𝒕 ). Trong đó, IVA là indirect value added và FVA là
foreign value added share of gross export. Số liệu từ TiVA chỉ sẵn có đến năm 2015 đối với Việt Nam.
4

481


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

phẩm nước ngoài trong tổng xuất khẩu vẫn cao hơn so với giá trị giá tăng từ hàng hóa nội
địa (Hình 14). Khi so sánh với các quốc gia khác trong ASEAN, APEC hay Thái Lan, giá
trị gia tăng nội địa của Việt Nam tại các ngành chủ lực là thấp (Hình 15).
Hình 13: Vị trí trên chuỗi giá trị tồn cầu của 9 ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam


Hình 14: Tỷ trọng giá trị gia tăng của nước ngồi trong tổng xuất khẩu (% - FVA)
của chín lĩnh vực sản xuất của Việt Nam

.

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ OECD TiVA.

482


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Hình 15: Giá trị gia tăng nội địa của một số ngành công nghiệp sản xuất chủ lực của
Việt Nam năm 2016
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Textiles, wearing apparel, Computers, electronic and
leather and related
electrical equipment

products
VNM

THA

Transport equipment

APEC

Machinery and
equipment, nec

ASEAN

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO

Từ những hiện trạng của dòng vốn FDI và năng lực tham gia trên chuỗi giá trị, Việt
Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, nâng cao
nâng lực của các doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm nhằm có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài, trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh
đó, cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về lao động và môi trường để tránh trường hợp
mới đây xảy ra tại Trung Quốc khi hàng loạt các nhãn hiệu may mặc nổi tiếng đồng loạt
tuyên bố không sử dụng bông tại Tân Cương.
Dẫu vậy, vẫn có những tín hiệu tích cực đối với việc thu hút FDI của Việt Nam. Theo
khảo sát về chất lượng môi trường kinh doanh của The Economist intelligent unit, Việt
Nam đang có những điểm số cạnh tranh hơn so với Trung Quốc về chính sách thu hút
FDI, kiểm sốt ngoại hối cũng như thị trường lao động. Việc định hình lại chuỗi cung
ứng cũng đến từ nguyên nhân chi phí nhân cơng tăng lên ở một số quốc gia như Trung
Quốc, nhưng các chuỗi sản xuất vẫn có xu hướng chuyển về các nước đang phát triển
khác thay vì các nước phát triển. Do đó, việc rút ngắn chuỗi cung ứng hậu Covid sẽ tăng

lên nhưng những hấp dẫn từ hoạt động gia công vẫn thu hút các MNCs. Việt Nam có chi
phí lao động vẫn rất cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực nhưng để có thể
gia tăng vị thế của mình trên chuỗi giá trị, chúng ta không nên chỉ tập trung vào nguồn
nhân cơng giá rẻ mà cịn cần phát huy đội ngũ lao động lành nghề để có thể thực hiện
được những khâu quan trọng mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
483


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

4. Kết luận
Bài phân tích đã phần nào cho thấy được sự sụt giảm của cả dòng vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới dưới tác động của đại dịch Covid-19 cũng
như xu hướng trong tương lai gần khi đại dịch vẫn rất khó lường trước. Đồng thời cũng
chứng minh được xu hướng dịch chuyển này không chỉ mới bắt đầu khi đại dịch xảy ra
mà đã manh nha và diễn ra từ những năm trước đó dưới tác động của các yếu tố khác
nhau như chính sách của các cường quốc Mỹ, Trung hay sự giảm độ mở thương mại toàn
cầu, v.v…. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng tồn cầu cũng đã có những thay đổi nhằm thích
ứng với tính chất khác thường của cuộc khủng hoảng gây ra bởi Covid-19. Là một mắt
xích ngày càng phát triển trên chuỗi giá trị tồn cầu, bên cạnh những cơ hội trong đón
đầu những nguồn vốn mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng khơng hề
dễ dàng, trong đó, quan trọng nhất là việc xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ vững
chắc để có thể phát huy được hết năng lực cạnh tranh của chúng ta và gia tăng giá trị trên
chuỗi giá trị toàn cầu.
Tài liệu tham khảo
Annamaria de Crescenzio et al (2020). Global policy responses to capital flow volatility. OECD
on the level, truy cập tại />Douglas A. Irwin (23/04/2020). The pandemic adds momentum to the deglobalization trend.
Peterson

institution
for
international
economics,
truy
cập
tại
/>IMF (2020). Emerging Market Capital Flows under COVID: What to Expect Given What We
Know. Special Series on COVID-19.
IIF (2020). IIF Capital Flows Tracker – February 2021 Scaling Down.
OECD (2008). OECD Benchmark definition of foreign direct investment 4th. Paris. France
OECD (2020). COVID-19 and Global Capital Flows. Paris. France.
Simeon Djankov, Eva (Yiwen) Zhang (2020). The recent fall in FDI flows to the US.
VOXEUCEPR truy cập tại />The Economist Intelligent unit (2021). Rising star: Vietnam’s role in Asia’s shifting supply
chains. London. United Kingdom.
UNCTAD (2020a). Impact of the Covid-19 pandemic on Trade and development. New York.
UNCTAD (2020b). Investment trends monitor No38. New York. United States.
UNCTAD (2020c). World investment report. New York. United States.
World Bank (2021). Uneven recovery. Washington, DC. United States.
484



×